Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SINH LÍ TẾ BÀO THỰC VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.52 KB, 9 trang )

Chương 1:

SINH LÍ TẾ BÀO THỰC VẬT
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
ĐẠI CƯƠNG CHUNG
1. Hai đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt tế bào thực vật và động vật là:
A. Thành tế bào + Lục lạp
B. Thành tế bào + Không bào
C. Lục lạp + Không bào
D. Quan điểm khác
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
Thành tế bào
2. Trong các chức năng của thành tế bào thực vật, chức năng nào là không có ý nghĩa?
A. Cho nước và chất tan đi qua
B. Bao bọc và bảo vệ
C. Chống lại sự phá vỡ tế bào do hút nước thẩm thấu
D. Cho tế bào có khả năng sinh trưởng
3. Thành phần hóa học quan trọng nhất cấu tạo nên thành tế bào là:
A. Pectin
B. Protopectin
C. Hemixelulose
D. Xelulose
4. Độ bền vững cơ học của thành tế bào được quyết định bởi thành phần nào?
A. Pectin
B. Protopectin
C. Hemixelulose
D. Xelulose
5. Tính mềm dẻo của thành tế bào được quyết định bởi thành phần cấu tạo nào?
A. Protopectin + Xelulose
B. Hemixelulose + Protopectin
C. Xelulose + Hemixelulose


D. Xelulose + Pectin
6. Khi tế bào hoá gỗ thì thành tế bào biến đổi như thế nào?
A. Ngấm cutin
B. Ngấm suberin
C. Ngấm sáp
D. Ngấm lignin
7. Khi tế bào hoá bần thì thành tế bào biến đổi như thế nào?
A. Ngấm cutin
B. Ngấm suberin
C. Ngấm sáp
D. Ý kiến khác
8. Ở biểu bì lá, quả..., thành tế bào biến đổi như thế nào?
A. Ngấm cutin
B. Ngấm suberin
C. Ngấm sáp
D. Ý kiến khác
6


Không bào
9. Không bào được hình thành khi:
A. Tế bào đang phân chia
B. Tế bào đang dãn
C. Tế bào đang phân hóa
D. Tế bào đang hóa già
10. Tế bào mô nào không có không bào?
A. Mô phân sinh
B. Nhu mô
C. Mô bì
D. Mô đồng hoá

11. Ý nghĩa quan trọng nhất của không bào là:
A. Chứa chất bài tiết
B. Tạo nên dịch bào
C. Chứa các sản phẩm trao đổi chất
D. Tạo nên áp suất thẩm thấu
12. Chất nào thường không chứa trong dịch bào:
A. Axit hữu cơ
B. Protein
C. Muối khoáng
D. Sắc tố
13. Chức năng điều chỉnh thẩm thấu của không bào liên quan trực tiếp đến chức năng
sinh lý nào?
A. Trao đổi nước
B. Trao đổi chất khoáng
C. Trao đổi chât
D. Trao đổi năng lượng
Chất nguyên sinh
14. Chức năng nào không thuộc hệ thống màng sinh học?
A. Kiểm tra tính thấm
B. Kiểm tra tổng hợp ATP
C. Kiểm tra tổng hợp protein
D. Kiểm tra chuyển vận điện tử
15. Loại màng nào không thuộc màng bao bọc?
A. Màng lục lạp
B. Màng tilacoit
C. Màng sinh chất
D. Màng không bào
16. Màng nào thuộc loại màng trong?
A. Màng lục lạp
B. Màng tilacoit

C. Màng nhân
D. Màng lưới nội chất
17. Hệ thống màng chằng chịt ăn sâu vào trong chất nguyên sinh, nối liền không bào với
nhân và các cơ quan, xuyên qua các sợi liên bào để nối liền các tế bào với nhau;
thuộc loại màng nào?
A. Màng sinh chất
B. Màng lưới nội chất
C. Màng không bào
D. Màng trong
7


18. Cấu trúc nào sau đây không thuộc khái niệm membran?
A. Màng sinh chất
B. Màng xellulose
C. Màng lưới nội chất
D. Màng trong
19. Loại màng nào không tham gia vào trao đổi chất trong tế bào?
A. Màng trong ty thể
B. Màng tilacoit
C. Màng ngoài ty thể
D. Màng lưới nội chất
20. Loại màng nào không tham gia điều chỉnh tính thẩm của tế bào?
A. Màng ngoài lục lạp
B. Màng tilacoit
C. Màng ngoài ty thể
D. Màng nhân
21. Thành phần hóa học cấu trúc nên màng cơ sở là:
A. Gluxit + Protein
B. Lipit + Protein

C. ARN + Protein
D. Photpholipit + Protein
22. Thành phần hóa học nào quyết định khả năng điều chỉnh tính thấm của hệ thống
màng?
A. Protein
B. Photpholipit
C. Axit nuclec
D. Polysacarit
23. Với các hoạt động sinh lý của màng sinh học thì thành phần cấu trúc nào có ý nghĩa
quan trọng hơn?
A. Protein
B. Photpholipit
C. Protein và Photpholipit
D. Quan điểm khác
24. Các cơ quan siêu hiển vi có đặc trưng chung là:
A. Kích thước siêu hiển vi
B. Có màng đơn bao bọc
C. Thực hiện chức năng sinh lý đặc trưng
D. Nằm trong tế bào chất
25. Thành phần hoá học quan trọng nhát của nhân là gì?
A. ADN
B. ARN
C. Protein
D. Lipit
26. Chức năng quan trọng nhất của nhân tế bào thực vật là:
A. Duy trì thông tin di truyền
B. Nhận thông tin di truyền
C. Truyền thông tin di truyền
D. Quan điểm khác
27. Nhân có một đặc điểm gì chung so với lục lạp và ty thể?

A. Cấu trúc
B. Kích thước
8


C. Số lượng
D. Chức năng
28. Lục lạp và ty thể có điểm giống nhau?
A. Màng bao bọc
B. Hình thái
C. Phân bố
D. Chức năng
29. Cơ quan nào không chứa lục lạp?
A. Rễ
B. Thân
C. Lá
D. Hoa
30. Màng bao bọc của ty thể và lục lạp giống màng trong và tilacoit ở điểm này?
A. Cấu tạo
B. Phân bố
C. Chức năng
D. Quan điểm khác
31. Trong cây, ty thể chứa ở loại tế bào nào?
A. Tế bào mô phân sinh
B. Tế bào mô dẫn
C. Tế bào mô bì
D. Tế bào mô sống
32. Ty thể chứa ở cơ quan nào là nhiều nhất?
A. Hạt nảy mầm
B. Quả

C. Thân
D. Rễ
33. Số lượng ty thể vào giai đoạn nào là nhiều nhất?
A. Non
B. Ra hoa
C. Già
D. Chín
34. Quang hô hấp xảy ra ở cơ quan nào?
A. Riboxom
B. Peroxixom
C. Lysoxom
D. Glyoxixom
35. Tổng hợp protein xảy ra ở cơ quan nào?
A. Riboxom
B. Peroxixom
C. Lysoxom
D. Glyoxixom
36. Sự chuyển hoá lipit thành đường trong hạt nảy mầm xảy ra ở cơ quan nào?
A. Riboxom
B. Peroxixom
C. Lysoxom
D. Glyoxixom
37. Tiêu hoá các vật thể lạ xảy ra ở cơ quan nào?
9


A.
B.
C.
D.


Riboxom
Peroxixom
Lysoxom
Glyoxixom

CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA CHẤT NGUYÊN SINH
Thành phần hóa học chủ yếu của chất nguyên sinh
38. Chức năng nào của protein là không đúng?
A. Tham gia cấu tạo nên chất nguyên sinh
B. Tham gia cấu tạo nên các enzym
C. Tham gia cấu tạo nên thành tế bào
D. Tham gia cấu tạo màng tế bào
39. Chức năng nào của protein có ý nghĩa quyết định nhất đối với cây?
A. Cấu tạo nên toàn bộ chất nguyên sinh
B. Cấu tạo nên các enzym
C. Điều chỉnh tính chống chịu
D. Điều chỉnh khả năng thích ứng
40. Khi bị biến tính, protein thường ở trạng thái nào?
A. Cấu trúc nguyên vẹn
B. Mang điện tích
C. Lắng kết
D. Phân giải
41. Stress nhiệt độ gây biến tính protein đã phá vỡ liên kết nào?
A. Liên kết ion
B. Liên kết kỵ nước
C. Liên kết hydrro
D. Liên kết disulfit
42. Stress pH của đất gây biến tính protein đã phá vỡ liên kết nào?
A. Liên kết ion

B. Liên kết kỵ nước
C. Liên kết hydrro
D. Liên kết disulfit
43. Stress điện thế oxi hóa khử của đất gây biến tính protein đã phá vỡ liên kết nào?
A. Liên kết ion
B. Liên kết kỵ nước
C. Liên kết hydrro
D. Liên kết disulfit
44. Dung môi hữu cơ gây biến tính protein đã phá vỡ liên kết nào?
A. Liên kết ion
B. Liên kết kỵ nước
C. Liên kết hydrro
D. Liên kết disulfit
45. Nguyên nhân chính gây biến tính protein:
A. Tích điện
B. Mất màng thủy hóa
C. Phá vỡ liên kết yếu
D. Kích thước phân tử lớn
46. Protein trong môi trường pH khác nhau thì:
A. Môi trường axit thì tích điện + , môi trường bazơ thì tích điện –
B. Môi trường axit thì tích điện - , môi trường bazơ thì tích điện +
C. Môi trường axit thì tích điện - , môi trường bazơ thì tích điện –
D. Môi trường axit thì tích điện + , môi trường bazơ thì tích điện +
10


47. Dạng lipit nào là quan trọng nhất trong tế bào thực vật?
A. Dầu dự trữ trong chất nguyên sinh
B. Photpholipit trong màng tế bào
C. Axit béo trong chât nguyên sinh

D. Sáp + suberin trong thành tế bào
48. Bộ phận nào của tế bào thực vật có hàm lượng nước cao nhất?
A. Thành tế bào
B. Chất nguyên sinh
C. Các bào quan
D. Không bào
49. Đặc tính quan trọng nhất của phân tử nước quyết định cấu trúc chất nguyên sinh
là:
A. Trung hòa điện
B. Phân cực về điện
C. Bay hơi ở mọi nhiệt độ
D. Hòa tan tốt các chất
50. Loại cây nào có hàm lượng nước tự do cao nhất?
A. Thuỷ sinh
B. Trung sinh
C. Ẩm sinh
D. Hạn sinh
51. Vai trò quan trọng nhất của nước tự do đối với cây là:
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh
B. Tạo nên màng thủy hóa của keo
C. Tham gia hoạt động sinh lý
D. Tham gia vào khả năngchống chịu
52. Loại cây nào có hàm lượng nước liên kết cao nhất?
E. Thuỷ sinh
F. Trung sinh
G. Ẩm sinh
H. Hạn sinh
53. Vai trò quan trọng của nước liên kết đối với cây là:
A. Tham gia phản ứng hoá sinh
B. Điều hòa nhiệt trong cây

C. Quyết định tính chống chịu
D. Phối hợp với các chất
Đặc tính vật lý của chất nguyên sinh
54. Về đặc tính chất lỏng thì chất nguyên sinh khác với nước ở đặc điểm nào?
A. Khả năng vận động như chất lỏng
B. Khả năng căng bề mặt của chất lỏng
C. Khả năng tương tác trong chất lỏng
D. Khả năng co tròn lại của chất lỏng
55. Tại sao gọi chất nguyên sinh là chất nửa lỏng?
A. Có sức căng bề mặt
B. Có tính đàn hồi
C. Có độ nhớt
D. Quan điểm khác
56. Độ nhớt chất nguyên sinh cao nhất lúc nào?
A. Giai đoạn non
B. Ra hoa
C. Trưởng thành
D. Già chín
11


57. Mùa nào có độ nhớt của cây cao nhất?
A. Xuân
B. Hè
C. Thu
D. Đông
58. Mùa nào có độ nhớt của cây thấp nhất?
A. Xuân
B. Hè
C. Thu

D. Đông
59. Ion của nguyên tố nào làm giảm độ nhớt chất nguyên sinh nhiều nhất?
A. Ca
B. Na
C. Mg
D. Al
60. Ion của nguyên tố nào làm tăng độ nhớt chất nguyên sinh nhiều nhất?
A. Ca
B. Na
C. NH4
D. K
61. Những thực vật có khả năng chống chịu cao thường có độ nhớt chất nguyên sinh:
A. Thấp
B. Trung bình
C. Cao
D. Quan điểm khác
62. Đặc điểm nào có quan hệ nhiều nhất đến đặc tính chống chịu của cây?
A. Khả năng vận động linh hoạt của chất nguyên sinh
B. Khả năng biến đổi độ nhớt của chất nguyên sinh
C. Khả năng đàn hồi của chất nguyên sinh
D. Khả năng căng bề mặt của chất nguyên sinh
63. Biện pháp bón tro bếp (K) chống rét cho mạ xuân lúc gặp rét có ý nghĩa gì?
A. Cung cấp dinh dưỡng
B. Giảm độ nhớt chất nguyên sinh về mức bình thường
C. Tăng quá trình trao đổi chất
D. Tăng trao đổi năng lượng
Đặc tính hóa keo của chất nguyên sinh
64. Căn cứ đặc điểm nào người ta xếp chất nguyên sinh là dung dịch keo?
A. Độ tan trong nước
B. Kích thước của chất tan

C. Tính phức tạp của chất tan
D. Sự hoạt động
65. Đặc điểm nào là không đúng khi nói nguyên sinh chất là loại keo?
E. Keo ưa nước
F. Keo ghét nước
G. Keo phức tạp
H. Keo hoạt động
66. Trạng thái keo sol tương ứng với giai đoạn nào của cây?
A. Non
B. Trưởng thành
C. Già
D. Đang ngủ nghỉ
67. Trạng thái keo coaxecva tương ứng với giai đoạn nào của cây?
12


A. Non
B. Trưởng thành
C. Già
D. Đang ngủ nghỉ
68. Trạng thái keo gel tương ứng với giai đoạn nào của cây?
A. Non
B. Trưởng thành
C. Già
D. Đang ngủ nghỉ
SỰ TRAO ĐỔI NƯỚC CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT
Sự trao đổi nước của tế bào theo cơ chế thẩm thấu
69. Tế bào thực vật là một hệ thống thẩm thấu sinh học vì:
A. Chất nguyên sinh như một màng bán thấm
B. Dịch bào là sản phẩm trao đổi chất

C. Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc
D. Tất cả các ý kiến trên
70. Khi nào thì tế bào của rễ co nguyên sinh?
A. Nồng độ dung dịch đất nhỏ hơn nông độ dich bào rễ
B. Nồng độ dung dịch đất lớn hơn nông độ dich bào rễ
C. Nồng độ dung dịch đất bằng nông độ dich bào rễ
D. Quan điểm khác
71. Khi đưa tế bào đã co nguyên sinh vào dung dịch loãng hơn hay nước, hiện tượng
nước xâm nhập trở lại vào không bào được gọi là:
A. Phản co nguyên sinh
B. Tái phục hồi nước
C. Trương nước
D. Co nguyên sinh
72. Xác định co nguyên sinh của tế bào không có ý nghĩa trong việc:
A. Xác định tế bào sống hay chết
B. Xác định độ trương nước của cây
C. Xác định nồng độ dịch bào và áp suất thẩm thấu của tế bào
D. Xác định mức độ chống chịu của cây
73. Khi nào tế bào có sức hút nước lớn nhất?
A. Tế bào héo hoàn toàn
B. Tế bào thiếu bão hòa nước
C. Tế bào không còn sức trương P
D. Tế bào có sức trương âm (-P)
Sự trao đổi nước của tế bào thực vật theo phương thức hút trương
74. Sự hút trương không xảy ra ở:
A. Thành tế bào
B. Các bào quan
C. Không bào
D. Chất nguyên sinh
75. Sự hút trương xảy ra chính xác ở:

A. Mô dậu
B. Mô phân sinh
C. Mô bì
D. Nhu mô
76. Ở các tế bào của mô phân sinh, sự hút nước theo phương thức:
A. Thẩm thấu
B. Hút trương
13


C. Thẩm thấu và hút trương
D. Không hút nước
SỰ XÂM NHẬP CHẤT TAN VÀO TẾ BÀO THỰC VẬT
Sự xâm nhập chất tan thụ động vào tế bào thực vật
77. Sự hút ion khoáng bị động phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nống độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
78. Sự hút ion khoáng bị động không phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Chênh lệch nống độ ion
C. Thế điện hoá qua màng
D. Hoạt động của ionophor
79. Trường hợp nào sau đây không thuộc về khái niệm khuếch tán ion qua màng?
A. Có chênh lệch nồng độ chất tan
B. Có sử dụng các lỗ xuyên màng
C. Có sử dụng các ionophor
D. Có sử dụng các chất mang ion
Sự xâm nhập chất tan chủ động

80. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào tế bào phụ thuộc vào:
A. Gradient nồng độ chất tan
B. Trao đổi chất của tế bào
C. Thế hiệu qua màng
D. Hoạt động thẩm thấu
81. Sự xâm nhập chất khoáng chủ động vào tế bào không phụ thuộc vào:
A. Cấu trúc của màng
B. Hô hấp của rễ
C. Trao đổi chất của tế bào
D. Cung cấp năng lượng
82. Năng lượng ATP của hô hấp có vai trò gì trong việc đưa ion qua màng?
A. Vận chuyển chất mang
B. Hoạt hoá chất mang
C. Liên kết chất mang và ion
D. Giải phóng ion khỏi chất mang
83. Cơ chế nào không có ý nghĩa trong việc đưa ion qua màng tế bào?
A. Chui qua lỗ xuyên màng
B. Liên kết với chất mang
C. Hoạt động thẩm thấu của tế bào
D. Khuếch tán qua màng
84. Cơ chế vận chuyển ion qua màng của ionophor khác với chất mang ở điểm nào?
A. Không cần năng lượng
B. Liên kết với ion
C. Giải phóng ion
D. Vận chuyển ion

14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×