Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Những khó khăn của nền kinh tế trung quốc trong năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.53 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN NGOẠI GIAO KINH TẾ

NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA
NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
TRONG NĂM 2017

HỌ VÀ TÊN

: Phùng Khánh Chi

LỚP

: KT41C

MÃ SINH VIÊN

: KT41C-073-1418


Hà Nội, 2017

2


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................2
I. Tổng quan tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2017......................................................3
1. Kinh tế trong nước.......................................................................................................3


2. Kinh tế đối ngoại.........................................................................................................5
II. Những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2017...................................7
1. Dư nợ tăng cao............................................................................................................7
2. Tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng ở mức cao.........................................................8
3. Tỷ lệ tiêu dùng thấp.....................................................................................................9
4. Dư thừa năng lực sản xuất.........................................................................................10
5. Các công ty “xác sống”.............................................................................................11
6. Vấn đề ô nhiễm mơi trường.......................................................................................12
7. Các rủi ro tài chính khác............................................................................................12
III. Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2018 và tác động đến Việt Nam....................13
1. Triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm 2018.......................................................13
2. Tác động đến Việt Nam.............................................................................................14
a. Ảnh hưởng từ những khó khăn của kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam.................14
b. Triển vọng hợp tác kinh tế trong năm 2018...........................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................16

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên đầy đủ tiếng Việt

Tên đầy đủ tiếng Anh

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Association of Southesat Asian
Nations

ACFTA

Hiệp định thương mại tự do
Trung Quốc – ASEAN

ASEAN - China Free Trade
Agreement

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

Consumer Price Index

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Foreign Direct Investment

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

IMF


Quỹ Tiền tệ Quốc tế

International Monetary Fund

MEP

Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc

Ministry of Environmental
Protection of China

NBS

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc

National Bureau of Statistics of
China

NDT

Nhân dân tệ

PBC

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc

People’s Bank of China

PPI


Chỉ số giá sản xuất

Producer Price Index

RCEP

Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện
khu vực

Regional Comprehensive Economic
Partnership

USD

Đơ la Mỹ

United States Dollar

2


I. Tổng quan tình hình kinh tế Trung Quốc năm 2017
1. Kinh tế trong nước
Kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi tương đối tích cực trong 11 tháng đầu năm 2017.
Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định trong 3 quý đầu năm 2017 .
Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), trong 3 quý đầu năm 2017,
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 59,329 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT),
tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo khu vực kinh tế, khu vực kinh tế thứ nhất
đạt 4,122 nghìn tỷ NDT, tăng 3,7%; khu vực kinh tế thứ hai đạt 23,811 nghìn tỷ NDT, tăng

6,3%; khu vực kinh tế thứ ba đạt 31,395 nghìn tỷ NDT, tăng 7,8% 1. Tốc độ tăng trưởng
tương đối đồng đều qua 3 quý và đã vượt mục tiêu tăng trưởng 6,5% mà Chính phủ Trung
Quốc đề ra. Tính riêng Quý III năm 2017, GDP Trung Quốc tăng trưởng 6,8%, đánh dấu
quý thứ 9 liên tiếp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 6,7 - 6,9%, duy trì đà tăng
trưởng ổn định.
Biểu đồ 1. GDP và tăng trưởng GDP theo quý, 2015 - QIII/2017

Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc
Sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Trung Quốc là nhờ bối cảnh kinh tế cả trong nước
và thế giới. Kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục, thúc đẩy thương mại Trung Quốc tăng
cao, tạo động lực cho tăng trưởng GDP cả nước. Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình chuyển
đổi sang những lĩnh vực kinh tế sử dụng công nghệ cao và mang lại giá trị gia tăng cao rõ
ràng đã phát huy tác dụng. Trong 3 quý đầu năm 2017, ngành công nghệ thông tin và
truyền thơng đạt mức tăng trưởng 23,5%, trong đó riêng Q III tăng trưởng 29% so với
cùng kỳ năm ngoái. Ngành giao thơng vận tải, kho bãi và bưu chính cũng đạt mức tăng
9,2%, ngành cho thuê và dịch vụ kinh doanh tăng trưởng 10,5%, trong khi các ngành dịch
vụ ăn uống và bán buôn bán lẻ cũng đạt mức tăng 7,2% 2. Sự đi lên của những ngành này là
động lực chính giúp duy trì đà tăng trưởng ổn định của kinh tế Trung Quốc.
Thứ hai, giá cả được kiểm soát ở mức ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được duy
trì ở mức vừa phải trong 11 tháng đầu năm 2017. Tính đến hết tháng 11, CPI trên cả nước
Trung Quốc tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu 10 tháng liên tiếp CPI ở mức
1

Cơ sở dữ liệu Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, />Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前前 ,
/>2
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前前前前前前 GDP 前前前前前前,
/>
3



dưới 2%. Trong đó, riêng tháng 11, CPI tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2016, tương đương
mức giảm 0,2% so với tháng trước đó. CPI tăng chủ yếu do sự tăng giá của các mặt hàng
phi thực phẩm (tăng 2,5%) và dịch vụ (tăng 3,1%), trong khi giá lương thực trong tháng 11
giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 20163. Nhìn chung năm 2017, giá các loại thực phẩm như
nơng sản và trứng biến động ít nhờ thời tiết thuận lợi, góp phần duy trì sự ổn định của CPI.
Biểu đồ 2. Biến động chỉ số CPI và PPI so với cùng kỳ năm trước
trong 11 tháng đầu năm 2017

Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc tăng khá mạnh trong năm 2017 do giá thép
tăng trở lại sau chiến dịch cắt giảm sản lượng ngành thép của Chính phủ Trung Quốc. Tính
chung cho 11 tháng đầu năm 2017, PPI tăng trung bình 6,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó tháng 11 tăng 5,8%. Sự cải thiện PPI được đóng góp bởi sự tăng giá vật liệu sản
xuất trong các ngành như khai khoáng (tăng 21,9%) và sự tăng giá thành phẩm công
nghiệp của các ngành khai thác than (tăng 30,9%), dầu khí (tăng 30%) và luyện kim (tăng
28,9%)4. So với mức giới hạn CPI tăng 3% trong năm 2017 mà Chính phủ Trung Quốc đề
ra, mức tăng CPI 1,5% trong 11 tháng cho thấy lạm phát vẫn đang được kiểm sốt ở mức
ổn định. Trong khi đó, PPI tăng nhờ các chiến dịch cải cách cơng nghiệp, góp phần cải
thiện tình hình việc làm ở Trung Quốc. Sự chuyển biến của PPI cho thấy, kinh tế Trung
Quốc đã có động lực phục hồi và tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2017.
Thứ ba, tình hình việc làm tiếp tục được cải thiện. Trong 10 tháng đầu năm 2017,
số việc làm mới được tạo ra ở cả khu vực thành thị và nông thôn là 11.910.000 việc làm,
tăng 230.000 việc làm so với cả năm 2016. Như vậy, cả nước Trung Quốc đã hoàn thành
trước 2 tháng và vượt mục tiêu của Chính phủ đề ra là tạo ra 11 triệu việc làm mới trong
năm 20175. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị giảm chỉ còn 3,95% trong Quý III so với
mức trên 4% của năm 2016. Ba quý đầu năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp thành thị tại Trung
Quốc lần lượt là 3,97%, 3,95% và 3,95%, mức thấp nhất kể từ năm 20026 (biểu đồ 3).
3

Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前 11 前前前前前前前前前前前前 1.7%,

/>4
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前 11 前前前前前前前前前前前前前前前 5.8%,
/>5
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前 2017 前 10 前前前前前前前前前前前前前前,
/>Nhân Dân nhật báo (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前 前前前前“前前前前”, />6
Cơ sở dữ liệu Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, /> />
4


Biểu đồ 3. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị theo quý tại Trung Quốc, 2013 - QIII/2017

Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc
Mặc dù chiến dịch cắt giảm sản lượng dư thừa trong ngành thép được dự báo làm
khoảng 1,8 triệu người Trung Quốc mất việc 7, nhưng sự cải thiện việc làm trong 10 tháng
đầu năm 2017 cho thấy các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang dần phục hồi trở lại.
Số việc làm mới tạo ra là thành quả của chủ trương đổi mới phương thức kinh doanh và cải
cách cơ cấu trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động ở Trung Quốc. Trong bối
cảnh kinh tế Trung Quốc được duy trì ở trạng thái ổn định hơn là tăng trưởng mạnh mẽ thì
sự cải thiện trong tình hình việc làm thực sự là điểm sáng lớn nhất trong năm 2017.
2. Kinh tế đối ngoại
Hoạt động kinh tế đối ngoại cũng có những chuyển biến tích cực.
Thứ nhất, thương mại Trung Quốc khởi sắc trở lại. Sau 5 năm không đạt mục tiêu
tăng trưởng, thương mại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2017 đã cho thấy những cải
thiện tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm đạt 3307,2 tỷ đô la Mỹ
(USD), tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xuất khẩu tăng 7,4%; nhập khẩu
tăng 17,2%8. Đây là mức tăng trưởng thương mại cao nhất trong 6 năm trở lại đây của
Trung Quốc, đặc biệt là sau sự sụt giảm nghiêm trọng vào các năm 2015 và 2016.
Biểu đồ 4. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tăng trưởng kim ngạch thương mại Trung
Quốc trong 10 tháng đầu năm giai đoạn 2013 - 2017


Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc
7

Nhân Dân nhật báo (2017), 前前“前前前”前“前前前前前前”前前前前前前前前, />8
Cơ sở dữ liệu Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, />
5


Sự khởi sắc của thương mại Trung Quốc là nhờ vào sự phục hồi kim ngạch xuất nhập
khẩu tại các thị trường truyền thống và sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thương mại với một
số quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường”. Trong 3 quý đầu năm 2017, xuất nhập
khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu lần lượt tăng 16,4%,
18,7% và 14,9%, chiếm 3,8% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc. Trong khi đó,
xuất nhập khẩu cùng kỳ sang Nga, Ba Lan và Kazakhstan (các quốc gia nằm trên “Vành
đai kinh tế con đường tơ lụa”) đạt mức tăng trưởng lần lượt là 27,7%, 24,8% và 41,1% 9.
Mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Trung Quốc vẫn là các loại hàng hóa truyền thống như cơ
khí và điện (tăng 13%, chiếm 57,7% tổng giá trị xuất khẩu) và các sản phẩm thâm dụng lao
động như ô tô, tàu và điện thoại di động (tăng 9,4%; chiếm 20,7% tổng giá trị xuất khẩu).
Trong khi đó, Trung Quốc chủ yếu nhập nguyên liệu thô như quặng sắt (tăng 7,1%), dầu
thô (tăng 12,2%) và khí đốt tự nhiên (tăng 22,3%)10.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm là nhờ
vào bốn yếu tố chính. Thứ nhất, thị trường toàn cầu đang trên đà hồi phục, dẫn tới nhu cầu
hàng hóa và dịch vụ gia tăng. Thứ hai, kinh tế Trung Quốc dần ổn định và phục hồi đã tạo
động lực cho nhập khẩu tăng trưởng. Thứ ba, các chính sách kích thích thương mại của Bộ
Tài chính Trung Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng. Và cuối cùng, những tiến bộ trong
phương thức vận hành của doanh nghiệp theo hướng thâm dụng công nghệ và chú trọng
vào cải tiến chất lượng sản phẩm cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa
Trung Quốc trên thị trường thế giới, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.
Thứ hai, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc tăng trưởng ổn định.
10 tháng đầu năm 2017, tổng số dự án FDI đăng ký tại Trung Quốc đạt 26174 dự án, tăng

15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng dự án ấn tượng nhất trong vòng
năm năm trở lại đây, từ năm 2012 đến 2017, cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục là một điểm
đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Biểu đồ 5. Tăng trưởng số dự án FDI và tổng vốn FDI thực tế tại Trung Quốc trong
10 tháng đầu năm giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc
9

Số liệu công bố tại Hội nghị xuất nhập khẩu 3 q đầu năm 2017 của Văn phịng Thơng tin Chính phủ Trung Quốc.
Nguồn tham khảo: Bài viết “前前前前 2017 前前前前前前前前前前前前前前前”, />10
Chính phủ Trung Quốc (2017), “前前前前 2017 前前前前前前前前前前前前前前前”, />
6


Tổng vốn đầu tư tính bằng USD đạt 1011,2 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, nếu tính bằng đồng NDT, tổng số vốn FDI vào Trung Quốc trong 10
tháng đầu năm 2017 đạt 6787 tỷ NDT, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2016 11. Sự khác biệt
này là do đồng USD đã lên giá đáng kể so với đồng NDT sau các đợt tăng lãi suất của Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ, trong bối cảnh kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng trở lại.
Trong khi kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và cạnh tranh để thu hút đầu tư ngày
càng khốc liệt do chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, sự ổn định trong đầu tư nước ngồi vào Trung
Quốc có thể được coi là một dấu hiệu tích cực. Để tăng cường thu hút đầu tư, trong năm
2017, Trung Quốc đã tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh và đẩy mạnh việc
chuyển đổi sang các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao. Trong 10 tháng đầu năm 2017,
tổng số vốn FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng công nghệ cao của
Trung Quốc đã tăng 22,9%, trong khi tổng vốn đầu tư vào các ngành dịch vụ công nghệ
cao tăng 20% so với cùng kỳ năm 201612.
Về cơ bản, trong 11 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã giữ vững được tốc độ tăng
trưởng kinh tế và duy trì tình hình thương mại, đầu tư ổn định. Giá cả được kiểm soát ở

mức tăng vừa phải, trong khi tình trạng thất nghiệp được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó,
Trung Quốc cịn đạt được thành cơng bước đầu trong việc kiểm sốt tình trạng dư thừa
năng lực sản xuất ở một số ngành công nghiệp nặng và đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các
quốc gia nằm dọc theo “Vành đai và Con đường”. Tuy giữ vững được đà tăng trưởng
tương đối ổn định trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế
Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và bất ổn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính.
Những rủi ro này đến từ chính mơ hình tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững trước đây, mà
trong quá trình đổi mới phương thức tăng trưởng mới bộc lộ ra và đe dọa trực tiếp đến sự
ổn định của nền kinh tế.

II.

Những khó khăn của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2017

1. Dư nợ tăng cao
Nợ của Trung Quốc từ lâu đã không phải một vấn đề mới lạ. Tính đến hết Quý I năm
2017, tổng nợ của Chính phủ, các hộ gia đình và doanh nghiệp Trung Quốc đã lên tới hơn
28.800 tỷ USD, tương đương 258% GDP. Trong đó khoản lớn nhất là nợ của các doanh
nghiệp (vào khoảng 17.000 tỷ USD), đặc biệt là những tập đoàn nhà nước hoạt động trong
nhiều ngành từ thép, xây dựng đến bất động sản 13. Như vậy, so với tỷ lệ nợ/GDP ở mức
141,3% (tương đương khoảng 4.907 tỷ USD) vào năm 2008, nợ của Trung Quốc đã tăng
gấp gần 6 lần14 (Biểu đồ 6). Tình trạng này càng kéo dài, kinh tế Trung Quốc càng nhiều
rủi ro. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), vì núi nợ này mà tăng trưởng GDP Trung Quốc có

11

Cục Xúc tiến Thương mại Trung Quốc (2017), 2017 前 1-10 前前前前前前前前前前前前前,
/>12
Nhân Dân nhật báo (2017), 前前前前前前前 前前前前前前前前前前前前, />13
Kevin Hamlin (2017), Can Xi Jinping defuse China’s debt bomb?, />14

Tính toán theo số liệu của Reuters (2017), />
7


thể giảm từ mức 6,9% của 6 tháng đầu năm 2017 xuống chỉ còn 5% vào năm 2021. Trong
kịch bản tệ hơn, con số này sẽ giảm xuống 3% nếu khủng hoảng tài chính xảy ra15.
Biểu đồ 6. Tỷ lệ nợ/GDP và nợ doanh nghiệp/GDP tại Trung Quốc, 2008 - QI/2017

Nguồn: Reuters
Nguyên nhân chính gây ra khối nợ khổng lồ của Trung Quốc chính là do mơ hình
phát triển kinh tế của nước này. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc
đưa ra biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế dựa vào đầu tư trong nước. Do đặt mục
tiêu tăng trưởng lên hàng đầu, Chính phủ Trung Quốc đã nới lỏng các điều kiện vay vốn
cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn Nhà nước trong lĩnh vực cơng nghiệp nặng.
Việc sử dụng địn bẩy tài chính tràn lan đã giúp các cơng ty Trung Quốc mở rộng và phát
triển rất nhanh. Hoạt động sản xuất cũng theo đó mà được thúc đẩy, mang lại tốc độ tăng
trưởng vượt bậc cho Trung Quốc. Tuy nhiên, khi tài sản của các công ty Trung Quốc được
tài trợ chủ yếu bằng vay nợ, rủi ro mất khả năng thanh toán cũng rất lớn. Tốc độ tăng
trưởng nợ trung bình của Trung Quốc trong vịng sáu năm qua đạt gần 13%, trong khi tăng
trưởng GDP trung bình chỉ đạt 7,67%16. Theo IMF, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc có thể
vượt qua mức 300% vào năm 2022, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng trong trung
hạn của nước này17.
Vấn đề nợ nần từ lâu đã là một chủ đề quen thuộc khi nói đến các rủi ro bên trong
nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến năm 2017, khi nước này bị cả hai cơ quan xếp
hạng tín dụng Moody’s và Standard & Poor’s hạ mức xếp hạng (trong khi Fitch đã hạ xếp
hạng tín dụng Trung Quốc từ năm 2013)18 thì việc giải quyết khối nợ khổng lồ mới thực sự
được Chính phủ Trung Quốc chú trọng. Vì vậy, bước sang năm 2018, đặc biệt là trong bối
cảnh Ban Chấp hành Trung ương mới được thành lập sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản
Trung Quốc, rất có thể Chính phủ nước này sẽ đưa ra các động thái cứng rắn và nghiêm túc
hơn để giải quyết gánh nặng nợ hiện nay.


15

Kevin Hamlin (2017), Can Xi Jinping defuse China’s debt bomb?, />16
Tính tốn từ số liệu tăng trưởng GDP Trung Quốc hằng năm của Ngân hàng Thế giới,
/>17
IMF (2017), China’s economic outlook in six charts, />18
Reuters (2017), S&P downgrades China’s rating, citing increasing economic, financial risks,
/>
8


2. Tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng ở mức cao
Tỷ lệ nợ xấu trong ngành ngân hàng của Trung Quốc đã tăng rất nhanh sau khi gói
kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT được Chính phủ nước này đưa ra để giải quyết
khủng hoảng 2008. Gói kích cầu này giúp thúc đẩy hoạt động tín dụng, tăng cường sản
xuất, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro nợ xấu cho các ngân hàng khi lượng vốn cho vay quá
cao và điều kiện tiếp cận nguồn vốn Nhà nước được nới lỏng. Tính đến hết Quý II năm
2017, tỷ lệ nợ xấu tại Trung Quốc đã đạt 1,74%, mức cao nhất kể từ năm 201019.
Biểu đồ 7. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Trung Quốc, 2010 - QII/2017

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
Tỷ lệ nợ xấu 1,74% chưa phải là quá cao so với các nước khác trên thế giới. Tuy
nhiên cách tính tốn nợ xấu của Trung Quốc có nhiều khác biệt với chuẩn mực kế tốn
quốc tế, đó là chưa kể đến sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của nước này. Do vậy,
con số thực tế có thể cịn cao hơn. Cụ thể, ngân hàng đầu tư CLSA ước tính tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dư nợ của Trung Quốc là 15% - 19% 20, trong khi tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch
ước tính tỷ lệ này có thể lên đến 21%21.
Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã cam kết sẽ tìm giải pháp làm giảm rủi ro tài chính
trong hệ thống ngân hàng nước này nhưng tình hình vẫn chưa được chuyển biến khả quan

trong năm 2017. Thậm chí, nhiều ngân hàng Trung Quốc cịn có xu hướng giảm mức dự
phòng vốn dùng để xử lý các khoản nợ xấu vì mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Theo thống
kê của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, mức tăng trưởng dự phòng vốn để giải quyết
nợ xấu của 4 ngân hàng nhà nước lớn nhất chỉ vào khoảng 5,4% trong nửa đầu năm 2017,
thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung và thấp hơn tốc độ tăng trưởng các khoản
vay có độ rủi ro lớn nhất tại các ngân hàng này 22. Ngồi ra, Chính phủ Trung Quốc vẫn
thông qua các ngân hàng nhà nước để tài trợ vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phần lớn trong số đó là thuộc diện khơng hiệu quả. Điều
này tiếp tục làm xói mịn hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng Trung Quốc.
Như vậy, việc đầu tư khơng hiệu quả khơng chỉ làm lãng phí tài ngun của nền kinh
tế, mà còn gây ra nhiều rủi ro tài chính phát sinh do việc vay nợ tràn lan. Có thể nói, chính
mơ hình tăng trưởng dựa vào đầu tư trước đây của Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng nợ
nần nghiêm trọng của nước này như hiện nay. Để giải quyết hậu quả, có thể trong tương lai
19

Minh Đức (2017), Về nợ xấu tại Trung Quốc hiện nay, />20
CLSA (2016), China’s bad debt epidemic, />21
Jim Edwards (2017), China may have $2 trillion in hiddent bad debt - 10 times more than official numbers report,
/>22
Minh Đức (2017), Về nợ xấu tại Trung Quốc hiện nay

9


Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một mức tăng trưởng thấp hơn để đảm bảo dịng vốn có thể
đi vào những lĩnh vực hiệu quả của nền kinh tế.

3. Tỷ lệ tiêu dùng thấp
Trung Quốc đang chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng bền vững
hơn, tức là coi tiêu dùng là động lực chính cho tăng trưởng thay vì đầu tư - một nhân tố

vốn biến động thất thường và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. So với đầu tư,
tiêu dùng tương đối ổn định, do vậy một nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng sẽ có xu
hướng giữ được tốc độ tăng trưởng bền vững hơn.
Tuy nhiên, mức tiêu dùng của người dân Trung Quốc trong năm 2017 lại không đạt
được tăng trưởng ấn tượng như Chính phủ kỳ vọng. Theo thống kê của NBS, trong 3 quý
đầu năm 2017, thu nhập khả dụng của người dân tăng trung bình 7,3%, nhưng mức tiêu
dùng chỉ tăng trung bình 6,1%. Tính đến hết Quý III năm 2017, mức tiêu dùng tăng 5,9%
so với cùng kỳ năm trước, giảm so với mức tăng 6,4% của Quý III năm 2016 23. Như vậy,
mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định, nhưng tỷ lệ tiêu dùng đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2017 vẫn khơng có tiến triển ấn tượng. Tăng trưởng
của Trung Quốc trong năm 2017 vẫn dựa vào các hoạt động sản xuất là chính, chứ chưa đạt
mục tiêu kỳ vọng của Chính phủ nước này là đưa tiêu dùng trở thành động lực chủ chốt
của nền kinh tế.
Biểu đồ 8. Tỷ lệ tiêu dùng và tiết kiệm của Trung Quốc so với các nước trên thế giới
(Đơn vị: %GDP, số liệu đến tháng 8/2017 tại 155 quốc gia)

Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Theo thống kê của IMF, tỷ lệ tiêu dùng/GDP của Trung Quốc nằm ở nhóm thấp nhất
trên thế giới, trong khi tỷ lệ tiết kiệm rất cao 24 (năm 2015, tỷ lệ tiêu dùng và tiết kiệm lần
lượt là 51,8% và 47,7%)25. So với các nước Đông Á khác, tỷ lệ thu nhập được dành cho
tiêu dùng của Trung Quốc cũng thấp hơn nhiều. Mức tiêu dùng thấp không chỉ đi ngược lại
với mục tiêu đưa tiêu dùng thành động lực tăng trưởng của Chính phủ, mà cịn tạo nên một
lượng vốn khổng lồ cho đầu tư. Trong bối cảnh luồng vốn đầu tư của Trung Quốc đang đi
vào những lĩnh vực kém hiệu quả, đặc biệt là bất động sản, thì tỷ lệ tiêu dùng thấp như vậy
khơng phải là tín hiệu tích cực.
23

Cơ sở dữ liệu Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, />IMF (2017), People’s Republic of China, 2017 Article IV Consultation,
/>25
Cơ sở dữ liệu cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, />24


10


4. Dư thừa năng lực sản xuất
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã tạo mọi điều kiện cho các
ngành sản xuất phát triển, từ đó biến Trung Quốc trở thành một “công xưởng” của thế giới.
Thế nhưng, chính những hoạt động sản xuất ồ ạt này lại dẫn đến tình trạng dư thừa năng
lực sản xuất nghiêm trọng trong các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Cho đến cuối
năm 2015, Chính phủ nước này mới đưa ra chiến dịch cắt giảm công suất ngành thép. Đến
tháng 10 năm 2017, tổng công suất dư thừa được cắt giảm đã đạt 110 triệu tấn 26, đạt hơn
70% mục tiêu cắt giảm 150 triệu tấn đến năm 2020 do Chính phủ đề ra 27. Tuy nhiên, con số
đạt được và cả mục tiêu đề ra đều tính cho sản lượng dư thừa trong các ngành than, sắt và
thép chứ khơng phải riêng ngành thép, trong khi tính đến cuối năm 2015 công suất dư thừa
chỉ trong ngành thép của Trung Quốc đã đạt gần 350 triệu tấn 28. Hơn nữa, mặc dù Chính
phủ nước này khẳng định chiến dịch cắt giảm diễn ra rất mạnh mẽ, nhưng tốc độ tăng
trưởng và cả tỷ lệ thất nghiệp đều không hề bị ảnh hưởng tiêu cực như dự báo trước đó. Ba
quý đầu năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc giảm thấp nhất trong nhiều năm trở
lại đây, mặc dù chiến dịch cắt giảm được dự báo sẽ làm khoảng 1,8 triệu người 29 mất việc.
Những điều này cho thấy, rất có thể việc cắt giảm sản lượng dư thừa trong ngành thép
khơng thực chất như những gì Chính phủ Trung Quốc vẫn khẳng định.
Ngồi ngành thép, Trung Quốc cịn đối mặt với tình trạng dư thừa năng lực sản xuất
nghiêm trọng trong rất nhiều ngành, mà điển hình là các ngành nhơm, xi măng, hóa chất,
lọc dầu, sản xuất kính phẳng, đóng tàu, sản xuất giấy và bìa các-tơng 30. Chỉ một chiến dịch
cắt giảm cơng suất trong ngành thép khơng thể giải quyết tồn bộ tình trạng dư thừa trong
nền kinh tế. Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa có bước đi cụ thể nào nhằm đối
phó với vấn đề dư thừa năng lực trong các ngành khác. Công suất thừa làm tăng sự trì trệ
của kinh tế trong nước và đe dọa tàn phá các thị trường thế giới, vì vậy Trung Quốc cần
phải có những chiến dịch sâu rộng hơn nữa mới có thể giải quyết hết vấn đề dư thừa năng
lực sản xuất trong các ngành công nghiệp của nước này.


5. Các cơng ty “xác sống”
Năm 2008, để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đưa ra gói kích
cầu 4.000 tỷ NDT để thúc đẩy kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn số tiền này lại được dành cho
các doanh nghiệp Nhà nước để thúc đẩy sản xuất và ngăn việc sa thải nhân cơng hàng loạt.
Chính điều này đã dẫn đến sự hình thành của những tập đồn “zombie” (xác sống) - những
công ty lớn làm ăn kém hiệu quả ở Trung Quốc. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 10%
số cơng ty niêm yết tại Trung Quốc đủ tiêu chuẩn để coi là một doanh nghiệp “xác sống” 31.
Không chỉ hoạt động không hiệu quả, các công ty này còn mang theo những khoản nợ
26

Thời báo Tài chính (2017), 前前前前前前前前前前前前前 前前前前前前前前, />27
Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前, />28
Lukas Brun (2016), Overcapacity in steel: China’s role in a global problem, Center on Globalization, Governance &
Competitiveness, Duke University,
/>29
Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前 1000 前前前前前前前前前前前, />30
Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, Overcapacity in China: An impediment to the Party’s reform
agenda, />31
Phương Nga (2017), Đế chế “zombie”: Có quá lớn để sụp đổ?, />
11


khổng lồ, nhưng vẫn được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ để tiếp tục tồn tại. Các doanh
nghiệp như vậy phần lớn tập trung ở các ngành công nghiệp vốn đang phải đối mặt với tình
trạng dư thừa năng lực sản xuất nghiêm trọng, đặc biệt là ngành thép.
Năm 2017, mặc dù Chính phủ Trung Quốc tăng cường chiến dịch cắt giảm công suất,
nhưng các công ty “xác sống” trong ngành thép lại khơng hề bị ảnh hưởng. Tính đến tháng
8 năm 2017, chỉ có 12% số vụ phá sản ở Trung Quốc đến từ các công ty trong các ngành
làm ăn kém hiệu quả. Trong đó, 10% số vụ phá sản là ở lĩnh vực bất động sản, nơi có

khoảng 45% cơng ty được coi là “xác sống”. Chỉ có 2% doanh nghiệp phá sản nằm trong
ngành thép, nơi có hơn một nửa số cơng ty được xếp vào diện như vậy, dù chiến dịch cắt
giảm sản lượng vẫn diễn ra mạnh mẽ32. Không chỉ vậy, những công ty phá sản phần lớn là
doanh nghiệp nhỏ, còn các tập đồn Nhà nước lớn lại khơng hề bị ảnh hưởng. Sự tồn tại
của các doanh nghiệp “xác sống” ngăn cản dòng vốn đến với những lĩnh vực hiệu quả hơn
của nền kinh tế và kéo lùi đà tăng trưởng của nước này. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc
vẫn chưa thực sự nghiêm túc trong việc giải quyết những công ty “xác sống” kiểu này, dù
sự tồn tại của chúng làm tăng gánh nặng nợ nần và hao phí nguồn lực của nền kinh tế.
6. Vấn đề ơ nhiễm mơi trường
Ơ nhiễm môi trường từ lâu đã là một vấn đề nghiêm trọng của Trung Quốc. Mặc cho
những tuyên bố của Chính phủ nước này về việc cải thiện mơi trường để phát triển theo
hướng bền vững, trong năm 2017, tình hình ơ nhiễm tại các thành phố lớn vẫn đặc biệt
nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (MEP), 10 tháng đầu
năm 2017, tỷ lệ trung bình số ngày được xếp loại khơng khí tốt tại 13 thành phố thuộc khu
vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc chỉ đạt 54,3%, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngối.
Trong khi đó, con số này ở 25 thành phố thuộc đồng bằng sông Dương Tử đạt 76,3%, giảm
1,0% so với cùng kỳ năm 2016. Còn tại 9 thành phố thuộc đồng bằng Châu Giang, tỷ lệ
này đạt 85,0%, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ PM 2.5 và PM1033 tại hầu hết các
khu vực đều tăng lên trong 10 tháng đầu năm 2017, đặc biệt tại khu vực Bắc Kinh - Thiên
Tân - Hà Bắc, tỷ lệ PM2.5 và PM10 tăng lần lượt 8,5% và 7,7% so với cùng kỳ năm 201634.
Như vậy, mặc dù Chính phủ Trung Quốc liên tục đưa ra cam kết cải thiện chất lượng
mơi trường, tình hình ô nhiễm vẫn ngày càng trầm trọng. Mặc cho những cam kết cắt giảm
năng lực sản xuất ngành thép - lĩnh vực tàn phá môi trường nặng nề nhất ở Trung Quốc,
chất lượng khơng khí tại Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc, trọng điểm của ngành sản xuất
thép, vẫn ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do chiến dịch cắt giảm khơng hề
nhằm vào các tập đồn nhà nước lớn trong ngành thép ở khu vực này. Hơn nữa, sản lượng
sản xuất thậm chí cịn tăng cao trong năm do Chính phủ Trung Quốc tăng cường xây dựng
hạ tầng để phục vụ Đại hội XIX. Tốc độ phát triển quá nóng tại Trung Quốc đã hủy hoại
nghiêm trọng mơi trường, nhưng Chính phủ nước này có vẻ vẫn chưa thực sự chú trọng
đến việc giải quyết hậu quả. Bên cạnh các mục tiêu kinh tế và chính trị, môi trường vẫn

chưa được Trung Quốc coi như một ưu tiên.
32

Ifeng (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前 前前前前前前前前前, />PM2.5 và PM10 là chỉ số đo mức độ các hạt bụi siêu vi trong khơng khí, trong đó các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc
bằng 2,5micromet (PM2.5) là nguy hiểm nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2017, tỷ lệ PM 2.5 ở khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân
- Hà Bắc là 64 µg/m3, gấp 6,4 lần mức khuyến cáo của WHO. Tỷ lệ này thấp nhất là ở đồng bằng Châu Giang, đạt 32
µg/m3, cao gấp 3,2 lần mức khuyến cáo của WHO. Số liệu lấy từ Báo cáo của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc,
/>34
Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (2017), 前前前前前前前 2017 前 10 前前 1-10 前前前前前前 74 前前前前前前 前前前,
/>33

12


7. Các rủi ro tài chính khác
Bênh cạnh những khó khăn trên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều
rủi ro, mà những rủi ro này chủ yếu đến từ lĩnh vực tài chính.
Thứ nhất, rủi ro đến từ bong bóng bất động sản. Nhìn chung, trong năm 2017, thị
trường bất động sản Trung Quốc đã bình ổn hơn nhờ vào những chính sách bình ổn giá và
kiểm sốt lượng mua nhà của Chính phủ. Tháng 10 năm 2017, giá nhà ở các đô thị loại 1
đã giảm 0,1% so với Quý III, trong khi giá nhà ở các đô thị loại 2 và 3 cũng chỉ tăng 0,2%
- 0,3%35. Tuy nhiên, nguy cơ thị trường nhà đất bùng nổ vẫn còn. Đặc biệt là từ đầu năm
2017, sản lượng ngành thép lại tiếp tục tăng cao, đến hết tháng 10 đã tăng 6,1% so với
cùng kỳ năm 201636. Do thép là nguyên liệu quan trọng trong ngành xây dựng, nên các
biến động giá thép sẽ có ảnh hưởng lớn đến bong bóng bất động sản. Vì vậy, nguy cơ thị
trường nhà đất bùng nổ trở lại vẫn chưa biến mất.
Thứ hai, rủi ro đến từ các ngân hàng ngầm. Các ngân hàng ngầm ở Trung Quốc
chịu trách nhiệm rất lớn cho khoản nợ khổng lồ của nước này. Năm 2017, Chính phủ Trung
Quốc đã có những bước đi nghiêm túc trong việc đối phó với hệ thống này. Trong tháng 10
năm 2017, tổng giá trị các khoản tín dụng ủy thác và chấp phiếu ngân hàng phi chiết khấu,

các hình thức tín dụng rất phổ biến trong hệ thống ngân hàng ngầm Trung Quốc, chỉ đạt
107 tỷ NDT so với mức 396 tỷ NDT hồi tháng 9; nhưng tổng dư nợ tháng 10 vẫn tăng 13%
so với cùng kỳ năm trước37. Như vậy, các khoản tín dụng ngân hàng ngầm không biến mất
mà chỉ được chuyển qua các kênh tài chính chính thức khác. Vì thế, rủi ro về nợ vẫn cịn,
thậm chí tiếp tục tăng lên. Hơn nữa, đây chỉ là sự sụt giảm đầu tiên trong năm, hệ thống
ngân hàng ngầm vẫn cịn đó và có thể bùng nổ giao dịch bất cứ lúc nào.
Ngồi hai rủi ro trên, Trung Quốc cịn đang đối mặt với rủi ro tài chính Internet và
rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Các dịch vụ tài chính Internet như cho vay trực
tuyến, bảo hiểm Internet, thanh tốn bên thứ ba ... bùng nổ nhanh chóng, làm tăng nguy cơ
giao dịch bất hợp pháp. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của các ngân hàng yếu đi rõ rệt,
cùng với sự liên kết ngày càng chặt chẽ đã làm tăng nguy cơ đổ vỡ trên tồn hệ thống.
Nhìn chung, thị trường tài chính Trung Quốc năm 2017 phải đối mặt với rất nhiều rủi ro,
trong khi các chính sách của Chính phủ thường rất ít có hiệu quả hoặc hiệu quả rất muộn,
không đủ để làm giảm rủi ro của một cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai.
Mặc dù về tổng quan, Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định, nhưng
nền kinh tế nước này thực chất đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Những
khó khăn này là hậu quả của những chính sách đặt mục tiêu tăng trưởng cao lên trước tiên
mà khơng tính đến các rủi ro trong dài hạn. Nếu Trung Quốc vẫn muốn duy trì tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, thì việc đối phó với các thách thức này là rất cần thiết.
III. Triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2018 và tác động đến Việt Nam

35

Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前-前前 10 前前前前前前, />36
Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前, />37
Reuters (2017), China Oct new yuan loans hit one-year low as debt curbs weigh,
/>
13



1. Triển vọng kinh tế Trung Quốc trong năm 2018
Mặc dù cịn đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng rất có thể Chính phủ Trung Quốc sẽ
khơng hy sinh mục tiêu tăng trưởng để giải quyết các vấn đề trong nước trong năm 2018.
Nếu khơng duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%/năm, Trung Quốc sẽ rất khó có
thể đạt được mục tiêu xã hội khá giả vào năm 2020 38. Vì vậy, thay vì phát triển bền vững,
tăng trưởng có thể vẫn là ưu tiên lớn nhất của giới lãnh đạo Trung Quốc trong năm 2018.
Tuy nhiên, để duy trì được đà tăng trưởng trong trung hạn, việc đối phó với các rủi
ro, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính là rất cần thiết. Vì vậy, trong năm 2018, Chính phủ
Trung Quốc có thể sẽ tập trung giải quyết khoản nợ khổng lồ trong nền kinh tế. Nước này
hiện nay vẫn có dự trữ ngoại hối 3.000 tỷ USD, cùng với tiền gửi tiết kiệm trong dân
chúng ở mức 24.000 tỷ USD39. Do đó, Trung Quốc vẫn có đủ nguồn lực để đối phó với
những món nợ đang ngày càng mở rộng. Việc đối phó với hệ thống ngân hàng ngầm và
kiềm chế sự nóng lên của thị trường bất động sản cũng sẽ vẫn được tiếp diễn.
Chiến dịch cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa trong ngành thép vẫn sẽ tiếp tục theo
kế hoạch đã vạch ra. Tuy nhiên, triển vọng chiến dịch quy mô quốc gia này được mở rộng
sang các ngành khác là không nhiều, do Chính phủ Trung Quốc vẫn có xu hướng bảo vệ
các tập đoàn Nhà nước trong những ngành này. Bước sang năm 2018, Trung Quốc vẫn sẽ
khuyến khích hoạt động đầu tư nhiều hơn tiêu dùng. Nhưng các hoạt động này sẽ dần tập
trung sang các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển để phục vụ mục
tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ của thế giới thay vì “cơng xưởng” tồn cầu như trước.
Tuy nhiên, do vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu, rất có thể Trung Quốc sẽ
khơng đưa ra chính sách đột phá gì để thúc đẩy sự phát triển ở các khía cạnh khác, trong đó
có bảo vệ môi trường và tăng cường phúc lợi xã hội. Mặc dù tuyên bố chuyển đổi phương
thức phát triển kinh tế theo hướng bền vững hơn, nhưng phúc lợi xã hội Trung Quốc vẫn ở
mức thấp so với các nước trong khu vực Đơng Á và các nước cùng trình độ phát triển. Bên
cạnh đó, mặc dù mơi trường bị hủy hoại trầm trọng, nhưng nước này vẫn chưa có chính
sách giải quyết nào trong dài hạn. Trong năm 2018, Trung Quốc rất có khả năng sẽ chỉ đưa
ra các chính sách cải cách mơi trường có tính nhất thời và đối phó với dư luận quốc tế. Cịn
trên thực tế, có rất ít khả năng nước này hy sinh mục tiêu tăng trưởng để giải quyết vấn đề.
2. Tác động đến Việt Nam

a. Ảnh hưởng từ những khó khăn của kinh tế Trung Quốc đến Việt Nam
Để giải quyết gánh nặng dư thừa sản lượng và tỷ lệ nợ gia tăng của các doanh nghiệp
trong nước, Trung Quốc đã đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế đối ngoại, thúc giục các nước
phối hợp với Trung Quốc để xây dựng các mơ hình hợp tác kinh tế chưa từng có tiền
lệ. Việt Nam cũng là một đối tượng được Trung Quốc chú trọng tăng cường hợp tác, đặc
biệt trong việc đẩy mạnh đầu tư và cho vay vốn.
Khi Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu vốn, điều này có ý nghĩa trong việc bổ sung
nguồn vay để đầu tư phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, các tác động khác cũng cần được
cân nhắc. Đầu tiên, điều này có thể phá vỡ trần nợ công của Việt Nam vốn đã đang ở mức
38

Thơng tin từ Chương trình Tồn cảnh thế giới, Đài Truyền hình Việt Nam. />39
Kevin Hamlin (2017), Can Xi Jinping defuse China’s debt bomb?, />
14


cao. Tiếp đó, các vấn đề lao động Trung Quốc bất hợp pháp cũng có thể gây ra các tác
động tiêu cực về an ninh xã hội. Cuối cùng, nhưng không kém quan trọng, các tác động
môi trường cần được đánh giá đầy đủ và có chế tài hợp lý, do công nghệ được Trung Quốc
vốn dĩ đã lạc hậu, cùng với việc các công ty của nước này vốn nổi tiếng trong việc đánh
đổi mục tiêu sản lượng với việc bảo vệ mơi trường và quyền lao động.
Nhìn chung, do có những khó khăn trong nước, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc đầu tư
và hợp tác kinh tế để xuất khẩu nợ và sản lượng dư thừa. Về một mặt, điều này có thể
mang lại nguồn vốn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng làm tăng gánh nặng nợ nần của đất
nước. Ngồi ra, sự hiện diện của các cơng ty, cơng nghệ Trung Quốc có thể đe dọa mục
tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đang hướng tới.
b. Triển vọng hợp tác kinh tế trong năm 2018
Về hợp tác đa phương, Việt Nam vẫn sẽ tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc
trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tiếp tục đàm phán Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo lộ trình cắt giảm một số thuế quan

của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA), sang năm 2018, một số
sản phẩm “nhạy cảm” còn lại của tất cả các nước thành viên trong Khu vực thương mại tự
do Trung Quốc - ASEAN cũng sẽ áp dụng thuế quan bằng 0. Với RCEP, rất có khả năng
thỏa thuận cuối cùng sẽ được ký kết trong năm 2018, do các nước tham gia đàm phán đã
bỏ lỡ các thời hạn chót trong suốt 3 năm. Tuy nhiên, RCEP và ACFTA chỉ tập trung vào
khía cạnh dỡ bỏ hàng rào thương mại, nên sẽ khơng có ích nhiều cho Việt Nam trong việc
hội nhập trên các phương diện khác như bảo vệ môi trường, quyền lao động và sở hữu trí
tuệ. Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng cao theo
những khn khổ này, nhưng cũng vì vậy mà tình trạng thâm hụt thương mại với Trung
Quốc của Việt Nam khó có thể cải thiện.
Về hợp tác song phương, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục đầu tư và xuất khẩu
công nghệ sang Việt Nam. Việt Nam hiện nay vay khá nhiều vốn từ Trung Quốc để tài trợ
cho những dự án cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một đất nước nằm dọc
“Con đường tơ lụa trên biển” do Trung Quốc đề xuất. Do đó, khả năng nước này tăng
cường đầu tư và cho vay vốn các dự án hạ tầng của Việt Nam trong năm 2018 là rất cao.
Tuy nhiên, vốn vay của Trung Quốc thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cả về kinh tế, chính trị
và xã hội. Do đó, Việt Nam cần cẩn trọng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn này. Quan hệ
thương mại chính thức vẫn được thúc đẩy nhờ các hiệp định đa phương mà Việt Nam và
Trung Quốc cùng tham gia. Bên cạnh đó, việc bn bán qua tiểu ngạch khơng có khả năng
sẽ bị suy giảm trong năm 2018, do hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc vẫn rất được ưa chuộng
tại thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, trong năm 2018, cả quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam Trung Quốc sẽ tiếp tục được mở rộng. Tuy nhiên, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc,
Việt Nam vẫn luôn là nước bị động và chịu nhiều rủi ro hơn. Do vậy, bên cạnh việc duy trì
hợp tác, Việt Nam cũng cần chuyển hướng nhập khẩu sang các thị trường lân cận để tránh
thâm hụt thương mại quá cao. Ngoài ra, hoạt động đầu tư và cho vay vốn từ Trung Quốc
cũng cần được kiểm sốt chặt chẽ và có giới hạn để phòng tránh các rủi ro phát sinh về
kinh tế, chính trị, xã hội và mơi trường.

15



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Thế giới và Việt Nam (2017), Các Bộ trưởng RCEP sẽ sớm ký thỏa thuận trong
năm 2018, />BBVA Research (2017), China’s consumption trend overview - China digital banking
report 2017, />Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前
前2017 前 12 前 12 前前 13 前) (Tạm dịch: Báo cáo tóm tắt của Bộ Bảo vệ mơi trường về
tăng cường giám sát kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí tại Bắc Kinh, Thiên Tân và các khu vực
lân cận - Ngày 12-13/12/2017),
/>Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc (2017), 前前前前前前前 2017 前 10 前前 1-10 前前前前前前
74 前前前前前前 前前前 (Tạm dịch: MEP cơng bố tình trạng chất lượng khơng khí tại các khu
vực trọng điểm và 74 thành phố trong tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2017),
/>Cơ sở dữ liệu Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, .
Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前-前前 10 前前前前前前 (Tạm dịch: Liu
Jianwei, Thống kê viên cao cấp, Phịng Đơ thị, Cục Thống kê - Giải thích dữ liệu về giá
nhà ở trong tháng 10), />Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Sản lượng
ngành thép Trung Quốc trong năm tới sẽ khơng thay đổi), />Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前 2017 前前前前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Văn
phịng Thơng tin tổ chức hội nghị cơng bố tình hình xuất nhập khẩu trong ba quý đầu năm
2017), />Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Ý
kiến của Hội đồng Nhà nước về giải quyết công suất dư thừa trong ngành sắt và thép để
phát triển), />Chính phủ Trung Quốc (2017), 前前前前前前 1000 前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Chính
quyền trung ương trích 100 tỷ nhân dân tệ để ổn định việc làm cho người lao động mất
việc trong chiến dịch cắt giảm năng suất), />CLSA (2016), China’s bad debt epidemic, />Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch:
Trong ba quý đầu năm, nền kinh tế quốc dân tiếp tục tăng trưởng ổn định),
/>Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前前前前前前 GDP 前前前前前前 (Tạm
dịch: Kết quả tổng kết sơ bộ GDP Trung Quốc trong quý III năm 2017),
/>
16


Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前 11 前前前前前前前前前前前前 1.7% (Tạm

dịch: Tháng 11 năm 2017, giá tiêu dùng tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước),
/>Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 2017 前 11 前前前前前前前前前前前前前前前 5.8%
(Tạm dịch: Tháng 11 năm 2017, giá sản xuất của các nhà sản xuất công nghiệp tăng
5,8%), />Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前 2017 前 10 前前前前前前前前前
前前前前前 (Tạm dịch: Phát ngôn viên Cục Thống kê quốc gia trả lời phóng viên về tình hình
kinh tế đất nước trong tháng 10 năm 2017),
/>Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), SDDS Real Sector: Time Series Data,
/>Cục Xúc tiến Thương mại Trung Quốc (2017), 2017 前 1-10 前前前前前前前前前前前前前 (Tạm
dịch: Thơng tin thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi trong 10 tháng đầu năm 2017),
/>Đài Truyền hình Việt Nam (2017), Chương trình Tồn cảnh thế giới,
/>Huileng Tan (2017), Chinese shadows banking has slowed, but that’s not as good as
it seems, />Ifeng (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前 前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Trung Quốc giảm đòn bẩy
và gia tăng số vụ phá sản nhưng tỷ lệ phá sản của doanh nghiệp nhà nước còn ở mức
thấp), />IMF (2017), China’s economic outlook in six charts,
/>IMF (2017), People’s Republic of China, 2017 Article IV Consultation,
/>Jim Edwards (2017), China may have $2 trillion in hiddent bad debt - 10 times more
than official numbers report, />Kevin Hamlin (2017), Can Xi Jinping defuse China’s debt bomb?,
/>Lukas Brun (2016), Overcapacity in steel: China’s role in a global problem, Center
on Globalization, Governance & Competitiveness, Duke University,
/>Minh Đức (2017), Về nợ xấu tại Trung Quốc hiện nay, />Ngân hàng Thế giới (2017),
/>Nhân Dân nhật báo (2017), 前前前前前前前 前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Đầu tư trực
tiếp nước ngồi vào Trung Quốc tiếp tục diễn biến tích cực),
/>17


Nhân Dân nhật báo (2017), 前前前前前前前前前前前前前前前 前前前前“前前前前” (Tạm dịch: Báo
cáo của Ngân hàng Trung Quốc: Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc cho thấy tình hình
tổng thể "ba thành công hai ổn định"), />Nhân Dân nhật báo (2017), 前前“前前前”前“前前前前前前”前前前前前前前前,
/>Reuters (2017), />Reuters (2017), S&P downgrades China’s rating, citing increasing economic,
financial risks, />Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, Overcapacity in China: An

impediment to the Party’s reform agenda,
/>Phương Nga (2017), Đế chế “zombie”: Có quá lớn để sụp đổ?, />Reuters (2017), China Oct new yuan loans hit one-year low as debt curbs weigh,
/>Shuli Ren (2017), Bad debt experts: China’s calling,
/>Thời báo Tài chính (2017), 前前前前前前前前前前前前前 前前前前前前前前 (Tạm dịch: Trung Quốc
cắt giảm sản lượng giúp đưa sản lượng thép toàn cầu xuống mức thấp và giúp ngành thép
phục hồi), />Trung tâm thông tin quốc gia Trung Quốc (2017), 前前前前前前前前前前前前 (Tạm dịch: Đặc
điểm và rủi ro chính gây ra bởi các ngân hàng “bóng tối”),
/>
18



×