Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TỎI NGHỆ GỪNG LÊN SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT CỦA CÚT TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN KHI XUẤT CHUỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.58 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TỎI - NGHỆ
- GỪNG LÊN SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY
THỊT CỦA CÚT TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN KHI
XUẤT CHUỒNG

Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ CẨM LINH
Lớp: DH08TA
Ngành: Sản xuất thức ăn gia súc
Niên khóa: 2008-2012

-2012-


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TỎI – NGHỆ GỪNG LÊN SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY
THỊT CỦA CÚT TỪ 1 NGÀY TUỔI ĐẾN KHI
XUẤT CHUỒNG

Giáo viên hướng dẫn
TH.S BÙI THỊ KIM PHỤNG


TH.S CAO PHƯỚC UYÊN TRÂN

-2012-

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: BÙI THỊ CẨM LINH
Tên khóa luận: “khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi - nghệ - gừng lên sức
sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt của cút từ 1 ngày tuổi đến khi xuất
chuồng”.
Đã hoàn thành khóa luận theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa chăn nuôi thú y
ngày…………
Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

TH.S BÙI THỊ KIM PHỤNG

TH.S Cao Phước Uyên Trân

ii


LỜI CẢM ƠN
* Kính dâng đến cha mẹ và gia đình
Con xin cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ con đến ngày hôm nay. Đã chăm
sóc, hi sinh, an ủi và động viên con trong những lúc con khó khăn hay vấp ngã. Để

hôm nay con có thể tự tin đứng vững như hôm nay.
* Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, bộ môn Di Truyền Giống, bộ môn
Chăn Nuôi Chuyên Khoa cùng tất cả thầy cô đã hướng dẫn dạy dỗ cho em trong
suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Cô Bùi Thị Kim Phụng và cô Cao Phước Uyên Trân đã tận tình hướng dẫn,
động viên, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể học tập và hoàn thành tốt thực tập
tốt nghiệp.
Anh Phạm Duy Linh chủ trại cút tư nhân ở Gia Kiệm đã giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiên đề tài tại trại.
Xin cảm ơn tập thể lớp DH08TA đã động viên, giúp đỡ, ủng hộ và chia sẻ giúp
mình vượt qua mọi khó khăn.

Chân thành cảm ơn
Sinh viên
Bùi Thị Cẩm Linh

iii


TÓM TẮT
Luận văn: “ Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm tỏi - nghệ - gừng
lên sức sinh trưởng và phẩm chất quầy thịt của cút từ 1 ngày tuổi đến khi xuất
chuồng” được chúng tôi thực hiện tại trại chim cút tư nhân tại Gia Kiệm – Thống
Nhất – Đồng Nai, từ tháng 03/2012 đến tháng 06/2012.
Thí nghiệm được thực hiện trên 1200 con chim cút, chia thành 4 lô: lô đối
chứng và các lô bổ sung chế phẩm với các mức lần lượt là 2 g - 4 g - 6 g CP/kg TĂ.
Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, kết quả cho thấy:
_ Trọng lượng bình quân: qua khảo sát chúng tôi nhận thấy lô bổ sung chế

phẩm với mức 4 g/kg TĂ đạt trong lượng bình quân (122,99 g) cao hơn các lô đối
chứng và các lô II, IV lần lượt là: 119,30 g, 120,84 g, 122,41 g. Qua phân tích thống
kê thì sự khác biệt này là rất rất có ý nghĩa.
_ Tăng trọng tuyệt đối: Tăng trọng tuyệt đối của chim cút từ 1 ngày tuổi đến
khi xuất bán ở các lô sử dụng chế phẩm tỏi - nghệ - gừng là: lô II (4,05 g/con/ngày),
lô III (4,12 g/con/ngày), lô IV (4,10 g/con/ngày) cao hơn lô đối chứng (3,99
g/con/ngày).
_ Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày: lượng thức ăn ăn vào của chim cút trong 1
ngày trung bình là: lô đối chứng (10,49 g/con/ngày) và các lô bổ sung chế phẩm với
các mức 2 – 4 – 6 g/kg TĂ lần lượt là: 10,44 g/con/ngày, 10,32 g/con/ngày, 10,52
g/con/ngày.
_ Hệ số chuyển biến thức ăn: ở lô bổ sung chế phẩm tỏi - nghệ - gừng (lô II:
2,48 g TĂ/g tăng trọng, lô III: 2,42 g TĂ/g tăng trọng và lô IV: 2,50 g TĂ/g tăng
trọng) thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với lô đối chứng: 2,54 g TĂ/g tăng
trọng.
_ Chỉ tiêu mổ khảo sát:
Tỉ lệ lông: ở các lô bổ sung chế phẩm lần lượt là: lô II (27,35 g), lô III
(25,68 g), lô IV (28,47 g) và ở lô đối chứng là 28,49 g.

iv


Tỉ lệ lòng: ở các lô bổ sung chế phẩm tỏi - nghệ - gừng là: lô II (12,27 g),
lô III (12,58 g), lô IV (11,94 g) và ở lô đối chứng là 12,71 g.
Tỉ lệ quầy thịt: ở các lô bổ sung chế phẩm tỏi - nghệ - gừng là: lô II (60,25g),
lô III (61,77 g), lô IV (59,59 g) và ở lô đối chứng là 58,79 g.
_ Tỉ lệ nuôi sống: các lô có bổ sung chế phẩm tỏi - nghệ - gừng với các
mức 2 – 4 – 6 g/ kg TĂ lần lượt là 98,6 %, 96 %, 98,3 % và ở các lô đối chứng là
97,3%.
_ Hiệu quả kinh tế: nếu xem lợi nhuận ở lô đối chứng là 100 % thì các lô bổ

sung chế phẩm ở mức 2 – 4 - 6 g/ kg TĂ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt
là: 6,73 %, 3,14 % và 8,67 %.

v


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ................................................................. x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cút ................................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ......................................................................................................... 3
2.1.2 Tình hình nuôi chim cút trên thế giới ............................................................. 3
2.1.3 Tình hình nuôi chim cút ở Việt Nam.............................................................. 5
2.1.4 Vị trí kinh tế của chim cút .............................................................................. 6
2.2 Một số nghiên cứu trong nước về chim cút ....................................................... 6
2.3 Thành phần hóa học của thịt chim cút............................................................... 7
2.4 Giới thiệu sơ lược về chế phẩm tỏi - nghệ - gừng ............................................. 7
2.4.1 Tỏi................................................................................................................... 7
2.4.2. Nghệ ............................................................................................................10

2.4.3. Gừng ............................................................................................................11
2.4.4. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên: tỏi - nghệ - gừng ....................12

vi


2.5. Một số nghiên cứu về chế phẩm tỏi - nghệ - gừng .........................................13
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................................14
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM ...........................14
3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ....................................................................14
3.2.1 Bố trí thí nghiệ ..............................................................................................14
3.2.2 Đối tương thí nghiệm ...................................................................................14
3.3. QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ...........................................14
3.3.1 Thức ăn .........................................................................................................14
3.3.2. Nước uống ...................................................................................................15
3.3.3. Chuồng trại ..................................................................................................15
3.3.4. Thiết bị và dụng cụ dùng trong chăn nuôi ...................................................16
3.3.5. Chọn cút con, chăm sóc và nuôi dưỡng ......................................................18
3.3.6 Vệ sinh phòng bệnh ......................................................................................21
3.4. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ..........................................................................22
3.4.1. Chỉ tiêu về trọng lượng................................................................................22
3.4.1.1. Trọng lượng trung bình qua các tuần tuổi ................................................22
3.4.1.2. Tăng trọng tuyệt đối .................................................................................22
3.4.2. Chỉ tiêu về thức ăn .......................................................................................22
3.4.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ .............................................................................22
3.4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn........................................................................22
3.4.3 Các chỉ tiêu mổ khảo sát...............................................................................23
3.4.3.1. Trọng lượng sống .....................................................................................23
3.4.3.2. Tỉ lệ quầy thịt............................................................................................23
3.4.3.3. Tỉ lệ lông...................................................................................................23

3.4.3.4 Tỉ lệ lòng....................................................................................................23
3.4.4 Chỉ tiêu về sức sống .....................................................................................23
3.4.5 Hiệu quả kinh tế: ..........................................................................................23
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ........................................................................25

vii


4.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng ..................................................................................25
4.1.1. Trọng lượng bình quân lúc 1 ngày tuổi .......................................................25
4.1.2. Trọng lượng bình quân của cút qua các tuần tuổi .......................................26
4.1.3. Tăng trọng tuyệt đối của các lô thí nghiệm : ...............................................28
4.2. Khả năng chuyển biến thức ăn .......................................................................30
4.2.1. Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày ...............................................................30
4.2.2. Hệ số chuyển biến thức ăn...........................................................................31
4.3. Các chỉ tiêu mổ khảo sát.................................................................................33
4.3.1 Tỉ lệ lông.......................................................................................................33
4.3.2 Tỉ lệ lòng.......................................................................................................33
4.3.3 Tỉ lệ quầy thịt................................................................................................34
4.4. Tỉ lệ nuôi sống: ...............................................................................................36
4.5. Tính hiệu quả kinh tế ......................................................................................37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................38
5.1. Kết luận: .........................................................................................................38
5.2. Đề nghị: ..........................................................................................................39

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Sản lượng thịt chim cút năm 2007 một số nước cao nhất trên thế giới. ..... 4
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của thịt chim cút ........................................................ 7
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tỏi ........................................................................ 8
Bảng 3.1: Độ ẩm cần thiết cho cút con từ 1- 21 ngày tuổi........................................19
Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của cút lúc 1 ngày tuổi (g) .................................25
Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân của cút qua các tuần tuổi (g) ...............................26
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của cút qua các lô khảo sát (g/con/ngày): ...............28
Bảng 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày (g/con/ngày) ......................................30
Bảng 4.5: Chỉ số chuyển biến thức ăn (g TĂ/g tăng trọng) ......................................31
Bảng 4.6: Tỉ lệ lông khảo sát ở các lô thí nghiệm.....................................................33
Bảng 4.7: Tỉ lệ lòng khảo sát ở các lô thí nghiệm.....................................................33
Bảng 4.8: Tỉ lệ thịt xẻ ở các lô thí nghiệm ................................................................34
Bảng 4.9: Tỉ lệ nuôi sống của đàn cút khảo sát.........................................................36
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế qua khảo sát của các lô thí nghiệm. ............................37

ix


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
Hình 2.1: Chim cút nhật bản ....................................................................................... 5
Hình 3.1: Máng ăn dành cho cút ...............................................................................17
Hình 3.2: Máng uống dành cho cút ...........................................................................17
Hình 3.3: Rèm che dành cho cút trong những giai đoạn cút còn nhỏ .......................18
Hình 3.4: Chim cút lúc 1 ngày tuổi ...........................................................................19
Hình 3.5: Cút con trong những ngày đầu được sưởi ấm bằng bóng đèn ..................21
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng bình quân của cút lúc 4 tuần tuổi (g) ...............................27
Biểu đồ 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của cút qua các lô thí nghiệm .............................29
Biểu đồ 4.4: Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày (g/con/ngày) ..................................30

Hình 4.1 : Quầy thịt chim cút khảo sát ở lô I ............................................................35
Hình 4.2: Quầy thịt chim cút khảo sát ở lô II............................................................35
Biểu đồ 4.9: Tỉ lệ nuôi sống của chim cút qua các giai đoạn khảo sát .....................36

x


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
g

: Gram

kg

: Kilôgam

SD

: Độ lệch chuẩn

X

: Giá trị trung bình

CV

: Hệ số biến dị




: Thức ăn

TLTB

: Trọng lượng trung bình

TTN

: Tăng trọng ngày

TTTĂ

: Tiêu thụ thức ăn

TSTK

: Tham số thống kê

HSCBTA

: Hệ số chuyển biến thức ăn

Tp

: Thành phố

AND

: Acid Deoxyribo Nucleic (vật liệu di truyền)


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay có rất nhiều các sản phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm như thịt
gà, vịt, cút… Đặc biệt thịt cút đang được quan tâm trong những năm nay. Do cút dễ
nuôi, thời gian nuôi ngắn (30-35 ngày), ít bệnh, vốn đầu tư ít, diện tích chuồng trại
nhỏ… Với những thuận lợi trên ngành chăn nuôi cút đang được quan tâm. Tuy
nhiên do kỹ thuật nuôi, chăm sóc, vệ sinh còn chưa thật sự chặt chẽ nên chưa khai
thác được hết tiềm năng kinh tế của cút, năng suất chưa cao.
Thực tại thì ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay việc lạm dụng quá nhiều các
sản phẩm kháng sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của người tiêu dùng. Một số chất kháng sinh đã được nghiên cứu gây bệnh ung
thư, gây bướu cho người như: carbadox, daquidox, các nhóm chất hóa học như:
quinolone, chloramphenicol (theo Dương Thanh Liêm, 2005).
Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá thức ăn ngày càng cao, người chăn
nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi do đó
càng có nguy cơ thực phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Đó cũng
một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.
Do vậy vấn đề thực phẩm sạch cần được quan tâm hơn nữa. Làm sao cho thịt
gia cầm sạch không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cho nhà chăn nuôi. Ngày nay việc bổ sung các chế phẩm vào thức ăn cho gia
cầm khá là phổ biến. Những chất này có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho gia
cầm, tăng sức sinh trưởng, giúp gia cầm khỏe mạnh, tiêu hóa tốt… Vì vậy việc sử
dụng các chế phẩm tự nhiên đem lại hiệu quả cao, nhưng không ảnh hưởng tới sản
phẩm chăn nuôi và người tiêu dùng đang là xu hướng chung của thế giới.

1



Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Dưới sự hướng dẫn của Th.S
Bùi Thị Kim Phụng và Th.S Cao Phước Uyên Trân cùng với sự giúp đỡ của trại anh
Linh tại Gia Kiệm- Thống Nhất- Đồng Nai. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TỎI - NGHỆ - GỪNG LÊN
SỨC SINH TRƯỞNG VÀ PHẨM CHẤT QUẦY THỊT CỦA CÚT TỪ 1
NGÀY TUỔI ĐẾN KHI XUẤT CHUỒNG.”
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Xác định tác dụng của việc bổ sung tỏi- nghệ - gừng lên sức sinh trưởng và
phẩm chất thịt của cút từ 1 ngày tuổi đến khi xuất chuồng.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát chỉ tiêu về tăng trọng trung bình, sức sống, hệ số chuyển biến thức
ăn, phẩm chất quầy thịt và hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về cút
2.1.1 Phân loại
Là loại chim có kích thước trung bình
Thuộc họ Trĩ ( Pharasianidae )
Giống: Curturnix
Loài: Curturnix japonics
2.1.2 Tình hình nuôi chim cút trên thế giới
Theo các tài liệu cổ chim cút xuất hiện cách đây 5000 ở Ai Cập, vào thời các
Vua dòng Pharaoh bắt dân chúng đày đi dựng các Kim Tự Tháp, người dân phải

sống nhờ vào bắt chim cút ở sông Nil để ăn, do đó các ngôi mộ ở Kim Tự Tháp
thường có hình chim cút. (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Sơn Hà – 2002)
Trên thế giới, sản lượng thịt chim cút rất khiêm tốn so với thịt gia cầm,
nhưng lại có tốc độ phát triển tương đối nhanh. Theo T.S Lin Qilu, Trường Đại học
Nông nghiệp Nam Kinh, Trung Quốc là nước chăn nuôi chim cút lớn nhất trên thế
giới. Chim cút thịt được nuôi 4 tuần tuổi rồi giết mổ, khi khối lượng đạt khoảng
200g. Mỗi năm Trung Quốc thịt khoảng 1.040 - 1.360 triệu con và chiếm khoảng 85
% sản lượng chim cút toàn thế giới.
Tây Ban Nha là nước xuất khẩu tương đối lớn, năm 2004 sản xuất 9.300 tấn.
Nước Pháp năm 2005 sản xuất 8.938 tấn. Tại Mỹ, năm 2002 có 1.907 trang trại nuôi
chim cút, với trên 19 triệu con. Ngoài ra còn có Bồ Đào Nha với sản lượng 9601600 tấn, Nước Úc trong năm 2001 - 2002 đã thịt 6,5 triệu con, Canada 628 tấn
thịt…
Thịt chim cút gần giống với thịt gà nhưng tốt hơn, có hàm lượng protein cao,
chất béo thấp. Trong thành phần lipit, có mỡ không no và acid béo không bão hòa,

3


giàu khoáng chất nhất là phospho, sắt, đồng, kẽm và selenium. Thịt chim cút giàu
vitamin B3 và vitamin B6 hơn một cách đáng kể so với thịt gà.
Ngày nay chim cút đã được phân bố rộng trên thế giới, các quốc gia không
ngừng chọn lọc và lai tạo, tạo nên những giống cút đặc trưng riêng. Ngoài giống
Coturnix japonica do người Nhật tuyển chọn và lai tạo khá phổ biến, còn có một số
giống cút thông dụng khác như:
Manchurian Golden: gốc Mãn Châu (Trung Quốc), lông màu vàng tươi, lớn
con, đẻ sai.
Bristish rang: gốc ở Anh, lông đen, lớn con, đẻ lớn và sai.
English white: gốc Anh, lông trắng vóc dáng trung bình.
Bob white: gốc Mỹ, lông nâu sẫm.
Tùy theo mục đích sử dụng của người tiêu dùng mà chim cút có thể nuôi làm

cảnh, nuôi lấy thịt hoặc lấy trứng.
Bảng 2.1: Sản lượng thịt chim cút năm 2007 một số nước cao nhất trên thế giới
(tấn).
TT

NƯỚC

SẢN LƯỢNG

1

Trung Quốc

163000

2

Tây Ban Nha

9300

3

Pháp

8200

4

Italia


3800

5

Hoa kỳ

3400

6

ÚC

1800

7

Bồ Đào Nha

1200

8

Brazil

1100

9

Nhật Bản


200

Cộng

192000
Nguồn: Worldpoyltry, Vol. 25 số 2

4


2.1.3 Tình hình nuôi chim cút ở Việt Nam
Ở nước ta, việc nuôi chim cút phát triển chậm hơn, được nhập vào và phát
triển mạnh ở miền Nam trong những năm 1971 - 1972, nở rộ vào những năm 1985 1990, với giống chim cút Pharaoh có nguồn gốc ở Ai Cập, với khối lượng trưởng
thành từ 180 g – 200 g, vỏ trứng có màu trắng và các đốm đen nhỏ đều. Và gần đây
nhất là giống cút Nhật Bản có đặc điểm dễ nuôi, đẻ nhiều trứng và thời gian khai
thác dài, nhiều con đẻ trên 300 trứng/năm.Ngoài ra còn nhập những giống cút khác
như giống cút Pháp, Anh.
Năm 1971, miền Bắc nước ta cũng nhập trứng cút từ Pháp để nhân giống được
nuôi tại viện chăn nuôi, đàn giống nuôi ở nước ta hiện nay đa số có nguồn gốc từ
đàn cút này. Từ lâu nước ta đã không nhập giống mới vì vậy giống chim cút thuần
còn lại rất hiếm. Hiện nay, trên thị trường hầu hết là giống chim cút đã được lai tạp
nên chất lượng con giống không cao, thể hiện rõ trên vỏ trứng, thường có màu lẫn
lộn, chứng tỏ các giống cút đã bị pha tạp với những mức độ khác nhau.
Hiện nay thịt và trứng chim cút đã trở thành thực phẩm quen thuộc đối với
người tiêu dùng trong nước và chăn nuôi chim cút đang dần trở nên phổ biến hơn,
với những hộ nông dân với qui mô từ vài trăm tới vài chục ngàn con. Tổng đàn
chim cút trong cả nước đã lên đến hàng chục triệu con.

Hình 2.1: Chim cút nhật bản


5


2.1.4 Vị trí kinh tế của chim cút
Chim cút dễ nuôi, ít bệnh, với thời gian nuôi ngắn (28 - 35 ngày), diện tích
nuôi nhỏ vốn đầu tư ít.
Thịt chim cút tốt hơn so với gà ( nhiều vitamin B6 và vitamin B3 hơn).
Chim cút ăn ít: Trung bình ngày đêm cút ăn 20 - 24 g/con. Nhưng đòi hỏi thức
ăn phải có chất lượng tốt, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch hằng ngày.
Trứng cút là nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
2.2 Một số nghiên cứu trong nước về chim cút
Huỳnh Thị Minh (1990) khảo sát một số chỉ tiêu về năng xuất và sức đề kháng
của giống cút Pharaoh và Bobwhite lai cho kết quả thấy:
Ở giống Pharaoh, trọng lượng trung bình cơ thể lúc 5 tuần tuổi là 140 g. Mức
tiêu thụ thức ăn là 130 g/con/tuần. Tỉ lệ đẻ trung bình tuần thứ 15 là 80,5 % và mức
tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng là 4,31 kg ở tuần thứ 15.
Ở giống Bobwhite, trọng lượng trung bình của chim cút ở tuần thứ 5 là 133,5
g. Mức tiêu thụ thức ăn là 10,8 g/con/ngày. Tỉ lệ đẻ trung bình ở tuần thứ 15 là
80,95 % và tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng là 3,93 kg ở tuần thứ 15.
Nguyễn Thị Sơn Hà (2002) khảo sát sức sinh trưởng và sản xuất trứng trên cút
Pharaoh. Kết quả cho thấy: tăng trọng tuyệt đối là 3,9 g/con/ngày, tiêu thụ thức ăn
là 93,6 g/con/tuần, tỉ lệ đẻ ở tuần thứ 15 là 96,38 %, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng
là 2,59 kg ở tuần thứ 15. Tiêu thụ thức ăn là 2,61 - 2,39 g/con/ngày. Tỉ lệ đẻ 81,7 4
% - 90,29 %.
Theo Nguyễn Thanh Hưởng (2005), khảo sát ảnh hưởng của tuổi đến sức sản
xuất trứng và sức sinh trưởng trên cút Pharaoh. Kết quả cho thấy: trọng lượng
chung qua 5 tuần tuổi là 143 g - 147 g. Chỉ số chuyển biến thức ăn/ kg tăng trọng là
2,39 - 2,61. Lượng thức ăn tiêu thụ là 86,08 - 88,24 g và tỉ lệ nuôi sống là 93,07 %
- 93,65 %.

Theo Trương Thị Thanh Thủy (2003) so sánh sức sản xuất của cút từ 1 – 15
tuần tuổi qua 3 loại thức ăn hỗn hợp. Kết quả là: về tăng trọng tuyệt đối 3,79
g/con/ngày. Tỉ lệ nuôi sống là 85,5 %. Hệ số chuyển biến thức ăn là 3,09 kg. Tỉ lệ

6


đẻ trứng trung bình từ 6 – 15 tuần tuổi là 79,56 %. Hệ số chuyển biến thức ăn trung
bình cho 1 kg trứng là 3,99 g.
2.3 Thành phần hóa học của thịt chim cút
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của thịt chim cút
Thành phần

Đơn vị

Thịt cút (2)

Thịt bò (3)

Thịt gà (3)

Cá lóc

tính
Nước

%

72,80


70,50

66,60

79,97

Protein

5

19,87

18,00

20,30

18,80

Lipit

%

5,08

10,00

13,10

0,16


Glucid

%

1,08

Năng lượng

%

159,52

171,00

250,00

77,00

Chất khoáng

%

1,17

1,00

1,00

1,01


Calcium

mg % (1)

10,00

12,00

14,28

Phospho

mg %

210,00

194,00

200,00

166,00

Fe 2+

mg %

2,50

2,74


1,50

0,29

Vitamin B1

mg %

0,08

0,10

0,15

0,05

Vitamin B2

mg %

0,012

0,17

0,16

Vitamin PP

mg %


2,65

4,20

8,10

0,05

(1): mg % là số mg có trong 100 gr.
(2): Phân tích của phòng hóa miễn dịch viện Pasteur, TPHCM 20/6/1982.
(3): Số liệu của Viện vệ sinh dịch tể Hà Nội.
2.4 Giới thiệu sơ lược về chế phẩm tỏi - nghệ - gừng
2.4.1 Tỏi
 Đặc điểm
Tỏi có tên khác: Đại toán.
Tên khoa họ: Allium Sativum L.
Tên tiếng Anh: Garlic.
Thuộc họ hành: Liliaceae.

7


Tỏi có nguồn gốc ở vùng Trung Á. Có vị hanh, cay, hơi tanh. Tỏi là một vị
thuốc nhân gian, là một cây huyền thoại kỳ diệu. Người ta dùng tỏi để làm gia vị
chế biến thức ăn. Tỏi còn được dùng để chữa bệnh trong nhân y, được dùng trong
thú y để chữa bệnh cho động vật (Trần Tất Thắng – 2000).
 Thành phần hóa học của tỏi
Bảng 2.3: Thành phần hóa học của tỏi
Thành phần


Hàm lượng % (khi tươi)

Nước

62-68

Carbonhydrates

26-30

Protein

1,5-2,1

Lipit

0,1-0,2



1,5

Toàn bộ hợp chất sulfur

1,1-3,5

Chất khoáng

0,7


Vitamine

0,015

Saponin

0,04-0,11

Trong tỏi khô gồm có carbohydrat chứa fructose, các hợp chất sulfua (lưu
huỳnh), protein và các amino acid. (Stoll và Seebeck,1947- Trần Tất Thắng - người
dịch).
 Công dụng của tỏi
Từ thời cổ đại ở Ai Cập, người ta đã biết dùng tỏi để làm thuốc sát trùng
trong các loại bệnh hen suyển, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột. Kinh nghiệm
dân gian nhiều nơi cũng biết dùng tỏi để sát trùng ngoài da, chữa độc do bò cạp
chích, rết cắn, chữa mụn cóc, hạt cơm mọc trên da. Trong những thập niên gần đây,
cùng với sự phát triển của 2 loại bệnh tim mạch và ung thư, các nhà khoa học đặc
biệt quan tâm đến tác dụng chống oxy hoá, chống đột biến tế bào, hạ lượng mỡ
trong máu và làm giảm nguy cơ máu đông của một số hoạt chất trong tỏi.

8


-

Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi có 3 hoạt chất chính Allicin và Liallyl sulfide và Ajoene. Allicin là hoạt

chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện sẵn trong tỏi.
Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố

anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng
đập nát, hoạt tính càng cao. Một kg tỏi có thể cho ra từ 1 - 2 g allicin. Allicin dễ
biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính.
Ngoài ra, trong tỏi còn có một số chất như selenium có tác dụng đáng kể đến
hệ thống miễn dịch, tăng hoạt tính tế bào lympho T, giúp bảo vệ màng tế bào, chống
tổn thương nhiễm sắc thể và AND ( Ngưu Hồng Quân - 2004).
-

Tác dụng đối với hệ tiêu hóa
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, kích thích tăng tiết dịch vị, giúp tăng

cường hấp thu vitamin B1. Tỏi còn có tác dụng loại thải vi sinh vật ra khỏi đường
ruột trong trường hợp rối loạn tiêu hóa do thần kinh, khó tiêu, đầy hơi, chướng hơi,
co thắt dạ dày ( Ngưu Hồng Quân – 2004).
-

Tác dụng kháng sinh
Kháng khuẩn: Các chất axooene, dianllil disulfide, diallil-trisulfide và các

hoạt chất chứa lưu huỳnh khác ( được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế
70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi bệnh lao. Thậm chí
còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng – khi phối
hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của
chúng.
Kháng virus: tỏi có thể ngăn ngừa một số bệnh gây ra do virus cúm, cảm
lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu.
Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: nước ép tỏi có tác dụng chữa
bệnh đường ruột do nguyên sinh Lamblia intestinalis gây ra.
Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Canallito đã phân tích được hoạt chất
chính trong tỏi có công dụng như là thuốc kháng sinh. Đó là allicin, chỉ có trong tỏi

chưa nấu hay chưa chế hóa. Allicin là kháng sinh có thể mạnh bằng 1/5 thuốc

9


penicillin và 1/10 thuốc tetracyline và ajoene có công dụng gần như aspirin ( chúng
có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt sâu bọ, ký sinh trùng:
giun tóc, giun móc, giun kim…, nấm và các loại virus khác…).
Năm 1958, nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh công
dụng của tỏi.
Nông dân một số địa phương tại Bình Dương (2004) dùng nước tỏi phòng và
chữa bệnh cúm cho gà rất hữu hiệu. Năm 2010 Trạm Khuyến nông khuyến ngư Mỏ
Cày Nam (Bến Tre) đã thực hiện thí nghiệm trên 1000 con gà. Sau 4 tháng thí
nghiệm đã chứng minh tỏi giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên đàn gà,
giảm được chi phí thuốc, tỷ lệ chết, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Như vậy tỏi có tác
dụng thúc đẩy tăng trưởng, hạn chế bệnh, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn và chất
lượng thịt trên heo, gà. Tỏi có thể thay thế một số thuốc kháng sinh sử dụng trong
chăn nuôi.
2.4.2. Nghệ
 Đặc điểm
Nghệ còn có tên khác là Uất kim hay Khương hoàng.
Tên khoa học là: Curcuma Longa L.
Thuộc họ: Gừng.
 Thành phần hóa học
Nghệ có từ 3 - 5 % tinh dầu gồm: 25 % carbuatecpenic, zingiberen, 5 %
xeton sesquitecpenic và một số chất khác turmerone, p – tolymethylcarbinol
(Nguyễn Thị Hảo, 2007).
Các chất có màu vàng gọi chung là curcumin chiếm 0,5 - 1,5 %.
 Công dụng của nghệ
Điều trị cơn đau: Curcumin sẽ ức chế tạo thành prostaglandin. Tuy nhiên khi

dùng với liều cao, curcumin sẽ kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone, mà
cortisone có hiệu lực rất mạnh để ức chế phản ứng viêm. Đồng thời curcumin còn
có tác dụng tiêu hóa và kích thích enzyme hiêu hóa chất béo và carbohydrat, làm
giảm lượng cholesterol trong máu.

10


Bôi nghệ lên vết thương còn giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Uống nghệ hằng ngày có thể chữa bệnh đau dạ dày.
Nước nghệ trị bỏng, dầu nghệ trị vết thương nhiễm trùng, viêm, lở tử cung.
Ngoài ra nghệ còn có các tác dụng như: chữa trị bệnh ung thư ruột, bệnh
viêm khớp, gặp rắc rối với tiêu hóa, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim,…
Nghệ còn giúp cho cơ thể chống lại các vi khuẩn ký sinh trong đường ruột,
đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa.
Mới đây người ta đã chứng minh được rằng có thể sử dụng nghệ để chống
ung thư và nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Có thể dùng nghệ để khử trùng và mau lành vết thương.
Ngoài ra nghệ còn có tác dụng chống oxy hóa.
Tinh dầu nghệ và dịch ép có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn như:
Bacillus cereus, Staphylococcus aureus và nấm ngoài da Candida albican ( Phạm
Xuân Sinh – 2002).
2.4.3. Gừng
 Đặc điểm
Gừng còn có tên gọi khác là Sinh khương, Tiền khương, Khương bì và Can
khương.
Tên khoa học: Zingiber offcinale rose.
Thuộc họ gừng: Zingiberaceae
Được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như các nước Đông Châu Á,
Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Phi. Trong đó Trung Quốc là nơi xuất khẩu lớn nhất. Ở

Việt Nam gừng cũng được trồng khá phổ biến.
 Thành phần hóa học
2-3 % Tinh dầu dễ bay hơi chủ yếu là zingiberene, phellandrene, citral, cồn
thơm…
5 % Nhựa cây
3,7 % chất béo
Tinh bột

11


Chất cay: zingeron, zingerola va shogaola.
Tinh dầu gừng chứa camplen, pheladren, zingebenzen (C15H14), rượu
sesquitecpen…
 Công dụng của gừng
Gừng có khả năng ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với
các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ ở gan, huyết áp cao. Gừng giúp cho hệ thống
miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống chịu lạnh và hạn chế các bệnh
viêm nhiễm. Gừng giúp cho hệ thống tiêu hóa tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết
nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự
sinh trưởng của các vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống lại sự rối
loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp
dạ dày, ức chế sự phát triển của vi trùng có hại trong dạ dày. Ngoài ra, gừng còn có
tác dụng chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.(Trần Xuân Thuyết, 2009)

Ngoài ra gừng còn có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung
ương, thần kinh giao cảm, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng huyết áp, cầm máu, bảo
vệ gan và chức năng gan hoạt động bình thường ( Võ Văn Chi – 2000).
Gừng có tác dụng ức chế một số vi khuẩn: Bacillus mycoides,
Staphylococcus aureus. Tinh dầu gừng có tác dụng ức chế Staphylococcus

aureus. E.coli, Streptococcus, Salmonella typhy, Shigella flexneri…( Phạm Xuân
Sinh – 2002).
Ngoài ra gừng cũng giúp trị các bệnh khá phổ biến như ho, nôn mửa, đau
bung… trong thuốc nam, thuốc bắc thường thấy có thành phần của gừng. ngâm
rượu gừng dùng để xoa bóp chữa tê phù, tê thấp, đau nhức…
2.4.4. Chế phẩm sinh học có nguồn gốc tự nhiên: tỏi - nghệ - gừng
Chế phẩm tự nhiên tỏi - nghệ - gừng là một chế phẩm được bào chế từ thảo
mộc tỏi - nghệ - gừng ở một tỉ lệ nhất định. Chúng được rửa sạch, thái lát mỏng và
trộn đều vào nhau. Sau đó đem đi nghiền rồi đem đi sấy khô ở 400C. Nhằm mục
đích:

12


+ Ổn định hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế vi sinh vật có hại.
+ Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hấp thu thức ăn.
+ Tăng sức đề kháng.
+ Hỗ trợ chức năng gan.
+ Hỗ trợ hoạt động của hệ tim mạch, hệ thống tuần hoàn máu.
+ Chống sự oxy hóa, chống stress.
( />2.5. Một số nghiên cứu về chế phẩm tỏi - nghệ - gừng
Với những công dụng trên của chế phẩm tỏi - nghệ - gừng, những năm gần
đây đã có một số các nghiên cứu sau:
Theo Đoàn Quốc Tuấn (2003), ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên đến khả
năng sinh trưởng và sức kháng bệnh ký sinh trùng của hai nhóm gà thả vườn. Thu
được những kết quả như sau ở 5 tuần tuổi: trọng lượng bình quân gà mái là 1396,05
g/con; Gà trống là 1649,49 g/con đối với nhóm có bổ sung chế phẩm, còn với nhóm
không bổ sung chế phẩm là 1305,12 g/con và 1572,45 g/con. Tăng trọng tuyệt đối là
19,28 g/con/ngày đối với nhóm có bổ sung chế phẩm. Và với nhóm không bổ sung
chế phẩm là 18,11 g/con/ngày. Hệ số chuyển biến thức ăn là 3,04 và không bổ sung

là 3,24.
Theo Võ Thanh Phong (2005), khảo sát ảnh hưởng của chế phẩm tự nhiên tỏi
- nghệ - gừng lên khả năng sinh trưởng của hai nhóm gà Tàu Vàng và Gà Đen là:
trọng lượng bình quân lúc 12 tuần tuổi 1490,20 g/con đối với nhóm gà Tàu Vàng
không bổ sung chế phẩm và 1523,50 g/con đối với nhóm có bổ sung chế phẩm. Tiêu
tốn thức ăn là 3,00 g TĂ/ g TT cho cả hai khẩu phần có và không có bổ sung chế
phẩm. Tỉ lệ nuôi sống của gà Tàu Vàng đối với nhóm có bổ sung chế phẩm là 90,00
% và đối với nhóm không bổ sung chế phẩm là 86,70 %.

13


×