Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.56 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây , vấn đề thị trường chứng khoán (TTCK) đã
,đang và sẽ trở thành một vấn đề “thời sự nhất” đối với nền kinh tế của tất
cả các quốc gia trên toàn thế giới hiện nay.Khi nền kinh tế thị trường phát
triển tới một mức độ nhất định và nó đòi hỏi phải hình thành thêm một hình
thức thị trường kinh tế phát triển hiện đại hơn, chính xác hơnvà thu hút
được nhiều thành phần kinh tế cùng các cá nhân tham gia- đó chính là
TTCK.Thực tế đã chứng minh rằng TTCK cung cấp một nguồn vốn rất
quan trọng cho nền kinh tế thị trường ,nó thúc đẩy nền kinh tế của các quốc
gia tham gia phát triển mạnh hơn ,nhanh chóng hơn.
Đối với Việt Nam TTCK đã được hình thành và đang tiếp tục phát
triển . Thị trường chứng khoán ra đời ở nước ta đã phù hợp với chiến lược
phát triển kinh tế “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá , xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ , đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp ,
ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất , đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất
phù hợp theo định hướng XHCN ....” .
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới , để có thể phát triển kinh
tế với đường lối chiến lược như vậy đòi hỏi nước ta phải có nguồn lực lớn ,
nguồn vốn lớn ....để phát triển kinh tế
TTCK ra đời ở Việt Nam là một tất yếu khách quan . Bởi vì nước ta
đang từng bước công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước . TTCK sẽ đóng
góp một phần rất quan trọng đổi mới quá trình phát triển kinh tế ở nước ta ,
nó sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở Việt Nam .
“ TTCK và một số vấn đề đang đặt ra để tiếp tục phát triển”- đang
là vấn đề được chú ý bàn luận ở Việt Nam . Trong khuôn khổ một bài tiểu
luận tài chính , chúng ta chỉ có thể nêu ra được những vấn đề về TTCK một
cách chung nhất , khái quát nhất cùng những giải pháp để TTCK tiếp tục
phát triển ơ Việt Nam .

1



NỘI DUNG CHÍNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TTCK :

1. Khái niệm , cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của TTCK :
TTCK là hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán dài
hạn ( cổ phiếu , trái phiếu ) có tổ chức , theo luật pháp ( luật giao dịch
chứng khoán ) . TTCK là nơi chắp nối mối quan hệ cung và cầu vốn đầu tư
dài hạn của nền kinh tế quốc gia và quốc tế , là nơi gặp gỡ , giao dịch giữa
những người cần huy động vốn đầu tư ( người phát hành chứng khoán )
cung như giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau . Bản chất của
TTCK được thực hiện trong các chức năng của TTCK như : Chắp nối tích
luỹ với đầu tư ; điều hoà vốn đầu tư ; cung cấp thông tin kinh tế và cung
cấp dịch vụ cho việc mua bán chứng khoán .
TTCK là một định chế tài chính phát triển cao trong nền kinh tế
thị trường , hoạt động theo một cơ chế riêng biệt được tiêu chuẩn hoá và
mang tính quốc tế . Thị trường này hoạt động theo nguyên tắc : Việc giao
dịch chứng khoán được thực hiện qua người môi giới , nguyên tắc cạnh
tranh hoàn toàn , thực hiện chế độ kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế , pháp
chế hoá mọi giao dịch nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và một trong những
nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của TTCK là nguyên tắc công khai .
Mọi hoạt động trên thị trường đều tiến hành công khai cho mọi thành viên
của thị trường và cho công chúng biết , không một chi tiết nào được giữ bí
mật .
Cơ cấu TTCK gồm có : Các TTCK , các công ty chứng khoán ,
các nhà kinh doanh chứng khoán . Thị trường chứng khoán một nước có hai
và hai loại . Hai cấp của TTCK là thị trường cấp một và thị trường cấp hai .
Hai loại thị trường là thị chính thức và thị trường không chính thức .
2. Những ưu việt của TTCK :


2


Phát triển TTCK không nhưng đem lại lợi ích cho các doanh
nghiệp , các tổ chức kinh tế mà nó còn đem lại lợi ích cho chính phủ . Bỏi
vì thông qua TTCK , chính phủ , các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế thể
phát hành cổ phiếu , trái phiếu để huy động vốn cho sản xuất – kinh doanh ,
cho đầu tư phát triển , cho các nhu cầu khác của ngân sách khác của ngân
sách Nhà nước . Đó là một trong những ưu việt cần phát huy của TTCK
ngoài ra TTCK còn khuyến khích tiết kiệm và đầu tư phát triển thông qua
thu nhập , lợi tức và giá cả cổ phiếu , trái phiếu . Khi trở thành nhà đầu tư ,
người mua chứng khoán đã có sự lựa chọn và tính toán đầu tư vào lĩnh vực
nào lợi hơn , tập trung vào một số ngành , doanh nghiệp phát đạt , tránh
những đơn vị trì trệ, thua lỗ . Từ đó thúc đẩy khuyến khích cạnh tranh phát
triển – thông qua giá cả cổ phiếu trái phiếu , từ đó các ngành dịch vụ tự
điều chỉnh lại sản xuất , kinh doanh và tổ chức quản lý . Và cũng thông qua
chỉ số chứng khoán , sự tăng giảm giá cổ phiếu , trái phiếu – phản ánh hiệu
quả sản xuất , kinh doanh và tình trang của nền kinh tế . Đồng thời TTCK
cũng là công cụ để tham gia hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới .
Nhưng bên cạnh những ưu việt nói trên TTCK cũng có những hạn
chế cần phải giải quyết để baỏ vệ trước hết cho các nhà đầu tư và sự an
tòan của TTCK như : Chống gian lận trong thông tin , nâng ép giá chứng
khoán đầu cơ lũng đoạn , thao túng thị trường , mua bán nội gián , mua bán
khống chứng khoán để kiếm chênh lệch giá , lợi nhuận siêu ngạch , gây ra
ảo tưởng tăng trưởng hay suy sụp của doanh nghiệp . và muốn làm được thì
phải nâng cao trách nhiệm cong tác thanh tra giám sát của thị trường giám
định chứng khóan và các công ty chứng khoán , đi đôi với việc tăng cường
quản lý nhà nước của uỷ ban chứng khoán nhà nước đặc biệt là chấn chỉnh
công tác thanh tra chuyên ngành chứng khoán và TTCK
Tóm lại TTCK đem lại nhiều lợi ích cho nhưng người tham gia

thị trường và toàn bộ nền kinh tế đất nước . Các nhà đầu tư huy động được
vốn để đầu tư phát triển , những người có vốn nhàn rỗi không sinh lợi thu

3


được tức chứng khoán , các tổ chức cá nhân kinh doanh chứng khoán thu
được lợi nhuận và dặc biệt là nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển .

4


II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM :

1. Những điều kiện cần thiết cho sự ra đời TTCK ở Việt Nam :
TTCK chỉ có thể ra đời và phát triển khi nên kinh tế thị trường phát
triển cao , môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định , hệ thống ngân hàng
hiện đại và hoạt động hiệu quả ngoài ra còn cần phải có một đội ngũ cán bộ
nhân viên có tri thức và kỹ năng quản lý đối với TTCK .
Ở Việt Nam , sự nghiệp đổi mới do Đảng và nhà nước lãnh đạo đã
đạt được những thành tựu to lớn như : Trong năm 90 , GDP tăng trưởng
trung binh hàng năm 8,2% , Xuất khẩu tăng trung bình trên 30% , lạm phát
còn 4,5% năm 1987 , thâm hụt ngân sách 1996 còn 3,2%GDP .
Hệ thống ngân hàng đã có những thay đổi quan trọng , từ hệ thống
ngan hàng cấp một tách ra thành hệ thống ngân hàng cấp hai . Lãi xuất tín
dụng đã được điều chỉnh dần tới mức đảm bảo lãi xuất thực , xoá bỏ mọi sự
chênh lệch về lãi xuất giữa các ngành và thành phần kinh tế
Từ những năm 1991, chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp
quy liên quan đến TTCK . Đã thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước trực
thuộc chính phủ . Các hoạt động liên quan đến trái phiếu được điều chỉnh

và giám sát bởi luật công ty , luật thương mại , luật dân sự và các pháp lệnh
nghị định của chính phủ đối với phát hành công trái , trái phiếu doanh
nghiệp và trái phiếu quốc tế .
Bên cạnh đó uỷ ban chứng khoán nhà nước đã và đang chuẩn bị
những điều kiện cho TTCK ra đời như : Thiết kế và xây dựng mô hình tổng
thể của TTCK ở Việt Nam , dự thảo pháp lệnh về chứng khoán và TTCK
dự thảo các nghị định về sở giao dịch chứng khoán , công ty môi giới
chứng khoán , quỹ đầu tư phát hành chứng khoán , thanh toán bù trừ và lưu
giữ chứng khoán , thiết kế chi tiết việc tổ chức hoạt động và vận hành của
sở giao dịch chứng khoán , tổ chức việc đào tạo cơ bản và nâng cao nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ , nhân viên hoạt động trong ngành chứng khoán .

5


Ngoài những chuẩn bị trên thì nước ta cũng cần phải chú trọng xây
dựng một mô hình TTCK ở nứớc ta sao cho phù hợp với trình độ phát triển
kinh tế của đất nước cũng như phù hợp với những đặc trưng riêng cua thị
trường Việt Nam .
2. Mô hình thị trường chứng khoán ở Việt Nam :
Chính phủ đã ban hành nghị định số 48/1998/ND – TTG về việc
thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh . Đây là văn bản đầu tiên cho việc thành lập và hoạt động của TTCK
ở Việt Nam . Việc ra đời và hoạt động TTCK ở Việt Nam xuất phát từ nhu
cầu đòi hỏi thực tiễn khách quan của nền kinh tế , mà cơ sở cốt lõi là sản
xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ . Xét về mặt cấu trúc và nguyên tắc
hoạt động , về cơ bản TTCK Việt Nam cũng tuân theo những nguyên lý
chung về chứng khoán mà các nước trên thế giới đã và đang áp dụng . Song
do sự chi phối bởi tình hình kinh tế xã hội , cơ chế quản lý kinh tế hiện
hành nên mô hình TTCK ở Việt Nam cũng có những nét riêng đáng lưu ý :

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
TTCK . Nhà nước thành lập và cấp vốn hoạt động cho trung tâm giao dịch
chứng khoán ; thành lập công ty chứng khoán 100% vốn sở hữu của nhà
nước ; phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn trên thị trường và cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm cung cấp hàng hoá cho thị trường
chứng khoán .
Khối lượng hàng hoá giao dịch trên TTCK trong thời gian đầu là
rất nhỏ bé . Tiến trình cổ phần hoá diễn ra còn chậm , số lượng các công ty
đủ tiêu chuẩn niêm yết không nhiều , mặt khác tỷ lệ cổ phiếu có khả năng
giao dịch trên TTCK vẫn còn thấp . Trái phiếu chính phủ đang lưu hành với
khối lượng khá lớn , nhưng thời gian đáo hạn ngắn và không đáp ứng được
tiêu chuẩn niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung .
Pham vi hoạt động của TTCK hẹp . Trong thời gian tới , có thể có
một số ít công ty nữa được thành lập và dược cấp giấy phép hoạt động .

6


Tuy vậy số lượng công ty chứng khoán và chi nhánh của nó sẽ rất ít và chỉ
tập trung ở một số tỉnh thành phố lớn .
TTCK trong thời gian đầu khá đơn giản , mang tính sơ khai và tập
trung vào việc tổ chức giao dịch , mặt khác cơ chế quy định về việc đặt
lệnh , ký quỹ khớp lệnh , biên độ giao dịch , tỷ lệ tham gia của bên nước
ngoài .... cũng có những hạn chế và ràng buộc nhất định .
Có sự kết hợp giữa vật chất và phi vật chất hoá chứng khoán trong
thời gian đầu .
TTCK ở Việt Nam được thành lập khá muộn so với các nước trên
thế giới và vì thế cho nên chúng ta co thể học tập được nững kinh nghiệm
tránh những thất bại của các TTCK trên thế giới . Mặt khác do tình hình
kinh tế xã hội và cơ chế quản lý kinh tế của nước ta có khác nên việc kết

hợp kinh nghiệm quốc tế và tình hình thực tiễn để tìm ra những giai pháp
thích hợp để phát triển TTCK ở Việt Nam là một vấn đề hết sức quan
trọng .
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN
TTCK VIỆT NAM :

1. Những thuận lợi và khó khăn của TTCK Việt Nam :
TTCK Việt Nam vì còn khá mới mẻ cho nên bên cạnh những
thuận lợi như: hệ thống ngân hàng đã thay đổi theo chiều hướng tích cực ,
về cơ bản bản nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp quy thích hợp , phù
hợp với thực tiễn đời sống kinh tế đất nước , thể hiện đúng đắn định hướng
XHCN trong việc phát triển thị trường và đã đảm bảo cho quá trình giao
dịch , vận hành và quản lý TTCK thông suốt , an toàn ,công bằng , công
khai và có hiệu quả . Sự quan tâm của công chúng đến loại hình đầu tư
chứng khoán ngày càng đông đảo . Đó là dấu hiệu tốt về khả năng thu hút
đầu tư chứng khoán , hứa hẹn tiềm năng phát triển . Các chủ thể tham gia
TTCK đã quản lý và nắm bắt kịp thời các thông tin thực hiện đầy đủ các
quy tắc , quy trình niêm yết chứng khoán .....

7


TTCK Việt Nam cũng không tránh khỏi những khó khăn cần phải
khắc phục giải quyết để có thể phát triển TTCK ở Việt Nam
Các văn bản pháp lý trực tiếp điều chỉnh các hoạt động về chứng
khoán và TTCK chưa đủ . Chưa có luật chứng khoán tăng thêm sự tin
tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước .
So với yêu cầu và nhiệm vụ , trình độ cán bộ nhân viên còn yếu .
Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm , số lượng các công ty
công ty cổ phần đủ diều kiện niêm yết trên TTCK còn quá ít

Nền kinh tế đất nước năm 1998, do chịu tác động của khủng hoảng
tài chính ở Châu Á,có dấu hiệu phát triển chậm lại , tỷ giá hối đoái chưa ổn
định .
Tuy nhiên điều quan trọng là phải biết đánh giá đúng , nghiêm túc
những thuận lợi và khó khăn này để từ đó phát huy hơn nữa những thuận
lợi và tìm ra những định hướng và giải pháp để tiếp tục phát triển TTCK
Việt Nam .
2. Định hướng và giải pháp để tiếp tục phát triển TTCK Việt
Nam :
Nhiệm vụ phát triển TTCK hết sức nặng nề và có không ít khó
khăn , đòi hỏi phải có sự lãnh đạo sát sao của Đảng và Nhà nước ; sự nỗ lực
vươn lên đồng bộ của các bộ ngành , địa phương , các doanh nghiệp , các tổ
chức liên quan , dặc biệt là sự vươn lên toàn diện của Uỷ ban Chứng khoán
Nhà nước và của cả ngành chứng khoán Việt Nam . Có một số định hướng
đã dược đề ra để phát triển TTCK :
Trước mắt là hoàn chỉnh và nâng cao thiết chế tài chính mới – phát
triển TTCK -trên cơ sở bám sát thực tiễn hoạt động của thị trường .
Triển khai các giải pháp một cách đồng bộ , có hiệu quả - điều quan
trọng nhất là phát triển TTCK thích hợp với điều kiện và đòi hỏi của nền
kinh tế – một mắt xích kết nối giữa vốn và đầu tư phát triển, giữa nguồn lực
tài chính trong xã hội với việc tận dụng nguồn lực đó để thực hiện chiến

8


lược phát triển kinh tế xã hội , thực hiện sự công nghiệp hoá , hiện đại hoá
đát nước , giữa phát triển nền kinh tế độc lập , tự chủ , hiện đại với khả
năng hội nhập quốc tế về vốn
Nâng cao năng lực , hiệu lực và hiệu quả của tổ chức quản lý ,
điều hành , giám sát TTCK, bảo vệ trước hết lợi ích của nhà đầu tư , đảm

bảo an toàn cho thị trường và thúc đẩy phát triển thị trường lành mạnh .
Muốn thực hiện được những định hướng trên cần nghiên cứu
và thực hiện đồng bộ , có hiệu quả các giải pháp chính sau đây:
Một là , tạo hàng hoá có chất lượng cho TTCK là yêu cầu bức
thiết nhất hiện nay , phải đặt lên tầm quốc gia và được xử lý với những
chính sách , nguyên tắc chặt chẽ , vì lợi ích toàn cục và phân định rõ phạm
vi huy động vốn trên TTCK và đầu tư của ngân hàng . Do đó , phải xử lý
lãi xuất , phương thức bảo lãnh và phương thức giao dịch như thế nào để
các loại trái phiếu , kể cả trái phiếu chính phủ là một nguồn hàng hoá quan
trọng giao dịch trên TTCK ; quy định những nguyên tắc tham gia niêm yết
tại thị trường giao dịch chứng khoán phần cổ phiếu nhà nước trong doanh
nghiệp cổ phần hoá , hoặc đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá có tỉ lệ
vốn nhà nước nắm giữ từ 20% trở lên , hoặc doanh nghiệp cổ phần hoá mà
sở hữu nhà nước chi phối ; quy định việc huy động vốn để đầu tư phát triển
các doanh nghiệp cổ phần hoá thông qua TTCK , hệ thống ngân hàng
không cho vay chung và dài hạn vào loại hình nay ; lựa chọn và khuyến
khích , kể cả việc xem xét , bổ sung các chính sách khuyến khích đối với
doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn quy định niêm yết chứng khoán để giao dịch tại
TTCK , ít nhất cũng phải đưa thêm hàng chục loại cổ phiếu .
Hai là , chấn chỉnh , củng cố , nâng cao chất lượng hoạt động của
các công ty cứng khoán hiện có là chủ yếu phát triển thêm công ty chứng
khoán mới nếu quy mô và đòi hỏi của TTCK phát triển . vấn đề quan trọng
là các công ty chứng khoán phải vươn lên và phát triển , thực hiện đầy đủ
các chức năng : Môi giới chứng khóan , tự doanh , quản lý danh mục đầu tư

9


, bảo lãnh phát hàng và tư vấn đầu tư chứng khoán. Đào tạo và nâng cao
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ . Tiếp tục nâng cao dịch vụ , đầu tư

phát triển phương tiện hoạt động , bảo đảm thực hiện đầy đủ , đúng đắn các
quy chế , quy tắc , quy trình hoạt động , thực hiện đầy đủ chế độ công bố
thông tin , bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư , phát hiện và ngăn
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán , bảo đảm thị trường an
toàn và hiệu quả .
Củng cố và phát triển thích hợp các chủ thể tham gia TTCK , phát
triển kinh doanh và hoàn thiện hệ thống kinh doanh , bảo đảm chi phí hợp
lý , thực hiện hạch toán kinh doanh và kinh tế có lãi trong nghành chứng
khoán .
Ba là , sửa đổi , bổ sung , hoàn thiện các quy chế , quy tắc , quy
trình hoạt động , giao dịch và quản lý một cách đồng bộ của TTCK – trên
cơ sơ bổ sung , hoàn thiện và nâng cao hệ thống văn bản pháp quy thích
hợp với giai đoạn phát triển mới .
Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống giao dịch, thanh toán , lưu ký ,
niêm yết và công bố thông tin , nghiên cứu và cho phép các tổ chức liên
doanh co vốn đầu tư nước ngoài ít hơn 50% được niêm yết chứng khoán tại
thị trường giao dịch chứng khoán; phát triển và hoàn thiện hệ thống thông
tin nghiên cứu và thành lập các công ty chứng khoán của một số tổng công
ty mạnh ; thành lập công ty chứng khoán nhà nước ; nghiên cứu và thực
hiện phương thức khớp lệnh liên tục, sử dụng lệnh thị trường trong giao
dịch thay đổi thời gian giao dịch phù hợp với quy mô thị trươngf , nghiên
cứu và phát triển nhà đầu tư có tổ chức ....
Trên cơ sở đó , đưa hoạt động và quản lý TTCK đi vào nề nếp ,
hình thành đồng bộ và từng bước nâng cao thể chế TTCK thích hợp với
điều kiện phát triển và trình độ quản lý của đất nước ta .
Bốn là , nâng cao năng lực , hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
về chứng khoán và TTCK , bảo đảm cho thị trường hoạt động sôi động ,

10



lành mạnh , có chật tự và có hiệu quả trên cơ sở tăng cường quản lý nhà
nước và kết hợp đúng đắn giữa tự quản và thanh tra , giám sát của các cơ
quan chức năng nhăm đưa TTCK phát triển đúng quỹ đạo , dịnh hướng
XHCN của đất nước .

11


KẾT LUẬN
Nhìn chung lại , trong tiến trình đổi mới nền kinh tế và kết quả đạt
được sau 15 năm đổi mới, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây
dựng , hoàn thiện và phát triển thể chế kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, trong đó có thị trường tiền tệ , thị trường hối đoái và TTCK. Điều
đó đã thể hiện sự quyết tâm , kiên định xây dựng ngày càng đồng bộ , hoàn
chỉnh hơn các loại thị trường trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi ,
thông thoáng , lành mạnh cho doanh nghiệp và cho nhà đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh.
Vì vậy vấn đề đang để nhà nước ta quan tâm hiện nay, đó là việc
chúng ta phải không ngừng tăng cường những ưu việt và hạn chế những
khiếm khuyết của TTCK Việt Nam . Đưa TTCK ở nước ta thành một công
cụ dắc lực , quan trọng trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển nền
kinh tế chung của đất nước, để nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế
hiện đại của thế giới.
Sau khi nghiên cứuTTCK của nước ta , chúng ta đã có thể nhận định
rằng nhiệm vụ rất quan trọng và trọng tâm của TTCK Việt Nam hiện nay
vẫn hết sức nặng nềvà không ít nhưng khó khăn , nó đòi hỏi sự quan tâm ,
lãnh đạo sát xao, sáng suốt của Đảng và nhà nước ; sự vươn lên đồng bộ
của các bộ ,ngành, địa phương, các doanh nghiệp , các tổ chức liên quan ,
đặc biệt là sự vươn lên của TTCK nói riêng và toàn bộ ngành chứng khoán

Việt Nam.
Tiểu luận tài chính của em với đề tài “ TTCK ở Việt Nam và một số
vấn đề đang đặt ra để tiếp tục phát triển” còn nhiều hạn chế. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến , những đánh giá của các thầy các cô để bài
tiêu luận của em hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các thầy cô.

12


MỤC LỤC
Phần 1. Lời nói đầu.
Phần 2. Nội dung chính.
I. Khái quát chung về TTCK.
1. Khái niệm, cơ cấu và nguyên tắc hoạt động của TTCK.
2. Những ưu việt của TTCK.
II. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
1. Những điều kiện ra đời TTCK ở Việt Nam .
2. Mô hình TTCK ở Việt Nam.
III. Một số vấn đề đang được đặt ra để tiếp tục phát triển TTCK ở
Việt Nam
1. Những thuận lợi và khó khăn của TTCK.
2. Định hương và giải pháp tiếp tục phát triển TTCK .
Phần 3. Phần kết luận.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình tài chính của trường đại học QLKDHN.

2. Diễn đàn chứng khoán Việt Nam- số 2 – tháng 2 /2002
3. Tạp chí tài chính , báo kinh tế ....

14



×