Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự phát triển thần kỳ của trung quốc, cơ hội và thách thức với các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.3 KB, 19 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KÌ CỦA
TRUNG QUỐC
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI
VỚI CÁC QUỐC GIA ASEAN
A. Lời mở đầu
Trải qua quá trình phát triển nhanh chóng và liên tục trong hơn 30 năm
kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc đã giành được những
thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
trên thế giới.
Vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng ngày được nâng cao. Khi
cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á xảy ra vào năm 1997, Trung Quốc đã thể
hiện rõ “hình tượng một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm”. Ngày nay, đối
mặt với những biến động do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mang lại,
Trung Quốc một lần nữa thể hiện “hình tượng một nước lớn đầy tinh thần
trách nhiệm và có năng lực”.
Bài thuyết trình ngày hôm nay sẽ bàn về sự phát triển thần kỳ của Trung
Quốc, bí quyết thành công của kinh tế Trung Quốc, cơ hội, thách thức và
một số giải pháp có thể đưa ra cho các nước Đông Nam Á.
B/ Khái quát sơ lược tình hình kinh tế Trung Quốc trước năm 2000
Gồm các giai đoạn sau:
- Trước 1978: Nhìn lại kinh tế trước cải cách.
- 1978 – 1983: Những bước đi ban đầu của cải cách, thời điểm bắt đầu
những đổi thay.
- Từ 1984 – 1992: Giai đoạn rối loạn và náo động.
- Từ 1992-2000: Giai đoạn Trung Quốc xây dựng thể chế kinh tế thị
trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
I. Giai đoạn trước 1978
1. Hậu quả nặng nề sau chiến tranh
- Nông nghiệp lạc hậu, năng suất thấp, chủ yếu làm theo phương
pháp thủ công, thảm cảnh đói nghèo do nhiều vùng đất bị bỏ hoang sau
chiến tranh, nhiều người dân phải ăn độn để no sống qua ngày.




- Cơ sở công nghiệp kỹ thuật quá yếu. Các cơ sở công nghiệp của
Trung Quốc lúc này nhỏ về quy mô, lạc hậu về kỹ thuật và sản lượng
thấp.
- Giao thông của Trung Quốc sau chiến tranh bị tàn phá tiêu điều.
Những cảng khẩu ven biển thì quá lạc hậu và khả năng điều hành vào ra
quá hạn chế. Tàu viễn dương gần như chưa có, kinh doanh vận tải không
phát triển.
- Bưu điện thông tin: điện báo và điện thoại đường dài quá hạn chế đều liên lạc chạy bộ.
- Giáo dục lạc hậu, tỷ lệ mù chữ cao (80% dân số). Khoa học kỹ
thuật hầu như chỉ là một mảng trắng.
2. Thành công ban đầu
Tuy còn lạc hậu và chậm phát triển, nhưng nền kinh tế Trung Quốc
trước năm 1978 vẫn đạt một số bước tiến nhỏ:
- 1941: theo đuổi một chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội
chủ nghĩa (hay chiến lược Cú hích lớn theo cách gọi của kinh tế học).
- Ưu tiên công nghiệp hóa.
- Chính sách "thắt lưng buộc bụng" để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Chính phủ đã giữ quyền kiểm soát một phần lớn nền kinh tế.
- Kinh tế tăng trưởng mạnh.
- Giảm lạm phát cuối năm 1950.
II. Từ 1978 đến năm 1983 (hoặc 10-1984)
- Nông nghiệp bắt đầu vượt qua nhận thức chỉ có cây trồng mà đã
bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp cùng liên hiệp phát triển thành cơ sở
của kinh tế quốc dân.
- Thủ công nghiệp được cải tạo và nâng cao, công nghiệp hiện đại
cũng phải dần hình thành cà cấu thành một hệ thống công nghiệp hoàn
chỉnh.
- Giao thông vận tải cùng với mạng bưu điện viễn thông tạo thành

mạng lưới giao thông vận chuyển đến mọi miền và trở thành một ngành
quan trọng phục vụ sản xuất.
- Xây dựng thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Đây là ngành phát triển đã tham gia giải quyết thất nghiệp một cách
mạnh mẽ nhất, không chỉ phát triển trong nước mà đã vươn một cách
mạnh mẽ, bao thầu các công trình ở nước ngoài.
- Ngành thương nghiệp cũng phát triển mạnh mẽ, giải quyết vấn đề


sản xuất và tiêu thụ. Mậu dịch đối ngoại có một bộ mặt mới và trở thành
lĩnh vực quan trọng điều tiết kinh tế trong nước. Trung Quốc bắt đầu
tham gia kinh tế thị trường quốc tế và tạo được bước đi cơ bản.
* Nhận xét :
Như vậy, trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã xây dựng được hệ
thống kinh tế quốc dân hoàn chỉnh, có tính độc lập để bảo đảm sự tồn tại
và phát triển, làm thay đổi vị trí trong nền kinh tế thế giới. Đây là kì tích
được mọi người cả thế giới công nhận và là cơ sở kinh tế được tạo nên
để xây dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.
III. Giai đoạn từ 1984 đến 1992
- Phát triển kinh tế duyên hải làm cho các tỉnh này có thể tham gia
trực tiếp vào việc buôn bán quốc tế.
- Tiếp tục cải cách về thể chế kinh tế cũng như tài chính, tài vụ, chỉnh
đốn trật tự kinh tế, ổn định giá cả, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ
số tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc trong giai đoạn này
năm sau cao hơn năm trước, chẳng hạn như: ngoại thương của năm 1988
có doanh số 82 tỉ USD, bằng 41 lần năm 1978.
=> Thời kì này, Đặng Tiểu Bình tổng kết là: "kinh tế tiến thêm một
bậc", phát triển mạnh mẽ, đại đa số nhân dân đã giải quyết vấn đề no ấm,
một bộ phận đang phát triển khá giả và tiến tới giàu có.
- Tháng 10-1992, đại hội đại biểu lần thứ 14 Đảng Cộng sản Trung

Quốc được tổ chức và xác định rõ mục tiêu “xây dựng thể chế kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc”.
- Một số thành tựu đạt được:
+ Cơn sốt kinh doanh, sự bùng nổ của thế hệ doanh nhân đầu
tiên ở Trung Quốc, nhiều công ty danh tiếng ra đời (1984).
+ Ngoại thương phát triển nhanh.
+ Sản lượng quốc doanh chiếm phần lớn tổng giá trị sản lượng
công nghiệp.
+ Giải phóng tư tưởng, cải cách đã trở thanh tiếng nói chung
của dư luận.
Table 1. Average annual growth rates of agriculture 1952-1987
Subsector
1952-1978

annual growth rates
1978-1984

1984-1987


Crops
Grain
Cotton
animal
husbandry
Fishery
Forestry
Sidelines
agriculture
(overall)


2.5
2.4
2.0
4.0

5.9
4.8
17.7
10.0

1.4
-0.2
-12.9
8.5

19.9
9.4
11.2
2.9

12.7
14.9
19.4
7.7

18.6
0
18.5
4.1


Source: ministry of agriculture planning Bureau (1989pp. 112-5, 146-9, 18992) and ministry of agriculture (1989pp. 28, 34)
IV. Từ 1992 đến năm 2000
- Đặc điểm của giai đoạn này là Trung Quốc thực hiện một số cải
cách thể chế kinh tế, điều chỉnh chỉnh sách, cải cách một mặt một khu
vực, đột phá trọng điểm. Nhờ đó mà Trung Quốc đạt được những thắng
lợi chưa từng có: đứng vững và đày niềm tin trên con đường phát triển
kinh tế, cải cách thể chế, độc lập tự chủ đối ngoại.
- Sự phát triển thần kì của Trung Quốc trong giai đoạn này được thể
hiện qua một số thành tựu tiêu biểu sau:
+ Quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh theo quy mô lớn, xuất
hiện nhiều công xưởng thế giới.
+ Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất
khẩu.
+ Thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển
với tốc độ nhanh.
+ Khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh
và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.
+ Cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch
lên cao.
- Từ năm 1993 – 1997 : đây là thời gian đánh dấu những quyết sách
quan trọng liên quan đến chính sách tài chính “kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”, tập trung thanh lý các khoản nợ đọng kéo
dài trong khu vực xí nghiệp nhà nước, phân cấp lại nguồn thu thuế, thực
hiện giảm giá đồng Nhân dân tệ, Nhà nước đã rút lui khỏi các lĩnh vực


cạnh tranh cao, nhiều công ty trong nước đã tạo nên những sản phẩm với
giá cả rẻ hơn.
+ Năm 1993: Chu Dung Cơ đưa ra “chế độ chia thuế”.

+ Năm 1994: năm Đại chiến giá cả và sự hưng khởi của hàng nội địa
Trung Quốc
+ Năm 1997: khủng hoảng kinh tế Châu Á.
C. Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ
XXI
I. Tăng trưởng kinh tế
- Trong giai đoạn 2000-2001,Trung Quốc là một trong những nền
kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới, bình quân hàng năm
là 10,39%, trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân của thế giới chỉ
khoảng 5%. Thời gian này, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 tuy tác động mạnh đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới, song
Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,
khoảng 9%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 10
năm đầu thế kỷ XXI cao hơn nhiều so với các nước, khu vực phát
triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, đồng thời cũng cao hơn so với Ấn Độ,
Nga thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi.
- Trong năm 2000, Trung Quốc vượt Italia, trở thành nền kinh tế
lớn thứ 6 của thế giới; đến năm 2005, vượt Pháp, tiến lên vị trí thứ 5;
vượt Anh năm 2006, vượt Đức năm 2007 để trở thành nền kinh tế lớn
thứ 3 thế giới. Năm 2010, tổng lượng kinh tế của Trung Quốc đạt
5.879 tỷ USD, vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
sau Mỹ.
Có thể nhìn rõ sự tăng trưởng ấy qua biểu đồ sau:


WORLD’S LARGEST EXPORTERS OF GOODS (%)
II. Ngoại thương:
- Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm
2001, Trung Quốc đã chủ động, tích cực tham gia toàn cầu hóa kinh
tế và hợp tác kinh tế khu vực, không ngừng nâng cao mức độ mở cửa

đối ngoại. Thành công trong 10 năm đầu TK XXI của Trung Quốc
chủ yếu dựa vào xuất khẩu và đầu tư quốc tế. Cho đến cuối năm
2010, Trung Quốc có quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia và
khu vực; đã cùng với 163 nước và khu vực xây dựng cơ chế hợp tác
kinh tế- thương mại song phương; ký kết hiệp định đầu tư song
phương với 129 quốc gia và khu vực. Hiện nay, Trung Quốc đang
xây dựng 14 khu mậu dịch tự do với 27 quốc gia và khu vực trên thế
giới, đã ký 10 hiệp định tự do thương mại, trong đó 8 hiệp định đã có
hiệu lực. Trung Quốc cùng với 96 nước ký hiệp định tránh đánh thuế
quan hai lần, trở thành nước tích cực tỏng việc tự do hóa thương mại
và đầu tư. Trung Quốc căn cứ vào những cao kết gia nhập WTO dần


dần hạ thấp thuế quan, tổng mức thuế quan đã hạ từ 15,3% trước khi
gia nhập tổ chức này xuống 9,8% và đã xoa bỏ phần lớn những biện
pháp phi thuế quan. Trung Quốc tích cực xây dựng khung quan hệ
nước lớn theo hướng phát triển ổn định, cân bằng, cùng có lợi, cùng
thắng, thúc đẩu hình thành cục diện hợp tác xung quanh cùng hướng,
cùng phát triển. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế
năm 2008, Trung Quốc đã tích cực tham gia xây dựng cơ chế quản lý
kinh tế toàn cầu như tổ chức G20, thúc đẩy cải cách hệ thống tài
chính tham gia phối hợp chính sách kinh tế, tham gia hợp tác tài
chính thương mại ở tầm vĩ mô giữa các nước. Tính đến năm 2009,
Trung Quốc đã viện trợ 256,3 nghìn tỷ USD cho 161 quốc gia, hơn
30 tổ chức khu vực và quốc tế, giảm và xóa 380 khoản nợ cho 50
quốc gia nghèo, nợ nần nhiều nhất. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 20022008, Trung Quốc đã có những hoạt động trợ giúp thông qua việc
cho vay ưu đãi, tài trợ, xóa nợ, đầu tư bằng tài trợ của chính phủ ở 62
nước tại Châu Phi, Mỹ La tinh và Đông Nam Á với lượng trợ giúp
năm 2002 chưa đến 1 tỷ USD, tăng lên 27,5 tỷ USD năm 2006 và 25
tỷ USD năm 2007, trong đó trợ giúp cho châu Phi và Mỹ Latinh là

nhiều.
- Trung Quốc còn tích cực thúc đẩy các nước kém phát triển nhất
tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, đồng thời cam kết ưu đãi
miễn thuế cho 95% mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc của các
nước này.
- Nhờ mở rộng và phát triển hợp tác đối ngoại, hàng hóa nhập
khẩu bình quan hàng năm của Trung Quốc đạt gần 750 tỷ USD. Xuất
siêu của Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên. Do tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tài chính tiền tệ ảnh hưởng đến sức mua trên
thị trường quốc tế, xuất siêu của Trung Quốc có xu hướng giảm
xuống song vẫn ở mức cao.
III. Đầu tư quốc tế:
- Trung Quốc nổi lên như một nước có vốn đầu tư ra nước ngoài
đặc biệt gây ấn tượng, tăng từ 2,7 tỷ USD năm 2002 lên đến 67,6 tỷ
USD năm 2011. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc rất đa dạng,
trong đó có việc đầu tư vào thị trường tài chính tiền tệ của Mỹ, đầu
tư và trợ giúp cho các nước đang phát triển ở Châu Phi, Mỹ Latinh,
Đông Nam Á.
- Trong giai đoạn 2000-2011, không chỉ đầu tư ra nước ngoài
tăng mà luồng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Trung Quốc cũng tăng


rất nhanh, giá trị FDI vào Trung Quốc năm 2011 đã tăng 3 lần so với
năm 2000.

- Mở cửa và thu hút đầu tư đã làm cho nền công nghiệp và dịch
vụ của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Đầu tư nước ngoài đã góp
phần nâng cao nguồn vốn và nâng cấp công nghệ sản xuất của Trung
Quốc, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất lớn nhất thế
giới.

- Trong những năm gần đây, Trung Quốc cũng không ngừng đầu
tư cho nghiên cứu khoa học, năm 2010 kinh phí đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển là 698 tỷ USD, gấp 2,8 lần so với năm 2006.
- Nguồn nhân lực khoa học công nghệ của Trung Quốc cũng
không ngừng tăng lên. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành quốc gia
có nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật lớn nhẩt thế giới. Năm 2010,
lượng xin giấy phép dăng ký bản quyển quốc tế thông qua “Hiệp ước
hợp tác về sáng chế” (PCT) là trên 12.000 hồ sơ, xếp thứ 4 thế giới.


Điều này cho thấy, năng lực sáng tạo của Trung Quốc ngày càng
được nâng cao, Trung Quốc trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển
của kinh tế thế giới.
- Trung Quốc hiện tại đứng nhất thế giới về số người dùng điện
thoại di động và là 1 trong những thị trường di động phát triển nhất
thế giới với khoảng 889 triệu thuê bao vào 3/2011, so với số thuê bao
là 87 triệu vào năm 2000.
- Trung Quốc thay thế Mỹ, trở thành nước đứng đầu thế giới về
số người sử dụng internet với khoảng 457 triệu người (2010).
- Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nước lớn nhất sản xuẩt
ô tô con và xe tải nhẹ, vượt Mỹ về lượng tiêu thụ ô tô hạng nhẹ vào
năm 2009.
- Sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc trong những năm gần
đây không ngừng được nâng cao.
D. Những yếu tố đặc thù tạo nên sự trỗi đạy về kinh tế của Trung Quốc
I. Dân số và tăng trưởng kinh tế
- Trung Quốc là quốc gia có dân số trong độ tuổi lao động cao,
thuận lợi cho việc tăng trưởng kinh tế. Điều này càng có ý nghĩa với
1 quốc gia có dân số lên đến hơn 1 tỷ người như Trung Quốc.
- Những người ở độ tuổi 20-30 đã đóng góp tích cực cho sự tăng

trưởng GDP vào nguồn vốn con người của Trung Quốc. Không
những vậy, tỷ lệ sinh thấp trong mấy thập niên qua do chính sách 1
con đã giải phóng cho người lớn, đặc biệt là phụ nữ tham gia vào thị
trường lao động chính thức. Hàng trăm triệu phụ nữ vốn làm việc nội
trợ hoặc trên đồng ruộng đi vào làm việc trong nền kinh tế thị trường
đã góp phần làm tăng cao con số GDP của Trung Quốc thời gian qua.
II. Môi trường và tăng trưởng kinh tế
- Hy sinh môi trường cho tăng trưởng là một thực tế đã xảy ra
được nhiều nghiên cứu thế giới cũng như trong nước Trung Quốc
thừa nhận. Có nghiên cứu cho rằng, 40% tăng trưởng kinh tế GDP
của Trung Quốc thời gian qua có được là do hy sinh môi trường sinh
thái.
- Tăng trưởng kinh tế tốc độ cao trong hơn 30 năm cải cách và
mở cửa, gắn chặt với sự hi sinh môi trường sinh thái1 cách vô thức,


và khả năng Trung Quốc tận dụng nguồn lợi tự nhiên là môi trường
sinh thái để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế bất chấp thảm họa sinh
thái, trở thành nước đứng đầu thế giới về khai thác môi trường với
mật độ cao.
III. Đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế
- Cùng với chính sách cải cách và mở cửa, Trung Quốc cũng bước
vào thời kỳ đô thị hóa rất nhanh. Đô thị hóa góp phần làm tăng nhanh
GDP vì dân thành thị nói chung làm việc có năng suất cao hơn nông
thôn; và còn vì dân thành thị có đặc tính là đi khỏi nhà để làm công việc
được trả lương, trong khi phần lớn người ở nông thôn làm việc đồng áng
mang tính tực cấp tự túc cao.
- Đô thị hóa mạnh cũng có nghĩa là thị trường bất động sản phất triển
nhanh, công nghiệp, dịch vụ, thương mại phát triển tập trung, hiệu suất
cao hơn. Tất cả những điều này góp phần vào tăng trưởng kinh tế tốc độ

cao ở Trung Quốc thời gian qua.
IV, “Tam nông”: nông nghiệp- nông thôn-nông dân và tăng trưởng kinh tế
- Hiện đại hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, chuyển lao động
nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là một quá trình lịch sử tất yếu
mà không 1 quốc gia nào có thể bỏ qua.
- 700 triệu nông dân Trung Quốc ngày càng được lôi cuốn vào quá
trình quá độ lịch sử truyền thống sang sản xuất hiện đại. Gần 200 triệu
nông dân chuyển ra thành phố. Sự chuyển biến lớn này chắc chắn đá
đóng góp quan trọng cho tăng trưởng tốc độ cao cho Trung Quốc thời
gian qua.
- Chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc luôn coi nông nghiệp
là nguồn cung cấp tài nguyên chính cho phát triển công nghiệp và kinh tế
thành thị. Để phục vụ mục tiêu tối thượng đẩy nhanh công nghiệp hóa,
tăng tốc phát triển kinh tế, trong 1 thời gian dài, nông nghiệp, nông thôn
Trung Quốc đã được nhà nước khai thác triệt để bằng cách “lấy nhiều,
cho ít, quản chặt”. Đường lối này được cụ thể bằng những mục đích
“nông nghiệp bổ sung cho công nghiệp”, “nông thôn ủng hộ thành thị”.
V. Mô hình “Sản xuất, tiết kiệm, đầu tư” và tăng trưởng kinh tế
- Về cơ bản, Trung Quốc đã thực hiện mô hình “sản xuất, tiết kiệm
và đầu tư” như Nhật Bẩn đã từng làm trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế


tốc độ cao sau chiến tranh, tạo ra sự bùng nổ kinh tế.
- Các khoản tiết kiệm của người dân gửi vào ngân hàng ngày càng
lớn được chính phủ Trung Quốc sử dụng để đầu tư các dự án ở Trung
Quốc, nhất là đầu tư cho cơ sở sản xuất, đặc biệt là cơ sở sản xuẩt hàng
xuất khẩu, đưa Trung Quốc lên trở thành “công xưởng của thế giới”.
VI. Những nguyên nhân khác góp phần tạo nên sự phát triển thần kì của
Trung Quốc
1. Trung Quốc tiến nhanh vào cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực

sản xuất.
2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
3. Kỹ năng làm việc của lực lượng lao động và sự khéo léo tháo vát của
các doanh nhân khởi nghiệp.
4. Sự tồn tại của một tập hợp các thể chế thị trường vận hành tốt.
5. Sự chênh lệch giữa công nghệ hiện đại của một nước phát triển với
các nước đang hoặc chậm phát triển.
E. Thách thức và cơ hội với các nước ASEAN
I. Thách thức
1. Thách thức với các nước ASEAN nói chung
- Cạnh tranh tại các thị trường lớn: Thái Lan, Malaixia, Philíppin
và Inđônêxia (dưới đây gọi chung là ASEAN-4) hiện nay đang đứng
trước thách thức về sự thâm nhập của Trung Quốc tại các thị trường
lớn như Nhật Bản và Mỹ.
-Trung Quốc tại thị trường ASEAN và ASEAN tại thị trường
Trung Quốc:
+ Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN với tốc độ
nhanh hơn các thị trường khác.
+ Với việc gia nhập WTO, Trung Quốc có cơ hội tăng năng
lực
cạnh tranh hơn nữa trong những ngành công nghiệp hiện đại,
đồng thời sức ép cả Trung Quốc với ASEAN cũng sẽ mạnh
hơn.
+ Quan hệ thương mại giữa ASEAN-4 với Trung Quốc là quan
hệ thương mại ngang hàng (cùng xuất khẩu và cùng nhập khẩu
hàng công nghiệp với nhau).


- Cạnh tranh trong việc thu hút FDI: FDI vào ASEAN có khuynh
hướng giảm hoặc tăng chậm. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã thu

hút dần FDI từ hầu hết các nước tiên tiến và một số nước có người
Hoa ở châu Á.
-FDI vào Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến ASEAN vì các lý do sau:
+ FDI tại Trung Quốc ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong
xuất khẩu của nước này.
+ Doanh nghiệp nhà nước phải tăng sức cạnh tranh bằng cách hợp
tác hơn với các doanh nghiệp nước ngoài dưới nhiều hình thức.
+ Dòng chảy FDI vào Trung Quốc đã gấp năm lần so với dòng chảy
vào ASEAN.
2. Thách thức với Việt Nam nói riêng
- Quan hệ thương mại bất đối xứng, Việt Nam đứng trước “bẫy mậu dịch
tự do”
+ Một trong những điều đáng quan ngại với Việt Nam trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc là việc cơ cấu thương mại duy trì tình
trạng Bắc-Nam (nghĩa là cơ cấu thương mại giữa nước chậm phát
triển và nước tiên tiến) ngày càng rõ nét. Bên cạnh đố, quy mô nhập
siêu cũng tăng mạnh kể từ năm 2001 (thời điểm Trung Quốc gia
nhập WTO). Năm 2012, mặc dù Việt Nam đã đạt được trạng thái
xuất siêu song nhập siêu từ Trung Quốc vẫn lên tới 16,7 tỷ USD.
Mặc dù việc nhập siêu được cho rằng chịu tác động của việc Việt
Nam xuất khẩu các hàng hóa sơ chế, bán thành phẩm và nhập khẩu
hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp. Nhưng khi xem xét giá trị của các
nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc có thể thấy giá
trị nhập khẩu các hàng tiêu dùng hoặc hàng nông sản thấp hơn nhiều
so với nhập khẩu máy móc, thiết bị.
Như vậy có thể thấy, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc
không chỉ có sự bất đối xứng về lượng mà còn tồn tại sự bất đối xứng
về chất một cách đáng lo ngại.
Viễn cảnh đầy áp lực là khi Hiệp định thương mại tự do ASEANTrung Quốc (ACFTA) được thực thi hoàn toàn thì áp lực của Trung
Quốc lên Việt Nam còn mạnh hơn nữa. ACFTA ký kết vào tháng

11/2002 và có hiệu lực từ tháng 7/2005 (thuế suất bắt đầu cắt giảm).


Đối với các thành viên mới như Việt Nam thì thời hạn là năm 2015,
chỉ trừ 1 số hàng nằm trong danh mục nhạy cảm, tất cả hàng công
nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ không bị đánh
thuế. Thêm vào đó, thuế suất của phần lớn những mặt hàng trong
danh mục nhạy cảm cũng sẽ phải giảm xuống dưới 5% trước năm
2020. Đặc biệt so với thuế suất hiện hành mà Việt Nam áp dụng đối
với hàng nhập từ các nước thành viên WTO, thuế suất cắt giảm đối
với hàng nhập từ Trung Quốc theo khuôn khổ ACFTA sẽ rất lớn đối
với hàng công nghiệp trong các lĩnh vực như tơ sợi và vải, các loại
hóa chất, đồ điện gia dụng và sản phẩm phụ trợ, xe hơi và sản phẩm
phụ trợ. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam hiện nay nhập khẩu
nhiều từ Trung Quốc dù thuế suất cao. Do đó khi ACFTA hoàn thành,
những mặt hàng này sẽ tràn sang Việt Nam nhiều hơn nữa. Các
ngành công nghiệp của Việt Nam liên quan đến ô tô, tơ sợi, dệt
vải...sẽ chịu thách thức rát lớn, thậm chí là phá sản khi các ngành này
tồn tại được là nhờ mức thuế quan cao.
=> Việt Nam tiếp tục trở thành thị trường tiêu thụ hàng công
nghiệp của Trung Quốc và chủ yếu cung cấp tài nguyên, khoáng sản
thô cho nước này. Hậu quả là Việt Nam vướng vào “bẫy mẫu dịch
tự do” sẽ không thể chuyển lên trình độ cao hơn.
- Việt Nam chịu áp lực từ sự chuyển đổi mô hình “chế tạo tại
Trung Quốc” sang “sáng chế tại Trung Quốc”: Dưới áp lực chuyển
đổi mô hình, Trung Quốc thực hiện nhiều hơn hoạt động đầu tư ra
nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các dự án đầu tư của Trung Quốc có
quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và xây
dựng (chiếm 71,8% về số dự án và 69,4% tổng vốn đầu tư); tiếp đến
là lĩnh vực dịch vụ (chiếm 15,1% số dự án và 21,5% tổng vốn đầu

tư); các dự án còn lại tập trung trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Các dự án này đa số tập trung vào những ngành mà kỹ thuật và công
nghệ sản xuất đòi hỏi không cao, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở trong
nước, không cần nhiều vốn đầu tư lại thu hồi vốn nhanh, thời gian
tương đối ngắn (từ 5-15 năm).
=> điều này gây áp lực lớn cho Việt Nam, Việt Nam cần cân nhắc
và có sự lựa chọn thích đáng, tránh trường hợp tiếp nhận công nghệ
về nhưng chỉ dùng được vài năm.
- Đối mặt với nguy cơ tăng giá đồng NDT:
Do đồng NDT tăng giá, tiền lương ở Trung Quốc tăng nhanh. Các


doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển dịch những ngành có hàm
lượng lao động cao sang các nước khác để đối phó với khuynh hướng
mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Trung Quốc sẽ đầu tư
nhiều hơn sang Việt Nam. Việt Nam cần quan tâm đến dòng đầu tư
mới này từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án công nghệ thấp,
sử dụng nhiều lao động giản đơn. Thêm vào đó, do sức mua của đồng
CNY tăng, nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng
nhanh hơn. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung
Quốc trở thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam. Việt Nam cần
lường trước khả năng này để có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu
quả.
- Đối mặt với vấn đề quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT):
+ Với chiến lược 3 bước quốc tế hóa đồng NDT, từ năm 2009 tới
nay, Trung Quốc tăng cường sử dụng NDT trong thanh toán mậu
dịch với các nước láng giềng. Tháng 6/2009, Chính phủ Trung Quốc
cho phép các công ty ở Thượng Hải và Quảng Đông giải quyết các
thương vụ trông khối ASEAN bằng đồng NDT.
+ Là nước láng giềng, lại nằm trong khu vực ASEAN, Việt Nam

đã không thể đứng ngoài, mà còn chịu tác động trực tiếp của chiến
lược quốc tế hóa NDT. Theo thống kê, thương mại biên giới TrungViệt hiện nay có tới 90% là thanh toán bằng NDT. Gần 7% giao dịch
của Trung Quốc với các nước trong 3 tháng đầu năm 2010 được thực
hiện bằng đồng NDT.
+ Tuy nhiên, bởi hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn chưa đủ
mạnh đề chịu đựng được các luồng vốn lớn nên hiện đồng NDT
không thể tự do chuyển đổi với các đồng tiền khác trên thế giới. Do
vậy, Việt Nam nên thận trọng trong việc hoán đổi tiền tệ với Trung
Quốc, đầu tư trái phiếu huy động vốn bằng NDT, hoặc đầu tư vào tài
sản tại Trung Quốc để nền kinh tế ít bị chao đảo. Trước mắt, chúng ta
chỉ nên sử dụng đồng NDT cho mục đích thương mại và ở khu vực
biên giới.
- Đối mặt trong cạnh tranh phân hưởng tài nguyên:
+Trong tương lai, dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng,
lượng tài nguyên chủ yếu bình quân đầu người giảm hơn nữa. Mâu
thuẫn giữa dân số và tài nguyên ngày càng gay gắt.
+ Canh tranh phân hưởng tài nguyên thế giới giữa Trung Quốc và


các nước khác ngày càng trở nên kịch liệt, mà lãnh thổ Trung Quốc
thì chỉ có một. Do vậy, Trung Quốc chủ trương thúc đẩy phát triển
kinh tế biển, nâng cao năng lực khai thác, khống chế và quản lý biển.
Điều này tác động trực tiếp tới Việt Nam.
+ Biển Đông có tài nguyên vô cùng phong phú, đặc biệt là dầu
khí. Hiện nay, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều quan tâm nhiều đến
lợi ích kinh tế ở Biển Đông. Trung Quốc đã ký với ASEAN “Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) từ năm 2002.
- Đối mặt với những khó khăn trong hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở
rộng:
- Thứ nhất, chưa hình thành được một cơ chế ổn định và có tính

ràng buộc pháp lý. Do vậy, việc phối hợp xây dựng kế hoạch hợp tác
chung và dài hạn trên mọi lĩnh vực bị hạn chế. Điều này ảnh hưởng
tới hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước.
- Thứ hai, tính cạnh tranh giữa các nước còn nhiều khác biệt.
II. Cơ hội
1. Đối với sự phát triển của thế giới đặc biệt là ASEAN
o Mở rộng quy mô thị trường, thúc đẩy trao đổi thương mại hàng
hóa và dịch vụ.
o Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại.
o Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao năng lực
cạnh tranh.
o Xây dựng các cơ sở cho quan hệ song phương và đa phương.
2. Đối với Việt Nam
* Về thương mại
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến cho nhu cầu nhập khẩu
ngày càng lớn các nguyên nhiên liệu, khoáng sản, nông sản, sản
phẩm sơ chế phục vụ cho chế biến xuất khẩu, cũng như nhu cầu
nhập khẩu các hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị...từ Việt Nam
tăng lên.
=> kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh
- Có thể thấy, sự gắn bó trong quan hệ thương mại giữa 2


nước đã vượt qua được những ảnh hưởng tiêu cực của khủng
hoảng kinh tế năm 2008. Kể từ năm 2009 đén nay, kim ngạch 2
chiều luôn ở mức cao, trên 20 tỷ USD.
+2010: 25 tỷ USD
+2011: 35,72 tỷ USD (1991 chỉ có 37 triệu USD)
+ 2012: trên 41 tỷ USD
+ 2015: dự kiến 60 tỷ USD

- Trong quan hệ thương mại song phương, Trung Quốc đã dần trở
thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam khi kim ngạch
thương mại với Trung Quốc chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch
thương mại của Việt Nam từ năm 2004. Đồng thời, tỷ trọng thương
mại với Việt Nam của Trung Quốc cũng được cải thiện liên tục trong
những năm qua.
* Về vấn đề quốc tế hóa đồng nhân dân tệ:
- Mặc dù là thách thức nhưng đây cũng là 1 cơ hội đối với Việt
Nam.
- Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ sử dụng đồng NDT thay thế đồng USD trong
công việc làm ăn với các đối tác Trung Quốc, nhằm tăng cường hoạt
động thương mại song phương. Đây cũng là điều thuận tiện nhất cho
doanh nghiệp khi cả 2 bên sử dụng chung 1 đồng tiền. Điều này giúp
doanh nghiệp giảm chi phí trong giao dịch, hạ được giá thành sản
phẩm; giảm được nguy hiểm trong biến động tỷ giá ngoại tệ vì đồng
USD tăng giảm đột ngột trong những năm gần đây; giảm được nhu
cầu đối với đồng USD, tăng cường khả năng dung hợp và lưu thông
vốn, giảm thâm hụt trong thu chi quốc tế với người Trung Quốc.
- Ngoài ra, do phía Trung Quốc quy định người nước ngoài phải
bán hàng cho Trung Quốc mới nhận được tiền NDT, đây còn là cơ
hội tốt nữa để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hàng xuất khẩu,
mở rộng quy mô thị trường sang Trung Quốc.
F. Giải pháp cho các nước ASEAN
I. Định hướng
Để hạn chế mặt tiêu cực, thúc đẩy mặt tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế
giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, cần đặt ra những
phương hướng cụ thể sau:
- Về tổng thể, kiên định mục tiêu xây dựng mối quan hệ hữu nghị vì lợi ích quốc



gia, dân tộc.
- Nghiên cứu sâu sắc, toàn diện chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc,
đặc biệt là chiến lược liên kết kinh tế khu vực để tận dụng mọi cơ hội phát triển kinh
tế đất nước.
- Đi sâu nghiên cứu thị trường Trung Quốc, phối hợp với tổ chức nghiên cứu,
các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức kinh doanh Trung Quốc nhằm phát triển các thị
trường ngách để doanh nghiệp lách vào thị trường Trung Quốc, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tìm hiểu, mở rộng kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, đặc biệt là
các tỉnh vùng biên, góp phần làm lành mạnh hóa cán cân thương cũng như cán cân
thanh toán
- Phát huy nội lực và lợi thế địa kinh tế, địa chính trị của đất nước, chủ động xây
dựng chiến lược hợp tác phát triển kinh tế đối với Trung Quốc.
- Trên cơ sở tích cực mở cửa hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu, tham gia hiệu
quả với các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực từ APEC, ACFTA và TPP trong tương
lai.
- Đối với Việt Nam, cần có phương sách hữu hiệu nhằm tăng cường sự đồng
thuận trong toàn Đảng, toàn dân về quan hệ với Trung Quốc, tránh những phản ứng
dân tộc cực đoan làm tổn hại đến quan hệ hợp tác hai nước.
II. Một số giải pháp
1. Trong lĩnh vực thương mại

- Khắc phục xu thế gia tăng thâm hụt thương mại Việt – Trung, về nguy cơ mất
ổn định trong quan hệ hai nước do Việt Nam ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ
hàng hóa của Trung Quốc.
+ Trung Quốc cần có chính sách khuyến khích Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam đi sâu mở rộng
mạng lưới kinh doanh xuất khẩu hàng vào Trung Quốc, khuyến khích FDI Trung
Quốc vào Việt Nam sản xuất các mặt hàng chế biến Trung Quốc có nhu cầu để
tăng nhanh các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

+ Việt Nam cần nghiên cứu sâu thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu
hàng sang Trung Quốc.
+ Việt Nam cần phát triển mạnh các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra nhiều
chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc, ASEAN.
Muốn vậy, Việt Nam cần mở cửa hội nhập mạnh hơn, cải cách thể chế kinh tế
sâu hơn, đặc biệt là tạo thể chế, cơ chế, điều kiện thuận lợi cho FDI thế giới vào
Việt Nam đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ không chỉ hướng vào thị trường
nội địa, mà còn phải hướng mạnh vào thị trường Trung Quốc, ASEAN và thế
giới.
- Về cụ thể, khắc phục, hạn chế các hoạt động thương mại không lành mạnh:
buôn gian, bán lận hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất lan tràn, ảnh hưởng xấu
đến quan hệ hai nước.
- Thống nhất chuyển thương mại siêu ngạch sang thương mại chính ngạch. Vì
trên thực tế thương mại tiểu ngạch phát huy tác động nhanh ở vùng biên, song cũng
dẫn đến nhiều hậu quả phức tạp khó quản lý cho cả hai bên, gây ảnh hưởng xấu đến


quan hệ kinh tế hai bên.
Trên cơ sở phải nhận thức chung về sự cần thiết phải lành mạnh hóa quan hệ
kinh tế Việt – Trung, hai bên cần đi vào đàm phán xây dựng hệ thống chính sách hợp
tác song phương chính quy hiện đại một cách rõ ràng, theo nguyên tắc dễ làm trước,
khó làm sau.
2. Về lĩnh vực đầu tư

- Hạn chế khai thác nguyên liệu thô: đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thời
gian qua tập trung vào việc đầu tư khai thác nguyên liệu thô. Đây là điều dễ hiểu vì
Việt Nam có nguồn tài nguyên khá phong phú lại liền kề với Trung Quốc, vận
chuyển nguyên liệu thô rất hiệu quả do chi phí thấp so với khai thác tài nguyên ở
Châu Phi. Tuy nhiên, Việt Nam lại để thị trường này cho một số công ty Trung Quốc
thiếu trách nhiệm, dẫn đến những hậu quả kinh tế xã hội khó lường.

- Thu hút mạnh FDI Trung Quốc vào Việt Nam nhằm phát triển các ngành công
nghiệp phụ trợ, góp phần giảm nhập khẩu hàng hóa nguyên nhiên liệu của Trung
Quốc, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến sang Trung Quốc, góp phần giảm hụt cán
cân thương mại kinh niên, lành mạnh hóa quan hệ kinh tế hai nước.
- Thu hút ODA Trung Quốc cho các dự án kinh tế lớn, đặc biệt là các dự án kinh
tế song phương như “Hai hành lang một vành đai”.
- Nâng cao hiệu quả đối với các dự án nước ngoài trúng thầu. Cũng như lĩnh vực
khai thác tài nguyên, lĩnh vực đấu thầu các dự án kinh tế lớn trong nước.

NGUỒN TƯ LIỆU SỬ DỤNG TRONG BÀI
1. “Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam”
PGS.TS Nguyễn Kim Bảo (chủ biên)
Nhà xuất bản Từ điển báck khoa, Hà Nội, 2013
2. Cục thống kê quốc gia (Trung Quốc 20 năm thành tựu huy hoàng NXB thống kê Trung Quốc)
3. Economic Commission for Latin America and the Caribbean
(ECLAC), on the basic of data from the World Trade Organization (WTO).
4. />

cach-128090



×