BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRƢƠNG THỊ HIỀN LƢƠNG
PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 60380105
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Sơn
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn,
được sự hướng dẫn, giảng dạy của các thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ cùng với
sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ luật
học. Qua đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Các thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Cảm ơn Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương,
phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an tỉnh Hải Dương
đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Thị Sơn, người
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trương Thị Hiền Lương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và
được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Lê Thị Sơn. Các kết quả nêu trong
Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật Hà Nội xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trƣơng Thị Hiền Lƣơng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TANDTC: Tòa án Nhân dân Tối cao
TAND: Tòa án nhân dân
HSST: Hình sự sơ thẩm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015............................... 6
1.1. Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong
giai đoạn 2011-2015....................................................................................... 6
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài ản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2011-2015 ............................................................. 6
1.1.2. Thực trạng về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dương trong giai đoạn 2011-2015 .................................................... 14
1.2. Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong
giai đoạn 2011-2015..................................................................................... 41
1.2.1. Diễn biến về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2011-2015 ........................................................... 41
1.2.2. Diễn biến về tính chất của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2011-2015 ........................................................... 47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................... 54
CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN TỘI PHẠM VÀ CÁC BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG ........................................................ 56
2.1. Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trên
địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015 ............................................. 56
2.1.1.Nguyên nhân về kinh tế - xã hội .......................................................... 57
2.1.2. Nguyên nhân về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật ........ 60
2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà
nước về trật tự, an ninh xã hội ..................................................................... 64
2.1.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động của các cơ quan
tiến hành tố tụng và thi hành án .................................................................. 67
2.1.5. Nguyên nhân từ phía người phạm tội ................................................ 69
2.1.6. Nguyên nhân từ phía nạn nhân .......................................................... 70
2.2. Dự báo tình hình tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng ............. 72
2.2.1. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
trong thời gian tới ........................................................................................ 72
2.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hải Dương........................................................................ 73
2.2.2.1. Biện pháp về kinh tế - xã hội ....................................................... 74
2.2.2.2. Biện pháp về giáo dục và tuyên truyền, phổ biến pháp luật........ 76
2.2.2.3. Biện pháp nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội. ..................................................................................... 77
2.2.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng và thi hành án ...................................................................... 79
2.2.2.5. Biện pháp phòng ngừa liên quan đến người phạm tội ................ 80
2.2.2.6. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm
................................................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................... 83
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2011-2015 ............................................................................. 7
Bảng 1.2: Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số
người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2015.......................................................................................................... 8
Bảng 1.3: Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 .......... 9
Bảng 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015.......... 10
Bảng 1.5: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hải Dương với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội
trộm cắp tài sản trên cả nước giai đoạn 2011-2015....................................... 11
Bảng 1.6: Số vụ án bị khởi tố, số vụ án bị truy tố so với số vụ án bị xét xử trên
địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 ............................................... 13
Bảng 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm ....................... 15
Bảng 1.8: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã áp
dụng ................................................................................................................ 16
Bảng 1.9: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội .............. 17
Bảng 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội ............... 18
Bảng 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội ............. 19
Bảng 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội ............ 20
Bảng 1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thủ đoạn phạm tội ............. 21
Bảng 1.14: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện phạm
tội.....................................................................................................................22
Bảng 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt ........ 23
Bảng 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm
đoạt..............................................................................................................................................25
Bảng 1.17: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm tội.............26
Bảng 1.18: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi của người phạm
tội....................................................................................................................27
Bảng 1.19: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính của người phạm
tội.....................................................................................................................29
Bảng 1.20: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn của người
phạm tội ........................................................................................................... 30
Bảng 1.21: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của
người phạm tội ................................................................................................ 32
Bảng 1.22: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo phạm tội lần đầu, tái phạm,
tái phạm nguy hiểm của người phạm tội......................................................... 33
Bảng 1.23: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không
nghiện ma túy của người phạm tội .................................................................. 34
Bảng 1.24: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình của
người phạm tội.................................................................................................36
Bảng 1.25: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nạn nhân là cá
nhân hay cơ quan, tổ chức .............................................................................. 37
Bảng 1.26: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn
nhân.................................................................................................................38
Bảng 1.27: Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2015 ....................................................................................... 41
Bảng 1.28: So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với
số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2015........................................................................................................42
Bảng 1.29: So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương ......... 44
Bảng 1.30: So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản với
số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 20112015.................................................................................................................45
Bảng 1.31: So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài sản
với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 20112015.................................................................................................................46
Bảng 1.32: Diễn biến của cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm ............ 48
Bảng 1.33: Diễn biến của cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội ............... 49
Bảng 1.34: Diễn biến về cơ cấu của trộm cắp tài sản theo giới tính của người
phạm tội...........................................................................................................50
Bảng 1.35: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái
phạm, tái phạm nguy hiểm..............................................................................51
Bảng 1.36: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm có hay không nghiện ma túy
của người phạm tội.........................................................................................52
2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số
người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2015.......................................................................................................... 8
Biểu đồ 1.2: Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số người
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 ........ 09
Biểu đồ 1.3: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015 ... 10
Biểu đồ 1.4: So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội
trộm cắp tài sản trên cả nước giai đoạn 2011-2015....................................... 12
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại tội phạm ................... 15
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã áp
dụng ................................................................................................................ 16
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội .......... 17
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa bàn phạm tội ............. 18
Biểu đồ 1.9: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm phạm tội ........... 20
Biểu đồ 1.10: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội......... 21
Biểu đồ 1.11: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo thủ đoạn phạm tội ......... 22
Biểu đồ 1.12: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo công cụ, phương tiện
phạm tội...........................................................................................................23
Biểu đồ 1.13: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt..... 24
Biểu đồ 1.14: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm tiêu thụ tài sản bị chiếm
đoạt..............................................................................................................................................25
Biểu đồ 1.15: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo động cơ phạm
tội.....................................................................................................................27
Biểu đồ 1.16: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo độ tuổi của người phạm
tội....................................................................................................................28
Biểu đồ 1.17: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo giới tính của người phạm
tội.....................................................................................................................29
Biểu đồ 1.18: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo trình độ học vấn của
người phạm tội ................................................................................................ 31
Biểu đồ 1.19: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nghề nghiệp của
người phạm tội ................................................................................................ 33
Biểu đồ 1.20: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo phạm tội lần đầu, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm của người phạm tội .............................................. 34
Biểu đồ 1.21: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm có hay không
nghiện ma túy của người phạm tội .................................................................. 35
Biểu đồ 1.22: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hoàn cảnh gia đình của
người phạm tội.................................................................................................37
Biểu đồ 1.23: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nạn nhân là cá
nhân hay cơ quan, tổ chức .............................................................................. 38
Biểu đồ 1.24: Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo tình huống trở thành nạn
nhân.................................................................................................................39
Biểu đồ 1.25: Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
giai đoạn 2011-2015 ....................................................................................... 42
Biểu đồ 1.26: So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2015........................................................................................................43
Biểu đồ 1.27: So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài
sản với số người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương .. 45
Biểu đồ 1.28: So sánh mức độ tăng, giảm về số vụ phạm tội trộm cắp tài sản
với số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 20112015.................................................................................................................46
Biểu đồ 1.29: So sánh mức độ tăng, giảm về số người phạm tội trộm cắp tài
sản với số người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011 - 2015......................................................................................................47
Biểu đồ1.30: Diễn biến của cơ cấu theo hình thức thực hiện tội phạm ......... 48
Biểu đồ 1.31: Diễn biến của cơ cấu theo độ tuổi của người phạm tội ........... 49
Biểu đồ 1.32: Diễn biến về cơ cấu của trộm cắp tài sản theo giới tính của
người phạm tội................................................................................................50
Biểu đồ 1.33: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm phạm tội lần đầu hay tái
phạm, tái phạm nguy hiểm..............................................................................51
Biểu đồ 1.34: Diễn biến của cơ cấu theo đặc điểm có hay không nghiện ma
túy của người phạm tội...................................................................................53
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Dƣơng là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng có diện
tích tự nhiên 1.656 km2 và dân số 1.763.200 ngƣời. Hải Dƣơng phía tây bắc
giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh
Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái
Bình, phía tây giáp tỉnh Hƣng Yên. Địa hình đƣợc phân làm hai loại rõ rệt.
Địa hình đồi núi ở phía bắc, tây bắc và đông bắc chiếm 11% diện tích tự
nhiên; đồng bằng chiếm 89% ở các khu vực còn lại. Dân cƣ đa phần tập trung
ở khu vực nông thôn chiếm 86%, khu vực đô thị chiếm 14% diện tích tự
nhiên.
Hải Dƣơng có nhiều tuyến đƣờng giao thông quan trọng nhƣ: quốc lộ 5A,
18A, 183; đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh – Hà Nội; đƣờng cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng và hệ thống sông ngòi cùng các chỉ lƣu thuận lợi cho
tuyến đƣờng thủy dài 400km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại
tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn. Vị trí địa lý thuận lợi cùng hệ thống hạ
tầng giao thông khá hoàn chỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu
kinh tế giữa tỉnh Hải Dƣơng và các tỉnh thành khác trong nƣớc.
Với chính sách thu hút đầu tƣ của tỉnh, các doanh nghiệp trong nƣớc và
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) tìm đến Hải Dƣơng ngày một
nhiều. Hiện toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 11 khu công nghiệp và 40 cụm công
nghiệp tập trung thu hút 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ với 36 dự án
FDI, tổng đầu tƣ đăng ký 5,650 tỷ USD. Chính sách thu hút đầu tƣ đã giúp
kinh tế phát triển và ổn định, lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, chính
sách an sinh xã hội đƣợc đảm bảo; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội đƣợc củng cố và giữ vững.
Với tốc độ kinh tế phát triển nhanh, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc
cải thiện, tình hình an ninh trật tự xã hội đƣợc đảm bảo. Song sự phát triển
2
của nền kinh tế cũng nảy sinh và tồn tại những mặt trái của nó, đó là sự tha
hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiện một bộ phận thanh thiếu niên có lối
sống tiêu cực, lệch lạc về nhận thức, muốn hƣởng thụ về vật chất nhƣng lại
không chịu lao động nên đã dấn thân vào con đƣờng tội phạm. Đặc biệt là sự
xuất hiện ngày càng nhiều các tệ nạn xã hội cũng nhƣ các hành vi phạm tội
nhƣ trộm cắp tài sản, cƣớp tài sản, cƣỡng đoạt tài sản .... trong đó trộm cắp tài
sản là loại tội diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
Trong những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh đã có
nhiều cố gắng trong việc phòng ngừa, đấu tranh tội trộm cắp tài sản nhƣng do
nhiều yếu tố, tội phạm này vẫn có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng, phƣơng
thức thực hiện đa dạng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây hậu quả ngày càng
nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dƣơng từ
năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4504 vụ và 8683 ngƣời
phạm tội nói chung trong đó có 1227 vụ trộm cắp tài sản chiếm 27,24% tổng
số các vụ phạm tội và có 1954 ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản chiếm 22,50%
tổng số ngƣời phạm tội nói chung. Thực trạng này gây ra tâm lý hoang mang,
bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh trật
tự tại địa phƣơng.
Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Phòng ngừa tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng” làm luận văn thạc sĩ luật học với mong
muốn đƣợc đóng góp phần vào việc phòng ngừa loại tội phạm này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài
sản, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đã và đang đƣợc các cơ
quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể và các cá nhân quan tâm. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản dƣới góc độ tội phạm học:
3
Về luận án tiến sỹ có công trình sau: “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh
phòng chống tội phạm này ở Việt Nam”của tác giả Hoàng Văn Hùng, Trƣờng
Đại học Luật Hà Nội, năm 2007.
Về luận văn thạc sĩ luật học có các công trình sau:
- “Đấu tranh phòng ngừa và chống tội trộm cắp tài sản trong quân
đội” của tác giả Nguyễn Gia Hoàn, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2000.
- “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương – Tình hình, nguyên nhân và giải pháp”, của tác giả Nguyễn Công
Thập, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2001.
- “Đấu tranh phòng và chống tội trộm cắp tài sản do người chưa thành
niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Đặng Thị Xuân, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, 2003.
- “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội,
2007.
- “Đấu tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc” của tác giả Đinh Thị Lan Hƣơng, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2007.
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của
tác giả Nguyễn Xuân Minh, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2011.
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác
giả Nguyễn Thanh Huyền, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2011.
- “Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”
của tác giả Hà Thị Nhung, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, năm 2013.
Ngoài ra, còn có bài báo khoa học“ Nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống tội trộm cắp tài sản do người nước ngoài thực hiện”, của
tác giả Lê Quang Thành, Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật số 2 năm 2012.
Các công trình nêu trên nghiên cứu từ góc độ tội phạm học tội trộm cắp
tài sản hoặc trên cả nƣớc hoặc trên địa bàn các tỉnh khác nhau và trong các
4
khoảng thời gian khác nhau trƣớc năm 2013. Trong đó cũng đã có công trình
nghiên cứu từ góc độ tội phạm học tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong giai đoạn 2008-2012. Tuy nhiên, qua nhiều năm, tình hình tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn đã có nhiều thay đổi và có những đặc điểm khác
biệt. Hơn nữa, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 chƣa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống từ góc độ tội phạm học tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương” là hết sức
cần thiết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình tội
trộm cắp tài sản, nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản và biện pháp phòng
ngừa tội trộm cắp tài sản.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đƣa ra các biện pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời
gian tới.
- Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Đánh giá tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong
giai đoạn 2011-2015.
+ Xác định, phân tích nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015.
+ Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng trong thời
gian tới.
+ Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
5
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra trong quá trình
nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng phƣơng pháp luận của duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và các phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể sau đây:
Phƣơng pháp tiếp cận định lƣợng, phƣơng pháp tiếp cận tổng thể, phƣơng
pháp tiếp cận bộ phận, phƣơng pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản,
phƣơng pháp phân tích thứ cấp dữ liệu, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp
chứng minh trực tiếp giả thuyết, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau:
- Đánh giá đƣợc tình hình của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015.
- Xác định đƣợc nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015.
- Dự báo đƣợc tình hình trộm cắp tài sản trong thời gian tới và đƣa ra
các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu
của luận văn gồm 2 chƣơng:
Chương 1: Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015.
Chương 2: Nguyên nhân tội phạm và các biện pháp nâng cao hiệu
quả phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.
6
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015
“Tình hình tội phạm là thực trạng và diễn biến của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định”[3, tr.100]
Nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai
đoạn 2011-2015 chính là nghiên cứu về thực trạng và diễn biến của tội trộm
cắp tài sản đã xảy ra. Đó là “bức tranh” toàn cảnh về tội trộm cắp tài sản mà
trên cơ sở đó có thể rút ra đƣợc nguyên nhân và đề ra những giải pháp tối ƣu
để phòng ngừa tội phạm này trong thời gian tới.
1.1. Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
trong giai đoạn 2011-2015
“Thực trạng của tội phạm là tình trạng thực tế của tội phạm đã xảy ra
trong đơn vị không gian và thời gian nhất định xét về mức độ và về tính
chất”[3, tr.112]. Nghiên cứu thực trạng của tội phạm là nghiên cứu hai đặc
điểm của thực trạng – Đặc điểm về mức độ đƣợc phản ánh qua số lƣợng tội
phạm cũng nhƣ số lƣợng ngƣời phạm tội và đặc điểm về tính chất đƣợc phản
ánh qua các cơ cấu của tội phạm.
1.1.1. Thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2011-2015
Thực trạng của tội trộm cắp tài sản xét về mức độ đƣợc phản ánh qua các
thông số: tổng số vụ trộm cắp tài sản và tổng số những ngƣời phạm tội trộm
cắp tài sản đã xảy ra. Thông số này không chỉ ở phần tội phạm rõ mà còn cả ở
phần ẩn của tội trộm cắp tài sản.
1.1.1.1. Mức độ của tội phạm rõ
“Tội phạm rõ là tội phạm đã được xử lý về hình sự và đã được đưa vào
thống kê tội phạm”[3, tr.102]
7
Thực trạng tội phạm rõ của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải
Dƣơng giai đoạn 2011-2015 đƣợc phân tích chủ yếu thông qua số liệu thống
kê số vụ và số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản đã bị xét xử của Tòa án nhân
dân (TAND) tỉnh Hải Dƣơng.
Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Hải Dƣơng từ năm 2011-2015,
toà án tỉnh đã xét xử 1227 vụ với 1954 ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản. Nhƣ
vậy trung bình mỗi năm có khoảng 245,4 vụ và 390,8 ngƣời phạm tội trộm
cắp tài sản đã bị xét xử. Số vụ và số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản bị xét xử
qua các năm đƣợc thể hiện ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Số vụ và số người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dương giai đoạn 2011-2015
Năm
Số vụ
Số ngƣời phạm tội
2011
240
379
2012
254
462
2013
250
394
2014
221
344
2015
262
375
Tổng
1227
1954
Trung bình
245,4
390,8
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương thống kê hình sự năm 2011-2015)
Để làm rõ hơn thực trạng về mức độ của tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015, xét thấy cần phải đặt các thông số
này so sánh với các thông số có liên quan khác, cụ thể là:
- So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ, số ngƣời
phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 20112015.
8
Bảng 1.2. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số
người phạm tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn
2011-2015
Tội trộm cắp tài sản
Các tội xâm phạm sở hữu
Số vụ (A1)
Số ngƣời (A2)
1227
1954
Tỷ lệ (%)
Số vụ (A3) Số ngƣời (A4) (A1)/(A3) (A2)/(A4)
1899
3134
64,61%
62,35%
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương thống kê hình sự 2011-2015)
Ta thấy, trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015 số vụ và số
ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ rất lớn trong nhóm các tội xâm
phạm sở hữu, cụ thể: Số vụ trộm cắp tài sản chiếm 64,61% trong tổng số các
vụ phạm các tội xâm phạm sở hữu với số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản
chiếm 62,35% trong tổng số ngƣời phạm các tội xâm phạm sở hữu.
Tỷ lệ này đƣợc minh họa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản và số vụ, số người
phạm các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2011-2015
3500
3134
3000
2500
1889
2000
1500
1954
1227
1000
500
0
Số vụ
Tội trộm cắp tài sản
Số người
Các tội xâm phạm sở hữu
- So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản với số vụ, số ngƣời
phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2011-2015.
9
Bảng 1.3. Số vụ, số người phạm tội trộm cắp tài sản so với số vụ, số
người phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015.
Tội trộm cắp tài sản
Số ngƣời
Số vụ (A1)
(A2)
1227
1954
Tội phạm nói chung
Số ngƣời
Số vụ (A3)
(A4)
4504
8683
Tỷ lệ (%)
(A1)/(A3) (A2)/(A4)
27,24%
22,50%
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương thống kê hình sự 2011-2015)
Qua bảng số liệu ta thấy trong thời gian 2011-2015, trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng đã xảy ra 4504 vụ và 8683 ngƣời phạm tội nói chung trong đó có
1227 vụ trộm cắp tài sản chiếm 27,24% tổng số các vụ phạm tội và có 1954
ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản chiếm 22,50% tổng số ngƣời phạm tội nói
chung.
Nhƣ vậy, trong cơ cấu tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng
thì tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ đáng kể, có thể minh họa bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2. Số vụ, số người trộm cắp tài sản và số vụ, số người phạm
tội nói chung trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015
10000
8683
8000
6000
4504
4000
2000
1227
1954
0
Số vụ
Tội trộm cắp tài sản
Số người
Tội phạm nói chung
- So sánh số vụ, số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng với số vụ, số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hƣng Yên giai đoạn 2011-2015.
10
Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên (tính trên 100.000
dân) giai đoạn 2011-2015.
Hải Dƣơng
Số
ngƣời
phạm
tội
Số
vụ
Dân số
Hƣng Yên
Chỉ
Chỉ
số
số tội ngƣời
phạm phạm
tội
Số
vụ
Số
ngƣời
phạm
tội
Dân số
Chỉ
Chỉ
số
số tội ngƣời
phạm phạm
tội
1227 1954 8760500 14,01 22,30 884 1331 5756600 15,36 23,12
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương, TAND tỉnh Hưng Yên thống kê hình sự
giai đoạn 2011-2015, Website: )
Biểu đồ 1.3. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương với tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015
25
22,3
23,12
20
15
14,01
15,36
10
5
0
Chỉ số tội phạm
Hải Duơng
Chỉ số người phạm tội
Hưng Yên
Từ bảng số liệu và biểu đồ trên có thể nhận xét nhƣ sau:
11
Ở tỉnh Hải Dƣơng, trung bình mỗi năm cứ 100.000 dân thì có khoảng
14 vụ trộm cắp tài sản với khoảng 22 ngƣời phạm tội, cho thấy số ngƣời phạm
tội gấp khoảng 1,57 lần số vụ án bị xét xử sơ thẩm.
Chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trộm cắp tài sản của tỉnh Hải
Dƣơng luôn thấp hơn so với tỉnh Hƣng Yên. Trung bình trong 05 năm từ
2011-2015, chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chỉ bằng 91,21% so
với chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên và chỉ số ngƣời phạm tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng bằng 96,45% chỉ số ngƣời phạm tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên.
Bảng 1.5. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương với chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm
tội trộm cắp tài sản trên cả nước (tính trên 100.000 dân) giai đoạn 20112015.
Hải Dƣơng
Số
Số
vụ
Chỉ
Chỉ
ngƣời
số tội
số
phạm
phạm ngƣời
tội
Dân số
Cả nƣớc
phạm
Số vụ
Số
Dân số
Chỉ
Chỉ
ngƣời
số tội
số
phạm
phạm
ngƣời
tội
tội
1227
1954
8760500 14,01 22,30 79604 125385 449062061 17,73
phạm
tội
27,92
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương, TAND tối cao thống kê hình sự giai
đoạn 2011-2015, website: http: tk.toaan.gov.vn)
Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số tội phạm và chỉ số ngƣời phạm tội trộm
cắp tài sản của tỉnh Hải Dƣơng luôn thấp hơn so với cả nƣớc. Trung bình
trong 05 năm từ 2011-2015, chỉ số tội phạm trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chỉ
bằng 79,02% so với chỉ số tội phạm trên cả nƣớc và chỉ số ngƣời phạm tội
12
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng chỉ bằng 79,87% chỉ số ngƣời
phạm tội trộm cắp tài sản trên cả nƣớc.
Biểu đồ 1.4. So sánh chỉ số tội phạm và chỉ số người phạm tội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương và trên cả nước giai đoạn 2011-2015.
16
14
14
11
12
9
10
8
7
6
4
2
0
Chỉ số tội phạm
Hải Duơng
Chỉ số người phạm tội
Cả nước
1.1.1.2. Tội phạm ẩn
“Tội phạm ẩn là các tội phạm đã thực tế xảy ra nhưng không được thể
hiện trong thống kê tội phạm vì không được phát hiện, không được xử lý hoặc
không được đưa vào thống kê tội phạm” [3, tr.103]
Phần ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn
2011-2015 là tổng số vụ trộm cắp tài sản đã xảy ra thực tế nhƣng không đƣợc
phát hiện, không đƣợc xử lý hoặc không đƣợc đƣa vào thống kê tội phạm.
13
Bảng 1.6. Số vụ án bị khởi tố, số vụ án bị truy tố so với số vụ án bị xét
xử trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015.
Năm
Số vụ bị
khởi tố (A)
Số vụ bị
Số vụ bị
truy tố (B) xét xử (C)
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(C)/(A)
(C)/(B)
2011
250
243
240
96%
98,77%
2012
261
256
254
97,32%
99,22%
2013
257
252
250
97,28%
99,21%
2014
229
224
221
96,51%
98,66%
2015
270
265
262
98,15%
98,88%
Tổng
1267
1240
1227
96,84%
98,95%
(Nguồn TAND tỉnh Hải Dương, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự xã hội tỉnh Hải Dương, công an tỉnh Hải Dương thống kê hình sự
2011-2015)
Qua bảng số liệu có thể thấy, trong thời gian từ 2011-2015, trên địa bàn
tỉnh Hải Dƣơng, số vụ trộm cắp tài sản xảy ra mà Tòa án đã xét xử chiếm tỷ lệ
96,84% so với số vụ trộm cắp tài sản xảy ra mà cơ quan điều tra đã tiến hành
khởi tố và chiếm tỷ lệ 98,95% so với số vụ trộm cắp tài sản mà Viện kiểm sát
đã tiến hành truy tố. Số vụ cơ quan điều tra không làm rõ đƣợc ngƣời phạm
tội chiếm 3,16%, và số vụ chƣa đƣợc xử lý hình sự chiếm 1,05%. Điều đó cho
thấy vẫn còn tồn tại số ít vụ án trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011-2015
chƣa phát hiện cũng nhƣ không đƣợc xử lý.
Bên cạnh đó, còn các vụ án chƣa đƣợc phát hiện là do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân do nạn nhân không trình báo.
Qua đó có thể thấy, dù tỷ lệ ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hải Dƣơng trong giai đoạn 2011-2015 không cao, nhƣng nó vẫn luôn tồn tại.