Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử theo quy định của BLTTHS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.86 KB, 12 trang )

THU THẬP CHỨNG CỨ TỪ NGUỒN DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG
GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA THEO BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NĂM 2015
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ
10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Trong
đó có bổ sung nguồn chứng cứ mới là dữ liệu điện tử. Dữ liệu điện tử là ký
hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra,
lưu trữ, truyền đi hoặc nhận bởi phương tiện điện tử. Giá trị chứng cứ của
dữ liệu điện tử được xác định dựa trên cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc
truyền gửi, đảm bảo và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử. Do đó, thu
thập chứng cứ từ nguồn dữ liệu điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu lực chứng minh của chứng cứ là dữ liệu điện
tử.
Keyword: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thu thập chứng cứ, dữ liệu
điện tử
Collecting evidence from electronic data during institution, investigation
under Criminal Procedure Code 2015
The Criminal Procedure Code 2015 adopted by the 13 th National
Assembly at its 10th session on November 27, 2015, became effective from
January 1. The Code supplements a new source of evidence which is electronic
data. Electronic data is a symbol, script, digit, image, sound or that kind of
thing which is created, stored, transmitted or received by electronic means. The
value of electronic data is based on how the data is created, stored or
transmitted, which ensures and maintains the integrity of electronic data.
Therefore, gathering evidence from electronic data sources plays an important
role in ensuring the legal validity and validity of proving of electronic data.
Key words: Criminal Code in 2015, collecting evidence, electronic data
Hiện nay, thế giới đã và đang bước vào kỷ nguyên cách mạng công nghiệp
4.0, trong đó khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Sản
1



phẩm do khoa học và công nghệ đem lại sẽ tạo ra sự khác biệt lớn trong sự phát
triển của các quốc gia, những thành tựu xuất sắc của công nghệ thông tin và
truyền thông là động lực thúc đẩy mạnh mẽ giúp nâng cao kinh tế, xã hội của
mỗi quốc gia.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết năm 2016
nước ta có hơn 50 triệu người sử dụng mạng Internet; số thuê bao điện thoại cố
định đạt trên 5 triệu thuê bao; số thuê bao di động phát sinh lưu lượng thoại, tin
nhắn, dữ liệu đạt 129 triệu thuê bao; số tên miền tiếng Việt đã đăng ký là
994.161. Về ứng dụng công nghệ thông tin, 100% cơ quan Nhà nước có trang,
cổng thông tin điện tử với dịch vụ công trực tuyến là 109.644, trên 94% các cơ
quan Nhà nước có máy vi tính kết nối internet [1].
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà khoa học công nghệ đem lại, vẫn còn
tồn tại nhiều mặt tiêu cực đẩy lùi sự phát triển của nhiều quốc gia. Năm 2016
cũng chứng kiến những cuộc tấn công mạng tăng mạnh với Website Vietnam
Airlines bị tấn công thay đổi giao diện vào ngày 29/7/2016, tin tặc đã đánh cắp
90 MB dữ liệu trong đó có thông tin của 400.000 tài khoản những hội viên
Vietnam Airlines rồi đăng tải trên mạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động bình thường của Vietnam Airlines . Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu
khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) sự cố tấn công mạng trong năm 2016
cao gấp 4 lần năm 2015. Thành tựu của khoa học công nghệ được các đối tượng
lợi dụng vào quá trình thực hiện hành vi phạm tội hoặc để che giấu tội phạm gây
khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý.
Bộ luật TTHS năm 2003 chưa ghi nhận dữ liệu điện tử là một nguồn độc
lập của chứng cứ, các quy phạm pháp luật trong Bộ luật TTHS năm 2003 chưa
cụ thể hóa việc thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử, điều này đã gây khó khăn
cho Cơ quan điều tra (CQĐT) trong quá trình tiến hành thu giữ phương tiện điện
tử hoặc các nguồn điện tử khác.
Bộ luật TTHS năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực từ ngày

2


1/1/2018 quy định dữ liệu điện tử là một nguồn độc lập của chứng cứ, quy định
chi tiết trình tự, thủ tục để đảm bảo giá trị pháp lý, hiệu lực chứng minh của
chứng cứ là dữ liệu điện tử.
Thu thập dữ liệu điện tử là giai đoạn đầu tiên của hoạt động chứng minh
các vụ án ở giai đoạn khởi tố, điều tra các vụ án mà đối tượng phạm tội sử dụng
khoa học, công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội hoặc để che giấu tội phạm.
Trong lĩnh vực này, tội phạm chỉ được chứng minh khi đã phát hiện, thu giữ kịp
thời dữ liệu điện tử do đối tượng phạm tội để lại trong quá trình thực hiện hành
vi. Nếu hoạt động thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử không tốt thì sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động chứng minh vụ án ở giai đoạn khởi
tố, điều tra do CQĐT tiến hành.
Thuật ngữ “dữ liệu điện tử” được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật và
tài liệu tham khảo. Tại khoản 5, Điều 4 Luật giao dịch điện tử năm 2005 quy
định: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm
thanh hoặc dạng tương tự” [4]. Mặt khác, theo Từ điển tiếng Việt của Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội: “Dữ liệu là số liệu, tư liệu đã có, được dùng làm căn cứ
để giải quyết một vấn đề” [6].
Điều 5 của Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTPBTT&TT-VKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 quy định: “Dữ liệu điện tử là
thông tin chứa trong phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ.
Để bảo đảm giá trị chứng cứ, cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục TTHS đối với
việc khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử…”
[5].
Các quan niệm về dữ liệu điện tử trước đây đều có điểm chung, tất cả đều
cho rằng dữ liệu điện tử là thông tin và được dùng để giải quyết, chứng minh
một vấn đề nào đó.
Theo Bộ luật TTHS năm 2015, tại khoản 1 Điều 99 quy định: “Dữ liệu
điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự

được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận bởi phương tiện điện tử” [3], trong đó
3


phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử,
kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ
tương tự.
Giá trị chứng minh của dữ liệu điện tử có đặc điểm chung của chứng cứ
phải đảm bảo ba thuộc tính: thuộc tính khách quan, thuộc tính liên quan và thuộc
tính hợp pháp được Bộ luật TTHS năm 2015 khái quát tại Điều 86 về khái niệm
đó là: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi
phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa
trong việc giải quyết vụ án” [3]. Tuy nhiên, do cách thức tạo ra, lưu trữ hoặc
truyền gửi mang tính đặc trưng nên giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử khác với
chứng cứ truyền thống ở hai đặc điểm chính sau:
- Dữ liệu điện tử hình thành một cách tự động dưới dạng tín hiệu số, có
thể là ký hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ ký điện tử, chữ viết, chữ số hoặc dạng
tương tự. Dữ liệu điện tử thường tồn tại trong khoảng thời gian có hạn, phụ
thuộc vào giới hạn của thiết bị hoặc phần mềm lưu trữ.
- Dữ liệu điện tử dễ bị tác động từ các yếu tố khác nhau. Các đối tượng
phạm tội dễ dàng tác động để thay đổi hoặc xóa bỏ dữ liệu điện tử nhằm che
giấu tội phạm hoặc đánh lạc hướng của CQĐT. Mặt khác, dữ liệu điện tử có thể
bị tác động bởi các yếu tố khách quan như phương tiện điện tử bị virus, hết dung
lượng bộ nhớ, xung đột phần mềm, bị mã hóa tự động trên đường truyền hoặc
cách thức truy xuất dữ liệu không đúng… sẽ làm cho dữ liệu điện tử tự động xóa
bỏ.
Tại khoản 1 Điều 87 quy định dữ liệu điện tử là một nguồn độc lập của
chứng cứ. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử đã được khẳng định tại khoản 3
Điều 99 Bộ luật TTHS năm 2015: “Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được

xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử;
cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác
định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”. Do đó, để đảm bảo giá trị và
4


hiệu lực chứng minh của dữ liệu điện tử, Cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng khi tiến hành thu thập dữ liệu điện tử phải đảm bảo các trình tự, thủ
tục theo luật định.
Để làm rõ được đối tượng chứng minh của vụ án hình sự cần phải thu thập
chứng cứ, nghĩa là trên cơ sở của pháp luật TTHS, các cơ quan và người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng phải vận dụng mọi phương tiện, biện pháp mà
pháp luật quy định để phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản một hệ thống
chứng cứ cần và đủ đảm bảo đạt đến phạm vi giới hạn chứng minh để làm rõ đối
tượng chứng minh trong vụ án hình sự.
Trên cơ sở khoa học pháp lý TTHS, thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử
bao gồm những hoạt động sau:
Thứ nhất, phát hiện dữ liệu điện tử
Phát hiện dữ liệu điện tử là tìm ra những ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình
ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được
bởi phương tiện điện tử có ý nghĩa làm rõ đối tượng chứng minh của vụ án hình
sự.
Khoản 2 Điều 99 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Dữ liệu điện tử
được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên
đường truyền và các nguồn điện tử khác”.
Mỗi loại dữ liệu điện tử có cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi
riêng nên để phát hiện dữ liệu điện tử, CQĐT có thể tiến hành các hoạt động sau
đây:
- Khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ
vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Khoản 2 Điều 192 Bộ

luật TTHS năm 2015 quy định: “Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện
tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài
liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu
kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử”. Việc khám xét phải tuân thủ các quy định của

5


Bộ luật TTHS và tuân thủ quy trình tìm, thu giữ phương tiện điện tử, chụp ảnh,
vẽ sơ đồ, lập biên bản và niêm phong bảo quản theo luật định.
- Hoạt động giám định: Cơ quan giám định, giám định viên hoặc chuyên
gia có thể sao chép, tìm kiếm, phục hồi dữ liệu điện tử được lưu trữ trong các
phương tiện điện tử hoặc dạng tương tự. Khi thuộc một trong các trường hợp bắt
buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
- Sử dụng thiết bị, phần mềm chuyên dụng được pháp luật công nhận.
CQĐT có thể tìm kiếm các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử như các loại máy chủ
mạng (webserver, mail sever, firewall, máy chủ dịch vụ lưu trữ…), máy tính cá
nhân, máy tính bảng, USB, thẻ nhớ, ổ cứng di động, điện thoại di động…Chặn
bắt dữ liệu trên đường truyền, tìm kiếm dấu vết truy cập, tấn công mạng, dữ liệu
phát tán qua mạng, dấu vết tải dữ liệu, cài mã độc, xóa dữ liệu liên quan đến
hoạt động phạm tội. Sử dụng các phần mềm, thiết bị chuyên dùng để phục hồi
dữ liệu để phát hiện dấu vết của tội phạm từ dữ liệu điện tử như Encase, XWays, Helix, Xry…
- Áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Điều 223 Bộ luật TTHS
năm 2015 quy định sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là thu
thập bí mật dữ liệu điện tử. Biện pháp này có thể áp dụng đối với tội xâm phạm
an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội
rửa tiền hoặc tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dữ liệu điện tử, trình bày
những tình tiết có liên quan để làm sáng tỏ sự thật của vụ án.
Thứ hai, ghi nhận, thu giữ dữ liệu điện tử
Ghi nhận, thu giữ chứng cứ là việc lưu giữ chứng cứ trong những nguồn
chứng cứ phù hợp bằng các biện pháp phù hợp do luật định để đảm bảo giá trị
và hiệu lực chứng minh.
6


Sau khi phát hiện được dữ liệu điện tử trong giai đoạn khởi tố, điều tra,
Cán bộ điều tra, Điều tra viên của CQĐT phải ghi nhận, thu giữ chứng cứ theo
những thủ tục và dưới những hình thức nhất định do pháp luật tố tụng hình sự
quy định. Thông thường, việc ghi nhận, thu giữ chứng cứ là dữ liệu điện tử luôn
đi liền ngay sau khi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phát hiện dữ liệu
điện tử.
Khoản 1 Điều 196 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Việc thu giữ
phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
thực hiện và có thể mời người có chuyên môn liên quan tham gia” [3].
Tùy từng loại dữ liệu điện tử khác nhau, cũng như biện pháp phát hiện ra
dữ liệu điện tử mà Cán bộ điều tra, Điều tra viên có cách thức ghi nhận, thu giữ
khác nhau, cụ thể:
- Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ. Trường hợp
không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện lưu trữ và thu giữ
như đối với vật chứng.
- Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử,
mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
- Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi,

tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu
điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao và kết quả của hoạt động này phải được
chuyển sang dạng có thể đọc được, nghe được hoặc nhìn được. Khi xuất trình
chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản
sao dữ liệu điện tử.
- Sau khi tiến hành khám xét để phát hiện, thu giữ thiết bị lưu trữ dữ liệu
điện tử, Cán bộ điều tra, Điều tra viên phải lập biên bản thu giữ, chụp ảnh, vẽ sơ
đồ và mô tả đúng thực trạng thiết bị bị thu giữ.
7


- Khi thu giữ phương tiện điện tử có thể thu thiết bị ngoại vi kèm theo và
các tài liệu có liên quan. Trong đó, thiết bị ngoại vi là một số loại thiết bị bên
ngoài thùng máy được gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc
mở rộng khả năng lưu trữ (như một dạng bộ nhớ phụ) như màn hình, chuột, bàn
phím, loa, tai nghe, máy in, ổ cứng di động, ổ đĩa quang, USB, thẻ nhớ,
webcam, modem các loại…
Thứ ba, bảo quản dữ liệu điện tử
Bảo quản dữ liệu điện tử là giữ cho dữ liệu điện tử và phương tiện lưu trữ
được tính nguyên vẹn như khi thu giữ ban đầu, không làm mất, làm hỏng, làm
biến dạng hay sai lệch sự thật. Bảo quản dữ liệu điện tử chính là bảo vệ các
thuộc tính của nó, bảo vệ giá trị chứng minh, hiệu lực chứng minh của chứng cứ.
Đối với phương tiện điện tử phải niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc
niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trường
hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và
bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu.
Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo

quy định của Bộ luật TTHS. Đối với những phương tiện điện tử dễ bị hỏng hóc
cần bảo quản theo đúng kỹ thuật. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải
kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
Ngoài ra, dữ liệu điện tử được sử dụng là một nguồn của chứng cứ. Do đó,
trong quá trình thu thập dữ liệu điện tử phải củng cố thêm giá trị pháp lý bằng
các loại chứng cứ khác như vật chứng, lời khai, lời trình bày, kết luận giám định,
các tài liệu, đồ vật khác.
Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình thu thập chứng cứ là
dữ liệu điện tử trong giai đoạn khởi tố, điều tra giúp nâng cao chất lượng hoạt

8


động chứng minh vụ án, CQĐT còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc sau
đây:
- Tội phạm công nghệ cao thường không bị phát hiện ngay sau khi gây án,
nhiều trường hợp bị tấn công mạng, bị lấy cắp dữ liệu trong thời gian dài mà
không bị phát hiện. Hạn chế này tạo điều kiện về thời gian cho đối tượng phạm
tội có cơ hội xóa bỏ toàn bộ dữ liệu đang lưu trữ trên máy tính cá nhân hoặc máy
chủ ở nước ngoài.
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể thu thập dữ liệu điện
tử được lưu trữ trên server ở nước ngoài để chứng minh hành vi phạm tội. Nhiều
trường hợp, dữ liệu điện tử phản ánh quá trình phạm tội, đối tượng bị tội phạm
xâm hại, những thiệt hại xảy ra…chỉ tồn tại ở dạng dữ liệu trên môi trường
mạng, lưu trữ trong các server ở nước ngoài, sau một thời gian nhất định sẽ tự
động xóa theo lập trình của hệ thống. Khi có nguy cơ bị lộ, quản trị viên chi cần
vài thao tác có thể thay đổi hoặc xóa bỏ dữ liệu theo ý muốn chủ quan.
- Thủ phạm thường sử dụng internet với thủ đoạn tinh vi nên phạm vi lan
tỏa nhanh và rộng, số lượng bị hại rất lớn, sống ở nhiều địa phương, thậm chí là
nhiều nước khác nhau nên gây khó khăn cho công tác thu thập toàn bộ dữ liệu

điện tử. Mặt khác, do tâm lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức sau khi bị tội phạm
tấn công thường format lại máy tính, hệ thống máy chủ, ổ cứng để xóa hết mã
độc, virus đã xâm nhập.
- Trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin của lực lượng trinh sát,
Cán bộ điều tra và Điều tra viên còn nhiều hạn chế nên rất khó khăn trong việc
độc lập tìm kiếm và thu giữ dữ liệu điện tử, thông thường phải có sự tham gia
của đội ngũ chuyên gia trong, ngoài ngành Công an về công nghệ thông tin, dẫn
đến không kịp thời phát hiện và nhiều dữ liệu điện tử đã bị đối tượng phạm tội
xóa bỏ hoặc hệ thống tự động xóa bỏ.
- Công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm sử dụng công
nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế phối hợp, nguồn
nhân lực, trình độ của cán bộ thực thi pháp luật. Cơ chế phối hợp giữa Việt Nam
9


với các quốc gia khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao chưa thực sự tốt, hoạt động thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử gặp nhiều
khó khăn, kể cả khi đã có Hiệp định tương trợ tư pháp.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động thu thập chứng cứ là dữ liệu
điện tử trong giai đoạn khởi tố, điều tra dựa trên cơ sở các quy định của Bộ luật
TTHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần làm tốt
những công việc sau:
Thứ nhất, nâng cao trình độ pháp luật và nghiệp vụ cho Cán bộ điều tra,
Điều tra viên trực tiếp làm công tác đấu tranh, xử lý với tội phạm sử dụng công
nghệ cao. Về cơ bản, trình độ pháp luật, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công
tác điều tra là rất tốt. Tuy nhiên, đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ cao luôn
tìm mọi thủ đoạn để che dấu hoặc đánh lạc hướng CQĐT, trong khi đó, cơ sở
pháp lý của hoạt động thu thập chứng cứ nói chung, thu thập chứng cứ là dữ liệu
điện tử nói riêng được quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 cần được nghiên
cứu và tập huấn chuyên sâu để áp dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn.

Thứ hai, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới quần chúng nhân
dân bao gồm Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật TTHS năm 2015 và các văn bản
có liên quan. Trong đó, cần tuyên truyền, phổ biến về âm mưu, phương thức, thủ
đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao để giúp người dân nâng cao ý thức
cảnh giác, phòng ngừa loại tội phạm này; các quy phạm pháp luật về chứng cứ
là dữ liệu điện tử để người dân chủ động hợp tác với CQĐT trong hoạt động thu
thập chứng cứ là dữ liệu điện tử.
Thứ ba, nắm vững đặc điểm của đối tượng phạm tội và vận dụng linh
hoạt, có hiệu quả các chiến thuật điều tra như lấy lời khai bị hại, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; hỏi cung bị can; đối chất; nhận dạng…Cán bộ
điều tra, Điều tra viên cần nghiên cứ toàn bộ đặc điểm của đối tượng phạm tội
có ý nghĩa trong công tác thu thập dữ liệu điện tử như đặc điểm nhân thân, lai
lịch; đặc điểm tâm lý, thái độ khai báo; điều kiện, hoàn cảnh phạm tội; vai trò, vị
trí trong các tổ chức tội phạm…
10


Thứ tư, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với các cơ quan, tổ
chức hữu quan trong quá trình thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử. Trong đó,
CQĐT cần tăng cường mối quan hệ phối hợp với Cục, các Phòng Cảnh sát
phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao để phối hợp trong việc cung cấp
thông tin về tội phạm sử dụng công nghệ caovà ngăn chặn hậu quả do tội phạm
gây ra; tăng cường mối quan hệ với lực lượng làm công tác Giám định tư pháp
để trao đổi thông tin, cung cấp bản sao của dữ liệu điện tử và các hoạt động phối
hợp khác để có được nội dung kết luận giám định chính xác và nhanh chóng;
tăng cường mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trinh sát để chủ động phát
hiện, thu giữ dữ liệu điện tử và thực hiện hoạt động chuyển hóa tài liệu trinh sát
thành chứng cứ.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Trong đó, tập trung trao đổi thông tin tội

phạm, tranh thủ tài trợ các thiết bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và đào tạo cán
bộ trình độ cao. Phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết các yêu cầu
phát hiện, xác minh, điều tra tội phạm một cách kịp thời, triệt để. Tăng cường ký
kết các Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội
phạm sử dụng công nghệ cao.
Thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử trong giai đoạn khởi tố, điều tra là
hoạt động then chốt, quyết định chất lượng toàn bộ quá trình chứng minh các vụ
án mà đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ cao. Vì vậy, công tác nghiên cứu
lý luận về hoạt động thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử cần được tập trung
thực hiện làm cơ sở cho hoạt động củng cố, nâng cao giá trị pháp lý, hiệu lực
chứng minh của chứng cứ là dữ liệu điện tử. Trên đây là một số nội dung xin
được cùng trao đổi với các đồng chí./ .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2017), Sách trắng công nghệ thông tin
và truyền thông Việt Nam 2017.
11


2. Học viện ANND (2017), Giáo trình luật tố tụng hình sự.
3. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự.
4. Quốc hội (2005), Luật giao dịch điện tử.
5. Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TTVKSNDTC-TANDTC ngày 10/9/2012 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật
hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.
6. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội (2013), Từ điển tiếng Việt, nxb Từ điển
Bách Khoa.

12




×