Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

UMC báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 29 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của toàn thế giới thì công nghiệp nói chung và nghành
điện tử nói riêng cũng trên đà phát triển không ngừng. Theo năm tháng những tập
đoàn chuyên làm về lĩnh vực điện tử đã dần chinh phục và chiếm lĩnh hầu hết các
lĩnh vực trong cuộc sống. Nổi bật nhất là các tập đoàn có uy tín và thương hiệu hàng
đầu trên thế giới như:
Tập đoàn SAMSUNG, NOKIA, LG……….ở Việt Nam chúng ta cũng có rất
nhiều các tập đoàn lớn như tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, VNPT,
UMC………là một trong những tập đoàn danh tiếng hàng đầu toàn cầu. Với doanh
thu đáng kể UMC được xếp vào top những tập đoàn hàng đầu thế giới. Thực hiện
chính sách vươn xa và mở rộng phát triển UMC bắt đầu du nhập vào VIỆT NAM và
đặt trụ sở chính tại khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương) vào ngày 1 tháng 1
năm 2007. UMC là công ty sản xuất các linh kiện điện tử bên cạnh việc thúc đẩy
các hoạt động sản xuất kinh doanh đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam, UMC còn
được biết đến là một tập đoàn tiên phong về công tác xã hội vì cộng đồng qua việc
chú trọng thực hiện triết lý; vì sự nghiệp công nghiệp hóa; vì thế hệ tương lai; mang
nụ cười cho mọi người; bảo vệ môi trường và giữ gìn văn hóa.
Sau bao ngày tháng đi trải nhiệm thực tế tại công ty. Đó là khoảng thời gian
vất vả vì đây là lần đầu sinh viên được làm quen mới môi trường thực tế . Tuy nhiên
qua đây cũng tạo cho sinh viên một kiến thức thực tế nhất , những kiến thức được
học đã được áp dụng vào đời sống công nghiệp như thế nào. Em năm nay là sinh
viên năm thứ 4 trường Đại học công nghiệp Hà Nội em cũng rất vui khi nhà trường
đã tạo cơ hội cho em và nhiều bạn khác được đi trải nhiệm thực tế tại một công ty
rất lớn, một công ty rất nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, nhiều
chính sách đãi ngộ với công nhân viên.
Vẫn đang là những sinh viên chưa tốt nghiệp nên chúng em không có điều
kiện tiếp xúc nhiều với thực tiễn sản xuất, vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Tuy nhiên, sau 2 tháng thực tập tại công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam đã giúp
chúng em hiểu biết thêm nhiều điều và tích lũy được nhiều kinh nghiệm; từ tác
phong, thái độ làm việc đến các vấn đề liên quan đến chuyên ngành. Chúng em xin
gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty TNHH Điện tử UMC Việt


Nam đã tạo điều kiện và cho phép chúng em được thực tập tại quý công ty; cám ơn
các cô chú anh chị công nhân đặc biệt là các thành viên bộ phận PD1 đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng em trong suốt quá trình thực
tập.


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trong Khoa Điện Trường ĐH
Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp tại
Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam.
Trong quá trình thực tập chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót
làm ảnh hưởng đến công ty cũng như quý thầy cô. Kính mong quý công ty và thầy
cô nhiệt tình đóng góp ý kiến để sau khi tốt nghiệp chúng em có thể hoàn thiện bản
thân và trở thành người có năng lực hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ....5
1. Lịch sử hình thành và phát triển UMC Việt Nam............................................5

1.1

Lịch sử......................................................................................................5

1.2

Ý nghĩa tên gọi và logo.............................................................................5

1.3

Sơ đồ tổ chức nhà máy UMC.................................................................10

1.4

Phương châm hoạt động..........................................................................11

1.5

Chủ đề của tập đoàn UMC năm 2018.....................................................12

1.6

Thông điệp..............................................................................................13

2. Các quy định nội bộ.......................................................................................13
2.1

Quy định về an toàn giao thông..............................................................13

2.2


Quy định phòng cháy, chữa cháy............................................................14

2.3

Quy định về sử dụng đồng phục và thẻ nhân viên..................................14

2.4

Quy định khu vực làm việc và di chuyển trong nhà máy........................14

2.5

Quy định về thời gian làm việc..............................................................15

2.6

Quy định về việc xin nghỉ.......................................................................15

2.7

Các quy định khác..................................................................................15

3. Chính sách.....................................................................................................16
CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG......................................17
1. Đánh giá những điểm rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị và dụng cụ.......17
2. Phòng chống cháy nổ.....................................................................................19
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT
TẠI NƠI THỰC TẬP..............................................................................................20
1. Các quy định về tiêu chuẩn trong cắm tay sản xuất.......................................20

2. Công đoạn cắm tay sản xuất bảng mạch........................................................20
3. Một số linh kiện & bảng mạch đã tham gia sản xuât.....................................21

CHƯƠNG 4: TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN............................................................24
3


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
1.
2.
3.
4.

Khoa Điện

Những hiểu biết đã tiếp nhận được ở trường và thực tế ở cơ sở sản xuất......24
Khả năng, năng lực của bản thân...................................................................24
Những đóng góp của sinh viên đối với cơ sở sản xuất...................................24
Những góp ý, kiến nghị và đề xuất................................................................25

4


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH
NỘI BỘ
1. Lịch sử hình thành và phát triển UMC Việt Nam

1.1

Lịch sử

-

1.2
-

Tên công ty: Công Ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam – là một thành viên
của tập đoàn UMC
Tên giao dịch đối ngoại: UMC Vietnam Co., Ltd
Thành lập: 1/4/2006, bắt đầu đi vào hoạt động tháng 1-2007
Giấy phép đầu tư số 2198 GP cấp bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Chế xuất 100% VDTNN
 Vốn đầu tư: 100.000.000 USD
 Trong đó Vốn pháp định 18.000.000 USD
Sản phẩm chính: Bảng mạch máy in, máy fax, linh kiện ôtô, xe máy, đầu đĩa
Ý nghĩa tên gọi và logo
Ý nghĩa tên gọi
o U : Uchiyama ( Tên gia đình sở hữu công ty)
o M : Manufactured ( Sản xuất)
o C : Company ( Công ty )

-

Ý nghĩa logo
o Vòng tròn tượng trưng cho khách
hàng và những sản phẩm của
khách hàng

o Phần bên dưới tượng trưng cho
tinh thần đoàn kết của toàn thể
công nhân viên UMC



Có 1 nhà máy:
5


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

 Nhà máy và là trụ sở chính: nhà máy Hải Dương (2007)
 Diện tích mặt bằng: 200.000 m2
 Diện tích nhà xưởng: 94.000 m2
 Địa chỉ: Lô A1, KCN Tân Trường, xã Tân Trường, huyện Cẩm
Gìang ,Hải Dương, Việt Nam.

-

Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy ở Hải Dương

6


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện




6/2006: Lễ khởi công xây dựng nhà máy ở Hải Dương



12/2006: khánh thành nhà máy.

7


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện



1/2010: Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tới thăm nhà máy



6/2015: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm nhà máy
8


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội




Khoa Điện

Sản phẩm chính: bảng mạch máy in,máy fax

9


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội



Khoa Điện

Quy mô hiện nay nhà máy: Hơn 4000 cán bộ công nhân viên.
10


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Các công ty thành viên

Trung Quốc

ĐIỆN T UM UMC Dongguan
(Sản xuất · Kinh doanh · Mua sắm)
Sản phẩm điện tử Sanwa Sheng (Dongguan) Công ty TNHH Công nghệ điện tử Sanwa Sheng
(Dongguan) Co, Ltd Trung Quốc nhân dân của tỉnh Quảng Đông thành phố Đông Quan
Hoengzheng Huangdong Village Yuquan khu công nghiệp Diện tích sàn: 30.000 m²

+ hotline: 86-769-8786-2222

Trung Quốc

CÔNG TY SẢN XUẤT ĐIỆN T UM UMC (ĐỒNG GƯƠNG)
(Sản xuất · Kinh doanh · Mua sắm)
Công ty TNHH sản xuất điện tử Sanwa Sheng, Ltd (Dongguan) Co, Ltd Trung Quốc No.20 số
Dongguan cầu Head Town, tỉnh Quảng Đông, quận Daegu,
+ hotline: 86-769-8102-4999

Trung Quốc

11


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

UMC ELECTRONICS HỒNG KÔNG
(Bán hàng · Mua sắm · Logistics)
Công ty TNHH Công nghệ cao Sanwa Sheng Hồng (中中) Khu vực Tân Cương Hồng Kông
Đường Aoi Chang 56 Khu Thương mại 2 Phòng 1
+ hotline: 852-2620-5797

Việt Nam

UMC ELECTRONICS VIETNAM
(Sản xuất · Kinh doanh · Mua sắm)
Khu công nghiệp Tân Trường Cẩm Giàng,

Hải Dương, VIỆT NAM.
Diện tích sàn: 37.000 m²
+ hotline: 84-220-357-0001

Thái Lan

UMC ELECTRONICS (Thái Lan)
(Sản xuất · Kinh doanh · Mua sắm)
Khu công nghiệp TFD 1/23 Moo 5 Tambol Tha Sa-Am Amphar Bang Pakong Chachoengsao
24130 THÁI LAN
Diện tích sàn: 18.000 m²
+ hotline: 66 - (0) 38 - 989 - 828

Mexico

UMC Electronics Mexico, SA de CV
(Sản xuất · Kinh doanh · Mua sắm)
Mexico Hoa Kỳ Jalisco Tiểu bang Lagos Demoleno Thành phố Colinas de Lagos Khu công
nghiệp Diện tích sàn: 15.000 m²
+ hotline: 52-474-116-6055

12


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Đức


UMC Electronics Europe GmbH
(Bán hàng)
Landsberger Strasse 302 80687 München, Đức
+ hotline: 49-89-90-405-425

Trung Quốc

Sanwa Seng Công nghệ Điện tử (Dongguan) Co, Ltd Công ty Cổ phần Vũ
Hán (bán hàng)
Thành phố Vũ Hán Quận Jianghu Xây dựng Quốc lộ số 568 Tòa tháp Thương mại Thế giới
mới 1
4518 Tầng 4518 Tầng
+ hotline: 86-138-2925-9071
+ hotline: 86-136-5000-1042

Mỹ

UMC ELECTRONICS NORTH AMERICA, Inc.
(Bán hàng)
1600 W LAKE St. Melrose Park, IL 60160 Hoa Kỳ

13


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Công ty TNHH Nhân viên hành chính UMC
中 337 - 0051

Saitama-ken Saitama-shi Minakami-ku Higashi Omiya 5-44-1 Tòa nhà TAK 4F
hotline: 048-682-2100
Trang web WEB: />
Công ty CyberCore (trước đây là Unitech)
中 020-0045
Thành phố Morioka Thành phố Morioka Trạm Morioka Nishitetsu 2 - chome 9-1 Tầng 10 của
Mario
Trang web WEB: />
1.3
-





Sơ đồ tổ chức nhà máy UMC
Ban giám đốc
 Bộ phận sản xuất trực tiếp:
 Phòng đúc nhựa (Sản xuất linh kiện nhựa)
 Phòng ép nén kim loại (Sản xuất linh kiện kim loại)
 Phòng máy và công nghệ sản xuất (Thiết kế, bảo dưỡng khuôn)
 Phòng sản xuất PCB (Chuyên sản xuất bản mạch điện tử)
 Phòng lắp ráp (Lắp ráp các linh kiện thành sản phẩm hoàn
chỉnh)
Bộ phận kế hoạch:
 Phòng kế hoạch (Lập kế hoạch các hoạt động cho công ty)
 Phòng quản lý sản xuất (Lập kế hoạch sản xuất, quản lý và cấp linh
kiện)
 Phòng đổi mới sản xuất
Nhóm dự án:

 Dự án A (Dự án tự động hóa)
 Dự án B (Dự án cải tiến hệ thống lưu chuyển hàng hóa
14


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Bộ phận gián tiếp sản xuất:
 Phòng hành chính và nhân sự
 Phòng kế toán
 Phòng quản lý chi phí
 Phòng quản lý điều phối
 Phòng điều phối
 Phòng thiết bị và nhà xưởng
 Phòng môi trường
 Phòng quản lý công nghệ
 Phòng quản lý chất lượng sản phẩm
 Phòng công nghệ sản phẩm 1
 Phòng công nghệ sản phẩm 2
 Phòng công nghệ sản xuất
 Phòng tin học
 Phòng vận tải



1.4

Phương châm hoạt động

 Chủ trương của công ty

UMC luôn hoạt động theo nguyên tắc tôn trọng con người, UMC luôn đề cao
tinh thần cảm tạ, UMC cung cấp những sản phẩm chứa đựng nhiều tâm huyết. Do
đó chúng ta cùng nhau nỗ lực hết mình
 Quan điểm của công ty
Thông suốt dịch vụ chăm sóc khách hàng dựa trên tinh thần tạo ra những sản
phẩm chứa đựng nhiều tâm huyết UMC, hoạt động theo tiêu chuẩn 2.5, mang năng
lực kỹ thuật và khả năng cạnh tranh cao để hướng tới một doanh nghiệp S-EMS
được khách hàng thế giới lựa chọn
 Phương châm kinh doanh
Tiến hành QCD triệt để, thông suốt tinh thần khách hàng là thượng đế, với tư
cách là một thành viên của xã hội có ý chí và có đạo đức, nỗ lực một cách tích cực
để cống hiến cho xã hội, mang đến những cơ hội mang tính công bằng, điều kiện
làm việc tốt và cuộc sống phong phú cho tất cả thành viên công ty.
.

15


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
1.5

Khoa Điện

Chủ đề của tập đoàn UMC năm 2018
 Tập đoàn UMC nỗ lực không ngừng nhằm đáp ứng kì vọng của khách hàng,
phấn đấu trở thành công ty được các nhà đầu tư tín nhiệm
Chất lượng là yếu tố quyết định trong thời đại này, vì vậy hãy không ngừng
nâng cao chất lượng kinh doanh, nâng cao giá trị của doanh nghiệp

Yêu khách hàng và sản phẩm của khách hàng, xây dựng thành một công ty
được khách hàng yêu quý


Thật đẹp hình ảnh chúng ta nỗ lực hàng ngày, miệt mài trong công việc.Coi
trọng sự nỗ lực, nhiệt huyết, sự kiên trì và ý chí phấn đấu. Làm việc với quan
điểm đồng nghiệp là người trong gia đình, nơi làm việc là nhà, lỗ lãi là kinh
tế gia đình
UMC không dung thứ hành vi quấy rối, lạm quyền, vi phạm sổ tay tuân thủ.
UMC là công ty của tôi, xây dựng công ty thành một gia đình thân thiện,
nghiêm khắc, ấm áp

UMC luôn công bằng, không phân biệt trên dưới, luôn lắng nghe và trao đổi
với nhau bằng sự cởi mở, tích cực
 Nhất định hoàn thành mục tiêu, và đặt cao hơn nữa. Không lo sợ thất bại.
Làm việc trên tinh thần thử thách. Công việc chúng ta luôn cải tiến
Qúy trọng một đồng doanh thu, một đồng đơn giá, một đồng kinh phí, một
đồng lợi nhuận
1.6

Thông điệp

THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Với mục đích bảo tồn thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Việt Nam nói riêng và
của thế giới nói chung,UMC thiết lập hệ thống quản lí rác thải, tái sinh 100% các
loại nhựa, kim loại và giấy. UMC sử dụng công nghệ không gây tổn hại với môi
trường như hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cho bộ phận đúc nhựa và công
nghệ sấy bằng dầu khô nhanh cho phép bộ phấn ép nén kim loại cũng như áp dụng
phương thức hàn không chỉ đối với bộ phận sản xuất mạch.
Song song với việc bảo vệ môi trường trong nhà máy, UMC còn đề ra trương

chình “Điều phối xanh” đối với các nhà cung cấp. Thông qua chương trình này, các
nhà cung cấp đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường do UMC và
pháp luật Việt Nam đề ra. Các linh kiện trước khi được chuyển đến các nhà máy thì
UMC đều đảm bảo là “Sản phẩm thân thiện với môi trường”.
16


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

Sự tập trung kiên định vào việc bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm
của công ty đã được thừa nhận thông qua việc UMC Việt Nam đã được cấp chứng
chỉ hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001.

2 Các quy định nội bộ
2.1
-

Quy định về an toàn giao thông
Tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn giao thông.
Đối với tất cả các cán bộ công nhân viên của UMC Việt Nam khi tham gia
giao thông bằng xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm và xe bắt buộc phải có
gương chiếu hậu và đặc biệt không được uống rượu bia khi tham gia giao
thông. Riêng người lái xe phải có giấy phép lái xe và được gián chứng chỉ
lên thẻ nhân viên.

2.2
-


Quy định phòng cháy, chữa cháy
Nghiêm cấm mang hóa chất dễ gây cháy nổ. Khi phát hiện thấy cháy phải
thông báo ngay cho cấp trên của mình, hô to để mọi người cùng biết sau đó
tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những người có trách nhiêm hoặc của lực
lượng phòng cháy, chữa cháy.
Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm.

2.3
-

-

Quy định về sử dụng đồng phục và thẻ nhân viên
Đồng phục:
 Mặc quần áo đồng phục sạch sẽ, gọn gàng.
 Nếu mặc áo khoác phải kéo áo lên sát cổ, nếu mặc áo sơ mi phải cho


vạt áo vào trong quần (đối với nam).
Đội mũ theo quy định khi vào khu vực sản xuất; đi giày theo quy định



không giẫm chân lên gót giày, không bỏ chân ra khỏi giày khi đang ở
trong công ty.
Luôn đeo thẻ lên bên vai trái đối với phòng ban lắp ráp, kẹp thẻ trên

túi áo trước ngực đối với phòng ban khác trong suốt quá trình làm
việc.
Thẻ nhân viên:

17


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện



Thẻ nhân viên là tài sản của công ty mọi trường hợp mất thẻ hoặc



quên thẻ đều phải thông báo ngay cho cấp trên của mình để được bảo
lãnh hoặc cấp thẻ mới.
Thẻ nhân viên được sử dụng để ra vào công ty và được sử dụng trong
suốt thời gian làm việc. mỗi ngày làm việc tất cả các công nhân đều
phải quẹt thẻ 2 lần

2.4
-

Quy định khu vực làm việc và di chuyển trong nhà máy
Khu vực làm việc:
 Không nói chuyện riêng, đùa nghịch trong khu vực làm việc.
 Không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc.
 Không nghe nhạc, sử dụng tại nghe trong giờ làm việc kể cả giờ nghỉ
giải lao chỉ được nghe nhạc ở khu vực căng tin và không được vứt rác
ra khu vực làm việc.


-

2.5
2.6
-

-

Di chuyển trong nhà máy:
 Di chuyển nhanh nhẹn, có hàng lối không chen lấn, xô đẩy.
 Đi đúng phần đường quy định.
 Không đi qua các phòng ban khác.
Quy định về thời gian làm việc
Ca làm việc: có 2 ca làm việc : ca ngày từ 8h00 đến 17h00, ca đêm từ 20h00
đến 5h00.
Ca ngày: làm việc 5 ngày / tuần; từ thứ 2 đến thứ 6.
Ca đêm: làm việc 6 ngày/ tuần; từ thứ 2 đến thứ 7.
Trong 1 tháng được nghỉ 2 thứ 7 và 4 chủ nhật.
Mỗi ngày làm tăng ca không quá 3 tiếng.
Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất 15 phút để chuẩn bị cho công việc.
Quy định về việc xin nghỉ
Khi muốn xin nghỉ phép phải thông báo cho Leader hoặc người quản lý trực
tiếp ít nhất là 3 ngày.
Đối với các trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý và
trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng nhận của
cơ quan y tế nếu không có coi như không hợp lệ.
Trường hợp xin nghỉ hẳn phải thông báo cho Leader bằng văn bản ít nhất 30
ngày ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nghỉ trong hợp đồng lao
động.
18



Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

-

Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian quy định hoặc
không nhận được sự đồng ý của người quản lý coi như là nghỉ không phép.

2.7
-

Các quy định khác
Quy định khi dùng dao, kéo và các vật dụng nguy hiểm
 Khi muốn sử dụng dao, kéo phải thông báo cho leader hoặc Support.
 Nghiêm cấm sử dụng vào mục đích cá nhân.
Quy định về việc ăn uống tại công ty
 Không được ăn uống trong khu vực làm việc kể cả khu vực nghỉ giải

-

3



lao. Chỉ được ăn uống tại khu vực căng tin.
Uống nước đúng nơi quy định, không sử dụng nước uống vào mục




đích rửa tay, rửa mặt.
Sau khi uống xong phải phân loại cốc và úp cốc đúng nơi quy định.

Chính sách
-

Phúc lợi
 Được mua hàng ở siêu thị với giá rẻ, y tế chăm sóc sức khỏe, có xe



-

-

đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm hàng ngày.
Được tiền mừng tuổi công ty vào dịp tết.
Có các hoạt động giải trí: ngày hội thể thao, ngày hội gia đình, cuộc

thi hùng biện tiếng anh, tiếng nhật,…
Kỷ luật lao động
 Cảnh báo bằng miệng.
 Kỷ luật bằng văn bản.
 Gửi công văn chấm dứt lao động.
Phong cách
 Làm việc chăm chỉ, nhanh nhẹn, đúng thời gian quy định
 Thực hiện theo phương châm 5S
o SEIRI (Sàng lọc) : Phân loại những vật cần dùng và không cần

dùng.
o SEITON (Sắp xếp) : Sắp xếp những vật dụng sao cho an toàn,
mỹ quan
o SEISO (Sạch sẽ) : Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc
o SEIKETSU (Săn sóc) : Tiêu chuẩn hóa và duy trì 3S
o SHITSUKE (Sẵn sàng) : Thực hiện nhiều lần tạo thói quen, tự
giác tuân thủ

19


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH AN TOÀN LAO ĐỘNG
1
cụ

Đánh giá những điểm rủi ro trong quá trình sử dụng thiết bị và dụng

Hình ảnh dây truyền cắm tay: Gồm dây truyền và máy hàn

-

20


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội


Khoa Điện

-

Khi muốn sử dụng dao trong công việc, cần phải thông báo cho
Supporter, Leader và phải có form ký tên xác nhận của G5 mới được
phép sử dụng.

-

Đối với các thiết bị sử dụng điện, sử dụng khí phải tắt nguồn điện trước
khi tiến hành sửa chữa
Tuyệt đối không đưa các bộ phận cơ thể người (Tay, chân, đầu)… vào
trong thiết bị điện và khí khi đang vận hành.
Đối với việc Robocar: Chú ý không di chuyển vào đường riêng của

-

Robocar để tránh va chạm dẫn đến tai nạn lao động.

21


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

2

Khoa Điện

-


Với
các
công việc khác nhau cần tuân thủ đeo đồ bảo hộ đầy đủ:bao ngón,quần
áo,mũ,giầy,găng tay…..

-

Tuyệt đối tuân thủ theo tiêu chẩn được giao

-

Không tự ý làm việc,đổi chỗ

-

Sử dụng các loại dây cắm nguồn, dây USB… các Jig, dụng cụ dây
chuyền.

Phòng chống cháy nổ
a.
b.
-

Nghiêm cấm mang các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ vào trong công ty.
Quy trình thoát hiểm khi có cháy
Khi phát hiện thấy cháy nổ thông báo ngay cho quản lý.
Giữ tâm lý bình tĩnh và nghe theo chỉ dẫn
Khi chạy thoát hiểm phải chạy theo lối thoát hiểm, không chen lấn xô
đẩy khi thoát hiểm.


22


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

**Đặc biệt
khi phát
hiện bất thường trong mọi vị trí thì phải dừng thao tác và báo ngay cho Leader

23


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY
TRUYỀN SẢN XUẤT TẠI NƠI THỰC TẬP
Từ lúc bắt đầu và trong quá trình thực tập em đã được tham gia vào
các công đoạn sản xuất khác nhau của bộ phận PD1-FAT. Em xin được
trình bày những nội dung mà em học được:
1.Các quy định về tiêu chuẩn chạy máy FCT
- Đọc tiêu chẩn, xác định đúng loại model
- Kiểm tra và xác nhận tình trạng máy FCT vào tờ ký Checksheet
- Những model lỗi, rơi xuống đất đều phải dừng thao tác chờ cấp trên xác
nhận mới được chạy máy tiếp.
- Bắt buộc hoàn thành thao tác trước khi rời vị trí thao tác

- Không được nói chuyện gây mất trật tự trong line
- Không được tự ý chuyển vị trí thao tác
- Nghiêm cấm chuyển model giữa các line tránh gây nhầm Model
- Khi rời vị trí thao tác phải được sự cho phép của Leader Line và đeo thẻ
“ĐANG RỜI VỊ TRÍ”
- Đeo gang tay hoặc bao tay cao su trước thi thực hiện thao tác.

2.Công đoạn chạy máy FCT
1. Lấy mạch và check phiếu tình trạng của từng loại model
2. Kiểm tra tiêu chuẩn chạy máy FCT của từng loại model
3. Kiểm tra nối đất máy FCT đảm bảo an toàn cho người thao tác
4. Chạy FCT thử mạch NG-OK mỗi loại 3 lần trước khi kí Checksheet
5. Kiểm tra và xác nhận model vào tờ ký Checksheet
6. Chuẩn bị khay đựng mạch của model trước và sau máy FCT, chuẩn bị bút
đánh dấu máy.
 khay để mạch của model trước: là các khay để bảng mạch chạy
FCT sau máy hàn robot.
 khay để mạch của model sau: là các khay để bảng mạch đã
chạy FCT và có dấu máy.
7. Thực hiện chạy FCT:
- Tùy thuộc vào từng loại model bảng mạch mà sẽ có tiêu chuẩn thao
tác khác nhau. Thứ tự thao tác cơ bản thường như sau:
24


Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Khoa Điện

- Chỉ tay xác nhận tên model cần sản xuất(tránh gây nhầm lẫn model gây

lọt lỗi sang bên khách hàng)
- Kiểm tra mối hàn xem có thừa thiếc, thiếu thiếc, nổ thiếc,nối chân,.. hay
không. Nếu bản mạch OK thì làm tiếp bước sau, nếu bản mạch NG thì
phải thả vào khay NG.
- Kiểm tra các linh kiện còn lại trên bản mạch xem có NG hay không và
thục hiện như bước trên.
- Nếu bản mạch OK tao đưa vào chạy máy FCT theo tiêu chẩn của từng
loại model. Nếu bản mạch OK thì đánh dấu máy và chuyển sang công
đoạn sau, nếu bản mạch NG thì ghi giấy lỗi và thả vào khay NG.
- Check màu dây(nếu có) và chấm marking Ca: ở công đoạn này phải
kiểm tra dấu ngày,tháng,năm dấu máy,màu dây nếu NG phải làm đúng
tiêu chuẩn xử lý hàng NG, nếu OK thì đưa ra để người check hàng.
8. Sau khi chạy được 10 bản mạch phải check lại màu dây bằng jig so dây,
sau đó chấm marking (xác nhận hàng OK) để chuyển sang bên đóng gói.
**Chú ý:
-Một thao tác phải nhanh và đảm bảo chất lượng để quá trình sản xuất đạt sản lượng
được giao.
-Tránh làm sai thao tác dẫn đến bị chỉ trích , lập biên bản.

3.Một số linh kiện & bảng mạch đã tham gia sản xuât
-

Tên một số model bản mạch mà em được tham gia thao tác
+ RM1-7896
+ RM1-7592
+ RM2-7405
+ RM1-7593
+ RM3-7179
+ RM1-7895
+ RM2-9100

+…
Hình ảnh minh họa một số MODEL:

25


×