Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.3 KB, 38 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương I : CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ CÔNG
ĐOÀN CƠ SỞ..................................................................................................2
1. Các Khái niệm :.......................................................................................2
1.1. Quan điểm của C.Mác và V.I. LêNin về công đoàn.............................2
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn..................................................2
1.3. Công Đoàn :.........................................................................................2
1.4. Công đoàn cở sở :................................................................................3
2. Phân loại công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn :...............................................3
3. Quyền hạn chung của tổ chức công đoàn cở sở......................................3
4. Hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở đối với công đoàn cơ sở.........4
5. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt Nam................................................5
CHƯƠNG II : VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG ĐOÀN CỞ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM...........6
HIỆN NAY.......................................................................................................6
1. Vị trí :......................................................................................................6
1.1. Vị trí của công đoàn Việt Nam.............................................................6
1.2. Vị trí của công đoàn trong doanh nghiệp.............................................7
2. Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay............8
2.1. Vai trò của công đoàn Việt Nam..........................................................8
2.2. Vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam...............11
2.3. Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động...................................11
3. Lợi ích của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam. 12
4. Chức năng và nhiệm vụ của Công đoàn ở Việt Nam trong doanh nghiệp. 14
4.1. Chức năng :........................................................................................14
4.2. Nhiệm vụ :..........................................................................................15
5. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong doanh nghiệp...................16


CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT


LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................19
1. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở...........................................19
1.1. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở Việt Nam về tổ chức và
cán bộ........................................................................................................20
1.2. Nguyên nhân......................................................................................22
2. Các giải pháp :.......................................................................................23
2.1. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở
và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh........................................23
2.2. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động Công đoàn cơ sở...........28
2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên,
sự quan tâm của chính quyền các cấp đối với công đoàn cơ sở................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã
cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Cùng với
chủ trương của Đảng và Nhà nước các doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi
hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, số lượng các doanh
nghiệp sẽ ngày càng lớn. Quá trình này sẽ làm tăng tỷ trọng và số lượng
người lao động trong các doanh nghiệp.
Công đoàn cở sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong doanh
nghiệp và với người lao động. Một tổ chức công đoàn cở sở hoạt động hiệu
quả có thể giúp cân đối lợi ích của người sử dụng lao động, qua đó góp phận
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi vai trò của tổ
chức công đoàn cở sở trong doanh nghiệp được phát huy hiệu quả trong
doanh nghiệp được đẩy mạnh, sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh
nghiệp cũng như người lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời tạo động lực

cho doanh nghiệp phát triển bền vững và xây dựng đội ngũ vững mạnh, góp
phần nâng cao sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp
trên thị trường.
Với chức năng, vị trí của mình, phần lớn các Công đoàn cơ sở trong
doanh nghiệp đã phát huy tốt vai trò, đồng hành cùng sự phát triển của doanh
nghiệp trong thời gian qua.
Ý thức được tầm quan trọng của công đoàn , trong bài tiểu luận này tôi
xin làm đề tài “ Vai trò của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam
hiện nay ”. Bài tiểu luận gồm 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức công đoàn và công đoàn cơ sở
Chương II : Vị trí, vai trò và chức năng nhiệm của công đoàn cơ sở
trong doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Chương III : Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Trong bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót do chưa đủ kiến thức, mong
thầy cô bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn !

1


Chương I : CỞ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ CÔNG
ĐOÀN CƠ SỞ
1. Các Khái niệm :
1.1. Quan điểm của C.Mác và V.I. LêNin về công đoàn
Để xây dựng học thuyết của mình, C. Mác đã dày công nghiên cứu quá
trình hình thành, phát triển của phong trào công nhân, công đoàn thế giới cuối
thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Mác đã nêu: "Công đoàn giữ vai trò trường
học - loại trường học đặc biệt" Trường học tranh đấu giai cấp.
Kế tục và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học,
V.I.Lênin đã làm rõ nhiều vấn đề về giai cấp công nhân và phong trào công

đoàn. Theo Lênin: "Công đoàn là trường học chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản của giai cấp công nhân, là một trường học kiểu hoàn toàn không
bình thường; là trường học liên hợp, trường học đoàn kết, trường học bảo vệ
quyền lợi; trường học quản lý kinh tế" .
"Công đoàn nói chung và trường học chủ nghĩa cộng sản nói riêng là
trường học quản lý công nghiệp xã hội chủ nghĩa (rồi dần dần quản lý nông
nghiệp) cho tất cả những người lao động"
"Nhiệm vụ chủ yếu của công đoàn là bảo vệ lợi ích của quần chúng lao
động theo nghĩa trực tiếp nhất và chính xác nhất của danh từ đó" .
"Công đoàn là cái khâu nối liền Đảng và hàng triệu quần chúng lao
động".
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, vận
dụng sáng tạo các luận điểm của Mác và Lênin về Công đoàn vào thực tiễn
Việt Nam để xác định đối tượng, xây dựng tổ chức, chỉ rõ chức năng, nhiệm
vụ, phương pháp hoạt động công đoàn và đào tạo cán bộ công đoàn.
1.3. Công Đoàn :
- Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao
động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và
bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động
2


khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt
động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên
chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 10
Hiến pháp 1992).
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng công hội đỏ Bắc kỳ, được thành
lập vào ngày 28 tháng 7 năm 1929 nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ

bản sau đây: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; liên đoàn lao động tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành
phố); công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng
Liên đoàn; công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
1.4. Công đoàn cở sở :
- Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã
sản xuất công nghiệp, dịch vụ, các đơn vị sự nghiệp, cơ qua Nhà nước, các cở
quan tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, có 5
đoàn viên trở lên và công đoàn cấp trên quyết định thành lập.
- Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp những người lao
động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo
đơn vị lao động có 10 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết
định thành lập.
2. Phân loại công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn :
Được chia làm 4 loại hình
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ
phận
- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên
3. Quyền hạn chung của tổ chức công đoàn cở sở
Công đòan cơ sở là “cấp” đầu tiên của hệ thống tổ chức công đoàn, là
nơi trực tiếp tiếp xúc với đoàn viên, tổ chức các hoạt động thực hiện các chức
3


năng của Công đoàn, là nơi trực tiếp tuyên truyền phát triển đoàn viên. Do đó
công đoàn cơ sở có chức năng gắn kết đoàn viên trong tổ thành khối thống
nhất.
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật

của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật,
bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động.
- Đại diện cho tập thể lao động ký kết thoả ước lao động tập thể và
hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động; cử đại diện tham gia
các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và Công nhân viên
chức, lao động.
- Tham gia với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của Công nhân viên chức, lao
động, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong Công nhân viên chức, lao
động.
- Đại diện cho tập thể lao động tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ
sở và tham gia giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
- Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cở sở vững mạnh.
4. Hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở đối với công đoàn cơ sở
Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở gồm công đoàn Tổng
công ty, công đoàn nghành nghề địa phương, công đoàn quận huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, công đoàn các cơ quan bộ, công đoàn nghành giáo dục
quận, huyện trực thuộc liên đoàn lao động quận, huyện.
Công đoàn cấp trên cơ sở là nơi gắn bó trực tiếp với công đoàn cơ sở,
định hướng và hướng dẫn công đoàn cơ sở triển khai nhiệm vụ, xây dựng
công đoàn cơ sở vững mạnh, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn.
Chính vì thế, công đoàn cấp trên cơ sở có vị trí quan trọng đối với công đoàn
cơ sở.

4


5. Cơ cấu tổ chức của công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam được tổ chức theo các cấp cơ bản sau :
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: là cơ quan lãnh đạo của các cấp
công đoàn, thay mặt cho công nhân, viên chức và lao động tham gia quản lý
kinh tế, quản lý nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật, chế độ, chính sách
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức và lao động.
- Liên đoàn Lao động Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công
đoàn ngành Trung ương: là tổ chức công đoàn theo địa bàn tỉnh, thành phố, có
nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên,
công nhân lao động trên địa bàn. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết
của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn, đoàn chủ tịch lao động và nghị quyết Ban
chấp hành công đoàn Tỉnh, thành phố.
- Công đoàn cấp trên cơ sở gồm :
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở gồm công đoàn
tổng công ty, công đoàn ngành nghề địa phương, công đoàn huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn các cơ quan bộ, công đoàn ngành giáo
dục quận, huyện trực thuộc Liên đoàn lao động quận huyện.
+ Công đoàn ngành địa phương là công đoàn cấp trên cơ sở, là tổ chức
công đoàn của công nhân, viên chức và lao động cùng ngành, nghề thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn :
+ Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trịxã hội, các tổ chức xã hội có 5 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên
quyết định công nhận.
+ Nghiệp đoàn lao động, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp
cùng ngành, nghề được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động có
10 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận.

5



CHƯƠNG II : VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG ĐOÀN CỞ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1. Vị trí :
1.1. Vị trí của công đoàn Việt Nam
Về vị trí của công đoàn, Lênin cũng chỉ rõ: "Trong hệ thống chuyên
chính vô sản, công đoàn có một vị trí giữa Đảng, chính quyền Nhà nước, công
đoàn tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng ".
Vị trí Công đoàn còn thể hiện ở chỗ Công đoàn Việt Nam là sợi dây nối
liền Đảng với giai cấp công nhân và quần chúng lao động; "Công đoàn là bộ
truyền lực từ Đảng Cộng sản đến quần chúng", Công đoàn Việt Nam là người
tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách ... của Đảng và Nhà
nước đến với quần chúng. Công đoàn nắm tâm tư, nguyện vọng của quần
chúng phản ánh với Đảng, góp phần để Đảng có những quyết sách đúng đắn
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nước nhà. Công đoàn có trách nhiệm tổ
chức cho quần chúng tham gia xây dựng Đảng, bồi dưỡng công nhân, lao
động ưu tú giới thiệu cho Đảng để Đảng xem xét kết nạp; tăng thêm thành
phần công nhân, lao động trong Đảng Cộng Sản Việt Nam. Công đoàn đào
tạo, bồi dưỡng cung cấp cán bộ cho Đảng. Công đoàn vận động, tổ chức cho
quần chúng công nhân, viên chức, lao động đi tiên phong trong thực hiện
đường lối chủ trương của Đảng.
Công đoàn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam
- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng
- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn
trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lí và cơ sở vật chất
cho Công đoàn hoạt động.
- Với tổ chức chính trị - xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Công, Nông, trí thức,
bình đẳng, tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động ( thông qua các nghị

6


quyết liên tịch...)
1.2. Vị trí của công đoàn trong doanh nghiệp
Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của công nhân và lao động trong
doanh nghiệp, có vị trí là người đại diện hợp pháp duy nhất cho người lao
động trong quan hệ lao động với giới chủ (người sử dụng lao động). Trong
mối quan hệ đó, Công đoàn và chủ doanh nghiệp đảm bảo sự bình đẳng và
tôn trọng lẫn nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm giải quyết hài hoà quyền
và lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động. Nội dung và mục đích của mối
quan hệ giữa Công đoàn và người sử dụng lao động là nhằm làm cho doanh
nghiệp phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân,
lao động. Công đoàn có trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động vận
động đoàn viên, công nhân, lao động sản xuất với năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao nhất ... đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của doanh
nghiệp; tạo cơ sở ổn định việc làm, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao
thu nhập cho người lao động.
Trong mối quan hệ với giới chủ, Công đoàn vừa phải xây dựng quan hệ
đoàn kết hợp tác vừa phảiđấu tranh bảo vệ cho được quyền lợi của côngnhân,
lao động nhưng phải theo hướng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, đời sống người lao động. Đây
thực sự là mối quan hệ khó khăn, tế nhị và phức tạp trong điều kiện phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Để thực hiện tốt mối quan hệ với
người sử dụng lao động thì:
- Hoạt động Công đoàn luôn phải tuân theo Hiến pháp, Pháp luật, Luật
Công đoàn, Luật lao động ... lấyđó làm hành lang chuẩn để giải quyết các mối
quan hệ lao động giữa công nhân, lao động với giới chủ.
- Khi có vấn đề về tranh chấp lao động xảy ra tại các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh phải giải quyết, Công đoàn cần tranh thủ sự hỗ trợ của các

cơ quan pháp luật, các đối tác xã hội ở Việt Nam.
- Công đoàn giáo dục cho công nhân, lao động hiểu rõ và thực hiện tốt
những quy định của pháp luật về lao động, về quan hệ với giới chủ Công đoàn
7


phải chú trọng xây dựng được mối quan hệ hợp tác và bình đẳng với giới chủ,
ủng hộ chủ trương chung của giới chủ để họ xử lý tốt các mối quan hệ với
công nhân, lao động.
- Mối quan hệ của Công đoàn với giới chủ trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh thực chất là mối quan hệ giữa một bên là tập thể người lao
động, mà đại diện là Công đoàn với một bên là người quản lý kinh tế, người
chủ kinh doanh. Mối quan hệ này có tính chất quan hệ chủ - thợ, Công đoàn
cần vừa đấu tranh, vừa hợp tác vì lợi ích hợp pháp của công nhân, lao động và
lợi ích chung của xã hội.
2. Vai trò của công đoàn trong doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
2.1. Vai trò của công đoàn Việt Nam
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Công đoàn Việt Nam là
"Công đoàn phải thực sự trở thành trường học quản lý Nhà nước, quản lý
kinh tế và văn hóa của giai cấp công nhân ". Do đó, Công đoàn phải vận động
quần chúng tham gia ngày càng rộng rãi vào toàn bộ sự nghiệp xây dựng nền
kinh tế quốc dân, vào các kế hoạch kinh tế, sản xuất, phân phối.
Trong những năm gần đây khi kinh tế phát triển, đời sống người lao
động dần được nâng lên thì vai trò của Công đoàn cơ sở tại Doanh nghiệp lại
càng được phát huy mạnh. Công đoàn ra sức bảo vệ quyền lợi chính đáng của
người lao động trong doanh nghiệp, nhất là việc tham gia Bảo hiểm xã hội,
Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiêp. Đồng thời, tổ chức công đoàn tổ chức
khá sôi nổi, thiết thực các hoạt động văn hóa - thể thao; thăm hỏi động viên
kịp thời người lao động lúc ốm đau, hoạn nạn v.v... Trong Doanh nghiệp,
Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, và thông qua những hoạt

động thiết thực của Tổ chức Công đoàn, người lao động sẽ nhận thấy được
trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của mình đối với tổ chức Công đoàn và
Doanh nghiệp.
Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển, mở
rộng qua các thời kỳ. Ngày nay trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại, vai trò của Công đoàn Việt Nam tác động
8


trên các lĩnh vực:
- Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp
phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị - xã hội xã hội chủ
nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là
Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.
- Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ
chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập
trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế
văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của
các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết
và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri
thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho
kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.
- Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành
phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân,

viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc
và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây
dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng
giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng
nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá,
khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của
9


khối liên minh công - nông - trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn
dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức
mạnh của Nhà nước.
Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước và đội ngũ công nhân, lao động
trong khu vực này có xu hướng giảm dần; công nhân, laođộng trong các thành
phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh ngày càng tăng. Tuynhiên, sự gia tăng
về số lượng chưa phản ánh được đầy đủ sự lớn mạnh của giai cấp công nhân
và tổ chức Công đoàn. Qua thực tế hiện nay cho thấy, một bộ phận không nhỏ
công nhân, lao động trình độ giác ngộ về giai cấp còn hạn chế, ý thức và hiểu
biết về pháp luật chưa cao, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội
quy, kỷ luật lao động còn nhiều. Thực trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến việc
làm, thu nhập của người lao động, thậm chí trở thành nguyên nhân của các vụ
xung đột làm nẩy sinh mâu thuẫn và các vụ tranh chấp lao động, dẫn đến lãnh
công, đình công, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng
và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Công đoàn giáo dục và rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, nâng
cao trình độ học vấn, tay nghề và năng lực làm chủ khoa học công nghệ, đề
cao và phát huy những giá trị cao đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để xây dựng giai cấp công nhân, lao động

thực sự xứng đáng là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng. Với vai trò đó,
một mặt Công đoàn phải tôn trọng, đề cao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
của người sử dụng lao động, góp phần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong tổ chức quản lý kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước; mặt khác phát huy
dân chủ
Công đoàn tích cực tham gia xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh
tế mới, góp phần làm cho kinh tế quốc doanh giữ vững vai trò chủ đạo, phát
triển, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác.
Trong cơ chế thị trường, do cạnh tranh về kinh tế, người sử dụng lao
động dù vô tình hay cố tình, còn vi phạm lợi ích chính đáng của người lao
động. Công đoàn với tư cách là người đại diện cho người lao động có trách
10


nhiệm tham gia xây dựng quan hệ laođộng tiến bộ, ổn định, bảo vệ lợi ích họp
pháp của người lao động. Khi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người
lao động được bảo vệ, người lao động sẽ tự nguyện, nhiệt tình, hăng hái hoạt
động Công đoàn, làm cho vai trò của Công đoàn ngày càng có ảnh hưởng tích
cực hơn đối với doanh nghiệp nói riêng và trong đời sống xã hội nói chung.
2.2. Vai trò của công đoàn trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Đánh giá vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp
Một là, trong vai trò là người đại diện cho tập thể người lao động thì
Công đoàn phải là đại diện cho tập thể người lao động, đóng vai trò chủ thể
một bên của quan hệ lao động. Công đoàn phải lấy việc đại diện và bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người lao động làm nội dung cơ bản trong
mọi hoạt động của mình.
Hai là, trong quan hệ lao động giữa công nhân, lao động với giới chủ
doanh nghiệp, Công đoàn cần góp phần xây dựng củng cố quan hệ lao động
ổn định, tiến bộ trên cơ sở lợi ích chung của doanh nghiệp và của toàn xã hội;
lợi ích giữa công nhân, lao động với giới chủ doanh nghiệp. Trong xây dựng,

củng cốquan hệ lao động, Công đoàn phải lấy quy định của pháp luật làm tiêu
chuẩn, làm chỗ dựa cơ bản.
Không thể phủ nhận vai trò hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở
trong việc tìm tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và người lao động. Liên
đoàn Lao động huyện không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát
triển thêm tổ chức công đoàn đến từng cơ sở doanh nghiệp nhằm xây dựng
một hệ thống tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh. Tuy nhiên, để phát huy
hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, còn đòi hỏi sự quan tâm,
nhận thức đúng về vai trò của tổ chức công đoàn từ phía chủ doanh nghiệp.
Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động cũng chính là đảm bảo quyền
lợi cho doanh nghiệp.
2.3. Vai trò của công đoàn trong quan hệ lao động
- Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
11


- Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện
thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy
chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức
- Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra
tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người
lao động tiến hành đình công.
- ông đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây
dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ
chức Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây
là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là
đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành

quan hệ lao động hoàn chỉnh.
3. Lợi ích của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở Việt
Nam
Lâu nay, các chủ doanh nghiệp có rất ngần ngại việc thành lập công
đoàn cơ sở. Có nhiều doanh nghiệp cho rằng hoạt động của công đoàn cơ sở
vừa tốn kém thời gian, nhân lực …Trong khi đó, người lao động cũng không
mặn mà với việc tham gia công đoàn cơ sở. Họ cho rằng, điều này chỉ tốn thời
gian, phải đóng đoàn phí, trong khi quyền lợi thì hầu như không có. Tuy
nhiên, nếu tổ chức công đoàn cơ sở thực sự phát huy được tối đa vai trò và
năng lực của mình thì những lợi ích mà công đoàn mang lại thật sự vô cùng
lớn cho cả doanh nghiệp cũng như người lao động.
 Lợi ích cho người lao động
- Công đoàn cơ sở tham gia giám sát doanh nghiệp trong việc ký kết
Hợp đồng lao động cho người lao động.
- Công đoàn cơ sở chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp xây dựng
thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, đôn đốc doanh nghiệp mua bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.
12


- Công đoàn là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với
doanh nghiệp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc tổ chức bữa ăn ca
cho người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn còn đóng góp ý kiến với doanh
nghiệp về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người lao động; đề nghị doanh nghiệp kiểm tra lại hệ thống thông gió, chống
nóng, hạn chế tiếng ồn và trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động theo đúng
công việc cho người lao động.
 Lợi ích cho doanh nghiệp :
- Công đoàn cơ sở tham gia hỗ trợ người sử dụng lao động xây dựng
nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể.

- Khi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu hoặc cải tiến công nghệ, công
đoàn có thể giúp doanh nghiệp sắp xếp lao động một cách hợp lý để phát huy
tối đa hiệu quả của nguồn lực lao động, cũng như chấm dứt hợp đồng lao
động đối với những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu của doanh
nghiệp. Đã có rất nhiều trường hợp, do thiếu tổ chức công đoàn cơ sở, hoặc
có nhưng bị xem nhẹ, nhiều doanh nghiệp đã miễn cưỡng giải quyết tranh
chấp như phải nhận người lao động trở lại làm việc (trong trường hợp bị thua
kiện). Nghiêm trọng hơn là những vụ đình công lôi kéo thêm nhiều người
khác tham gia đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho Doanh nghiệp.
- Khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động, kỷ luật lao động, đình công… công đoàn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại
nhằm dung hòa lợi ích của người lao động với người sử dụng lao động trên tư
cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động.
- Khi có tổ chức công đoàn, doanh nghiệp sẽ có "người" giám sát thực
hiện các quy định của pháp luật về chế độ của người lao động, từ đó sẽ hạn
chế mạnh tai nạn lao động, công nhân hoặc người lao động bỏ việc, làm việc
không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động...
Khi vai trò của tổ chức Công đoàn cơ sở trong Doanh nghiệp được phát
huy hiệu quả thì phong trào sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp được đẩy
mạnh, sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp cũng như người
13


lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp phát
triển bền vững và xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh, góp phần nâng cao
sức cạnh tranh, uy tín, hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị
trường.
4. Chức năng và nhiệm vụ của Công đoàn ở Việt Nam trong doanh
nghiệp
4.1. Chức năng :

Chức năng Công đoàn mang tính khách quan, nó xuất phát từ vị trí, vai
trò của Công đoàn để hình thành chức năng. Khi thực hiện tốt các chức năng
thì vị trí của Công đoàn ngày càng được tăng cường, chức năng của Công
đoàn ngày càng hoàn chỉnh theo sự phát triển của tổ chức Công đoàn. Trong
điều kiện lịch sử - xã hội khác nhau, chức năng đó được Công đoàn thực hiện
và phát triển ngày càng phong phú, đa dạng và hoàn thiện. Chức năng công
đoàn được quy định tại Điều 2 Luật Công đoàn Việt Nam. Đó là chức năng
đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động;
chức năng tham gia quản lý; chức năng tuyên truyền, giáo dục; trong đó chức
năng đại diện bảo vệquyền và lợi ích là trung tâm
Công đoàn Việt Nam có 3 chức năng
- Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng
của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản
xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao
động.
- Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ
quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị
chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ
quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao
động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây
dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan
14


xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao
động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn. Từ các chức
năng này sẽ định ra các nhiệm vụ cụ thể của Công đoàn.
4.2. Nhiệm vụ :

- Đại diện và bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần cho công nhân, lao
động, không để giới chủ doanh nghiệp, nhất là giới chủ nước ngoài, vi phạm
quyền dân chủ, quyền công dân củacông nhân, lao động.
- Đại diện cho công nhân, lao động trong thương lượng ký kết thoả ước
lao động tập thế, tham gia xây dựng định mức lao động, hướng dẫn cho công
nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, vận
động tổ chức cho công nhân, lao động thực hiện đầy đủ mọi quy định của luật
pháp về lao động, tham gia xây dựng, củng cố quan hệ lao động giữa người sử
dụng lao động và người lao động nhằm hạn chế, ngăn chặn đình công trái
pháp luật.
- Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động và các mối quan hệ khác
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Hoạt động của Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận động, tổ chức cho
công nhân, lao động thực hiện tốt nghĩa vụ với Công đoàn. Thông qua đó góp
phần thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, phát
triển an sinh xã hội, tạo ra môi trường đầu tư tốt, ổn định lâu dài thông qua
việc vận động công nhân lao động tham gia hoàn thiện các mối quan hệ trong
nội bộ doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Phát triển lực lượng đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững
mạnh trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, là nhiệm vụ quan trọng
của hoạt động Công đoàn Việt Nam. Để làm được nhiệm vụ này, Công đoàn
phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động công nhân, lao động, mà còn
phải vận động, thuyết phục cả người sử dụng lao động. Mặt khác, Công đoàn
phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn để Công đoàn thực sự hấp dẫn đối với
15


người lao động và với cả người sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, người sử

dụng lao động tạo điều kiện và ủng hộ việc thành lập công đoàn, công nhân,
lao động tự giác tham gia vào hoạt động Công đoàn.
5. Quyền và trách nhiệm của công đoàn trong doanh nghiệp
 Quyền Công đoàn độc lập quyết định
- Quyền độc lập quyết định của Công đoàn là quyền quyết định thành
lập và tổ chức hoạt động Công đoàn. Nhà nước thừa nhận tính độc lập đó và
xác nhận quyền độc lập cho Công đoàn trong các văn bản pháp luật.
- Người lao động có quyền thành lập và gia nhập Công đoàn, quyền
hoạt động Công đoàn trong khuôn khổ Điều lệ Công đoàn và tuân theo pháp
luật.
 Quyền đại diện của Công đoàn
- Trong doanh nghiệp, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền cử
đại diện của mình thay mặt cho tập thể laođộng thương lượng,đối thoại với
người sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích của người lao động. Ban Chấp hành
Công đoàn chủ động cùng với người sử dụng lao động trong doanh nghiệp
thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể. Đây là một quyền năng rất lớn
của Công đoàn trong doanh nghiệp nhằm tạo ra những điều kiện lao động tốt
hơn cho người laođộng. (Điều 11 Luật Côngđoàn, Điều 45 Bộluật Lao động).
- Theo Bộ luật Lao động tại khoản a, Điều 11, Nghị định 41/CP ngày
6/5/1995 quy định thì trong quá trình người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao
động phải “có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, trừ
trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật theo hình thức khiển trách bằng miệng".
 Quyền kiến nghị tham gia của Công đoàn
- Trong quan hệ lao động, pháp luật quy định Công đoàn đại diện cho
người laođộng tham gia, kiến nghị với người sử dụng lao động về những vấn
đề liên quan đến quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động vi
phạm hay thực hiện chưa đầy đủ. Về phía người sử dụng lao động phải có
trách nhiệm trả lời cho Công đoàn biết kết quả giải quyết những kiến nghị của
16



Công đoàn. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thảo luận với Ban
Chấp hành Công đoàn trong doanh nghiệp trước khi quyết định những vấn đề
liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động như quy
định thời gian làm việc, nghỉ ngơi, ban hành nội quy lao động.
- Theo khoản 2, Điều 82, Bộ luật Lao động thì: Trước khi ban hành nội
quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban Chấp
hành Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Bất kỳ một bản nội quy nào của
doanh nghiệp cũng liên quan đến người lao động, vì thế các nội quy của
doanh nghiệp cần phải được xây dựng có cơ sở khoa học và phải tuân thủ các
quy định của pháp luật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những điểm bất lợi
cho người lao động.
 Quyền kiểm tra và bảo vệ của Công đoàn
- Trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp, Công đoàn có trách nhiệm
đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động. “Khi
phát hiện nơi làm việc có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng người lao động,
Công đoàn cóquyền yêu cầu người người sử dụng lao động thực hiện ngay
các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải ngừng hoạt
động, nếu thấy cần thiết”(Điều 6, khoản 3, Luật Công đoàn).
- Khi người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu
họ phải sửa chữa sai lầm hoặc đề nghị các cơ quan Nhà nước can thiệp. Khi
kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Công đoàn yêu cầu người sử dụng
lao động trả lời những vấn đề đặt ra và cho Công đoàn biết kết quả giải quyết
những kiến nghị do Công đoàn nêu ra trong thời hạn pháp luật quy định (Điều
9, Luật Công đoàn).
 Quyền pháp nhân của Công đoàn
- Công đoàn có tài sản riêng và bằng tài sản riêng của mình, Công đoàn
có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của mình. Điều 17,
Luật Công đoàn 1990 quy định “Tài sản của công đoàn là tài sản xã hội chủ

nghĩa, được pháp luật bảo vệ và khuyến khích phát triển, Công đoàn phải
17


quản lý sử dụng đúng pháp luật. Các bất động sản, động sản, các quỹ công
đoàn, các phương tiện hoạt động và các tài sản khác do Công đoàn tạo nên, do
nước ngoài viện trợ cho Công đoàn là tài sản thuộc quyền sở hữu của Công
đoàn ".
- Công đoàn có quyền nhân danh tổ chức mình tham gia tố tụng để bảo
vệ người lao động trước toà án: Điều 11, khoản 3 Luật Công đoàn 1990 đã
xác định "Khi cơ quan có thẩm quyền hoặc Toà án xét xử tranh chấp lao động
phải có đại diện Công đoàn tham dự và phát biểu ý kiến" và "Người lao động,
dù chưa là đoàn viên công đoàn cũng có quyền yêu cầu Ban Chấp hành Công
đoàn đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, thủ trưởng
cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan" ( khoản 4,Điều 1l).
 Quyền của Công đoàn được đảm bảo điều kiện cho hoạt động Công
đoàn trong doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp không thu tiền những phương
tiện cần thiết cho hoạt động Công đoàn, như nơi làm việc, phương tiện giao
thông, liên lạc, thời gian phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp. “Ban
Chấp hành Công đoàn cơ sở bàn bạc, thương lượng với người đứng đầu
doanh nghiệp về từng trường hợp cụ thể để đảm bảo cho hoạt động Công
đoàn được tốt” (Điều 14, Luật Côngđoàn).
- Trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần cộng tác với tổ chức
Công đoàn để giáo dục, chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao
động làm cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến nhiều hơn cho
doanh nghiệp.
- Công đoàn hoạt động dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản
Việt Nam, có cơ cấu tổ chức riêng để tồn tại và phát triển; hệ thống tổ chức đó
được xácđịnh trong Điều lệ Công đoàn.Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

người sử dụng lao động sử dụng sức lao động của người lao động phục vụ cho
mục đích sinh lời. Trong khi đó, người lao động là công dân, họ có quyền lợi
và nghĩa vụ được pháp luật bảo đảm.

18


CHƯƠNG III : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.

Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở

Trong những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn cơ sở trong các
doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn tập trung chăm lo bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng cho CNLĐ, nắm bắt kịp thời những mâu thuẫn bức
xúc phát sinh trong quan hệ lao động, phản ánh với chính quyền và người sử
dụng lao động để tập trung giải quyết, kiến nghị với người sử dụng lao động
thực hiện tốt các chính sách theo quy định của pháp luật như tiền lương, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, cải thiện điều
kiện làm việc, thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi...
Các Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp cũng đã tập trung hướng dẫn
người lao động ký kết hợp đồng lao động, tiến hành thương lượng và ký kết
thoả ước lao động tập thể, phối hợp với người sử dụng lao động tiến hành Hội
nghị người lao động, Hội nghị đối thoại định kỳ theo quy định tại Nghị định
60/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại
nơi làm việc trong các doanh nghiệp. Theo báo cáo của các cấp công đoàn,

hằng năm đã có trên 76,6% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tiến hành hội
nghị người người lao động...
Bên cạnh đó, các Công đoàn cơ sở cũng tập trung tuyên truyền pháp
luật cho công nhân lao động và người sử dụng lao động, bằng nhiều hình thức
đa dạng và thiết thực, giúp cho công nhân lao động nâng cao hiểu biết pháp
luật, tuân thủ các quy định của nhà nước và của doanh nghiệp, nâng cao ý
thức, tác phong, kỷ luật lao động cho công nhân lao động. Ngoài ra, các Công
đoàn cơ sở còn tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, trợ giúp, hoạt động văn
nghệ, thể thao... ngày càng thể hiện rõ nét hơn vai trò của tổ chức công đoàn.
19


Một thực tế đã chứng minh trên địa bàn tỉnh ta, đó là ở nơi nào có tổ chức
công đoàn thì tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định hơn, người lao động
được chăm lo tốt hơn, yên tâm, phấn khởi, gắn bó hơn với doanh nghiệp.
1.1. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở Việt Nam về tổ
chức và cán bộ
 Mặt tích cực
- Mô hình tổ chức của công đoàn cơ sở hiện nay cơ bản đã đáp ứng
được việc tập hợp công nhân, viên chức, lao động gia nhập tổ chức công đoàn
và tham gia hoạt động của công đoàn cơ sở, từng bước thích ứng với những
chuyển đổi của các loại hình đơn vị, doanh nghiệp.
- Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt
tình, được đoàn viên tín nhiệm. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ
công đoàn đã trưởng thành nhanh chóng, tự học hỏi, nắm vững chunhs sách,
pháp luật, nêu cao vai trò đại diện cho tập thể lao động, có bản lĩnh đấu tranh
vì lợi ích của người lao động.
 Mặt hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động công đoàn
thì một thực tế đặt ra là vai trò của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp chưa

tương xứng với kỳ vọng của người lao động và nhiệm vụ đặt ra trong tình
hình hiện nay như:
- Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động để họ
hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các quan hệ lao
động còn hạn chế. Công nhân lao động đa số vừa xuất thân từ nông nghiệp,
chưa qua đào tạo nên ý thức, tác phong, kỷ luật lao động còn thấp kém, tay
nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhất là những công việc đòi hỏi
kỹ thuật, chuyên môn cao, đôi khi chỉ đòi hỏi quyền lợi một chiều mà quên
trách nhiệm và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp và xã hội. Việc tuyên truyền,
vận động đối với người sử dụng lao động để họ hiểu đúng và ủng hộ cho hoạt
động công đoàn của cán bộ Công đoàn cơ sở rất hạn chế.
- Một số cán bộ công đoàn chưa biết việc, chưa thạo việc công đoàn
20


nhưng lại không có thời gian đi học tập, nghiên cứu văn bản nên không kịp
thời triển khai nhiệm vụ, không nắm bắt được thông tin không giải thích được
chế độ chính sách cho đoàn viên và người lao động, không tổ chức thực hiện
được nhiệm vụ công đoàn. Đoàn viên dần xa cách tổ chức.
- Tình trạng thay đổi cán bộ chủ chốt của công đoàn cơ sở cũng thường
xuyên diễn ra tại các công đoàn cơ sở khu vực ngoài nhà nước do cán bộ công
đoàn cũng là người lao động ký Hợp đồng lao động nên hết hạn hợp đồng
hoặc chấm dứt hợp đồng để đi tìm việc làm mới làm ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động công đoàn cơ sở, làm cho hoạt động công đoàn cơ sở không liên
tục, hệ thống vì không quan tâm tới kiện toàn tổ chức, bàn giao công việc,
phụ cấp cho cán bộ công đoàn không có hoặc có rất ít nên cũng giảm nhiệt
tình trong công việc.
- Một bộ phận người sử dụng lao động chưa chấp hành tốt các chính
sách, pháp luật, nhất là việc thực hiện các quy định về quy chế dân chủ cơ sở
trong doanh nghiệp, trong việc ký kết và thực hiện thoả ước lao động tập thể,

xác định định mức lao động, xây dựng thang bảng lương, thực hiện chế độ
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao
động...nhưng công đoàn cơ sở chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của
người lao động, mạnh dạn đề xuất với người sử dụng lao động kịp thời giải
quyết, dẫn đến tích tụ mâu thuẫn, phát sinh tranh chấp lao động; chưa phối
hợp chặt chẽ trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong việc tổ chức đối
thoại, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
- Hoạt động công đoàn ở một số đơn vị hết sức khó khăn do không có
nguồn lực để thực hiện việc tổ chức phong trào, phụ cấp cán bộ công đoàn,
thăm hỏi, trợ cấp, hội họp...Có nơi việc thành lập và tổ chức hoạt động công
đoàn cơ sở còn mang tính hình thức, đối phó. Cá biệt có công đoàn cơ sở bị tê
liệt hoàn toàn, người lao động không thiết tha gắn bó với công đoàn.
- Cơ chế đãi ngộ và bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở chưa thỏa đáng,
chưa đủ sức thu hút cán bộ giỏi, gắn bó với hoạt động công đoàn cơ sở.
- Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định nào bảo vệ quyền và
21


lợi ích của người làm công đoàn. Do đó có hiện tượng cán bộ công đoàn cơ sở
không dám đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
- Bên cạnh đó, các điều kiện về thời gian, không gian làm việc, cơ sở
vật chất: như phòng Công đoàn thường được đặt ở gần phòng ban giám đốc,
phòng hành chính ... của doanh nghiệp, gây tâm lý không thoải mái đối với
người lao động khi phát sinh vấn đề cần trao đổi với công đoàn cơ sở, cũng
tạo không khí không gần gũi với người lao động. Cán bộ công đoàn không có
môi trường làm việc tốt, thoải mái sẽ làm việc không có hiệu quả và dẫn tới
hoạt động của công đoàn không được nâng cao, cải thiện.
- Vấn đề phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức
công đoàn ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Vai trò của
Công đoàn cơ sở khu vực này còn yếu, chưa đủ sức thu hút, tập hợp người lao

động.
1.2.

Nguyên nhân

- Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên đó là chất
lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra
cho tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp. Đa số cán bộ công đoàn là kiêm
nhiệm, phụ thuộc hoàn toàn vào chủ doanh nghiệp, không dám đứng ra đấu
tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động khi bị vi
phạm. Tình trạng cán bộ phải kiêm nhiều vị trí việc làm, áp lực công việc lớn,
tham gia Ban chấp hành mang tính cơ cấu, không có thời gian để nghiên cứu
và tham gia hoạt động công đoàn.
- Cán bộ công đoàn còn hạn chế về năng lực, chưa am hiểu sâu về luật
pháp, chế độ, chính sách có liên quan đến công nhân lao động, chưa được đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ, lúng túng trong việc thực hiện các kỹ năng thương
lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao
động, kỹ năng tuyên truyền thuyết phục người lao động và người sử dụng lao
động.
- Đa số còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, cụ thể
hoá nội dung, chương trình công tác của công đoàn cấp trên vào thực tiễn hoạt
22


động cơ sở; nội dung, phương thức hoạt động thiếu đổi mới và thiết thực,
chưa thu hút người lao động tham gia hoạt động công đoàn.
- Một số cấp uỷ, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
xây dựng đội ngũ công nhân lao động, tháo gỡ, giải quyết những vấn đề bức
xúc trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp
- Việc tuân thủ pháp luật lao động và pháp luật công đoàn của một số

chủ doanh nghiệp chưa nghiêm, chế tài chưa đủ mạnh để xử lý các vi phạm,
chưa đủ sức răn đe.
- Việc thành lập tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị- xã hội
trong doanh nghiệp còn rất hạn chế. Những yếu tố trên tác động tiêu cực đến
hoạt động công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta.
- Kinh phí hoạt động của Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp còn gặp
nhiều khó khăn, do chủ doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc đóng
nộp kinh phí Công đoàn...
2.

Các giải pháp :

2.1. Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công
đoàn cơ sở và đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh
Muốn tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác phát triển đoàn viên,
xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động công đoàn thì trước hết phải xuất phát từ vấn đề nhận thức lý luận; có
nhận thức đúng,đầyđủmới có hành động tự giác và đúng đắn. Nhận thức đầy
đủ về vị trí, vai trò, chức năng của Công đoàn cũng như trách nhiệm của công
nhân, lao động đối với Công đoàn, quyền lợi nghĩa vụ của đoàn viên công
đoàn có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phát
triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Do vậy, công tác
truyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của Công đoàn, về quyền lợi và
nghĩa vụ của công nhân, lao động, của đoàn viên Công đoàn phải được coi là
giải pháp hàng đầu của công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công
đoàn vững mạnh. Nội dung công tác tuyên truyền giáo dục công nhân lao
động về Công đoàn rất toàn diện và phong phú.
23



×