Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đề cương ôn luyện học sinh giỏi lịch sử lớp 10 có kèm đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.04 KB, 22 trang )

ÔN THI OLIMPIC LỊCH SỬ 10
CHỦ ĐỀ 1: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG, PHƯƠNG TÂY
1. Các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành như thế nào?
2. Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại ra đời sớm ở phương Đông?
3. Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, Châu Phi có thể sớm
phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước?
Trả lời:
Phương Đông thời cổ đại có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời sống của
con người. Những đồng bằng ven các con sông lớn có rất nhiều đất canh tác lại màu
mỡ, mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu nóng ẩm
( trừ TQ). Hằng năm vào mùa mưa, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp
một lớp đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc gieo trồng các loại cây lương thực.
Chính vì thế cư dân đã tập trung sống khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao
gần sông.
Và chỉ cần công cụ bằng gỗ, đá cư dân nơi đây cũng có thể canh tác và tạo nên mùa
màng bội thu.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi, nơi đây còn thường xuyên
xảy ra lũ lụt, hạn hán nên cư dân nơi đây phải lo xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê
ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước…
Chính công việc trị thủy cũng như cùng nhau chống giặc ngoại xâm, khiến mọi
người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã. Công viêc trị thủy đã giúp
cư dân nơi đây có thể sản xuất hai vụ lúa mỗi năm và thu hoạch ổn định. Chính nghề
nông phát triển sớm và cho năng suất cao cùng sự bổ trợ của chăn nuôi và sản xuất thủ
công đã giúp cho cư dân Phương Đông ổn định và sớm xuất hiện dư thừa của cải ngay
từ khi chưa có công cụ bằng sắt. …
-> Khi của cải dư thừa thì giàu nghèo cũng xuất hiện, Xã hội có giai cấp và nhà nước ra
đời sớm ở phương Đông từ thiên niên kỉ IV - III TCN, ở lưu vực các con sông lớn các
quốc gia cổ đại đã ra đời như Ai Cập ( lưu vực sông Nin vào giữa thiên niên kỷ IV TCN
nhà nước Ai Cập được hình thành trên cơ sở thống nhất các liên minh công xã hay còn
gọi là các Nôm), Lưỡng Hà ( lưu vực sông Ơ phơ rát và sông Tigrơ vào khoảng thiên
niên kỷ IV TCN đã hình thành hàng chục nước lớn nhỏ của người Su-me). Ấn Độ ( lưu


vực sông Ấn và sông Hằng, những quốc gia cổ đại của người Ấn đã được hình thành
vào khoảng giữa thiên niên kỷ III TCN). Trung Quốc ( ở lưu vực sông Hoàng Hà và
sông Trường Giang vào khoảng cuối thiên niên kỷ IIITCN vương triều Hạ được thành
lập- mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên ở Trung Quốc).
=> Như thế, các quốc gia cổ đại ở Phương Đông đã ra đời sớm nhất trên thế giới, khi
công cụ bằng đá và gỗ là chủ yếu.
Câu 2: Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
Do điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại phương Đông rất thuận lợi, có những
đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu và mềm xốp, dễ canh tác, lượng mưa đều
đặn phân bố theo mùa, khí hậu ẩm nóng ( trù Trung Quốc). Vào mùa mưa hằng năm,
1


nước sông dang cao, phủ lên chân ruộng thấp một lớp đất phù sa màu mỡ thích hợp cho
việc gieo trồng các loại cây lương thực.
Bên cạnh đó cư dân Phương Đông còn biết xây dựng hệ thống thủy lợi, đắp đê ngăn
lũ, đào kênh máng dẫn nước…Vì thế kinh tế chủ đạo của cư dân phương Đông là nông
nghiệp trồng lúa nước. Ngoài việc “ lấy nghề nông làm gốc”, cư dân nơi đay còn kết
hợp nuôi gia súc, làm đồ gốm và dệt vải để đáp ứng nhu cầu hằng ngày của mình. Mặc
dù họ có tiến hành trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác nhưng chưa có sự
xuất hiện của đồng tiền là vật trung gian để định giá hàng hóa.
=> Có thể nói nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là “ nông nghiệp
tưới nước” mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu.
Tuy nhiên trong điều kiện lúc đó, với những gì mà cư dân phương Đông đạt được
trong phát triển kinh tế của mình cũng là những tiến bộ của loài người và chính điều này
đã làm xuất hiện nhà nước có giai cấp đầu tiên trên thế giới.
Câu 3: Phân tích vai trò tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
* Nông dân công xã:
- Do nhu cầu của công tác trị thủy các dòng sông và xây dựng các công trình thủy lợi
khác khiến những người nông dân ở vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong

khuôn khổ của công xã nông thôn. Vì vậy các thành viên của công xã được gọi là nông
dân công xã.
- Nông dân công xã là một bộ phận đông đảo nhất, họ sống theo gia đình, có tài sản tư
hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong
xã hội. Nhận ruộng đất của công xã để canh tác, nuôi sống gia đình, bản thân và nộp
một phần sản phẩm thu hoạch cho quý tộc dưới dạng thuế. Ngoài ra họ còn phải làm
một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng hoặc đi lính cho
nhà nước.
* Trong quá trình phân hóa xã hội, đứng đầu giai cấp thống trị là vua. Vua là
người đứng đầu nhà nước, đứng đầu quan lại và tăng lữ, nắm quyền tối cao về lập pháp,
hành pháp, điều hành mọi công việc của đất nước, là người chỉ huy quân đội tối cao.
* Quý tộc: gồm quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn
giáo.
+ Tầng lớp này là những người thi hành mệnh lệnh của nhà vua như thu thuế, phụ trách
xây dựng các công trình công cộn: cung điện, đường xá, đền tháp và chỉ huy quân đội,
phụ trách lễ nghi tôn giáo…
+ Họ sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân công xã.
* Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ là những tù binh và thành viên công xã bị
mắc nợ không trả được nợ hoặc bị phạm tội…Họ thường làm việc nặng nhọc và hầu hạ
quý tộc.
Câu 4: Nêu các giai cấp và tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông? Vì sao ở
phương Đông cổ đại lại hình thành nên các giai cấp tầng lớp đó?
- Gợi ý:
+ Do điều kiện tự nhiên dẫn đến kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông cổ đại đó là
nền nông nghiệp lúa nước. Điều kiện tự nhiên và nền kinh tế nông nghiệp đã buộc cư
dân nơi đây phải liên kết với nhau sống và làm việc trong tổ chức công xã nông thôn. Vì
vậy, các thành viên của công xã gọi là nông dân công xã. Họ là những người đảm nhận
nhiệm vụ cầy cấy sản xuất nông nghiệp trong công xã.
2



+ Do điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế nông nghiệp đã buộc cư dân phương
Đông cổ đại phải có người đứng đầu chỉ huy mọi việc. Người đó là Vua đứng đầu một
nước. Giúp vua là hệ thống quan lại giúp vua thực thi công việc. Họ vừa có của cải vừa
có quyền thế.
+ Khi kinh tế càng phát triển, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo và tầng lớp nô lệ xuất
hiện. Họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có nguồn gốc là những tù binh bị bắt trong
chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ.
Câu 5: Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, Vua là người đứng đầu nhà nước, Vua là
người có quyền lực tuyệt đối trong lĩnh vực Lập pháp, hành pháp và chỉ huy quân đội.
Thực ra lúc đó chưa có các “ bộ luật” theo đúng nghĩa của nó mà chỉ là những phán
quyết của Vua dưới dạng “ sắc chỉ” đã trở thành pháp lệnh ban ra buộc mọi người tuân
theo. Vua cũng là người đứng đầu cơ quan hành pháp, điều hành mọi công việc của đất
nước thông qua hệ thống quan lại giúp việc cho Vua. Ngoài ra, Vua cũng là người chỉ
huy quân đội tối cao, người quyết định việc đánh hay hòa.
-> Với những quyền lực trên, Vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh dưới
trần gian và trở thành Tăng lữ tối cao của giáo hội.
Ở Phương Đông cổ đại, Vua được gọi với tên gọi khác nhau như Paraon ( ở Ai Cập);
Enxi ( ở Lưỡng Hà); Thiên tử ( ở Trung Quốc).
Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm các quý tộc và tăng lữ. Họ
là những người thừa hành thực thi mọi mệnh lệnh của nhà vua như thu thuế, xây dựng
các công trình công cộng: đền tháp, cung điện, đường xá và chỉ huy quân đội…
=> Như vậy, chế độ chuyên chế cổ đại là chế độ nhà nước của các quốc gia cổ đại
Phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu quan lại, tăng lữ. Vua có quyền lực
tối cao, tuyệt đối. Chế độ đó gọi là chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền.
Câu 6: Vì sao ở Phương Đông cổ đại, thể chế chính trị nhà nước lại là chế độ quân
chủ chuyên chế?
Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân sâu sa quy định thể chế nhà

nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông lại bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên và nền tảng
kinh tế - xã hội nơi đây.
Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho đời
sống con người. Những đồng bằng ven sông rộng, đất đai phì nhiêu mềm xốp, dễ canh
tác, lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, có khí hậu ám nóng ( trừ Trung Quốc). Vào
mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp đất phù
sa màu mỡ, thích hợp cho việc giao trồng các loại cây lương thực.
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên cư dân đã tập trung sinh sống tại đay khá đông
theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao ở gần sông với nghề nông trồng lúa nước là chủ
yếu.
Tuy nhiên bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Phương Đông cũng gặp
không ít khó khăn do thiên nhiên mang lại như lũ lụt, hạn hán. Vì thế, để đảm bảo cho
sản xuất nông nghiệp lúa nước có năng suất, cư dân nơi đây đã biết xây dựng hệ thống
thủy lợi, đắp đê, ngăn lũ, đào kênh mương dẫn nước…Công việc trị thủy khiến mọi
người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
3


Bên cạnh đó, trong cuộc sống không tránh khỏi sự xung đột giữa các thị tộc, bộ lạc
với nhau, yêu cầu mọi người cần có sự liên minh chặt chẽ để chống lại kẻ thù của thị
tộc.
Việc trị thủy hay chống giặc ngoại xâm giải quyết các vụ xung đột trong cuộc sống
cần phải có sự thống nhất trong toàn thị tộc, bộ lạc. Vì vậy, yêu cầu cần phải có người
đứng đâu chỉ huy ( gọi là Vua). Người đứng đầu phải có quyền lực tối cao để chỉ đạo
công việc, chính vì thế Vua dần dàn trở thành vua chuyên chế, cha truyền con nối.
Câu 7: Điều kiện tự nhiên ( nhu cầu sản xuất nông nghiệp) có ảnh hưởng đến kinh
tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ntn?
( gợi ý)
- Nêu điều kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lúa nước (….).
Chính vì thế kinh tế chính của cư dân phương Đông là nông nghiệp lúa nước.

- Bên cạnh thuận lợi trên còn có khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại: lũ lụt, hạn
hán -> Cư dân nơi đây đã tiến hành làm công tác trị thủy -> Nông nghiệp lúa nước sớm
phát triển với năng suất cao, công tác trị thủy đã dẫn đến mọi người gắn bó với nhau
trong liên minh bộ lạc, trong công xã nông thôn.
Do công việc trị thủy cần phải có người đứng đầu chỉ huy, hơn nữa kinh tế nông nghiệp
phát triển đã dẫn đến của cải dư thừa, nhà nước ra đời sớm ở phương Đông. Đứng đầu
nhà nước là Vua nắm mọi quyền hành trong tay gọi là nhà nước chuyên chế tập quyền.
- Trên cơ sở sản xuất nông nghiệp xã hội phương Đông đã phân hóa với hai giai cấp cơ
bản là quý tộc và nông dân công xã, ngoài ra còn có tầng lớp nô lệ. Trong đó nông dân
công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
- Cũng từ điều kiện tự nhiên và sản xuất nông nghiệp yêu cầu con người phải biết quan
sát sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời để có những hiểu biết phục vụ cho sản xuất
cũng như trong cuộc sống. Chính vì vậy mà cư dân phương Đông sớm đạt thành tựu
trong lĩnh vực thiên văn học và lịch. Mặc dù những hiểu biết của họ chỉ mang tính
tương đối.
- Ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và nhu cầu của sản xuất nông nghiệp mà cư dân
phương Đông cần phải đo lại ruộng, tính diện tích ruộng đất hàng năm, từ đó mà toán
học sớm ra đời….và cư dân nơi đây còn tính toán và xây dựng được các công trình kiến
trúc đồ sộ thể hiện uy quyền của các ông Vua.
Câu 8: Cư dân phương Đông đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân
loại? Theo em những thành tựu văn hóa nào của cư dân cổ đại phương Đông còn
được sử dụng đến ngày nay?
Cùng với việc sản xuất ra của cải ngày càng dồi dào, cư dân cổ đại Phương Đông
đã có nhiều đóng góp về mặt văn hóa cho nhân loại.
* Thiên văn và Lịch Pháp: Đây là hai ngành ra đời vào loại sớm nhất ở các quốc
gia cổ đại Phương Đông. Nó gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Để cày cấy
đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “ trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết
đến sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng. Từ đó họ đã sáng tạo ra lịch. Vì vậy, lịch
của họ là nông lịch ( lịch nông nghiệp). Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
Thời gian được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Dựa vào mực nước sông lên, xuống

4


mà cư dan Phương Đông còn chia thời gian thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô, từ đó
có kế hoạch gieo trồng và thu hoạch cho phù hợp. Thời đó, cư dân Phương Đông còn
biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
Nhìn chung, việc tính lịch của cư dân Phương Đông cổ đại chỉ mang tính tương đối
nhưng nó có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng của cư dân Phương Đông khi ấy, Vì
mục đích làm ruộng của mình mà cư dân Phương Đông cổ đại đã sáng tạo ra thiên văn
học và lịch khi trong tay họ chưa có nổi công cụ bằng sắt. Đây cũng là cống hiến lớn lao
cho việc theo dõi thiên văn học và tính lịch sau này của con người.
* Chữ viết:
Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội loài người trở nên phong phú và
đa dạng, người ta cần ghi chép và lưu giữ lại những gì đã diễn ra trong cuộc sống, từ
nhu cầu đó mà chữ viết đã ra đời. Đây là một phát minh lớn của loài người. Cư dân đầu
tiên phát minh ra chữ viết là cư dân Phương Đông, vào khoảng thiên niên kỷ I TCN,
chữ viết xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Ban đầu là chữ tượng hình, sau là chữ tượng ý, tượng thanh. Nguyên liệu dùng để
viết chữ là vỏ cây Papirut, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa,…Tuy nhiên chữ viết
của cư dân cổ đại Phương Đông rất phức tạp nên hầu như chỉ có tăng lữ, quan lại học và
sử dụng được.
Sự ra đời của chữ viết cổ đại Phương Đông đã góp phần giúp con người ngày nay
hiểu thêm về đời sống, văn minh của cư dân thời cổ đại, đồng thời để lại những kinh
nghiệm qúy cho các thế hệ sau trên con đường phát triển.
* Toán học:
Do nhu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng,
nên Toán học xuất hiện sớm ở Phương Đông.
Họ đã biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập giỏi
về hình học. Họ tính được số Pi = 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể
tích hình cầu,…Còn người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ,

nhân, chia cho tới 1 triệu. Người Ả Rập đã tạo ra chữ số ngày nay mà chúng ta đang
dùng, người Ấn Độ đã tạo nên chữ số 0.
Những hiểu biết về toán học của cư dân Phương Đông mặc dù còn đơn giản, nhưng
đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn về sau.
* Kiến trúc:
Do uy quyền của các vua cổ đại Phương Đông mà các công trình kiến trúc nổi tiếng, đồ
sộ được ra đời và cho đến ngày nay một số công trình vẫn còn tồn tại như: Kim tự tháp (
Ai Cập), khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...Đây là những kỳ tích về
sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
Câu 9: Nêu 3 đóng góp lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông đối với sự phát
triển của nhân loại:
( Chữ viết(…), chữ số(…), thiên văn ngoài ra còn có lịch pháp và y học ( thuật ướp xã
của Ai Cập cổ đại)
Câu: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị của các quốc gia cổ đại P. Đông?
Loài người xuất hiện cách đây hàng triệu năm và ngay từ lúc đó con người đã tạo
ra nhiều giá trị vật chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên xã hội nguyên thủy lúc đó nhìn
chung vẫn còn trong tình trạng mông muội. Tới cuối thiên niên kỷ IV đầu TNK III
5


TCN, ở một số nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như TQ, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập,
đã tạo điều kiện cho cư dân nơi đây sớm bước vào xã hội văn minh. Các quốc gia cổ đại
Phương Đông có đặc điểm chung về ĐKTN, kinh tế, chính trị như sau:
• Đặc điểm về tự nhiên:
Các quốc gia cổ đại Phương Đông đa số được hình thành ở ven các con sông lớn, Ai
Cập nhờ con sông Nin, Lưỡng Hà nhờ sông Ơphơrat và Tigrơ, Ấn Độ nhờ con sông
Ấn và sông Hằng, Trung Hoa nhờ sông Hoàng Hà và sông Trường Giang. Đất đai
những nơi này màu mỡ, mềm xốp, dễ canh tác, cho năng suất cao. Hàng năm mưa
đều đặn theo mùa, khí hậu nóng ẩm, con người lại biết làm thủy lợi nên nông nghiệp
đã trở thành nền kinh tế chính.

• Đặc điểm về kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu
sản xuất chính là ruộng đất, lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản
của kinh tế Phương Đông cổ đại là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp.
• Đặc điểm về chính trị:
Xã hội có giai cấp được hình thành sớm, nhà nước đầu tiên: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà,
TQ ( cuối TNK IV đầu TNK III TCN ). Xã hội cổ đại phương Đông gồm những giai
cấp: nông dân công xã ( chiến đa số, là lực lượng sản xuất chính , làm ruộng công và
nộp một phần sản phẩm cho quý tộc), giai cấp quý tôc ( tầnglớp trên, nắm mọi quyền
hành trong xã hội), Nô lệ ( không có quyền lợi, địa vị thấp hèn).
Nhà nước cổ đại phương Đông đều theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua nắm mọi
quyền hành chính trị và được cha truyền con nối. Bộ máy nhà nước ở trung ương và địa
phương còn rất đơn giản và đều do quý tộc nắm quyền.
Câu 10: Tại sao nghề thủ công và thương nghiệp ở các quốc gia cổ đại phương Tây
lại phát triển hơn các ngành kinh tế khác? Nêu biểu hiện của sự phát triển đó.
* Nguyên nhân:
- Do điều kiện tự nhiên: đất đai ở Địa Trung Hải ít, xấu, khô cằn không thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nơi đây lại có nhiều khoáng sản, gỗ quý và nhiều
loại cây công nghiệp có giá trị như nho, cam, ô liu… đây chính là nguồn nguyên liệu
cung cấp cho nghề thủ công phát triển.
- Hơn nữa, ở Địa Trung Hải có rất nhiều nô lệ, đây chính là nguồn nhân công dồi dào để
sản xuất thủ công.
- Mặt khác, ở đây có rất nhiều hải cảng tự nhiên, thuận tiện cho sự đi lại của tàu thuyền
nên ngành thương mại cũng được mở mang phát triển.
* Biểu hiện của sự phát triển Thủ công nghiệp và thương nghiệp của các quốc gia
cổ đại phương Tây:
Khoảng đầu tiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo
công cụ bằng sắt. Nhờ công cụ bằng sắt ra đời mà nghề thủ công nơi đây có điều kiện
phát triển mạnh mẽ:
+ Có nhiều nghề thủ công: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, nấu rượu, làm dầu ô

liu,…Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao và quy
mô lớn như Át tích có tới 2000 lao động.
+ Nhiều thợ giỏi và khéo tay đã xuất hiện, họ làm ra những sản phẩm nổi tiếng như gốm
với đủ các loại bình, chum, bát có hoa văn, màu sắc đẹp. Ngoài ra còn có đồ trang sức
bằng vàng, bạc được trạm trổ rất tinh xảo…
6


- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ
thương mại được mở rộng, thương nghiệp có điều kiện phát triển.
Mỗi thành bang đều có hải cảng riêng để tàu thuyền ra vào buôn bán. Hàng hóa chủ yếu
của người Rô ma, Hi Lạp là sản phẩm thủ công, rượu nho…đem đổi lương thực, thực
phẩm đem về. Trong xã hội chiếm nô ở vùng này, nô lệ là thứ hàng hóa quan trọng
nhất. Nhiều nơi như Đê-lốt, Pi-rê đã trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thế giới
cổ đại.
Gần đây người ta phát hiện được 1 chiếc thuyền có niên đại từ thế kỉ IV TCN, trên tàu
còn sót lại 400 vò gốm cổ, 10.000 quả hạnh,… ở gần cảng Ki - rê - ni - a thuộc Síp.
- Thương mại phát triển đã thúc đẩy tiền tệ ra đời. Mỗi thành bang đều đúc tiền
riêng của mình. Trong đó, đồng tiền vàng La mã là đồng tiền có giá trị và được lưu hành
rộng rãi.
=> Như thế, nền kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển nhanh chóng và
đạt trình độ cao. Đó là nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ dựa trên sự phát triển cao của các
ngành công - thương nghiệp.
Câu 11: Hãy trình bày vai trò của thủ công nghiệp trong nền kinh tế của các quốc
gia cổ đại Hi Lạp và Rô – ma?
- Trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hi – Lạp và Rô – ma, thủ công nghiệp đã
hình thành nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến như: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ
gốm, đồ gỗ….
-Từ đó cũng xuất hiện thêm nhiều các thợ giỏi, thợ khéo tay và thợ lành nghề. Từ
quy mô bé, các xưởng thủ công ngày càng được mở rộng từ 10 – 15 người một xưởng

rồi nâng dần lên các xưởng chứa đến hàng trăm công nhân, đặc biệt ở A- ten có xường
có tới 2000 công nhân.
- Như vậy, sự phát triển của thủ công nghiệp đã làm cho sản xuất hàng hóa không
ngừng tăng nhanh cả về số lượng lẫn mẫu mã. Từ đó quan hệ thương mại ngày càng
được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sản phẩm của mình như rượu nho, dầu
ô-liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm... đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải.
Sản phẩm mua về là lúa mì, súc vật, lông thú từ vùng Hắc Hải, Ai Cập.
Câu 12: So sánh điểm giống và khác nhau trong việc phân chia giai cấp trong xã
hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
• Giống nhau:
- Đều có g/c thống trị và bị trị
- Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội và bị bóc lột.
• Khác nhau:
Các quốc gia cổ đại phương Đông
Các quốc gia cổ đại phương Tây
- Giai cấp thống trị: gồm vua, quý tộc - Giai cấp thống trị: Chủ nô gồm chủ
quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.
xưởng, chủ lò, chủ thuyền,…
- Giai cấp bị trị: Nông dân công xã, thợ - Giai cấp bị trị: Bình dân, nô lệ
thủ công, nô lệ
- Nông dân công xã là lực lượng sản xuất - Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong
chính làm ra của cải trong xã hội.
xã hội.
7


- Quan hệ bóc lột chính: Vua, quý tộc với -Quan hệ bóc lột chính : Chủ nô với nô
nông dân câng xã.
lệ.

Câu 13: So sánh thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Tây với các
quốc gia cổ đại phương Đông.
• Ở Phương Đông: Do điều kiện kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế
chuyên chế. Đứng đầu là vua, nắm quyền hành tối cao, giúp vua là hệ thống quan
liêu. Đó được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
• Ở Phương Tây cổ đại ( Hi Lạp và Rô ma):
- Do điều kiện tự nhiên ở đây cách trở, kinh tế công - thượng nghiệp phát triển,
quan hệ giữa các chủ nô và các công dân tự do với nhau là quan hệ buôn bán trao
đổi tự do. Chính vì thế thể chế nhà nước nơi đây được hình thành là thể chế dân
chủ cộng hòa ( ở Rô ma), hay thể chế dân chủ chủ nô ( ở Hi Lạp). Dù dưới hình
thức dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc đều có điểm chung là không có vua
chuyên chế mà quyền hành tập trung vào Ban chấp chính để điều hành công việc
của nhà nước một cách tập thể.
+ Chẳng hạn như Aten ( Hi Lạp), cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội công dân
gồm tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên ( phụ nữ, ngoại kiều, nô lệ không được tham
dự). Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Đại hội sẽ lấy ý kiến
biểu quyết của đa số công dân.
Cơ quan thứ hai là Hội đồng 500 đại biểu, các chức vụ quan trọng của Hội đồng
500 do Đại hội công dân bầu ra. Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, thay mặt dân
quyết định công việc của đất nước. Hằng năm mọi công dân họp 1 lần và được biểu
quyết những việc lớn của quốc gia.
=> Như vậy, chính quyền Aten thuộc về công dân Aten. Đó là nhà nước theo thể chế
cộng hòa mang tính chất dân chủ. Tuy nhiên đó là một nền dân chủ chủ nô, dựa trên
sự bóc lột nô lệ.
+ Ở Rô ma lại thiết lập chế độ cộng hòa ( không có vua), quyền hành trong nước do
Viện nguyên lão ( đại biểu là các quý tộc ) nắm giữ. Về sau nền cộng hòa bị thủ tiêu,
quyền lực lại rơi vào tay 1 hoàng đế, tuy nhiên bên cạnh hoàng đế còn có Viện
nguyên lão có quyền giám sát, phê chuẩn các quyết định của hoàng đế.
Câu 14: Vẽ sơ đồ thể chế chính trị ở Aten và ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
* Ở A- ten:

Hội đồng 10 tư lệnh ( điều hành công việc như 1 chính phủ)

Hội đồng 500 ( có vai trò như quốc hội)
Đại hội công dân
8


• Ở các quốc gia cổ đại phương Đông:
Vua
Quan lại

Chủ ruộng đất Tăng lữ

Câu 15: Nhìn vào sơ đồ trên hãy nêu vài nét về thể chế chính trị ở Aten và ở các
quốc gia cổ đại phương Đông. ( Trả lời dựa vào phần trả lời của câu 11)
Câu 16: Em hiểu gì về Thị quốc Địa Trung Hải?
* Về khái niệm: Thị quốc là cộng đồng dân cư sống trong 1 thành thị có cơ quan lãnh
đạo độc lập như 1 quốc gia. Trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động,
nhà hát và quan trọng hơn là có bến cảng.
* Về chính trị: Sinh hoạt dân chủ, mỗi thành thị là một nước riêng, ở đó người ta bàn
và quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng gì, dùng ngân quỹ vào việc gì,
nên trợ cáp cho dân nghèo bao nhiêu; có biện pháp gì để duy trì thể chế dân chủ và đặc
biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay không.
-> Tuy nhiên đây là nền dân chủ chủ nô.
* Về Kinh tế: Lãnh thổ của thị quốc không rộng, nhưng số dân lại đông nên đất đai
trồng trọt ở đây đã ít mà người ta lại ít trồng lúa, hơn nữa nơi đây có những điều kiện
thuận lợi để phát triển buôn bán nên các thị quốc luôn giữ quan hệ buôn bán với nhau và
các vùng xa. Nhờ đó thị quốc trở nên rất giàu có.
=> Thị quốc là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công.
* Về xã hội: Gồm các tầng lớp chính là chủ nô, bình dân và nô lệ, trong đó cuộc sống

của chủ nô và nô lệ có sự cách biệt giàu, nghèo ngày càng lớn. Nô lệ bị bóc lột và bị
khinh rẻ, họ không có quyền con người nên thường phản kháng chủ nô dưới hình thức
trể nải trong lao động và bỏ trốn, hoặc cao hơn là khởi nghĩa chống lại chủ nô. Đây
chính là một trong nhưng nguyên nhân làm cho các quốc gia cổ đại Hi Lạp, Rô ma lâm
vào khủng hoảng, suy yếu và sụp đổ.
Câu 17: Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì? Nêu biểu hiện.
* Bản chất của nền dân chủ cổ đại chính là chế độ dân chủ chủ nô.
Đó là nền dân chủ đưa lại quyền lợi cho tầng lớp quý tộc chủ nô, một bộ phận nhỏ trong
xã hội, trong khi đó nhiều người lại không có quyền cồn dân và đặc biệt là hàng trăm
nghìn nô lệ không được quyền làm người, bị áp bức, bóc lột và coi như là những “công
cụ biết nói”.
Tóm lại: Dù là dân chủ hay cộng hòa vẫn là một bước phát triển so với xã hội cổ đại
phương Đông. Nhưng đó là nền dân chủ chủ nô, bóc lột và đàn áp đối với nô lệ.
* Biểu hiện:
Hơn 30000 người là công dân A-ten, có tư cách và có quyền công dân. Khoảng 15000
kiều dân (dân nơi khác đến ngụ cư) được tự do sinh sống, buôn bán, làm ăn, nhưng
không có quyền công dân. Chừng hơn 300000 nô lệ lao động, phục dịch và không có
quyền gì cả, là tài sản riêng của mỗi chủ nô.

9


Ưu thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc đã bị đánh bạt. Quyền lực xã hội
chuyển vào tay các chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Đây là kết quả của một quá trình
đấu tranh gay go, quyết liệt.
Thắng lợi quyết định cuộc đấu tranh này là sự hình thành một thể chế dân chủ. Hơn
30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết
định mọi công việc nhà nước.
Câu 18: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tạo sao lại
nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Văn hóa cổ địa Hi Lạp và Rô – ma đã không ngừng phát triển và thu lại được những
thành tựu lớn:
* Lịch và chữ viết:
- Lịch: Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma
tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng
hai có 28 ngày. Song, như thế so với thực tế vẫn bị chậm một ít. Dù sao, phép tính lịch
của người Ro ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Do cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển của nền kinh tế đã đặt ra
cho cư dân Địa Trung Hải nhu cầu sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả
năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người.
- Hệ thống chữ cái Rô ma đã ra đời, tức A, B, C …. , ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6
chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nền văn minh nhân loại.
* Sự ra đời của khoa học: Đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học
mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái
quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt
nền móng cho ngành khoa học đó.
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt. Họ
đã có những nhà toán học có tên tuổi đã để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát
hóa cao như Tales, Py tha gor, Euclid..
- Vật Lý: có Archimède.
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày
có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
* Văn học:
- Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện
những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít. Những tác phẩm của họ chủ yếu
là Kịch ( kèm theo hát) để lại vẫn còn nguyên giá trị độc đáo cho đến ngày nay.
- Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học - nghệ thuật. Hy lạp,
nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..
* Nghệ thuật:
10



- Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục:
người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…
- Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.
* Sở dĩ, người ta thường nói các hiểu biết khoa học đến thời Hi Lạp, Rô ma mới
trở thành khoa học là bởi vì:
-> Có thể nói đến thời cổ đại Hy lạp - Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở
thành khoa học vì nó không chỉ đơn thuần là việc ghi chép và giải các bài toán riêng
biệt như cư dân cổ đại Phương Đông, mà đã có độ chính xác của khoa học đạt tới trình
độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên
tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

11


CHỦ ĐỀ 2: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ từ khi nhà nước cổ đại
ra đời đến khi bị thực dân Pháp xâm lược.
Trả lời:
* Thời kì các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ:
- Từ khoảng 3000 đến 1500 năm TCN, ở lưu vực sông Ấn đã hình thành 1 số quốc gia
cổ đại đầu tiên. Đây chính là nơi khở nguồn của nền văn hóa Ấn Độ, tuy nhiên nơi đây
điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của con người, vì thường
xảy ra nắng cháy và khô hạn.
- Khoảng 1500 năm TCN, ở vùng sông Hằng đã bắt đầu hình thành một số nhà nước
đầu tiên. Nơi đây, điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa hơn - là quê hương,
nơi sinh trưởng phát triển nền văn hóa truyền thống của văn minh Ấn Độ.
- Đến năm 500 TCN, nước Ma -ga- đa lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn
phục. Vua kiệt xuất nhất của nước này là A- sô- ca ( thế kỉ III), đã đem quân chinh phục

các nước nhỏ, thống nhất được Ấn Độ, đồng thời ông có những hoạt động tạo điều kiện
cho văn hóa Ấn Độ phát triển ( truyền bá đạo phật).
- Cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ lại bước vào thời kì chia rẽ, khủng hoảng kéo dài đến đấu
công nguyên.
* Thời kì Vương triều Gúp- ta:
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, bước vào thời kỳ phát triển cao,
đặc sắc - thời Vương triều Gúp ta( 319 - 467), Hậu Gúp ta ( 467 - 606), Hác sa ( 606 647). Đây được coi là thời kì định hình, phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Vì
thời kỳ Gúp ta đã xuất hiện và phát triển hai tôn giáo lớn của thế giới đó là Đạo phật và
đạo Hin đu ( còn gọi là Ấn Độ giáo). Bên cạnh đó, chữ viết, kiến trúc - điêu khắc cũng
mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển văn hóa truyền
thống Ấn Độ.
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán trong đó nổi bật là nước
Pa - la ở vùng Đông Bắc và nước Pa - la - va ở miền Nam.
* Thời kì vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Mô gôn:
- Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra vương triều Hồi giáo, đóng đô
ở Đê li, gọi là vương triều Hồi giáo Đê li ( 1206 - 1526).
+ Vương triều Hồi giáo Đê li đã truyền basaps đặt đạo Hồi vào cư dân Ấn Độ và du
nhập văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ. Bước đầu tạo sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
+ Cũng từ đây, đạo Hồi và văn hóa Hồi giáo được truyền bá đến một số nước trong khu
vực Đông Nam Á.
- Thế kỉ XV, vương triều Hồi giáo Đê li suy yếu, một bộ phận người Trung Á cũng theo
Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, đã tấn công Ấn Độ, lập ra vương triều
Mô gôn ( 1526 - 1707).
+ Các vua thời kì đầu của vương triều Mô gôn đã ra sức củng cố xây dựng đất nước, đặc
biệt thời A- cơ - ba đã có những chính sách tiến bộ ( hòa hợp tôn giáo, dân tộc) làm cho
xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước bước
vào thời kì thịnh đạt nhất trong lịch sử Ấn Độ thời trung đại.
12



+ Đến thời con và cháu của A- cơ - ba, do lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao
động của dân, nên hai ông này hầu như đã đốt cháy tất cả thành quả của vua A- cơ - ba.
+ Ấn Độ lại lâm vào tình trạng chia rẽ, khủng hoảng và phải đối diện với sự xâm lược
của Bồ Đào Nha và sau là thực dân Anh.
=> Tóm lại trong lịch sử Ấn Độ từ khi lập quốc đến hết thời trung đại luôn luôn
không ổn định về chính trị - xã hội như bị ngoại tộc xâm lược, bị chia rẽ, mâu thuẫn giai
cấp, tôn giáo, phong trào đấu tranh của nhân dân chống giai cấp thống trị diễn ra,…
Nhưng Ấn Độ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú và đa dạng -là một
trong những trung tâm văn minh của nhân loại.
Câu 2: Tại sao nói thời Gúp ta là thời kì định hình và phát triển của nền văn hóa
truyền thống Ấn Độ?
Gợi ý trả lời:
- Vào cuối thế kỉ III TCN, sau khi vua A -sô- ca qua đời, Ấn Độ bước vào thời kì chia
rẽ, khủng hoảng kéo dài cho đến đầu công nguyên Vương triều Gúp ta được thành lập,
đã tổ chức kháng cự không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phí Tây - Bắc, thống nhất
miền Bắc Ấn Độ, sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đê- can, làm chủ toàn bộ miền
Trung Ấn Độ.
-> Đất nước Ấn Độ dưới vương triều Gúp ta thống nhất đã tạo điều kiện để các yếu tố
văn hóa ở Ấn Độ sinh trưởng và phát triển như Đạo phật, Hin đu giáo, chữ viết, kiến
trúc, văn học,…( Trình bày cụ thể từng yếu tố văn hóa…), đồng thời những yếu tố văn
hóa này còn được truyền bá ra bên ngoài đặc biệt là sang các nước Đông Nam Á.
=> Như vậy, thời Gúp ta được coi là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền
thống Ấn Độ, với những giá trị mang phong cách riêng, đặc trưng và rất Ấn Độ, những
giá trị đó đã góp phần không nhỏ vào kho tàng lịch sử văn hóa của nhân loại.
Câu 3: Điểm giống và khác nhau của vương triều Gúp ta và Đê li trong lịch sử
phong kiến Ấn Độ.
* Giống nhau:
- Cả hai vương triều đều góp phần vào sự phát triển chung của Ấn Độ về kinh tế, văn
hóa, giao lưu buôn bán với nhiều nước.
- Nền văn hóa Ấn Độ ( Văn hóa truyền thống và văn hóa Hòi giáo) được phổ biến đến

nhiều nước, đặc biệt là Đông Nam Á.
* Khác nhau:
Nội dung Vương triều Gúp ta
Vương triều Đê li
so sánh
-Sự
- Vua Gúp ta, người gốc Ấn Độ.
- Người Hồi giáo gốc Trung Á
thành lập - Tồn tại từ năm 319 - 467, trải qua 9 tấn công và chinh phục các tiểu
đời vua, làm chủ toàn bộ miền Bắc và quốc Ấn Độ và lập nên vương
miền Trung Ấn Độ
triều Hồi giáo Đê li ( 1206 1526).
-Tôn giáo - Đạo phật xuất hiện vào thế kỷ VI - Đạo Hồi được truyền bá áp đặt
TCN và được truyền bá rộng khắp đất vào Ấn Độ.
nước Ấn Độ dưới thời A sô ca, thời - Thực hiện chính sách phân biệt
Gúp ta.
tôn giáo. Người Hồi giáo ở Ấn
- Đạo Hin đu ra đời đầu công nguyên, Độ được ưu ái về ruộng đất và
là sự kết hợp của đạo Ba la môn với địa vị thống trị trong bộ máy
đạo Phật, đạo Hin đu thờ 4 vị thần: thống trị.
13


Sáng tạo, Bảo hộ, Hủy diệt, thần Sấm
sét.
- Giáo lý của đạo Hin đu khuyên con
người từ bi, nhẫn nại, tuân theo luật
pháp,…Dần dần Ấn Độ giáo đã trở
thành quốc giáo.
-Kiến

- Kiến trúc mang đậm phong cách tôn - Ngoài công trình kiến trúc Đạo
trúc
giáo ( Đạo phật và đạo Hin đu).
phật và kiến trúc Hin đu, thời Đê
+ Kiến trúc Phật giáo có chùa hang, li còn xuất hiện nhiều công trình
tượng phật bằng đá…
kiến trúc mang phong cách Hồi
+ Kiến trúc Hin đu giáo: đền, tháp giáo.
nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ bằng - Vương triều Đê li đã xây dựng
các bức phù điêu, ngoài ra còn có kinh đô Đê li thành thành phố lớn
thượng thần,…
nhất thế giới.
- Vị trí
- Vương triều Gúp ta đã đưa đất nước - Vương triều Đê li đã tạo điều
Ấn Độ phát triển một bước về kinh kiện cho nền văn hóa Hồi giáo
tế, đồng thời, đây cũng là thời kì định được du nhập vào Ấn Độ, tạo nên
hình và phát triển của nền văn hóa sự đa dạng, phong phú của nền
truyền thống Ấn Độ với những đặc văn hóa Ấn Độ.
trưng riêng, có giá trị vĩnh cửu, xuyên - Bước đầu tạo nên sự giao lưu
suốt lịch sử loài người.
văn hóa Đông - Tây.
Câu4: So sánh vương triều Đêli với vương triều Mô gôn trong lịch sử phong kiến
Ấn Độ.
* Giống nhau:
- Cả hai vương triều đều là người Hồi giáo và là người ngoại tộc sáng lập, kinh đô là Đê
li.
- Cả hai vương triều đều góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của Ấn Độ.
Văn hóa Ấn Độ dưới thời Đê li và Mô gôn đều được truyền bá ra các nước bên ngoài,
đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
- Cả hai vương triều ít nhiều đều có những chính sách áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ,

nên mâu thuẫn giai cấp, dân tộc đã diễn ra dẫn đến hai vương triều này bị suy yếu và
sụp đổ.
* Khác nhau:
Nội dung Vương triều Hồi giáo Đê li
Vương triều Mô gôn
so sánh
Sự thành Năm 1206 người Hồi giáo gốc - Năm 1398, Người Hồ giáo tự nhận là
lập
Thổ đã chiếm đất Ấn Độ, lập dòng dõi Mông Cổ đã tấn công Ấn
nên vương triều Hồi giáo Đêli Độ.
( 1206 - 1526)
- Năm 1526 lập ra vương triều Mô gôn
ở Ấn Độ ( 1526 - 1707).
Chính
- Truyền bá áp đặt đạo Hồi, du - Không truyền bá áp đặt Hồi giáo,
sách
nhập văn hóa Hồi giáo vào Ấn hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo,
Độ.
xây dựng khối hòa hợp dân tộc.
- Thực hiện chính sách kì thị,
phân biệt tôn giáo, dân tộc.
- Bóc lột kinh tế, đặt ra thuế - Đặt ra mức thuế đúng và hợp lý,
ngoại đạo đối với những người thống nhất hệ thống cân đong, đo
14


theo đạo Phật và đạo Hin đu.
- Các công trình kiến trúc mang
dấu ấn Hồi giáo. Kinh đô Đê li
được xây dựng thành 1 thành

phố lớn nhất thế giới.

lường.
- Khuyến khích , hỗ trợ các hoạt động
sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Nhiều công trình kiến trúc độc đáo
được xây dựng như Lăng mộ Ta - giơ
Ma - han, Thành Đỏ. Là những di sản
văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu
về sự sáng tạo của người dân Ấn Độ.
Vị trí, ý - Bước đầu tạo sự giao lưu văn - Là vương triều cuối cùng của chế độ
nghĩa của hóa Đông - Tây.
phong kiến Ấn Độ
các
- Truyền bá đạo Hồi, văn hóa - Để lại nhiều công rình kiến trúc độc
vương
Hồi giáo và Ấn Độ và từ Ấn Độ đáo cho nhân loại như Lăng mộ Ta triều đến truyền đến một số nước, đặc biệt giơ Ma - han, Thành Đỏ.
lịch
sử là khu vực Đông Nam Á.
- Dưới thời A cơ ba được coi là thời kì
Ấn Độ
thịnh đạt nhất trong lịch sử phong kiến
Ấn Độ vì kinh tế phát triển, xã hội ổn
định, văn hóa có những thành tựu mới.
=> vương triều Mô gôn tiến bộ hơn
vương triều Đê li
Câu 5: Tại sao nói vương triều Mô gôn tiến bộ hơn vương triều Đê li?
( Vương triều Đê li thực hiện áp đặt truyền giáo, phân biệt sắc tộc, tôn giáo,…làm cho
mâu thuẫn dân tộc ngày càng tăng…. Vương triều Mô gôn, đặc biệt thời A cơ ba thực
hiện hòa hợp tôn giáo ……-> Ấn Độ bước vào thời kì thịnh đạt nhất trong lịch sử

phong kiến Ấn Độ vì kinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn hóa có những thành tựu
mới).
Câu 6: Nêu những đóng góp của vương triều Mô gôn đối với lịch sử Ấn Độ.
( Các vua của vương triều Mô gôn đều muốn xây dựng Ấn Độ… nhất là thời A cơ
ba thực hiện c/s tiến bộ…..……-> Ấn Độ bước vào thời kì thịnh đạt nhất trong lịch sử
phong kiến Ấn Độ vì kinh tế phát triển, xã hội ổn định, văn hóa có những thành tựu
mới).
Câu 7:
a. Lập bảng niên biểu về tiến trình lịch sử của Ấn Độ từ thời lập quốc đến khi bị
thực dân Anh xâm lược và bị biến thành thuộc địa. ( theo mẫu) ( thời kì, niên đại, sự
kiện tiêu biểu).
b. Tại sao đến thời A cơ ba, Ấn Độ lại phát triển thịnh đạt nhất?
( Gợi ý trả lời )
a. Lập niên biểu
Thời kì
Niên đại
Sự kiện
Các quốc - Từ khoảng - ở lưu vực sông Ấn đã hình thành 1 số quốc gia cổ đại
gia
đầu 3000
đến đầu tiên. Đây chính là nơi khở nguồn của nền văn hóa
tiên
1500
năm Ấn Độ.
TCN
Khoảng - ở vùng sông Hằng đã bắt đầu hình thành một số nhà
1500
năm nước đầu tiên. Nơi đây là quê hương, nơi sinh trưởng
TCN
phát triển nền văn hóa truyền thống của văn minh Ấn

Độ.
15


- Đến năm - Nước Ma -ga- đa lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước
500 TCN
khác tôn phục. Vua kiệt xuất nhất của nước này là Asô- ca.
- Cuối thế kỉ Ấn Độ lại bước vào thời kì chia rẽ, khủng hoảng kéo dài
III TCN
đến đấu công nguyên.
Thời

miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, bước vào thời kỳ
bước đầu
phát triển cao, đặc sắc - thời Vương triều Gúp ta ( 319 củng
cố
467
Thế kỷ IV - V
chế
độ
phong
kiến
- Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán trong đó
Thời kì bị Thế kỷ VII - nổi bật là nước Pa - la ở vùng Đông Bắc và nước Pa - la
chia cắt
XII
- va ở miền Nam.
- Người Hồi giáo gốc Trung Á xâm chiếm Ấn Độ, lập ra
Thời


vương triều Hồi giáo, đóng đô ở Đê li, gọi là vương
Vương
Thế kỷ XIII
triều Hồi giáo Đê li .
triều
ngoại tộc
(Vương
- Kinh đô Đê li trở thành 1 trong những thành phố lớn
Thế kỉ XV
triều Đê li
nhất thế giới.

Mô Thế kỉ XVI - - Vương triều Mô gôn, nhất là dưới thời vua A - cơ - ba,
gôn)
XVIII
Ấn Độ bước vào thời kì phát triển thịnh đạt.
Thời kì bị
Thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và đặt ách
phương
cai trị ở Ấn Độ ( 1849)
Thế kỷ XIX
Tây xâm
lược.
b. Thời A -cơ- ba, Ấn Độ lại phát triển thịnh đạt nhất vì: A - cơ - ba đã thi hành một
số chính sách tích cực. ( chính sách trong sgk).
=> Chính những chính sách trên đã làm cho xã hội Ấn Độ được ổn định, kinh tế phát
triển, văn hóa đạt nhiều thành tựu mới.
Câu 8: Trong lịch sử phát triển của Ấn Độ từ khi lập quốc luôn luôn không ổn định
về chính trị - xã hội. Bằng những kiến thức lịch sử, em hãy chứng minh điều đó?
* Về chính trị:

- Từ khoảng 3000 đến 1500 năm TCN, ở lưu vực sông Ấn đã hình thành 1 số quốc gia
cổ đại đầu tiên. Đây chính là nơi khở nguồn của nền văn hóa Ấn Độ, tuy nhiên nơi đây
điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của con người, vì thường
xảy ra nắng cháy và khô hạn.
- Khoảng 1500 năm TCN, ở vùng sông Hằng đã bắt đầu hình thành một số nhà nước
đầu tiên. Nơi đây, điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa hơn - là quê hương,
nơi sinh trưởng phát triển nền văn hóa truyền thống của văn minh Ấn Độ. Tuy nhiên
giữa các tiểu quốc này thường xảy ra tranh giành lẫn nhau.
- Đến năm 500 TCN, nước Ma -ga- đa lớn mạnh hơn cả, được nhiều nước khác tôn
phục. Vua kiệt xuất nhất của nước này là A- sô- ca ( thế kỉ III), đã đem quân chinh phục
các nước nhỏ, thống nhất được Ấn Độ, đồng thời ông có những hoạt động tạo điều kiện
cho văn hóa Ấn Độ phát triển ( truyền bá đạo phật).
16


- Cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ lại bước vào thời kì chia rẽ, khủng hoảng kéo dài đến đấu
công nguyên.
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất, bước vào thời kỳ phát triển cao,
đặc sắc - thời Vương triều Gúp ta ( 319 - 467), Hậu Gúp ta ( 467 - 606), Hác sa ( 606 647). Đây được coi là thời kì định hình, phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. Vì
thời kỳ Gúp ta đã xuất hiện và phát triển hai tôn giáo lớn của thế giới đó là Đạo phật và
đạo Hin đu ( còn gọi là Ấn Độ giáo). Bên cạnh đó, chữ viết, kiến trúc - điêu khắc cũng
mang đặc trưng riêng biệt, làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển văn hóa truyền
thống Ấn Độ.
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán trong đó nổi bật là nước
Pa - la ở vùng Đông Bắc và nước Pa - la - va ở miền Nam.
- Từ thế kỉ XIII ->XVIII:
+ Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất cho Ấn Độ nên đã bị các cuộc
xâm lược từ bên ngoài, hình thành nên các vương triều ngoại tộc: Vương triều Hồi giáo
Đê li ( 1206 - 1526) và Vương triều Mô gôn ( 1526 - 1707).
+ Ít lâu sau Ấn Độ lại lâm vào tình trạng chia rẽ, khủng hoảng và phải đối diện với sự

xâm lược của Bồ Đào Nha và sau là thực dân Anh.
* Xã hội:
- Ở Ấn Độ, ngoài mâu thuẫn giai cấp, còn có mâu thuẫn đẳng cấp, tôn giaosnawngj nề.
Dẫn đến nhiều phong trào đấu tranh của quần chúng chống lại giai cấp thống trị.
=> Tóm lại trong lịch sử Ấn Độ từ khi lập quốc đến hết thời trung đại luôn
luôn không ổn định về chính trị - xã hội như bị ngoại tộc xâm lược, bị chia rẽ, mâu
thuẫn giai cấp, tôn giáo, phong trào đấu tranh của nhân dân chống giai cấp thống trị
diễn ra,…Nhưng Ấn Độ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú và đa dạng
-là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại.
Chủ đề: Chế độ phong kiến Tây Âu
Câu 1: Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành ntn?
Xã hội Rô -ma cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên ở thời hậu kì đế chế (
thế kỉ III), kinh tế và chính trị lâm vào khủng hoảng, những cuộc khởi nghĩa của nô lệ
và dân nghèo liên tiếp nổ ra ở khắp nơi trong đế quốc, làm cho Rô ma không còn đủ sức
ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “ man tộc” vào thế
kỷ IV.
Vì thế đến thế kỉ V, người Giéc man đã tiêu diệt đế quốc Rô - ma, đánh dấu chế độ
chiếm hữu nô lệ kết thúc. Họ đã lập nên vương quốc mới của mình trên đất của Tây La mã ( Rô - ma) như: vương quốc Tây Gốt, Đông Gốt, vq Ăng glô xắc - xông, vq Phơ răng… và bắt đầu đi vào con đường phong kiến hóa.
Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu diễn ra tiêu biểu nhất là ở vương quốc Phơ - răng.
- Trong quá trình chinh phục, vua Phơ -răng đã đem những vùng đất rộng lớn phong cho
những người than cận của mình lập thành những lãnh địa. Đồng thời phong cho họ các
tước hiệu quý tộc. các lãnh địa và các tước hiệu đều được truyền cho con cháu. Như vậy
chính sách phân phong ruộng đất của vương quốc Phơ - răng đã tạo nên một giai cấp
mới là giai cấp lãnh chúa phong kiến, đồng thời cũng là giai cấp quý tộc.
- Xuất hiện đồng thời với giai cấp lãnh chúa phong kiến là giai cấp nông nô, trừ một bộ
phận nhỏ là do nô lệ biến thành, còn phần lớn nông nô vốn là nông dân tự do có ruộng
đất riêng. Nhưng do việc chiến ruộng đất của lãnh chúa phong kiến nên họ không còn
17



ruộng đất và phải lệ thuộc vào các lãnh chúa, nộp tô cùng nhiều nghĩa vụ khác cho lãnh
chúa.
=> Như vậy thực chất của quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu là quá trình tan rã của
chế độ chiếm hữu nô lệ của đế quốc Rô - ma và sự giải thể của chế độ công xã nguyên
thủy của người Giéc - man để hình thành nên các giai cấp mới trong xã hội. Những
người có thế lực, chiến ruộng đất, biến ruộng đất thành sở hữu riêng của mình, biến
nông dân công xã thành những người phụ thuộc vào mình. Đó chính là lãnh chúa
phong kiến, còn những nông dân công xã, nô lệ bị biến thành nông nô phụ thuộc vào
lãnh chúa.
Câu 2: Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm của lãnh địa.
* Lãnh địa phong kiến là một khu vực đất đai rộnglớn của lãnh chúa bao gồm đất vua
ban cấp, phong tặng và đất chiếm đoạt của nông dân. Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa
riêng và có quyền thừa kế.
* Đặc điểm của lãnh địa: lãnh địa là một tổ chức, đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cung tự
cấp, đồng thời là một đơn vị chính trị độc lập dưới quyền quản lí của lãnh chúa phong
kiến. Nó được coi là vương quốc nhỏ. Là biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở
Tây Âu thời trung đại.
Phân tích rõ:
- Về tổ chức:
Trong lãnh địa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, kho tàng, chuồng trại…, có hào sâu, tường
bao quanh tạo thành những pháo đài kiên cố, có một đội kị sĩ bảo vệ, được vũ trang
hoàn hảo. Xung quanh pháo đài là ruộng đất được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy.
- Về kinh tế: Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp:
+ Là nền kinh tế tự nhiên bởi nông nô nhận ruộng của lãnh chúa để cày cấy nhưng kĩ
thuật canh tác của họ còn lạc hậu, công cụ lao động còn rất thô sơ nên năng suất thấp,
Địa tô mà nông dân nộp cho lãnh chúa không pải là địa tô tiền mà là địa tô hiện vật, tức
là một phẩn sản phẩm của người nông nô làm ra đem nộp cho lãnh chúa.
+ Là nền kinh tế tự cung tự cấp vì kinh tế chính trong lãnh địa là sản xuất nông nghiệp,
bên cạnh đó còn sản xuất thủ công, tuy nhiên thủ công chưa tách khỏi nông nghiệp. Mỗi
gia đình nông nô ngoài việc sản xuất lương thực, thực phẩm họ còn làm them một số

nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ, xây dựng nhà cửa,… để đáp ứng nhu
cầu trong lãnh địa. Vì vậy trong lãnh địa, lãnh chúa và nông nô không cần mua bán gì ở
bên ngoài trừ một số mặt hàng nhu yếu phẩm và xa xỉ như muối, sắt, tơ lụa, đồ trang
sức. Vì thế lãnh địa phong kiến có đặc điểm kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
- Về chính trị: Đây là một đơn vị chính trị độc lập vì:
+ Trên thực tế vua ban cấp ruộng đất cho lãnh chúa, đồng thời ban cho họ quyền “ miễn
trừ” ( tức là quyền tự do cai trị ở địa phương, vua không can thiệpvào lãnh địa của lãnh
chúa).
+ Trong lãnh địa, lãnh chú có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, chế độ thuế khóa riêng,
đo lường, tiền tệ riêng và do lãnh chúa quyết định.
+ Trong lãnh địa lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, trụy lạc, sống dựa vào sự bóc lột nông
nô. Ngược lại, nông nô là lực lượng sản xuất chính, nuôi sống toàn bộ xã hội, nhưng đời
sống của họ vô cùng cực khổ. Họ bị phụ thuộc, bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa,
không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa. Họ phải nạp tô thuế vàlàm nghĩa vụ phong kiến
cho lãnh chúa.
-> Vì thế lãnh địa được coi như đơn vị chính trị độc lập giống như một nước nhỏ.
Chủ đề: Thành thị và thương mại Tây âu thời trung đại
18


( thời phong kiến)
Câu 1: Sự ra đời, phát triển của thành thị trung đại ở Tây Âu. Vai trò, ý nghĩa của
thành thị trung đại đối với sự phát triển của Tây Âu?
* Sự ra đời của thành thị:
- Từ thế kỷ XI, kinh tế Tây Âu đã có bước phát triển, thành thị trung đại bắt đầu xuất
hiện nhờ những bước tiến của nền nông nghiệp và thủ công nghiệp. Lúc bấy giờ, sản
phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi. Thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình
chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp.
Sản phẩm làm ra không những phục vụ cho các lãnh chúa mà còn để trao đổi với nông

dân quanh vùng.
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa tìm đến những nơi có điều kiện thuận
lợi nhất cho hoạt động sản xuất và trao đổi mua bán rồi định cư lập nghiệp tại đó.
Chính vì thế các thành thị trung đại đầu tiên được hình thành trên các thành phố cổ La mã, hoặc là những tụ điểm thuận lợi về giao thông như các bến đò, đầu cầu, ngã ba
sông, các trung tâm tôn giáo…
-> Thành thị ra đời.
* Sự phát triển của thành thị:
- Khi mới ra đời thành thị được xây dựng trên đất đai của lãnh chúa phong kiến, thị dân
là những nông nô từ nông thôn trốn ra thành thị, vì vậy thành thị bị lệ thuộc vào lãnh
chúa phong kiến, còn nghèo nàn: nhà cửa bằng gỗ và nhỏ bé, đường xá đi lại nhỏ, bẩn
thỉu lầy lội.
- Về sau, từ thế kỉ XII - XIII cư dân ngày càng đông đúc, kinh tế của thành thị giàu lên,
thế lực của thị dân ngày càng mạnh, các thành thị đã dùng nhiều biện pháp để đấu tranh
với lãnh chúa nhằm giành quyền tự trị cho thành thị và quyền tự do cho thị dân. Kết quả
là tất cả các thị dân đều thoát khỏi sự lệ thuộc vào lãnh chúa cũ, giành quyền tự trị ở
những mức độ khác nhau.
Đặc biệt do có nền công thương nghiệp phát triển và do chính quyền phong kiến suy
yếu, các thành phố: Vê nê xi a, Phi ren xê, Giê nô va, Mi la nô, Piza ở Ý được độc lập
hoàn toàn và trở thành những nước cộng hòa thành thị.
* Vai trò, ý nghĩa của thành thị trung đại:
Thành thị trung đại đã làm thay đổi bộ mặt xã hội phong kiến Tây Âu về tất cả các mặt:
kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục:
- Về kinh tế:
+ Thành thị trung đại là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp. Từ khi có thành thị
trung đại thì các lãnh chúa phong kiến chủ yếu chỉ sản xuất nông phẩm để trao đổi lấy
hàng hóa thủ công của thành thị, dẫn đến sự phân công lao động nông nghiệp ở nông
thôn và thủ công ở thành thị. Do đó cả hai ngành này đều có điều kiện cải tiến để phát
triển.
+ Cùng với sự ra đời của thành thị, các phường hội, thương hội cũng xuất hiện, phá vỡ
nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, làm cho các mối liên

hệ giữa các địa phương thêm chặt chẽ, tạo điều kiện để thống nhất quốc gia dân tộc.
Ở các thành phố: Vê nê xi a, Phi ren xê, Giê nô va, Mi la nô, Piza ở Ý từ thế kỉ 14 mầm
mống kinh tế TBCN đã ra đời, đến thế kỉ 16, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở
các nước Tây Âu. Từ đó chế độ phong kiến bước vào tan rã.
- Về xã hội:
19


+ Người lao động trong xã hội phong kiến trước kia chỉ có nông nô là người phụ thuộc
vào giai cấp phong kiến, từ khi thành thị ra đời đã xuất hiện them người lao động tự do
là thị dân. Vì vậy nông nô sẽ noi gương thị dân đấu tranh đòi quyền tự do, giải phóng
hoàn toàn khỏi chế độ nông nô bằng cách bỏ trốn khỏi lãnh địa hay là chuộc than.
+ Sự ra đời của thành thị đánh dấu sự phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Song
trong đó tiềm ẩn những yếu tố làm tan rã chế độ phong kiến.
- Về chính trị:
+ Thành thị đấu tranh đòi quyền tự trị, có chính quyền do thị dân bầu ra để quản lí
thành thị.
+ Tiếp đó, thị dân giúp đỡ nhà vua xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thiết lập chế
độ phong kiến tập quyền. Thị dân dần dần được tham gia vào chế độ phong kiến như
làm quan tòa, quan tài chính, tham gia hội nghị 3 đẳng cấp…
- Về văn hóa giáo dục:
+ Thành thị mang một không khí tự do, mở mang phát triển tri thức, sự phát triển kinh
tế hàng hóa đòi hỏi con người phải biết đọc, viết và tính các phép tính. Vì thế ,các
trường đại học nổi tiếng được xây dựng tại các thành thị trung đại, đầu tiên là ở nước Ý.
Thị dân còn quan tâm đến các hoạt động văn hóa tinh thần như sáng tác văn thơ, điêu
khắc, kiến trúc,… theo tinh thần mới làm cho sinh hoạt văn hóa ở thành thị sôi nổi hẳn
lên.
+ Cũng vào thời kì này, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành và
phát triển nhất là các thành phố của nước Ý ( Vơ- ni- dơ, Flo- ren - xơ) .
=> Như vậy, tuy còn nằm trong lòng chế độ phong kiến nhưng thành thị trung đại đã

phát huy được tác dụng tích cực, thúc đẩy xã hội phong kiến phát triển, phá vỡ dần các
lãnh địa phong kiến, đưa xã hội Tây Âu bước vào giai đoạn phát triển mới. Đúng như
C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.
Câu 2: Văn hóa Tây Âu thời sơ kì và trung kì trung đại có những điểm gì giống và
khác nhau?
*Giống:
- Đều là các thời kì phát triển của văn hóa Tây Âu thời phong kiến
- Đều theo tư tưởng tôn giáo là Thiên chúa giáo ( đạo Ki tô).
* Khác:
- Văn hóa Tây Âu thời sơ kì trung đại (thế kỷ V - X) dựa trên nền tảng nền kinh tế tự
cung, tự cấp, giao lưu trao đổi còn rất hạn chế, chính vì thế văn hóa thời kỳ này còn
nghèo nàn, ít phát triển.
+ Nền kinh tế nông nghiệp khép kín trong các lãnh địa, giai cấp quý tộc, phong kiến chỉ
ham chơi và luyện tập cung kiếm, học vấn không được coi trọng.
+ Giáo lý Ki tô giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, chi phối toàn xã hội.
+ Nội dung học tập chủ yếu là Thần học, nó được coi là “bà chúa của khoa học”, khoa
học tự nhiên không có điều kiện phát triển mà còn bị ngăn cản.
- Văn hóa Tây Âu thời trung kì trung đại( từ thế kỉ XI trở đi): bắt đầu có sự khởi sắc:
+ Thành thị mang một không khí tự do, mở mang phát triển tri thức, sự phát triển kinh
tế hàng hóa đòi hỏi con người phải biết đọc, viết và tính các phép tính. Vì thế ,các
trường đại học nổi tiếng được xây dựng tại các thành thị trung đại, đầu tiên là ở nước Ý.
Và một nền giáo dục mới được hình thành, nội dung học tập không còn phụ thuộc vào
Giáo hội Ki tô. Người ta không chỉ nghiên cứu về Thần học mà còn nhiều môn khác
được chú ý trong đó có triết học.
20


+ Trong thời kì này, thị dân còn quan tâm đến các hoạt động văn hóa tinh thần như sáng
tác văn thơ, điêu khắc, kiến trúc,… theo tinh thần mới làm cho sinh hoạt văn hóa ở
thành thị sôi nổi hẳn lên.

Câu 3: Thế nào là phường hội và thương hội? Ý nghĩa của các tổ chức này ở Tây
Âu thời trung đại.
* Phường hội: Là hình thức tổ chức của thợ thủ công trong thành thị trung đại ở Tây
Âu. Phường hội gồm những thợ thủ công cùng nghề tập hợp lại để giữ độc quyền sản
xuất, bảo vệ quyền lợi, chống áp bức của lãnh chúa phong kiến địa phương. Phường hội
đặt ra quy chế rất chặt chẽ gọi là phường quy để bảo vệ quyền lợi cho phường. Trong
phường hội có thợ cả, thợ bạn và thợ học nghề.
* Thương hội: Là tổ chức của thương nhân trong thành thị trung đại ở Tây Âu, nhằm
giữa độc quyền buôn bán những mặt hàng nhất định và khống chế giá cả.
=> ý nghĩa:
- Chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa phong kiến, bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công
và thương nhân.
- Tạo điều kiện cho kinh tế lãnh địa lần lượt bị phá vỡ.
- Góp phần tiến tới xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền xây dựng chế độ phong kiến
tập quyền, thống nhất quốc gia.
Câu 4:TB hoạt động của các hội chợ và ý nghĩa của nó.
- Hội chợ là nơi hoạt động thương mại, đã xuất hiện từ thời sơ kì trung đại ở Tây Âu.
Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa.
- Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hóa, mua bán, đổi chác, đặt hàng, là nơi tập trung định
kì các yêu cầu, các dự tính, có thể đảm bảo an toàn và mang lại những món lời chắc
chắn cho thương nhân.
- Trong các hội chợ, hội chợ Săm - ba - nhơ ( ở Đông Bắc nước Pháp ) là hội chợ lớn
nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu.
=> Hội chợ ra đời nó kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
Câu5: Nêu những hoạt động kinh tế chính trong các thành thị trung đạị ở Tây Âu.
Gợi ý: ( Thành thị trung đại tây Âu là nơi thị dân tiến hành sản xuất và trao đổi sản
phẩm thủ công thông qua hoạt động của tổ chức phường hội và thương hội ( nêu dẫn
chứng…), hàng năm còn tổ chức các hội chợ lớn để buôn bán, giới thiệu sản phẩm mới,
…cũng là nơi tổ chức các lễ hội, các trò chơi, là môi trường thuận lợi cho văn hóa Tây
Âu phát triển…Ngoài hội chợ ra hoạt động của thành thị còn thông qua hoạt động của

thương đoàn. Hoạt động thương đoàn còn góp phần làm cho kinh tế hàng hóa phát triển
làm cho bộ mặt thành thị thay đổi…)
Câu6: Nêu vài nét về Thương đoàn Tây Âu thời trung đại.
- Thế kỉ 13, thương mại trong các thành thị đã phát triển mạnh. Việc mua bán giữa các
nước ngày càng phát triển, đặc biệt là xung quanh vùng Địa Trung Hải.
- Vì phải đi buôn bán xa, thương nhân gặp nhiều khó khăn: bị cướp biển, bị chèn ép,…
nên thương nhân đã lập ra thương đoàn để giúp đỡ lẫn nhau.
=> Thương đoàn là tổ chức nghề nghiệp của thương nhân, có quy chế rất chặt chẽ với
mục đích giúp nhau vận chuyển hàng hóa, bảo vệ dọc đường đi, mua và bán thuận lợi.
- Hđộng: Các thương đoàn lập thương điếm ( tức là điểm buôn bán) ở những thành thị
có quan hệ buôn bán. Trong các thương điếm, thương nhân có cửa hiệu, kho tàng và nhà
ở được các nhà chức trách địa phương giúp đỡ.

21


->Hoạt động của thương đoàn góp phần làm cho kinh tế hàng hóa phát triển, tầng lớp thị
dân trở nên giàu có, thành thị ngày càng khang trang to đẹp. Nhiều công trình kiến trúc
quan trọng, có giá trị nghệ thuật lâu đời được xây dựng.
Tuy nhiên chính sách kinh tế của thương đoàn còn hẹp hòi, mang tính chất cướp bóc
trực tiếp. Hơn nữa từ thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến, các
thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.
Câu 7:Vì sao các thế kỉ XII - XIV nền kinh tế thương mại Tây Âu được phát triển?
Hoạt động của các hội chợ và thương đoàn có vai trò ntn đối với sự phát triển đó?
- Vì từ thế kỉ XI thành thị Tây Âu ra đời và phát triển thông qua hoạt động của phường
hội, thương hội, các hội chợ và các thương đoàn) nên đã thúc đẩy thương mại Châu Âu
phát triển.
- Vai trò của hội chợ và thương đoàn đối với sự phát triển của thương mại châu Âu:
+ Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hóa, trao đổi, dặt hàng. Hội chợ kích thích thương mại
và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.

+ Thương đoàn góp phần làm cho kinh tế hàng hóa phát triển, làm cho bộ mặt thành thị
thay đổi. Thị dân trở nên giàu có, thành thị ngày càng khang trang to đẹp. Nhiều công
trình kiến trúc quan trọng, có giá trị nghệ thuật lâu đời được xây dựng.
Câu 4. Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của phong trào Văn hóa Phục
hưng.
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Văn hóa Phục hưng

Bước vào thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế của các nước Tây Âu có nhiều
thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành từ trong lòng chế độ phong
kiến. Khoa học- kỹ thuật có những tiến bộ giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc
hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

Giai cấp tư sản ra đời song những thành tựu về văn hóa từ thế kỷ XI đến thế kỷ
XIII không đáp ứng được nhu cầu của họ. Ngược lại, họ còn chịu sự ràng buộc bởi
hệ tư tưởng khắt khe của giáo hội Thiên Chúa. Do vậy, giai cấp tư sản cần phải có
hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần của mình, để
đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đang
cản trở sự phát triển của xã hội.

Giai cấp tư sản nhìn thấy trong tinh hoa của nền văn hóa Hi Lạp, Rôma có những
điều phù hợp với mình, nên đã phục hồi tinh hoa văn hóa cổ đại, đấu tranh để xây
dựng một xã hội dựa trên nhân bản và tự do, một nền văn hóa mới. Bắt đầu từ
Italia, phong trào Văn hóa Phục hưng nhanh chóng lan rộng khắp các nước Tây Âu
và trở thành trào lưu rộng lớn.
2. Ý nghĩa

Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực
văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến suy tàn.

Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đánh bại tư tưởng lỗi thời của chế độ phong

kiến, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự
kìm hãm và trói buộc của Giáo hội; đề cao những giá trị tốt đẹp của con người; cổ
vũ và mở đường cho sự phát triển cao hơn của văn hóa châu Âu và văn hóa của
loài người.

22



×