Mở bài
Tình hình tội phạm là trạng thái xu thế vận động của tội phạm hoặc của
nhóm tội phạm hoặc của một tội phạm cụ thể đã xảy ra trong một đơn vị không
gian và thời gian nhất định. Trong bài tập của mình, em xin lựa chọn Luận văn
thạc sĩ “ Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2005 - 2010”, của tác giả Nguyễn Xuân Minh. Bài làm còn nhiều thiếu
sót, em mong nhận được sự chỉ bảo các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
I.
Tóm tắt luận văn về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010
1.
Thực trạng của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010
Để làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, tác giả phân tích và làm rõ các thông số về tội phạm rõ và tội
phạm ẩn.
Tội phạm rõ được hiểu là tổng số tội phạm thể hiện thông qua số vụ
phạm tội và số người phạm tội đã bị phát hiện và bị xử lí hình sự. Còn tội phạm
ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế, nhưng
không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện và
do vậy chưa bị đưa ra xét xử và chưa có trong thống kê hình sự.
Tác giả phân tích tình hình tội phạm rõ của tội trộm cắp tài sản ở Hưng
Yên dựa trên số liệu của Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) – Công
an tỉnh Hưng Yên (PC44) và thu được kết quả về tình hình tội phạm trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn năm 2005- 2010 như sau:
+ Trong khoảng thời gian đó, cơ quan CSĐT đã khởi tố 1794 vụ án trộm
cắp tài sản với 2001 bị can. Trong giai đoạn này bình quân mỗi năm trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên tội trộm cắp tài sản xảy ra 299 vụ phạm tội với 334 người
phạm tội. Nếu so với tổng dân số của năm 2009 (là năm tiến hành tổng điều tra
dân số và nhà ở nên số liệu phù hợp với thực tế nhất) trong độ tuổi chịu TNHS
1
(từ đủ 14 tuổi trở lên) thì chỉ số tội phạm (hệ số tội phạm) trên 100.000 dân sẽ
là 33,3 vụ án trộm cắp tài sản với 38,1 người phạm tội.
+ So sánh với tổng số vụ phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh thì có 4457
vụ phạm tội nói chung xảy ra với 6931 bị can, trong đó tội trộm cắp tài sản
chiếm tỉ lệ lớn, trung bình khoảng 40,25% tổng số vụ và 28.87% số người phạm
tội.
Như vậy, bình quân cứ mỗi vụ phạm tội trộm cắp tài sản sẽ có khoảng
1,15 bị can, trong đó tỉ lệ này của tội phạm nói chung là 1,56 bị can. Chứng tỏ
tội trộm cắp tài sản phần lớn được thực hiện bằng hình thức phạm tội đơn lẻ.
+ Để đánh giá rõ hơn thực trạng của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tác giả so sánh với tổng số tội phạm trong
nhóm tội xâm phạm sở hữu và thấy tội trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ cao nhất với
74,59% số vụ phạm tội và 69,33% số bị can. Từ đó cho thấy đây là tội phạm có
tính phổ biến cao trong tình hình tội phạm nói chung tại tỉnh Hưng Yên.
+ Giai đoạn 2005-2010, so sánh với tội trộm cắp tài sản trên toàn quốc thì
tội trộm cắp tài sản tại Hưng Yên chiếm 1,32% số vụ và 1,26% số bị cáo. Xét
thấy tỉ lệ số vụ án trộm cắp tài sản trên tổng số vụ tội phạm nói chung được
TAND xét xử tại Hưng Yên là 32,6%, trong khi đó tỉ lệ này trên toàn quốc chỉ
là 25,28%. Tỉ lệ số bị cáo bị xét xử về tội trộm cắp tài sản trên tổng số bị cáo
xét xử tại Hưng Yên là 25,7%, trong khi tỉ lệ của toàn quốc chỉ là 23,8%.
Như vậy qua số liệu thống kê của cơ quan CSĐT và TAND tỉnh Hưng
Yên và so sánh với tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của cả nước, ở Hưng
Yên luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung và
nhóm các tội phạm sở hữu.
Trong luận văn này tác giả đã sử dụng phương pháp suy luận từ số liệu
của cơ quan bảo vệ pháp luật và phương pháp điều tra nạn nhân của tội phạm để
cố gắng đánh giá về tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2005-2010:
+ Trong thời gian từ năm 2005 đến 2010, cơ quan CSĐT các cấp đã khởi
tố 1794 vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản với 2001 bị can, Viện kiểm sát
2
nhân dân các cấp đã truy tố 1516 vụ với 1890 bị can, Tòa án nhân dân các cấp
đã xét xử 1319 vụ với 1859 bị cáo.
So sánh số lượng vụ án và số người đã bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội
trộm cắp tài sản chúng ta thấy sự chênh lệch giữa số lượng đã bị khởi tố, điều
tra với số lượng xét xử là 562 vụ và 142 người. Sở dĩ có tình trạng như vậy là
do một số vụ án sau khi khởi tố thì quá trình điều tra đã không xác định được
người phạm tội nên phải tạm đình chỉ điều tra. Đánh giá của cơ quan cảnh sát
điều tra khi tiến hành điều tra các vụ án trộm cắp tài sản theo phương thức đột
nhập cho thấy số vụ án phát hiện được thủ phạm là 328 vụ chỉ chiếm 72 % tổng
số vụ án được khởi tố với 412 bị can trong đó có 17 bị can bỏ trốn nên phải tạm
đình chỉ điều tra. Số vụ án bị tạm đình chỉ điều tra chiếm khoảng 25% số vụ án
bị khởi tố (còn lại 3% là thuộc trường hợp khác như miễn trách nhiệm hình
sự… ).
Giai đoạn này cơ quan cảnh sát điều tra chuyển hồ sơ truy tố sang Viện
kiểm sát nhân dân 318 vụ với 592 bị can. Mặt khác quá trình điều tra truy tố,
xét xử, có nhiều vụ án phải nhập tách vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung,
điều tra lại. Do vậy có sự chênh lệch về số liệu thống kê giữa các cơ quan tiến
hành tố tụng. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên hằng năm vẫn
còn khoảng 7% (khoảng 270 vụ…) vụ án hình sự phải trả hồ sơ trong giai đoạn
xét xử. Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm tội xâm phạm tính mạng sức
khoẻ, nhóm các tội xâm phạm sở hữu, kinh tế, chức vụ.
+ Để làm rõ hơn về thực trạng tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên, tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra chọn ngẫu
nhiên thông qua phiếu điều tra tại tất cả các huyện và thành phố trên địa bàn
tỉnh HY đối với 400 người dân thuộc nhiều thành phần và nghề nghiệp khác
nhau. Kết quả như sau:
Trong số 400 người được điều tra có 286 người trả lời đã bị trộm cắp tài
sản. Trong đó có 47 người trả lời giá trị tài sản bị trộm cắp dưới mức định
lượng quy định của BLHS (dưới 500000). Còn lại 239 người bị trộm cắp tài sản
mà hành vi trộm cắp thoả mãn dấu hiệu định lượng của tài sản bị trộm cắp là từ
3
500000 đồng trở lên theo quy định của Điều 138 BLHS năm 1999 (chưa được
sửa đổi bổ sung 2009 và có hiệu lực ngày 1/1/2010) . Trong số này có 205
người không thông báo cho cơ quan chức năng, có 34 người đã bị trộm cắp tài
sản và báo với cơ quan chức năng nhưng chỉ có 16 người khẳng định vụ việc
được các cơ quan chức năng làm rõ người phạm tội và vụ án được giải quyết.
Như vậy trong số 239 vụ trộm cắp tài sản thì có đến 221 vụ không phát
hiện được người phạm tội do người bị hại không trình báo hoặc tuy có thông
báo nhưng không điều tra được. Đây có thể coi là số lượng tội phạm ẩn của tội
trộm cắp tài sản của tỉnh Hưng Yên. Theo kết quả điều tra này có thể suy ra tỉ lệ
tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là 55,3% (221
vụ/400 , nếu suy rộng ra số lượng tội trộm cắp tài sản đã xảy ra trên thực tế tại
tỉnh Hưng Yên sẽ là một con số vô cùng lớn.
Tác giả đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến số lượng tội phạm ẩn của tội
trộm cắp tài sản nhiều như vậy là do:
• Hiệu quả trong công tác điều tra, khám phá các vụ án trộm cắp tài sản
còn hạn chế. Như phân tích ở trên tỉ lệ các vụ án chưa được điều tra làm rõ vẫn
còn 28%. Mặt khác vẫn còn không ít biểu hiện tiêu cực trong hoạt động tố tụng
để tránh khởi tố vụ án .
• Nhiều người do giá trị tài sản bị chiếm đoạt thấp hoặc ngại phiền hà đã
không thông báo tới cơ quan chức năng. Kết quả điều tra cho thấy có 31% số
người được điều tra không thông báo tới các cơ quan chức năng là do tâm lý
ngại tiếp xúc và phiền hà.
• Thái độ của một số cán bộ giải quyết vụ án chưa phù hợp dẫn đến người
dân không hài lòng (chiếm 34% tổng số người trả lời vì vậy các nạn nhân
không tin tưởng và thong báo sự việc tới cơ quan chức năng từ đó mất đi một
nguồn cung cấp thong tin về các vụ án đã xảy ra.
2.
Diễn biến của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản tại Hưng
Yên 2005-2010
Tác giả nghiên cứu thống kê số liệu khởi tố của Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Hưng Yên về tội trộm cắp tài sản giai đoạn 2005-2010, nếu lấy số liệu năm
4
2005 làm gốc tương ứng với 100% chúng ta có được diễn biến tiếp theo của tội
trộm cắp tài sản cụ thể như sau: số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên thời gian qua có diễn biến phức tạp, không ổn định, nhìn chung có xu
hướng giảm so với năm 2005 nhưng tỉ lệ không đều giữa các năm. Trong đó các
năm 2006, 2007, 2008 có tỉ lệ tăng cao so với năm 2005, năm tỉ lệ tăng cao nhất
là 2006 với 13,9%. Riêng năm 2009 và 2010 lại có chiều hướng giảm. Cụ thể
năm 2007 tăng 1 vụ (tăng 0,3%), năm 2008 tăng 1 vụ (tăng 0,3%), năm 2009
giảm 12 vụ (giảm 4,1%), năm 2010 giảm 7 vụ (tăng 2,4%).
Mặt khác số người phạm tội bị khởi tố lại có xu hướng tăng cao so với
năm 2005. Trong đó năm tăng mạnh nhất là năm 2006 tăng 118 người (tăng
41,7%), năm 2007 tăng 65 người (tăng 22,9%), năm 2008 tăng 45 người (tăng
15,9%), năm 2009 tăng 41 người (tăng 14,5%), năm 2010 tăng 34 người (tăng
12%).
3.
Cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010
Để nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo các
tiêu thức khác nhau, tác giả tiến hành nghiên cứu tổng thể mẫu gồm 200 bản án
hình sự được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên trong số các bản án đã được xét xử
về tội trộm cắp tài sản trên đian bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010. Sau
đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu, phân tích cơ cấu, tính chất của tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản trện địa bàn tỉnh Hưng Yên theo các đặc điểm cơ bản sau
đây:
• Cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội (phạm
tội riêng lẻ và phạm tội theo hình thức đồng phạm)
Qua nghiên cứu 200 bản án hình sự được lựa chọn ngẫu nhiên thấy có
152 vụ phạm tội theo hình thức phạm tội riêng lẻ (chiếm 76%) và 48 vụ
(chiếm24%). Như vậy ta thấy số vụ án phạm tội theo hình thức riêng lẻ chiếm
đa số trong tổng số vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Bên cạnh
đó, các vụ án trộm cắp tài sản được thực hiện theo hình thức đồng phạm tuy
chiếm tỉ lệ thấp hơn hình thức phạm tội riêng lẻ nhưng cũng gây ra nhiều hậu
5
quả nghiêm trọng. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi rất cao thể hiện
qua sự tổ chức, phân công, liên kết chặt chẽ giữa những người phạm tội, phạm
tội nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn, tài sản bị chiếm đoạt cógiá trị lớn.
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo địa bàn xảy ra tội
phạm:
Các địa phương có số vụ trộm cắp tài sản nhiều nhất là thành phố Hưng
Yên (chiếm 18,34% số vụ và 18,3 bị can), huyện Khoái Châu (15,4% số vụ và
15,04 bị can), huyện Văn Lâm (15% số vụ và 15,94% bị can). Các địa phương
có số vụ phạm tội trộm cắp tài sản xảy ra thấp nhất là Tiên Lữ và Phù Cừ.
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo thời gian phạm tội:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tội trộm cắp tài sản chủ yếu được thực hiện
vào khoảng thời gian từ 17h30 đến 21h30 với 101 vụ chiếm 50,5%, tiếp theo là
vào khoảng từ 13h30 đến 17h30 với 44 vụ chiếm 22%. Khoảng thời gian từ
17h30 đến 21h30 cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong kết quả khảo sát bằng phiếu
điều tra do tác giả tiến hành đối với nạn nhân của tội phạm (chiếm 48%) và
khảo sát đối với người phạm tội (chiếm 53%).
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo phương thức và thủ
đoạn thực hiện hành vi phạm tội:
Tổng hợp từ 200 bản án được lựa chọn ngẫu nhiên, trong đó có 168 vụ
được thực hiện bằng phương thức phá khoá hoặc thiết bị bảo vệ tài sản (chiếm
84%). Trong đó chủ yếu là trộm cắp xe máy là 108 vụ, hình thức cắt khoá đột
nhập vào nhà để trộm cắp tài sản có 60 vụ. Có 5 vụ (chiếm 2,5%) trộm cắp
bằng phương thức móc túi. Có 27 vụ (chiếm 13,5%) lợi dụng sơ hở, mất cảnh
giác của chủ sở hữu để trộm cắp tài sản. Tuy nhiên qua khảo sát bằng phiếu
điều tra có 113 người bị mất tài sản bằng phương thức móc túi chiếm 47,3 %
tổng số người trả lời đã bị trộm cắp tài sản. Qua số liệu trên cho thấy thực tế
trộm cắp tài sản bằng phương thức móc túi diễn ra tương đối phổ biến nhưng
chưa được xử lý phù hợp.
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo phân loại tội phạm:
Tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
6
Tội trộm cắp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong khoảng thời
gian 2005-2010 chủ yếu là tội pham ít nghiêm trọng với 1521 bị can chiếm 75%
tổng số bị can phạm tội trộm cắp tài sản. Tiếp đến là tội phạm nghiêm trọng với
275 bị can chiếm 13,7% số bị can. Tội phạm rất nghiêm trọng có 198 bị can
chiếm 9,9%. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ít nhất với 7 bị can chiếm
0,35%. Như vậy tội ít nghiêm trọng chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu tội trộm
cắp tài sản phân theo loại theo tội. Nhưng tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ trong cơ cấu của tình
hình tội phạm.
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo chế tài hình sự áp
dụng đối với người phạm tội:
Trong giai đoạn 2005 – 2010, TAND các cấp tại Hưng Yên đã áp dụng
nhiều chế tài hình sự đối với người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên thể hiện: Hình phạt tù có thời hạn 1740 bị cáo chiếm 93,6% tổng số
bị cáo bị xét xử. Trong số đó có 1636 bị cáo ( chiếm 88%) bị áp dụng hình phạt
dưới 7 năm tù giam. Nhưng trong số người bị áo dụng hình phạt dưới 7 năm tù
lại có 1002 bị cáo bị xử phạt dưới 3 năm tù được hưởng án treo ( chiếm 53,9%
tổng số bị cáo bị xét xử). Trong khi đó tỷ lệ áp dụng án treo đối với phạm tội
nói chung trong giai đoạn này chỉ vào khoảng 29,3% tổng số người phạm tội bị
đưa ra xét xử. Tỷ lệ áp dụng án treo đối vơi tội trộm căp tài sản như vậy là cao
hơn gần 1,84 lần so với tổng số tội phạm nói chung.
• Cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản theo đặc điểm nhân
thân của người phạm tội:
Các đặc điểm nhân thân của người phạm tội trộm cắp tài sản được nghiên
cứu trong phạm vi luận án bao gồm: Độ tuổi, giới tính, phạm tội lần đầu, tái
phạm, tái phạm nguy hiểm, trình độ học vấn, nghề nghiệp, động cơ, mục đích
phạm tội.
Về độ tuổi, không có người trộm cắp tài sản nào trong độ tuổi từ 14 đến
16. Độ tuổi phạm tội chiếm một tỷ lệ cao nhất là 18 đến 30 tuổi với 1357 bị can
chiếm 67,78% tổng số bị can. Tiếp đến là độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi với 425 bị
7
can chiếm 21,23% tổng bị can. Độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm 219 bị can
chiếm 10,94% tổng số bị can
Về giới tính, số bị can là nam giới có 1867 người ( chiếm 93,3%). Số bị
can là nữ giới chỉ có 134 ( chiếm 6,7%). Nam giới chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối
trong số các bị can phạm tội trộm cắp tài sản.
Về các đặc điểm: Phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm: Tổng
số 2001 bị can phạm tội trộm cắp tài sản có 1534 bị can phạm tội lần đầu chiếm
77,1% còn lại 467 bị can có tiền án trong đó co 288 bị can tái phạm chiếm
14,4% có 28 bị can tái phạm nguy hiểm chiếm 1,4% ( có 142 bị can (7,1%) còn
lại đã có tiền án nhưng không thuộc tái phạm, tái phạm nguy hiểm). Như vậy,
người phạm tội trộm cắp tài sản chủ yếu là phạm tội lần đầu. Tuy nhiên, số
người tài phạm và tái phạm nguy hiểm vẫn chiếm tỷ lệ cao, điều đó cho thấy
công tác giáo dục, cải tạo và phòng tái phạm tội trộm cắp tài sản chưa đạt được
hiểu quả.
Về trình độ học vấn của người phạm tội, không có trường hợp nào bị cáo
không biết chữ, trình độ học vấn tiểu học có 40 bị cáo ( chiếm 13,2%); trình độ
học vấn THCS có 144 bị cáo ( chiếm 47,7%); trình độ học vấn THPT hoặc
tương đương có 84 bị cáo ( chiếm 27,8%); trình độ trung học chuyên nghiệp trở
lên có 34 bị cáo (chiếm 11.3%). Số liệu này cho thấy, bị cáo phạm tội trộm cắp
tài sản có trình độ học vấn còn thấp.
Về nghề nghiệp người phạm tội, có 190 bị cáo ( chiếm 62,9%) là không
có việc làm. Có 63 bị cáo ( chiếm 20,9%) không có việc làm ổn định hoặc thu
nhập không có ổn định. Chỉ có 49 bị cáo khi phạm tội đang có việc làm ổn định
chiếm 16,2%.
Về động cơ, mục đích của người phạm tội, qua khảo sát của tác giả đối
với 47 phạm nhân phạm tội tộm cắp tài sản đang chấp hành hình phạt tại trại
tạm giam của công an Hưng Yên cho thấy động cơ, mục đích trộm cắp tài sản
để phục vụ nhu cầu ăn chơi, tiêu dùng cá nhân có 20 người phạm tội (chiếm
42,5%), để chơi ma tuý có 13 người phạm tội (chiếm 27,7%), còn lại 14 người
8
phạm tội là để phục vụ các mục đích khác, chủ yêu là mục đích ăn chơi hưởng
thụ như để uống rượu, bia, chơi game...
Về hoàn cảnh gia đình người phạm tội, tác giả tiến hành khảo sát 47
người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cho thấy có 12
người (chiếm 25%) sống trong gia đình có cha mẹ đã ly hôn hoặc đã chết. Có 9
người (chiếm 19%) sông trong gia đình đã có người phạm tội. Có 8 người
(chiếm 17%) sống trong gia đình có người mắc các tệ nạn xã hội.
Từ cơ cấu của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản cũng cho thấy các
tính chất của người phạm tội.
II. Nhận xét về kết quả nghiên cứu của tác giả trong luận văn
Trong phần tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản, tác giả nghiên cứu và
đánh giá về tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản rất chi tiết, rõ ràng. Tác giả
đưa ra thực trạng, diễn biến và cơ cấu, tính chất của tội trộm cắp tài sản. Từ đó
thấy được những tính chất đặc trưng, điển hình của loại tội phạm này trong thời
gian vừa qua. Đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu, xác định các yếu tố là
nguyên nhân phát sinh tội phạm từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
.
+ Để làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên, tác giả phân tích và làm rõ các thông số về tội phạm rõ và
tội phạm ẩn. Nghiên cứu số liệu thống kê từ Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều
tra (CSĐT) – Công an tỉnh Hưng Yên (PC44), tác giả cũng có những sự so sánh
tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 với
tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của cả nước, từ đó cho thấy ở Hưng Yên
luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm nói chung và nhóm các
tội phạm sở hữu. Đồng thời nhận thấy tội trộm cắp tài sản là tội phạm có tính
phổ biến cao trong tình hình tội phạm nói chung tại tỉnh Hưng Yên. Thể hiện
tính phổ biến, nghiêm trọng, đáng báo động của tội phạm này đối với tình hình
an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Tội trộm cắp tài sản có tỉ lệ ẩn rất cao, thông qua các phương pháp khác
nhau tác giả nhận thấy số lượng vụ án và số người phạm tội trộm cắp tài sản
9
trên thực tế lớn hơn rất nhiều so với số liệu mà các cơ quan tiến hành tố tụng
ghi nhận được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy và tác giả
cũng đã đưa ra được một số nguyên nhân như: Hiệu quả trong công tác điều tra,
khám phá các vụ án trộm cắp tài sản còn hạn chế; Nhiều người do giá trị tài sản
bị chiếm đoạt thấp hoặc ngại phiền hà đã không thông báo tới cơ quan chức
năng; Thái độ của một số cán bộ giải quyết vụ án chưa phù hợp dẫn đến người
dân không hài lòng. Không chỉ đưa ra được những nguyên nhân của tội phạm
mà tác giả còn khuyến cáo có biện pháp thích hợp tăng cường hiệu quả hoạt
động đấu tranh chống và phòng ngừa tội trộm cắp tài sản nhằm làm giảm tỉ lệ
ẩn của tội phạm cũng như đảm bảo kỉ cương pháp luật và trật tự xã hội. Điều đó
cho thấy việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản một cách tổng thể, toàn diện nhắm
tìm ra nguyên nhân và đề ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả rất có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
+ Về diễn biến của tình hình tội phạm, tác giả đưa ra những số liệu từ
những số liệu thống kê của cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hưng Yên và để thấy
rõ hơn tác giả vẽ biểu đồ để so sánh giữa các năm. Từ đó cho thấy số vụ trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến
2010 có diễn biến phức tạp, không ổn định, nhìn chung các năm sau có xu
hướng giảm so với năm 2005 nhưng tỉ lệ không đều giữa các năm. Trong đó các
năm 2006, 2007, 2008 có tỉ lệ tăng cao so với năm 2005, năm tỉ lệ tăng cao nhất
là 2006. Mặt khác số người phạm tội bị khởi tố lại có xu hướng tăng cao so với
năm 2005, tăng mạnh nhất là năm 2006.
+ Về cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm tội trộm cắp tài sản trong
phạm vi nghiên cứu. Để nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm trộm cắp tài
sản theo các tiêu thức khác nhau, tác giả tiến hành nghiên cứu tổng thể mẫu
gồm 200 bản án hình sự được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên trong số các bản
án đã được xét xử về tội trộm cắp tài sản trên đian bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2005-2010. Tác giả nghiên cứu rất chi tiết về cơ cấu của tình hình tội phạm
trộm cắp tài sản, tác giả phân theo hình thức phạm tội, theo địa bàn xảy ra tội
phạm, theo thời gian, theo phương thức và thủ đoạn, theo phân loại tội phạm
10
(tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng),
theo chế tài hình sự áp dụng, theo đặc điểm nhân thân người phạm tội (Độ tuổi,
giới tính, phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, động cơ, mục đích phạm tội).
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, tội trộm cắp tài sản chủ yếu được thực hiện bằng hình thức
phạm tội riêng lẻ. Nhưng số vụ phạm tội theo hình thức đồng phạm đang có xu
hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi
phạm tội.
Thứ hai, tội trộm cắp tài sản chủ yếu xảy ra tại một số địa phương có
kinh tế - xã hội phát triển, có nhiều khu công nghiệp, trường học, thuận lợi về
gaio thông, tập trung đông cư dân sinh sống.
Thứ ba, người phạm tội trộm cắp tài sản chủ yếu bị truy cứu về tội ít
nghiêm trọng, tiếp đến là tội nghiêm trọng. Số người bị xử lý về tội rất nghiêm
trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng chỉ chiếm lệ thấp trong cơ cấu tội phạm.
Thứ tư, thời gian xảy ra các vụ trộm cắp tài sản nhiều nhất trong ngày là
khoảng từ 17 h30 đến 21h30 chiếm 50,5%. Phương thức thủ đoạn thực hiện tội
phạm chủ yếu là phá khoá hoặc thiết bị bảo về tài sản, trong đó phá khoá chiếm
tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh đó phương thức móc túi để trộm cắp tài sản cũng chiếm
tỉ lệ rất cao trong thực tế nhưng chưa bị phát hiện và xử lí nhiều.
Thứ năm, về chế tài hình sự áp dụng, tỷ lệ áp dụng án treo đối với tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh là cao, cao hơn gần 1,84 lần so với tổng số tội
phạm nói chung.
Thứ sáu, về đặc điểm nhân thân người phạm tội: Độ tuổi của người phạm
tội trộm cắp tài sản chủ yếu là từ 18 đến 30. Phần lớn số người phạm tội trộm
cắp tài sản là phạm tội lần đầu. Tuy nhiên tỉ lệ người tái phạm và tái phạm nguy
hiểm cũng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Người phạm tội
là nam giới chiếm chủ yếu so với nữ giới. Trình độ học vấn của người phạm tội
trộm cắp tài sản ở mức thấp, phần lớn là ở trình độ 9/12. Người phạm tội hầu
11
như không có nghề nghiệp, phạm tội nhằm mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ
nhu cầu ăn chơi cá nhân thấp hèn...
Tác giả nghiên cứu rất chi tiết, cụ thể, tác giả đã thu thập tư liệu, số liệu
thống kê thực tế từ cơ quan CSĐT (PC4) – Công an tỉnh Hưng Yên, đưa ra
những bảng số liệu cụ thể, biểu diễn bằng biểu đồ minh họa, tác giả còn đưa ra
một số trường hợp vụ án phạm tội cụ thể, ví dụ như: vụ án Đặng Sỹ Quý (sinh
năm 1991) cùng 5 bị cáo trong thời gian từ tháng 2/2008 đến tháng 4/2008 đã
thực hiện 21 vụ trộm cắp xe máy, Quý cùng đồng bọn liên kết với một số chủ
tiệm cầm đồ và sửa chữa xe máy để tiêu thụ tài sản sau khi phạm tội (bản án số
62/2007/HSST ngày 27/10/2008 của TAND tỉnh Hưng Yên) để đưa ra tình hình
thực hiện tội phạm theo hình thức đồng phạm. Đồng thời đưa ra được những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm như vậy để từ đó mà đề ra các biện
pháp phòng ngừa tội phạm, đảm bảo pháp luật được tuân thủ, an ninh trật tự xã
hội được giữ gìn.
Tuy nhiên qua phần tóm tắt luận văn về tình hình tội phạm có thể thấy tác
gia đưa ra nhiều số liệu, các bảng so sánh về tình hình tội phạm trộm cắp tài sản
với các tội phạm khác trong địa phận tỉnh Hưng Yên, so với toàn quốc; so sánh
tình hình tội phạm trộm cắp tài sản với các tội khác trong nhóm tội xâm phạm
sở hữu, rồi so sánh số lượng vụ án đã bị khởi tố, điều tra với số lượng xét xử...
Nhưng lại rút ra rất ít nhận xét sát với thực tế khiến người tìm hiểu thấy rất rối,
bị trùng lặp một số con số. Hơn nữa khi nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội
phạm trộm cắp tài sản, tác giả tiến hành nghiên cứu tổng thể mẫu gồm 200 bản
án hình sự được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên trong số các bản án đã được xét
xử về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005-2010 để
đưa ra nhận xét, như vậy khó phản ánh thực tế, không đánh giá chính xác được
tính chất của tội phạm.
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu của luận văn trong bài làm trên có thể thấy trong
khoảng thời gian 2005 – 2010, tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
có diễn biến hết sức phức tạp. Tội trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ cao cả về số vụ
12
và số bị can so với tội phạm nói chung, cũng như trong nhóm các tội xâm phạm
sở hữu. Nghiên cứu về tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm trộm
cắp tài sản nói riêng là rất cần thiết. Khi nghiên cứu một cách tổng thể, toàn
diện về tội phạm cụ thể, tìm ra nguyên nhân và đề ra phương pháp phòng ngừa
hiệu quả rất có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
13
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luận văn thạc sĩ luật học, Phòng ngừa tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2005 – 2010 của Nguyễn Xuân Minh.
2. ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, năm 2012.
14