Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tình hình kinh tế canada năm 2017 và triển vọng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.49 KB, 17 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

NGOẠI GIAO KINH TẾ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH KINH TẾ CANADA NĂM 2017 VÀ
TRIỂN VỌNG NĂM 2018

GIẢNG VIÊN

: PGS. TS Nguyễn Văn Lịch

HỌ VÀ TÊN

: Nguyễn Thị Thu Trang

LỚP

: KT41C

MÃ SINH VIÊN

: KT41C-068-1418

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC
Phần I. Tình hình kinh tế Canada năm 2017

1


I.1. Kinh tế đối nội

1

I.1.1 Nông nghiệp

1

I.1.2 Công nghiệp

3

I.1.3 Dịch vụ

4

I.2 Kinh tế đối ngoại

5

I.2.1 Thương mại

5

1. Số liệu tổng quan

5

2. Quan hệ thương mại và đầu tư


5

I.2.2 Đầu tư

6

1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Canada

6

2. Đầu tư nước ngoài của Canada

7

Phần II. Nguyên nhân thành công và một số thách thức đối với nền kinh tế Canada

7

II.1. Nguyên nhân thành công

7

II.1.1 Chi tiêu chính phủ tăng

7

II.1.2 Vấn đề việc làm và thất nghiệp được giải quyết

8


II.1.3 Tăng trưởng trong xuất khẩu ngành năng lượng

9

II.1.4 Một số nguyên nhân khác
II.2. Thách thức

10
10

II.2.1 Sự yếu kém về xuất khẩu và đầu tư

10

II.2.2 Tăng trưởng nóng trên thị trường nhà đất Toronto suy giảm

10

II.2.3 Chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ

11

Phần III. Triển vọng kinh tế Canada năm 2018

12

III.1. Triển vọng phát triển kinh tế Canada 2018

12


III.2. Triển vọng trong quan hệ với Việt Nam

12

III.2.1 Thương mại

13

III.2.2 Đầu tư và hợp tác phát triển

13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15


Phần I. Tình hình kinh tế Canada năm 2017
I.1. Kinh tế đối nội
Sản lượng nội địa GDP của Canada trong sáu tháng đầu năm 2017 đã tăng 4,5%, vượt
ngưỡng dự báo 3,7% và đạt mức tăng kỉ lục trong sáu năm qua. Canada chính thức vươn lên dẫn
đầu nhóm 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới G7 về mức độ tăng trưởng mặc cho khủng
hoảng giá dầu suy giảm trong vòng hai năm trở lại đây.
Biểu đồ 1. GDP thực tế và ước tính của các quốc gia trong G7 (%)

Nguồn: Consensus Forecasts, 11/2017, Consensus Economics Inc.1
I.1.1 Nông nghiệp
Trong nhiều năm liền, Canada là một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất và xuất
khẩu sản phẩm nông nghiệp trên thế giới, đặc biệt là lúa mì và hạt ngũ cốc. Canada là nhà xuất
khẩu nông nghiệp lớn của Hoa Kỳ và một số quốc gia trong khu vực Đông Á, châu Âu. Những

năm gần đây, tỷ lệ dân số làm việc trong ngành nông nghiệp và mức đóng góp của ngành này
vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada đã giảm đáng kể. Theo báo cáo kinh tế Canada
2017, ngành nông nghiệp cung cấp 1/8 số việc làm toàn quốc và chiếm hơn 6% GDP Canada 2.
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội từ ngành nông nghiệp ở Canada giảm từ 27.041 triệu CAD trong
tháng 8/2017 xuống còn 26.909 triệu CAD trong tháng 9.

1 Global Affairs Canada, />2Agriculture and Agri-Food Canada, />
3


Biểu đồ 2. Tổng sản phẩm quốc nội của Canada từ ngành nông nghiệp 2016-2017
(triệu đô Canada)

Nguồn: Trading Economics3
Trong năm 2017, ngành nông nghiệp Canada có nhiều chuyển biến đáng kể. Đầu tiên là các
hộ gia đình làm nông sẽ được tiếp cận với công nghệ cao, ví dụ như máy bay giám sát nông trại
không người lái giúp kiểm soát lượng nước cần phun hoặc tưới cho ruộng, sử dụng điện toán
đám mây để phân tích cảm biến đất, hình ảnh vệ tinh, trạm thời tiết và các dữ liệu cần thiết để
tăng năng suất nông trại. Đây là những bước đi đầu tiên của Canada nhằm thực hiện hóa mục
tiêu xây dựng “Thung lũng silicon” nông nghiệp. Theo đó, gia tăng sản lượng nông sản và lương
thực nhờ sử dụng công nghệ cao sẽ đóng góp thêm 30 tỷ cho doanh thu xuất khẩu toàn cầu,
tương đương với gần 2% GDP hiện tại.
Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Canada bao gồm: ngũ cốc và hạt có dầu,
chăn nuôi, sữa, nghề làm vườn, gia cầm và trứng. Trong đó hai lĩnh vực đầu có thị trường trong
và ngoài nước, còn các lĩnh vực còn lại chủ yếu được sản xuất để tiêu dùng nội địa.
Chỉ số giá sản phẩm nông nghiệp (Farm Product Price Index) tăng 2,1% trong tháng 9/2017
so với cùng kì năm ngoái, chủ yếu là do giá ngũ cốc và hạt có dầu tăng cao (tăng 3,8% từ tháng
6/2017). Trong khi đó, giá ca cao và đậu nành tăng nhanh do nhu cầu lớn từ thị trường xuất khẩu
và thị trường nghiền nội địa. Chỉ số cây trồng tăng so với năm trước đã được điều chỉnh bởi các
loại cây đặc sản thấp (-11,1%), khoai tây (-2,0%) và giá trái cây (-0,2%). Giá cây trồng đặc biệt

đã giảm so với năm ngoái, chủ yếu là do đậu lăng thấp hơn và giá hạt đậu khô do sản lượng thế
giới bắt đầu trở lại bình thường. Ngoài gia, chỉ số chăn nuôi và sản phẩm động vật cũng đóng
góp vào mức gia tăng chung, tăng 1,0% so với tháng 9 năm 2016. Sự gia tăng chủ yếu là do giá
gia súc, lợn và trứng cũng đang trên đà tăng.4
Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành nông nghiệp Canada cũng nhận được nhiều
hỗ trợ và trợ cấp từ chính phủ. Những năm gần đây, Canada thực hiện chương trình Cho vay
Nông nghiệp nhằm tăng khả năng cho vay đối với nông dân và hợp tác xã nông nghiệp. Nông
dân có thể sử dụng các khoản vay này để thành lập, cải tạo và phát triển trang trại, trong khi các
HTX nông nghiệp cũng có thể tiếp cận các khoản vay để chế biến, phân phối hoặc tiếp thị sản
phẩm nông nghiệp.5
I.1.2 Công nghiệp
Canada là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như vàng, niken, uran, kim
cương và chì. Chính vì vậy mà các công ty sản xuất hàng đầu của Canada hiện nay đều tập trong
trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên để cung cấp cho ngành công nghiệp (ví dụ như
3 Trading Economics, ttps://tradingeconomics.com/canada/gdp-from-agriculture
4 Statistics Canada, />5 Agriculture and Agri-Food Canada, />4


EnCana, Cameco, Goldcorp, và Barrick Gold). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành công
nghiệp Canada đang mất dần vị thế trong phát triển nền kinh tế chung. Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tăng 0,2% trong tháng Chín sau khi giảm 0,1% trong tháng 8. Sản xuất hàng hoá (+
0.4%) và dịch vụ sản xuất (+ 0.1%) ngành công nghiệp tăng khi 12 trong 20 ngành công nghiệp
tăng trưởng, dẫn đầu là khai thác mỏ, mỏ đá và khai thác dầu khí với mức tăng 0,7% trong tháng
9/2017.
Ngành khai thác mỏ và khai thác dầu khí
Canada là một trong ít các quốc gia phát triển có xuất khẩu ròng năng lượng. Trữ lượng dầu
và khí lớn tập trung chủ yếu ở Alberta và lãnh thổ phía Bắc; ngoài ra các vùng lân cận của
British Columbia và Saskatchewan cũng chứa lượng dầu mỏ khổng lồ, giúp Canada trở thành
quốc gia đứng thứ hai về trữ lượng dầu mỏ, chỉ sau Ả Rập Saudi. Ngành công nghiệp xăng dầu
và khí đốt chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu của Canada, mang về nguồn thu khoảng 20 tỷ

USD/năm. Trong những năm gần đây, Canada chú trọng cắt giảm tiêu thụ xăng dầu và khí đốt,
đồng thời sản xuất xăng dầu và khí đốt sách hơn, vận chuyển an toàn và sử dụng hiệu quả hơn,
đặc biệt trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm cùng với những cam kết toàn cầu nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu và những hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu.6
Trong vòng nửa đầu năm 2017, khai thác dầu và khí đốt thông thường tăng 3,4%, dẫn đến
việc khai thác khí tự nhiên gia tăng. Sản lượng dầu thô cũng tăng trong tháng 9/2017, một phần
là do việc ngừng hoạt động bảo trì theo kế hoạch tại Newfoundland và Labrador. Khai thác dầu
phi truyền thống ngược lại có xu hướng giảm 1,6%, mức giảm thứ ba trong bốn tháng trở lại.
Trong tháng thứ 6 liên tiếp, ngành khai thác mỏ và khai thác mỏ (ngoại trừ dầu mỏ và khí
đốt) đã mở rộng, tăng 0,4% trong tháng 9. Khai thác quặng kim loại (+ 1,6%) tăng trong tháng
thứ 3 liên tiếp, dẫn đầu là quặng sắt (+ 10,2%) và khai thác kim loại vàng, bạc (+ 4,7%). Bù lại
sự tăng trưởng đó là sự suy giảm của đồng, niken, chì và kẽm khai khoáng (-2,4%) và khai thác
quặng kim loại khác (-4,0%).
Khai thác gỗ
Bên cạnh ngành năng lượng, khai thác gỗ cũng là một trong những ngành công nghiệp mũi
nhọn của Canada. Tuy nhiên, đầu năm 2017, ngành khai thác gỗ của Canada gặp nhiều khó khăn
do Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống bán phá giá mới đối với sản phẩm gỗ mềm xẻ của quốc
gia này. Đây là kết quả của cuộc điều tra chống bán phá giá cho thấy sản phẩm gỗ xẻ của Canada
dược bán với giá thấp hơn giá thông thường khoảng 4,59-7,72%. Cộng với mức thuế chống trợ
cấp mà Mỹ đánh vào sản phẩm gỗ xẻ của Canada trong tháng 4/2017, tổng mức thuế đối với sản
phẩm này đã lên tới từ 17,41% đến 30,66%.
Để bảo vệ ngành công nghiệp gỗ xẻ trong nước, Canada đã công bố cung cấp gói hỗ trợ tài
chính trị giá 867 triệu CAD (tương đương 670 triệu USD). Gói hỗ trợ sẽ bao gồm khoản cho vay
và đảm bảo cho vay trị giá 605 triệu CAD nhằm giúp các công ty trong ngành công nghiệp gỗ
mềm đổi mới sản xuất và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Khoản còn lại tương đương
262 triệu CAD sẽ được chi trong vòng 3 năm để mở rộng các chương trình sản xuất nhằm đa
dạng hóa thị trường các mặt hàng gỗ xẻ, triển khai các sáng kiến mới và nới lỏng giới hạn trao
đổi lao động để giảm thiểu nguy cơ sa thải nhân công.7

6 BNews, Canada với tham vọng dẫn đầu cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu, />

dau-cuoc-cach-mang-nang-luong-toan-cau/40563.html
7 Báo Mới, Canada cấp 867 triệu CAD hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ xẻ, />
5


I.1.3 Dịch vụ
Giống như các cường quốc khác, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (khoảng ¾) trong nền
kinh tế Canada. Với nhiều phân ngành đa dạng, khu vực dịch vụ ở Canada thu hút nguồn lao
động lớn và đóng góp phần lớn cho tổng sản phẩm quốc nội GDP quốc gia. Trong đó, thu hút
nhiều lao động nhất là ngành bán lẻ, chủ yếu tập trung ở một số ít các chuỗi cửa hàng liên kết
trong các khu mua sắm. Trong những năm gần đây, nhiều trung tâm thương mại lớn như Wal
mart và Future Shop (Hoa Kỳ) xuất hiện đã dẫn đến giảm việc làm trong lĩnh vực thương mại
bán lẻ và chuyển công việc bán lẻ đến vùng ngoại ô. Ngoài ra, phân ngành dịch vụ kinh doanh
bao gồm dịch vụ tài chính, bất động sản cũng sử dụng khá nhiều lao động, chủ yếu tập trung ở
các đô thị lớn như Toronto và Calgary.
Dịch vụ bán lẻ và bán buôn
Các giao dịch bán buôn giảm 0,9% trong tháng 9 với sự sụt giảm của 7/9 phân ngành, trong
đó hàng hóa cá nhân và hàng gia dụng giảm 6,7%. Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (-0,8%) đã
giảm lần thứ ba trong vòng bốn tháng trở lại. Hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và vật tư
bán buôn tăng 2,9%.
Thương mại bán lẻ giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp, giảm 0.5% trong tháng 9.Sự sụt giảm
mạnh nhất thuộc về cửa hàng phụ kiện trang phục và quần áo (-1,8%), trạm xăng (-2,4%) và các
đại lý ô tô và phụ tùng (-0,9%). Ngược lại, doanh số bán hàng của vật liệu xây dựng, thiết bị làm
vườn, nhà cung cấp vật tư (+2,1%), đồ nội thất và đồ gia dụng (+2,0%). Xu hướng thời tiết bất
thường khiến nhu cầu đối với thời trang và quần áo giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xây dựng và nâng cấp nhà ở.
Bất động sản và cho thuê
Bất động sản và cho thuê đã tăng 0,4% trong tháng 9. Hoạt động tại các văn phòng của các
đại lý và môi giới bất động sản tăng lên trong tháng thứ hai liên tiếp (tăng 3,5% trong T9), dẫn
đầu bởi hoạt động bán lại nhà tại Ontario và British Columbia. Mức độ hoạt động của tiểu ngành

này đã không trở lại mức đã đăng ký hồi tháng 3, sau những thay đổi trong các quy định nhà ở
của tỉnh bang Ontario trong tháng 4 vừa qua. Cụ thể là chính quyền hai tỉnh British Columbia và
Ontario đánh thuế 15% đối với các giao dịch nhà đất của người nước ngoài.
Sự gia tăng này đã dẫn đến mức tăng 0,6% trong các dịch vụ chuyên nghiệp vì nó góp phần
làm tăng thêm 2,4% dịch vụ pháp lý.
Vận tải và kho bãi
Vận tải và kho bãi tăng 0,5% và là một trong 6/9 phân ngành tăng trưởng tại Canada. Vận
tải đường sắt tăng 4,4% do vận chuyển than đá, ngũ cốc và phân bón, vận tải đường sắt liên vận
và các loại hàng hóa khác bằng đường sắt tăng. Vận chuyển đường ống tăng 1,3% do vận tải dầu
thô và vận tải đường ống khác tăng 2,6% trong khi vận chuyển khí đốt tự nhiên bằng đường ống
giảm 0,1%. Sau ba đợt tăng liên tiếp, vận chuyển hàng không đã giảm 0,4% trong tháng 9.8
I.2 Kinh tế đối ngoại
I.2.1 Thương mại
1. Số liệu tổng quan
Thương mại quốc tế có đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế Canada. Trong 6 tháng
đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa: USD 421,583 tỷ. Cán cân thương
mại: -1,997 tỷ USD. Trong đó:
8 Statistics Canada, Gross domestic product by industry, September 2017, />
6


Xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu đạt 209,793 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ 2016) với các mặt
hàng xuất khẩu chính như: dầu khí; khoáng sản; ô tô và linh kiện, phụ tùng; máy bay và linh
kiện phụ tùng; sắt, thép, nhôm, kẽm, nickel; máy móc, thiết bị điện, điện tử và phụ tùng; thiết bị
viễn thông; chất dẻo; phân bón; gỗ xẻ, giấy và bột giấy; uranium; kim loại quý, đá quý (vàng,
bạc, kim cương, ngọc trai); sản phẩm hóa chất; dược phẩm; thủy hải sản; thịt bò, sữa; lúa mỳ, lúa
mạch, dầu Canola...
10 thị trường xuất khẩu chính: Mỹ: 160,074 tỷ USD (+9,3% so với cùng kỳ 2016); Trung
Quốc: 8,831 tỷ USD (+20,0%); Anh: 6,799 tỷ USD (+15,1%); Nhật: 4,615 tỷ USD (+19,5%);

Mexico: 2,910 tỷ USD (+6,6%); Hàn Quốc: 2,068 tỷ USD (+34,2%); Ấn Độ: 1,714 tỷ USD
(+48,3%); Đức: 1,554 tỷ USD (+7,7%); Pháp: 1,348 tỷ USD (+11,0%) ; Hà Lan: 1,134 tỷ USD
(+7,8%).
Nhập khẩu
Kim ngạch nhập khẩu đạt 211,790 tỷ USD (tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2016) với các
mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị điện và điện tử; dầu thô; máy bay và phụ tùng; ô tô
và linh kiện, phụ tùng; ngọc trai, kim loại quý, đá quý; chất dẻo và sản phẩm chất dẻo; dược
phẩm; sắt thép và sản phẩm sắt thép; hóa chất; cao su và sản phẩm cao su; đồ gỗ; dệt may; giày
dép; thủy hải sản; rượu, bia; rau, củ, quả…
10 thị trường nhập khẩu chính: Mỹ: 110,671 tỷ USD (+3,4%); Trung Quốc: 24,940 tỷ
USD (+11,1%); Mexico: 13,402 tỷ USD (+6,5%); Nhật: 6,790 tỷ USD (+17,1%); Đức: 6,737 tỷ
USD (+2,9%); Anh: 3,464 tỷ USD (+ 17,6%); Hàn Quốc: 3,233 tỷ USD (+3,4%); Italia: 2,957 tỷ
USD (+5,4%); Pháp: 2,234 tỷ USD (-2,3%); Đài Loan: 2,048 tỷ USD (+7,4%).9
2. Quan hệ thương mại và đầu tư
Trong những năm gần đây, Canada đang nỗ lực mở rộng số lượng hiệp định thương mại tự
do với các quốc gia trên thế giới.

9 Vietnam export, Tình hình thương mại Canada và thương mại hai chiều Canada- Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017,

/>
7


Khu vực Châu Âu – Mỹ
Những căng thẳng và bất đồng trong những vòng đàm phán gần đây của hiệp định NAFTA
mà tác động gián tiếp là tổng thống Mỹ Donald Trump với những yêu cầu khắt khe đã thúc đẩy
Canada tích cực tìm kiếm các đối tác thương mại và đầu tư khác. Cũng vào giữa năm 2017
(27/5) hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Italy cũng gây nhiều tranh cãi giữa các bên tham gia,
gây bất lợi trực tiếp đến Canada.
Tuy nhiên trong năm 2017, quan hệ thương mại của Canada cũng đánh dấu một cột mốc

quan trọng khi Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện EU-Canada (CETA) chính thức có
hiệu lực vào ngày 21/09. Theo đó, 98% các loại hàng hóa sẽ được dỡ bỏ thuế nhập khẩu, tác
động tới 35 triệu người tiêu dùng tại Canada.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Là một thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, Canada
có rất nhiều cơ hội hợp tác phát triển với khu vực nhiều các thị trường kinh tế mới nổi này. Đặc
biệt, trong những năm gần đây, Canada là một trong những điểm đến đầu tư của châu Á. Số liệu
từ APF Canada Investment Monitor cho thấy đầu tư từ châu Á - Thái Bình Dương vào Canada
đã tăng trưởng từ năm 2003 đến năm 2016. Các nguồn đầu tư chính bao gồm Trung Quốc, Nhật
Bản và Úc, chiếm gần 70% dòng vốn đầu tư trong khu vực.
Có thể nói, quan hệ buôn bán với các nước châu Á chính là một cơ hội để Canada có thể
vượt lên các mối quan hệ truyền thống với châu Âu và Mỹ, cũng như tận dụng lợi thế cửa ngõ
Thái Bình Dương của mình. Theo đó, vào ngày 4/12 Canada đã kí 3 thỏa thuận thương mại với
Trung Quốc, bao gồm một kế hoạch hành động về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng cùng 2 bản
ghi nhớ về các sản phẩm thực phẩm và "Sáng kiến học tập của Canada". 10 Điều này sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu thịt bò và thịt lợn Canada có thể tiếp cận sâu và rộng hơn
thị trường Trung Quốc. Đồng thời cũng mở rộng thị trường cho mặt hàng hạt cải dầu, một trong
những sản phẩm nông nghiệp chủ đạo của Canada.
I.2.2 Đầu tư
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Canada
Biểu đồ 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Canada 2015-2017 (triệu đô Canada)

Nguồn: Trading Economics
Canada là quốc gia có môi trường kinh doanh và đầu tư đứng thứ hai trong G20 (sau Anh),
với quá trình khởi nghiệp chỉ yêu cầu hai thủ tục đơn giản và chưa đến hai ngày. Ngoài ra, đây
cũng là quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp nhất trong G20 (tổng thuế suất hiệu
quả năm 2017 là 21%, thấp hơn nhiều so với 30,9% của Anh, 44% của Mỹ, 48,9% của Đức và
10Báo Mới, Trung Quốc và Canada ký nhiều thỏa thuận thương mại, />
8



Nhật, 62% của Ý và 62,8% của Pháp). Trong năm 2017, Canada đã tăng đáng kể ngưỡng tài
chính dùng để xem xét và phê duyệt các khoản đầu tư của khu vực tư nhân vào các doanh nghiệp
Canada dưới các điều khoản về “lợi ích ròng” theo Đạo luật Đầu tư Canada (Investment Canada
Act). Ngưỡng khởi điểm đầu năm là 600 triệu USD, sau đó được tăng lên 1 tỷ USD đối với các
nhà đầu tư trong khu vực tư nhân đến từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới WTO vào ngày 22/06 và 1,5 tỷ USD vào 21/09 đối với các nhà đầu tư đến từ Liên minh
châu Âu, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác có kí kết hiệp định thương mại tự do với Canada. Đây
là kết quả của việc thực hiện Hiệp định thương mại và Kinh tế toàn diện Canada-EU.
2. Đầu tư nước ngoài của Canada
Trong quý 1/2017, tổng đầu tư ra nước ngoài của Canada đạt hơn 37.377 triệu đô la Mỹ,
tăng 38% so với quý 4/2016 và 5% so với năm 2016 theo số liệu của IMF và OECD. Trong khi
chứng khoán đầu tư ra nước ngoài của Canada sang châu Á giảm 6,5%. Trong hai thập kỷ qua
danh mục đầu tư của Canada đã trở nên đa dạng hơn.. Ví dụ, tỷ lệ đầu tư nước ngoài của Canada
tại Hoa Kỳ đã giảm từ 63% năm 1980 xuống còn 45% hiện nay. Ngoài Hoa Kỳ, một lượng đáng
kể FDI của Canada đổ vào Anh (97,9 tỷ USD) và Barbados (68,3 tỷ USD).
Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada sang các quốc gia khác (Triệu đô Canada)

Nguồn: Statistics Canada
Phần II. Nguyên nhân thành công và một số thách thức đối với nền kinh tế Canada
II.1. Nguyên nhân thành công
II.1.1 Chi tiêu chính phủ tăng

9


Biểu đồ 4. Chi tiêu chính phủ Canada 2015-2017 (triệu đô Canada)

Nguồn: Trading Economics
Đầu năm 2017, chi tiêu chính phủ của Canada tăng lên đáng kể so với năm 2016, chủ yếu

được dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và môi trường. Trong đó, cơ sở hạ tầng là
yếu tốt cốt lõi và là nền tảng cho phát triển kinh tế và xã hội (thu hút đầu tư, nâng cao năng suất,
thúc đẩy thương mại). Trong năm 2017, Canada tiếp tục là quốc gia dẫn đầu trong việc chi ngân
sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Ba lĩnh vực đầu tư ưu tiên của Canada là giao thông công cộng,
cơ sở hạ tầng xanh và cơ sở hạ tầng xã hội. Cụ thể, chính quyền liên bang Canada đã chi một
khoản tài trợ hơn 1 tỷ CAD, tương đương 750 triệu USD cho dự án xây dựng đường xe điện chở
khách LRT giai đoạn 2 ở thủ đô Ottawa. Dự án này giúp tạo thêm 1.000 công việc toàn thời gian
ở thành phố Ottawa, đồng thời giúp cắt giảm 14.000 phương tiện đi lại và giảm thiểu hơn 99.000
tấn khí thải mỗi năm. Ngoài ra, Chính phủ Canada cũng chi 1,28 tỷ đôla Canada, tương đương
950 triệu USD, cho dự án tân trang và mở rộng hệ thống xe điện LRT ở thành phố Montreal
thuộc tỉnh Quebec. Theo đó, khoản đầu tư này sẽ giúp làm giảm nhẹ gánh nặng chuyên chở công
cộng và góp phần ngăn biến đổi khí hậu.
Một khoản đầu tư trị giá 2 tỷ CAD cũng sẽ được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng nhằm
giảm bớt điểm tắc nghẽn tại các cảng biển chính và hiện đại hóa mạng lưới giao thông nội địa
thuộc hành lang thương mại quốc gia. Hành lang này có vai trò giúp các nhà xuất khẩu Canada
đưa hàng hóa đến Mỹ và các quốc gia khác.11
Canada còn thành lập một ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng mới, dự kiến đi vào hoạt động
cuối năm 2017. Ngân hàng này sẽ làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tỉnh
bang cũng như các đối tác đầu tư trong khu vực tư nhân để đảm bảo việc chuyển đổi phương
thức lên kế hoạch, gây vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng tại Canada. Bằng việc thu hút đầu tư tư
nhân, nhu cầu cho ngân sách nhà nước sẽ giảm đáng kể, giảm vay công và giải phóng tiền thuế
cho các dự án ưu tiên khác, từ đó thúc đẩy kinh tế Canada tăng trưởng theo chiều hướng tích
cực.
II.1.2 Vấn đề việc làm và thất nghiệp được giải quyết
Trong vòng 9 năm trở lại đây, tỉ lệ thất nghiệp của Canada đạt mức thấp nhất (khoảng
6,2%). Kết quả này là nhờ nền kinh tế cung cấp thêm 22.000 việc làm. Đồng thời, lương cũng
tăng 1,8% so với tháng 8 năm 2016. Đặc biệt, tỉnh bang lớn thứ hai của Canada là Ontario đã tạo
thêm được 31.000 vị trí việc làm mới, đủ để hạ tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh xuống còn 5,7%.12
11Thời báo tài chính Việt Nam, Canada đầu tư nâng cấp sân bay, cầu, cảng, />
te/2017-07-14/canada-dau-tu-nang-cap-san-bay-cau-cang-45454.aspx

12Tuổi trẻ online, Canada: Thị trường việc làm cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm, />
10


Bảng 2. Tỷ lệ thất nghiệp giữa các tỉnh bang của Canada 2017

Nguồn: Canada Press13
Nhờ giải quyết được vấn đề thất nghiệp và việc làm, người dân Canada bắt đầu chi tiêu
nhiều hơn trong nửa đầu năm 2017. Chi tiêu tiêu dùng của người Canada đã tăng 4,6% trong quý
thứ hai so với cùng kì năm ngoái, sau khi đạt được 4,8% trong quý thứ nhất. Có thể thấy, chi tiêu
tiêu dùng là một trong những trụ cột chính đóng góp cho sức tăng trưởng 4,5% của tổng sản
phẩm quốc nội Canada. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng tiêu dùng được dự báo sẽ không chậm
lại vì số liệu cho thấy người Canada ngoài việc tăng tiêu dùng còn tăng tiết kiệm (từ 4,3% tăng
lên 4,6% trong quý II).14
II.1.3 Tăng trưởng trong xuất khẩu ngành năng lượng
Từ lâu xuất khẩu năng lượng đã là một trong những trụ cột chính trong tăng trưởng kinh tế
của Canada. Nửa đầu năm 2017, ngành năng lượng của Canada vẫn tiếp tục đà tăng trưởng
mạnh. Trong quý I năm 2017, xuất khẩu năng lượng đạt 100,8 tỷ đô, gấp 10 lần con số 10,4 tỷ
đô năm 1987. Theo đó, tỷ trọng của năng lượng trong tổng xuất khẩu của Canada đã tăng từ 11%
năm 1987 lên trên 15% trong quý I năm 2017. Năng lượng gia nhập ngành dịch vụ và hàng tiêu
dùng, tăng thị phần trong ba thập kỷ qua, trong khi đó các sản phẩm lâm nghiệp và vật liệu xây
dựng và các loại xe có động cơ đã giảm thị phần trong thời gian này.
Xuất khẩu năng lượng của Canada cũng thay đổi trong thành phần từ năm 1987 đến năm
2017. Điểm đáng chú ý nhất là tỷ trọng xuất khẩu khí đốt tự nhiên đạt mức cao gần 60% vào đầu
năm 2001 nhưng giảm xuống mức 13% trong giai đoạn 2012-2017. Giảm thị phần xuất khẩu khí
đốt tự nhiên của Canada là hậu quả của việc sử dụng rộng rãi khoan ngang và khoan thủy lực
dẫn đến sự phát triển của các nguồn tài nguyên phi kinh tế ở Hoa Kỳ và từ đó giảm nhu cầu xuất
khẩu khí đốt của Canada. Đồng thời, sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Canada tăng lên theo
công nghệ và cơ sở hạ tầng mới cũng như thời kỳ giá dầu cao hơn.
Mặc dù giá dầu giảm vào cuối năm 2014 đã làm giảm đáng kể giá trị xuất khẩu năng lượng

của Canada nhưng dầu thô tiếp tục chiếm khoảng 70% tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn
13Global News, Ontario drives Canada’s jobs gains in August, unemployment lowest in 9 years,

/>14Thestar, Household spending, exports stand out amid growth in Canada’s economy,
/>
11


2014-2017. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng xuất khẩu dầu tiếp tục tăng mặc dù giá dầu thấp
hơn.15
II.1.4 Một số nguyên nhân khác
Sự hồi phục kinh tế toàn cầu cũng như tăng trưởng thương mại cùng với các hiệp định song
phương và đa phương cũng là các nhân tố tác động mạnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế
Canada. Ngoài ra, cú sốc giá dầu ở phía Tây Canada, sản lượng công nghiệp tăng ở các nền kinh
tế phát triển và giá nhà nhảy vọt ở Toronto và Vancouver đóng vai trò không nhỏ đối với sự tăng
trưởng vượt kì vọng của Canada.16 Một nguyên nhân khác đóng góp vào tốc độ tăng trưởng
mạnh mẽ của Canada là việc Ngân hàng Trung ương Canada lần đầu tiên trong 7 năm qua tăng
lãi suất liên ngân hàng.
II.2. Thách thức
II.2.1 Sự yếu kém về xuất khẩu và đầu tư
Theo như Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) dự báo thì đến năm 2018, ngành năng
lượng phát triển ổn định sẽ không còn là động lực kéo tăng trưởng kinh tế Canada như thời gian
trước. Thứ hai, tác động của chi tiêu hộ gia đình xuất phát từ chính sách hỗ trợ của chính phủ
liên bang sẽ giảm đi. Thứ ba, tăng trưởng nóng trên thị trường nhà đất Toronto, một trong những
yếu tố chính góp phần vào tăng trưởng kinh tế, sẽ sớm được "hạ nhiệt" với gói chính sách mới
của chính quyền các cấp. Khi thị trường nhà đất, năng lượng và chi tiêu hộ gia đình trở lại trạng
thái bình thường thì thương mại và đầu tư doanh nghiệp mới là yếu tố chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên hai phân khúc này lại đang chạm đáy ở thời điểm hiện tại. Cũng theo
BoC thì đầu tư kinh doanh đang giảm trong 3 năm liên tiếp. Dự báo năm 2018 cho thấy xuất
khẩu và đầu tư kinh doanh sẽ đóng góp 1,3% cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và đạt 1,8% năm

2019.
II.2.2 Tăng trưởng nóng trên thị trường nhà đất Toronto suy giảm
Thị trường nhà đất vốn là một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Canada. Tuy nhiên, trong vòng chín năm trở lại đây, bất động sản Canada đang trải qua những
thay đổi lớn. Cụ thể là tỷ lệ giá nhà trên giá cho thuê đang tăng lên. Tính đến cuối quý II/2017,
tỷ lệ giá nhà trên giá thuê nhà của Canada đã chạm mức 141,3, tương đương với mức tăng
3,59% so với quý trước và 23,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá thuê bắt đầu tăng
ở một số tỉnh bang lớn và cũng là những thị trường nhà đất nóng nhất Canada như Toronto và
Vancouver. Giá nhà trung bình ở vùng GTA giảm hơn 100.000 CAD/căn trong tháng 6/2017,
xuống chỉ còn khoảng 794.000 CAD/căn, mức suy giảm khá mạnh so với 921.000 CAD/căn
trong tháng 4/2017. Điều này cho thấy thị trường bất động sản Canada đang có dấu hiệu giảm
nhiệt khi cả giá nhà và số lượng nhà bán ra giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỉ.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là (1) Những thay đổi trong chính sách giá nhà
đất của các tỉnh và của liên bang theo hướng siết chặt việc bán nhà cho người nước ngoài nhằm
hạ nhiệt đà tăng của giá nhà; và (2) Lãi suất ngân hàng cho vay thế chấp mua nhà điều chỉnh
tăng cao hơn. Theo đó, các giao dịch với người nước ngoài sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn (áp
thuế 15%), nhà bỏ trống cũng sẽ bị đánh thuế. Đồng thời, các hoạt động cho vay thế chấp cũng
như cho thuê nhà cũng được tăng cường giám sát. Hậu quả là sau một thời gian dài tăng trưởng
nóng, thị trường nhà đất Canada suy giảm mạnh. Số liệu của Hội đồng Nhà đất Toronto cho thấy
15 NEB - Market Snapshot, />16Bloomberg, Canada’s economy surges 4.5% on consumer spending, />
12


trong tháng 6/2017 chỉ có 7.974 căn nhà được giao dịch thành công, trong khi số nhà niêm yết
chỉ đạt 19.614 căn, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình này, việc BoC tăng lãi suất cơ bản từ 0,5%, mức thấp kỷ lục từ năm 2015
lên 1% vào tháng bảy vừa qua sẽ khiến thị trường nhá đất Canada tiếp tục xuống dốc trong thời
gian tới.17 Theo dự đoán, giá nhà ở Canada sẽ sụt giảm 20-40% trong vòng 5 năm tới. Số lượng
nhà bán được ở Toronto cũng sẽ giảm mạnh. Trước tình hình này, theo Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế OECD và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF Canada đang phải đối mặt với nguy cơ bùng nổ

bong bóng và giá nhà sụt giảm mạnh.
II.2.3 Chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ
Theo BoC, sự không chắc chắn trong chính sách thương mại của tổng thống Mỹ Donald
Trump là một trở ngại lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp Canada, vốn đã là một điểm yếu
trong quá trình phục hồi kinh tế của nước này. Nhiều chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
hạn chế Canada tiếp cận thị trường nước này, trong đó có việc đàm phán lại Hiệp định Thương
mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vốn là nền tảng liên kết thương mại khu vực trong hơn hai thập kỉ
qua. Cụ thể, vào giữa tháng 10/2017, Hoa Kỳ đã kết thúc vòng đàm phán thứ tư của hiệp định
Mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA với nhiều yêu cầu ngày càng gay gắt và khắt khe. Vài năm trở
lại đây, mối quan hệ song phương giữa Canada và Mỹ đã bị suy yếu đáng kể, và nguy cơ sụp đổ
của NAFTA đang là minh chứng rõ rệt nhất. Trước đó, dấu hiệu tan rã đã manh mún từ khi
Canada nỗ lực gây áp lực để Nhà Trắng phê duyệt đường ống dẫn dầu Keystone XL. Ngoài ra,
bất chấp nỗ lực đàm phán giữa hai quốc gia, cuộc tranh cãi thương mại về xuất khẩu gỗ mềm
của Canada sang Mỹ cũng đã kéo dài 19 tháng tính đến tháng 10 năm 2017 và kết thúc với việc
Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá với sản phẩm gỗ xẻ mềm của Canada. Đặc biệt trong bối cảnh
ngành lâm nghiệp đang tạo ra hàng trăm nghìn việc làm thu nhập tốt cho tầng lớp trung lưu trên
toàn quốc thì bước đi này của Mỹ đã gây khó khăn không hề nhỏ cho quốc gia láng giềng lâu
năm.
Chưa dừng lại ở đó, tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tuyên bố sẽ loại bỏ hệ thống quản
lý nguồn cung “không công bằng” trong ngành công nghiệp sữa của Canada nhằm giúp các nông
dân sản xuất sữa của Mỹ khôi phục hoạt động xuất khẩu sang thị trường Canada. Chính vì vậy,
trong hai vòng đàm phán đầu tiên, Mỹ đã buộc Canada phải nới lỏng hệ thống quản lý nguồn
cung đối với các mặt hàng sữa, trứng, thịt, gia cầm; đồng thời yêu cầu nghiêm ngặt hơn về quy
tắc xuất xứ sản phẩm để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa giao thương trong khu vực
Bắc Mỹ.
Nếu Mỹ đưa ra quyết định rút các sắc lệnh ưu đãi thuế đối với Canada, thì thị trường này sẽ
trở nên vô cùng bất ổn định. Các cơ hội thương mại của Mỹ, bao gồm phúc lợi người tiêu dùng
đang đứng trước rủi ro.18
Phần III. Triển vọng kinh tế Canada năm 2018
III.1. Triển vọng phát triển kinh tế Canada 2018

Canada hiện đang là nước dẫn đầu nhóm G7 về tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) đánh giá rằng quốc gia này sẽ lùi xuống vị trí thứ hai trong năm 2018. Theo đó,
17 BNews, Bong bóng nhà đất Toronto bắt đầu xì hơi, />
hoi/50180.html
18Thông tấn xã Việt Nam. “Lý do NAFTA không thể thành công trong năm nay” (Số 239-TTX) và “Mỹ định chơi bài ngửa về
NAFTA” (số 217-TTX )

13


tốc độ tăng trưởng của Canada sẽ giảm xuống 2,1%, xếp sau Mỹ. Tuy nhiên, nhịp độ tăng trưởng
này vẫn cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với số liệu đưa ra hồi tháng Bảy và chỉ thấp hơn 0,1
điểm phần trăm so với nhịp độ tăng trưởng của Mỹ. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp của Canada
cũng sẽ giảm đáng kể, xuống 5,6% vào năm 2019. Thành quả này là nhờ sự tăng trưởng trong
sản xuất, vận tải và dịch vụ.19
Về lĩnh vực năng lượng, hoạt động khoan dầu và khí đốt của Canada được dự báo sẽ tăng
5% trong năm 2018 do giá dầu dần phục hồi là gia tăng sự lạc quan của các nhà sản xuất. Ngoài
ra, Hiệp hội Dịch vụ Dầu mỏ Canada PSAC dự kiến các công ty năng lượng khoan 7.900 giếng
dầu vào năm tới, tăng từ 7.550 giếng trong năm 2017. Sự gia tăng lớn nhất trong hoạt động này
sẽ từ tỉnh Alberta, sản xuất dầu mỏ và khí đốt chính của Canada.20
Về lĩnh vực bất động sản, nếu các chủ sở hữu và nhà đầu tư cân bằng lại danh mục đầu tư và
cân nhắc lại cách tìm kiếm hợp đồng, tái đầu tư trong bối cảnh sự gián đoạn của công nghệ và
những quy định khắt khe hơn của chính quyền liên bang thì họ có thể nắm bắt được cơ hội và
giữ vững sự thịnh vượng trong thời gian dài.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử ở Canada được dự đoán sẽ mở ra cuộc
cách mạng cho lĩnh vực hậu cần và phân phối của đất nước - và điều này đang tạo ra nhu cầu
chưa từng có cho không gian công nghiệp.Giá nhà có thể sẽ tiếp tục đà tăng, đặc biệt tại các
trung tâm vận chuyển chính. Ngành bán lẻ của Canada tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng
nhanh chóng, không ngừng của việc mua sắm trực tuyến và sự thay đổi trong nhu cầu cũng như
kì vọng của người tiêu dùng.

Giữa các tỉnh bang của Canada, Toronto và Vancover được dự đoán là sẽ dẫn đầu tăng
trưởng với 2,5% GDP năm 2018.
III.2. Triển vọng trong quan hệ với Việt Nam
Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1973. Tính đến năm 2017, mối
quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức bước sang năm thứ 44 với nhiều bước tiến nổi bật,
đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư ngày càng tăng và sự hiện diện của Cơ quan hỗ trợ
phát triển quốc tế Canada (CIDA). Đặc biệt, hai nước đều là thành viên của một số các diễn đàn
đa phương, bao gồm ASEAN trong đó Canada là Đối tác Đối thoại, Tổ chức Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF). Trong những năm gần đây, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển tích cực, hiệu quả trên
nhiều lĩnh vực, đặc biệt về thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển.
III.2.1 Thương mại
Do mối quan hệ căng thẳng và đối đầu gay gắt với Mỹ nói trên, Canada đang nỗ lực đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu, đặc biệt là gỗ xẻ và các sản phẩm từ gỗ sang thị trường châu Á, trong
đó có Việt Nam. Từ lâu Việt Nam đã là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại khu vực
Đông Nam Á và là thị trường ưu tiên trong Chương trình hành động thị trường toàn cầu của
Canada. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 1.862,292
triệu USD (tăng 3,2% so với cùng kì năm 2016) với các sản phẩm chính là máy in các loại, cáp
điện, thiết bị viễn thông; đồ gỗ, dệt may, giày dép, thủy hải sản; cà phê; hạt điều; phương tiện
vận tải và phụ tùng; cao su các loại; sản phẩm nhựa; rau củ, quả, chế biến,... Ngược lại, các sản
19Thestar, Canada’s economic growth rate expected to slow next year,

/>20Vinanet, Việc khoan dầu, khí đốt của Canada phục hồi trong năm 2018, />
14


phẩm xuất khẩu của Canada sang Việt Nam phần lớn là phân bón, đậu tương và hạt có dầu, máy
móc, thiết bị, phụ tùng,... Nhập khẩu của Việt Nam từ Canada tăng cao là do nhu cầu nhập khẩu
một số mặt hàng tăng đột biến như lúa mỳ, than đen, bã hạt có dầu, thức ăn gia súc, thiết bị huấn
luyện bay và phụ tùng, dược phẩm... Trong vòng 10 năm tới, hai nước đặt mục tiêu đạt 10 tỉ
USD trao đổi thương mại.

Với dân số hơn 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 6 - 7% và sự nổi
lên của tầng lớp trung lưu, Việt Nam đang được coi là thị trường đầy tiềm năng và cơ hội cho
các nhà sản xuất của Canada, nhất là nông sản. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Nông sản
Canada, tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông hải sản của Canada sang thị trường Việt Nam
có thể lên tới 190 triệu CAD (gần 150 triệu USD) mỗi năm.Việc Việt Nam là nước chủ nhà
APEC 2017, một diễn đàn quan trọng trong thúc đẩy tự do hoá thương mại, cũng sẽ mở ra các
cơ hội hợp tác mới cho hai nước trong việc định hình, thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và tăng
cường quan hệ hợp tác hữu nghị hai nước theo hướng toàn diện, hiệu quả, thực chất, ổn định và
lâu dài.
III.2.2 Đầu tư và hợp tác phát triển
Về lĩnh vực đầu tư, hiện Canada đầu tư gần 5,3 tỷ CAD (4,1 tỷ USD) vào Việt Nam với 149
dự án, đứng thứ 14 trong tổng số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Canada
cũng khẳng định tiếp tục duy trì Việt Nam trong số các nước ưu tiên nhận viện trợ phát triển và
hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, trong
đó có biến đổi khí hậu, môi trường, phát triển bền vững, phát triển nông thôn mới.
Trong lĩnh vực hợp tác giáo dục, Việt Nam là nước có lượng du học sinh tại Canada đông
nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện có hơn 5.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập
tại Canada. Những năm gần đây, Canada đẩy mạnh quảng bá giáo dục và hợp tác với các cơ sở
giáo dục của Việt Nam nhằm tăng cường thu hút du học sinh Việt Nam.
Hiện Canada có 2 - 3 trường đại học và cao đẳng muốn mở trường quốc tế và trường song
ngữ ở Hà Nội cùng các thành phố khác. Đây là điều kiện để thúc đẩy ngoại giao nhân dân, tăng
cường hiểu biết giữa hai nước.
Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giáo dục và nông nghiệp, Canada và Việt Nam có
thể xem xét thúc đẩy hợp tác công nghệ cao để giúp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt
Nam. Bước đầu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được giúp nâng cao năng lực sản xuất linh kiện
cho các sản phẩm công nghệ hiện đại, thay vì chỉ chú trọng lắp ráp sản phẩm từ linh kiện nhập
khẩu như hiện nay.
Tuy Canada không có các tập đoàn kinh tế lớn như Mỹ hay một số nước, nhưng thế mạnh
của Canada là ngành dịch vụ. Đối tượng mà các công ty Canada có thể hợp tác là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp khởi nghiệp (startup).


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
Agriculture and Agri-Food Canada, />Agriculture and Agri-Food Canada, />APF Investment Monitor Report 2017, />Bloomberg (2017), Canada’s economy surges 4.5% on consumer spending,
/>Global Affairs Canada, />Global News (2017), Ontario drives Canada’s jobs gains in August, unemployment lowest in 9
years, />NEB - Market Snapshot, />Statistics Canada, />Statistics Canada (2017), Gross domestic product by industry, September 2017,
/>Thestar (2017), Canada’s economic growth rate expected to slow next year,
/>Thestar (2017), Household spending, exports stand out amid growth in Canada’s economy,
/>Thestar (2017), Canada’s economic growth rate expected to slow next year,
/>Trading Economics, />Tài liệu tiếng Việt
Báo Mới (2017), Canada cấp 867 triệu CAD hỗ trợ ngành công nghiệp gỗ xẻ,
/>Báo Mới, (2017), Canada khai tử dự án đường ống năng lượng do vấn đề môi trường,
/>Báo Mới (2017), Trung Quốc và Canada ký nhiều thỏa thuận thương mại,
/>Bnews (2017), Bong bóng nhà đất Toronto bắt đầu xì hơi, />Bnews (2017), Canada với tham vọng dẫn đầu cuộc cách mạng năng lượng toàn cầu,
/>
16


Cafeland (2017), Thị trường bất động sản tại Canada giảm nhiệt mạnh trong 7 năm,
/>VTV (2017), Thị trường bất động sản tại Canada giảm nhiệt mạnh trong 7 năm,
/>Pháp luật Việt Nam (2017), Canada với tham vọng “Thung lũng Silicon” nông nghiệp,
/>Thanh niên (2017), Bất động sản Canada trong tình huống chưa từng thấy suốt 9 năm qua,
/>Thời báo tài chính Việt Nam (2017), Canada đầu tư nâng cấp sân bay, cầu, cảng,
/>Thông tấn xã Việt Nam. “Lý do NAFTA không thể thành công trong năm nay” (Số 239-TTX) và
“Mỹ định chơi bài ngửa về NAFTA” (số 217-TTX)
Tuổi trẻ online (2017), Canada: Thị trường việc làm cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp giảm,
/>Vietnambiz (2017), Bộ thương mại Mỹ áp thêm thuế chống bán phá giá với gỗ mềm Canada,

/>Vietnam export (2017), Tình hình thương mại Canada và thương mại hai chiều Canada- Việt
Nam 6 tháng đầu năm 2017, />Vinanet (2017), Việc khoan dầu, khí đốt của Canada phục hồi trong năm 2018,
/>
17



×