Đặt vấn đề :
Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.
Ngày 12/12/2007 tại Geneva, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 vào ngày 11/1/2007. Đây
chính là thời điểm các nội dung thỏa thuận
bắt đầu có hiệu lực.
Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam đã bắt
đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gửi đơn gia
nhập. Trong quá trình 11 năm, Việt Nam
đã vượt qua các đàm phán với WTO cũng
như đàm phán song phương với tất cả các
thành viên của tổ chức này.
Đến cuối tháng 11/2006 thì toàn bộ các văn kiện thỏa thuận được thống nhất. Lễ
ký kết văn kiện thỏa thuận đã được tổ chức ngày 7/11 tại Geneva.
Ngày 29/11, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy
quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành
lập WTO của Việt Nam.
Ngày 6/12/2006, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị
quyết phê chuẩn Nghị định thư.
Ngày 11/12/2006, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm
đã gửi Ban thư ký WTO thư thông báo Việt Nam hoàn thành thủ tục phê chuẩn
Nghị định thư nêu trên. Thư thông báo này đã được đại diện Phái đoàn thường
trực của Việt Nam bên cạnh Cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác
tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ) chuyển cho Chủ tịch Đại hội đồng WTO, Đại sứ Eirik
Glenn, nguyên Chủ tịch Ban công tác gia nhập WTO của Việt Nam. Cùng có
mặt trong buổi lễ tiếp nhận thư thông báo của Việt Nam còn có Phó Tổng Giám
đốc WTO Rufus Yerxa.
Chủ tịch Đại hội đồng và Phó Tổng Giám đốc WTO một lần nữa chúc mừng
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO và đánh giá cao việc Quốc hội
Việt Nam đã nhanh chóng phê chuẩn Nghị định thư gia nhập.
Căn cứ theo qui định của WTO, một tháng sau khi nhận được văn bản này, Việt
Nam sẽ chính thức trở thành một thành viên WTO, và đây cũng là thời điểm các
nội dung trong thỏa thuận gia nhập bắt đầu có hiệu lực.
1
Tình hình Kinh tế Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO.
Nhiều nhà quản lý và chuyên gia kinh tế đều chung nhận định tác động đối với
nền kinh tế Việt Nam là rất lớn, khi nhìn lại một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO).
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam nhân dịp này, ông Ngô Quang
Xuân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên trưởng phái
đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh WTO cho rằng, những kết quả Việt Nam đạt
được trong năm qua là những hiệu ứng rất tốt do WTO mang lại. “Việt Nam đã
gặp nhiều thuận lợi hơn khó khăn, thách thức”, ông Xuân nhận xét.
Hiệu ứng của WTO đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy rõ qua kim ngạch
xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao kỷ lục, sự quan tâm của giới
doanh nghiệp nước ngoài dành cho Việt Nam cũng lớn hơn bao giờ hết.
Về Xuất nhập khẩu :
Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 43,68 tỷ USD và bình quân 1 tháng
đạt xấp xỉ 4 tỷ USD, thì tháng 12 ước đạt 4,7 tỷ USD, cao hơn mức bình quân
tháng trong 11 tháng trước đó, cao nhất từ đầu năm đến nay.
Kết quả trong tháng 12 đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2007 lên 48,38 tỷ
USD.
Theo ước tính, nếu tính bằng USD tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP đạt
67,9%, thuộc loại cao ở châu Á và thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình
quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay. So với năm
trước, xuất khẩu tăng 21,5% so với năm 2006.
Năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của
khu vực kinh tế trong nước cao hơn tốc độ tăng chung, chứng tỏ khu vực này đã
tận dụng được cơ hội do vị thế mới của thành viên WTO. Nếu không kể dầu thô
bị sút giảm thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) còn tăng cao hơn khu vực kinh tế trong nước.
Điều đó cho thấy, khu vực FDI đã tận dụng tốt hơn cơ hội WTO. Xuất khẩu tăng
ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng có kim ngạch tăng khá cao:
dệt may, điện tử máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện, sản
phẩm nhựa, gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều. Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử
2
máy tính, cà phê, gạo và cao su với kim ngạch đạt 33 tỷ USD, chiếm 68,2% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục từ trước
tới nay, tăng tới 35,5% so với năm trước. Đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1
tỷ USD trở lên. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt trên 10 tỷ USD,
xăng dầu đạt trên 7 tỷ USD, sắt thép đạt gần 5 tỷ USD, vải 4 tỷ USD, điện tử
máy tính và linh kiện đạt gần 3 tỷ USD.
Do tốc độ tăng nhập khẩu cao gấp rưỡi tốc độ tăng xuất khẩu, nên nhập siêu đã
gia tăng so với cùng kỳ năm trước cả về kim ngạch tuyệt đối (12,45 tỷ USD so
với gần 5,1 tỷ USD) và cả về tỷ lệ so với xuất khẩu (25,6% so với 12,7%).
Mặc dù nhập siêu tăng chủ yếu so nhập thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu
tăng cao, một phần do giá nhập tăng: xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo,
giấy sợi, dệt, bông, nhưng có ba vấn đề đáng lưu ý.
Một, mức nhập siêu như thế là rất cao, vượt xa so với năm trước và cao gấp hơn
hai lần so với kế hoạch, có những lĩnh vực không thể coi là hợp lý hay cần thiết,
bởi có nhiều loại mà trong nước có thể sản xuất được.
Hai, do hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất trong nước, nên nhiều mặt hàng
đã thua ngay trên sân nhà.
Ba, trong khi xuất siêu với Mỹ, EU... nhưng lại nhập siêu lớn đối với các nước
trong khu vực, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...
Vốn đầu tư trực tiếp ( FDI) và gián tiếp :
Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2007, Việt Nam đã
thu hút được 20,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng gần 70% so với cùng kỳ
năm trước, vượt 56% kế hoạch dự kiến.
Đây là mức cao nhất kể từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (năm 1988) đến
nay. Trong số này, hơn 17,6 tỷ USD là tổng vốn đầu tư của 1.500 dự án đầu tư
mới, phần còn lại là vốn bổ sung của 314 lượt dự án đang triển khai.
Cục Đầu tư Nước ngoài cho biết điểm nhấn trong hoạt động đầu tư nước ngoài
3
tại Việt Nam năm 2007 là việc phân cấp mạnh mẽ về cho các địa phương. Tính
đến nay, có 60 địa phương trong cả nước đã thực hiện việc cấp giấy phép đầu tư
cho các dự án FDI theo các điều kiện phân cấp tại địa bàn.
Năm 2007 còn là năm được mùa của các lĩnh vực công nghệ cao và bất động
sản, trong đó phải kể đến Tập đoàn uỷ thác Trustee Suisse (Thụy Sĩ) đầu tư 2 tỷ
euro vào dự án Hòn ngọc châu Á tại Phú Quốc; Thành phố Hồ Chí Minh cũng
đã ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư Berjaya Land Berhad, Malaixia xây dựng
dự án Khu đô thị đại học quốc tế có quy mô vốn 3,5 tỷ USD.
Cùng với sự gia tăng nguồn vốn FDI, sự tham gia sâu rộng của các nhà đầu tư
nước ngoài vào thị trường chứng khoán đã khiến nguồn vốn gián tiếp vào Việt
Nam thời gian gần đây tăng đáng kể. Đây được coi là một trong những lĩnh vực
được hưởng lợi nhiều nhất từ “hiệu ứng gia nhập WTO”, theo lời các chuyên gia
kinh tế.
Trong một bài viết nhân dịp này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Kinh tế trung ương nhận định: “Có thể thấy rõ sau khi gia
nhập WTO, đã có một làn sóng nhà đầu tư đổ vào Việt Nam làm ăn”.
Dưới góc nhìn của cộng đồng quốc tế thì Việt Nam đã tạo được niềm tin trong
các nhà đầu tư nước ngoài đối với những cam kết của mình ngay sau khi gia
nhập WTO, như đánh giá của Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam
Houng Lee tại một hội thảo hướng dẫn thi hành các cam kết về đầu tư của Việt
Nam với WTO tổ chức ở Hà Nội mới đây.
Cũng tại đây, ông Jean Pierre Achouche, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu
Âu nhận xét việc trở thành thành viên của WTO đã giúp Việt Nam ngày càng
nổi bật trên bản đồ thu hút đầu tư thế giới.
Tác động đến thị trường
Về những tác động cụ thể của WTO đối với thị trường Việt Nam, ông Ngô
Quang Xuân cho rằng, người dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân, được
hưởng lợi nhiều hơn do hàng hóa, nhất là nông sản, được tiếp cận bình đẳng ở
thị trường mở của các quốc gia thành viên, số lượng và giá xuất khẩu đều tăng.
Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường theo nghĩa vụ thành viên cũng khiến thị
trường Việt Nam chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới. Điều đó vừa là cơ
hội vừa là thách thức.
Nhiều người dân khi được hỏi về vấn đề này đều có những đánh giá rất khả quan
rằng, sau một năm gia nhập WTO, người tiêu dùng Việt Nam có nhiều cơ hội
lựa chọn vì hàng hóa phong phú hơn.
4
Đối với các doanh nghiệp trong nước thì đây quả là một thách thức lớn vì năng
lực cạnh tranh còn hạn chế lại phải cạnh tranh trong hoàn cảnh đặc biệt.
Theo phân tích của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khi trả lời báo chí hồi
tháng 6 vừa qua, hoàn cảnh đặc biệt của doanh nghiệp Việt Nam là phải cạnh
tranh trong khi cơ cấu kinh tế thế giới đã thay đổi mạnh, kinh tế tri thức-dịch vụ
đã phát triển rất mạnh mà doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Hơn nữa, trong hoàn
cảnh tất cả các quốc gia thành viên đều đã mở cửa thì năng lực cạnh tranh yếu
của doanh nghiệp Việt Nam càng bộc lộ rõ.
Lộ trình cam kết mở cửa các lĩnh vực dịch vụ ngày càng sâu rộng đang tạo ra sự
cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam.
Cùng với tài chính-ngân hàng, bất động sản và dịch vụ phân phối đang nóng lên
bởi sự tham gia ngày càng nhiều của nhà đầu tư nước ngoài lớn.
Bởi vậy, cũng như nhiều chuyên gia kinh tế khác, ông Vũ Khoan khuyến cáo
các doanh nghiệp phải trang bị một vốn kiến thức toàn diện và đặt mình trong
bối cảnh liên kết toàn cầu và phải thiết lập các liên kết chuỗi để nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Tuy thế, với những kết quả đạt được trong năm nay, triển vọng của nền kinh tế
Việt Nam năm 2008 và những năm tiếp theo được nhận định là rất sáng sủa.
“Triển vọng tăng trưởng cao là hiện thực”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định.
Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam Ayumi Konishi cho rằng, việc gia nhập
WTO tuy chưa đem lại “phép màu” nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển
lành mạnh và tiếp tục phát triển nhanh.
Sức ép mở cửa thị trường đang tạo ra những thách thức :
Môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút đầu tư kỷ lục - đó là nhận xét
chung sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tại "Diễn đàn thương mại đầu tư Việt Nam sau một năm Việt Nam gia nhập
WTO" tổ chức ngày 11/1/2008 tại Hà Nội, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm
nhận xét: "Sau một năm gia nhập WTO, chúng ta ghi nhận những dấu ấn tăng
trưởng ngoạn mục của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam đã tiến hành
điều chỉnh và ban hành các chính sách, quy định trong nước theo hướng ngày
càng phù hợp hơn với quy tắc, luật lệ thương mại quốc tế và cam kết WTO.
Chính vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện
theo hướng thông thoáng hơn và minh bạch, tạo ra được niềm tin đối với các nhà
đầu tư nước ngoài".
Tuy nhiên, sức ép mở cửa thị trường đang tạo ra những thách thức lớn đối với
nền kinh tế, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong nước khi năng lực cạnh tranh
của họ còn hạn chế, còn người nông dân cũng gặp nhiều khó khăn khi vẫn với
5