Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA VỊT CV SUPERM DÒNG BÀ TẠI TRẠI VỊT GIỐNG VIGOVA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.62 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA
VỊT CV SUPER-M DÒNG BÀ TẠI TRẠI
VỊT GIỐNG VIGOVA

Sinh viên thực hiện: CAO MINH THẠNH
Lớp:

DH08CN

Ngành:

Chăn Nuôi

Niên khóa:

2008-2012

Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y
****************


CAO MINH THẠNH

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA
VỊT CV SUPER-M DÒNG BÀ TẠI TRẠI
VỊT GIỐNG VIGOVA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS LÂM MINH THUẬN

Tháng 8/2012

i


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên thực tập: CAO MINH THẠNH
Tên khóa luận tốt nghiệp: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của vịt CV
Super-M dòng bà tại trại vịt giống Vigova
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến
đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khóa ngày…tháng…năm 2012
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2012
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS LÂM MINH THUẬN

ii



LỜI CẢM ƠN
Chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã
tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Cám ơn cô Lâm Minh Thuận đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi. Đặc biệt cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ kỹ
thuật cùng toàn thể các anh chị ở trại vịt Vigova đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong
suốt thời gian tôi thực tập ở trại.
Vì khoảng thời gian thực tập quá ngắn từ ngày14/1/2012 đến 20/6/2012 nên
bản thân tôi vẫn còn nhiều thiếu sót nhiều trong công việc. Rất mong những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Cao Minh Thạnh

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của vịt CV Super-M
dòng bà tại trại vịt giống Vigova” được thực hiện tại trại vịt giống Vigova từ ngày
14/1/2012 đến 20/6/2012. Chúng tôi tiến hành khảo sát đàn 1 gồm 313 con (58
trống, 255 mái).
Kết quả thu được trong thời gian khảo sát từ tuần đẻ thứ 1 đến 20:
-Khối lượng vịt lúc 24 tuần tuổi là 3,36 kg.
-Tuổi đẻ của vịt lúc 5 %, 30%, 50 % và đẻ cao nhất là 169 ngày, 176 ngày,
182 ngày, 240 ngày.

-Tỷ lệ đẻ bình quân từ tuần đẻ 1-20 của đàn 1 là 75,17%.
-Trọng lượng trứng trung bình nặng 88,99g. Hệ số hình thái trứng nằm trong
khoảng 0,69-0,73.
-Tỷ lệ trứng chọn ấp là 88,50%. Tỷ lệ trứng có phôi là 89,11%. Tỷ lệ ấp nở
của đàn 70,37%.
-Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày là 210,76 g/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn
cho 10 quả trứng là 4,13 kg/10 quả trứng.
-Tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải rất thấp (2,27% và 0,97%).

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV:

Cherry-Valley

v


MỤC LỤC
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.......................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ ....................................................................x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1

1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ......................................................................................3
2.1 Giới thiệu tổng quan về trại vịt giống Vigova ......................................................3
2.1.1 Lich sử phát triển của trại: .................................................................................3
2.1.2 Tình hình sản xuất ..............................................................................................3
2.1.3 Vị trí địa lý .........................................................................................................4
2.1.4 Nguồn nước, thời tiết và khí hậu........................................................................4
2.1.4.1 Nguồn nước .....................................................................................................4
2.1.4.2 Thời tiết và khí hậu .........................................................................................4
2.1.5 Tổ chức sản xuất ................................................................................................4
2.1.5.1 Cơ cấu lao động...............................................................................................4
2.1.5.2 Cơ sở vật chất ..................................................................................................4
2.1.5.3 Cơ cấu chuồng và các dụng cụ ........................................................................5
2.1.6 Kết quả đạt được ................................................................................................5
2.2 Cơ sở lý luận .........................................................................................................7
2.2.2 Xây dựng mô hình giữ giống và nhân giống vịt CV Super-M...........................7

vi


2.2.3 Chọn lọc .............................................................................................................9
2.2.4 Nhân giống thuần chủng ....................................................................................9
2.2.5 Nhân giống thuần theo dòng ............................................................................10
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của vịt......................................11
2.2.6.1 Con giống ......................................................................................................11
2.2.6.2 Tuổi của vịt....................................................................................................11
2.2.6.3 Dinh dưỡng....................................................................................................12
2.2.6.4 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc ...............................................................13

2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở .....................14
2.2.7.1 Chất lượng của đàn bố mẹ.............................................................................14
2.2.7.2 Chất lượng trứng giống .................................................................................15
2.2.7.3 Chế độ ấp trứng .............................................................................................16
2.2.8 Một số công trình nghiên cứu về giống vịt CV Super-M ................................17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .............................20
3.1 Nội dung ..............................................................................................................20
3.2 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................................20
3.2.1 Thời gian ..........................................................................................................20
3.2.2 Địa điểm ...........................................................................................................20
3.3 Phương pháp khảo sát .........................................................................................20
3.3.1 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................20
3.3.2 Phương pháp bố trí khảo sát .............................................................................20
3.4 Điều kiện khảo sát ...............................................................................................20
3.4.1 Con giống .........................................................................................................20
3.4.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ......................................................................................21
3.4.2.1 Thức ăn..........................................................................................................21
3.4.2.2 Nước uống .....................................................................................................22
3.4.2.3 Chế độ chiếu sáng .........................................................................................22
3.4.2.4 Nhặt trứng và chọn trứng ấp .........................................................................23
3.4.3 Vệ sinh thú y ....................................................................................................23

vii


3.4.3.1 Vệ sinh chuồng trại .......................................................................................23
3.4.3.2 Vệ sinh công nhân, khách tham quan và phương tiện vận chuyển ...............24
3.4.3.3 Quy trình chủng ngừa vaccin ........................................................................24
3.5 Các chỉ tiêu khảo sát ...........................................................................................25
3.5.1 Khối lượng cơ thể.............................................................................................25

3.5.2 Tuổi đẻ ..............................................................................................................25
3.5.3 Tỷ lệ đẻ .............................................................................................................25
3.5.4 Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng .................................................................25
3.5.4.1 Khối lượng trứng ...........................................................................................25
3.5.4.2 Hệ số hình thái ..............................................................................................25
3.5.5 Các chỉ tiêu ấp nở .............................................................................................26
3.5.5.1 Tỷ lệ trứng chọn ấp .......................................................................................26
3.5.6 Tiêu tốn thức ăn ...............................................................................................26
3.5.6.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ................................................................26
3.5.6.2 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ...............................................................26
3.5.7 Các chỉ tiêu sức sống........................................................................................27
3.5.7.1 Tỷ lệ chết .......................................................................................................27
3.5.7.2 Tỷ lệ loại thải ................................................................................................27
3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................28
4.1 Khối lượng vịt .....................................................................................................28
4.2 Tuổi đẻ .................................................................................................................29
4.3 Tỷ lệ đẻ ................................................................................................................30
4.4 Khối lượng trứng và hệ số hình thái ...................................................................31
4.4.1 Khối lượng trứng trung bình ............................................................................31
4.4.2 Hệ số hình thái .................................................................................................32
4.5 Tỷ lệ trứng chọn ấp .............................................................................................33
4.6 Tỷ lệ trứng có phôi ..............................................................................................34
4.7 Tỷ lệ ấp nở...........................................................................................................35

viii


4.8 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày ......................................................................36
4.9 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ......................................................................38

4.10 Tỷ lệ chết ...........................................................................................................40
4.11 Tỷ lệ loại thải ....................................................................................................41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................42
5.1 Kết luận ...............................................................................................................42
5.2 Đề nghị ................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................43
PHỤ LỤC ..................................................................................................................45

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Hệ thống giống 4 cấp..................................................................................9
Bảng 2.1 Nhu cầu các chất dinh dưỡng tối thiểu của vịt CV Super-M ....................12
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn theo công bố của hãng Uni-President và hãng Con Cò
.................................................................................................................21
Bảng 3.2 Chế độ chiếu sáng bằng bóng đèn cho đàn vịt ở trại Vigova ....................22
Bảng 3.3 Thời điểm tiêm phòng bệnh dịch tả vịt và bệnh cúm gia cầm ở trại vịt
Vigova......................................................................................................24
Bảng 4.1 Khối lượng vịt lúc 24 tuần tuổi .................................................................28
Bảng 4.2 Tuổi đẻ của đàn vịt lúc vịt đẻ 5%,30% và 50% ........................................29
Bảng 4.3 Tỷ lệ đẻ qua các tuần khảo sát...................................................................30
Bảng 4.4 Khối lượng trứng và hệ số hình thái qua các giai đoạn khảo sát ..............31
Bảng 4.5 Tỷ lệ trứng chọn ấp qua các tuần khảo sát ................................................33
Bảng 4.6 Tỷ lệ trứng có phôi qua các tuần khảo sát .................................................34
Bảng 4.7 Tỷ lệ ấp nở qua các tuần khảo sát .............................................................35
Bảng 4.8 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày qua các tuần khảo sát .........................36
Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng ............................................................38
Bảng 4.10 Tỷ lệ chết và tỷ lệ loại thải qua các tuần khảo sát ...................................40
Bảng 4.11 Tỷ lệ loại thải qua các tuần khảo sát .......................................................41


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới và nền văn minh lúa nước.
Với diện tích ao hồ, sông ngòi, kênh rạch trãi dài trên hàng vạn hecta nên chăn nuôi
vịt đã trở thành ngành chăn nuôi truyền thống lâu đời và có vị trí quan trọng trong
hệ thống chăn nuôi của nước ta. Đặc biệt ở miền nam có cường độ chiếu sáng mạnh
nên rất thuận lợi cho sự sinh sản của vịt.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thịt và trứng tăng nhanh để cải
thiện bữa ăn hàng ngày. Và đặc biệt thịt vịt nói riêng, thịt thủy cầm nói chung chứa
nhiều acid béo không no omega 3 (oleic, linoleic), chứa ít các acid béo no hơn so
với thịt gà, thịt heo và thịt bò nên hạn chế các bệnh tim mạch (C.Reno, 1987).
Theo chương trình giống của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì
giống là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất trứng và chất lượng thịt vịt.
Trước đây nước ta cũng đã nhập một số giống vịt từ nước ngoài về có năng suất cao
hơn giống nội nhưng các giống vịt này ngày càng bị lai tạp trong sản xuất do nước
ta chưa có hệ thống giữ, nhân giống hoàn chỉnh. Vì vậy, khi trại vịt giống Vigova
nhập về giống vịt cao sản CV Super-M từ nước Anh, đã tiến hành xây dựng hệ
thống giữ và nhân giống tương đối hoàn chỉnh. Trong quá trình nhân thuần, chọn
lọc, nuôi giữ thành công giống vịt CV Super-M, đã phát triển rất rộng rãi ra sản xuất
và đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như giữ được sự ổn định năng suất thịt sau
nhiều năm chọn lọc nuôi giữ và phát triển, tỷ lệ nuôi sống cao, năng suất trứng
cao,… Để có cơ sở khoa học đánh giá khả năng sản xuất của giống vịt CV Super-M
nuôi tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của
vịt CV Super-M dòng bà tại trại vịt giống Vigova”.


1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát khả năng sinh sản của vịt CV Super-M dòng bà góp phần tạo cơ sở
dữ liệu trong công tác giống.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập số liệu về khối lượng vịt lúc 24 tuần tuổi và một số chỉ
tiêu về khả năng sinh sản của vịt Super-M dòng bà.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu tổng quan về trại vịt giống Vigova
2.1.1 Lich sử phát triển của trại:
Trại vịt giống Vigova (thuộc Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật chăn nuôi của Viện chăn nuôi-Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn) trú
đóng tại địa chỉ 94/1056 Dương Quãng Hàm, phường 6 quận Gò Vấp (trước kia là
26/3 Dương Quãng Hàm, phường 17 quận Gò Vấp). Từ năm 2004 đến nay, trại vịt
giống Vigova chuyển về xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ra đời cách dây 24 năm, với quy mô biên chế 16 cán bộ công nhân viên với
số vốn lưu động ban đầu 160 triệu đồng, song trại vịt giống vigova đã làm chủ được
công nghệ giống vật nuôi trở thành cơ sở sản xuất giống vịt lớn có uy tín của vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
2.1.2 Tình hình sản xuất
Trại sản xuất và cung cấp con giống cho các cơ sở giống cấp I, lưu giữ giống
gốc dòng vịt CV Super-M. Ngoài ra trại cung cấp thêm vịt thương phẩm, vịt thịt và

trứng thương phẩm đáp ứng nhu cầu cho người chăn nuôi và người tiêu dùng.
Hàng năm trại cung cấp 40000 vịt giống bố mẹ hướng trứng cao sản, 120000
vịt giống bố mẹ hướng thịt năng suất cao. Trại liên kết sản xuất 50000 tấn thức ăn
viên đáp ứng nhu cầu cho hệ thống giống. Thông qua hệ thống nhân giống trại đảm
bảo 70% giống vịt thương phẩm (12 triệu vịt siêu thịt và 5 triêu vịt siêu trứng) cho
toàn miền Nam Bộ.

3


2.1.3 Vị trí địa lý
Trại vịt giống Vigova tọa lạc tại ấp Rạch Bắp, xã An Tây, huyện Bến Cát,
tỉnh Bình Dương, nằm cách đường DT744 khoảng 100m với diện tích 5,6 ha. Vị trí
địa lý khá yên tĩnh và gần trục lộ giao thông nên rất thích hợp với việc mở trang
trại.
2.1.4 Nguồn nước, thời tiết và khí hậu
2.1.4.1 Nguồn nước
Trại lấy nước từ giếng khoan để làm nguồn nước uống, rữa sân.
2.1.4.2 Thời tiết và khí hậu
Bình Dương thuộc miền nam Việt Nam nên khí hậu có đặc điểm là nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa nắng thì thời tiết khô nóng, nhiệt độ trung bình 2930oC, ẩm độ trung bình 70-80%. Mùa mưa thì mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 2629oC, ẩm độ trung bình 80-90%.
2.1.5 Tổ chức sản xuất
2.1.5.1 Cơ cấu lao động
Trại trưởng:

1 người

Trại phó:


1 người (bác sỹ thú y).

Bác sỹ thú y:

2 người

Kỹ sư chăn nuôi:

1 người

Công nhân kỹ thuật:

1 người

Công nhân:

7 người

Bảo vệ:

1 người.

2.1.5.2 Cơ sở vật chất
Phòng hành chính.
Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên.
Kho thuốc thú y.
Kho vật tư.
Kho dự trữ thức ăn.

4



Kho ủ và dự trữ lúa mộng.
Kho dự trữ trấu.
Kho bảo quản trứng.
Máy bơm, máy phát điện, máy sát trùng, máy cắt cỏ và hệ thống phun thuốc
sát trùng ở cổng trại.
13 dãy chuồng nuôi.
2.1.5.3 Cơ cấu chuồng và các dụng cụ
Trại có 13 dãy chuồng nuôi gồm 2 chuồng vịt con, 5 chuồng vịt hậu bị, 6
chuồng vịt đẻ. Trại được đầu tư 2 chuồng vịt cá thể có thiết kế hiện đại. Nền chuồng
là nền đất, trên nền rãi thêm cát dày khoảng 20-30cm, phía trên có chất độn chuồng
bằng trấu để đảm bảo sự khô ráo của nền chuồng. Chuồng được xây dựng theo kiểu
chuồng hở, 2 mái lợp bằng tôn. Mỗi chuồng đều có sân chơi và ao bơi.Chuồng có
nhiều cửa ra vào và trước mỗi cửa đều có chậu nước sát trùng.
2.1.6 Kết quả đạt được
Với những nỗ lực của những cán bộ công nhân, trại đã đạt được giải thưởng
sáng tạo khoa học công nghệ, giải thưởng “Bông Lúa Vàng”, huân chương lao động
hạng III, và những giải thưởng khác đã khẳng định uy tín của trại vịt giống Vigova
về chất lượng giống.
Trong quá trình chọn lọc, giữ và nhân giống vịt CV Super-M, trại đã phát
triển và đưa ra sản xuất đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau:
-Năng suất sản xuất thịt được giữ ổn định sau nhiều năm chọn lọc nuôi giữ
và phát triển.
-Tỷ lệ nuôi sống cao trên 95%.
-Khối lượng giết thịt lúc 56 ngày tuổi (nuôi công nghiệp) hoặc 70-75 ngày
tuổi (nuôi bán công nghiệp) đạt 3-3,4 kg/con. Trước đó vịt hướng thịt chỉ đạt 2,5 kg
trở xuống.
-Tỷ lệ thịt xẻ: 72%.
-Tiêu tốn thức ăn: nuôi công nghiệp là 2,7-2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng, nuôi

bán công nghiệp là 2,2 kg thức ăn/kg tăng trọng.

5


-Tuổi đẻ của vịt bố mẹ là 25 tuần đẻ (đạt được tiêu chuẩn của Anh).
-Năng suất trứng được nâng cao đạt 200-220 quả/mái/67 tuần tuổi (cao hơn
năng suất trứng của Anh từ 8-20 quả/mái/67 tuần tuổi). Và nếu so với các giống vịt
trước đây (140-150quả/mái/40tuần đẻ) thì vịt CV Super-M có năng suất trứng đã
tăng hơn 45-90%.
-Tỷ lệ phôi đạt trên 90%.
-Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 4,0-4,5 kg thức ăn.
-Tỷ lệ nở: những năm đầu vì chưa có quy trình ấp thích hợp nên tỷ lệ nở chỉ
đạt 26-50%. Sau khi nghiên cứu thành công quy trình ấp trứng thì tỷ lệ nở/phôi trên
85%, cao hơn ở Anh 3-5% (Hoàng Văn Tiệu và ctv, 2011).
Từ năm 1989 đến nay, trại vịt giống Vigova đã nghiên cứu và tạo được 7
dòng vịt cao sản hướng thịt và 2 dòng vịt cao sản hướng trứng phù hợp với điều
kiện sinh thái Việt nam. Từ việc tạo ra các dòng vịt này thì các dòng vịt này được
xem như bản quyền công nghệ riêng của trại vịt giống Vigova mà chưa có trại nào
làm được. Trại vịt giống Vigova trở thành địa quen thuộc và cung cấp độc quyền
khoảng 70% tổng đàn vịt bố mẹ cho toàn miền Nam Bộ để sản xuất giống thương
phẩm có chất lượng cao.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu hiện đại, trại vịt giống Vigova đã tạo
ra được 5000 vịt giống cụ kỵ, ông bà để sản xuất ra vịt bố mẹ có ưu thế lai cao cung
cấp cho các trại vịt giống cấp II của hộ nông dân trong hệ thống giống hình tháp 4
cấp: cụ kỵ-ông bà- bố mẹ- thương phẩm. Đây là một hệ thống giống vịt hoàn chỉnh
lần đầu tiên được hình thành ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, được Bộ Khoa
Học Công Nghệ và Môi Trường đánh giá là “Lộ trình khoa học-công nghệ thời gian
đầu của thế kỷ 21”.
Từ những thành công trên trại đã chọn lọc, giữ và nhân ra được các dòng vịt

giống cho Việt Nam và đồng thời đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu của ngành chăn
nuôi vịt hiện nay và trong những năm qua không cần phải nhập vịt bố mẹ hoặc vịt
ông bà với giá cao từ nước ngoài. Nơi đây đang trở thành điểm quyết định sự tồn tại
và phát triển của nghề chăn nuôi vịt ngày càng phát triển ở miền Nam Bộ.

6


2.2 Cơ sở lý luận
2.2.1 Vịt CV Super-M
Vịt CV Super-M là giống vịt chuyên thịt cao sản được tạo ra ở công ty
Cherry Vallay, vương quốc Anh năm 1976. Hiện nay giống vịt này đang phát triển
mạnh mẽ gần 100 nước trên thế giới.
Nước ta nhập giống vịt này vào năm 1989 và được nuôi ở cả hai miền Nam,
Bắc.
Vịt CV Super-M có ngoại hình đặc trưng cho vịt hướng thịt như thân hình
chữ nhật, ngực sâu, rộng, đầu to…
Theo tài liệu của hãng tại Anh cho biết: vịt dòng ông bà có sản lượng trứng
170 quả trứng/40 tuần đẻ, vịt bố mẹ có sản lượng trứng đạt 200 quả trứng/40 tuần
đẻ. Riêng dòng cao sản nuôi 42 ngày tuổi 2,8 kg/con. Chi phí thức ăn 2,2-2,6 kg
thức ăn/kg tăng trọng. Khối lượng lúc mới nở là 54 g/con. Lúc trưởng thành con
trống nặng 3,2-3,8 kg/con, con mái nặng 3,2-3,5 kg/con tùy theo dòng chọn lọc.
Đến 40 tuần tuổi đẻ 200 quả trứng. Khối lượng trứng 79-82 g/quả.
2.2.2 Xây dựng mô hình giữ giống và nhân giống vịt CV Super-M
Xây dựng mô hình giữ giống và nhân giống vịt CV Super-M theo mô hình
hình tháp tạo nên hệ thống giống 4 cấp. Các cơ sở nghiên cứu và giữ giống Quốc
gia, giữ cụ kỵ, ông bà, một số giống địa phương và trang trại tư nhân nuôi giữ giống
bố mẹ cung cấp con giống thương phẩm cho sản xuất.
Giống cụ kỵ
Là đàn giống thuần đã được chọn lọc khắt khe với áp lực chọn lọc cao theo

định hướng cụ thể về tính năng sản xuất có giá trị di truyền và giá trị kinh tế cao
như khả năng cho thịt cao, chất lượng thịt cao, năng suất trứng cao hay mức độ tiêu
tốn thức ăn thấp.
Đàn cụ kỵ phải được nuôi dưỡng quản lý theo quy trình công nghệ tiên tiến,
chặt chẽ để nhân giống bảo đảm năng suất và chất lượng giống ổn định.
Trại nuôi đàn giống cụ kỵ phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên sâu, cơ
sở vật chất, chuồng trại, trang thiết bị tương đối hiện đại bảo đảm điều kiện cần và

7


đủ để chăn nuôi tốt đàn giống, áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến để duy trì
và nâng cao giá trị của phẩm giống.
Từ đàn cụ kỵ sản xuất ra những vịt trống thuần, vịt mái thuần ông bà. Vịt ông
bà được nuôi riêng ngay trong cơ sở có đàn cụ kỵ hoặc cung cấp cho các cơ sở nuôi
vịt ông bà ở nơi khác.
Đàn ông bà
Là đàn giống được nhân từ đàn cụ kỵ hoặc vịt ông bà mới nhập từ nước
ngoài, cơ sở khác về để thiết lập thành bộ giống từ cơ sở sản xuất ra vịt bố mẹ cung
cấp ra màng lưới giống ở các địa phương và các cơ sở tư nhân.
Đàn vịt ông bà cũng phải được nuôi dưỡng quản lý theo quy trình công nghệ
của từng giống để nhân giống bảo đảm năng suất và chất lượng ổn định.
Trại nuôi vịt ông bà cũng phải bảo đảm những điều kiện cần và đủ như đàn
cụ kỵ. Số lượng đàn giống ông bà của mỗi giống cần nhiều hơn, tối thiểu phải có
2000 mái sinh sản. Mức độ chọn lọc hạn chế hơn đàn cụ kỵ.
 Đàn bố mẹ
Được sản xuất từ đàn ông bà để sản xuất ra vịt nuôi lấy thịt hoặc sản xuất ra
vịt sinh sản nuôi lấy trứng ăn (không làm trứng giống).
Đàn vịt bố mẹ cũng phải nuôi theo quy trình giống nhưng việc quản lý giống
không đòi hỏi khắt khe như vịt ông bà. Đây là đàn giống có số lượng lớn nhất được

phân bố ở nhiều cơ sở giống, nhiều nơi, nhiều vùng trong hệ thống giống hình tháp,
càng gần nơi sản xuất sản phẩm cuối cùng (thịt trứng) càng thuận tiện cho việc cung
ứng con giống thương phẩm.
Đàn thương phẩm
Là đàn được lấy giống từ các cơ sở nuôi vịt bố mẹ là chủ yếu, ngoài ra có
một số nhỏ lấy từ các cơ sở nuôi vịt ông bà.
Vịt thương phẩm nuôi ở các cơ sở chăn nuôi có quy mô vừa và lớn, tập trung
theo phương thức công nghiệp hoặc nuôi thành từng vùng sản xuất hàng hoá để sản
xuất thịt, trứng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Cũng có thể nuôi

8


vịt thương phẩm trong các nông hộ mang tính chất tận dụng, tự cung tự cấp cải
thiện đời sống.
Nuôi vịt thương phẩm cũng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật của từng giống
theo sự hướng dẫn của các nhà chuyên môn.
Trung tâm nguyên cứu vịt Đại Xuyên
Trại vịt Vigova

Đàn cụ kỵ

Trung tâm nguyên cứu vịt Đại Xuyên
Trại vịt Vigova

Đàn ông bà

Các xí nghiệp, trạm, trại giống các tỉnh
và các trang trại chăn nuôi


Đàn bố mẹ

Các trang trại và các hộ chăn nuôi
vịt thương phẩm

Đàn thương phẩm

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông quốc gia).
Sơ đồ 2.1 Hệ thống giống 4 cấp
2.2.3 Chọn lọc
Chọn lọc nhằm phát hiện và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt đáp ứng
các yêu cầu đề ra và loại thải những cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện
giống và nâng cao khả năng sản xuất của giống.
Chọn lọc là sự tác động vào đàn vịt, làm thay đổi tính trạng di truyền của
chúng qua việc lựa chọn những cá thể trống và mái có những đặc tính tốt để giữ lại
làm giống đồng thời loại bỏ những cá thể không đạt chỉ tiêu chọn giống.
2.2.4 Nhân giống thuần chủng
Nhân giống thuần chủng là một bước tiếp theo của chọn lọc và cải tiến di
truyền. Nhân giống sẽ phát huy hiệu quả chọn lọc. Trong công tác giống thì quá
trình chọn lọc-chọn phối-nhân giống là một quá trình tiếp diễn không ngừng từ thế
hệ này sang thế hệ khác.

9


Nhân giống thuần chủng là một phương pháp chỉ cho giao phối giữa vịt trống
và vịt mái của cùng một giống.
Mục đích của nhân giống thuần là tạo nên tính ổn định, đồng nhất về tầm vóc
và tính năng sản xuất của các cá thể trong cùng một giống. Yêu cầu của nhân giống
thuần chủng là duy trì được những đặc tính di truyền tốt của giống và loại bỏ những

đặc tính di truyền xấu, nâng cao những đặc tính tốt và thêm vào các đặc tính mới.
2.2.5 Nhân giống thuần theo dòng
Nhân giống thuần theo dòng là nhân giống giữa những vật nuôi cùng huyết
thống, hình dáng và phẩm chất, kết hợp với việc chọn lọc các tính trạng nhằm
không ngừng nâng cao các tính trạng mong muốn lên trên trung bình chung của
giống.
Nhân giống thuần theo dòng nhằm phân chia giống thành các đơn vị nhỏ làm
cho giống phong phú hơn về tính trạng, tăng sức sống của giống và tránh hạn chế sự
giao phối cận huyết, chuyển những đặc tính tốt của cá thể thành những đặc tính
chung của dòng.
Các bước tiến hành tạo dòng:
-Chọn con trống đầu dòng: con trống đầu dòng là con trống xuất sắc về một
chỉ tiêu nào đó. Sau khi chọn được con trống đầu dòng, phải chọn những con mái có
các tính trạng gần như những tính trạng của con trống đầu dòng, các tính trạng đó
phải có giá trị cao hơn trung bình chung của giống và con mái không cùng huyết
thống với con trống đầu dòng để kết hợp giao phối.
-Xây dựng dòng: cho con trống đầu dòng giao phối với con mái kết hợp rồi
chọn những con trống, con mái kế thừa (những con này phải mang đặc điểm của
con trống đầu dòng và con mái kết hợp). Cho giao phối giữa những con trống, con
mái kế thừa để tăng số lượng đầu con. Trong trường hợp này có thể sử dụng cận
phối để cũng cố những đặc điểm của dòng nhưng tùy vào tình hình cụ thể mà sử
dụng các mức độ cận huyết khác nhau. Chú ý tăng cường điều kiện nuôi dưỡng để
các cá thể của dòng vừa hình thành biểu hiện được các đặc điểm tốt của trống đầu

10


dòng hay những đặc điểm riêng của dòng và tiến hành kiểm tra khả năng xuất hiện
các gen lặn có hại.
-Cũng cố dòng, hình thành các nhóm cùng huyết thống: cho các con kế thừa

tiếp tục giao phối, tiếp tục tăng cường chọn lọc, không ngừng tạo ra các con trưởng
nhóm mang đầy đủ các đặc điểm của con đực đầu dòng. Thông thường khoảng 3-5
đời nếu thấy đời con đã đạt tiêu chuẩn mong muốn xem như dòng đó đã đạt.
Mỗi dòng tồn tại 5-6 đời, sau đó lại được chọn lọc để tìm ra trống đầu dòng
mới để tạo ra dòng mới.
2.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của vịt
2.2.6.1 Con giống
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh sản của vịt.
Mỗi giống vịt khác nhau thì khả năng sinh sản cũng khác nhau và tuổi thành thục
cũng khác nhau.
+Vịt CV Super-M có năng suất trứng 180-220 quả/mái/67 tuần tuổi.
+Vịt CV 2000 có năng suất trứng 260-300 quả/mái/năm.
+Vịt Khaki Campbell có năng suất trứng 260-280 quả/mái/năm.
(Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia)
Giữa các dòng trong cùng một giống (dòng trống, dòng mái) cũng có sự khác
biệt về khả năng sản xuất. Và giữa những cá thể trong cùng một dòng cũng có sự sai
biệt về khả năng sinh sản. Vì vậy, muốn đảm bảo chất lượng con giống theo hướng
xây dựng hệ thống giống 4 cấp theo mô hình tháp (đàn cụ kỵ, đàn ông bà, đàn bố
mẹ, đàn thương phẩm) nên thực hiện công tác chọn lọc, giữ và nhân giống thuần với
áp lực chọn lọc cao, phù hợp với mục đích sản xuất.
2.2.6.2 Tuổi của vịt
Tùy vào tuổi mà vịt có sức sản xuất trứng khác nhau. Vịt thường bắt đầu đẻ
trứng vào lúc 21-24 tuần tuổi. Khoảng 4-5 tuần đẻ đầu vịt thường đẻ không đều và
trứng nhỏ. Từ tuần đẻ thứ 6 trở về sau vịt bắt đầu đạt tỷ lệ đẻ cao nhất và việc duy
trì tỷ lệ đẻ cao trong thời gian bao lâu thì phụ thuộc vào quá trình nuôi vịt hậu bị và

11


kỹ thuật nuôi vịt đẻ. Sau đó thì tỷ lệ đẻ giảm dần. Tuổi của vịt càng cao thì năng

suất trứng càng giảm dần.
2.2.6.3 Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức sản
xuất trứng của vịt. Nếu thiếu protein, khoáng hoặc năng lượng thì sức đẻ trứng của
vịt giảm hoặc vịt không đẻ. Thiếu chất dinh dưỡng hoặc chất dinh dưỡng có phẩm
chất kém, vịt sẽ không đủ nguyên liệu để tạo trứng dẫn tới tình trạng vịt giảm đẻ, vỏ
trứng mỏng, xốp, sần sùi,...Nếu dư thừa chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng mập
mỡ, rối loạn chức năng sinh lý làm vịt quay lông, giảm đẻ,... Vì vậy thức ăn cho vịt
đẻ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với hàm lượng protein là 18,5%-19,5%,
năng lượng là 2650 kcal-2700 kcal kết hợp với việc bổ sung đầy đủ khoáng,
vitamin…để giúp vịt đẻ đều và chất lượng trứng tốt.
Bảng 2.1 Nhu cầu các chất dinh dưỡng tối thiểu của vịt CV Super-M
Nhu cầu

Vịt con

Vịt hậu bị

Vịt đẻ giống

2890

2890

2700

Protein thô (%)

22


15,5

19,5

Lysin (%)

1,1

0,7

1,0

Methionin (%)

0,5

0,3

0,4

Methionin+ Cystine (%)

0,8

0,55

0,68

Calcium (%)


0,9

0,9

2,9

Phosphorus (%)

0,55

0,4

0,45

Sodium (%)

0,17

0,16

0,16

Năng lượng trao đổi
(kcal/kg thức ăn)

(Nguồn: Lương Tất Nhợ và Hoàng Văn Tiệu, 2001)

12



2.2.6.4 Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc cũng ảnh hưởng đến năng suất trứng của
vịt. Nếu không đảm bảo được điều kiện về tiểu khí hậu chuồng nuôi và chuồng trại
như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, thiếu nước uống, thiếu ổ đẻ, tiếng
ồn, yếu tố gây stress đều làm cho vịt giảm sức đẻ trứng.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Nhiệt
độ thích hợp cho vịt đẻ ở trạng thái cân bằng trao đổi chất là 18-24oC. Ở nhiệt độ
này vịt có thể chuyển hóa thức ăn tốt nhất và năng suất trứng cao nhất.
Nếu ở nhiệt độ thấp hơn thì năng suất trứng của vịt không giảm nhưng vịt sẽ
ăn nhiều để đáp ứng như cầu sinh nhiệt nhằm giữ thân nhiệt cơ thể ổn định. Vì vậy,
chúng ta không để nhiệt độ hạ quá thấp sẽ dẫn đến tiêu tốn thức ăn nhiều ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất.
Nếu nhiệt độ tăng lên cao, vịt bị stress nhiệt, ăn ít. Trong trường hợp này nếu
không cân bằng lại hàm lượng các chất dinh dưỡng thì vịt sẽ không đủ nguyên liệu
để tạo trứng. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao, vịt thở nhiều để tăng thải nhiệt nên
lượng khí CO2 thải ra tăng mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo
vỏ trứng, do đó vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, giảm chất lượng trứng (Lâm Minh Thuận,
2004).
 Ảnh hưởng của ẩm độ
Ẩm độ chuồng nuôi thích hợp cho vịt là 60-80%. Nếu ẩm độ chuồng nuôi
cao làm tăng quá trình phân hủy phân và chất độn chuồng dẫn đến sự gia tăng hàm
lượng khí NH3 tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu ẩm độ quá
thấp sẽ làm tăng độ bụi trong chuồng nuôi. Độ ẩm quá cao hay quá thấp cũng tăng
nguy cơ nhiễm bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức
khỏe của vịt cũng như sức đẻ trứng.Vì vậy, vào mùa mưa ẩm độ thường rất cao nên
phải thường xuyên thêm chất độn chuồng để chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ và
thoáng mát.

13



 Ảnh hưởng của ánh sáng
Thời gian chiếu sáng rất quan trọng đối với vịt. Thời gian và cường độ ánh
sáng ổn định đảm bảo vịt đẻ đều và đúng giờ. Nếu chế độ chiếu sáng thất thường,
không đủ thời gian và cường độ thì vịt sẽ đẻ muộn, năng suất trứng, chất lượng
trứng thấp.
 Ảnh hưởng của sự thông thoáng:
Trong chăn nuôi tập trung thì sự thông thoáng cũng rất quan trọng. Trong
quá trình hô hấp vịt hấp thu khí O2 và thải khí CO2 nên trong chuồng nuôi hàm
lượng khí O2 giảm đi, đồng thời với sự gia tăng của khí CO2 và hơi nước. Quá trình
lên men phân hủy phân và chất độn chuồng cũng sinh ra một số chất khí độc như
H2S, NH3,…Khi sự thông thoáng kém kết hợp với vệ sinh kém, chất độn chuồng ẩm
ướt thì nồng độ các khí độc sẽ vượt mức quy định cho phép (Nồng độ các khí độc
không được vượt quá giới hạn: H2S < 7 ppm, NH3 < 34 ppm, CO2 < 2500 ppm), đặc
biệt sự gia tăng nồng độ khí NH3 sẽ tác động xấu đến vịt.
Ta nên tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi nhưng không để bị gió lùa, tốc
độ gió không vượt quá 0,3m/s (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2003)
 Các yếu tố khác
Mật độ quá cao sẽ làm giảm năng suất đẻ trứng và tiểu khí hậu xấu đi.
Nhưng nếu mật độ thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại. Mật độ thích hợp
đối với chuồng có sân chơi là 4 con/m2.
Vịt rất nhạy cảm với tiếng ồn, khi hoảng sợ vịt sẽ dễ stress, dập trứng, giảm
đẻ,…ảnh hưởng đến năng suất trứng.
2.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi và tỷ lệ ấp nở
2.2.7.1 Chất lượng của đàn bố mẹ
Đàn bố mẹ phải được chọn lọc nghiêm nghặt từ đàn giống ban đầu nhằm
chọn ra những con trống, con mái tốt nhất đàn theo chuẩn ngoại hình, tình trạng sức
khỏe,…Đảm bảo những cá thể được chọn sẽ khỏe mạnh và cho năng suất cao nhất.
Quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn bố mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát

triển của phôi và tỷ lệ nở. Nếu chế độ dinh dưỡng không tốt như thiếu hụt chất dinh

14


×