Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 56 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7 MB, 37 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:

1-2

II.Cơ sở lí luận:

2-4

IV.Cơ sở thực tiễn:

4-5

1.Thuận lợi:
2. Khó khăn:
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :

5

V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

5

Phần B: NỘI DUNG
I, Khảo sát kỹ năng sống của trẻ.


6-7

1. Biện pháp 1: Thông qua một số hoạt động có chủ đích nhằm tạo cho
trẻ có sự tự tin và khả năng sáng tạo.

8-18

2. Biện pháp 2: Thông qua một số trò chơi vận động ở ngoài trời để
trang bị cho trẻ một số kỹ năng cần thiết.

19-26

3. Biện pháp 3: Xây dựng các đề tài hoạt động ngoài trời.

27-30

4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh

31

Phần C. KẾT QUẢ

32-33

Phần D. KẾT LUẬN

34-35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt

động ngoài trời”.

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài :
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều
vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, còn có
những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu
mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa
chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, để vượt
qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro
trong cuộc sống.
Việc hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng
đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục kỹ năng sống phải được đo bằng sự
vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống
hạnh phúc, sống có ý nghĩa. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ phát
triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần
thiết về kỹ năng sống để các em sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các
em hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động
cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã
hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người,
giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Ở các nước trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã
được đưa vào chương trình giảng dạy và là một môn học. Ở Việt Nam, năm học
2009- 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh vào dạy thí điểm ở một số trường mầm non và tiểu học. Có
thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là một phương pháp giáo dục cần
thiết để trẻ bớt thụ động trong việc học và giao tiếp xã hội.
Song trên thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các trường mầm
non còn chưa được quan tâm nhiều và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được
tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt

cho trẻ hiểu và hình thành những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Là giáo viên mầm non nhiều năm, nhận thức được tầm quan trọng của kỹ
năng sống đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào
để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi có hiệu quả. Tôi nhận thấy rằng đối
với trẻ 5-6 tuổi “giáo dục kỹ năng sống” không phải là nói cho trẻ biết thế nào
là đúng, thế nào là sai như ta thường làm. Các phương pháp cổ điển như bài
giảng đi theo những chuẩn mực, cô hỏi trẻ thụ động trả lời sẽ hoàn toàn thất bại
1/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành
vi thì khoảng cách còn rất lớn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng
lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ
trẻ.
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động được trẻ đón
nhận một cách hứng thú và tích cực nhất. Là giáo viên mầm non ai cũng đều
nhận thấy hoạt động ngoài trời là một hoạt động mà trẻ luôn mong chờ và đây
cũng là hoạt động tạo ra nhiều cơ hội để trẻ phát triển về mọi mặt, giúp trẻ được
tự thể hiện mình, thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của bản thân.
Chính vì vậy, tôi đã nghiên cứu cách tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả. Qua thời gian thực hiện tôi
đã tích lũy được một vài kinh nghiệm, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số
kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi thông qua
hoạt động ngoài trời”.
II.Cơ sở lý luận:
Vào đầu thập kỷ 90, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc như tổ chức Y tế thế
giới, Quỹ cứu trợ nhi đồng, Tổ chức giáo dục văn hóa và khoa học, các nhà giáo

dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục để tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm
ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là kỹ năng
sống. Hay nói cách khác kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành
mạnh cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng
ngày.Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá trễ để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ
tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ phi có sự thay đổi sâu
sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi
này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như
giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều
tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng
sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non. Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia
tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao
siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết
sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự
lập”Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao
tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết
cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự
lập có những ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và kết quả học tập
của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những
2/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được
những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
Một số kỹ năng sống cần thiết đối với trẻ 5-6 tuổi đó là:
- Sự tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là
phát triển sự tự tin trong trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về

trong cá nhân và trong mối quan hệ với người khác. Không ai sinh ra đã có ngay
sự tự tin. Đó là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học
hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy
mình có giá trị. Một trẻ tự tin sẽ “duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong
học tập và luôn sẵn sàng đón nhận những thách thức mới, mong muốn được yêu
quý và đón nhận chính là khởi đầu tuyệt vời để trẻ gần gũi hơn với mọi người.
- Kỹ năng hợp tác: Đây là một đức tính cần thiết đối với trẻ ở lứa tuổi này.
Có những việc chúng ta không thể tự làm được, nếu được người khác giúp đỡ
thì ta sẽ hoàn thành được việc ta muốn làm. Khi chúng ta kết hợp năng lực làm
việc của mình với người khác theo cùng một mục đích chung, đó chính là sự
hợp tác. Sự hợp tác giúp ta hoàn thành nhiệm vụ của mình nhanh chóng và dễ
dàng hơn là tự mình làm lấy. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cùng làm, cùng
chơi với bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ với bạn.
- Kỹ năng giao tiếp: Một trong những kỹ năng cơ bản rất quan trọng đối
với trẻ nhỏ đó là kỹ năng giao tiếp. Cô giáo cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và
diễn đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị
trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Đây là một kỹ năng có vị trí
chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên
cứu khoa học. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến
nào đó trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.
Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống có vô vàn các tình huống
xảy ra đòi hỏi con người phải giải quyết, ứng phó. Khả năng vận dụng các kỹ
năng sống một cách linh hoạt sẽ cho phép trẻ xử lý tốt các tình huống xảy ra với
trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
- Sự tò mò và khả năng sáng tạo: Có lẽ một trong những kỹ năng quan trọng
nhất cần có ở trẻ giai đoạn này là sự khao khát được học hỏi, được khám phá. Giáo
viên cần sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các tư liệu và các hoạt động mang tính chất khác
lạ, thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ cụ thể dễ đoán trước được.

3/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

- Kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết
đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, nhận biết và không tự ý sử
dụng những đồ vật gây nguy hiểm, không đi theo và nhận quà của người lạ khi
chưa được người thân cho phép, biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy
định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm
III. Cơ sở thực tiễn:
* Thực trạng:
Được sự phân công của nhà trường năm nay tôi được phân công giảng
dạy lớp MGL. Tôi nhận thấy lớp mình có những thuận lợi và khó khăn sau đây:
1. Thuận lợi
* Cơ sở vật chất:
- Trường MN tôi đang công tác là trường chuẩn quốc gia, lớp học rộng rãi
khang trang,trang thiết bị và ĐD dạy và học của cô và trẻ phục vụ cho hoạt động
học tương đối đầy đủ. Môi trường lớp được trang trí đẹp, sáng tạo, phù hợp cho
hoạt động học của trẻ.
* Giáo viên:
– Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình
với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi,
nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm
sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là
việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện tham dự các lớp bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ do trường và quận tổ chức.
*Học sinh:

- 100 % các cháu được chuyển lớp từ 4 tuổi, cho nên có nề nếp tương đối
tốt. Trẻ mạnh dạn, tự tin, có nề nếp thói quen trong hoạt động.
- Đa số trẻ năng động, hứng thú tham gia các hoạt động học do cô tổ chức.
2. Khó khăn:
- Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giáo
viên nghiên cứu, tham khảo.
- Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.

4/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

- Không gian trường hẹp nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động ngoài
trời.
- Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có những kỹ năng sống cần thiết
phù hợp theo độ tuổi.
IV. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
1 Mục tiêu:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được hiểu là giáo dục những kỹ năng mang
tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển tải những gì mà mình biết
(nhận thức), những gì mình cảm nhận(thái độ) và những gì mình quan tâm( giá
trị) thành những khả năng thực thụ giúp trẻ biết phải làm gì và làm như thế nào
trong những tình huống khác nhau của cuộc sống xung quanh trẻ.
2. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi.
- Nghiên cứu thực tiễn để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo

dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn A2 .
- Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông
qua hoạt động ngoài trời.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, lớp A2 năm học 2016-2017.

5/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.
PHẦN B: NỘI DUNG.

I. Khảo sát một số kỹ năng sống cần thiết của trẻ.
Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả. Nhà giáo dục
K.Đ.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi
mặt”. Do đó, để nắm được tình hình, khả năng của trẻ, từ đó lên kế hoạch giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ
năng sống phù hợp với trẻ 5- 6 tuổi.
Đối với tâm sinh lý trẻ em 5-6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ
cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian
đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự tự tin, kỹ năng hợp tác,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, sự tò mò và khả năng sáng tạo, kỹ
năng giữ an toàn cá nhân. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với
lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ.
Bảng khảo sát một số kỹ năng sống của trẻ:


Kỹ năng sống

Tiêu chí đánh giá

1. Sự tự tin

Trẻ biết được mình là ai, cả về trong cá nhân và
trong mối quan hệ với người khác

2. Kỹ năng hợp tác

Trẻ biết phân công công việc trong quá trình chơi
với nhau, biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn,
biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn, biết cảm
thông và giúp đỡ bạn trong quá trình làm việc.

3. Kỹ năng giao tiếp

Trẻ biết diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác
hiểu, biết điều chỉnh giọng nói và sử dụng từ ngữ
phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, chăm chú lắng
nghe người khác nói và chờ đến lượt trong giao
tiếp, trò chuyện.

4. Kỹ năng xử lý tình
huống

Trẻ có những hành động ứng phó đúng với các tình
huống xảy ra trong cuộc sống


5. Sự tò mò và khả năng
sáng tạo

Trẻ hứng thú học hỏi, khám phá, tìm tòi cái mới,
hay đặt câu hỏi: Vì sao?

6. Kỹ năng giữ an toàn cá Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghi
nhân
sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết, biết tránh
6/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

xa những đồ vật và những nơi gây nguy hiểm
Đầu năm học 2015- 2016 qua khảo sát lớp, tôi thấy kỹ năng hoạt động tự
phục vụ bản thân của trẻ còn yếu, trẻ chưa tự tin trong giao tiếp với cô giáo và
bạn bè, đa số các cháu còn rụt rè chưa mạnh dạn trong hoạt động học và hoạt
động vui chơi. Hơn nữa trẻ chưa ý thức được việc làm nào đúng, việc làm nào là
chưa đúng, đa số các cháu đều hoạt động theo bản năng chưa có kỹ năng hợp
tác, giao tiếp, xử lý tình huống, chưa thể hiện được sự sáng tạo và sự tò mò.
Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ đầu năm và thu được kết
quả như sau:
Đạt
STT

Kỹ năng sống


Tổng số
trẻ

Số
trẻ

Tỉ
%

Chưa đạt
lệ Số trẻ

Tỉ lệ
%

1

Tính tự tin

59

37

63%

22

37%

2


Kỹ năng hợp tác

59

32

54%

27

46%

3

Kỹ năng giao tiếp

59

31

52%

28

47%

Kỹ năng xử lý
tình huống


59

4

25

42%

24

58%

Sự tò mò và khả
năng sáng tạo

59

5

26

44%

23

56%

59

6


Kỹ năng giữ an
toàn cá nhân

35

59%

24

41%

Qua các số liệu khảo sát trên, tôi nhận thấy các kỹ năng sống của trẻ còn
nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở và mong muốn tìm ra những giải
pháp thiết thực để nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng sống đặc biệt thông qua các
hoạt động ngoài trời. Cho nên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp sau:

II. Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
thông qua hoạt động ngoài trời.
1. Biện pháp 1: Thông qua một số hoạt động có chủ đích nhằm tạo cho trẻ
có sự tự tin và khả năng sáng tạo.
7/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Trước hết, chúng ta phải nhận thấy rằng: một trong những kỹ năng đầu
tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa
là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ

với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi
tình huống ở mọi nơi mọi lúc.
Các nhà tâm lý học nhi khoa đã chỉ ra rằng việc vui chơi ngoài trời không
chỉ tăng cường thể chất mà còn tác động rất lớn đến khả năng ghi nhớ, phản xạ,
kỹ năng xã hội và phát triển tư duy cho trẻ. Vận động giúp bé giải phóng
endophins (hóc- môn giúp người ta luôn vui vẻ, luôn cảm thấy yêu đời) tạo nên
tâm lý tích cực cho trẻ. Cũng theo đó, trẻ em có lối sống năng động ít có nguy
cơ mắc trầm cảm hơn.
1.1 Hình thành cho trẻ tính tự tin.
Với trẻ Mầm Non chơi là hoạt động chủ đạo, chơi mà học - học mà chơi,
thông qua chơi trẻ lĩnh hội những hiểu biết về khoa học cũng như cuộc sống.
Ngoài những hoạt động khám phá, tìm tòi thì với thiên nhiên ấy ta có thể
xen lẫn vào đó các trò chơi vận động, học tập, dân gian để củng cố tri thức mà
trẻ vừa được khám phá, trải nghiệm.
Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cần lưu ý tạo cho trẻ không khí sôi nổi,
thoải mái, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi tích cực. Cần xen kẽ trò chơi động
và tĩnh để giúp trẻ cân đối về thể lực. Có thể tận dụng các nguyên vật liệu thiên
nhiên sẵn có trên sân để tổ chức thành trò chơi học tập đơn giản, nhưng cũng
nhằm mục đích củng cố tri thức và phát triển tư duy ở trẻ.
Ví dụ:
Trò chơi học tập khi trẻ mới học ở giờ toán với đề tài “Đếm đến 6, nhận
biết chữ số 6” ta có thể cho trẻ tìm 6 cây trong vườn giống nhau và tìm sô 6 gắn
vào đó.
Cho mỗi trẻ nhặt 6 lá cây và xếp thành hình bé thích như: Hoa 6 cánh…
Tổ chức cho trẻ được chơi tự do theo ý thích: Cho trẻ chơi với cát, nước,
xây mô hình bằng cát, sỏi, vẽ trên sân, trên cát, đất hoặc trẻ có thể chơi các trò
chơi đóng vai, leo trèo, đánh đu, trốn tìm, đuổi nhau…trẻ chơi theo ý thích, chơi
các trò chơi dân gian mà trẻ biết, chơi với các trò chơi sẵn có ở ngoài trời.

8/35



“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Trẻ chơi trò chơi dân gian tại sân

Ngoài ra trẻ còn được hoạt động trong các lễ hội, ngày tết được tố chức ở
ngoài trời.

9/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Khi trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, khi trẻ đùa nghịch, cười nói,
chạy nhảy...thực chất là trẻ khám phá học hỏi, và có điều kiện phát triển tốt nhất
những cảm xúc tích cực của mình.
Thông qua trò chơi giúp cho trẻ có tính đoàn kết, yêu thương nhau, sự tự
tin, can đảm trước những sự việc biến đổi không ngừng của cuộc sống.
Để hình thành tính tự tin cho trẻ ngoài các hoạt động ngoài trời, tôi đã sử
dụng rất nhiều biện pháp thực hiện khác ở trong lớp học như:
- Xây dựng hình ảnh của giáo viên ở đây theo tôi không chỉ ở trước mặt trẻ
mà còn với phụ huynh. Chắc hẳn ai cũng biết nghề giáo viên là nghề được ví với
câu “làm dâu trăm họ” mỗi 1 phụ huynh gửi con đều có những mong muốn ở
giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, có người chỉ mong cô
chiều chuộng con …. Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó vì vậy việc xây dựng
hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình ảnh của cô trong mắt phụ
huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong cách chăm sóc giáo dục con họ

và sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với phụ huynh giúp trẻ hình thành tính
tự tin. Quả đúng vậy, theo trao đổi với phụ huynh tôi được biết : ở nhà trẻ luôn coi
những gì cô thể hiện, cô nói là đúng, là nhất hơn cả bố mẹ của trẻ vì cô là người
điều khiển trong mọi hoạt động, trẻ luôn dõi theo những biểu hiện của cô.
Nắm bắt được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ
ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử nhất là
việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm,
coi trọng những suy nghĩ cũng như cách thể hiện của trẻ.
Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo được
sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học tập và
cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích cực
tham gia hoạt động cùng cô và các bạn và từ đó khuyến khích trẻ hình thành tính
tự tin. Khi giáo viên xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và luôn là tấm gương trong
trí nhớ của trẻ thì những lời khích lệ của giáo viên quả là một biện pháp tốt để
khuyến khích sự tự tin ở trẻ. Tôi thấy rằng với trẻ phải thường xuyên nói những
lời khích lệ kịp thời bởi nếu không trẻ không biết khi nào cô hài lòng với mình
và bản thân khi được nghe những lời khen, trẻ sẽ luôn nhớ từ đó sẽ tạo được sự
tự tin của trẻ trong các công việc khác.
- Là một người giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi hiểu rõ những mong muốn
thành công nhỏ bé của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành công
khi tham gia vào trò chơi hay những bài tập…. Với những trẻ nhanh nhẹn,
thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó. Còn với
10/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của
mình thì không lẽ trẻ sẽ không bao giờ thành công? Đây là vấn đề khiến bản

thân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không thực hiện được nhiệm vụ cô đề ra
trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không thể có sự tự tin trước
đám đông bởi vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có
đựơc sự thành công như :
+ Trong giờ học đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ có
thể trả lời được.
+ Bên cạnh giờ hoạt động học trong các giờ hoạt động khác tôi cũng luôn

giao nhiệm vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công.
- Theo tiến sĩ Polland cho rằng “một đứa trẻ con được trải nghiệm cảm
giác của cả sự thất bại lẫn thành công. Khi trẻ gặp thất bại chắc chắn trẻ sẽ cảm
thất rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của
cô. Trong những lúc này tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại. Khi trẻ mắc phải sự
thất bại tôi không nhạo báng, phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tin
khi tham gia vào các hoạt động mà đưa ra lời gợi ý hoặc giúp đỡ trẻ hoàn thành
ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa thực hiện được việc gì tôi không sử dụng từ
“không” mà sử dụng từ “ chưa”. Tôi dạy trẻ chấp nhận sự thất bại không chỉ qua
các giờ học mà tôi thường tạo tình huống trong ngày để dạy trẻ. Kết thúc tình
huống thường tạo niềm tin cho trẻ để có được thành công trong lần sau.
Với việc dạy trẻ chấp nhận sự thất bại tôi thấy trẻ lớp tôi không những không
bị mất đi sự tự tin mà còn tạo được cho trẻ ý thức luôn cố gắng để lần sau thực hiện
tốt các công việc được giao. Cụ thể trong các giờ học, các hoạt động có tính thi đua
được trẻ luôn cố gắng hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình ( của đội mình) trong
thời gian qui định khiến cho các giờ học luôn đảm bảo được thời gian.
Trên thực tế lớp tôi là lớp với 97% học sinh ở vùng ngoại thành và có đến
40% trẻ phát âm ngọng âm L- N. Tôi thấy rằng sau một số lần được các cô sửa sai
khi phát âm ngọng âm L- N trẻ thiếu sự tự tin khi giao tiếp với cô do sợ mình sẽ
phát âm nhầm. Và tôi thiết nghĩ việc trẻ nhỏ phát âm không chính xác (chẳng hạn
nhu: Đến lớp – Đến nớp, Củ cà rốt – Củ cà lốt; trời nóng – Trời lóng , …) chủ yếu
là do co quan phát âm của trẻ chưa linh hoạt, nhạy cảm, trẻ chưa biết cách diều

chỉnh hơi thở ngôn ngữ và giọng nói cho phù hợp với nội dung nói khiến trẻ cũng
mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Vì vậy tôi dã sáng tác một số bài thơ ngắn có tác
dụng rất tốt cho việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ có thể tự tin
khi giao tiếp.
Bé đến lớp
11/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Hôm nay đến lớp
Lòng bé rộn ràng
Bước chân theo mẹ
Trên con đường làng
Nắng vàng theo bé
Vào lớp mầm non
Nắng nghe bé hát
Nắng bảo: “Bé ngoan”.
Nhớ cô
Năm nay Nam
Lên năm tuổi
Học lớp lớn
Lớp cô Linh
Nam luôn nói
Lên lớp một
Nhớ cô nhiều
Những bài thơ này chúng tôi đã áp dụng dạy trẻ trong chủ diểm “ Trường
mầm non”, dạy trẻ phân biệt âm L- N. Kết quả là trẻ rất hứng thú đọc đi đọc lại
giảm tỉ lệ ngọng âm L- N từ 35% xuống còn 7%. Và trẻ đã tự tin hơn rất nhiều

trong giao tiếp với cô và các bạn trong mọi hoạt động ở lớp.
Bên cạnh việc hình thành sự tự tin cho trẻ trong giao tiếp thông qua các
bài thơ. Tôi đã xây dựng 1 số trò chơi với tên gọi quen thuộc giống trên truyền
hình, cách chơi vui nhộn như: Vượt qua thử thách, Trổ tài nghệ sĩ, Hỏi xoáyđáp xoay để rèn luyện sự tự tin cho trẻ.
* Trò chơi: Hỏi xoáy- đáp xoay
- Cách chơi: Cô hoặc trẻ trong lớp đặt ra các câu hỏi ngắn. Khi nghe đọc
xong câu hỏi trẻ phải trả lời nhanh, ngắn gọn các câu hỏi của cô và các bạn đưa
ra theo chủ đề đang học
- Mục đích: Hình thức chơi như một cuộc trò chuyện nhưng sẽ với tốc độ
hỏi- đáp nhanh. Trò chơi thường được sử dụng làm trò chơi củng cố trong các
tiết học nhằm khắc sâu lại bài học cho trẻ và khuyến khích trẻ mạnh dạn tự tin
trả lời đáp án nhanh, dứt khoát.

12/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

* Trò chơi: Vượt qua thử thách
- Cách chơi: Trẻ phải gánh quang gánh đi qua cầu (ghế thể dục) sao cho
không bị ngã xuống ghế và không rơi các lọai quả ra ngoài.
- Mục đích: Trò chơi này được sử dụng trong giờ hoạt động ngoài trời và
được sử dụng làm trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất rèn sự mạnh
dạn tự tin vượt qua thử thách thực hiện đựơc cả 2 nhiệm vụ đó là đi trên ghế thể
dục và ghánh hàng sang kia sông. Và các loại hàng hoá sẽ được thay đổi cho phù
hợp với chủ đề đang học.

Trò chơi: Vượt qua thử thách
* Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ

- Cách chơi: Trẻ sẽ cùng nhau thể hiện tài năng qua các môn nghệ thuật:
Múa, võ, vẽ, nhảy, trình diễn thời trang … và thể hiện những sở trường của mình
trước đám đông
- Mục đích: Các môn nghệ thuật thường giúp trẻ bộc lộ được sự tự tin
nhiều nhất vì vậy tôi không chỉ tổ chức trò chơi này trong chủ đề nghề nghiệp
mà còn thường xuyên tổ chức vào ngày cuối tuần và đôi khi ngay trên sân khấu
trong giờ hoạt động ngoài trời để phát triển sự tự tin cho trẻ.

13/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Trò chơi: Trổ tài nghệ sĩ
Đây là ba trong mười trò chơi mà tôi đã tổ chức cho trẻ chơi nhằm hình
thành sự tự tin của trẻ. Những trò chơi này tôi chủ yếu lấy những cái tên trò chơi
đang nổi tiếng trên truyền hình để thu hút sự tập trung chú ý, gây hứng thú ở trẻ
và kết quả là khi tham gia vào những trò chơi vui này trẻ đã quên đi sự nhút nhát
và thay vào đó tôi thấy rõ sự tin tin mong muốn có được sự thành công trong trò
chơi trên khuôn mặt của trẻ.
1.2 Hình thành cho trẻ sự tò mò và khả năng sáng tạo.
Vui chơi ngoài trời cũng thúc đẩy trí tưởng tượng, tăng cường kỹ năng
quan sát, tổng hợp và phân tích sự vật xung quanh của trẻ. Từ đó, trẻ phân biệt
được hình khối, màu sắc và khả năng ngôn ngưc của trẻ vì thế được phát triển.
Vốn từ vựng được mở rộng với mô tả những trải nghiệm của chính bé.
Mọi trẻ em đều tiềm ẩn năng lực sáng tạo, vấn đề là giáo viên có biết các
phương pháp khuyến khích trẻ, có giành đủ thời gian tương tác tích cực với
chúng, có giao cho chúng những nhiệm vụ (trò chơi/tình huống) đòi hỏi phải có
hành vi sáng tạo hay không.

Sự sáng tạo của trẻ em không giống như sự sáng tạo của người lớn. Sáng
tạo của người lớn là tạo ra cái mới, cái độc đáo, gắn với tính chủ đích, có tính
14/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

bền vững và thường là kết quả của quá trình nỗ lực tìm tòi... Sự sáng tạo của trẻ
em lại khác, thường bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng... và thường
không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm,
vào tình huống và thường kém bền vững.
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí
tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh, vì vậy đây là giai đoạn tối ưu,
là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.
Tại sao chỉ vài mỗi gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ
là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hình
thù, vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại thu
hút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa. Đó là vì trẻ được chơi với những
ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ không phải
sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xét thường thấy
ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo.

Trẻ sáng tạo màu bằng chính đôi bàn tay của mình
Giáo viên cần làm gì để phát triển trí sáng tạo cho trẻ?
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí
tưởng tượng bay bổng,... khả năng liên tưởng mạnh... vì vậy đây là giai đoạn tối
ưu, là "mảnh đất" mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.
15/35



“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Tại sao chỉ vài mỗi gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc chỉ
là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không rõ hình
thù..., vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người lớn, nhưng lại
thu hút toàn bộ tâm trí trẻ, chúng chơi rất say sưa. Đó là vì trẻ được chơi với
những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh trong quá trình chơi, chứ
không phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp hay không đẹp theo cách nhận xét
thường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng trí tưởng tượng sáng tạo.
Vậy có những cách nào giúp trẻ sáng tạo?
Cho trẻ quan sát một bức tranh, trẻ có thể kể thành một câu chuyện có
tình tiết, có lô gíc, biết đặt tên cho bức tranh vậy là chúng đã sáng tạo ra câu
chuyện theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của chúng rồi. Cho trẻ xem những
hình tròn, hình vuông, hình tam giác... rồi để trẻ vẽ chúng thành những thứ trẻ
thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con chuột..., vậy là chúng đã
sáng tạo. Trẻ nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với
tình huống... đó là sáng tạo.

Trẻ trang trí thiếp tặng mẹ
Trẻ càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng có
nhiều cơ hội để phát triển. Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành vi của
16/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

trẻ, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương pháp để nuôi

dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra điều tiềm ẩn trong chúng một khả năng, kỹ năng
nào đó. Vì vậy, việc bồi dưỡng, kích thích trẻ phát huy những khả năng này. Nếu
chúng ta có những biện pháp đúng, phù hợp sẽ là sự thúc đẩy tuyệt vời cho sự
phát triển của trẻ về sau.

Trẻ nặn các con vật theo trí tưởng tượng của mình
- Muốn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình
thành tư duy sáng tạo, thì không thể để trẻ cứ chơi tự do (để trẻ tự chơi một
mình nhiều khi rất có hại), lại càng không phải là những trò chơi đơn lẻ, ngẫu
hứng. Người lớn thường ngạc nhiên, kỳ vọng...trước một hành vi quá thông
minh, rất sáng tạo bất ngờ xuất hiện ở trẻ, rồi lại băn khoăn, thất vọng... vì chờ
mãi không thấy những hành vi tương tự xuất hiện, mà thay vào đó là những
hành vi không mong đợi như mè nheo, hờn dỗi, ăn vạ...
- Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở trẻ sẽ nhanh chóng
biến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố. Cả cô giáo lẫn cha
/mẹ cần phải để tâm, dày công tìm kiếm các bài tập, tình huống, thiết kế thành
trò chơi, tìm cách lôi cuốn trẻ... giúp trẻ thực hành đóng vai, chơi say sưa, tập
luyện một cách thường xuyên và có hệ thống mới mong sớm giúp trẻ hình thành
tư duy sáng tạo.
- Chẳng hạn như bài học giúp trẻ suy luận sáng tạo: Điều gì xảy ra nếu bé
không mặc áo ấm đi ra ngoài khi trời lạnh? Nếu trời mưa thì đường sẽ như thế
nào?
17/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

- Sáng tạo trong giải quyết tình huống: Bé sẽ làm gì nếu búp bê bé đang

mặc quần áo biết nói "ôi chị làm em đau quá"?
- Sáng tạo từ những câu hỏi tại sao: Tại sao con người lại có 2 mắt 2 tai,
nhưng chỉ có một miệng?
- Sáng tạo trong giải quyết tình huống bất thường: Bé sẽ làm gì nếu hàm
răng của mình biết nói... " eo ôi tôi chẳng ở lại cùng bạn nữa, bạn chẳng chịu vệ
sinh cho tôi gì cả, tôi sẽ đi đây, rồi một buổi sáng thức dậy bé bỗng thấy mình
chẳng còn chiếc răng nào cả... ?"
- Sáng tạo thông qua các câu hỏi phản đề/ lập dị: bé hãy nghĩ xem có những
tiện ích hay rắc rối nào...nếu con người có thêm một mắt ở phía sau gáy?);
- Kể chuyện sáng tạo...
Chẳng hạn, các em được yêu cầu cùng bạn vẽ một bức tranh hoặc cùng
hoàn thiện một bức vẽ từ những hoạ tiết cho trước, hoặc cùng xé dán/cùng cắt /
nặn..., hoặc cùng xây dựng một công viên vầng trăng từ những khối gỗ đa màu.
Trẻ được phân theo nhóm, được yêu cầu trao đổi để thống nhất cả nhóm phải làm
gì, nhiệm vụ cụ thể của từng người. Sau khi bức tranh hoàn thành, từng trẻ đặt tên
cho bức tranh đó, và giải thích tại sao lại đặt cái tên này, rồi nhóm thảo luận chọn
một cái tên thích hợp nhất. Nhóm trẻ lại được yêu cầu thuyết trình, giới thiệu...
hoặc kể thành câu chuyện... cho nhóm kia (trong vai khách thăm quan).
Chính thông qua những hoạt động được thiết kế tích hợp các mục tiêu, trẻ
sẽ học được cách quan sát, phát hiện thế giới, học cách đặt câu hỏi, học cách giải
thích, trao đổi nhận xét, trải nghiệm những xúc cảm, tạo dựng sự tự tin, phát
triển ngôn ngữ.
Tóm lại, muốn con sáng tạo, giáo viên phải học cách sáng tạo cùng trẻ,
phải dành thời gian để chơi cùng trẻ.

18/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.


2. Biện pháp 2: Thông qua một số trò chơi vận động ở ngoài trời để trang bị
cho trẻ một số kỹ năng cần thiết.
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ học thêm về cách đánh giá rủi ro, hoặc làm
sao để tránh bị thương, đồng thời, dần biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản
thân. Khi vui chơi ở các địa điểm công cộng, sự tự tin của bé dần thể hiện qua
việc dám đi xa hơn, trèo cao hơn, mạnh dạn làm quen nhiều bạn mới hơn, tiếp
xúc với nhiều thứ hơn. Qua đó, trẻ có cảm giác tích cực và dần xây dựng hình
ảnh về bản thân kèm theo khả năng của chính mình.
2.1 Hình thành kỹ năng hợp tác
- Như chúng ta đã biết môi trường là không gian sống của con người và các
loại sinh vật. Hàng ngày mỗi con người đều cần một không gian để sống, để sinh
hoạt. Ví dụ: Môi trường để làm việc, môi trường để học tập, môi trường vui
chơi... Như vậy môi trường là khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người,
mỗi công việc khác nhau. Còn đối với trẻ em, môi trường rất quan trọng đối với
trẻ Mầm non. Đặc biệt là môi trường hoạt động ngoài trời, vì hoạt động ngoài trời
là nhu cầu không thể thiếu được đối với trẻ nó mang lại không khí trong lành, ánh
nắng, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận thông tin qua khám
phá, để xây dựng và hình thành môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ.
- Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng
làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả
năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
- Trẻ mầm non chơi mà học – Học bằng chơi. Hoạt động vui chơi mang
tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu
cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục
kĩ năng sống nên giáo viên lồng ghép giáo dục các kĩ năng sống thông qua nội
dung từng trò chơi đặc biệt là các trò chơi trong hoạt động ngoài trời:
- Trò chơi: “Bắt cá trong chum”
+ Cách chơi: Mỗi đội có 3 trẻ. Trẻ trong đội một tay quàng qua vai bạn
của đội mình, tay kia khoắng trong chum phối hợp với nhau để cùng bắt được

cá. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội nào bắt được nhiều cá nhất đội đó
giành chiến thắng.

19/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

- Trò chơi: “Chuyền bóng”
+ Cách chơi: 3 đội đứng thành hàng dọc, bạn đội trưởng đầu hàng cầm
bóng. Khi có hiệu lệnh bạn đầu hàng chuyền bóng qua đầu cho bạn sau mình và
cứ thế cho đến bạn cuối hàng, bạn cuối hàng sẽ chuyển bóng ngược lại qua chân
cho bạ và cứ thế cho đến bạn đội trưởng đầu hàng, đội nào chuyển bóng xong
trước là đội chiến thắng.
+Luật chơi: Bóng phải chuyển liên tục không được bỏ cách bạn, không
được làm rơi bóng và khi có hiệu lệnh mới được chuyền bóng.

- Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong
lớp hoặc giữa các lớp trong khối 3 lần/ tháng. Trong buổi giao lưu, trẻ được làm
quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm
hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và
củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh
dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu
về đội mình, tổ mình, lớp mình, khối mình cho các bạn đội khác, tổ khác, lớp
khác, khối khác.

20/35



“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

( Ảnh minh họa trẻ trong buổi giao lưu với lớp MGL A6 )
Hoặc khi tổ chức cho trẻ hoạt động lao động, tôi để trẻ chủ động nhận
công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc
tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình
thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi
xảy ra vấn đề cần giải quyết.
2.2 Hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng giữ an
toàn cá nhân.
- Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng
thú và quan tâm nhất, nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết
về thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp
xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung
quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu
tìm hiểu khám phá của trẻ. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh
nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong
cuộc sống. Đối với trẻ 5-6 tuổi nói chung và trẻ mầm non nói riêng, vui chơi là
hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học mà chơi, chơi mà học.

21/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Giáo viên cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho
người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới

xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị
trí chính chủ yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, Nếu trẻ cảm
thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ
dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố cần
thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.
- Thông qua các hoạt động ngoài trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ
động của mình. Đồng thời qua đó trẻ có được sự thoải mái dẽ chịu khi được ra
ngoài hít thở không khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Ở trường
mầm non, trong những giờ hoạt động ngoài trời mọi người có cảm giác như
được trở về với làng quê với những nhóm trẻ tụm năm tụm ba chơi các trò chơi
dân gian, ngoài ra lại có những nhóm trẻ ngồi hàn huyên đôi ba câu chuyện mà
trẻ thích hay có những nhóm trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi
cầu trượt, xích đu, bập bênh…Chính vì vậy hoạt động ngoài trời là một hoạt
động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.

22/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.

Trò chơi: lộn cầu vồng

Trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường
23/35


“Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thông qua hoạt
động ngoài trời”.


Trẻ chơi tự do với đồ chơi trong sân trường
- Phương pháp giáo dục trẻ mầm non phải tạo điều kiện cho trẻ được trải
nghiệm tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng,
đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ theo phương châm chơi mà học, học bằng
chơi. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích tạo cơ hội
cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một
cách vui vẻ.
- Tôi đã sưu tầm các trò chơi vận động, phân loại các trò chơi theo tác
dụng của chúng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Sau đó sử dụng
Microsoft Word xây dựng thư viện “Trò chơi vận động và kỹ năng sống” theo
từng kỹ năng cụ thể. In ra đĩa VCD – DVD để lưu giữ.

24/35


×