ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÒ VĂN PHÚ
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LÒ VĂN PHÚ
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN BẢN NUÔI TẠI
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 01 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU QUYÊN
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết luận văn đã
được cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
TÁC GIẢ
Lò Văn Phú
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện Luận văn này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè
và sự động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới:
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm - Đại
học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. NGUYỄN THU QUYÊN đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn.
Trân trọng cảm ơn các hộ chăn nuôi lợn bản tại 3 xã Chiềng Khừa, Mường
Sang và Chiềng Hắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm thí
nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017
TÁC GIẢ
Lò Văn Phú
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................3
1.1.1. Giống bản địa ....................................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn và một số yếu tố ảnh hưởng .............................8
1.1.3. Đặc điểm sinh sản của lợn...............................................................................13
1.1.4. Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sản xuất của lợn nái ...............18
1.1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ................20
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ................................................................25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................27
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................27
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................27
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................27
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.4.1. Nội dung 1: Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại tại một số
xã của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .......................................................................27
2.4.2. Nội dung 2: Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng
sản xuất của lợn bản nuôi tại một số xã của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ............28
2.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của lợn thương phẩm ............................................33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................33
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34
3.1. Kết quả điều tra thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện
Mộc Châu ..................................................................................................................34
3.1.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại một số xã thuộc huyện Mộc Châu ............................34
3.1.2. Các giống lợn nuôi tại các xã nghiên cứu .......................................................35
3.1.3. Tình hình dịch bệnh và công tác tiêm phòng cho đàn lợn bản tại các
địa điểm nghiên cứu ..................................................................................................37
3.1.4. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã
nghiên cứu .................................................................................................................40
3.1.5. Một số đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi dưỡng và tình
hình sử dụng thức ăn nuôi lợn bản tại địa phương ....................................................42
3.1.6. Các ưu nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn bản
truyền thống tại các xã nghiên cứu ...........................................................................44
3.1.7. Khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn bản truyền
thống ..........................................................................................................................46
3.2. Kết quả của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng xuất
của lợn bản ................................................................................................................48
3.2.1. Kết quả ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất sinh sản
của lợn nái Bản ..........................................................................................................48
3.2.2. Kết quả ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sinh
trưởng cho lợn bản địa ..............................................................................................54
3.2.3. Năng suất và chất lượng thịt lợn bản ..............................................................60
3.2.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế ...................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................67
1. Kết luận .................................................................................................................67
1.1. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn nái Bản tại tại một số xã của huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La .............................................................................................67
1.2. Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật nâng cao khả năng sản xuất của lợn
bản nuôi tại một số xã của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .......................................67
2. Đề nghị ..................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................69
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC
: Đối chứng
TN
: Thí nghiệm
NLTĐ
: Năng lượng trao đổi
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TTTĂ
: Tiêu tốn thức ăn
ĐVT
: Đơn vị tính
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái bản .......29
Bảng 2.2. Khẩu phần thức ăn cho lợn nái chửa và nuôi con .....................................29
Bảng 2.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất và chất lượng của lợn bản
nuôi thịt ...........................................................................................................30
Bảng 2.4. Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần nuôi lợn thịt ........................................31
Bảng 3.1. Cơ cấu đàn lợn nuôi tại 3 xã thuộc huyện Mộc Châu ..............................34
Bảng 3.2. Các giống lợn nuôi 3 xã nghiên cứu thuộc huyện Mộc Châu ..................36
Bảng 3.3. Công tác tiêm phòng vaccine một số bệnh quy định cho đàn lợn bản
nuôi tại các xã nghiên cứu ..............................................................................37
Bảng 3.4. Tình hình bệnh tật trên đàn lợn trong 3 năm (2014 - 2016) .....................39
Bảng 3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của lợn bản nuôi tại các xã
nghiên cứu.......................................................................................................41
Bảng 3.6. Đặc điểm về nguồn giống, phương thức nuôi và mức độ sử dụng các
loại thức ăn trong chăn nuôi lợn bản (Số phiếu điều tra: 60) .........................43
Bảng 3.7. Một số ưu, nhược điểm, thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi lợn
bản tại các xã nghiên cứu (Số phiếu điều tra: 60) ..........................................45
Bảng 3.8. Các cách tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của lợn bản ...................................47
Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn bản ............................................49
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn bản.......................................................52
Bảng 3.11. Sinh trưởng tích lũy của lợn bản nuôi thí nghiệm ..................................55
Bảng 3.12. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn bản nuôi thí nghiệm (g/con/ngày) ...........57
Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng của lợn thí nghiệm (kg) .......................59
Bảng 3.14. Năng suất thịt của lợn bản đối chứng và thí nghiệm .............................60
Bảng 3.15. Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn thí nghiệm .............................................62
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu chất lượng thịt của lợn bản .................................................63
Bảng 3.17: Sơ bộ hạch toán kinh tế ..........................................................................65
vii
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ các loại lợn nuôi tại 3 xã nghiên cứu ................................... 35
Hình 3.2. Biều đồ về tỷ lệ các giống lợn nuôi 3 xã nghiên cứu ................................ 36
Hình 3.3. Biểu đồ về tỷ lệ tiêm phòng cho đàn lợn bản nuôi tại 3 xã nghiên cứu .... 38
Hình 3.4. Đồ thị về sinh trưởng tích lũy của lợn bản nuôi thịt thí nghiệm ............... 56
Hình 3.5. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn bản nuôi thịt ở 2 lô thí nghiệm
giai đoạn 2 - 9 tháng tuổi ............................................................................. 58
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi an toàn và bền vững là hướng nghiên cứu được quan tâm nhiều
trong những năm qua. Để đảm bảo sản xuất bền vững, ít phụ thuộc vào thức ăn
công nghiệp và các nông dược khác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã
khuyến cáo các tỉnh nên chủ động sử dụng các giống bản địa và khai thác nguồn
thức ăn phong phú, rẻ tiền và sẵn có ở địa phương (Cục Chăn Nuôi, 2007) [5].
Giống bản địa là những giống vật nuôi gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện
sinh thái nông nghiệp cũng như tập quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng
miền hay dân tộc nào đó (Nguyễn Kim Đường, 1992 [16]; Lê Viết Ly và cs, 1999)
[30]. Theo Hoàng Kim Giao (2006) [17] các biện pháp phát triển chăn nuôi phải
được khuyến khích theo cả hai hướng, đó là chăn nuôi thâm canh trong các trang
trại tập trung quy mô lớn và chăn nuôi theo hướng truyền thống. Hiện nay, Nhà
nước khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo hướng truyền thống do các
giống nội địa rất phong phú, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện và tập quán
chăn nuôi theo các vùng khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về sản phẩm.
Ngoài ra, việc sử dụng các giống bản địa vào thực tiễn sản xuất nhằm bảo tồn đa
dạng sinh học cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát
triển chăn nuôi hiện nay.
Tại Sơn La, có một giống lợn địa phương được nuôi trong các bản của người
dân tộc thiểu số từ rất lâu đời. Trước năm 1990, lợn nuôi được thả rông ra bên ngoài
hoặc thả trong rừng. Từ năm 1993, người Kinh đến các bản này và gọi chúng là lợn
“Bản”, từ đó đến nay tên này được gọi thông dụng. Lợn bản đang được nuôi phổ
biến, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh thuộc các huyện như Mộc
Châu, Thuận Châu, Sông Mã, Mai Sơn….). Một số tác giả nghiên cứu cho biết:
Giống lợn địa phương tại đây đẻ ít con, tỉ lệ nuôi sống thấp, chậm lớn, khoảng cách
lứa đẻ thưa, …
Nhiều năm qua, công tác chọn lọc giống chưa được quan tâm, nên chất lượng
con giống kém, suy thoái do phối giống cận huyết và cùng với kỹ thuật chăn nuôi
chưa được cải tiến nên hiệu quả kinh tế thấp. Giống lợn này cần được bảo tồn và
2
phát triển nhằm mục đích khai thác những ưu điểm quý của chúng như chịu đựng
kham khổ, thích nghi tốt ở điều kiện chăn nuôi quảng canh, chất lượng thịt thơm
ngon. Chính vì vậy, việc áp dụng một số giải pháp kỹ thuật, đặc biệt là bổ sung
thêm thức ăn đậm đặc vào khẩu phần nhằm nâng cao khả năng sản xuất của lợn bản
nuôi tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài: “Ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật đến khả năng sản xuất
của lợn bản nuôi tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn bản tại một số xã của huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La.
- Đánh giá khả năng sản xuất của lợn bản nuôi trong nông hộ có sự tác động
của một số giải pháp kỹ thuật trong chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế với
các giống lợn địa phương.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Số liệu nghiên cứu của đề tài này sẽ là tài liệu quan trọng đóng góp vào cơ sở
dữ liệu về khả năng sản xuất của các giống lợn ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các cơ quan thẩm quyền triển khai
bảo tồn và sử dụng tốt hơn tiềm năng của lợn bản địa vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội cho các vùng đồi núi trong địa bàn của tỉnh Sơn La. Đồng thời cung cấp
thêm thông tin về lợn bản địa cho tỉnh Sơn La.
Đề tài cũng đã góp phần cung cấp sản phẩm thịt an toàn và hợp thị hiếu
người tiêu dùng trên địa bàn, đa dạng hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân ở
khu vực đồi núi, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tận dụng nguồn
lao động và tài nguyên trong nông thôn.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Giống bản địa
1.1.1.1. Khái niệm
Trải qua hàng nghìn năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc
nhân tạo đã hình thành nên những giống vật nuôi mang bản sắc riêng của từng quốc
gia, của từng vùng, từng miền. Chúng có những đặc điểm quý, đó là khả năng sử
dụng tốt các loại thức ăn thô, khả năng thích nghi với điều kiện sống cao, khả năng
chống chịu bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon,... Tuy nhiên, có những giống có
năng suất rất cao nhưng khi gặp điều kiện khí hậu, dinh dưỡng khác so với nơi nó
được sinh ra lại tỏ ra kém thích nghi, năng suất thấp hơn mức trung bình của giống
và dễ bị nhiễm bệnh. Chính điều này đã giải thích quá trình hình thành các giống
vật nuôi bản địa (Nguyễn Kim Đường, 1992 [16]; Lê Viết Ly và cs., 1999 [30]).
Như vậy, giống vật nuôi nào gắn bó lâu đời và thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
nông nghiệp cũng như tập quán sản xuất, bản sắc văn hóa của một vùng miền hay
dân tộc nào đó thì trở thành giống vật nuôi bản địa của nơi đó.
1.1.1.2. Đặc điểm của giống bản địa
Các giống bản địa không chỉ phản ánh khả năng di truyền của giống mà còn
gián tiếp biểu hiện tập quán sản xuất của địa phương. Chúng có những ưu điểm sau:
- Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái môi trường khắc nghiệt.
- Khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô nghèo dinh dưỡng và phù hợp
với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.
- Khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Chi phí đầu tư thấp.
- Chất lượng thịt ngon.
Nếu xét về góc độ kinh tế, nhược điểm của các giống vật nuôi bản địa là tầm
vóc nhỏ, năng suất thấp và khó thích nghi với điều kiện sinh thái mới. Tuy nhiên,
4
trong điều kiện nóng ẩm và thức ăn nghèo dinh dưỡng thì đó lại là một sự thích nghi
hợp lý. Tầm vóc nhỏ bé của các giống nội địa là điều kiện dễ dàng cho người chăn
nuôi chấp nhận việc tạp giao với giống ngoại để cải thiện chất lượng (Lê Viết Ly và
cs., 1999) [30].
1.1.1.3. Sự đa dạng các giống lợn bản địa ở Việt Nam
Nguyễn Thị Diệu Thúy (2006) [42] đã nghiên cứu trên 343 mẫu từ 5 giống
lợn bản địa Việt Nam (Mường Khương, Táp Ná, Cỏ, Mẹo, Móng Cái và 2 giống lợn
ngoại nuôi tại Việt Nam (Landrace; Yorkshire) và 3 giống lợn nuôi tại Đức
(German Landrace, Pietrain và Large White), giống lợn Meishan Trung quốc và lợn
đực rừng Châu Âu. Tất cả các cá thể được phân tích kiểu hình trên 20 loci
polymorphic microsatellite. Các giống bản địa Việt Nam thể hiện sự đa hình cao
hơn, đa dạng alen và biến dị (heterozygosity) cao hơn các giống lợn khác. Nghiên
cứu này cũng phát hiện thấy sự đa dạng di truyền theo các vùng với các đàn phụ ở
từng làng (village-specific subpopulations) gây nên sự đồng huyết đáng kể. Như dự
đoán, có khoảng cách lớn giữa lợn Việt Nam - Trung Quốc và Châu Âu và thể hiện
sự phân bố các giống theo vùng địa lý. Do sự đa dạng di truyền lớn nên việc bảo tồn
các giống lợn bản địa Việt Nam rất có ý nghĩa.
Theo thống kê, Việt Nam có tới 20 giống lợn bản địa như lợn Ỉ, lợn Móng
Cái, lợn Thuộc nhiêu, lợn Hung (Hà Giang), lợn Vân Pa (Quảng Trị), lợn Mường
Khương (Lào Cai), lợn Táp Ná (Cao Bằng), lợn Lửng (Phú Thọ), lợn đen Mường
Lay (Điện Biên),… Các giống lợn bản địa chủ yếu được bà con các dân tộc miền
núi khắp các vùng từ Móng Cái (Quảng Ninh) qua dãy Trường Sơn đến Bình Phước
lưu giữ và chăn nuôi ở quy mô nhỏ với phương thức thả rông. Các giống lợn bản
địa ở nước ta có sự phân bố đa dạng và những đặc điểm ngoại hình rất riêng, đặc
trưng cho từng giống và từng vùng khác nhau.
Lợn Móng Cái: Là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở
vùng Đông Bắc Việt Nam. Có thể xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên
Yên (Đông Triều) của tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Lợn
Móng Cái có một số đặc điểm như đầu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông
5
có mảng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lưng
võng, bụng hơi xệ. Ưu điểm của giống lợn này là sớm thành thục về tính dục, sinh
sản tốt, nuôi con khéo.
Lợn Ỉ: Có nguồn gốc ở miền Bắc Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong
tình trạng nguy kịch và chỉ còn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một
thời gian dài, giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành
giống lợn Ỉ ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc
điểm ngoại hình chung như da đen, lông ngắn và thưa, đầu to, lưng thẳng, bụng xệ
và chân thấp. Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá như thành thục sớm, mắn
đẻ, khéo nuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống
chịu bệnh tốt.
Lợn Mường Khương: Là giống lợn địa phương có từ lâu đời, gắn liền với đời
sống người H’Mông và được nuôi nhiều nhất ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào
Cai. Lợn có màu lông đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu đuôi và ở chân, lông
thưa và mềm. Đa số lợn có tầm vóc to cao, bốn chân khỏe, lưng ít võng, mõm thẳng
và dài. Ở các lứa tuổi khác nhau, tỉ lệ thịt và mỡ của lợn cũng khác nhau. Đặc điểm
nổi bật của giống lợn này là có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện chăn thả ở
các vùng núi cao. Có thể sử dụng các ưu điểm này để lai tạo nhằm nâng cao tầm vóc
của lợn địa phương có khối lượng nhỏ.
Lợn đen Lũng Pù (Lợn Mèo Vạc, Hà Giang): Là giống lợn quý của người
Mông, có tầm vóc to lớn. Chúng có lông đen, dày và ngắn, da thô, tai nhỏ cụp xuống,
mõm dài trung bình. Giống lợn này mang những đặc điểm quý như khả năng thích
nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, dễ nuôi, phàm ăn, sức đề
kháng cao, tính chống chịu bệnh tốt. So sánh với các giống lợn Việt Nam, lợn đen
Lũng Pù có tốc độ tăng khối lượng khá cao, thịt thơm ngon, tuy nhiên mỡ hơi nhiều.
Lợn đen Mường Lay (Điện Biên): Đây là giống lợn đen phàm ăn, phát triển
mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh cao. Lợn
đen Mường Lay có khả năng sinh sản tốt, mỗi lứa đẻ trung bình 12 - 15 con, thậm
chí tới 20 con/lứa. Nuôi lợn đen Mường Lay ít tốn thức ăn nhưng chúng vẫn lớn
6
đều, thịt săn chắc, thơm và ngọt. Do đó thịt của chúng được coi là thực phẩm sạch
và được nhiều người ưa chuộng (Trịnh Phú Ngọc, 2009) [33].
Lợn Lửng: Là giống lợn của một số thôn bản của các xã vùng sâu, vùng xa.
Chúng có một số đặc điểm như tầm vóc nhỏ, toàn thân đen tuyền, trán nhô, mặt
phẳng, mõm dài, tai chuột, chân nhỏ. Thịt lợn Lửng thơm và ngon như thịt lợn rừng.
Lợn Lang Hồng: Được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu
sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương đối
giống lợn Móng Cái. Giống lợn này vốn là loại lợn hướng mỡ nên càng béo càng di
chuyển khó khăn, chân đi cả bàn, vú quét đất. Đây là giống lợn thành thục về tính
sớm, chịu đựng kham khổ và có khả năng sinh sản tốt.
Lợn Mẹo (Lợn Mèo Nghệ An): Lợn Mẹo được nuôi trong điều kiện thả rông
quanh năm, ít được sự chăm sóc của con người, chủ yếu ở vùng núi tỉnh Nghệ An,
tập trung nhiều ở hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Sau các cuộc điều tra giống
những năm 60 lợn Mẹo được nuôi phổ biến dần xuống các huyện đồng bằng Nghệ
An (Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn) và con đực được lai với các giống địa phương
để nuôi kinh tế. Tầm vóc to, thể hình cứng cáp, bốn chân đứng thẳng, khả năng
chống chịu bệnh tốt - đó là những đặc điểm nổi bật của giống lợn này. Đây là những
đặc điểm rất hiếm thấy ở các giống lợn bản địa của nước ta.
Lợn Cỏ: Đây là giống lợn đặc trưng của một số vùng đất nghèo ở miền
Trung, chủ yếu ở các tỉnh khu Bốn cũ. Trước những năm 60, giống lợn này thấy
nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Do lợi ích kinh tế thấp
và nhất là sau khi có chủ trương nhân rộng giống lợn Móng Cái ra các tỉnh miền
Trung thì đàn lợn này bị thu hẹp nhanh và gần như tuyệt chủng. Lợn Cỏ có tầm vóc
nhỏ, nhỏ hơn so với các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ. Đại đa số là lợn
lang trắng đen, mõm dài, xương nhỏ, bụng xệ. Đây là loại lợn mini. Có lúc người
chăn nuôi định giữ lại để tạo lợn địa phương mini do có chất lượng thịt thơm ngon.
Tuy nhiên do giá trị kinh tế thấp nên con người đã bỏ giống lợn này trước khi có dự
định bảo tồn chúng.
7
Lợn Sóc: Là giống lợn thuần rất lâu đời và duy nhất được dân địa phương
nuôi, gắn bó với đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào Tây Nguyên. Hình dáng
lợn Sóc rất gần với lợn rừng, tầm vóc nhỏ, mõm dài, hơi nhọn và chắc, thích hợp
với đào bới kiếm thức ăn. Da thường dày, lông đen, dài, có bườm dài và dựng đứng.
Chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Ưu điểm của lợn Sóc là có khả năng tự kiếm thức
ăn trên các loại địa hình khác nhau, khả năng làm tổ, đẻ con và nuôi con nơi hoang
dã không cần sự can thiệp của con người. Thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở
Cao Nguyên với độ cao > 500m so với mặt biển, khả năng chống chịu bệnh tật cao,
nhanh nhẹn, sống thả rông, ít phụ thuộc vào sự cung cấp, nuôi dưỡng chăm sóc của
con người.
Lợn Thuộc Nhiêu: Lợn Thuộc Nhiêu là giống lợn lai giữa lợn ngoại với lợn
nội được hình thành từ hằng trăm năm trước đây và được phát triển trong sản xuất ở
nhiều vùng. Hiện giống lợn này được phát triển rộng rãi các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh
Long, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng,... Đa số lợn có tầm
vóc khá, có thể chất thanh sổi, thân hình vuông, thấp, lưng hơi oằn, mông vai nở,
chân thấp, yếu, đi ngón, móng xoè, đuôi ngắn. Với việc gia tăng máu ngoại thông
qua lai với lợn Yorkshire đực, lợn Thuộc Nhiêu ngày càng có ngoại hình và đặc
điểm của lợn Yorkshire. Tuy nhiên, do tính chất của giống lai và phương thức nuôi
nên lợn Thuộc Nhiêu có nhiều mỡ hơn.
Lợn Ba Xuyên: Lợn Ba Xuyên tập trung nhiều ở tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay,
giống lợn này phân bố rải rác ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên
Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp,... Lợn Ba Xuyên thích hợp với vùng lúa
đồng bằng sông Cửu Long, nơi nhiều thức ăn tinh giàu năng lượng nên hình thành
giống lợn to, nhiều mỡ. Phần lớn lợn Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên
cả da và lông, phân bố xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán
có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng, chân ngắn, móng
xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn. Lợn Ba Xuyên có khả năng cho
thịt khá cao, tuy nhiên chất lượng thịt chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ
thăn chưa lớn.
8
Lợn Phú Khánh: Được phân bố chủ yếu ở tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Lợn
Phú Khánh có da lông màu trắng tuyền, lông hơi thưa, da mỏng, đầu nhỏ, mõm
cong vừa phải, tai đứng hướng về phía trước, lưng thẳng, bụng to nhưng không xệ,
ngực sâu, chân chắc khoẻ nhưng đi bàn. Lợn có tầm vóc to trung bình, khả năng sản
xuất thịt tốt (Nguyễn Quang Linh và cs., 2006) [27].
Lợn Vân Pa (hay còn gọi là lợn mini Quảng Trị): là giống lợn địa phương lâu
đời của dân tộc Vân Kiều, thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông thuộc
tỉnh Quảng Trị. Giống lợn này thích hợp với điều kiện miền núi, có nhiều tập tính
của động vật hoang dã như tính bầy đàn, có khả năng tự kiếm ăn cao, chịu được
kham khổ, khả năng kháng bệnh tốt, thịt thơm ngon. Lợn Vân Pa có đặc điểm là tất
cả đều có lông da đen bạc, hay đen tuyền, thỉnh thoảng có màu phớt vàng hung, một
số con có phớt nhẹ màu ánh vàng, lông gáy phát triển mạnh, lưng thẳng, thân hình
gọn, đầu và cổ to, mõm nhọn, tai nhỏ, dựng đứng, hình dáng giống con chuột, lợn
đen mốc, đen sọc dưa, thân dài, mõm nhọn, bụng thóp lại, chân săn chắc, nhanh
nhẹn. Lợn có tầm vóc nhỏ, khả năng sinh sản tốt. Hiện nay, đây là giống lợn đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhìn chung các giống lợn bản địa Việt Nam thường có tầm vóc nhỏ (ngoại
trừ lợn Mường Khương và lợn Mẹo Nghệ An), lông đen hoặc lang trắng đen, linh
hoạt. Tuy nhiên do không đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi, nhiều giống đã và
đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng như lợn Cỏ, lợn Ỉ. Ngoài ra do khả năng sinh
trưởng của giống lợn bản địa thấp và công tác giống không được chú trọng đã dẫn
đến tỉ lệ đồng huyết cao, chất lượng đàn giống bị ảnh hưởng rất lớn. Tuy vậy khả
năng sinh sản của một số giống lợn bản địa là một đặc điểm di truyền quý hiếm, đặc
biệt là hai giống lợn Móng Cái và lợn Ỉ (Lê Viết Ly và cs., 1999) [29].
1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của lợn và một số yếu tố ảnh hưởng
1.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của lợn
Sự sinh trưởng của lợn bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trưởng thành.
Sinh trưởng là quá trình cơ thể tăng lên về khối lượng và kích thước do sự lớn lên
và phân chia tế bào. Cũng như các loài gia súc khác, sự sinh trưởng của lợn cũng
tuân theo các quy luật:
9
- Quy luật theo giai đoạn: Ở quy luật này có 2 giai đoạn sinh trưởng chính
gồm giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai. Giai đoạn trong thai chia làm 3
thời kỳ là phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn ngoài thai được chia ra thời kỳ
bú sữa, thời kỳ thành thục và thời kỳ già cỗi.
- Quy luật sinh trưởng không đồng đều: Đây là sự không đồng đều về khả
năng tăng khối lượng, không đồng đều về sự sinh trưởng phát triển của các cơ quan
bộ phận trong cơ thể lợn và không đồng đều về khả năng tích luỹ mỡ.
Tốc độ sinh trưởng trong giai đoạn đầu tăng dần theo tháng tuổi (trừ lúc bị
stress ngay sau khi sinh và khi cai sữa đột ngột), sau đó khả năng tăng khối lượng
chậm lại và kéo dài đến khi trưởng thành. Ở giai đoạn trưởng thành, lợn hầu như
không tăng khối lượng hoặc tăng rất thấp, chủ yếu là tích luỹ mỡ. Do đó, trong chăn
nuôi phải biết thời điểm sinh trưởng mà tại đó khả năng tăng khối lượng của lợn cao
nhất để kết thúc vỗ béo cho thích hợp. Ở các giai đoạn khác nhau, sự sinh trưởng
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Ở giai đoạn lợn con, lợn sinh trưởng rất
nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, khối
lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh
trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con
cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật
chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh
chóng. Giai đoạn sau cai sữa đến 4 tháng tuổi, đây cũng là giai đoạn nuôi lợn có
hiệu quả kinh tế cao nhất, bởi vì lợn có khả năng tăng khối lượng nhanh và khả
năng tích lũy nạc tốt nhất. Tuy nhiên, ở giai đoạn này lợn con sau khi cai sữa
chuyển sang sống độc lập, tự thích nghi với các điều kiện của môi trường sống mới.
Do đó, người chăn nuôi phải có biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc lợn con tốt để
lợn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Giai đoạn nuôi từ 4 tháng đến 6
tháng tuổi, đây là giai đoạn lợn choai (lợn nhỡ), lợn lớn nhanh về khối lượng và
kích thước, thích vận động nhiều và cũng là giai đoạn lợn có khả năng sử dụng thức
ăn thô xanh tốt. Giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi, trong giai đoạn này lợn lớn nhanh,
khả năng tích lũy mỡ cao, ít vận động và ngủ nhiều (Hoàng Nghĩa Duyệt và Nguyễn
Quang Linh, 2000) [10].
10
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thuý và Bùi Khắc Hùng (2008) [40] trên đối
tượng lợn Móng Cái và lợn bản cho thấy khối lượng cơ thể, các chỉ số dài thân, vòng
ngực và cao vai tăng dần theo tháng tuổi. Khối lượng cơ thể của lợn Móng Cái giai
đoạn 1 tháng tuổi là 0,52 kg; 2 tháng tuổi là 6,90 kg và 11 tháng tuổi là 55,50 kg. Đối
với lợn bản, các giá trị này lần lượt là 0,43 kg/con, 5,40kg/con và 38,77 kg/con. Sự
gia tăng về khối lượng, chiều dài thân, số đo vòng ngực và cao vai qua các tháng tuổi
thể hiện lợn có tốc độ tăng khối lượng nhanh, khả năng sinh trưởng tốt.
Lợn Vân Pa thường được xem là lợn mini duy nhất ở nước ta do có khối
lượng cơ thể thấp hơn nhiều so với các giống lợn địa phương khác. Theo Trần
Thanh Hải và Lê Đình Phùng (2009) [20], khối lượng cơ thể lợn Vân Pa tại các thời
điểm sơ sinh, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi tương ứng là 0,29; 1,02;
4,91; 7,20 và 10,38 kg/con. Các chỉ số về dài thân và vòng ngực ở giai đoạn 1 tháng
tuổi tương ứng là 25,7 cm, 25,3 cm; 4 tháng tuổi là 49,4 cm và 49,75 cm. Theo
Đặng Hữu Lanh và cs. (1999) [26], năng suất các giống lợn Việt Nam có cùng
hướng sản xuất, nên sự khác nhau về khối lượng cũng như tốc độ tăng trưởng ở các
độ tuổi là không lớn.
1.1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
* Giống
Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4]: Tăng khối lượng trung bình hằng ngày của
các giống lợn bản địa như Móng Cái khoảng 300 - 350 gam/ngày, trong khi con lai
có thể đạt 550 - 650 g/ngày, lợn ngoại nuôi tốt có thể đạt 700 - 750 g/ngày. Các
giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội. Như
vậy, các giống lợn khác nhau có sự tăng trưởng khác nhau. Nguyên nhân của hiện
tượng này có thể do sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ nuôi dưỡng, khả
năng tiêu hoá và hấp thu của con vật. Sự phát triển của các tuyến tiêu hoá mạnh hay
yếu phụ thuộc vào các giống khác nhau. Các enzym có tính đặc hiệu cao trong quá
trình phân giải trong các chất dinh dưỡng khác nhau. Điều này thể hiện rõ ở lợn
hướng nạc, mức độ chuyển hoá protein cao nên enzym phân giải protein được tiết ra
mạnh. Ngược lại, ở lợn hướng mỡ, mức độ chuyển hoá carbohydrate, lipid cao nên
enzym phân giải các chất này được tiết ra mạnh. Ngoài các giống có hướng sản xuất
11
khác nhau (hướng nạc, hướng mỡ) có năng suất khác nhau, thì các giống có cùng
hướng sản xuất nhưng năng suất cũng hoàn toàn khác nhau. Theo nghiên cứu của
Phùng Thị Vân và cs (2006) [52], ở các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, lợn
lai F1 (Landrace x Yorkshire) và (Yorkshire x Landrace) có khả năng tăng khối
lượng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt cũng khác nhau.
* Thức ăn
Thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn, chiếm 60 70% giá thành sản phẩm. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn
mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng các khẩu phần ăn có giá trị
năng lượng, hàm lượng protein hoặc thành phần dinh dưỡng và sự cân bằng các
chất dinh dưỡng khác nhau đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn.
Phùng Thăng Long và Trần Văn Hạnh (2005) [28] đã nghiên cứu khả năng
sản xuất và ảnh hưởng của các khẩu phần ăn khác nhau (thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh và thức ăn tự phối trộn) đến sức sinh trưởng của 3 tổ hợp lai ((Pietrain x
Duroc) x (Landrace x Yorkshire)), (Duroc x (Landrace x Yorkshire) và (Landrace x
Yorkshire). Kết quả cho thấy sau 4 tháng nuôi đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về khối lượng kết thúc, giữa các tổ hợp lai khác nhau trong cùng khẩu phần ăn
hoặc các tổ hợp lai giống nhau ở các khẩu phần ăn khác nhau.
Ngoài ra, khi lập khẩu phần cho lợn cần có một tỉ lệ xơ thích hợp, nếu lượng
chất xơ vượt quá 10 - 15% khẩu phần, lượng thức ăn ăn vào có thể giảm. Ngược lại
khẩu phần có chất xơ cao, tiêu tốn thức ăn cho lợn phải nhiều hơn để lợn có thể duy
trì năng lượng tiêu hoá.
Mặt khác, cách thức chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng
của lợn do ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn được
nghiền mịn làm tăng khả năng sử dụng hơn thức ăn thô, do làm tăng tỉ lệ tiêu hoá,
giảm năng lượng cho nhai, thức ăn dễ tẩm ướt với enzyme tiêu hoá, tạo điều kiện
cho quá trình tiêu hoá và hấp thu tốt.
Quá trình xử lý nhiệt thức ăn làm tăng khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn
nhờ phá huỷ các chất độc cũng như các chất ức chế trong thức ăn, như xử lý nhiệt đối
12
với đỗ tương giúp phá huỷ chất ức chế enzyme trypsin và làm cho hoạt chất
hemaglutinin mất độc lực. Nấu chín củ khoai tây, khoai lang cho lợn ăn đã làm tăng tỉ
lệ tiêu hoá chất khô và protein. Ngoài ra, cách thức cho ăn cũng ảnh hưởng đến sự
tiêu hoá của lợn. Khi lượng thức ăn ăn vào tăng lên sẽ làm tăng nhu động ruột, tốc độ
di chuyển thức ăn trong đường tiêu hoá, cơ hội hấp thu ít, khả năng phân giải của các
enzyme tiêu hoá không triệt để làm tỉ lệ tiêu hoá giảm (Lê Đức Ngoan, 2002) [33].
* Chăm sóc quản lý
- Phương thức nuôi
Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh
hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi. Chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng
lượng hoặc nuôi nhốt dẫn đến lợn phát triển nhanh nhưng tăng tích luỹ mỡ. Ngược lại
với chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát triển chậm hơn so với
phương thức nuôi thâm canh nhưng tỉ lệ nạc nhiều hơn. Theo thông báo của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (1980), khi giảm 27% năng lượng ăn vào so với mức
ăn tự do đối với lợn có khối lượng 20 - 45 kg, lượng mỡ cơ thể giảm 8%, tăng khối
lượng giảm 25%, tích luỹ nạc giảm 11% trong khi tiêu tốn thức ăn không giảm.
- Nhiệt độ và ẩm độ môi trường:
Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao
lợn phải tăng cường quá trình tỏa nhiệt thông qua quá trình hô hấp (vì lợn có rất ít
tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt. Ngoài ra, khi nhiệt độ cao sẽ làm
cho khả năng thu nhận thức ăn của lợn hàng ngày giảm. Do đó, tăng khối lượng bị
ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng, phát dục
của lợn bị giảm (Phạm Văn Sơn, 2015) [37].
* Yếu tố di truyền
Trong quá trình sinh trưởng, yếu tố di truyền chi phối sự sinh trưởng, phát
dục khiến nó thể hiện những đặc điểm nhất định của giống, dòng, họ và cá thể.
Người ta phân chia thành 3 hệ thống gen chi phối sự phát triển của các tính trạng:
13
- Gen ảnh hưởng đến toàn bộ các tính trạng.
- Gen ảnh hưởng đến một nhóm tính trạng liên quan.
- Gen ảnh hưởng đến từng tính trạng riêng rẽ.
Theo Phạm Thị Kim Dung và Nguyễn Văn Đức (2004) [11], giữa các tính
trạng sản xuất cơ bản của lợn như tăng khối lượng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng
và tỉ lệ nạc có mối tương quan di truyền chặt chẽ với nhau. Vì vậy khi chọn lọc một
tính trạng nào đó dẫn đến một số tính trạng khác cũng bị thay đổi về mặt cấu trúc di
truyền và năng suất vật nuôi. Có lúc sự thay đổi đó có lợi cho sản xuất như tăng
khối lượng nhanh dẫn đến tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng giảm. Nhưng
ngược lại, nhiều sự thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế như khi tăng năng
suất sữa ở bò thì tỉ lệ mỡ sữa giảm xuống.
1.1.3. Đặc điểm sinh sản của lợn
1.1.3.1. Sự thành thục về tính
Gia súc sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng
sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính.
Tuổi thành thục về tính được xác định bằng lần động dục và rụng trứng đầu tiên của
con cái cũng như sự xuất hiện tinh trùng tự do ở dịch hoàn phụ và ống sinh tinh của
con đực. Ở thời điểm này, dưới ảnh hưởng của các tuyến nội tiết sinh dục, cơ quan
sinh dục phát triển, đặc điểm sinh dục phụ phát triển và con vật có những ham
muốn sinh dục. Nếu ở giai đoạn này, tinh trùng gặp trứng thì con cái sẽ có khả năng
thụ thai (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992) [43].
Theo Trần Cừ (1975) [6]: Thời gian thành thục về tính khác nhau tùy từng
giống, từng loài và giới tính. Ngoài ra, giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian
thành thục, con đực thường thành thục sớm hơn con cái.
1.1.3.2. Sự thành thục về thể vóc
Các chỉ tiêu bên ngoài của con vật có liên quan đến sức khoẻ thể chất, hoạt
động của các cơ quan bộ phận bên trong cơ thể, cũng như liên quan đến khả năng
sản xuất của gia súc. Thể chất được biểu hiện qua ngoại hình, các bộ phận liên quan
trực tiếp đến khả năng sản xuất như số vú, bầu vú, vai, chân và sườn của con vật
14
cân đối, nở nang và liên kết vững chắc kèm theo sức sản xuất tăng cao. Sự thành
thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một giai đoạn
sinh trưởng và phát triển nhất định, con vật đạt đến độ trưởng thành về thể vóc. Khi
gia súc thành thục về thể vóc, kích thước các chiều đo sẽ ổn định và gia súc có khả
năng sinh sản cao. Tuổi thành thục về thể vóc ở mỗi giống lợn là khác nhau. Lợn
Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi lợn Ỉ là 8 tháng tuổi.
Hiện nay, đối với các nước có ngành chăn nuôi phát triển, để gia súc thành thục về
tính sớm người ta dùng các biện pháp như: cho con cái gặp con đực hằng ngày, tiêm
hormone kích thích như PMSG (huyết thanh ngựa chửa), HCG, … cũng như các
biện pháp phân lô, phân đàn khác (Trần Cừ, 1975) [6].
1.1.3.3. Đặc điểm sinh sản của lợn đực
Lợn đực thành thục về tính rất sớm, tuy nhiên người ta thường đưa vào sử
dụng lúc 7 - 8 tháng tuổi đối với lợn nội và 8 - 9 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Lợn
đực giống sản xuất một lượng tinh dịch là 50 - 100ml/1 lần khai thác, lợn đực ngoại
khoảng 200 - 500ml tinh dịch. Tùy theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của đực
giống, người chăn nuôi có thể khai thác theo chế độ nhất định, thông thường là từ 2
- 3 lần mỗi tuần. Nếu sử dụng lợn đực phối giống trực tiếp thì mỗi lợn đực có thể
đảm nhiệm từ 30 - 40 lợn cái. Ngược lại nếu thụ tinh nhân tạo, số lợn nái đảm
nhiệm có thể lên đến 200 - 300 con. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình
hình cơ sở chăn nuôi cũng như phương thức phối cho con cái (Nguyễn Ngọc Tuân
và Trần Thị Dân, 2000) [51].
1.1.3.4. Sinh sản của lợn nái
Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, theo đặc điểm sinh sản người ta chia thành
3 loại lợn: Lợn nái hậu bị (chưa chửa đẻ), lợn nái kiểm định (đang chửa đẻ hoặc
nuôi con lứa 1 - 2) và lợn nái cơ bản (đang chửa đẻ hoặc nuôi con lứa thứ 3 trở đi).
- Lợn nái hậu bị: Lợn sinh trưởng nhanh cả về khối lượng cơ thể và cơ quan
sinh dục. Đến khi thành thục về tính, lợn có biểu hiện của động dục và chu kỳ động
dục dao động từ 18 - 21 ngày. Ở chu kỳ động dục đầu tiên, triệu chứng động dục
chưa điển hình, số lượng và kích thước của tế bào trứng nhỏ. Giống và nuôi dưỡng
là hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính và số lượng tế bào trứng
15
chín và rụng. Ngoài ra, sự kích thích tính dục của con đực hay phương thức phối
giống cũng tác động đến 2 yếu tố này.
- Lợn nái kiểm định và cơ bản
+ Nái chửa: Thời gian mang thai của lợn trung bình là 114 ngày. Trong đó, ở
84 ngày đầu (chửa kỳ 1) bào thai chưa phát triển nhiều, 3/4 khối lượng bào thai là
sự tăng lên ở giai đoạn chửa kỳ 2, đặc biệt là 2 tuần chửa cuối. Sự gia tăng khối
lượng bào thai có sự khác biệt về thành phần hoá học ở từng thời kỳ thai. Đối với
lợn nái có chửa, trao đổi chất tăng, đồng hoá chiếm ưu thế, không động dục và sinh
lí các hoạt động bài tiết, tiêu hoá, tuần hoàn, … đều có sự thay đổi. Ở lợn nái hậu bị,
khối lượng cơ thể tăng nhanh giai đoạn có chửa. Ở giai đoạn này cần phải có chế độ
theo dõi và chăm sóc đặc biệt nhằm hạn chế trường hợp một số hợp tử hoặc thai bị
chết trong thời kỳ chửa, nhất là ở những tuần đầu sau phối giống.
+ Nái nuôi con: Đặc trưng của giai đoạn này là sự tiết sữa nuôi con, do vậy
nhu cầu dinh dưỡng của nái nuôi con cao. Khả năng tiết sữa của lợn nái phụ thuộc
vào giống, cá thể và dinh dưỡng. Sự tiết sữa ở lợn nái đều tuân thủ theo quy luật.
Sữa đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, trong đó đặc biệt có chứa γ - globuline
- chất có tác dụng nâng cao sức đề kháng bệnh tật cho lợn con. Sản lượng sữa tăng
dần sau khi đẻ và đạt cực đại ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần. Các vú vùng ngực (phía
trước) luôn cho sữa nhiều hơn so với vú ở phía sau (Nguyễn Quang Linh và cs.,
2006) [27].
1.1.3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản
Sinh sản là một chuỗi các quá trình sinh học, ở từng quá trình chịu tác động
của một số yếu tố khác nhau, đồng thời có những yếu tố tác động xuyên suốt (sức
khoẻ, dinh dưỡng, di truyền, điều khiển của hệ thần kinh, …). Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất sinh sản của lợn nái có thể chia thành 2 loại là yếu tố tác động do di
truyền và yếu tố tác động do ngoại cảnh.
* Giống
Giống là yếu tố quyết định tới sức sản xuất của lợn nái, các giống khác nhau
cho năng suất sinh sản khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4], lợn Móng Cái,
16
Yorkshire, Landrace có năng suất sinh sản rất khác nhau. Khi cho lai các giống với
nhau, con lai từ các tổ hợp lai khác nhau cũng cho khả năng sinh sản khác nhau và
khác với bố mẹ của chúng. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2006) [52], tổ hợp lai đực
Yorkshire và nái Landrace nâng cao số con sơ sinh còn sống/ổ là 1,03 con; tỉ lệ nuôi
sống đến cai sữa là 3,52%, khối lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi 10,0 kg/con so
với lợn nái Landrace phối thuần. Tuy nhiên, ở tổ hợp lai giữa con đực Landrace với
nái Yorkshire không làm tăng số con sơ sinh còn sống/ổ, nhưng tăng tỉ lệ nuôi sống
lợn con đến cai sữa là 1,61%, khối lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi tăng khoảng
0,4 kg so với lợn nái Yorkshire phối thuần.
* Tuổi và khối lượng phối giống lứa đầu
Sau thời kỳ sinh trưởng, lợn bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là thành thục
về tính. Đối với con cái, con vật động dục và rụng trứng đầu tiên. Ngược lại ở con
đực biểu hiện bằng sự xuất hiện của tinh trùng tự do ở ống sinh tinh và dịch hoàn
phụ. Ở giai đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ quan sinh dục đực
phát triển, gia súc có những ham muốn sinh dục và phản xạ tính xuất hiện. Sự thành
thục về tính thường xảy ra sớm hơn so với sự thành thục về thể vóc. Sau một thời
kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật mới đạt tới độ
thành thục về thể vóc, lúc này cơ thể mới phát triển hoàn thiện. Khi cơ thể mẹ chưa
thành thục về thể vóc, nếu cho phối giống lứa đầu sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự
sinh trưởng và phát triển của cơ thể mẹ và của bào thai. Kết quả là con mẹ yếu, tuổi
sử dụng sẽ giảm, nguy cơ đẻ khó dễ xảy ra do xương chậu con mẹ chưa phát triển
hoàn chỉnh, con có kích thước nhỏ, khối lượng thấp và sức khỏe yếu (Lê Văn Thọ
và Đàm Văn Tiện, 1992) [43]. Do vậy, phối giống chỉ nên thực hiện khi lợn cái hậu
bị đã thành thục về thể vóc.
Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như giống,
phương thức nuôi,... Lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn ngoại.
Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi thành thục về tính ở giai đoạn 5 - 8 tháng tuổi, trong khi
đối với lợn cái ngoại là 6 - 7 tháng tuổi. Lợn cái hậu bị nuôi nhốt sẽ có thời gian
thành thục về tính chậm hơn lợn cái hậu bị nuôi thả. Trong giai đoạn hậu bị, đối với