Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em – quan điểm quốc tế và luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.49 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU THỦY

VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI
KHIÊU DÂM TRẺ EM – QUAN ĐIỂM QUỐC TẾ VÀ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số

: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Lệ Thu

HÀ NỘI – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Việc quy định tội phạm đối với hành vi
khiêu dâm trẻ em – Quan điểm quốc tế và luật hình sự Việt Nam” là do bản
thân tự thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác
để làm sản phẩm của riêng mình. Những nội dung trong luận văn này là do tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đào Lệ Thu. Những phần sử
dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn và nêu rõ nguồn trong


phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của luận văn này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN

NGƯỜI CAM ĐOAN

HƯỚNG DẪN

TS. Đào Lệ Thu

Trần Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Lệ Thu –
Giảng viên Khoa Pháp luật hình sự - trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học
Luật Hà Nội, đặc biệt là khoa Pháp luật hình sự đã nhiệt tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi
cũng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè xung quanh đã động viên, giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn đọc có
quan tâm đến vấn đề này để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thu Thủy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật hình sự

CHLB

: Cộng hòa Liên Bang

CTTP

: Cấu thành tội phạm

LHSHN

: Luật hình sự hợp nhất

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM
ĐỐI VỚI HÀNH VI KHIÊU DÂM TRẺ EM................................................. 8
1.1.

Khái niệm khiêu dâm trẻ em từ quan điểm quốc tế…………………… 8

1.2.

Chuẩn mực quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêu

dâm trẻ em ................................................................................................... 10
1.2.1. Yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em................................... 12
1.2.2. Cấu thành tội phạm khiêu dâm trẻ em ................................................ 14
1.2.3. Hình phạt đối với tội phạm khiêu dâm trẻ em ..................................... 19
1.3.

Thực tiễn lập pháp hình sự của một số quốc gia trong việc quy định tội

phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em........................................................ 21
1.3.1. Những quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức đối với
hành vi khiêu dâm trẻ em ............................................................................. 21
1.3.2. Những quy định của Bộ luật hình sự Thụy Điển đối với hành vi khiêu
dâm trẻ em .................................................................................................. 26
1.3.3. Những quy định của Bộ luật hình sự Nhật Bản đối với hành vi khiêu
dâm trẻ em…………….. .............................................................................. 30
1.3.4. Những quy định của Luật hình sự hợp nhất Nam Australia (South

Australia) đối với hành vi khiêu dâm trẻ em ................................................. 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 37
CHƯƠNG 2. LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRONG VIỆC QUY ĐỊNH TỘI
PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI KHIÊU DÂM TRẺ EM – SO SÁNH VỚI
CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VÀ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI ......................................................................................... 39
2.1. Quan điểm lập pháp hình sự của Việt Nam đối với hành vi khiêu dâm trẻ
em ................................................................................................................ 39


2.2. Quy định về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”
trong Bộ luật hình sự năm 2015 – So sánh với chuẩn mực quốc tế và luật hình
sự của một số quốc gia trên thế giới ............................................................. 49
2.2.1. Quy định về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm”
trong Bộ luật hình sự năm 2015.................................................................... 49
2.2.2. So sánh quy định về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm” với chuẩn mực quốc tế và luật hình sự của một số quốc gia trên
thế giới ......................................................................................................... 61
2.3. Một số đề xuất đối với việc áp dụng quy định về các tội khiêu dâm trẻ em
trong Bộ luật hình sự năm 2015.................................................................... 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 75
KẾT LUẬN.................................................................................................. 78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, sự phát triển toàn diện cả về
thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ em đang ngày càng được gia đình và xã hội

chú trọng. Đồng thời trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ bị xâm hại,
dễ bị tổn thương do chưa phát triển đầy đủ về thể chất, về nhận thức, kinh
nghiệm và kỹ năng sống. Do vậy, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của các tội
phạm bạo lực, lạm dụng, bóc lột… nhằm phục vụ cho mục đích của kẻ phạm
tội. Các hành vi bóc lột, lạm dụng tình dục trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sự
phát triển toàn diện của trẻ, ảnh hưởng tới tình hình xã hội mà còn vi phạm
nghiêm trọng đến các quyền của trẻ em được ghi nhận trong các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên.
Điều đáng lo ngại là tình hình các tội về xâm phạm tình dục trẻ em, bóc
lột tình dục trẻ em… đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó kiểm soát.
Theo thống kê của Cục cảnh sát hình sự, bình quân mỗi năm cả nước có
khoảng 1.500 vụ xâm hại trẻ em - với hơn 1.500 trẻ em bị xâm hại, trong đó
khoảng 2/3 trong số này (khoảng 1000 em) bị xâm hại tình dục. Trong sáu
tháng đầu năm 2013, toàn quốc phát hiện 846 vụ/983 đối tượng xâm hại 881
em, trong đó có 611 vụ là xâm hại tình dục. Tính trung bình mỗi ngày có
khoảng 3 trẻ em bị xâm hại tình dục. Một đại diện của Cục cảnh sát hình sự
xác nhận: “Trên thực tế còn tồn tại nhiều vụ vi phạm chưa được phát hiện,
giải quyết kịp thời. Trong quá trình tiến hành tố tụng còn để các em bị tái tổn
thương chưa bảo đảm các quyền tư pháp của trẻ em, đồng thời chưa đáp ứng
yêu cầu xử lý nghiêm khắc, nhanh chóng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.”1
Hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã vi phạm các quyền cơ bản của trẻ
em được ghi nhận và bảo vệ trong các Công ước quốc tế và pháp luật quốc
1

/>

2

gia. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã hình sự hóa khá đầy đủ các loại
hành vi xâm hại tình dục trẻ em theo chuẩn mực quốc tế, bao gồm các hành vi

trực tiếp tác động vào thân thể trẻ em như hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ
em, dâm ô trẻ em… và các hành vi không trực tiếp tác động vào thân thể trẻ
nhưng vẫn được xem là xâm hại tình dục ở trẻ em như việc sử dụng trẻ em
vào các buổi biểu diễn khiêu dâm hay tài liệu khiêu dâm, cho trẻ em xem và
tiếp cận các ấn phẩm, phát thanh, tài liệu… có nội dung khiêu dâm.
Với tư cách là một thành viên của Công ước quốc tế về quyền trẻ em,
Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế để bảo vệ
đầy đủ các quyền và lợi ích cơ bản của trẻ em, điều này phải được thể hiện
trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy Bộ luật hình sự
1999 vẫn chưa có đầy đủ các quy định để bảo vệ trẻ em trước các hành vi
khiêu dâm như trong các văn bản pháp lý quốc tế đã đề cập. Trước thực trạng
các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ngày càng nghiêm trọng và phức tạp,
đồng thời nhằm bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền của trẻ
em cũng như trên cơ sở học tập kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác,
Bộ luật hình sự năm 2015 cũng đã bổ sung những quy định mới về hình thức
xâm hại tình dục trẻ em như Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm (Điều 147), Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 326)…
Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về việc hình sự hóa hành vi khiêu
dâm trẻ em cũng như những bài học kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia
trong vấn đề này, quy định bổ sung Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục
đích khiêu dâm trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã phần nào lấp đi khoảng
trống trong luật hình sự về vấn đề bảo vệ trẻ em trước các hành vi khiêu dâm.
Với việc hình sự hóa tội phạm này trong Bộ luật hình sự năm 2015 đòi hỏi
cần phải có sự nghiên cứu tổng quát về hành vi khiêu dâm trẻ em theo quan
điểm quốc tế nói chung và luật hình sự Việt Nam nói riêng, đồng thời cần có
sự khái quát, tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý của “Tội sử dụng người dưới 16


3


tuổi vào mục đích khiêu dâm” để có nhận thức đúng đắn nhằm áp dụng quy
định này trong thời gian tới. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Việc
quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em – Quan điểm quốc tế và
luật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi các tội phạm xâm phạm tình dục không phải
là một vấn đề mới, đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu và các công
trình khoa học đã được công bố. Tuy nhiên đến nay có rất ít các công trình
nghiên cứu về tội phạm khiêu dâm trẻ em. Một số các công trình khoa học
nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em đã được công bố có thể kể
đến là:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Hương (2003) với đề tài
“Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em” hay Luận văn thạc sĩ của tác
giả Trịnh Thị Thu Hương (2004) với đề tài “Các tội phạm xâm phạm tình
dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này”. Các đề tài trên đã nghiên cứu các quy định của Luật hình sự
Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em trước các tội phạm xâm
phạm tình dục, thực tiễn và các giải pháp trong việc đấu tranh phòng chống
các tội phạm này.
Năm 2012, Vụ pháp luật hình sự - Hành chính thuộc Bộ tư pháp kết
hợp với Tổ chức UNICEF Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo “Đánh giá các
quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thực
tiễn thi hành”. Báo cáo đã nghiên cứu về nhóm tội xâm phạm tình dục người
chưa thành niên, bao gồm hành vi khiêu dâm người chưa thành niên, có sự
nghiên cứu, đánh giá, so sánh các quy định về hành vi xâm hại tình dục trẻ em
theo chuẩn mực quốc tế và Bộ luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, đề tài còn
dựa trên thực tiễn thực thi các quy định của Bộ luật hình sự để đưa ra các


4


khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ người chưa thành
niên khỏi các hành vi xâm phạm tình dục, bao gồm hành vi khiêu dâm trẻ em.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khoa học khác về việc
bảo vệ trẻ em trước các tội phạm xâm phạm tình dục, như các bài viết: “Hoàn
thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ
em” của tác giả Phạm Mạnh Hùng, được đăng trong Tạp chí Tòa án nhân dân,
Số 12/2002; “Sự cần thiết và hướng hoàn thiện các quy định của Luật hình sự
về bảo vệ trẻ em” của tác giả Nguyễn Văn Hương, được đăng trong Tạp chí
Luật học, Số 2/2004; “Hành vi xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em” của tác giả Nguyễn Phương Lan được đăng trong Tạp chí Luật
học, Số 9/2013; “Bạo lực, xâm hại trẻ em, thực trạng và một số kiến nghị giải
pháp” của tác giả Phan Thị Lan Phương, được đăng trong Tạp chí Tòa án
nhân dân, Số 23/2014… Các bài đăng này chủ yếu nghiên cứu về vấn đề bảo
vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại tình dục nói chung, những vướng mắc
trong quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự và kiến nghị hoàn
thiện pháp luật nhằm giải quyết các vướng mắc đó.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học về liên quan tới vấn đề
tội phạm khiêu dâm trẻ em còn tương đối ít ở Việt Nam. Trên tinh thần
nghiên cứu, tiếp thu và tìm hiểu, luận văn này hy vọng có thể là một đóng góp
nhỏ trong toàn bộ hệ thống các nghiên cứu khoa học về hành vi khiêu dâm trẻ
em dưới sự nhìn nhận của chuẩn mực quốc tế cũng như theo quan điểm của
luật hình sự Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan điểm và chuẩn mực
quốc tế về hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em, quy định của luật hình sự
một số quốc gia về hành vi khiêu dâm trẻ em là Cộng hòa Liên bang Đức,
Thụy Điển, Nhật Bản, Australia (cấp bang) và Việt Nam.



5

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn được nghiên cứu dưới góc
độ luật hình sự và luật học so sánh. Tác giả chủ yếu tập trung giải quyết một
số vấn đề về việc hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em theo chuẩn mực quốc
tế và thực tiễn lập pháp hình sự của một số quốc gia như Cộng hòa Liên bang
Đức, Thụy Điển, bang Nam Australia (thuộc Australia); đồng thời nghiên
cứu, so sánh quan điểm của luật hình sự Việt Nam với chuẩn mực quốc tế và
thực tiễn lập pháp hình sự của các quốc gia đó.
4. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các yêu cầu hình sự hóa đối với hành
vi khiêu dâm trẻ em theo chuẩn mực quốc tế; quan điểm của một số quóc gia
trên thế giới và sự cần thiết quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ
em trong luật hình sự Việt Nam; phân tích quy định của một số quốc gia về
hành vi khiêu dâm trẻ em, đề tài trước hết có mục đích đánh giá tính tương
thích của luật hình sự Việt Nam với các chuẩn mực quốc tế về tội phạm này.
Bên cạnh đó, đề tài luận văn còn nhằm đưa ra những ý kiến đề xuất để hoàn
thiện quy định của luật hình sự Việt Nam về các hành vi khiêu dâm trẻ em,
góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng luật hình sự trong công tác đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này.
 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài nghiên cứu phải trả lời được các
câu hỏi sau:
- Khiêu dâm trẻ em là gì? Chuẩn mực quốc tế có những yêu cầu gì về
hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em? Thực tiễn lập pháp hình sự của các
nước phát triển trên thế giới đã quy định tội phạm về hành vi khiêu dâm trẻ
em như thế nào?
- Quan điểm của Việt Nam về việc quy định tội phạm đối với hành vi
khiêu dâm trẻ em trong Bộ luật hình sự được thể hiện như thế nào? Phân tích



6

quy định của Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong
Bộ luật hình sự năm 2015?
- Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong Bộ
luật hình sự năm 2015 đã thỏa mãn các yêu cầu được đề cập trong chuẩn mực
quốc tế chưa? Tội danh này được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 có
điểm gì tương đồng và khác biệt so với thực tiễn lập pháp hình sự của các
quốc gia về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em?
- Phương hướng, giải pháp để hoàn thiện và áp dụng quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam năm 2015 về các tội phạm khiêu dâm trẻ em trong thời
gian tới là gì?
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp phân tích
luật và so sánh luật. Ngoài ra trong luận văn, tác giả còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp quy nạp, phương pháp
diễn dịch, phương pháp tổng hợp...
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ về
quan điểm của quốc tế và của Việt Nam về việc quy định tội phạm đối với
hành vi khiêu dâm trẻ em.
Ý nghĩa khoa học của luận văn: bổ sung vào hệ thống lý luận về các tội
xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: góp phần làm sáng tỏ quy định của Bộ
luật hình sự năm 2015 về “Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích
khiêu dâm”, phục vụ cho việc áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 trong thời
gian tới. Luận văn còn có ý nghĩa làm tài liệu nghiên cứu cho cán bộ đang
làm công tác thực tiễn trong các cơ quan tiến hành tố tụng, các cán bộ nghiên

cứu khoa học, giảng dạy, học viên, sinh viên chuyên ngành Luật hình sự hoặc
các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này.


7

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành hai chương:
Chương 1. Pháp luật quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi
khiêu dâm trẻ em.
Chương 2. Luật hình sự Việt Nam trong việc quy định tội phạm đối với
hành vi khiêu dâm trẻ em – So sánh với chuẩn mực quốc tế và luật hình sự
của một số quốc gia trên thế giới.


8

Chương 1.
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỘI PHẠM ĐỐI VỚI
HÀNH VI KHIÊU DÂM TRẺ EM

1.1. Khái niệm khiêu dâm trẻ em từ quan điểm quốc tế
Để làm rõ quan điểm quốc tế về hành vi khiêu dâm trẻ em, trước hết
cần làm rõ các khái niệm “khiêu dâm trẻ em” trong các Điều ước quốc tế, từ
điển pháp lý và quan điểm của các cơ quan hữu quan về vấn đề này.
Điều 2 (c) Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm
trẻ em và khiêu dâm trẻ em bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em năm 2000
(sau đây gọi tắt là Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em) có
định nghĩa về khiêu dâm trẻ em (child pornography) như sau: “Khiêu dâm trẻ

em là bất cứ sự trình bày nào, dù bằng phương tiện gì về trẻ em đang tham
gia vào các hoạt động tình dục rõ ràng, thật hoặc mô phỏng hay bất cứ sự
trình bày nào về những bộ phận sinh dục của trẻ em cho trước hết các mục
đích tình dục”. Điều đó có nghĩa: với bất kỳ sự mô tả các hoạt động tình dục
trẻ em hoặc mô tả các bộ phận sinh dục của trẻ em dưới bất kỳ hình thức,
phương tiện nào (phim, tranh, ảnh, video…) nhằm mục đích tình dục thì đều
được xem là khiêu dâm trẻ em.
Hiện nay, các văn bản pháp lý quốc tế chủ yếu sử dụng thuật ngữ văn
hóa phẩm khiêu dâm trẻ em để thể hiện bản chất của các tội phạm liên quan
đến việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong việc trình diễn hay tài liệu
khiêu dâm (Điều 34 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989).
Bên cạnh đó, định nghĩa về “khiêu dâm trẻ em” đã được đưa ra trong
một số từ điển pháp luật cũng như được một số tổ chức hữu quan đề cập đến.
Theo Wikipedia – Bộ từ điển bách khoa điện tử về kiến thức chung đã
định nghĩa khiêu dâm trẻ em là sự khai thác, lợi dụng trẻ em để kích thích tình
dục. Nội dung khiêu dâm trẻ em có thể được sản xuất với sự tham gia trực tiếp
hoặc tấn công tình dục trẻ em, hoặc mô phỏng nội dung khiêu dâm trẻ em hay


9

triển lãm khiêu dâm các bộ phận sinh dục của trẻ, thông qua các tác phẩm, tạp
chí, hình ảnh, tác phẩm điêu khắc, tranh, phim hoạt hình, video, trò chơi…2
Từ điển pháp lý quốc tế Legal dictionary - The free dictionary đã định
nghĩa khiêu dâm trẻ em là “sự mô tả trẻ em dưới 18 tuổi tham gia vào các
hoạt động tình dục hoặc các hình ảnh mô phỏng hành vi tình dục ở trẻ em để
khơi dậy ham muốn tình dục ở người xem”. Khiêu dâm trẻ em có thể bao gồm
sự mô tả quan hệ thực tế hoặc mô phỏng tình dục liên quan đến trẻ em như
thủ dâm, các hành vi lạm dụng tình dục, sự phơi bày các bộ phận tình dục ở
trẻ…nhằm kích thích ham muốn tình dục người xem. Nếu hình ảnh khỏa thân

ở trẻ được mô tả trong các tài liệu nhưng không nhằm khiêu dâm như phim,
tranh ảnh, sách giáo dục giới tính… thì không phải là khiêu dâm trẻ em3.
Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đưa ra khái niệm về khiêu
dâm trẻ em là việc trưng bày hoặc quảng bá các hình ảnh về bộ phận sinh dục
hoặc các hành vi tình dục của trẻ em4.
Công ước của Liên minh Châu Âu về tội phạm mạng đã định nghĩa
khiêu dâm trẻ em như sau: “Khiêu dâm trẻ em bao gồm các tài liệu khiêu dâm
mô tả trực quan: a) trẻ vị thành niên tham gia vào các hành vi tình dục rõ
ràng; b) một người xuất hiện với tư cách là trẻ vị thành niên tham gia vào
hoạt động tình dục rõ ràng; c) hình ảnh thực tế mô tả vị thành niên tham gia
vào các hành vi tình dục rõ ràng”5. Nói cách khác, khiêu dâm trẻ em là việc
mô tả trong các tài liệu khiêu dâm với sự tham gia của trẻ vị thành niên, hình
ảnh của trẻ vị thành niên hoặc một người (đã thành niên) xuất hiện với tư cách
là trẻ vị thành niên để tham gia vào các hoạt động tình dục thực tế.

2

/>
3

/>
4

/>
5

/>

10


Các định nghĩa trên đều phản ánh bản chất của khiêu dâm trẻ em, đó là
việc khai thác, sử dụng trẻ em trong các hoạt động tình dục, với bất kỳ hình
thức hay mục đích nào, trước hết là mục đích tình dục. Khiêu dâm trẻ em
thường được thể hiện qua hai hình thức chính là tài liệu khiêu dâm trẻ em
(văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em) và các buổi trình diễn khiêu dâm trẻ em.
Hiện nay cũng chưa có định nghĩa chính thức về “buổi trình diễn khiêu
dâm trẻ em” trong các văn bản pháp lý quốc tế. Có thể hiểu các buổi trình
diễn khiêu dâm trẻ em là việc sử dụng trẻ em để tham gia, thực hiện các động
tác khiêu dâm trước một hoặc nhiều người khác với bất kỳ mục đích gì. Các
buổi trình diễn khiêu dâm có thể kể đến như như: múa khỏa thân, biểu diễn
thời trang phản cảm, bày đồ ăn trên người mẫu khỏa thân, thực hiện các hành
vi khiêu dâm để ghi lại, chụp lại…
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu “khiêu dâm trẻ em” là “việc khai
thác, sử dụng trẻ em để thể hiện các hoạt động tình dục thực sự hoặc mô
phỏng, trưng bày các bộ phận tình dục của trẻ em dưới bất kỳ hình thức,
phương tiện nào nhằm bất kỳ mục đích gì, trước hết là mục đích tình dục”.
1.2. Chuẩn mực quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi
khiêu dâm trẻ em
Quan điểm quốc tế về việc quy định tội phạm đối với hành vi khiêu
dâm trẻ em trước hết được thể hiện ở các chuẩn mực pháp lý quốc tế, cụ thể là
các chuẩn mực được thiết lập trong nhiều công cụ pháp lý quốc tế về bảo vệ
quyền trẻ em.
Quyền trẻ em chỉ mới thực sự được quan tâm kể từ khi Tổ chức cứu trợ
của Anh và Thụy Điển được thành lập vào năm 1919. Cho đến nay, các vấn
đề về bảo vệ toàn diện các quyền của trẻ em ngày càng được cộng đồng quốc
tế quan tâm hơn, đặc biệt là các quyền về danh dự, nhân phẩm và bất khả xâm
phạm về tình dục của trẻ em. Các tổ chức quốc tế (như Liên Hợp Quốc, Tổ
chức lao động thế giới, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ…) đã xây



11

dựng hàng loạt tiêu chuẩn trong việc quy định về phòng ngừa và nghiêm cấm,
cũng như xử lý các hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em, trong đó có
quy định về hành vi khiêu dâm trẻ em.
Các quy định pháp lý quốc tế đã tạo ra một khung pháp lý cho việc xây
dựng những biện pháp tư pháp hình sự cho các quốc gia về phòng chống tội
phạm khiêu dâm trẻ em. Những văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng bao gồm:
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 (sau đây gọi tắt là Công
ước về quyền trẻ em) và Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ
em; Công ước số 182 – Công ước Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (sau đây gọi tắt là Công ước số 182)
của Tổ chức Lao động quốc tế. Dựa trên tinh thần của các Công ước và Nghị
định thư, có thể nhận thấy các quốc gia thành viên đều có chung nhiệm vụ là
bảo vệ và hợp tác có hiệu quả trong công cuộc phòng, chống các tội phạm
xâm phạm tới các quyền trẻ em, trong đó có tội phạm khiêu dâm trẻ em.
Một số văn kiện quốc tế mang tính không ràng buộc cũng giúp đặt ra
chuẩn mực về những biện pháp lập pháp hình sự cho các quốc gia trong việc
quy định tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em. Ví dụ như Tuyên bố Rio
và Kế hoạch hành động để ngăn ngừa và chấm dứt bóc lột tình dục trẻ em và
người chưa thành niên năm 2008 (gọi tắt là Tuyên bố Rio) và Khuyến nghị
190 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ
em tồi tệ nhất (gọi tắt là Khuyến nghị 190). Các văn kiện quốc tế đã lên án
mọi hình thức bóc lột tình dục trẻ em và kêu gọi các quốc gia hình sự hóa các
hành vi này trong hệ thống pháp luật nước mình. Mặc dù các văn kiện này
không mang tính ràng buộc pháp lý, nhưng các nguyên tắc thể hiện trong đó
đã phản ánh rất sát các nghĩa vụ đã được quy định trong các văn kiện pháp
luật quốc tế chính.
Các chuẩn mực và quy tắc quốc tế đã xác lập những giới hạn thích hợp
để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại bởi các hành vi khiêu dâm. Các văn kiện



12

quốc tế liên quan đến đấu tranh phòng chống khiêu dâm trẻ em đã được nhiều
quốc gia trên thế giới phê chuẩn. Nội dung của chuẩn mực pháp lý quốc tế về
việc quy định tội phạm tối với hành vi khiêu dâm trẻ em bao gồm:
1.2.1. Yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em

Trước hết, Điều 34 (c) Công ước về quyền trẻ em đã yêu cầu các quốc
gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa “việc
sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay tài liệu khiêu
dâm”. Đó có thể là các biện pháp lập pháp hay bất cứ biện pháp cần thiết, thích
hợp để ngăn ngừa và bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi bóc lột khiêu dâm.
Trên cơ sở tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, chuẩn mực
quốc tế yêu cầu các quốc gia dùng các biện pháp lập pháp hình sự để hình sự
hóa hành vi khiêu dâm trẻ em, yêu cầu này được thể hiện trong các quy định
tại Điều 12 (b) Khuyến nghị số 190, Mục C (4) Tuyên bố Rio, Điều 1 và Điều
3 (1) (c) Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em.
Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em đã yêu cầu các
quốc gia thành viên phải cấm việc buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn
hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (được quy định tại Điều 1) và phải đảm bảo hành
vi “sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào mời, bán hay
sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em” được hình sự hóa trong pháp luật
quốc gia theo quy định tại Điều 3 (1) (c) Nghị định thư, dù các tội phạm được
tiến hành trong nước hay nước ngoài, được thực hiện bởi cá nhân hay pháp
nhân. Nghị định thư này ra đời trước sự lo ngại của cộng đồng quốc tế về thực
tế du lịch tình dục ngày càng phổ biến và trẻ em là đối tượng rất dễ bị xâm
hại, nhất là trong thời đại công nghệ hóa đang phát triển mạnh mẽ như hiện
nay. Đặc biệt phải kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều những văn hóa phẩm

khiêu dâm trẻ em trên mạng internet, các công nghệ đang phát triển khác.
Đứng trước sự lo ngại đó, Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ
em đã nhắc lại:


13

“Hội nghị quốc tế về phòng chống văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em
trên internet tổ chức ở Viên (Áo) trong năm 1999 và nhất là kết luận của
hội nghị kêu gọi việc hình sự hóa trên toàn thế giới việc sản xuất, phân
phối, xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển giao, nhập khẩu, sở hữu có dụng ý,
quảng cáo văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em và nhấn mạnh tầm quan trọng
của sự hợp tác và cộng tác chặt chẽ hơn nữa giữa các chính phủ và công
nghệ Internet”6.

Đồng thời, tại Mục C (4) Tuyên bố Rio cũng đã kêu gọi tất cả các nước
trên thế giới hình sự hóa hành vi “cố ý sản xuất, phân phối, phổ biến và sở
hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, bao gồm các hình ảnh có sự mô tả bóc
lột tình dục trẻ em, cũng như việc cố ý tiêu thụ, truy cập và xem các tài liệu
như vậy”.
Bên cạnh đó, Khuyến nghị số 190 năm 1999 đã khuyến nghị các nước
thành viên của Công ước 182 nên quy định những hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất là tội phạm, bao gồm hành vi “sử dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em
cho mục đích mại dâm, sản xuất sách báo đồi trụy hay các cuộc biểu diễn
khiêu dâm” tại Điều 12 (b). Khuyến nghị này bổ sung cho Công ước số 182
về việc yêu cầu hình sự hóa hành vi khiêu dâm trẻ em, bởi đây được xem là
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như trong Công ước đã đề cập.
Như vậy, chuẩn mực quốc tế đã yêu cầu các quốc gia dùng biện pháp
lập pháp hình sự để quy định tội phạm trong pháp luật quốc gia đối với hành
vi khiêu dâm trẻ em, bao gồm hai nhóm hành vi cụ thể:

- Sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào mời, bán
hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em.
-

Sử dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho mục đích sản xuất sách báo

đồi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm.
6

/>
_Nghi_dinh_khong_bat_buoc_cua_CRC_ve_buon_ban_mai_dam.pdf


14

1.2.2. Cấu thành tội phạm khiêu dâm trẻ em

Trước hết, cấu thành tội phạm (CTTP) khiêu dâm trẻ em thể hiện bằng
hành vi khách quan của tội phạm. Theo các văn kiện pháp lý quốc tế nêu ở
trên, hành vi khách quan của tội phạm này được đặc trưng bằng một trong các
dạng hành vi sau:
Hành vi thứ nhất là sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất
khẩu, chào mời, bán hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em.
Đây là hành vi được yêu cầu nên được hình sự hóa theo Điều 3 (1) (c)
Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em. Đồng thời yêu cầu này
cũng được quy định trong Điều 34 (c) của Công ước về quyền trẻ em, Điều 3 (b)
Công ước số 182, Điều 12 (b) Khuyến nghị số 190 và Mục C (4) Tuyên bố Rio.
Theo đó, các hoạt động sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất
khẩu, chào mời, bán hay sở hữu các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em phải
được hình sự hóa trong pháp luật của các quốc gia. Đó là việc thực hiện chế

tạo, làm ra (sản xuất) văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; các hoạt động thương
mại (phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào mời, bán) hay các hoạt động phi
thương mại (phổ biến, sở hữu) các văn hóa phẩm khiêu dâm đó. Đây đều là
các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động, tiếp tay cho tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em.
Các hành vi sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào
mời, bán hay sở hữu các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em có thể được coi là
“bóc lột vì mục đích thương mại”7. Do vậy, hành vi này phải được yêu cầu
hình sự hóa trong pháp luật của các quốc gia thành viên nhằm bảo vệ trẻ em
khỏi các sự bóc lột tình dục, lạm dụng tình dục.
7

Bóc lột vì mục đích thương mại: là việc sử dụng trẻ em trong công việc hoặc trong các
hoạt động khác vì lợi ích của người khác như lấy tiền hay các hình thức thanh toán khác,
hoặc nhằm mục đích tình dục. (Theo Bộ Tư Pháp – UNICEF Việt Nam (2012), Báo cáo
Đánh giá quy định của BLHS liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành,
NXB Tư pháp, Hà Nội, tr. 114)


15

Hành vi thứ hai là sử dụng, mua bán hay dụ dỗ trẻ em cho mục đích sản
xuất sách báo đồi trụy hay các cuộc biểu diễn khiêu dâm.
Hành vi này thực chất là việc sử dụng các thủ đoạn nhằm lợi dụng tình
trạng quan hệ của trẻ em, hoặc nói dối, gian lận, dùng các lợi ích để dụ dỗ trẻ
em; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng uy quyền để ép buộc trẻ em
tham gia sản xuất sản phẩm văn hóa phẩm khiêu dâm hoặc trong các buổi
biểu diễn khiêu dâm.
Công ước 182 đã đưa ra một trong các hình thức lao động trẻ em tồi tệ
nhất bao gồm hành vi “sử dụng, môi giới hay mồi chào một đứa trẻ cho việc

sản xuất văn hóa phẩm đồi trụy hay các buổi biểu diễn khiêu dâm đồi trụy”.
Điều này được xác định là một trong những công việc độc hại được quy định
trong Khuyến nghị số 190, bởi đây là công việc khiến cho trẻ lâm vào tình
trạng dễ bị lạm dụng về mặt thể chất, tâm lý hay tình dục (Theo Khoản a Điều
3 Mục II Khuyến nghị 190).
Do vậy, chuẩn mực quốc tế yêu cầu phải hình sự hóa các hành vi
khách quan kể trên trong CTTP khiêu dâm trẻ em trong pháp luật của các
quốc gia thành viên nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các sự bóc lột tình dục, lạm
dụng tình dục.
Bên cạnh yêu cầu về hành vi khách quan của tội phạm, chuẩn mực
pháp lý quốc tế cũng nêu ra yêu cầu về đối tượng tác động của tội phạm. Các
văn bản quốc tế nêu trên đều khẳng định trẻ em là đối tượng tác động của các
tội phạm về khiêu dâm trẻ em.
Trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị xâm hại, dễ bị tổn thương
nhất bởi các hành vi bạo lực do sự yếu ớt về thể chất, sự non nớt về nhận
thức, kinh nghiệm và kỹ năng sống… Đặc biệt, hành vi xâm hại tình dục đối
với trẻ em là dạng hành vi bạo lực nghiêm trọng nhất, gây ra những ảnh
hưởng vô cùng xấu trong thời gian dài tới sự phát triển về thể chất và nhân
cách của trẻ em. Hành vi này đã xâm phạm tới quyền được tôn trọng về danh


16

dự, nhân phẩm, quyền được tôn trọng và bất khả xâm phạm tới quyền được
quy định tại các Điều 19, 32, 34, 39 Công ước về quyền trẻ em8.
Theo Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã định nghĩa trẻ em là
“Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia công
nhận tuổi thành niên sớm hơn”.
Công ước về quyền trẻ em quy định về đối tượng được bảo vệ trong
Công ước là trẻ em, xác định qua độ tuổi của họ, tất cả những người có độ

tuổi dưới 18 đều được xem là trẻ em, trừ những quốc gia có quy định khác về
độ tuổi thành niên (như Nhật Bản, Indonesia quy định tuổi thành niên là 20, ở
Hàn Quốc hay một số bang của Hoa Kỳ… quy định tuổi thành niên là 19…).
Tiếp thu tinh thần của Công ước về quyền trẻ em, Công ước số 182 cũng quy
định “…thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi”.
Sở dĩ hai bản Công ước đều quy định trẻ em là những người dưới 18
tuổi là vì về mặt khoa học, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã thành niên,
đã hoàn thiện và phát triển đầy đủ về não bộ, thể chất, tinh thần, nhận thức xã
hội và ý thức pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp luật pháp của quốc gia
ghi nhận tuổi thành niên sớm hơn (dưới 18 tuổi) thì khái niệm “trẻ em” sẽ xác
định theo luật pháp quốc gia đó và được đảm bảo các quyền trẻ em được quy
định trong luật pháp quốc tế.
Có một số luật pháp quốc gia chia những người dưới 18 tuổi thành hai
đối tượng riêng biệt, bao gồm trẻ em và người chưa thành niên như CHLB
Đức, Việt Nam… và công nhận những người chưa thành niên vẫn phải chịu
trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật được quy định
trong luật pháp quốc gia đó hoặc có những điều kiện bảo vệ riêng biệt. Tuy

8

Nguyễn Phương Lan (2013), “Hành vi xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ quyền

trẻ em”, Tạp chí Luật học, (9), tr. 23.


17

nhiên, theo tinh thần của các bản Công ước, trong phạm vi luận văn này, đối
tượng trẻ em được nghiên cứu là những người dưới 18 tuổi.
Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm cũng cần được quan

tâm nghiên cứu.
Có thể thấy các văn bản pháp lý quốc tế đều không đưa ra yêu cầu cụ
thể và trực tiếp về lỗi và mục đích phạm tội của hành vi khiêu dâm trẻ em.
Công ước về quyền trẻ em đã quy định mục đích phạm tội của các hành
vi khiêu dâm trẻ em không phải là yếu tố bắt buộc khi xác định hành vi một
người có phải là tội phạm hay không, bởi việc xâm hại đến các quyền cơ bản
của trẻ em được Công ước bảo vệ với bất kỳ mục đích gì. Mục đích của các
hành vi khiêu dâm trẻ em được nhắc đến trong Công ước chủ yếu là “mục
đích tình dục”, hay các mục đích khác như thu lời hoặc các lợi ích khác.
Tuy nhiên pháp luật của mỗi quốc gia vẫn phải bảo đảm tối thiểu những
hành vi với mục đích nhất định phải được đề cập đầy đủ trong pháp luật hình
sự quốc gia. Tại Điều 3 Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em
quy định hành vi sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào
mời, bán hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em vào các mục đích bóc
lột trẻ em về tình dục, chuyển giao những bộ phận cơ thể của trẻ em vì lợi
nhuận, huy động trẻ em cưỡng bức lao động.
Yếu tố lỗi mặc dù không được yêu cầu trực tiếp và cụ thể trong các văn
bản pháp lý quốc tế, nhưng Công ước về quyền trẻ em cũng có quy định về
“sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong việc trình diễn hay tài liệu khiêu
dâm” dưới bất kỳ hình thức nào. Tính chất bóc lột được thể hiện qua việc lợi
dụng, lạm dụng sức lao động của trẻ em, sử dụng trẻ em vào những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và sự phát triển bình
thường của trẻ. Như vậy, bằng một cách gián tiếp, Công ước về quyền trẻ em
đã yêu cầu về hành vi “sử dụng trẻ em trong việc trình diễn hay tài liệu khiêu
dâm” với lỗi là cố ý.


18

Cuối cùng cần xem xét yêu cầu về chủ thể của tội khiêu dâm trẻ em

trong pháp luật quốc tế.
Mặc dù Công ước về quyền trẻ em không đưa ra một khái niệm cụ thể
về chủ thể của tội phạm khiêu dâm trẻ em, tuy nhiên vấn đề này lại được quy
định ở nhiều góc độ, Tuyên bố Rio và Nghị định thư bổ sung cho Công ước
về quyền trẻ em xác định phạm vi chủ thể của tội phạm khiêu dâm trẻ em có
thể là cá nhân hay pháp nhân.
Đối với cá nhân phạm tội, các chuẩn mực quốc tế không yêu cầu về đặc
điểm cụ thể của người phạm tội.
Bên cạnh chủ thể của tội phạm là cá nhân, tại Mục C (4) Tuyên bố Rio
đã kêu gọi các nước thành viên quy định trách nhiệm pháp lý cần được mở
rộng cho các đối tượng khác như các tập đoàn, công ty (gọi chung là pháp
nhân) trong trường hợp tham gia sản xuất hay phổ biến văn hóa phẩm khiêu
dâm trẻ em.
Trên thực tế, các tội phạm nghiêm trọng thường được thực hiện dưới vỏ
bọc của các pháp nhân. Hệ thống tổ chức của pháp nhân có thể che giấu và
thực hiện các hành vi sản xuất, phân phối, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu,
chào mời, bán hay sở hữu văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em hoặc các hành vi
khác có liên quan đến tội phạm khiêu dâm trẻ em một cách hiệu quả và thuận
lợi. Người thực hiện tội phạm có thể là đại diện của pháp nhân hoặc thực hiện
tội phạm vì lợi ích pháp nhân đó. Do vậy, ngoài việc truy cứu trách nhiệm
hình sự (TNHS) của cá nhân phạm tội, chuẩn mực quốc tế còn khuyến nghị
các quốc gia thành viên quy định về TNHS đối với pháp nhân.
Khoản 4 Điều 3 Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em
đã quy định về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân như sau: “Tùy theo các
quy định của luật pháp quốc gia của mình, mỗi quốc gia thành viên phải thực
hiện những biện pháp ở các nơi thích hợp để quy trách nhiệm pháp lý, có thể
là hình sự, dân sự hay hành chính của pháp nhân”.


19


Theo đó, việc thiết lập các biện pháp cần thiết để truy cứu trách nhiệm
của pháp nhân đối với hành vi khiêu dâm trẻ em là tùy thuộc vào mỗi quốc
gia thành viên, đó có thể là TNHS, dân sự hay hành chính nhưng phải đảm
bảo các chế tài này phải thích đáng, tương xứng và có tác dụng phòng ngừa.
Như vậy, chuẩn mực quốc tế có khuyến nghị tùy nghi đối với việc quy
định trách nhiệm pháp lý đối với cả pháp nhân nếu phát hiện có sự tham gia
sản xuất hay phổ biến các văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em dựa vào nguyên
tắc lập pháp của mỗi quốc gia.
1.2.3. Hình phạt đối với tội phạm khiêu dâm trẻ em

Để đảm bảo việc trừng trị và ngăn ngừa các tội phạm xâm phạm tình
dục trẻ em, trong đó có hành vi khiêu dâm trẻ em, chuẩn mực quốc tế khuyến
nghị các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự hay
hình sự. Vấn đề này được thể hiện trong Khuyến nghị 190 và Nghị định thư
bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em.
Chuẩn mực quốc tế không đưa ra một yêu cầu về hình phạt đối với tội
phạm khiêu dâm trẻ em, nhưng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải cân nhắc
đầy đủ để quy định những hình phạt tương xứng với tính chất nghiêm trọng
của các loại tội phạm khiêu dâm trẻ em được đề cập trong các văn bản pháp lý
quốc tế. Nghị định thư bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em và Khuyến
nghị 190 đã yêu cầu các quốc gia thành viên có thể đưa các giải pháp để truy
cứu trách nhiệm pháp lý của cá nhân hay pháp nhân, cụ thể như sau:
Đối với tội phạm khiêu dâm trẻ em là cá nhân, Điều 7 (a) Nghị định thư
bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em đã yêu cầu các quốc gia áp dụng các
biện pháp pháp lý cần thiết cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các
biện pháp để giữ hay tịch thu các sản phẩm, công cụ được sử dụng để phạm
tội hay điều kiện phạm tội và tiền thu được từ những tội phạm đó. Khoản b
Điều 11 Khuyến nghị 190 cũng đưa ra giải pháp để cấm và loại bỏ những
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (trong đó có hành vi khiêu dâm trẻ em)



×