Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tình hình kinh tế khu vực asean năm 2017 và triển vọng năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.51 KB, 16 trang )

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------------------------------------

TIỂU LUẬN
Môn: NGOẠI GIAO KINH TẾ
Đề tài:

TÌNH HÌNH KINH TẾ KHU VỰC ASEAN NĂM 2017
VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2018

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Anh Quân

Lớp

: KT41C

Mã số sinh viên

: KT41C-089-1418

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Năm 2017 là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Hiệp hội các quốc
gia Đông - Nam Á (ASEAN) với sự kiện kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội. Với
sự đoàn kết, gắn bó giữa 10 quốc gia trong khu vực, đến nay ASEAN đã trở thành
một liên kết kinh tế mạnh mẽ với mức độ tự do hóa cao trong lĩnh vực thương mại
hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư, đồng thời cũng là một nền kinh tế lớn 6
của thế giới và thứ 3 châu Á.
Trong năm 2017, theo đà tăng trưởng khả quan và phát triển thương mại của
kinh tế thế giới, nền kinh tế ASEAN không chỉ tăng trưởng tốt mà còn dẫn đầu thế
giới. Trong đó có vai trò to lớn từ các hiệp định, sự hội nhập khu vực ngày càng sâu
rộng giữa AEC và các đối tác, kết nối hạ tầng giao thông ngày càng tốt và công
cuộc cải cách tiếp tục được thực hiện. Tăng trưởng GDP toàn khu vực ước đạt 5,3%
trong quý III, cao hơn mức 5,0% của quý II trong khi tỷ lệ lạm phát được duy trì ở
mức thấp. Từ đó có thể thấy rõ vai trò của đối ngoại và ngoại giao kinh tế là hết sức
to lớn để có được những thành tựu trên. Nhưng không chỉ dừng ở việc tổng kết
những thành tựu chung, đối với một nền kinh tế ASEAN đang có xu hướng phát
triển mạnh và bùng nổ thì càng phải xem xét kĩ những vấn đề: Những thế mạnh
đóng góp to lớn cho kinh tế ASEAN trong năm 2017 là gì? Những nhược điểm còn
tồn tại ? Và triển vọng hay thách thức với nền kinh tế là gì trong năm 2018? Đối
sách cho Việt Nam ra sao?... và còn nhiều hơn nữa những vấn đề cần giải quyết
nhằm tiếp tục duy trì và tăng trưởng đột phá cho nền kinh tế ASEAN nói chung, và
quan trọng hơn hết là lợi ích phát triển kinh tế cho Việt Nam trong 2018.
Với tình hình trên, bài nghiên cứu về “Tình hình kinh tế ASEAN 2017 và
triển vọng 2018” sẽ lần lượt đưa đến người đọc cái nhìn tổng quan nhất về nền
kinh tế ASEAN trong giai đoạn trên thông qua các vấn đề sau:
I.

Tình hình kinh tế thế giới 2017

II.


Tình hình kinh tế ASEAN 2017 thể hiện qua ba lĩnh vực có diễn biến nổi bật
trong năm vừa qua: Xuất- nhập khẩu, đầu tư nội khối, du lịch.

III.

Triển vọng và thách thức trong năm 2018 thông qua hai lĩnh vực: Kinh tế kỹ
thuật số, tự do hóa tài chính.

IV.

Đối sách của Nam trước những biến chuyển của nền kinh tế ASEAN.
Đây cũng là phần quan trọng nhất trong báo cáo.Sau khi đối chiếu tình hình
kinh tế 2017 và triển vọng 2018 giữa ASEAN vàViệt Nam. Dựa trên những điều
kiện và tiềm năng của nước nhà, từ đó đưa rađối sách, giải pháp cho Việt Nam
nhằm đón đầunhững triển vọng của khu vựctrong 2018. Và thiết thực hơn, những
đối sách dưới đây có tínhgiá trị tham khảo cao cho các nhà Ngoại giao, Bộ Ngoại
3


giao. Để thông qua con đườngngoại giao kinh tế, có thể hỗ trợ gián tiếp các Bộ,
Ban, ngành. Hoặc các nhàNgoại giao có thể trực tiếp tìm kiếm cơ hội và khai thác,
nhằm đạt được lợi íchphát triển kinh tế cho Việt Nam, đó là nhiệm vụ và mục đích
quan trọng nhấtcủa Ngoại giao: Ngoại giao kinh tế.

4


I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI 2017
Năm 2017, thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng đã chứng kiến

nhiều sự thay đổi, đặc biệt đáng chú ý là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ
sau khi tổng thống Donald Trump nhậm chức. Mối quan hệ giữa hai cường quốc
kinh tế hàng đầu hiện nay cũng nắm phần quyết định đến nền kinh tế ASEAN.
Tính đến tháng 11/2017, kinh tế thế giới vẫn tăng trưởng khả quan. “Khởi
sắc”, “chuyển biến tích cực” hay “cải thiện” là những đánh giá của các tổ chức quốc
tế về tình hình kinh tế toàn cầu trong cả năm qua, và sự lạc quan này được thể hiện
qua các số liệu cụ thể ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, ASEAN, Trung
Quốc, hay Nhật Bản. Có thể nhận định rằng, đà tăng trưởng kinh tế thế giới đã tác
động hết sức tích cực tới kinh tế ASEAN. Trên phương diện Ngoại giao kinh tế,
nhiều hiệp định đối tác và hội nhập kinh tế đã được và thảo luận, thực thi sâu sắc
hơn trong năm 2017. Đó là Hiệp định giữa Cộng đồng kinh tế AEC và các đối tác
như: Hợp tác ASEAN+3, ASEAN- Nhật Bản,... và ngoài ra là các hội nghị cấp cao,
chương trình đối thoại thường xuyên trong khuôn khổ Quan hệ Đối ngoại của
ASEAN. Những hoạt động trên đem lại những thành tựu to lớn cho các nước
ASEAN.
Chính sách Ngoại giao kinh tế phù hợp với tình hình của thế giới và khu vực
đã đem lại những kết quả to lớn.
Đối với khu vực ASEAN nói riêng và châu Á nói chung vẫn duy trì vị thế là
hai khu vực phát triển năng động nhất, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu và hoạt động
thương mại tăng mạnh. Tổng thương mại nội khối sẽ duy trì đà phát triển tốt, chiếm
khoảng 1/4 tổng giá trị thương mại của khối. Điều này có nghĩa là khu vực ASEAN,
với sức mua đang tăng, vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn doanh nghiệp trong và ngoài
khu vực. Các nước thành viên cần nắm bắt vấn đề này để có đối sách thu hút đầu tư.
Các nền kinh tế ASEAN được dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt hơn trong những năm
tới nhờ sự hội nhập khu vực ngày càng lớn, việc kết nối hạ tầng giao thông ngày
càng tốt và công cuộc cải cách tiếp tục được thực hiện, dù kinh tế thế giới vẫn chậm
phục hồi.
Một lần nữa có thể khẳng định rằng, kinh tế toàn cầu khởi sắc đã thúc đẩy
đối ngoại và trợ lực rất lớn cho kinh tế ASEAN. Đây là tiền đề cho sự hứa hẹn bùng
nổ và đạt đỉnh của kinh tế ASEAN vào năm 2018.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ KHU VỰC ASEAN NĂM 2017
Năm 2017 được coi năm quan trọng của ASEAN với dấu mốc 50 thành lập
và chặng đường một năm thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Với mục tiêu tiếp
tục các sáng kiến để tạo ra nhiều cơ hội cho người dân của cộng đồng ASEAN và
5


thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) hướng tới một tầm nhìn về một nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh,
sáng tạo và toàn diện với sự kết nối và hội nhập tốt hơn về nền kinh tế toàn cầu.
ASEAN vẫn tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, phát huy vai trò của khoa
học, công nghệ nhằm đổi mới các ngành công nghiệp và doanh nghiệp khu vực, đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs)1, giúp họ hội nhập vào chuỗi giá
trị toàn cầu. Đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết của mình theo hệ thống thương
mại đa biên và các hiệp định tự do thương mại khác nhau. Điều này đã được thực
hiện hóa trên nhiều lĩnh vực, để 2017 là một năm “khởi sắc” với nền kinh tế ASEAN.
Đối với các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm sự tăng trưởng, khu vực ASEAN vẫn là
điểm đến tin cậy để có thể mang về những lợi nhuận cho các doanh nghiệp của mình.
Các mục tiêu của ASEAN, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của khu vực này trong
tình hình mới là một bước đi hợp lý và thiết thực đối với các doanh nghiệp. Kết quả
cho thấy, nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên ASEAN vẫn sẽ tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng với tốc độ khoảng 5-7% trong năm 20172.
Có thể thấy năm 2017 được coi là điểm sáng của nền kinh tế ASEAN. Cụ thể
nổi bât trên các lĩnh vực sau:
1. Xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu luôn được coi là chiến lược trong tâm trong việc phát triển
kinh tế của ASEAN nói chung và các thành viên của khu vực nói riêng. Với việc
đẩy mạnh xuất nhập khẩu trong khu vực, ASEAN đã trở thành một liên kết mạnh
mẽ giữa việc cung ứng hàng hóa của các quốc gia để biến khu vực này thành một
trung tâm kinh tế lớn nổi lên trong khu vực Châu á, trung tâm thương mại quan

trọng trong bản đồ kinh tế toàn cầu, vươn lên thành nền kinh tế lớn trong Châu Á
với GDP đạt 2.5500 tỷ USD tính tới thời điểm hiện tại3.
ASEAN đã trở thành một liên minh thương mại quan trọng và hiện đứng
hàng thứ ba trên thế giới sau Liên minh Châu Âu và Bắc Mỹ. Xuất nhập khẩu tăng
mạnh với 5 mặt hàng chính chiếm khoảng 1/3 cả nhập khẩu và xuất khẩu, với sự nổi
bật của: dầu thô, xăng dầu, thiết bị điện tử, điện thoại di động, máy xử lý dữ liệu tự
động. Ngoài ra, ASEAN còn phụ thuộc vào một số đối tác khác nhau để xuất nhập
khẩu một số hàng hóa và sản phẩm khác. Nhập khẩu và xuất khẩu cũng như so sánh
1 />2 />3 baomoi.com/tinh-hinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa-10-thang-dau-nam-2017/c/23789852.epi

6


các chỉ số này đối với các nước AEC và các nước ngoài khối ASEAN. Đối với
AEC, tổng lượng hàng nhập khẩu và xuất khẩu chiếm khoảng 50% tổng thương
mại. Ngoài ra, cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu của AEC vẫn duy trì ở mức cao.
Điều này có thể là do tăng trưởng mạnh mẽ trong thương mại nội khối ASEAN so
với bên ngoài. Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ nét về tỷ trọng của loại hàng hóa
xuất nhập khẩu trong năm 2017.

Bảng số liệu tình hình xuất khẩu của khu vực ASEAN năm 2017

Bảng số liệu tình hình nhập khẩu của khu vực ASEAN trong năm 2017
Từ bảng số liệu có thể thấy, những mặt hàng liên quan tới sản phẩm
điện tử và linh kiện chiếm vị trí xuất nhập khẩu lớn so với các mặt hàng khác.
Bảng số liệu cũng chỉ ra chỉ số phần trăm các mặt hàng xuất nhập khẩu trong
7


năm 2017 vẫn duy trì ở mức cao, tạo tiền đề cho sự bùng nổ về hàng hóa xuất

nhập khẩu trong năm 20184.
Bên cạnh đó, các công ty trong khối ASEAN đang tích cực rót vốn vào các
dự án ở các quốc gia láng giềng nhằm nắm bắt cơ hội đến từ triển vọng mở rộng thị
trường tiêu dùng Đông Nam Á cũng như cơn sốt phát triển cơ sở hạ tầng trong khu
vực, thông qua chiến lược xuất nhập khẩu trong thị trường nội khối ASEAN nhằm
đưa nền kinh tế khu vực này đạt được mức độ tăng trường tốc độ hơn nữa.
2. Đầu tư nội khối
Bước sang năm 2017, ASEAN đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu
hướng đầu tư nội khối. Điều này thể hiện qua việc các nhà sản xuất tất bật ký kết
đầu tư với đối tác láng giềng, đẩy mạnh hoạt động xây dựng nhà máy, cơ sở cũng
như mua lại cổ phần. Tất cả đều nhằm nắm bắt cơ hội đến từ triển vọng mở rộng thị
trường tiêu dùng Đông Nam Á cũng như cơn sốt phát triển cơ sở hạ tầng trong khu
vực. Số liệu thống kê cho thấy năm 2017, đầu tư trong khu vực ASEAN đạt tổng
cộng gần 120 tỉ USD. Trong đó, doanh nghiệp nội khối chiếm 18,5%, lần đầu tiên
vượt qua EU (16,4%).
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng là lĩnh vực hấp dẫn đối với đầu tư nội khối khi
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng các thành viên ASEAN sẽ cần thu hút
khoảng 60 tỉ USD mỗi năm trong vòng một thập niên tới, để đáp ứng nhu cầu phát
triển. Hiện Tập đoàn Lippo Group của Indonesia lên kế hoạch xây dựng 20 bệnh viện
hiện đại tại Myanmar, với đầy đủ trang thiết bị hầu hết do Mỹ sản xuất, trong vòng 10
năm nữa. Để tiến hành đại dự án này, Lippo thành lập liên doanh với Tập đoàn First
Myanmar Investment, góp 40% trong số vốn điều lệ 420 triệu USD. Tập đoàn viễn
thông quân đội VN (Viettel) thì chi 800 triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn
thông của Myanmar. Trong khi đó, Tập đoàn xi măng Siam của Thái Lan bắt đầu sản
xuất ở Indonesia và hy vọng sẽ sớm tấn công vào thị trường Myanmar, Lào5.
Trong nằm trong vấn đề đầu tư nội khối, cuộc đua sát nhập doanh nghiệp
ASEAN cũng đang cạnh tranh quyết liệt với khối ngoại trong các hoạt động M&A
(sáp nhập và thu mua), giành lại cơ sở và dịch vụ tại khu vực của các đối thủ ngoài
khối. Bước đi này không những cho phép họ tiếp cận khách hàng chuỗi cung ứng
địa phương, mà còn tạo cơ hội thử thách năng lực của mình khi mở rộng hoạt động

ra bình diện khu vực. Chẳng hạn, nhà bán lẻ Central Group của Thái Lan thu mua
chuỗi siêu thị Big C ở VN từ tay Tập đoàn Casino Group (Pháp) với hơn 70 cửa
4 />5 />
8


hàng tiện lợi và địa điểm bán lẻ. Còn Siam City Cement sẽ kiểm soát 5 nhà máy của
Tập đoàn vật liệu xây dựng LafargeHolcim (Thụy Sĩ - Pháp) đặt tại VN.
3. Dịch vụ du lịch
Năm 2017 là dấu mốc quan trọng không thể bỏ qua trong lĩnh vực du lịch và
lữ hành của khu vực, khi ASEAN vượt qua khu vực Châu Âu và Châu Mỹ, đưa tỷ
trọng đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế cao nhất trên thế giới.
Đóng góp trực tiếp của Du lịch & Du lịch vào GDP năm 2016 là 119,7 tỷ đô
la Mỹ (4,7% GDP) và đã tăng vượt bậc 7,3% lên 128,4 tỷ USD vào năm 2017. Điều
này phản ánh chủ yếu các hoạt động kinh tế của các ngành công nghiệp như khách
sạn, đại lý du lịch, hãng hàng không và các dịch vụ vận tải hành khách khác (trừ
dịch vụ đi lại). Nhưng nó cũng bao gồm các hoạt động của nhà hàng và ngành công
nghiệp giải trí trực tiếp hỗ trợ của khách du lịch. Dự kiến con số này sẽ tăng thêm
5,7%/năm lên tới 222,8 tỷ đô la (5,3% GDP) vào năm 20276.
TRAVEL &
TOURISM'S
DIRECT
CONTRIBUTIO
N TO GDP

2017
% growth

TRAVEL & TOURISM'S
TOTAL CONTRIBUTION

TO GDP

2017
% growth

1

South East Asia

7.3

1

South East Asia

6.9

2

South Asia

6.6

2

South Asia

6.6

3


North East Asia

5.9

3

North East Asia

5.7

4

Middle East

4.5

4

Middle East

5.2

5

Sub Saharan Africa

4.4

5


Caribbean

3.7

6

Caribbean

4.0

6

Sub Saharan Africa

3.4

7

Oceania

3.9

7

Central Asia

3.4

8


European Union

2.9

8

Oceania

3.4

9

Central Asia

2.9

9

European Union

2.6

10

North America

2.7

10


North America

2.4

11

North Africa

2.6

11

Other Europe

2.1

12

Other Europe

2.1

12

Latin America

2.1

13


Latin America

2.0

13

North Africa

2.0

Khi du lịch phát triển, kéo theo đó là tạo ra vô số công ăn việc làm trong
lĩnh vực này. Cũng theo xu hướng dẫn đầu, ASEAN là khu vực tạo ra nhiều việc
làm nhất trên thế giới trong năm 2017 nhờ sự đóng góp của ngành du lịch.
Trong năm 2017, số việc làm mà du lịch tạo ra lên tới 11,616,000 (3,6% tổng
số việc làm). Bao gồm việc làm của khách sạn, đại lý du lịch, hãng hàng không và
dịch vụ vận tải hành khách. Ngoài ra là các hoạt động của nhà hàng, các ngành công
6 />
2017/southeastasia2017.pdf

9


nghiệp giải trí phục vụ du lịch. Đến năm 2027, Du lịch & Du lịch sẽ chiếm
16.087.000 việc làm trực tiếp, tăng thêm 3.3% / năm trong 10 năm tới.
Tổng số đóng góp việc làm trong năm 2017 của du lịch tăng 3,7% trong năm
2017 lên 31,263,000 việc làm (9,8% tổng số việc làm). Đến năm 2027, Du lịch
được dự báo sẽ hỗ trợ 42.043.000 việc làm (11,4% tổng số việc làm), tăng
3,0%/năm trong giai đoạn này7.
TRAVEL & TOURISM'S

DIRECT CONTRIBUTION
TO EMPLOYMENT

2017
%
growt
h

TRAVEL & TOURISM'S TOTAL
CONTRIBUTION TO EMPLOYMENT

2017
% growth

1

South East Asia

4.1

1

South East Asia

3.7

2

Sub Saharan Africa


3.8

2

Sub Saharan Africa

3.3

3

Caribbean

3.2

3

Caribbean

3.1

4

Latin America

3.1

4

Middle East


2.7

5

Central Asia

2.9

5

Latin America

2.7

6

European Union

2.8

6

Central Asia

2.5

7

South Asia


2.2

7

European Union

2.2

8

Middle East

2.1

8

South Asia

2.0

9

North America

1.7

9

North East Asia


1.6

10

North East Asia

1.0

10

North America

1.2

11

Other Europe

0.7

11

Other Europe

0.4

12

North Africa


-2.9

12

Oceania

-2.2

13

Oceania

-3.3

13

North Africa

-2.6

Các nước trong khu vực phát triển du lịch nhất 2017 phải kể đến là
Campuchia, Thái Lan, Singapore. Campuchia và Thái Lan đón trên dưới hai triệu
lượt khách mỗi năm,Singapore đón 469.000 lượt, Malaysia có hơn 216.000
lượt...Với nhiều nước, khối ASEAN đang trở thành thị trường nguồn đem đến lượng
khách lớn. Thậm chí tại Malaysia, tỷ lệ khách ASEAN chiếm đến 76% trong tổng
số 26,7 triệu lượt khách quốc tế đến nước này năm 2017. Ngay từ khi thành lập, du
lịch là lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN về một khu vực du lịch chung thu
hút khách trong và ngoài khối, khuyến khích đi lại trong toàn khối của lao động
cũng như khách du lịch. Rất nhiều thỏa thuận, và mục tiêu 2025 đưa ASEAN trở
thành điểm du lịch chung chất lượng cao.

Trong năm 2017, hội nhập và đối ngoại du lịch ASEAN trở nên sâu rộng hơn
bao giờ hết. Diễn đàn du lịch 2017 được tổ chức tại Singapore và Hội nghị Bộ
trưởng Du lịch tại Việt Nam,...Tuy vậy, nhược điểm vẫn chưa được giải quyết là các
nước láng giềng vẫn còn trùng lặp nhau nhiều về đặc điểm môi trường du lịch, sẽ
7 />
2017/southeastasia2017.pdf
10


làm hạn chế sự phát triển về lâu dài. Mỗi nước cần có bản sắc riêng, thế mạnh riêng
để tiếp tục đà phát triển du lịch những năm tới.
Việt Nam vẫn chỉ mới bắt đầu quan tâm và nhận biết đến du lịch là một
ngành mũi nhọn, chưa được chú trọng. Đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá du
lịch Việt Nam hiện còn rất khiêm tốn với mức trung bình khoảng 2 triệu USD/năm,
chỉ bằng khoảng 2,9% của Thái Lan, 2,5% của Singapore, 1,9% của Malaysianhững nước đầu tư khoảng 100 triệu USD/ năm cho cơ quan du lịch quốc gia. Dù
cho xếp hạng trên thế giới, chỉ số cạnh tranh về du lịch của Việt Nam rất cao, đứng
thứ 34 về tài nguyên thiên nhiên, thứ 30 về tài nguyên văn hóa, thứ 35 về giá,...đây
là những lợi thế quý giá không phải quốc gia nào cũng có cần được khai thác.
Như vậy thông trong năm 2017, ASEAN đã có được sự tăng trưởng lớn
mạnh về kinh tế thông qua lĩnh vực xuất nhập khẩu, đầu tư nội khối và dịch vụ du
lịch. Theo đà tăng trưởng này năm 2018 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả to lớn
hơn cho khu vực năng động này.
III. TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC CỦA NỀN KINH TẾ ASEAN NĂM
2018
1. Triển vọng
Bước sang năm 2018, ASEAN có nhiều lý do để tăng trưởng kinh tế, một
trong số đó là bởi sự hội nhập khu vực ngày càng l ớn, việc k ết n ối h ạ t ầng
giao thông ngày càng tốt và công cuộc cải cách tiếp tục được thực hiện.
Theo Fitch dự báo trong số các quốc gia ASEAN, Myanmar và Vi ệt Nam
sẽ đạt mốc tăng trưởng cao. Theo đó, Myanmar có th ể đạt t ốc đ ộ tăng tr ưởng

kinh tế trung bình 7,2% trên năm, trong 10 năm tới nhờ tăng đầu tư khi môi
trường kinh doanh được cải thiện và tình hình chính trị ổn định. Trong khi đó,
Việt Nam sẽ ghi dấu ấn tăng trưởng kinh tế nhờ môi trường chính trị ổn định,
công cuộc cải cách được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh ngày càng thuận
lợi và lĩnh vực sản xuất được hưởng lợi từ việc các công ty đa qu ốc gia đặt tại
Việt Nam do chi phí sản xuất thấp. Nền kinh tế Philippines được dự báo duy
trì ổn định ở mức 6,2% trong thập kỷ tới, trong khi đó, dự báo Singapore và
Brunei nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm hơn trong những năm t ới 8. Theo
dự báo của Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, đà tăng trưởng cao của ASEAN
được duy trì nhờ cơ cấu dân số trẻ với hơn 380 triệu người, tương đương
60% dân số tuổi dưới 35. ASEAN cũng là khu vực có lực lượng lao đ ộng l ớn
8 />
20171125001623408.htm

11


thứ 3 thế giới. Theo đánh giá mới nhất này ti ếp tục kh ẳng định những d ự báo
lạc quan về triển vọng kinh tế khu vực. Tháng 7/2017, trong báo cáo cập nh ật
của Quỹ tiền tệ và Ngân hàng Phát triển châu Á, định hạn nâng mức dự báo
tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong năm 2018, từ mức 5% lên 5,1% của năm
2017 thành 5,2% năm 2018. Tỷ lệ tăng trưởng này cao gấp 1,5 l ần mức trung
bình của thế giới (là 3,5 - 3,6%). Còn theo đánh giá của Ngân hàng Th ế gi ới, 4
nước ASEAN lọt vào top 10 quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế gi ới là Lào
(7%), tiếp đến là Campuchia, Philippines và Myanmar (cùng ở m ức 6,9%).
Trong năm 2018, ASEAN sẽ tập trung nhiều vào một sẽ lĩnh vực tiềm năng như:
Kinh tế kỹ thuật số
Năm 2018, Singapore sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN với ưu
tiên phát triển nền kinh tế số tại khu vực. Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển
mạnh mẽ trên toàn cầu, góp phần tích cực cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho

người dân, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và là động lực thúc đẩy phát triển kinh
tế thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á (ASEAN) nói riêng. Để khu vực nắm
bắt tốt xu hướng của nền kinh tế số trong thời hội nhập. Ước tính nền kinh tế kỹ thuật
số tại khu vực có thể đạt 200 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, trong đó thương mại
điện tử chiếm khoảng 88 tỷ USD. ASEAN hiện là thị trường phát triển internet nhanh
nhất thế giới và việc hợp tác để xây dựng một nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp sẽ tạo
ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực.
Các quốc gia thành viên của ASEAN đang vạch ra quy tắc thương mại chung của khu
vực trong phát triển lĩnh vực thương mại điện tử, thúc đẩy kết nối kỷ thuật số sâu
rộng hơn và giảm các rào chắn thương mại nội khối, thực hiện tự do thương mại điện
tử và hỗ trợ việc mở rộng các công ty của ASEAN tại khu vực. Quy định đó có thể
kết hợp cùng cơ chế hiện tại và những hiệp định thương mại mới9.
Ngoài việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ cho nền kinh tế số ở các công ty,
Singapore sẽ tạo điều kiện cho tất những người trẻ tuổi, kể cả những người cao tuổi
nắm bắt các kỹ năng chuyên môn liên quan đến kinh tế số. Đây chính là thị trường
mới tạo ra cơ hội việc làm, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ, logistics, an ninh mạng.
Phát triển kinh tế kỹ thuật số cũng là một trong những nội dung trọng tâm mà
Singapore thực hiện tái cơ cấu kinh tế.
Tự do hóa tài chính
Tự do hóa dịch vụ tài chính có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN trong năm 2018. Đặc biệt trong bối
cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành với mục tiêu của ASEAN là
9 />
12


hình thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất đơn nhất, có sức cạnh tranh cao,
phát triển kinh tế đồng đều, hội nhập đầy đủ vào kinh tế toàn cầu. Tự do hóa dịch
vụ tài chính trong khu vực ASEAN hướng tới mục tiêu gỡ bỏ dần hạn chế áp dụng
đối với các tổ chức tài chính ASEAN bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm và

công ty đầu tư… trong việc cung cấp dịch vụ tài chính tại các nước trong khu vực.
Tự do hóa dịch vụ tài chính ASEAN nằm trong khuôn khổ Hiệp định khung
ASEAN về Thương mại dịch vụ (AFAS) được ký kết năm 1992 và AFAS sẽ được
nâng cấp thành Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) hiện đang đàm
phán đến Gói cam kết dịch vụ thứ 10. Đàm phán tự do hóa dịch vụ tài chính
ASEAN đi theo lộ trình riêng, đến nay đã trải qua 7 vòng đàm phán. Với tổng GDP
của các nước ASEAN đạt 2.431.969 tỷ USD (2016), tốc độ tăng trưởng trên 5% mỗi
năm, dân số bình quân trên 634 triệu người, ASEAN được đánh giá là khu vực đầy
tiềm năng cho phát triển thị trường dịch vụ tài chính. Điều này cho thấy vai trò nhất
định của dịch vụ tài chính đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước trong khu vực và
để bắt kịp được với tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu, ASEAN cần nỗ lực thúc đẩy
hơn nữa sự phát triển của thị trường tài chính.
2. Thách thức
Bên cạnh đó những mặt triển vọng, ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức trên bình diện kinh tế đặc biệt với Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Theo các
chuyên gia, AEC còn phải vượt qua một quãng đường dài để trở thành một cộng
đồng kinh tế hoàn thiện và hiệu quả. Trở ngại vẫn còn ở chỗ ASEAN là một tập hợp
nhiều dân tộc có tiếng nói, tín ngưỡng và văn hóa khác nhau, có trình độ phát triển
kinh tế khác nhau cũng như theo những chế độ chính trị khác nhau. Vượt qua sự
khác biệt này để xây dựng một cộng đồng thống nhất là một công cuộc đầy khó
khăn và đòi hỏi nhiều thời gian. Việc tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN hôm
nay không chỉ là đạt được một mục tiêu mà còn là khởi đầu của một tiến trình hội
nhập mới. AEC chưa đề cập nhiều tới những vấn đề kinh tế nhạy cảm như mở cửa
lĩnh vực nông nghiệp, sắt thép, xe hơi và nhiều lĩnh vực được bảo hộ khác. Công
dân ASEAN sẽ được phép tìm việc làm và làm việc ở các nước khác trong cộng
đồng nhưng bị giới hạn làm việc chỉ trong 8 ngành, bao gồm kỹ thuật, kế toán và du
lịch – 8 ngành này chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng số việc làm trong khu vực – và các
nước thành viên có thể dựng lên những rào cản pháp lý để hạn chế dòng nhân lực có
trình độ tràn vào nước mình, gây bất lợi cho lao động trong nước. Còn có nhiều rào
cản khác nữa, như tình trạng tham nhũng, cơ sở hạ tầng không đồng đều, chi phí

vận tải và vận tải biển chênh lệch lớn sẽ gây khó khăn cho tiến trình hội nhập.
Nhiều chuyên gia vẫn lo ngại rằng, hội nhập kinh tế sẽ không thu hẹp mà có khả
năng làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực.

13


IV. ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM TRƯỚC TRIỂN VỌNG VÀ THÁCH THỨC
CỦA NỀN KINH TẾ ASEAN NĂM 2018
Trong báo cáo kinh tế khu vực, điều quan trọng nhất là thể hiện rõ những
điểm mạnh, điểm yếu của tình hình kinh tế, hay những vấn đề tắc nghẽn trong quan
hệ giữa nước nhà và khu vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ đó đối chiếu được tình hình
giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực trọng điểm trên. Thứ hai, là đưa ra được
giải pháp và đối sách chung giúp Việt Nam đạt được những lợi ích và hạn chế rủi ro
trước dự báo trong năm 2018. Dựa vào đó, các nhà Ngoại giao sẽ có được phương
án thích hợp và thông qua Ngoại giao kinh tế nhằm phát triển kinh tế Việt Nam
trong 2018 và những năm tới.
Đầu tiên, chưa đi vào các lĩnh vực cụ thể, mà cơ bản nhất là Việt Nam cần
tham gia sâu hơn vào ASEAN. Dù thực tế 50 năm qua cho thấy, Việt Nam là nước
nhập siêu lớn hơn là xuất siêu từ ASEAN. Hiệu quả chưa thực rõ ràng, khi rất nhiều
đàm phán và hội nghị nhưng không có kết quả có lợi cho Việt Nam. Nhưng hội
nhập là xu thế không thể tránh khỏi nếu muốn phát triển, và hơn nữa ASEAN và
Việt Nam có sự ràng buộc và gắn bó gần gũi trong khu vực. Nên trước tiên, thay vì
nghi kị hiệu quả tham gia ASEAN, thì cần tin tưởng và tham gia sâu hơn, hiệu quả
hơn, chủ động hội nhập kinh tế nhiều hơn, dù cho có những thất bại nhưng cũng là
bài học để chuẩn bị cho việc ASEAN hội nhập sâu rộng hơn, hoặc để tham gia
những sân chơi lớn hơn bên ngoài. Dự báo rằng, ASEAN sẽ càng mở rộng thêm các
nước thành viên, và hội nhập sâu hơn trên nhiều lĩnh vực, gỡ bỏ toàn bộ rào cản về
thuế, hay trở thành một khu vực FTA chung lớn mạnh. Vì vậy, Việt Nam cần kết
hợp ngoại giao vừa kinh tế, vừa chính trị theo cơ chế ngoại giao đa phương chủ yếu.

Vì dựa trên bài học ngoại giao song phương không mấy thành công của của nước
lớn như Mỹ, thì một nước nhỏ như Việt Nam chúng ta càng phải dựa trên sức mạnh
tập thể để lấy lượng thắng chất. Cụ thể là đối với ASEAN, chú trọng ngoại giao đa
phương dựa trên danh nghĩa lợi ích tập thể, thông qua khuôn khổ hiệp định chung
giữa các nước để dễ dàng thực thi và có lợi cho Việt Nam. Còn đối với song
phương, nên chú trọng với những nước yếu hơn về kinh tế.
Đi vào đối sách cụ thể cho một số vấn đề đã nêu, để phát triển hơn nữa những
vấn đề tiềm năng ngay trong năm 2017 như “xuất- nhập khẩu” và “đầu tư nội
khối”,”du lịch”, hay để nắm bắt và đón đầu được triển vọng năm 2018 về “kinh tế kỹ
thuật số” và “Tự do hóa tài chính”. Chính phủ Việt Nam cần nỗ lực cải thiện các vấn
đề sau đây, thông qua chính sách Đối nội trong nước. Cùng với đó, là với sự hỗ trợ
của các nước láng giềng ASEAN, và bên ngoài thông qua thúc đẩy Ngoại giao kinh tế
của các nhà Ngoại giao đối với các nước bạn đã thành công trong vấn đề này.
Thứ nhất, vấn đề thanh toán điện tử và khuyến khích tiêu dùng trực tuyến,
rộng hơn là một nền kinh tế chú trọng giao dịch và quản lí tiền qua tài khoản điện tử,
14


hạn chế tiêu dùng tiền mặt. Việc này sẽ giúp quản lí tốt nguồn vốn ODA, hạn chế
tham nhũng (BOT Cai Lậy) và hơn nữa là thích nghi với nền kinh tế kỹ thuật số và
cuộc cách mạng 4.0, hay tự do hóa tài chính. Như vậy thì Việt Nam mới không bỏ lỡ
những xu thế triển vọng 2018. Chúng ta cần đầu tư cho vấn đề này từ trong nước, và
có sự hỗ trợ của nước bạn rất thành công, quốc gia thông minh- Singapore. Để làm
được việc này, đó là nhiệm vụ của ngoại giao sâu hơn nữa qua các chương trình trao
đổi,... khuyến khích các nước đang phát triển và giàu tiềm năng như Việt Nam.
Thứ hai, vấn đề công nghệ thông tin, cũng cần phải phát triển và học hỏi các
nước bạn, hội nhập và học hỏi cao hơn nữa nhằm mang lại lợi ích phát triển Cơ sở
hạ tầng về công nghệ trong quản lí và các lĩnh vực trong thời buổi Internet kết nối
vạn vật và trí tuệ nhân tạo rất phát triển. Hiện tại có đến 75% người Việt Nam vẫn
có thói quen chỉ sử dụng tiền mặt, và không có nhận thức về sự phát triển vượt bậc

về Công nghệ. Điều này cần phải cải thiện từ trong nước, và thông qua Ngoại giao
để có được sự giúp đỡ của các nước bạn về các chương trình phổ cập Tín dụng điện
tử và Công nghệ thông tin ở mức cơ bản và cần thiết cho công dân, đây là điều mà
Singapore và các nước tiên tiến rất thành công. Xa hơn, là ở mức độ hiểu sâu cho
các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế số của Việt Nam thích ứng được với các
quốc gia tiên tiến.
Thứ ba, vấn đề du lịch. Du lịch Việt sẽ thực sự khởi sắc nếu Việt Nam và các
cơ quan Ngoại giao nghiêm túc muốn du lịch là ngành mũi nhọn. Đây là điều hoàn
toàn có thể, khi chúng ta sở hữu rất nhiều điều kiện có lợi cho du lịch hơn các nước
nổi bật du lịch, nhưng chưa được khai thác. Cần phải nhận thức rõ ràng hơn những
điểm không chỉ mạnh mà còn hơn các nước khác, có thể kể đến đó là những bãi
biển dài và đẹp, đặc biệt là ấm và có thể tắm được mà nhiều quốc gia không có, hay
những sân golf đang rất tiềm năng và được đánh giá đứng đầu Châu Á năm 2017,
mặc dù du lịch golf ở Việt Nam ít được biết đến và chưa được chú trọng đầu tư...
Dựa trên các điểm mạnh đó các cơ quan Ngoại giao cũng như Bộ Du lịch cần đầu tư
gấp nhiều lần cho chiến dịch Quảng bá nhằm phát triển du lịch được như Thái Lan,
Singapore vì chúng ta không hề thua kém về các điều kiện tự nhiên. Thay vì chỉ
dừng lại ở việc quảng bá như phát tờ rơi, hay qua các món ăn, hội chợ, chỉ tổ chức
trong các hội thảo thì cần quảng bá ở những nơi đông nhất, thu hút nhất, và đầu tư
truyền thông.
Thứ tư, là nguồn lao động trẻ của Việt Nam, được đánh giá rất tiềm năng,
cho dù những hạn chế về tay nghề và nghi ngại máy móc sẽ cướp đi việc làm, thì
ASEAN và các nước Châu Á, rộng hơn trên toàn thế giới luôn cần rất nhiều lao
động Việt Nam. Chúng ta cần thúc đẩy ngoại giao kinh tế trong việc tìm kiếm, xem
xét việc việc xuất khẩu lao động tay nghề thấp&cao như một vấn đề quan trọng cho
phát triển kinh tế. Qua đặc điểm thiếu nhân lực với một số nghề, dân số già, hay dựa
trên các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, cho phép lao động tự do di chuyển,...
15



Có rất nhiều điều kiện và cơ hội cho nguồn lao động trẻ Việt Nam còn đang
bỏ ngỏ mà thông qua ngoại giao có thể giúp hình thành khung pháp lý về điều kiện
hành nghề, tham gia khởi nghiệp, và các công tác ngoại giao khác giúp đem lại cơ
hội việc làm, khởi nghiệp cho nguồn lao động trẻ của Việt Nam trên nhiều quốc gia,
đặc biệt là ASEAN và Châu Á, rất gần, dễ dàng tạo điều kiện di chuyển, và phù hợp
với đặc điểm lao động trẻ của Việt Nam.

16



×