Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ TÌNH

PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành

: Luật Kinh tế

Mã số

: 62 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ
2. TS. NGUYỄN THỊ DUNG

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác của các cơ quan
chức năng đã cơng bố. Những kết luận khoa học của luận
án là mới và chưa có tác giả cơng bố trong bất cứ cơng
trình khoa học nào.

Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Tình


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

10

1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

10

1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

14


1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án

20

1.4. Cơ sở lý thuyết và câu hỏi nghiên cứu

22

1.4.1. Cơ sở lý thuyết

22

1.4.2. Một số câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu đặt ra khi
nghiên cứu luận án
1.5. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu

22
24

Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP
LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI

27

2.1. Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại


27

2.1.1. Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại

27

2.1.2. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại

33

2.2. Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
2.2.1. Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh

39
39

2.2.2. Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại

42

2.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại

45

2.3. Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại


58


2.3.1. Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại

58

2.3.2. Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại

62

2.4. Những quy định pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Mỹ và Liên minh Châu Âu

68

2.4.1. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở
Liên minh Châu Âu

68

2.4.2. Những quy định pháp luật liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Mỹ

74

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH

TRONG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM

80

3.1. Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại

80

3.1.1. Thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ

80

3.1.2. Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền

88

3.2. Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại
3.2.1. Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền

95
95

3.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây thiệt hại cho khách hàng

99


3.2.3. Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ
không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

108

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

120

4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

120


4.1.1. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo ghi nhận quy luật khách
quan của cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại

120

4.1.2. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở ghi nhận những ngoại lệ hợp lý
của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản chất
của hoạt động nhượng quyền thương mại

121


4.1.3. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ
giữa pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền
thương mại với pháp luật cạnh tranh

125

4.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

128

4.2.1. Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ

129

4.2.2. Đối với thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ

131

4.2.3. Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận
quyền
4.2.4. Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại

133

tối thiểu

134


4.2.5. Đối với hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
(ràng buộc bán kèm)
KẾT LUẬN

136
142

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ

145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

146


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EC

:

Cộng đồng chung Châu Âu (European Community)

EU

:


Liên minh Châu Âu (European Union)

OECD

:

Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The Organisation for
Economic Co-operation and Development)


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh
doanh, theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền độc quyền
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, kế
hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng tên
thương mại, bí quyết kinh doanh... của bên nhượng quyền để tiến hành kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền.
Khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, bên nhượng
quyền phải chuyển giao toàn bộ quyền thương mại (bao gồm tất cả các yếu tố
tạo nên thương hiệu của bên nhượng quyền như nhãn hiệu, tên thương mại, bí
quyết kinh doanh…) cho bên nhận quyền sử dụng để tiến hành kinh doanh.
Nghĩa vụ của bên nhận quyền là phải kinh doanh theo một phương thức duy
nhất, cung cấp sản phẩm với chất lượng và dịch vụ đồng nhất với bên nhượng
quyền, đảm bảo khách hàng khi sử dụng sản phẩm sẽ không thể phân biệt
được sự khác biệt với sản phẩm của bên nhượng quyền và các cơ sở nhận
quyền khác. Chính vì vậy, có thể nói khi kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền, bên cạnh lợi ích rất lớn từ việc thu phí nhượng quyền và

thương hiệu được đẩy nhanh do mạng lưới nhượng quyền được mở rộng bởi
sự đầu tư và tham gia của các bên nhận quyền, bên nhượng quyền cũng phải
đối mặt với rủi ro rất lớn là mất quyền thương mại và sụp đổ toàn bộ hệ thống
nhượng quyền - những thứ mình đã dày cơng xây dựng - về tay người khác,
nếu như khơng có một sự kiểm sốt chặt chẽ.
Ngược lại, về phía bên nhận quyền, sau khi đã bỏ ra một chi phí rất lớn
để có thể nhận quyền kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương
mại, bên nhận quyền cũng mong muốn sẽ được đảm bảo một tỷ lệ thành công
cao. Sự thành công đó sẽ khó mà thực hiện dễ dàng khi mà việc kinh doanh
phải được thực hiện theo một phương thức duy nhất và đồng nhất về chất


2
lượng thậm chí cả sự đồng nhất về giá cả, trong khi bên nhận quyền không
phải là người duy nhất được sử dụng quyền thương mại để kinh doanh theo
phương thức nhượng quyền. Do vậy, bên nhận quyền rất có thể phải đối
mặt với nguy cơ thất bại nếu như bên nhượng quyền nhượng lại quyền
thương mại cho quá nhiều bên nhận quyền trong một khu vực địa lý, trong
khi về bản chất, giữa các bên nhận quyền khó mà thực hiện việc cạnh tranh
theo cách hiểu thông thường, bởi lẽ họ phải đáp ứng việc kinh doanh chỉ
theo một phương thức và chất lượng đồng nhất với bên nhượng quyền.
Vì những lẽ trên, khi thiết lập quan hệ nhượng quyền thương mại,
các bên thường có xu hướng thực hiện những hành vi nhằm kiểm soát lẫn
nhau do bản chất vốn có của quan hệ nhượng quyền. Những hành vi này
thường chứa đựng yếu tố hạn chế cạnh tranh, như buộc bên nhận quyền phải
mua hàng hóa/nguyên vật liệu từ một nguồn nhất định hoặc thỏa thuận bên
nhận quyền được phép kinh doanh độc quyền trong một khu vực nhất định
(độc quyền lãnh thổ), thỏa thuận cấm cạnh tranh, thỏa thuận về giá bán hàng
hóa/dịch vụ... Dưới cách nhìn của pháp luật cạnh tranh hiện nay, những hành
vi này sẽ bị cấm khi hội tụ đủ một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, dưới góc

nhìn của một hành vi thương mại, những thỏa thuận này lại không thể không
tồn tại trong một quan hệ nhượng quyền vốn có nhiều tiềm năng cũng như rủi
ro phải đối mặt đối với các bên.
Đặc thù này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng
quyền thương mại phải được đặt trong mối quan hệ với pháp luật cạnh
tranh. Bởi lẽ, nếu áp dụng các quy tắc chung của pháp luật cạnh tranh để
điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thì trong nhiều trường hợp sẽ không
phù hợp với bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại,
không đảm bảo được lợi ích chính đáng của các bên, từ đó số lượng thương
vụ nhượng quyền sẽ ít và lợi ích của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Ngược
lại, nếu pháp luật điều chỉnh hoạt động này theo đúng bản chất của hoạt


3
động nhượng quyền thương mại thì các chủ thể tham gia quan hệ sẽ gặp
khó khăn trong việc tuân thủ theo những quy định thông thường của pháp
luật cạnh tranh. Điều này sẽ tất yếu dẫn đến việc nhà nước (đặc biệt là các
cơ quan quản lý về cạnh tranh và thương mại) sẽ cảm thấy “bất lực” trong
việc điều hịa lợi ích cạnh tranh và lợi ích kinh tế mà hoạt động nhượng
quyền thương mại mang lại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết trong
bối cảnh nền kinh tế hiện nay, thơng qua đó, đề xuất những giải pháp vừa
để nâng cao thái độ tuân thủ pháp luật cạnh tranh của các chủ thể tham gia
quan hệ nhượng quyền thương mại, vừa đảm bảo hoạt động nhượng quyền
được phát triển và phát huy được lợi thế theo đúng bản chất vốn có của nó.
Việc thực hiện Luật Cạnh tranh trong 10 năm qua đã tạo ra một
khn khổ pháp lý tương đối tồn diện để điều chỉnh các hành vi hạn chế
cạnh tranh ở Việt Nam, qua đó tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh và
bình đẳng cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Tuy nhiên, các quy
định trong pháp luật cạnh tranh hiện nay vẫn chưa tính đến những đặc thù

trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Nhiều quy định còn mâu thuẫn,
chồng chéo, thiếu tính cụ thể hoặc khơng phù hợp bản chất thương mại của
hành vi cũng như thông lệ quốc tế trong việc điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình
trạng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về nhượng quyền thương
mại nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay,
việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết. Những nghiên
cứu này sẽ giúp hoàn thiện nền tảng pháp luật cho sự phát triển hoạt động
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


4
Với cách tiếp cận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng
pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, từ
đó, đề xuất giải pháp hồn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Qua đó góp phần hình thành các
luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp
luật nói chung và pháp luật về hạn chế cạnh tranh và nhượng quyền thương
mại nói riêng.
Để thực hiện mục đích trên, các nhiệm vụ sau đây được xác định
trong Luận án:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhượng
quyền thương mại ở các khía cạnh như: khái niệm, bản chất của hoạt động

nhượng quyền thương mại. Thông qua đó, chỉ rõ các đặc thù của hoạt động
nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với pháp luật hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về hành vi hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thơng qua đó, làm
sáng tỏ cơ sở phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền, lý giải nguyên nhân của xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền và nhận diện các hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ ba, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại như: khái
niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương
mại; xác định nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.


5
Thứ tư, phân tích thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, so sánh với pháp
luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu ở các nội dung như: (1) thực trạng pháp
luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương
mại, (2) thực trạng pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Thơng qua đó, làm sáng tỏ mức
độ can thiệp và cách thức xử lý của pháp luật Việt Nam hiện nay đối với
các hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và
phát hiện những bất cập của hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam hiện
hành trong việc điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại.
Thứ năm, nghiên cứu đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam hiện nay, đảm bảo vừa phù hợp với thông lệ quốc

tế, vừa phù hợp với đặc thù của Việt Nam.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: các quan điểm, tư tưởng luật học
và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Các nghiên cứu trong luận án này không hướng đến tất cả các vấn đề
liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
nói chung; cũng khơng nghiên cứu tất cả các hành vi hạn chế cạnh tranh
diễn ra giữa các bên trong các hệ thống nhượng quyền thương mại khác
nhau mà chỉ nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh
diễn ra giữa các bên nhượng quyền và nhận quyền trong cùng một hệ thống
nhượng quyền thương mại, như: (i) Hành vi thỏa thuận về giá bán hàng
hóa, dịch vụ; (ii) Hành vi thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền; (iii)
Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền; (iv)
Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại


6
cho bên nhận quyền; (v) Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa
vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Trong quá trình nghiên cứu, pháp luật của các quốc gia, tổ chức khác
trên thế giới đặc biệt là pháp luật của Liên minh Châu Âu và Mỹ cũng được
tác giả quan tâm nghiên cứu. Trên cơ sở đó, rút ra những kết luận, kinh
nghiệm cho q trình hồn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận án sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, như: phương pháp mơ tả,
tổng hợp, phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, kết hợp
nghiên cứu lý luận với thực tiễn... Các phương pháp nghiên cứu trong Luận
án được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy

vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế,
văn hóa và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể:
- Phương pháp mô tả, tổng hợp, thống kê được sử dụng để phác họa
nội dung của các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến pháp luật
hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
- Phương pháp so sánh đối chiếu và phân tích được sử dụng để chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
của các quốc gia khác trên thế giới về những vấn đề liên quan đến luận án.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích được sử dụng để làm rõ nội dung
của các quy định pháp luật thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án và đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh hành
vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Trong số các phương pháp trên, phương pháp phân tích và so sánh sẽ
được sử dụng chủ yếu và xuyên suốt hầu hết các nội dung của luận án,


7
thơng qua đó làm rõ các nội dung cần nghiên cứu một cách thuyết phục, có
cơ sở lý luận và thực tiễn.
5. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả của các cơng trình nghiên cứu
pháp luật trước đây liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại,
hành vi hạn chế cạnh tranh trong thương mại nói chung và trong hoạt động
nhượng quyền thương mại nói riêng, luận án đã có những đóng góp mới về
mặt khoa học như sau:
Thứ nhất, luận án xây dựng được hệ thống lý luận khoa học về pháp
luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại: nêu ra
quan niệm về pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại, làm rõ đặc điểm của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại, xác định nội dung pháp luật hạn chế cạnh

tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm tổng hợp các
quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống
lĩnh/vị trí độc quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ hai, luận án đã chỉ ra cơ sở phát sinh và nhận diện được các của
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thơng qua đó, khẳng định sự tồn tại tất yếu, khách quan của xu hướng thực
hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền và sự cần
thiết phải có những quy định bổ trợ giữa pháp luật cạnh tranh với pháp luật
điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng quyền nhằm tạo ra chế định pháp
luật minh bạch và đầy đủ, hợp lý để kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay mà không
làm mất đi bản chất thương mại của hoạt động nhượng quyền thương mại.
Thứ ba, luận án đã đã nghiên cứu, tổng hợp và phát hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại chủ yếu tồn tại


8
dưới hai dạng thức: (1) hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và (2) lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Luận án đã phân tích, chỉ rõ một số bất
cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối tương quan so sánh với
pháp luật của Mỹ và Liên minh Châu Âu.
Thứ tư, luận án đã đề xuất quan điểm và xác định luận cứ khoa học
cho việc hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, đảm bảo hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển
hiệu quả, phù hợp với bản chất thương mại của hành vi mà vẫn không vi
phạm nguyên tắc, đối tượng mà pháp luật cạnh tranh bảo vệ, thơng qua đó,
đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại được đề xuất trong luận án có ý nghĩa trong việc
thiết lập sự thống nhất của pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại

với pháp luật cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay.
Có thể nói, luận án là cơng trình khoa học đã phân tích, làm sáng tỏ
mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền thương mại và hành vi hạn chế
cạnh tranh, lý giải tại sao trong quá trình thực hiện hoạt động nhượng
quyền thương mại các chủ thể thường có xu hướng thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh; phát hiện ra sự thiếu vắng của các ngoại lệ áp dụng cho
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại,
thơng qua đó, chỉ ra sự bất cập của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, luận
án đã đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hài hòa sự phát triển của
hoạt động nhượng quyền thương mại trong môi trường cạnh tranh lành
mạnh phù hợp với pháp luật và thông lệ thương mại quốc tế đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


9
6. Kết cấu của luận án
Ngồi lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của Luận án được cơ cấu thành bốn chương với các nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên
quan đến luận án;
Chương 2: Những vấn đề lý luận về hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại và pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại;
Chương 3: Thực trạng pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam;
Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện
nay.



10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Pháp luật về nhượng quyền thương mại là một trong các nội dung
quan trọng của pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trong nền kinh
tế thị trường, đang được nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau
quan tâm nghiên cứu. Ở các phạm vi và mức độ khác nhau, có một số cơng
trình đã được cơng bố, đề cập đến một số khía cạnh kinh tế và pháp lý của
hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Xét trên phạm vi khu vực và toàn thế giới, các cơng trình nghiên
cứu về nhượng quyền thương mại chủ yếu tập trung vào: (i) phân tích các
đặc điểm và cách thức tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, đặc
biệt là nhượng quyền thương mại quốc tế được biên tập bởi Yanos
Gramatidis & Dennis Campbell trên cơ sở Báo cáo hội thảo được tổ chức
tại Trường Luật McGeorge vào năm 1990 tại Waidring, Austria (Editors:
Yanos Gramatidis & Dennis Campbell - International Franchising: An indepth treatment of business and legal techniques- Nhượng quyền thương
mại quốc tế: Nghiên cứu chuyên sâu về kinh doanh và kỹ thuật pháp lý-.
(Based on reports made in the Spring 1990 conference sponsored by
McGeorge School of Law at Waidring, Austria, and chaired by Yanos
Gramatidis, Bahas, Gramatidis & Associates, Athens, Greece.) -Kluwer
Law and Taxation Publishers. Deventer -Boston 1999); (ii) đánh giá những
tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại tới nền kinh tế
(Economic Impact of franchised bussiness, a study for the international
franchise -Tác động kinh tế của phương thức kinh doanh nhượng quyền,
nghiên cứu trong hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế-.



11
Association Educational Foundation, 2004, by the National Economic
Consulting Practise of PricewaterhouseCoopers); (iii) nghiên cứu hoạt
động nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp lý (Roberto Baldi,
Distributorship, Franchising, Agency - Community and national Laws and
Practice in the EEC- Phân phối, Nhượng quyền thương mại, Đại lý - Pháp
luật quốc gia và pháp luật cộng đồng chung và thực tiễn thi hành ở Cộng
đồng kinh tế Châu âu).
Nghiên cứu một cách trực tiếp về hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại có một số cơng trình điển hình như sau:


Report on Competition Policy and Vertical Restraints: Franchising

Agreements (Báo cáo về Chính sách cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh theo
chiều dọc: Hợp đồng nhượng quyền thương mại) [37, Mục I, Chương III,
Phần I] do Ban thư ký của Tổ chức Hợp tác và phát triền Kinh tế (The
Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD)) nghiên
cứu. Mục đích của Báo cáo là nghiên cứu việc áp dụng chính sách cạnh
tranh đối với quan hệ cạnh tranh theo chiều dọc trong phạm vi hệ thống
nhượng quyền thương mại phân phối. Báo cáo đã phân tích các khía cạnh
kinh tế của hoạt động nhượng quyền thương mại và những thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh theo chiều dọc, chỉ ra những khung chính sách cạnh tranh
điều chỉnh đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi các
quốc gia là thành viên của OECD, bao gồm, hệ thống các quy phạm pháp
luật, những quy định khác có liên quan cũng như các án lệ liên quan điều
chỉnh hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Cụ thể,
Báo cáo này đã giải quyết một số vấn đề sau đây:
- Đánh giá được tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh theo chiều

dọc trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối dưới khía cạnh
kinh tế.


12
- Khẳng định các hành vi hạn chế cạnh tranh thường xuất hiện trong hệ
thống nhượng quyền thương mại phân phối như các hành vi hạn chế cạnh
tranh về giá, về lãnh thổ, về nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho bên nhận
quyền trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
- Thông qua các văn bản pháp luật và hệ thống các án lệ, cơng trình
nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết trong việc điều chỉnh hành vi hạn chế
cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại và quan điểm pháp lý
của hầu hết các quốc gia, đại diện là Mỹ và EU là cần phải cân nhắc đến
bản chất của quan hệ nhượng quyền. Cụ thể, tại đoạn 3, trang 178, tác giả
đã kết luận, thông qua các tranh chấp liên quan đến hành vi hạn chế cạnh
tranh trong quan hệ nhượng quyền như Pronuptia, Yves Rocher,
Computerland, ServiceMaster, and Charles Jourdan, Ủy ban Châu Âu đã
nhận ra rằng, hệ thống nhượng quyền thương mại luôn đối mặt với những
hành vi hạn chế cạnh tranh trong hệ thống và đưa ra lý do cần thiết phải
ban hành những quy định mang tính ngoại lệ để áp dụng Điều 85(3) Hiệp
ước Thành lập cộng đồng chung Châu Âu. Theo đó, trong án lệ Pronuptia,
bên nhận quyền đã cho rằng trong hợp đồng nhượng quyền đã có các thỏa
thuận về hạn chế phạm vi lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc
chỉ mua từ nguồn cung ứng xác định đã vi phạm Điều 81(1) EC (trước đây
là Điều 85(1)) Hiệp ước thành lập Cộng đồng chung Châu Âu, do vậy hợp
đồng này bị vô hiệu theo quy định tại Điều 81(2) EC (trước đây là Điều
85(2)), do đó bên nhận quyền khơng phải trả phí nhượng quyền chưa thanh
tốn. Tại phiên tịa phúc thẩm, Tịa án Tối cao Liên bang Đức đã tham khảo
ý kiến của Tòa án Tư pháp Châu Âu về việc áp dụng Điều 81(1) EC đối với
hợp đồng nhượng quyền thương mại, cụ thể đã đặt ra câu hỏi cần phải trả

lời là liệu rằng các hạn chế áp đặt lên bên nhận quyền như hạn chế phạm vi
lãnh thổ, nghĩa vụ không cạnh tranh và ràng buộc chỉ mua từ nguồn cung
ứng xác định có vi phạm Điều 81(1) EC hay khơng. Tịa án Tư pháp Châu


13
Âu đã nhận định: Để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống nhượng quyền,
các thỏa thuận có tính chất hạn chế cạnh tranh không vi phạm Điều 81(1)
EC nếu các hạn chế loại này cần phải được áp dụng để bảo vệ bí quyết kinh
doanh của bên nhượng quyền và duy trì bản sắc, uy tín của hệ thống
nhượng quyền.
- Chỉ ra được những sự tác động của chính sách, pháp luật cạnh tranh
đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thuộc phạm vi nghiên cứu của cơng
trình cũng như quan điểm xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp
luật của các quốc gia thành viên
Như vậy, có thể khẳng định, đây là cơng trình nghiên cứu điển hình
đối với hành vi hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương
mại, khẳng định sự tồn tại khách quan của các hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống nhượng quyền phân phối, giới thiệu về chính sách cạnh tranh
áp dụng đối với hành vi cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại
của các quốc gia thành viên OEDC bao gồm: Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch,
Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Cộng đồng chung Châu Âu.
Tuy nhiên, cơng trình chỉ nghiên cứu hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hệ thống nhượng quyền thương mại phân phối mà không nghiên cứu
các hành vi hạn chế cạnh tranh tại các hình thức nhượng quyền thương mại
khác như nhượng quyền thương mại sản xuất, nhượng quyền thương mại
dịch vụ - là những hình thức nhượng quyền thương mại rất phổ biến trong
thương mại hiện đại [10, tr.70-72].
 Understanding the Relationship between Franchising and the Law

of Competition (Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và
pháp luật cạnh tranh), TANYA WOKER, University of KwaZulu-Natal.
Citation: 18 S. Afr. Mercantile L.J. 107 2006: Giống như quan điểm được
trình bày trong Report on Competition Policy and Vertical Restraints:


14
Franchising Agreements như đã trình bày ở trên, trong cơng trình này, tác
giả đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu, khách quan của hành vi hạn chế cạnh
tranh trong quan hệ nhượng quyền thương mại. Các hành vi này thể hiện
dưới các hình thức như thỏa thuận về giá, thỏa thuận độc quyền cung cấp
hàng hóa, thỏa thuận phạm vi lãnh thổ nhượng quyền. Trên cơ sở phân tích
bản chất đặc thù của quan hệ nhượng quyền thương mại, tác giả đã phát
hiện và đặt câu hỏi có nên coi một số hành vi của bên nhượng quyền gây
hạn chế cạnh tranh đối với bên nhận quyền là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường kể cả khi theo cách xác định thị trường liên quan thông thường bên
nhượng quyền không đạt được vị thế thống lĩnh. Tuy nhiên, tác giả cũng
mới chỉ dừng lại ở sự phát hiện và phân tích hành vi hạn chế cạnh tranh
một cách độc lập mà chưa có sự nghiên cứu một cách tổng thể các khía
cạnh có liên quan của pháp luật cạnh tranh đối với hành vi hạn chế cạnh
tranh của các bên trong hệ thống nhượng quyền cũng như gợi mở hướng
giải quyết cho pháp luật những vấn đề như đã đề cập ở trên.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đề tài nghiên cứu khoa
học, sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận văn, luận án, các bài tạp chí,
bài tham luận tại hội thảo khoa học và tiêu biểu là các cơng trình sau đây:
 Ở cấp độ các bài viết, nghiên cứu:
+ Một số công trình nghiên cứu đề cập khái niệm về nhượng quyền
thương mại từ khía cạnh kinh tế với những so sánh giữa nhượng quyền

thương mại với một số hoạt động thương mại khác như bài viết của tác giả
Phạm Thị Thu Hà với tên gọi: “Nhượng quyền thương mại với doanh
nghiệp Việt Nam”, đăng trên Tờ tin của Hội Sở hữu cơng nghiệp số 47 2005; từ khía cạnh pháp lý như “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng
quyền thương mại” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 8/2007). Nhìn nhận


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full






×