MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN......................................................................................................5
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT........................................................6
MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................10
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................11
5. Giả thiết khoa học......................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
7. Đóng góp của đề tài:..................................................................................11
8. Cấu trúc của luận văn:..............................................................................12
CHƯƠNG I........................................................................................................13
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG..........................................................13
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC............................................................13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................13
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................17
1.2.1. Kiểm tra.............................................................................................17
1.2.2. Kiểm tra nội bộ.................................................................................17
1.2.4. Kiểm tra nội bộ trường học...............................................................19
1.2.5. Quản lý..............................................................................................20
1.2.6. Quản lý giáo dục...............................................................................24
1.2.7. Quản lý nhà trường..........................................................................25
1.2.8. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học...............................26
1.3. Nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.................................28
1.3.1. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập
giáo dục.......................................................................................................28
1.3.2. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch đào tạo................28
1.3.3. Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ.......................................................29
1.3.4. Kiểm tra công tác xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học, tài chính...........................................................................30
1.3.5. Cơng tác tự kiểm tra của hiệu trưởng.............................................30
1.4. Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học..................................................32
1.5. Chức năng của kiểm tra nội bộ trường học.........................................32
1.6. Nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường học................................................33
1.6.1. Nguyên tắc pháp chế........................................................................33
1.6.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích.................................................33
1.6.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.................................................33
1.6.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả..................................................34
1.6.5. Nguyên tắc dảm bảo tính khả thi.....................................................34
1.7. Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học............................................34
1.8. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra nội bộ. 35
1.8.1. Yếu tố khách quan.............................................................................35
1.8.2. Yếu tố chủ quan.................................................................................35
1.9. Phương pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ
trường học......................................................................................................35
1.9.1. Ba phương pháp kiểm tra phổ biến:................................................36
1.9.2. Các phương pháp kiểm tra cụ thể....................................................36
Tiểu kết chương 1..............................................................................................37
CHƯƠNG II.......................................................................................................38
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TIỂU
HỌC Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HĨA.........................38
2.1. Khái qt về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân
lực huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa..................................................38
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư...............................................................38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội...................................................................38
2.2.2. Quy mô học sinh và mạng lưới trường lớp.....................................39
2.2.3. Chất lượng và hiệu quả giáo dục.....................................................41
2.2.3.1. Về các chính sách của địa phương nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục-đào tạo......................................................................................41
2.2.3.2. Chất lượng đội ngũ.....................................................................41
2.2.3.3. Công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm....................................42
2.2.3.4. Về kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo............................42
2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiêu học trên địa
bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa..............................................44
Nội dung..........................................................................................................46
2.2.5. Cơng tác xã hội hóa giáo dục huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
.....................................................................................................................48
2.2.6. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học................................................49
2.2.7. Quy trình kiểm tra............................................................................50
2.2.8. Hình thức kiểm tra nội bộ trường học...............................................51
2.2.9. Kết quả kiểm tra...............................................................................52
2.3. Thực trạng sử dụng các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội
bộ trường tiểu học.........................................................................................52
Nội dung.........................................................................................................54
2.4. Đánh giá thực trạng...............................................................................55
2.4.1. Ưu điểm.............................................................................................55
2.4.2. Nhược điểm.......................................................................................55
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng...........................................................56
Nội dung.........................................................................................................56
2
Tiểu kết chương 2......................................................................................59
CHƯƠNG III.....................................................................................................60
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG.................60
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC..............60
Ở HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA....................................60
3. 1. Cơ sở để xây dựng giải pháp................................................................60
3.1.1. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.........................................................60
3.1.2. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn chất lượng giáo dục...................60
3.1.3. Xuất phát từ hoạt động kiểmtra nội bộ ở các trường tiểu học.......61
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường tiểu học
thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.............................................61
3.2.1. Giải pháp 1: Đổi mới công tác lập kế hoạch kiểm tra nội bộ............61
3.2.1.1. Mục đích của giải pháp..............................................................61
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp..............................................................62
3.2.1.3. Cách thực hiện giải pháp...........................................................63
3.2.1.4 . Điều kiện để thực hiện giải pháp...............................................63
3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cộng tác
viên kiểm tra nội bộ trường tiểu học.........................................................64
3.2.2.1. Mục đích của giải pháp..............................................................64
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp..............................................................64
3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp...........................................................68
3.2.2.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp..............................................68
3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ
giáo viên, chất lượng giáo dục học sinh, cơ sở vật chất, tài chính nhà
trường..........................................................................................................68
3.2.3.1. Mục đích của giải pháp..............................................................68
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp...............................................................68
3.2.3.3. Cách thực hiện của giải pháp.....................................................80
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp....................................................85
3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới công tác tổ chức, chỉ đạo kiểm tra nội bộ
trường học...................................................................................................85
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp..............................................................85
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp...............................................................85
3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp...........................................................86
3.2.4.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp..............................................87
3.2.5. Giải pháp 5: Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá....................................87
3.2.5.1. Mục đích của giải pháp..............................................................87
3.2.5.2. Nội dung của giải pháp...............................................................87
3.2.5.3. Cách thực hiện giải pháp...........................................................89
3.2.5.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp..............................................89
3
3.2.6. Giải pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động kiểm tra nội bộ trường học...............................................................89
3.2.6.1. Mục đích của giải pháp..............................................................89
3.2.6.2. Nội dung của giải pháp..............................................................89
3.2.6.3. Cách thực hiện giải pháp...........................................................90
3.2.6.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp..............................................91
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
.........................................................................................................................91
Tiểu kết chương 3..............................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................94
1. Kết luận......................................................................................................94
2. Kiến nghị....................................................................................................96
2.1. Đối với các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ, Sở GD & ĐT)..................96
2.3. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa..................................................................................................97
2.4. Đối với các nhà giáo............................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................99
4
LỜI CÁM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: khoa
Đào tạo Sau đại học, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Vinh, các thầy cô
đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hồn thành khố học.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đình Huân, người hướng dẫn
khoa học đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và làm
luận văn.
Cảm ơn các đồng chí: Lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện, phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Quảng Xương, hiệu trưởng các trường tiểu học trong
huyện và các đồng chí cán bộ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn đã tạo
điều kiện tốt nhất trong việc cung cấp số liệu và tư vấn khoa học trong suốt quá
trình nghiên cứu và làm luận văn
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi
mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn tốt nghiệp của tôi cũng
khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ và chỉ dẫn thêm của
các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học trên địa bàn
huyện Quảng Xương nói riêng và giáo dục tiểu học trên tồn quốc nói chung.
Thanh Hóa, tháng 4 năm 2012.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Văn Ngọc
5
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
TH
THCS
THPT
HS
GV
CNXH
CNH
HĐH
XHCN
XHHGD
GD&ĐT
SKKN
QLGD
CBQL
GVCN
BGH
CBGV
PGD&ĐT
KTNB
TDTT
TTQL
CSVC-TBDH
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Học sinh
Giáo viên
Chủ nghĩa xã hội
Công nghiệp hóa
Hiện đại hóa
Xã hội chủ nghĩa
Xã hội hóa giáo dục
Giáo dục và Đào tạo
Sáng kiến kinh nghiệm
Quản lý giáo dục
Cán bộ quản lý
Giáo viên chủ nhiệm
Ban Giám hiệu
Cán bộ giáo viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo
Kiểm tra nội bộ
Thể dục thể thao
Thông tin quản lý
Cơ sở vật chất- thiết bị dạy học
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra là chức năng cơ bản, quan trọng của quá trình quản lí. Đó là
hoạt động mà người quản lí ở bất kì cấp nào, cương vị nào cũng phải thực hiện
để biết rõ những mục tiêu, kế hoạch đề ra đã đạt được đến đâu và như thế nào,
biết được những quyết định quản lí ban hành có phù hợp với thực tế hay khơng.
Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, tìm ra biện pháp giúp đỡ hay thúc đẩy,
uốn nắn kịp thời các cá nhân, tập thể nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Đồng
6
thời kiểm tra cũng là một biện pháp để khắc phục bệnh quan liêu. Lãnh đạo mà
khơng kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở cán bộ quản lý: “Muốn
chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành
khơng, thi hành có đúng khơng, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ
có một cách là khéo kiểm sốt”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh có 3 mục đích của kiểm sốt, đó là:
- Để biết cán bộ, nhân viên tốt hay xấu.
- Để biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan.
- Để biết ưu điểm của các mệnh lệnh, nghị quyết.
Với nhà trường, việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhận thơng tin đầy
đủ, chính xác về cơng việc, con người để đánh giá đúng đắn công việc, con
người. Theo Hồ Chí Minh: “Kiểm tra phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự
điều chỉnh những mặt hạn chế trong bản thân con người. Kiểm tra phải nhằm
động viên, khuyến khích con người phát huy mặt tốt, quyết sửa chữa mặt còn
hạn chế. Kiểm tra khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, về sau khuyết điểm sẽ
hạn chế đi”.
Có 2 cách kiểm tra:
- Một là, từ trên xuống, người lãnh đạo kiểm tra kết quả công việc của
người dưới quyền.
- Hai là, từ dưới lên, quần chúng kiểm tra người quản lý, lãnh đạo.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước,
tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nền kinh tế trí thức, vai trị của giáo dục
được xác định là hết sức quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trình bày tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ:
“Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn
7
hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là
đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu
phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.”[ 9 ]
Chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phụ thuộc rất lớn vào công tác
quản lý giáo dục, đặc biệt là trình độ, nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản
lý giáo dục, được biểu hiện không chỉ ở chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo thực hiện kế hoạch mà quan trọng hơn là biết tiến hành kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường.
Kiểm tra nội bộ (KTNB) trường học là một chức năng của chủ thể quản lý
nhà trường nhằm tạo lập kênh thông tin phản hồi một cách thường xuyên, kịp
thời cho nhà quản lý, là công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học,
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo trong nhà trường.
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động mang tính pháp chế được quy định
trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &
ĐT). Chẳng hạn, theo Quyết định số 478/QĐ - BGD&ĐT ngày 11 tháng 3 năm
1993 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT đã ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra giáo dục và đào tạo”. Tại khoản 1, điều 22, chương VI: “Công tác
kiểm tra nội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” ghi rõ: “Hiệu
trưởng các trường, thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo trong ngành có
trách nhiệm sử dụng bộ máy quản lý và các cán bộ trong đơn vị để kiểm tra việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của cá nhân và các bộ phận
thuộc quyền, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về các vấn đề thuộc quyền
quản lý của mình. Các hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, công
khai, dân chủ, kết quả kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ.
8
Hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra
này...”.
Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường phổ thơng hiện nay đang
cịn nhiều tồn tại, yếu kém. Đối với các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Quảng Xương, hoạt động kiểm tra nội bộ vẫn được tiến hành nhưng còn nhiều
bất cập, việc làm chỉ mang tính hình thức, đối phó, chưa đáp ứng được yêu cầu
của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
Chính vì thế, đổi mới các hoạt động kiểm tra, tìm ra các giải pháp để khắc
phục những tồn tại, yếu kém trong công tác kiểm tra nội bộ trường học là yêu
cầu nhằm giúp đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên (GV) hồn thành tốt nhiệm vụ,
đưa chất lượng giáo dục của nhà trường lên cao hơn, góp phần đổi mới cơng tác
quản lý nhà trường, quản lí giáo dục, làm cho giáo dục phát triển, đáp ứng
nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [ 9 ] .
Công tác kiểm tra nội bộ trường học cũng là một trong các giải pháp để
thực hiện hiệu quả các cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và
việc học sinh ngồi nhầm lớp”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” do Bộ trưởng bộ GD & ĐT phát động.
Song, trong thực tiễn nhiều năm qua cho thấy: Công tác kiểm tra nội bộ ở
các trường tiểu học vẫn còn khá nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, làm cho giáo dục
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Công tác kiểm
tra, đánh giá chưa triệt để, chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường tiểu học. Để giải quyết được
vấn đề này, việc chỉ ra thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng
kiểm tra nội bộ trường tiểu học là hết sức quan trọng.
9
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số
giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học huyện Quảng
Xương - tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản
lý Giáo dục và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tham mưu với các cấp
lãnh đạo các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học
huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường
tiểu học huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Các giải pháp nhằm quản lý, nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường
học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Các trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Cơng tác kiểm tra nội bộ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ở các
trường tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa.
- Các ban ngành, các đối tượng có liên quan đến đề tài.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu về lý luận.
Nghiên cứu cơ sở lý luận, công tác kiểm tra, tự kiểm tra nội bộ trường
học.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng kiểm tra nội bộ trường tiểu
học trên địa bàn.
10
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ
trường học.
5. Giả thiết khoa học
Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các trường tiểu học huyện Quảng
Xương – tỉnh Thanh Hóa sẽ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng
cao của nhân dân, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nếu thực hiện tốt các giải
phảp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ đã được đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản,
nghị quyết của Đảng, Nhà nước, ngành, địa phương và các tài liệu có liên quan
đến công tác thanh kiểm tra nội bộ trường học.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát,thu
thập số liệu, tài liệu để từ đó phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
7. Đóng góp của đề tài:
- Chỉ ra được thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học ở các trường
tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề ra được các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường
học.
- Đưa ra được những đề xuất, kiến nghị.
8. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ cở lý luận của hoạt động kiểm tra nội bộ trường học.
- Chương II: Thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học huyện
Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
11
- Chương III: Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động
kiểm tra nội bộ trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌCM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌCI BỘI BỘ TRƯỜNG HỌC TRƯỜNG HỌCNG HỌCC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
12
Đảng và Nhà nước Việt Nam ngay từ khi lập nước đã rất quan tâm đến
giáo dục, coi sự dốt nát nguy hiểm như giặc ngoại xâm; ngày nay, càng coi trọng
giáo dục, coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu", toàn xã hội rất chăm lo đến sự
nghiệp giáo dục. Vì mọi người nhận thức được: Giáo dục ngày nay được coi là
nền tảng cho sự phát triển khoa học kỹ thuật, là cội nguồn để "Dân giàu - Nước
mạnh - Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [ 9 ] .
Nhận thức được vai trò to lớn của giáo dục trong tiến trình xây dựng và
phát triển đất nước, các nhà nghiên cứu giáo dục trong và ngồi nước đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục
và công tác quản lý kiểm tra nội bộ là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục.
Kiểm tra là một phạm trù mang tính tất yếu của bất cứ một chế độ xã hội
nào. Thực tiễn xã hội lồi người từ khi hình thành cho đến ngày nay đã chứng
minh tính tất yếu đó. Đề cập đến hoạt động thanh tra, kiểm tra và vai trò ý nghĩa
của nó, đương thời các nhà tiền bối của chủ nghĩa Mác-Lê nin đã đánh giá nó
như là một công vụ hết sức quan trọng, một chức năng không thể thiếu của cơ
quan quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Các nhà khoa học quản lý ở trong nước cũng như trên thế giới đều xác
định thanh tra, kiểm tra là một trong các chức năng của quản lý (kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra). Thuật ngữ thanh tra, kiểm tra và hoạt động
thanh tra, kiểm tra ngày càng được các nhà khoa học nghiên cứu, bổ sung và
hoàn thiện dần làm phong phú và sâu sắc bản chất của nó, xem đó là một chuyên
ngành cần được tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ cả về mặt lý luận cũng như về
mặt thực tiễn.
Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý giáo dục, qua kinh
nghiệm của nước ta và các nước có nền giáo dục phát triển, phải xây dựng tổ
chức thanh tra giáo dục (TTGD) vững mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động,
13
coi thanh tra là hoạt động thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước.
Đảng, Bác Hồ, Nhà nước ta, ngay từ thuở đầu dựng nước và xây dựng đất
nước đã xác định vị trí quan trọng của cơng tác kiểm tra nội bộ. Vì thế, ngay từ
những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ,
có nhiệm vụ là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban
nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.
Sự hình thành tổ chức và hoạt động TTGD nước ta dựa trên những chế
định về TTGD của Đảng và Nhà nước.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, mặc dù đất nước cịn bộn bề
trăm cơng nghìn việc, nhưng ngày 08/9/1945, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 16/SL thành lập cơ quan Thanh tra học vụ để
“Kiểm soát việc học theo đúng chương trình giáo dục của Chính phủ”. Để phù
hợp với thực tiễn đổi mới đất nước, ngày 01/4/1990, Hội đồng nhà nước
(HĐNN) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh
thanh tra, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về tổ chức và hoạt động của
TTGD, từ đó TTGD được tiếp tục củng cố, là bộ phận cấu thành của hệ thống tổ
chức Thanh tra nhà nước (TTNN), được tổ chức ở cấp bộ và cấp tỉnh.
Để thi hành Pháp lệnh thanh tra của HĐNN, ngày 28/9/1992, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 358/HĐBT về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra giáo dục. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số
478/QĐ ngày 11/3/1993 về quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống TTGD. Các
vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của
TTGD được quy định cụ thể thêm một bước. Nhờ đó, hoạt động TTGD được đẩy
mạnh, ngày càng phát huy vai trị tích cực, góp phần chấn chỉnh cơng tác quản lý
sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt, từ khi có Luật giáo dục năm 1998 (có hiệu lực thi
hành ngày 01/6/1999) và Luật giáo dục năm 2005 (có hiệu lực thi hành ngày
14
01/01/2006) tại Chương VII “Quản lý Nhà nước về giáo dục” gồm có bốn mục thì
có một mục về “Thanh tra giáo dục” (mục 4), quy định một cách cụ thể về nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức và hoạt động của TTGD phù hợp với Luật
Thanh tra năm 2004, đánh dấu một bước trưởng thành mới về công tác lập pháp
của Nhà nước ta, là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp đổi mới quản lý giáo dục
nước nhà.
Khi bàn về công tác thanh tra, kiểm tra trong giáo dục, các nhà khoa học
giáo dục trong và ngoài nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận giáo
dục, đặc biệt là về quản lý giáo dục (QLGD): Nguyễn Ngọc Quang “Những khái
niệm cơ bản về QLGD”; Đặng Quốc Bảo “Một số khái niệm về QLGD”; M.I
Kônđacôp “Cơ sở lý luận khoa học QLGD”; Trần Kiểm “Khoa học QLGD- Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”… Các cơng trình trên thực sự là cẩm nang cho các
nhà QLGD các cấp trong lý luận cũng như trong thực tiễn QLGD, QL nhà trường.
Về QL nhà trường, các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ, Đặng
Quốc Bảo đã nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lý hoạt động dạyhọc, từ đó chỉ ra một số biện pháp QL nhà trường. Một trong số các biện pháp
hữu hiệu để duy trì, điều chỉnh hoạt động của QL đi đúng mục tiêu, kế hoạch là
các biện pháp kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả công việc trong từng giai
đoạn nhất định.
Tác giả Hà Sỹ Hồ (1985) trong cuốn “Những bài giảng về quản lý trường
học” (tập hai-NXB Giáo dục) đã cho rằng: “Chức năng kiểm tra đặc biệt quan
trọng vì q trình quản lý địi hỏi những thơng tin chính xác, kịp thời về thực
trạng của đối tượng QL, về việc thực hiện các quyết định đã đề ra, tức là đòi hỏi
những liên hệ ngược chính xác, vững chắc giữa các phân hệ QL và phân hệ được
QL…”. Ơng khẳng định: “QL mà khơng kiểm tra thì QL sẽ ít hiệu quả và trở
thành QL quan liêu”" [23,12]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) trong cuốn
“Những khái niệm cơ bản về QLGD” cho rằng quá trình QL diễn ra qua năm giai
15
đoạn: “Chuẩn bị kế hoạch hóa (KHH), KHH, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong
đó, kiểm tra là giai đoạn cuối cùng, kết thúc một chu trình quản lý. Kiểm tra giúp
cho việc chuẩn bị tích cực cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Kiểm tra tốt, đánh giá được
sâu sắc và chuẩn bị trạng thái cuối cùng của hệ (nhà trường) thì đến kỳ kế hoạch
(năm học) tiếp theo việc soạn thảo kế hoạch năm học mới sẽ thuận lợi, kế thừa
được mặt mạnh để tiếp tục phát huy, phát hiện được lệch lạc để uốn nắn loại trừ”
[24, 73]. Tác giả kết luận: “Theo lý thuyết Xibecnetic, kiểm tra giữ vai trị liên hệ
nghịch trong q trình quản lý. Nó giúp cho chủ thể quản lý điều khiển một cách
tối ưu hệ QL. Khơng có kiểm tra, khơng có QL. Tác giả Đặng Quốc Bảo (1998)
trong “Những vấn đề cơ bản về QLGD” xác định: “Kiểm tra là cơng việc gắn bó
với sự đánh giá, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, điều khiển mục tiêu”.
Gần đây, một số bài viết đăng trên Tạp chí thơng tin QLGD, các bài giảng
trong các lớp bồi dưỡng TTGD tại Học viện quản lý giáo dục, các báo cáo thu
hoạch về công tác TTGD của các lớp huấn luyện cán bộ thanh tra chuyên
ngành.... các tác giả cũng có quan tâm đến một số vấn đề chung về công tác
TTGD, nhưng chủ yếu chỉ đề cập đến các vấn đề xung quanh nội dung thanh tra,
đánh giá một nhà trường, một GV, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Tuy vậy, vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu
đề cập một cách cụ thể, sâu sắc về QL công tác thanh tra chuyên môn ở các
trường Tiểu học, của Sở GD-ĐT, vì thế vấn đề này rất cần được tiếp tục nghiên
cứu làm sáng rõ. Những tài liệu đã dẫn và những tài liệu viết về công tác thanh
tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của các nhà khoa học giáo dục thực sự là
những tư liệu quý, thiết thực, được chúng tôi tham khảo trong quá trình thực
hiện đề tài "
Các giải pháp quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học của các
trường tiểu học huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa"nhằm góp phần thực
hiện thắng lợi những mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
16
1.2.1. Kiểm tra
Có nhiều quan niệm khác nhau về kiểm tra, đó là:
- Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
- Khái niệm kiểm tra (control) có thể được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa
rộng, để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đồn thể và của cơng dân
kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, kiểm tra là hoạt
động của chủ thể nhằm tiến hành xem xét, xác minh một việc gì đó của đối
tượng bị quản lý xem xét sự phù hợp với trạng thái định trước (kiểm tra mang
tính nội bộ của người đứng đầu cơ quan)
Vậy, kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng, phát hiện
các mặt: tích cực, sai lệch, vi phạm để đưa ra kết luận điều chỉnh.
Quy trình kiểm tra gồm các bước sau đây:
- Chuẩn bị kiểm tra: Xác định chuẩn; Xác định đối tượng kiểm tra, phương
pháp kiểm tra, lực lượng kiểm tra...
- Tiến hành kiểm tra: Thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của thực tiễn
so với chuẩn mực.
- Đánh giá mức độ thực hiện: vượt chuẩn, đáp ứng yêu cầu, sai lệch so với
chuẩn...của đối tượng quản lý.
- Điều chỉnh gồm: Tư vấn (uốn nắn, sửa chửa), thúc đẩy (phát huy thành
tích tốt) hoặc xử lý (nếu sai phạm).
1.2.2. Kiểm tra nội bộ
Kiểm tra nội bộ trường học là một hoạt động nghiệp vụ quản lí của hiệu
trưởng nhằm theo dõi xem xét, kiểm soát phát hiện, kiểm nghiệm diễn biến và
kết quả của các hoạt động giáo dục trong nhà trường và đánh giá kết quả các
hoạt động đó theo qui chế đã đề ra, qua đó điều chỉnh uốn nắn, giúp đỡ để nâng
cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
17
Kiểm tra nội bộ theo nghĩa rộng nhất là sự đánh giá thường xuyên và độc
lập được thực hiện bởi ban kiểm tra nội bộ về các hoạt động nói chung, cân
nhắc, so sánh các kết quả thực tế theo kết quả dự định trong kế hoạch, về kế toán
tài chính, về các chính sách, các thủ tục, về việc sử dụng quyền hành, về chất
lượng quản lý, về hậu quả của các phương pháp, về các vấn đề đặc biệt và các
giai đoạn khác của các hoạt động.
Kiểm tra tác nghiệp là một công cụ hữu hiệu để kiểm tra quản lý. Sự
thành cơng của một chương trình kiểm tra tác nghiệp phần lớn phụ thuộc vào
quan niệm về nhiệm vụ, về loại hình lãnh đạo mà người phụ trách kiểm tra nêu
ra và chất lượng của các nhân viên kiểm tra.
1.2.3. Phân biện các khái niệm kiểm tra và thanh tra.
1.2.3.1. Giống nhau:
Mục đích: Đều kiểm tra, theo dõi các hoạt động giáo dục để giúp đỡ đối
tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Chức năng: Đều tạo lập kênh thông tin phản hồi trong quản lý giáo dục để
tự điều chỉnh, uốn nắn khắc phục những sai lệch trong hoạt động.
Nội dung công việc: Về thực chất đều là hoạt động kiểm tra đánh giá.
1.2.3.2. Khác nhau:
Về tính chất (chủ yếu là tư cách pháp nhân) về tổ chức, hoạt động, đối
tượng và cách xử lý cũng có những nét khác nhau.
* Kiểm tra nội bộ: Tiến hành trong nội bộ do hiệu trưởng qui định.
* Kiểm tra thi đua: Đánh giá xếp loại phong trào thi đua theo nội dung qui
định.
* Thanh tra: Kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới.
- Mối quan hệ: Kiểm tra nội bộ, kiểm tra thi đua cung cấp thông tin tin
cậy cho thanh tra. Thanh tra có thể sử dụng số liệu, kết luận đó để làm căn cứ
cần thiết trong hoạt động thanh tra.
18
1.2.4. Kiểm tra nội bộ trường học
Là một dạng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nhằm điều tra, theo
dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt
động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt
động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề
ra hay khơng. Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên, kích thích hoặc
những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và
điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo
trong nhà trường [21].
Trong “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra GD & ĐT” (Quyết
định số 478/QĐ ngày 11 tháng 3 năm 1993): Việc kiểm tra công việc, hoạt động
và các mối quan hệ của mọi thành viên trong nhà trường là trách nhiệm và
quyền hạn của hiệu trưởng. Hiệu trưởng có thể huy động: Phó hiệu trưởng, các
tổ trưởng chuyên môn và các cán bộ, giáo viên khác giúp hiệu trưởng kiểm tra
với tư cách là người được uỷ quyền hoặc trợ lý nhưng hiệu trưởng vẫn nắm
quyền tối hậu quyết định về những vấn đề quan trọng nhất của kiểm tra, là người
đưa ra kết luận cuối cùng và người chịu trách nhiệm về những kết luận đó.
Người hiệu trưởng giỏi là người biết tiến hành kiểm tra thường xun và có
kế hoạch, biết biến q trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của các bộ
phận và cá nhân trong nhà trường. Người hiệu trưởng có kinh nghiệm thường
biết kiểm tra đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ. Xác định rõ ai, bộ phận
nào thì kiểm tra thường xuyên; ai, bộ phận nào thì kiểm tra đột xuất và thậm chí
có người, bộ phận khơng cần kiểm tra, vì họ ln hồn thành nhiệm vụ một cách
tự giác khơng cần có sự thúc đẩy nào. Đồng thời, hiệu trưởng cũng xác định rõ
nên kiểm tra vào lúc nào: nếu sớm q thì khơng có gì để kiểm tra, nhưng nếu
muộn quá mới kiểm tra thì nếu có sai sót rồi, lúc đó rất khó sửa và làm lại [12]..
Nội dung hoạt động kiểm tra nội bộ trong trường học:
19
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch giáo dục; kế hoạch nghiên cứu khoa học,
phục vụ xã hội.
- Kiểm tra việc quản lý cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học: quản lý
hồ sơ nhà giáo, cán bộ, nhân viên, người học; việc bố trí, sử dụng; kế hoạch bồi
dưỡng đội ngũ nhà giáo.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong cơ sở giáo dục.
- Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng theo quy định.
- Kiểm tra việc tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham
gia các hoạt động xã hội; thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và người
học.
- Kiểm tra cơng tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản: hồ sơ, sổ sách;
thu chi và sử dụng các nguồn tài chính; đầu tư xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất
kỹ thuật, bảo quản tài sản chung.
- Kiểm tra công tác tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên, với chính
quyền địa phương và cơng tác xã hội hóa giáo dục.
- Kiểm tra việc phối hợp cộng tác giữa cơ sở giáo dục với các đoàn thể
quần chúng, Ban đại diện CMHS.
1.2.5. Quản lý
Ngay từ khi con người hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu
mà họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì quản lý đã là một yếu
tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân. Xã hội càng phát triển
thì trình độ tổ chức, điều hành cũng được phát triển theo và ngày càng tinh vi
hơn như mọi tất yếu lịch sử khách quan. Quản lý không những đã trở thành một
khoa học mà còn là một nghệ thuật. Vậy quản lý là gì?
Quan điểm của các tác giả về quản lý:
Theo Afanaxev A.G: “Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta,
20