Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Trắc nghiệm dược động học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.56 KB, 49 trang )

TRẮC NGHIỆM DƯỢC ĐỘNG HỌC
(Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo)
Bài đại cương
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

Căn cứ vào thể chất người ta chia làm mấy dạng thuốc?
a. 3
c.4
b. 5
d.6
Tiềm lực, chọn câu sai?
a. Tác dụng tối đa khi dùng liều tối đa
b. Được quyết định bởi ái lực với recepter
c. Dùng để so sánh thuốc trong cùng nhóm hóa học
d. Đặc trưng bằng ED50
Dạng thuốc quy ước
a. Là dạng thuốc quen thuộc, bào chế theo kỹ thuật cổ điển
b. Mỗi liều dùng chỉ chứa 1 hoạt chất nhất định, và không thể tăng liều
c. Sử dụng nhiều lần trong ngày


d. Có khả năng giải phóng dần dần
Với các chất là acid yếu hay base yếu khả năng khuếch tán chủ yếu phụ thuộc vào?
a. Sự chệnh lệch nồng độ các chất
b. Hằng số thấm
c. Hằng số phân ly
d. Bề mặt hấp thu
Các chất dinh dưỡng hấp thu vào tế bào chủ yếu theo cơ chế nào?
a. Vận chuyển tích cực nguyên phát
b. Vận chuyển tích cực thứ phát
c. Thụ động
d. Khuếch tán chọn lọc
Glucose được vận chuyển vào tế bào theo cơ chế?
a. Vận chuyển tích cực thứ phát
b. Khuếch tán
c. Khuếch tán thuận lợi
d. Vc tích cực nguyên phát
Vitamin B12 vận chuyển qua màng ruột theo cơ chế?
a) Vận chuyển tích cực thứ phát
b) Khuếch tán
c) Khuếch tán thuận lợi
1


Vc tích cực nguyên phát
8. Các vitamin A,D,E,K vận chuyển theo cơ chế?
a. Vận chuyển cặp ion
b. Vận chuyển tích cực thứ phát
c. Sự ẩm bào
d. Sự thực bào
9. Có mấy con đường đưa thuốc chính vào cơ thể?

a. 3
c. 4
b. 5
d. 2
10. Thuốc nào sau đây dể hấp thu ở niêm mạc dạ dày?
a. Quinine
c. diazepam
b. Barbiturat
d. pyramidon
11. Thuốc nào sau đây khó hấp thu ở dạ dày?
a. Salycilat
c. acetaminophen
b. Epherin
d. salicylate
12. Thuốc nào sau đây mất tác dụng ở dạ dày?
a. Insulin
c. acetaminophen
b. Benzyl penicillin
d. a và b đúng
13. Thuốc dể phân hũy ở gan? Chọn câu sai
a. Hormon sinh dục
c. trinitrat
b. Isoprenalin
d. diazepam
14. Thuốc nào sau đây bị phân hũy 100% bởi vòng tuần hoàn
a. Insulin
c. estrogen
b. CaCl2
d. ouabain
15. Thuốc nào ko hấp thu khi uống?

a. Heparin
c. neotigmin
b. Quinine
d. propranolol
16. SKD chế phẩm khử so với chế phẩm đối chiếu là bao nhiêu thì gọi là TĐSH
a. 70%
c. 50%
b. 140%
d. 90%
17. Sự phân phối thuốc trong cơ thể phụ thuộc vào? Chọn câu sai
a. Tính tan trong lipid của thuốc
b. Lưu lượng máu tới mô
c. Thành phần hóa học của mô
d. Thành phần hóa học của thuốc *
18. Albumin thường gắn chủ yếu các thuốc là
a. Acid yếu
c. base yếu
d)

2


Kiềm yếu
d. muối
19. Thuốc nào sau đâu không gắn kết với pro huyết tương?
a. Heparin
c. Morphin
b. Lincocin
d. diazepam
20. Thuốc nào gắn kết mạnh với protein huyết tương?

a. Rifampicin
c. methotrexate
b. Barbital
d. ethambutol
21. Thuốc gắn kết trung bình với protein huyết tương?
a. Benzyl PNC
c. sulfaguanidin
b. Allopurinol
d. phenulbutazol
22. Tăng tốc độ hấp thu đường dưới da ta dùng?
a. Ticotinamid
b. epinephrine
23. Tốc độ hấp thu đường dưới da phụ thuộc? chọn câu sai
a. Độ nhớt gian bào chất
c. tính thấm mao mạch
b. Acid hyaluronidase
d. ouabain
24. Procain chuyển hóa qua pha I tạo thành?
a. acid p-aminobenzoic mất hoạt tính
b. acid p-aminobenzaic có hoạt tính thay đổi
c. acid p-aminobenzoic giảm tác dụng
b.

3


Câu 1. Thông qua pha I các thuốc được chuyển hóa tạo ra những chất:
a.

b.

c.

d.

Thêm một số nhóm chức trong cấu trúc phân tử dễ dàng liên hợp với 1 số chất để
tạo thành các chất ưa nước hơn, ít tan trong lipid hơn ở pH sinh lý và dễ dàng thải
ra ngoài
Đa số các thuốc sau khi chuyển hóa qua pha I sẽ mất tác dụng, nhưng có 1 số thuốc
vẫn còn giữ nguyên tác dụng, đặc biệt có 1 số thuốc lại tăng tác dụng
Thêm 1 số nhóm chức trong cấu trúc phân tử dễ dàng liên hợp với 1 số chất để tạo
thành các chất ưa lipid hơn, ít tan trong nước hơn ở pH sinh lý và dễ dàng thải ra
ngoài
Các thuốc sau khi chuyển hóa qua pha I sẽ mất tác dụng

Chọn tập hợp đúng:
A.

a,b @

B. b,c

C. a,d

D. c,d

Câu 2. Trong cơ thể các phản ứng chuyển hóa thuốc ở pha I ,II xảy ra chủ yếu ở:
a.
b.

c.


d.

Ruột, ngoài ra còn xảy ra ở 1 số cơ quan như thận, gan, phổi, da v.v…Ở tế bào, pứ
chuyển hóa xảy ra ở lưới nội bào, cytosol, ty lạp thể, nhân và màng bào tương
Thận, ngoài ra còn xảy ra ở 1 số cơ quan như gan, niêm mạc ruột, phổi, da v.v…Ở
tế bào,phản ứng chuyển hóa xảy ra ở lưới nội bào, cytosol, ty lạp thể, nhân và
màng bào tương
Gan, ngoài ra còn xảy ra ở 1 số cơ quan như gan, niêm mạc ruột, phổi, da v.v…
Ở tế bào,phản ứng chuyển hóa xảy ra ở lưới nội bào, cytosol, ty lạp thể, nhân và
màng bào tương @
Gan, , ngoài ra còn xảy ra ở 1 số cơ quan như gan, niêm mạc ruột, phổi, da v.v…
Ở tế bào,phản ứng chuyển hóa xảy ra ở nhân tế bào và màng bào tương.

Câu 3. Các thuốc sau khi chuyển hóa qua pha I sẽ tạo ra:
a.

Một số nhóm chức phân cực như: -OH, -NH2 v.v… @
4


b.
c.
d.

Chất phân cực hơn do liên hợp với một số chất như acid glucuronic, acid acetic,
glutathion, acid sulfuric, v.v…
Những chất có thêm gốc hydrocacbon
Chất hòa tan tốt hơn trong lipid


Câu 4. Các thuốc sau khi chuyển hóa qua pha II sẽ tạo ra:
a.
b.
c.
d.

Các chất chuyển hóa có trọng lượng phân tử lớn hơn, do liên hợp với 1 số chất như
acid glucuronic, acid acetic, glutathion, acid sulfuric, v.v…
Các chất phần lớn dễ ion hóa hơn ở điều kiện pH sinh lý
Chất hòa tan tốt hơn trong lipid
Chất có phân tử lượng nhỏ hơn dễ đào thải theo phân và nước tiểu

Chọn tập hợp đúng:
A.

A,b @

B. b,c

C. a,d

D. c,

Câu 5: Phenobarbital qua chuyển hóa pha I tạo thành:
a.
b.
c.
d.

Hydroxyphenobarbital giảm tác dụng

Hydroxymeprobamat có tác dụng như phenobarbital
Hydroxyphenobarbital mất tác dụng @
Hydroxyphenobarbital có tác dụng hưng phấn TK TW

Câu 6. Cyt- P450 xúc tác cho:
a.
b.
c.
d.

Các quá trình cacboxyl hóa thuốc bằng cách tham gia vận chuyển e tới oxy, là thành
phần quan trọng nhất trong chu trình chuyển hóa thuốc
Các quá trình hydroxyl hóa thuốc bằng cách tham gia vận chuyển e tới sắt, là thành
phần quan trọng nhất trong chu trình chuyển hóa thuốc
Các quá trình hydroxyl hóa thuốc bằng cách tham gia vận chuyển e tới oxy, là
thành phần quan trọng nhất trong chu trình chuyển hóa thuốc @
Các quá trình hydroxyl hóa thuốc bằng cách tham gia vận chuyển e tới carbon, là
thành phần quan trọng nhất trong chu trình chuyển hóa thuốc

Câu 7. Về mặt cấu tạo:
a.

Cyt- P450 là loại Hemoprotein tương tự như Hemoglobin và Myoglobin. Khi tách
Cyt-P450 ta được 2 phần: HEM chứa Mg và protein
5


b.
c.
d.


Cyt- P450 là loại Hemoprotein tương tự như Hemoglobin và Myoglobin. Khi tách
Cyt-P450 ta được 2 phần: HEM chứa sắt và protein @
Cyt- P450 là loại Hemoprotein tương tự như Hemoglobin và Myoglobin. Khi tách
Cyt-P450 ta được 3 phần: HEM , sắt và protein
Cyt- P450 là loại Hemoprotein tương tự như Hemoglobin và Myoglobin. Khi tách
Cyt-P450 ta được 2 phần: HEM chứa sắt và lipoprotein

Câu 9. Người ta đã phân lập được 15 loại Cyt – P450 khác nhau và được chia thành 3
type lớn là:
a.
b.
c.
d.

CyP1, CyP2, CyP3, từ 3 type này được chia thành 4 nhóm và được đánh số theo
chữ cái A, B, C, D. Ví dụ: CyP1A, CyP3A, CyP2C
CyP1, CyP2, CyP3, từ 3 type này được chia thành 5 nhóm và được đánh số theo
chữ cái A, B, C, D, E. Ví dụ: CyP1A, CyP3A, CyP2C @
CyP1, CyP2, CyP3, từ 3 type này được chia thành 6 nhóm và được đánh số theo
chữ cái A, B, C, D, E, G. Ví dụ: CyP1A, CyP3A, CyP2C
CyP1, CyP2, CyP3, từ 3 type này được chia thành 7 nhóm và được đánh số theo
chữ cái A, B, C, D, E,G,H. Ví dụ: CyP1A, CyP3A, CyP2C.

Câu 10. Flavoprotein – NaDP – Cyt P450 Reductase:
a.

b.

c.


d.

Với sự tham gia của các Coenzym: FAD, FMN, NADPH, Cyt C và Mg2+ sẽ cho Cyt
– P450 monooxydase 2 điện tử để chuyển Cyt – P450 monooxydase dạng oxy hóa
thành dạng khử (Fe3+ thành Fe2+)
Với sự tham gia của các Coenzym: FAD, FMN, NADPH, Cyt C và Mg2+ sẽ cho Cyt
– P450 monooxydase 1 điện tử để chuyển Cyt – P450 monooxydase dạng khử
thành dạng oxy hóa (Fe3+ thành Fe2+)
Với sự tham gia của các Coenzym: FAD, FMN, NADPH, Cyt C và Mg2+ sẽ cho
Cyt – P450 monooxydase 1 điện tử để chuyển Cyt – P450 monooxydase dạng
oxy hóa thành dạng khử (Fe3+ thành Fe2+) @
Với sự tham gia của các Coenzym: Cyt C và Mg2+ sẽ cho Cyt – P450 monooxydase
1 điện tử để chuyển Cyt – P450 monooxydase dạng oxy hóa thành dạng khử (Fe3+
thành Fe2+)

6


Câu 11. NADPH- Cyt 450 reductase :
a.

b.
c.

d.

Xúc tác trao đổi điện tử thứ 2, để chuyển oxy trong phức hợp Thuốc – Cyt- 450 –
O2 dạng khử thành Thuốc- Cyt- 450- O2- superoxid anion (oxy mang điện tích
âm) @

Xúc tác trao đổi điện tử thứ 2, để chuyển sắt trong phức hợp Thuốc – Cyt- 450 –
O2 dạng khử thành Thuốc- Cyt- 450- O2- superoxid anion (oxy mang điện tích âm)
Xúc tác trao đổi điện tử thứ 2, để chuyển oxy trong phức hợp Thuốc – Cyt- 450 –
O2 dạng oxy hóa thành Thuốc- Cyt- 450- O2- superoxid anion (oxy mang điện tích
âm)
Xúc tác trao đổi 2 điện tử , để chuyển oxy trong phức hợp Thuốc – Cyt- 450 – O2
dạng khử thành Thuốc- Cyt- 450- O2- superoxid anion (oxy mang điện tích âm)

Câu 12. Để chuyển hóa thuốc tạo ra một số nhóm chức ưa cực hơn chất mẹ và giải phóng
nước, các thuốc phải trải qua chu trình chuyển hóa gồm 4 bước, trong đó bước 1 là:
a.
b.
c.
d.

Thuốc gắn vào Cyt- P450 dạng khử (Fe +++ ) tạo thành phức hợp Thuốc – Cyt –
P450 Fe +++ (RH- Cyt-P450)
Thuốc gắn vào Cyt- P450 dạng oxy hóa (Fe +++ ) tạo thành phức hợp Thuốc – Cyt
– P450 Fe ++ (RH- Cyt-P450)
Thuốc gắn vào Cyt- P450 dạng oxy hóa (Fe +++ ) tạo thành phức hợp Thuốc – Cyt
– P450 Fe +++ (RH- Cyt-P450) @
Thuốc gắn vào Cyt- P450 dạng khử (Fe ++ ) tạo thành phức hợp Thuốc – Cyt –
P450 Fe +++ (RH- Cyt-P450)

Câu 13. Để chuyển hóa thuốc tạo ra 1 số nhóm chức ưa cực hơn chất mẹ và giải phóng
nước, các thuốc phải trải qua chu trình chuyển hóa gồm 4 bước, trong đó bước 2 là:
a.
b.
c.
d.


Với sự tham gia của NADPH, Mg ++, NDHPH reductase chuyển 1 điện tử cho
phức hợp RH-Cyt-P450 Fe ++tạo thành phức hợp RH-Cyt-P450 Fe+++
Với sự tham gia của NADPH, Mg ++, NDHPH oxydase chuyển 1 điện tử cho phức
hợp RH-Cyt-P450 Fe +++ tạo thành phức hợp RH-Cyt-P450 Fe++
Với sự tham gia của NADPH, Mg ++, NDHPH reductase chuyển 2 điện tử cho
phức hợp RH-Cyt-P450 Fe +++ tạo thành phức hợp RH-Cyt-P450 Fe++
Với sự tham gia của NADPH, Mg ++, NDHPH reductase chuyển 1 điện tử cho
phức hợp RH-Cyt-P450 Fe +++ tạo thành phức hợp RH-Cyt-P450 Fe++ @
7


8


Câu 15. Để chuyển hóa thuốc tạo râ 1 số nhóm chức ưa cực hơn chất mẹ và giải phóng
nước, các thuốc phải trải qua chu trình chuyển hóa gồm 4 bước, trong đó bước 4 là:
a.

b.

c.

d.

Từ phức hợp RH- Cyt- P450- O2- một nguyên tử oxy được tách ra kết hợp với 2
H+ để tạo thành nước còn 1 nguyên tử oxy thứ 2 oxy hóa thuốc tạo thành nhóm RCOOH và giải phóng ra Cyt – P450 dạng oxy hóa (Fe+++)
Từ phức hợp RH- Cyt- P450- O2- một nguyên tử oxy được tách ra kết hợp với 2
H+ để tạo thành nước còn 1 nguyên tử oxy thứ 2 oxy hóa thuốc tạo thành nhóm ROH và giải phóng ra Cyt – P450 dạng oxy hóa (Fe+++) @
Từ phức hợp RH- Cyt- P450- O2- một nguyên tử oxy được tách ra kết hợp với 2

H+ để tạo thành nước còn 1 nguyên tử oxy thứ 2 oxy hóa thuốc tạo thành nhóm ROH và giải phóng ra Cyt – P450 dạng khử (Fe++)
Từ phức hợp RH- Cyt- P450- O2- một nguyên tử oxy được tách ra kết hợp với 2
H+ để tạo thành nước còn 1 nguyên tử oxy thứ 2 oxy hóa thuốc tạo thành nhóm RCOOH và giải phóng ra Cyt – P450 dạng khử (Fe++)

Câu 16. Phản ứng oxy hóa N-dealkyl xảy ra như sau:
a.
b.
c.
d.

R-NH-CH3 + ½ O2
R-NH-CH3 + ½ O2
R-NH-CH3 + ½ O2
R-NH-CH3 + ½ O2

 R-NH2 + CH3OH
 R-NH2 + CHO
 R-NH2 + CH2O @
 R-NH2 + HCOOH

Câu 17. Phản ứng oxy hóa O-dealkyl xảy ra như sau:
a.
b.
c.
d.

R-O-CH3 + ½ O2
R-O-CH3 + ½ O2
R-O-CH3 + ½ O2
R-O-CH3 + ½ O2







R-OH + CH2O @
R=O + CH2O
R-OH + CH3OH
R-OH + HCOOH

9


Câu 18. Phản ứng Hydroxyl hóa ở chuỗi thẳng xảy ra như sau:
a.
b.
c.
d.

R-CH2-CH3 + O2  R-C(=O)-CH3 + H2O
R-CH2-CH3 + ½ O2  R-CH (OH) – CH3 @
R-CH2-CH3 + O2  R-CHO + CH3 –OH
R-CH2-CH3 + ½ O2  R-COOH + CH3-OH

Câu 19. Tham gia vào chuyển hóa pha I tại microsom gan gồm có:
a.
b.
c.
d.


Cyt 450, các coenzym: NADP, flavoprotein @
Cytocrom b, các coenzym: NADP, flavoprotein
Cytocrom b, các coenzym: NADP, pyridoxal phosphat
CytP 450, các coenzym: NADP, pyridoxal phosphat

Câu 20. Ở pha I các pứ khử thường xảy ra trên một số nhóm chất:
a.
b.
c.
d.

Vòng no, aldehyd, dẫn xuất nitro@
Nhân vòng (vòng chưa no), carboxylic, dẫn xuất nitro
Vòng no, carboxylic, dẫn xuất nitro
Nhân vòng (vòng chưa no), aldehyd, dẫn xuất nitro

Câu 21. Trong chuyển hóa pha I pứ thủy phân xúc tác bởi:
a.
b.
c.
d.

Amidase hoạt tính yếu hơn Esterase nên Procainamid khó chuyển hóa hơn Procain
@
Esterase hoạt tính yếu hơn Amidase nên Procainamid khó chuyển hóa hơn Procain
Amidase hoạt tính yếu hơn Esterase nên Procain khó chuyển hóa hơn Procainamid
Esterase hoạt tính yếu hơn Amidase nên Procain khó chuyển hóa hơn Procainamid

10



Câu 22. Ngược lại với các phản ứng ở pha I:
a.
b.
c.
d.

Các pứ ở pha II được gọi là pứ cộng hợp, cần năng lượng với sự tham gia của
nhiều loại transferase
Các pứ ở pha II được gọi là pứ tổng hợp, không cần năng lượng với sự tham gia
của nhiều loại transferase
Các pứ ở pha II được gọi là pứ tổng hợp, cần năng lượng với sự tham gia của
nhiều loại transferase @
Các pứ ở pha II được gọi là pứ tổng hợp, cần năng lượng với sự tham gia của
nhiều loại reductase

Câu 23. Thuốc hoặc sản phẩm chuyển hóa của thuốc có thể liên hợp với một trong những
chất sau:
a.
b.
c.
d.

Acid glucuronic, Acid acetic, acid sulfuric, Glucose, alanin
Glucose, Acid acetic, Acid sulfuric, Glutathion, Glycin
Acid glucaric, Acid acetic, Acid sulfuric, Glutathion, Glycin
Acid glucuronic, Acid acetic, Acid sulfuric, Glutathion, glycin @

Câu 24: Đa số các thuốc dc liên hợp với acid glucoronic trong pha II

a.

b.

c.

d.

Với sự xúc tác của Gluccuronyl – transferase.Enzyme này nằm trong lưới nội bào
của gan,thận ruột và da và có thể tăng sinh qua phản ứng tổng hợp nhờ một số chất
như Phenobarbitat.@
Với sự xúc tác của Gluccuronyl – transferase.Enzyme này nằm trong lưới nội bào
của gan,thận ruột và da và có thể giảm tổng hợp qua ức chế bởi 1 số chất như
Phenobarbitat.
Với sự xúc tác của Acetyl – transferase.Enzyme này nằm trong lưới nội bào của
gan,thận ruột và da và có thể tăng sinh qua phản ứng tổng hợp nhờ một số chất như
Phenobarbitat.
Với sự xúc tác của Gluccuronyl – reductase.Enzyme này nằm trong lưới nội bào
của gan,thận ruột và da và có thể tăng sinh qua phản ứng tổng hợp nhờ một số chất
như Phenobarbitat.

11


Câu 25. Uridine diphospho glucuronic acid được kết hợp với các chất chuyển hóa của
thuốc có các nhóm chức:
a.
b.
c.
d.


–OH, -S-S-, và –NH2
–OH, -SH, và –NH-CO
–OH, -SH, và –NH2 @
–CHO, -SH, và –NH2

Câu 26: trong pha II để tham gia phản ứng liên hợp Acid glucuronic hoạt hoá dưới dạng:
a.
b.
c.
d.

Uridine monophospho glucuronic acid
Uridine diphospho glucuronic acid @
Uridine triphospho glucuronic acid
Uracine diphospho glucuronic acid

Câu 26. Dưới tác dụng của enzym,aAcid glucoronic hoạt hóa dưới tác dạng acid uridine
diphospho glucuronic được kết hợp với các thuốc chuyển hóa của thuốc có các nhóm chức
–OH,và –NH2, tạo thành các chất liên hợp có dạng:
A.
B.
C.
D.

R – O - glucuronic, R – NH - glucuronic, R – S-S – glucuronic
R – O – glucuronic, R – NH – CO – glucuronic, R – S – glucuronic
R – O-O – glucuronic, R – NH – glucuronic, R – S – glucuronic
R – O – glucuronic, R – NH – glucuronic, R – S – glucuronic. @


Câu 27. Trong pha II của chuyển hóa thuốc dạng hoạt động của acid acetic là :
A.
B.
C.
D.

Acetyl CoA @
Acetyl phosphat
Acetyl acetat
Acetoacetyl CoA

Câu 28. Dưới sự xúc tác của N- acetyl transferase, acid acetic dạng hoạt động sẽ:
A.
B.
C.

Liên hợp với các chất có nhóm chức amin là bậc I ( như hydralazin,sulfamid) để tạo ra
các chất liên hợp dễ tan hơn chất mẹ do đó khó thải trừ hơn.
Liên hợp với các chất có nhóm chức amin là bậc I (như hydralazin,sulfamid) để tạo ra
các chất liên hợp khó tan hơn chất mẹ do đó khó thải trừ hơn. @
Liên hợp với các chất có nhóm chức amin là bậc II (như hydralazin,sulfamid) để tạo ra
các chất liên hợp khó tan hơn chất mẹ do đó khó thải trừ hơn.
12


D.

Liên hợp với các chất có nhóm chức amin là bậc I (như hydralazin,sulfamid) để tạo ra
các chất liên hợp khó tan hơn chất mẹ do đó dễ thải trừ hơn.


Câu 29: N – acetyl transferase có tính di truyền do vây:
A.

B.

C.

D.

Có tác dụng trên chuyển hóa một số chất có nitơ ví dụ INH, Sulfamid, Hydralazin,
Procainamid, Dapson, Caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chuyển hóa nhanh
hoặc chậm rất khác nhau giữa các chủng tộc khác nhau.
Có tác dụng trên chuyển hóa một số chất có dị vòng ví dụ INH, Sulfamid,
Hydralazin, Procainamid, Dapson, Caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
chuyển hóa nhanh hoặc chậm rất khác nhau giữa các chủng tộc khác nhau.
Có tác dụng trên chuyển hóa một số chất có base nitơ ví dụ dụ INH, Sulfamid,
Hydralazin, Procainamid, Dapson, Caffein. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
chuyển hóa nhanh hoặc chậm rất khác nhau giữa các chủng tộc khác nhau.@
Có tác dụng trên chuyển hóa một số chất có nhóm carboxyl. Kết qủa nghiên cứu
cho thấy có tỷ lệ chuyển hóa nhanh hoặc chậm rất khác nhau giữa các chủng tộc
khác nhau.

Câu 30: Acid glucuronic, acid acetic, acid sulfuric dạng hoạt hóa để tham gia phản ứng
liên hợp là:
A.
B.
C.
D.

Acid uridine diphospho glucuronic,acetyl CoA, 3’ phosphoadenin – 5’

phosphosulfat (PAPS)
Acid uridine diphospho glucuronic,acetyl CoA, 3’ phosphoadenosin – 5’ sulfat
(PAPS)
Acid uridine diphospho glucuronic,acetyl CoA, 3’ phosphoadenosin – 5’
phosphosulfat (PAPS) @
Acid uracine diphospho glucuronic,acetyl CoA, 3’ phosphoadenosin – 5’
phosphosulfat (PAPS)

Câu 31: Trong pha II:
A.
B.
C.

Các chất có nhóm chức carbonyl , ví dụ Chloramphenicol sẽ liên hợp với acid
sulfuric hoạt hóa trong cytosol của tế bào dưới sự xúc tác của sulfotransferase
Các chất có nhóm chức carboxyl , ví dụ Chloramphenicol sẽ liên hợp với acid
sulfuric hoạt hóa ở trong cytosol của tế bào dưới sự xúc tác của sulfotransferase
Các chất có nhóm chức amin , ví dụ Chloramphenicol sẽ liên hợp với acid sulfuric
hoạt hóa ở trong cytosol của tế bào dưới sự xúc tác của sulfotransferase

13


D.

Các chất có nhóm chức alcol hoặc phenol , ví dụ Chloramphenicol sẽ liên hợp với
acid sulfuric hoạt hóa ở trong cytosol của tế bào dưới sự xúc tác của
sulfotransferase @

Câu 33: Ở người già:

A.
B.
C.
D.

Thể tích gan giảm,dòng máu tới gan giảm và hoạt tính của enzym ở gan cũng giảm,
do vậy giảm khả năng chuyển hóa nhiều chất khác nhau. @
Thể tích gan giảm,dòng máu tới gan tăng và hoạt tính các enzym ở gan cũng giảm,
do vậy giảm khả năng chuyển hóa nhiều chất khác nhau.
Thể tích gan tăng, dòng máu tới gan tăng và hoạt tính các enzym ở gan giảm, do
vậy giảm khả năng chuyển hóa nhiều chất khác nhau.
Thể tích gan giảm,dòng máu tới gan giảm và hoạt tính các enzym ở gan tăng, do
vậy giảm khả năng chuyển hóa nhiều chất khác nhau.

Câu 34: Đa số các thuốc qua chuyển hóa tại gan tạo thành chất:
A.
B.
C.
D.

Ít tan trong lipid, dễ liên hợp, khó ion hóa ở PH sinh lý mất tác dụng và dễ thải trừ
ra ngoài.
Ít tan trong lipid, dễ liên hợp, dễ ion hóa ở PH sinh lý mất tác dụng và dễ thải trừ
ra ngoài. @
Tan trong lipid, dễ liên hợp, dễ ion hóa ở PH sinh lý mất tác dụng và dễ thải trừ ra
ngoài.
Ít tan trong lipid, khó liên hợp, dễ ion hóa ở PH sinh lý mất tác dụng và dễ thải trừ
ra ngoài.

Câu 35: Sự ức chế hệ Enzym microsom gan tham gia chuyển hóa thuốc được hiểu như

sau:
A.
B.
C.
D.

Có một số thuốc khi đưa vào cơ thể gây ra tác dụng hoạt hóa hệ enzym chuyển hóa
thuốc làm tăng chuyển hóa của một số thuốc khác.
Có một số thuốc khi đưa vào cơ thể gây ra tác dụng ức chế hệ enzym chuyển hóa
thuốc làm tăng chuyển hóa của một số thuốc khác.
Có một số thuốc khi đưa vào cơ thể gây ra tác dụng ức chế hệ enzym chuyển hóa
thuốc làm giảm chuyển hóa của một số thuốc khác.@
Có một số thuốc khi đưa vào cơ thể gây ra tác dụng hoạt hóa hệ enzym chuyển hóa
thuốc làm giảm chuyển hóa của một số thuốc khác.

14


Câu 36: Vơi thuốc nào mất tác dụng sau khi bị oxy hóa ở microsom gan:
A
B
C
D

Nếu enzym chuyển hóa bị ức chế thì thuốc đó sẽ giảm tác dụng và giảm độc
tính.
Nếu enzym chuyển hóa bị ức chế thì thuốc đó sẽ tăng tác dụng và giảm độc
tính.
Nếu enzym chuyển hóa bị ức chế thì thuốc đó sẽ giảm tác dụng và tăng độc
tính.

Nếu enzym chuyển hóa bị ức chế thì thuốc đó sẽ tăng tác dụng và tăng độc
tính.@
Câu 37: Cảm ứng hệ enzym microsom gan là:

A
B
C
D

Hiện tượng làm tăng tổng hợp các protein enzym làm tăng quá trình chuyển
hóa thuốc.@
Hiện tượng làm tăng tổng hợp các protein enzym làm giảm quá trình chuyển
hóa thuốc
Hiện tượng làm giảm tổng hợp các protein enzym làm tăng quá trình chuyển
hóa thuốc.
Hiện tượng làm giảm tổng hợp các protein enzym làm giảm quá trình chuyển
hóa thuốc.
Câu 38: Nếu thuốc không chuyển hóa qua microsom gan:

A

B
C
D

Bất cứ loại chất gây phản ứng nào cũng làm thay đổi được động học cảu thuốc
nhưng tác dụng của thuốc đó không thay đổi.Ví dụ Acetazolamid, Aspirin,
Barbital, Kháng sinh nhóm Aminoglycosid…
Bất cứ loại chất gây cảm ứng nào cũng không làm thay đổi được động học và
tác dụng của thuốc đó. @

Bất cứ loại chất gây cảm ứng nào cũng không làm thay đổi được động học của
thuốc đó nhưng tác dụng của thuốc thì thay đổi.
Bất cứ loại chất gây cảm ứng nào cũng làm thay đổi được động học và tác
dụng của thuốc đó.
Câu 39: Gây cảm ứng tổng hợp enzym ở microsom gan:
A

Không phải là hoạt hóa enzym sẵn có từ trước, mà là giúp tổng hợp những
enzym mới và sự tổng hợp đó đòi hỏi phải có thời gian từ vài giờ đến vài
ngày tùy từng loại chất.@
15


B
C

D

Là hoạt hóa enzym sẵn có từ trước và đòi hỏi phải có thời gian từ vài giờ
đến vài ngày tùy từng loại chất
Không phải là hoạt hóa enzym sẵn có từ trước, mà là giúp tổng hợp những
enzym mới và sự tổng hợp đó đòi hỏi phải đủ lượng chất gây cảm ứng,
không phụ thuộc vào thời gian.
Không phải là hoạt hóa enzym sẵn có từ trước, mà là giúp tổng hợp những
enzym mới và sự tổng hợp đó xảy ra ngay sau khi chất gây cảm ứng có mặt
trong cơ thể.

Câu 40: Trong chuyển hóa thuốc tại gan chất chuyển hóa ít tác dụng hơn chất
mẹ thì:
A

B
C
D

Qua cảm ứng enzym, thuốc sẽ tăng tác dụng và giảm độc tính ( Ví dụ:
Meprobamat, Barbiturat, Tolbutamid…).
Qua cảm ứng enzym, thuốc sẽ giảm nhanh tác dụng và giảm độc tính ( Ví dụ:
Meprobamat, Barbiturat, Tolbutamid…).@
Qua cảm ứng enzym, thuốc sẽ giảm nhanh tác dụng và tăng độc tính ( Ví dụ:
Meprobamat, Barbiturat, Tolbutamid…).
Qua cảm ứng enzym, thuốc sẽ tăng tác dụng và tăng độc tính ( Ví dụ:
Meprobamat, Barbiturat, Tolbutamid…).
Câu 41: Ở người già thể tích gan giảm, dòng máu đến gan giảm dẫn tới:

A
B
C
D

Hoạt tính các enzym ở gan cũng giảm, do vậy giảm khả năng chuyển hóa
nhiều chất khác nhau.@
Nhưng hoạt hóa các enzym ở gan không thay đổi, do vậy khả năng chuyển
hóa nhiều chất khác nhau không thay đổi.
Hoạt tính các enzym ở gan tăng, do vậy tăng khả năng chuyển hóa nhiều chất
khác nhau.
Hoạt tính của các enzym ở gan cũng giảm, do vậy tăng khả năng chuyển hóa
nhiều chất khác nhau.
Câu 43: Lượng Cyt – P450 ở gan:

A

B

Giảm rõ rệt khi chế độ ăn thiếu hụt acid béo bão hòa.
Giảm rõ rệt khi chế độ ăn thiếu hụt glucid, lipid, calci.

16


C
D

Giảm rõ rệt khi chế độ ăn thiếu hụt protein, vitamin, calci, acid béo không bão
hòa.@
Không thay đổi khi chế độ ăn thiếu hụt protein, vitamin, calci, acid béo không
bão hòa.
Câu 44: Khi bị viêm gan, xơ gan thì nồng độ Cyt-P450

A
B
C
D

Tăng 40 -50% , nhưng tốc độ oxy hóa thuốc không thay đổi.
Tăng 40 -50% , do vậy tốc độ oxy hóa thuốc tăng.
Giảm xuống 40 -50% , nhưng tốc độ oxy hóa thuốc không thay đổi
Giảm xuống 40 -50% , do vậy tốc độ oxy hóa thuốc giảm.@
Câu 45: Sinh chuyển hóa có thể tùy thuộc vào tuổi và:

A
B

C

Bệnh tật và dân tộc
Dân tộc và gen
Gen và bệnh tật@
Câu 46: Đơn vị chức năng của gan là:

A
B
C

Thùy gan
Tiểu thùy gan@
Tế bào gan
Câu 47: Gan nhận máu từ:

A
B
C

Tĩnh mạch gan và động mạch cửa
Động mạch gan và tĩnh mạch cửa @
Động mạch cửa và tĩnh mạch cửa
Câu 47: Thuốc phải đi qua gan trước khi vào hệ tuần hoàn:

A
B

Đúng @
Sai


Câu 1:Các siêu cấu trúc của thành mao mạch cầu thận cho phép:
17


a.

b.

c.

d.

Lọc mọi chất lỏng ở mức độ cao, nhưng hạn chế với các hợp chất có phân tử tương
đối lớn, sự lọc chọn lọc này rất quan trọng vì nó ngăn cản sự thất thoát của protein
huyết tương.@
Lọc mọi chất lỏng ở mức độ cao, nhưng hạn chế với các hợp chất có phân tử tương
đối lớn, sự lọc chọn lọc này rất quan trọng vì nó ngăn cản sự thất thoát của glucose
trong huyết tương.
Lọc mọi chất lỏng ở mức độ cao, nhưng hạn chế với các hợp chất có phân tử tương
đối lớn, sự lọc chọn lọc này rất quan trọng vì nó ngăn cản sự thất thoát của lipid
trong huyết tương.
Lọc mọi chất lỏng ở mức độ cao, nhưng hạn chế với các hợp chất có phân tử tương
đối lớn, sự lọc chọn lọc này rất quan trọng vì nó ngăn cản sự thất thoát của protein,
glucid, lipid huyết tương.

Câu 2: Sự lọc qua cầu thận phụ thuộc mức độ phân cực:
a.

b.


c.

d.

Chất có điện tích lớn hơn khó lọc hơn, đặc biệt là các anion, có lẽ là do sự tương tác
tĩnh điện giữa các phân tử được lọc và các điện tích dương cố định trên vách mao
mạch cầu thận.
Chất có điện tích lớn hơn khó lọc hơn, đặc biệt là các anion, có lẽ là do sự tương
tác tĩnh điện giữa các phân tử được lọc và các điện tích âm cố định trên vách mao
mạch cầu thận @.
Chất có điện tích lớn hơn khó lọc hơn, đặc biệt là các canion, có lẽ là do sự tương
tác tĩnh điện giữa các phân tử được lọc và các điện tích âm cố định trên vách mao
mạch cầu thận.
Chất có điện tích lớn hơn khó lọc hơn, đặc biệt là các canion, có lẽ là do sự tương
tác tĩnh điện giữa các phân tử được lọc và các điện tích âm cố định trên vách mao
mạch cầu thận.

18


Câu 3: Độ lọc cầu thận của thuốc ở trẻ sơ sinh như sau:
a.
b.
c.
d.

Thấp hơn người trưởng thành do tỷ lệ nước trong cơ thể của trẻ sơ sinh nhỏ hơn và
dòng chảy huyết tương tại thận thấp hơn.
Cao hơn người trưởng thành do tỷ lệ nước trong cơ thể của trẻ sơ sinh lớn hơn và

dòng chảy huyết tương tại thận cao hơn.
Cao hơn người trưởng thành do tỷ lệ nước trong cơ thể của trẻ sơ sinh lớn hơn và
dòng chảy huyết tương tại thận thấp hơn.
Thấp hơn người trưởng thành do tỷ lệ nước trong cơ thể của trẻ sơ sinh nhỏ hơn và
dòng chảy huyết tương tại thận thấp hơn.@

Câu 4: Tại ống thận một số thuốc bài tiết tích cực với những đặc điểm sau:
A.
B.
C.
D.
E.

Bài tiết tích cực theo hai hệ thống riêng, một loại bài tiết anion hữu cơ, và một loại
bài tiết cation hữu cơ.
Khả năng bài tiết của cả hai loại này có thể bão hòa với nồng độ thuốc cao.
Khả năng bài tiết của cả hai loại này tỷ lệ thuận với nồng độ thuốc trong máu.
Mỗi loại thuốc sẽ có tốc độ bài tiết tối đa riêng.
Bài tiết tích cực theo một hệ thống giống nhau không phân biệt thuốc dưới dạng
anion hay cation.
Chọn tập hợp đúng:
a. A,D,E
b. A,B,D@ c. B,D,E
d. A,C,D

Câu 5: Vai trò của sự bài tiết tích cực tại ống thận
A.

B.
C.


D.
E.

Các hệ thống bài tiết tích cực rất quan trọng trong sự bài tiết thuốc vì anion và các
cation thường bị liên kết mạnh với protein huyết tương và do đó không bài tiết
bằng cách lọc bình thường.
Hệ thống bài tiết tích cực có thể xảy ra nhanh và hiệu quả loại bỏ nhiều loại thuốc
liên kết với protein từ máu và vận chuyển chúng vào ống thận.
Các hệ thống bài tiết tích cực rất quan trọng trong sự bài tiết thuốc vì anion và các
cation thường bị liên kết yếu với protein huyết tương và do đó không bài tiết bằng
cách lọc bình thường.
Hệ thống bài tiết tích cực có thể xảy nhanh và hiệu quả loại bỏ nhiều loại thuốc liên
kết với hồng cầu , bạch cầu từ máu và vận chuyển chúng vào ống thận.
Các hệ thống bài tiết tích cực rất quan trọng trong sự bài tiết thuốc không phân cực
vì thuốc không phân vì thuốc không phân cực thường bị liên kết mạnh với protein
huyết tương và do đó không bài tiết bằng cách lọc bình thường.
19


Chọn tập hợp đúng:
a. A,B@
b. A,D

c. B,C

d. D,E

Câu 6: Vận chuyển thuốc theo cách khuếch tán thụ động tại ống thận phụ thuộc vào:
A. Khả năng hòa tan của thuốc

B. Khả năng ion hóa của thuốc
C. Độ pH của nước tiểu
D. Nhiệt độ môi trường
E. Tình trạng bệnh lý
Chọn tập hợp đúng:
a. A,B,C@

b. A,B,D

c. B,D,E

d. A,C,D

Câu 7. Ba thông số chính để xác định sự bài tiết thuốc qua nước tiểu gồm:
- Sức lọc cầu thận
- Sự bài tiết ở ống thận
- Sự tái hấp thu ở ống thận (chủ yếu là khuếch tán thụ động trở lại)
a. Đúng @
b. Sai
Câu 8. Các siêu cấu trúc của thành mao mạch cầu thận cho phép lọc mọi chất lỏng ở mức
độ cao, nhưng hạn chế với các hợp chất có trọng lượng phân tử tương đối lớn, sự lọc chọn
lọc này rất quan trọng vì nó ngăn cản sự thất thoát của protein huyết tương (như albumin)
vì protein là phần rất qua trọng cho việc duy trì một gradient thẩm thấu trong mạch máu
và thể tích huyết tương.
a. Đúng @
b. Sai
20


Câu 9. Hợp chất với kích thước từ 20Ao đến 42Ao có thể lọc qua cầu thận. Khi kích thước

phân tử tương đương những chất phân cực (ví dụ dextrans sulfate) thường được lọc ở mức
tốt hơn so với các hợp chất trung tính (ví dụ dextrans trung tính).{Kém hơn}
a. Đúng
b. Sai@
Câu 10. Sự lọc qua cầu thận xảy ra với bất kỳ thuốc nào đó hòa tan trong huyết tương, tồn
tại dưới dạng tự do, nghĩa là các chất này không liên kết với protein hay các thành phần
hữu hình trong máu (ví dụ hồng cầu , bạch cầu, tiểu cầu)
a. Đúng@
b. Sai
Câu 11. Sự lọc qua cầu thận xảy ra với bất kỳ thuốc nào đó hòa tan trong huyết tương, tồn
tại dưới dạng liên kết với protein { Ko liên kết với protein huyết tương}
a. Đúng
b. Sai@
Câu 12. Bất cứ yếu tố nào làm thay đổi liên kết thuốc protein thì dẫn tới thay đổi tốc độ
lọc thuốc qua cầu thận
a. Đúng@
b. Sai
Câu 13. Những yếu tố ảnh hưởng đến tố độ lọc cầu thận (glomerular filtration rate: GFR)
cũng có thể ảnh hưởng đến hệ số thanh thải của thuốc. Ví dụ viêm mao mạch cầu thận có
thể làm tăng sự lọc cầu hận và do dó thuốc dễ đi qua cầu thận hơn
a. Đúng @
b. Sai
21


Câu 14. Một số loại thuốc không bài tiết ở ống thận theo kiểu tích cực. Ví dụ những chất
được tạo thành qua phản ứng liên hợp
a. Đúng @
b. Sai
Câu 15. Bài tiết tích cực tại ống thận ở trẻ sơ sinh không mạnh bằng người lớn. Khả năng

bài tiết này có thể giảm ở người cao tuổi.
a. Đúng@
b. Sai
Câu 17. Các hệ thống bài tiết tích cực rất quan trọng trong sự bài tiết thuốc vì anion và
các cation thường bị liên kết mạnh với protein huyết tương và do đó không bài tiết bằng
cách lọc bình thường.
a. Đúng @
b. Sai
Câu 19. Sự khuếch tán thụ động của thuốc từ máu trở lại ống thận xảy ra chủ yếu ở ống
lượn xa và ống góp (đặc biệt trong trường hợp acid hóa nước tiểu)
a. Đúng @
b. Sai
Câu 20. Dạng không ion hóa của thuốc khuếch tán từ dịch ống thận qua tế bào ống thận
rồi vào máu, sự acid hóa làm tăng tái hấp thu (hoặc giảm thải trừ) của các acid yếu, như
salicylat, và giảm tái hấp thu (hoặc tăng thải trừ) với các base yếu, như amphetamin
a. Đúng @
b. Sai

22


Câu 21. Tăng cường việc loại bỏ barbiturat (acid yếu) bằng cách dùng kết hợp
bicarbonate cho bệnh nhân. Sự kết hợp này làm kiềm háo nước tiểu và do đó thúc đẩy sự
bài tiết của thuốc dưới dạng ít hoặc không ion hóa.=>{ ion hoá hoàn toàn hơn}
a. Đúng
b. Sai @
Câu 22 . Sự bài tiết của base có thể được tăng lên bằng cách làm cho nước tiểu có tính
acid hơn thông qua việc sử dụng một muối acid, chẳng hạn như amoni clorua.
a. Đúng @
b. Sai

Câu 23. Lưu lượng và thành phần của mật phụ thuộc vào hoạt động bài tiết của các tế vào
gan. Khi mật chảy vào hệ thống mật qua ống dẫn mật, thành phần của nó có thể thay đổi
do các quá trình tái hấp thu và bài tiết, đặc biệt là các chất điện ly và nước.
a. Đúng @
b. Sai
Câu 24. Hầu hết các hợp chất bên ngoài từ máu vào gan, bình thường không bị giới hạn
bởi vì nội mạc của xoang máu gan, có cấu tạo như một màng xốp, dễ dàng cho các chất
thấm qua. Do đó thuốc có phân tử lượng thấp hơn so với phân tử protein, dễ dàng
chuyển từ huyết tương vào dịch ngoại bào gan.
a. Đúng @
b. Sai

23


Câu 25 . Một số hợp chất được đưa vào gan bởi hệ thống vận chuyển trung gian
( protein xuyên màng), trong khi những thuốc tan trong nước đi qua màng tế bào gan bằng
cách khuếch tán thụ động. Sau đó các chất từ tế bào gan đi vào trong mật , tuy nhiên có sự
chọn lọc.
 {Mỡ}
a. Đúng
b. Sai @
Câu 27 . Ứng dụng thay đổi pH nước tiểu để đào thải dược phẩm:
a. Kiềm hóa nước tiểu với NaHCO3 để đào thải các thuốc có tính acid
b. Acid hóa nước tiểu với acid ascorbic để đào thải các thuốc có tính kiềm
c. A và B đều đúng @
d. A và B đều sai
Câu 28 .Sự đào thải thuốc qua ống thận liên quan đến các tiến trình sau:
a. Sự lọc qua quản cầu thận
b. Sự bài tiết tại ống thận

c. Sự tái hấp thu tại ống thận
d. A, B và C đều đúng @
Cấu 29 . Phát biểu nào sau đây sai:
a. Việc tái hấp thu tại ống thận tùy thuộc vào pH nước tiểu
b. Thuốc có độ ion hóa cao thì thải trừ theo nước tiểu
c. Tái hấp thu tại ống thận chỉ là tiến trình tích cực @

24


Câu 30. Những biến đổi nào sau đây ở gan làm giảm khả năng đào thải thuốc.
I.
II.
III.

Giảm khả năng chuyển hóa các chất.
Sự rối loạn bài tiết mật
Sự giảm khả năng tạo protein
a. I và II đúng @
b. I và III đúng
c. II và III đúng

D, I, II và III đều đúng

Câu 1. Độ thanh thải của thuốc các thuốc có tỷ lệ ly trích ở gan (ER) cao (ER >0.7) phụ
thuộc chủ yếu:
I.

Lưu lượng máu đến gan


II.

Hoạt tính nội tại của hệ enzyme gan

III.

Sự gắn kết với protein huyết tương.
a. I đúng @
b. II và III đúng
c. I và III đúng
d. I,II và III đều đúng

Câu 2 . Độ thanh thải của thuốc các thuốc có tỷ lệ ly trích ở gan (ER) thấp (ER<0.3) phụ
thuộc chủ yếu :
I.
II.
III.

Lưu lượng máu đến gan
Hoạt tính nội tại của hệ enzyme gan
Sự gắn kết với protein huyết tương.
25


×