Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ NĂNG THỰC BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI ĐIỂM 10 TUẦN TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.42 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

CAO THỊ THANH HẰNG

KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ
NĂNG THỰC BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN
GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI ĐIỂM 10 TUẦN TUỔI
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sĩ thú y

Giáo viên hướng dẫn
Th.S HỒ THỊ NGA

Tháng 08/2012

i
 


PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Cao Thị Thanh Hằng
Tên khóa luận: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu và khả năng thực bào
của bạch cầu trung tính trên gà Lương Phượng thời điểm 10 tuần tuổi”.
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
ngày

/


/ 2012.
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Hồ Thị Nga

 

ii
 


 

LỜI CẢM ƠN
Kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, anh chị và những người thân
trong gia đình đã cho tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn:
 Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
 Khoa Chăn Nuôi – Thú Y, Trường Đại Học Nông Lâm.
 Bộ môn Sinh Lý – Sinh Hóa Khoa Chăn Nuôi – Thú Y.
 Cùng toàn thể quý Thầy, Cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình
học tập.
Lòng biết ơn sâu sắc kính gửi đến:
 Th.S Hồ Thị Nga đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 TS Dương Duy Đồng và Thầy Nguyễn Văn Hiệp đã giúp đỡ em thực tập
tốt nghiệp.
Gửi lời cám ơn đến bạn bè trong và ngoài lớp Thú Y 33 đã cùng tôi chia sẻ
những vui buồn trong thời gian học tập tại Trường cũng như đã hết lòng hỗ trợ, giúp

đỡ tôi lúc thực tập tốt nghiệp.
Sinh viên

Cao Thị Thanh Hằng
iii
 


TÓM TẮT 
Khóa luận: “Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý máu và khả năng thực bào của
bạch cầu trung tính trên gà Lương Phượng thời điểm 10 tuần tuổi”, được tiến hành
từ 08 /2011 – 06 /2012 tại trại thực nghiệm Khoa Chăn nuôi – Thú y và phòng thí
nghiệm Sinh lý Khoa Chăn nuôi – Thú y trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh.
Khảo sát thực hiện trên 200 gà có dáng vẻ bên ngoài khỏe mạnh và đồng đều
về giống, lứa tuổi, điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng. Tiến hành khảo sát một số chỉ
tiêu sinh lý máu và khả năng thực bào của bạch cầu trung tính.
Kết quả thu được như sau:
Số lượng hồng cầu gà trung bình là 2,37 triệu/mm3 máu biến động từ 1,09 –
3,50 triệu/mm3 máu. Hàm lượng hemoglobin là 8,33 g/dl biến động từ 5,20 – 10,70
g/dl.
Số lượng bạch cầu gà trung bình là 21,94 nghìn/mm3 máu.
Tỷ lệ bạch cầu trung tính gà trung bình là 20,41 % biến động từ 6,00 – 42,00
%. Tỷ lệ bạch cầu lâm ba trung bình 64,89 % biến động từ 37,00 – 92,00 %. Tỷ lệ
bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 9,42 % biến động từ 1,00 – 26,00 %. Tỷ lệ
bạch cầu ái toan trung bình là 4,60 % biến động từ 1,00 – 11,00 %. Tỷ lệ bạch cầu
ái kiềm trung bình là 0,70 % biến động từ 0,00 – 6,00 %.
Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào là 63,30 % biến động từ 30 – 80 %. Chỉ số
thực bào trung bình là 10,08 vi khuẩn/ bạch cầu, biến động từ 7,03 – 13,03 vi
khuẩn/ bạch cầu.

Hàm lượng protein tổng số là 4,20 g/100ml máu, biến động từ 2,80 – 7,20
g/100ml máu.
Tất cả các chỉ tiêu khảo sát đều không có sự khác biệt theo giới tính và trọng
lượng của gà.

iv
 


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa ................................................................................................................... i 
PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...................................... ii 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii 
TÓM TẮT ................................................................................................................ iv 
MỤC LỤC ..................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x 
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... xi 
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... xii 
Chương 1 ....................................................................................................................1 
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU .................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2 
Chương 2 ....................................................................................................................3 
TỔNG QUAN ............................................................................................................3 
2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG ...................................................3 

2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ ......................................................4 
1) Bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND) ...........................................................4 
2) Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD) ................................................5 
3) Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis) ......................................................................6 
2.3 SINH LÝ MÁU .....................................................................................................7 
2.3.1 Khái niệm về máu ..............................................................................................7 
2.3.2 Chức năng của máu ............................................................................................8 
v
 


2.3.3 Tế bào hồng cầu .................................................................................................9 
2.3.3.1 Đặc điểm của hồng cầu ...................................................................................9 
2.3.3.2 Số lượng hồng cầu...........................................................................................9 
2.3.3.3 Chức năng của hồng cầu ...............................................................................10 
2.3.4 Tế bào bạch cầu ................................................................................................12 
2.3.4.1 Đặc điểm bạch cầu ........................................................................................12 
2.3.4.2 Số lượng bạch cầu .........................................................................................12 
2.3.4.3 Chức năng các loại bạch cầu .........................................................................13 
(1) Bạch cầu trung tính (neutrophil)..........................................................................13 
(2) Bạch cầu ái toan (eosinophil) ..............................................................................15 
(3) Bạch cầu ái kiềm (basophil) ................................................................................16 
(4) Bạch cầu lâm ba (lymphocyte) ............................................................................16 
(5) Bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte) và đại thực bào ...........................................16 
2.3.4.4 Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu ..........................................................18 
(1) Đáp ứng của đại thực bào và bạch cầu trung tính tại mô viêm ...........................18 
(2) Sự tham gia của bạch cầu lâm ba và quá trình bảo vệ cơ thể ..............................18 
2.4 SƠ LƯỢC VỀ TRẠI THỰC TẬP KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y ..................19 
2.4.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành.....................................................................19 
2.4.2 Tình hình sản xuất tại trại.................................................................................19 

2.4.3 Chuồng trại và nguồn lương thực ....................................................................19 
2.4.4 Quy trình vệ sinh thú y .....................................................................................20 
Chương 3 ..................................................................................................................21 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................21 
3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ..............................................................................21 
3.1.1 Thời gian ..........................................................................................................21 
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................21 
3.2 BỐ TRÍ KHẢO SÁT ...........................................................................................21 
3.2.1 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................21 
3.2.2 Điều kiện khảo sát ............................................................................................22 
vi
 


3.2.2.1 Chuồng trại chăn nuôi ...................................................................................22 
3.2.2.2 Trang thiết bị chăn nuôi ................................................................................22 
3.2.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................................22 
3.2.4 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ..........................................................................23 
3.3 CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT .............................................................................24 
3.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu ...................................................................................24 
3.3.2 Các chỉ tiêu khác ..............................................................................................24 
3.4 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..........................................................................24 
3.4.1 Lấy máu và bảo quản .......................................................................................24 
3.4.2 Dụng cụ và vật liệu ..........................................................................................25 
3.4.3 Phương pháp thực hiện các chỉ tiêu .................................................................25 
3.4.3.1 Các chỉ tiêu sinh lý máu ................................................................................25 
(1) Số lượng hồng cầu ...............................................................................................25 
(2) Số lượng bạch cầu ...............................................................................................26 
(3) Đo hàm lượng hemoglobin ..................................................................................26 
(4) Định công thức bạch cầu .....................................................................................26 

3.4.3.2 Các chỉ tiêu khác ...........................................................................................27 
(1) Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính ........................................................27 
(2) Hàm lượng protein tổng số ..................................................................................27 
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................28 
Chương 4 ..................................................................................................................29 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................29 
4.1 CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU .......................................................................30 
4.1.1 Số lượng hồng cầu............................................................................................30 
4.1.2 Số lượng bạch cầu ............................................................................................32 
4.1.3 Hàm lượng Hb ..................................................................................................33 
4.1.4 Công thức bạch cầu ..........................................................................................35 
(1) 

Tỷ lệ bạch cầu trung tính ......................................................................35 

(2) Tỷ lệ bạch cầu lâm ba ..........................................................................................37 
vii
 


(3) Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn................................................................................39 
(4) Tỷ lệ bạch cầu ái toan ..........................................................................................41 
(5) Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm .........................................................................................42 
4.2 CÁC CHỈ TIÊU KHÁC ......................................................................................44 
4.2.1 Khả năng thực bào của bạch cầu trung tính .....................................................44 
4.2.2 Hàm lượng protein tổng số...............................................................................47 
Chương 5 ..................................................................................................................49 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................49 
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................49 
5.2 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................49 

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50 
PHỤ LỤC .................................................................................................................53 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

viii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC:

Bạch cầu

SLHC:

Số lượng hồng cầu


SLBC:

Số lượng bạch cầu

BCTT:

Bạch cầu trung tính

PR:

Protein

CSTB:

Chỉ số thực bào

CEF:

Chicken embryo fibrolast

E.coli:

Echerichia coli

Hb:

Hemoglobin

HA:


Haemaglutinimation test

HI:

Haemaglutinimation inhibition test

NDV:

Newcastle Disease Virus

TB:

Trung bình

ACTH:

Adrenocorticotropic hormone

 

 
 

ix
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng hồng cầu một số loài của một số tác giả ...................................... 10
Bảng 2.2 Hàm lượng Hemoglobin một số loài của một số tác giả ............................. 11

Bảng 2.3 Số lượng bạch cầu một số loài của một số tác giả ....................................... 12
Bảng 2.4 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 1) .......................................................... 13
Bảng 2.5 Công thức bạch cầu máu gà (bảng 2) .......................................................... 13
Bảng 3.1 Công thức thức ăn cho gà ............................................................................ 23
Bảng 3.2 Lịch chủng vaccine phòng bệnh .................................................................. 24
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân theo giới tính .......................................................... 29
Bảng 4.2 Số mẫu theo trọng lượng ............................................................................. 29
Bảng 4.3 Số lượng hồng cầu gà Lương Phượng theo giới tính................................... 30
Bảng 4.4 Số lượng bạch cầu gà Lương Phượng theo giới tính ................................... 32
Bảng 4.5 Hàm lượng hemoglobin của gà Lương Phượng theo giới tính .................... 34
Bảng 4.6 Tỷ lệ bạch cầu trung tính theo giới tính ....................................................... 35
Bảng 4.7 Tỷ lệ bạch cầu lâm ba theo giới tính............................................................ 37
Bảng 4.8 Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn theo giới tính ................................................. 39
Bảng 4.9 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo giới tính............................................................ 41
Bảng 4.10 Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm theo giới tính ...................................................... 42
Bảng 4.11 Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào theo giới tính ..................................... 44
Bảng 4.12 Chỉ số thực bào theo giới tính.................................................................... 45
Bảng 4.13 Hàm lượng protein tổng số theo giới tính.................................................. 48
 

x
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Số lượng hồng cầu gà Lương Phượng theo trọng lượng ......................... 31
Biểu đồ 4.2 Số lượng bạch cầu gà Lương Phượng theo trọng lượng.......................... 33
Biểu đồ 4.3 Hàm lượng hemoglobin gà Lương Phượng theo trọng lượng ................. 34
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ bạch cầu trung tính theo trọng lượng ............................................. 35
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ bạch cầu lâm ba theo trọng lượng .................................................. 37

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn theo trọng lượng ........................................ 39
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ bạch cầu ái toan theo trọng lượng .................................................. 41
Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm theo trọng lượng ............................................... 43
Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ bạch cầu trung tính thực bào theo trọng lượng .............................. 45
Biểu đồ 4.10 Chỉ số thực bào theo trọng lượng .......................................................... 46
Biểu đồ 4.11 Hàm lượng protein tổng số theo trọng lượng ........................................ 48

xi
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình ảnh gà Lương Phượng trưởng thành .................................................... 3
Hình 4.1 Hình ảnh hồng cầu và bạch cầu gà trong buồng đếm .................................. 32
Hình 4.2 Hình ảnh bạch cầu trung tính ....................................................................... 37
Hình 4.3 Hình ảnh bạch cầu lâm ba ............................................................................ 38
Hình 4.4 Hình ảnh bạch cầu đơn nhân lớn .................................................................. 40
Hình 4.5 Hình ảnh bạch cầu ái toan ............................................................................ 42
Hình 4.6 Hình ảnh bạch cầu trung tính thực bào vi khuẩn ......................................... 47

xii
 


 

xiii
 



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là một ngành truyền thống đem lại nguồn thu nhập không
nhỏ cho các hộ gia đình và các chủ trang trại tăng thêm việc làm, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và sinh hoạt hàng ngày cho người lao động.
Gà Lương Phượng vào Việt Nam từ năm 1996, giống gà này nhanh chóng
được người tiêu dùng ưa chuộng do gà dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt
với khí hậu nóng ẩm, yêu cầu chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, hoặc
nuôi thả ở vườn, ngoài đồng, trên đồi. Gà có da màu vàng, chất thịt mịn, vị đậm.
Thời gian nuôi ngắn hơn gà ta, giá thành phải chăng. Chăn nuôi gà Lương Phượng
phát triển mạnh mẽ, hệ số tăng đàn nhanh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch bệnh xảy ra rất nhiều làm giảm
hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm. Gia cầm mắc bệnh lây lan rất nhanh
và tỷ lệ chết cao gây thiệt hại rất lớn cho nhà chăn nuôi. Trước tình hình trên nhiều
nghiên cứu ứng dụng nhằm giúp gà mau lớn, ít bệnh, tăng hiệu quả điều trị đã được
tiến hành.
Nhiều nghiên cứu về gà đã được thực hiện nhưng nghiên cứu riêng về giống
gà Lương Phượng chưa nhiều đặc biệt là các hằng số chỉ tiêu sinh lý máu gà. Các
tài liệu chỉ cung cấp số liệu chung về gà nhưng hầu như chưa có hoặc rất ít tài liệu
cung cấp số liệu cụ thể về các hằng số sinh lý máu gà. Trong khi tìm hiểu và đánh
giá sức khỏe của đàn gà nuôi là một việc cần thiết. Số liệu về những chỉ tiêu sinh lý
máu của gà lúc bình thường không những sẽ hỗ trợ cho công tác nghiên cứu mà còn
giúp cho việc chẩn đoán và điều trị trên gia cầm nói chung và gà Lương Phượng nói
riêng.

1
 



Được sự cho phép của Khoa Chăn nuôi – Thú y, trường đại học Nông Lâm –
thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của Th.s Hồ Thị Nga, chúng tôi tiến hành
đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU VÀ KHẢ NĂNG THỰC
BÀO CỦA BẠCH CẦU TRUNG TÍNH TRÊN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG THỜI
ĐIỂM 10 TUẦN TUỔI”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Cung cấp số liệu về những chỉ tiêu sinh lý máu của gà Lương Phượng lúc
bình thường nhằm hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của đàn gà nuôi cũng
như những nghiên cứu sau này trên gà Lương Phượng.
Trang bị một số kỹ năng chăn nuôi, chăm sóc gia cầm cho sinh viên năm
cuối.
1.2.2 Yêu cầu
Tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng gà Lương Phượng từ 1 ngày tuổi đến 10
tuần tuổi.
Chọn 200 gà Lương Phượng thời điểm 10 tuần tuổi, có dáng vẻ bên ngoài
hoàn toàn khỏe mạnh.
Lấy máu ở động mạch cổ lúc sáng sớm chưa cho gà ăn, xét nghiệm một số
chỉ tiêu sinh lý máu thường quy và khả năng thực bào của bạch cầu trung tính.

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ LƯƠNG PHƯỢNG
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng hoa, là giống gà kiêm dụng
có xuất xứ từ Quảng Tây (Trung Quốc), có hình dáng bên ngoài gần giống với gà
Ta Vàng, màu lông vàng hoặc vàng đốm hoa, da chân và mỏ vàng, mào đơn. Gà

mái đầu thanh, hình thể săn chắc, chân thấp nhỏ, màu lông chủ yếu đen đốm hoa.
Gà trống lưng rộng, ngực phẳng, lông vàng tía lên đến 80 %, lông đuôi dựng đứng,
đầu và cổ gọn. Gà có tỷ lệ nuôi sống cao 96 – 98 %, sản lượng trứng từ 157 – 167
trứng/mái. Trứng gà có vỏ nâu, khối lượng trứng từ 55 – 66 g. Gà nuôi thịt 70 ngày
tuổi con trống đạt 1,87 kg, con mái đạt 1,58 kg, tỷ lệ nuôi sống là 93 %, tiêu tốn
2,53 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà Lương Phượng có da vàng, thịt dai mềm,
mùi vị thơm ngon (Trần Văn Chính, 2010).
Gà Lương Phượng phù hợp điều kiện khí hậu thay đổi như nóng lạnh, ẩm
ướt, khô ráo và nhiều phương pháp nuôi khác nhau như nuôi sàn hay nền đất có lót
trấu.

Hình 2.1 Hình ảnh gà Lương Phượng trưởng thành
( />3
 


2.2 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ
1) Bệnh Newcastle (Newcastle Disease – ND)
Bệnh Newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù, là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính, lây lan rất mạnh. Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây xáo trộn và gây bệnh tích
trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
Bệnh do virus thuộc họ Paramyxoviridae, họ phụ Paramyxovirinae, giống
Rubunavirus, loài Newcastle disease virus.
Trong thiên nhiên gà là loài cảm thụ mạnh nhất. Thời gian nung bệnh trung
bình 5 – 6 ngày nhưng có thể thay đổi từ 2 – 15 ngày.
Triệu chứng có thể biến đổi tùy động lực của chủng virus gây bệnh, bệnh
chia làm 4 thể:
1) Hướng nội tạng (thể Doyle), bệnh xuất hiện bất thình lình, một số gà chết
không có triệu chứng. Biểu hiện đầu tiên là gà buồn bã, bỏ ăn, khó thở, sốt cao, kiệt
sức và chết sau 4 – 8 ngày, có thể phù mô xung quanh mắt và đầu, phân lỏng màu

xanh, thỉnh thoảng có vấy máu. Sau đó xuất hiện triệu chứng thần kinh như: co giật,
rung cơ, vẹo cổ, ưỡn mình ra sau, liệt chân và cánh.
2) Hướng hô hấp – thần kinh (thể Beach), chủ yếu xuất hiện ở Mỹ nên còn
gọi là thể Mỹ. Bệnh xuất hiện bất thình lình và lan truyền một cách nhanh chóng.
Gà bệnh thở khó, ngáp gió, ho, giảm ăn, giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, không tiêu chảy,
sau 1 – 2 ngày hay chậm hơn xuất hiện triệu chứng thần kinh.
3) Hướng hô hấp (thể Beaudette), bệnh hô hấp trên gà lớn, biểu hiện chủ yếu
là ho, giảm ăn, giảm đẻ, có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh.
4) Thể Hitchner, hiếm gặp bệnh trên gà lớn. Dấu hiệu hô hấp (âm rale) chỉ có
thể thấy khi gà ngủ hay bị quấy rối, gà nhỏ mẫn cảm với bệnh hơn, không thấy có
dấu hiệu thần kinh.

4
 


Để phòng bệnh nên nhập con giống tốt, từ vùng không nhiễm bệnh, đàn gà
nhập từ nơi khác về phải nuôi cách ly theo dõi khoảng 2 tuần. Thường xuyên vệ
sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh khu vực
nuôi gà. Cần có những biện pháp tránh lây lan cho người như phải mang giầy ống,
mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, sát trùng phương tiện vận chuyển, …
Phòng bệnh bằng vacxin nhược độc đông khô: chủng vào lúc 4 và 21 ngày
tuổi, nhỏ mắt (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
2) Bệnh Gumboro (Infectious Bursal Disease – IBD)
Bệnh gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất lây lan trên gà, bệnh do
virus gây ra. Tế bào lympho B là tế bào đích của virus và mô lympho của túi
Fabricius (F) bị ảnh hưởng một cách nặng nề.
Căn bệnh do virus thuộc họ Brinaviridae, giống Avibinavirus, loài Infectious
bursal disease virus gây nên.
Trong tự nhiên, chỉ có gà bị bệnh. Gà từ 3 đến 6 tuần tuổi cảm thụ mạnh

nhất. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi khi bị mắc bệnh sẽ không bộc lộ triệu chứng mà gây
nhiễm trùng ẩn và làm suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Thời gian nung bệnh 2 –
3 ngày, bệnh xuất hiện bất thình lình và mãnh liệt, gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, đi đứng
loạng choạng, tiêu chảy phân lỏng nhiều nước, cặn màu trắng vàng, lông xơ xác,
chân khô, gà thường tự mổ vào lỗ huyệt và mổ lẫn nhau, xuất huyết cơ đùi, cơ ngực,
cơ cánh. Tỷ lệ chết chỉ khoảng 37,6 % nhưng virus làm suy giảm hệ miễn dịch của
gà dọn đường cho các bệnh cơ hội khác tấn công.
Để phòng bệnh nên nhập con giống tốt, từ vùng không nhiễm bệnh. Đàn gà
nhập từ nơi khác về phải nuôi cách ly theo dõi khoảng 2 tuần. Thường xuyên vệ
sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh khu vực
nuôi gà.

5
 


Phòng bệnh bằng vaccine sống nhược độc và vaccine chết. Ở nơi không có
điều kiện kiểm tra kháng thể mẹ truyền, nên chủng ngừa lặp lại nhiều lần và chủng
sớm cho gà con (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
Lịch chủng ngừa đề nghị như sau:
Lần 1: Lúc 1 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.
Lần 2: Lúc 11 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình kết hợp 1/2 liều vaccin chết.
Lần 3: Lúc 21 ngày tuổi, 1 liều vaccin sống trung bình.
Ở những nơi có điều kiện kiểm tra kháng thể, thì căn cứ vào hiệu giá kháng
thể để xác định ngày chủng lần đầu, dùng thuốc chủng trung bình trên 1 liều/con
uống hoặc nhỏ miệng, sau đó 10 ngày lặp lại lần hai bằng 1 liều vaccin sống trung
bình hoặc kết hợp với 1/2 liều vaccin chết.
( />mcid=330)
3) Bệnh thương hàn gà (Salmonellosis)
Bệnh thương hàn gà là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella

pullorum gây ra. Gọi là bệnh bạch lỵ ở gà con thường xảy ra thể cấp tính. Bệnh
thương hàn ở gà trưởng thành thường ở thể cấp tính và mãn tính.
Ở gà con nhỏ hơn 3 tuần tuổi, thường ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ
chết cao. Phôi không đập bể vỏ trứng được nên bị chết phôi. Gà con nở ra nhưng rất
yếu và chết ngay sau đó. Gà bệnh thường ốm yếu, nhỏ hơn những gà khỏe mạnh
khác. Bụng trễ xuống do lòng đỏ không tiêu, mắt nhắm, xù lông, xả cánh, kêu xao
xác, tụ lại thành đám, phân trắng bết hậu môn.
Ở gà trưởng thành thể cấp tính xảy ra bất thình lình giảm lượng thức ăn tiêu
thụ với biểu hiện mệt mỏi, gục xuống, xù lông, mào tái nhợt, giảm sản lượng trứng
và khả năng sinh sản, giảm khả năng ấp nở. Tiêu chảy, mất nước, suy yếu. Thân
nhiệt tăng 2 – 30C trong 2 – 3 ngày sau khi bệnh. Gà chết 5 – 10 ngày mắc bệnh.

6
 


Ở gà trưởng thành thể mãn tính có mặt, mào và yếm tái nhợt do thiếu máu,
mào và yếm teo lại. Đẻ ít, đẻ không đều hay ngừng đẻ. Trứng có vỏ xù xì, dính máu
ở vỏ hay trong lòng đỏ. Bụng xệ xuống do viêm phúc mạc chứa nhiều dịch chất.
Phân lúc bón, lúc tiêu chảy.
Gà con có lòng đỏ không tiêu, thối, mềm nhão, có màu xám xanh. Lách sưng
to gấp 2 – 3 lần so với bình thường, hoại tử. Gan sậm màu, sung huyết, xuất huyết.
Màng ngoài tim dầy, đục, có chứa dịch rỉ viêm vàng. Có nhiều hạt nhỏ trong tim.
Ruột viêm xuất huyết, có nhiều nốt dạng cúc áo trong ruột, manh tràng chứa đầy
phân trắng. Một số gà bị viêm khớp thường là khớp đầu gối.
Gà trưởng thành viêm buồng trứng và ống dẫn trứng, trứng méo mó, có
nhiều màu sắc khác nhau, trứng có thể bị vỡ làm viêm phúc mạc. Gan sưng bở, có
những đốm hoại tử. Lách, thận sưng lớn. Dịch hoàn gà trống có nốt hoại tử, đôi khi
có điểm casein ở phổi và túi khí.
Việc phòng bệnh cần có là vệ sinh thú y chặt chẽ, chú ý vệ sinh trạm ấp,

trứng ấp, khay, máy ấp và máy nở được sát trùng trước khi ấp bằng cách xông
formol (2 phần) + KMnO4 (1 phần). Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi, nước uống. Định kỳ kiểm tra phản ứng huyết thanh học để loại bỏ những con
dương tính (Theo Nguyễn Thị Phước Ninh, 2009).
2.3 SINH LÝ MÁU
2.3.1 Khái niệm về máu
Trong cơ thể động vật có hai loại dịch thể chính, đó là dịch ngoại bào và dịch
nội bào. Dịch nội bào nằm trong tế bào và tham gia cấu tạo tế bào, dịch ngoại bào là
dịch luân chuyển bên ngoài tế bào gồm máu, dịch bạch huyết, dịch não tủy và dịch
gian bào. Trong đó máu chiếm một khối lượng lớn và có nhiều chức năng sinh lý
quan trọng.
Máu là một loại dịch thể lỏng, có màu đỏ, vị hơi mặn và được lưu thông liên
tục trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu cũng là một mô mỏng (mô máu) bao gồm
7
 


các tế bào máu như: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ngoài ra còn có huyết tương
(dịch ngoại bào). Máu là thành phần có tổ chức rất quan trọng, vì máu liên quan đến
nhiều bộ phận của cơ thể, các thành phần của máu chịu ảnh hưởng của tất cả các
yếu tố bệnh lý. Khi lưu thông theo huyết quản, máu thực hiện một loạt các chức
năng sinh lý như vận chuyển, hô hấp, bảo vệ, phối hợp thực hiện các quá trình biến
dưỡng … nhờ đó máu đảm bảo sự thống nhất các quá trình trao đổi chất bên trong
cơ thể và mối quan hệ mật thiết giữa cơ thể và môi trường. Các tế bào máu luôn
được đổi mới trong cơ thể, nhưng vẫn luôn duy trì một tỷ lệ tương đối ổn định (Trần
Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.3.2 Chức năng của máu
Máu tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng đã được hấp thu từ lòng ống
đường tiêu hóa đến các cơ quan mô, tế bào trong cơ thể. Máu tham gia vận chuyển
các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất đến tuyến mồ hôi, thận, phổi, ruột … để

thải ra môi trường bên ngoài.
Nhờ vào hồng cầu máu vận chuyển khí O2 từ phổi đến các cơ quan mô bào
và nhận CO2 từ đó đưa đến phổi để thực hiện sự trao đổi khí với môi trường bên
ngoài thông qua các động tác hô hấp. Bạch cầu đảm nhiệm chức năng bảo vệ của cơ
thể, bạch cầu thực bào tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, vật lạ, độc tố, protein lạ … Một
số bạch cầu còn có khả năng sản sinh kháng thể thực hiện các phản ứng miễn dịch
để bảo vệ cơ thể. Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu.
Nhờ máu nên thân nhiệt được đảm bảo ổn định. Máu có chứa rất nhiều nước,
tỷ nhiệt của nước cao hơn tỷ nhiệt của các dịch thể khác, vì vậy khi nước bị bốc hơi
sẽ lấy đi nhiều nhiệt, làm giảm nhiệt độ của cơ thể xuống (lúc chống nóng). Nước
còn chứa nhiều nhiệt và được chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể (lúc chống
lạnh).
Trong máu có chứa nhiều sản phẩm khác nhau của nhiều loại tế bào trong đó
có các hocmon của một số tuyến nội tiết sẽ được máu đưa đến các cơ quan để điều
hòa hoạt động của các cơ quan đó.
8
 


Máu luôn đảm bảo sự cân bằng nước và các muối khoáng trong cơ thể.
Ngoài ra máu còn tham gia duy trì áp suất thẩm thấu, độ pH của dịch thể luôn được
ổn định trong cơ thể.
2.3.3 Tế bào hồng cầu
2.3.3.1 Đặc điểm của hồng cầu
Hồng cầu là những tế bào có màu đỏ, không có nhân, hình đĩa, lõm hai mặt,
đường kính từ 7 – 7,5 µm, chiều dày là 2 µm và thể tích trung bình là 83 µm3. Hình
thái của hồng cầu thay đổi tùy thuộc vào các loài động vật khác nhau.
Hồng cầu có màng bán thấm bao quanh, đó là màng lipoprotein có tính bán
thấm chọn lọc, cho khí oxy, khí cacbonic, nước, glucose, ure, các ion âm đi qua
được. Thành phần chủ yếu của hồng cầu là nước (63 – 67 %), chất khô (33 – 37 %).

Hồng cầu của gia cầm có kích thước tương đối lớn hơn động vật có vú, hồng
cầu hình ovan và có nhân. Trong hồng cầu có chất đệm (stroma) tế bào và lớp bề
mặt màng. Hồng cầu có thời gian tồn tại trung bình là 90 – 120 ngày và luôn được
đổi mới, hồng cầu già bị tiêu hủy bởi đại thực bào ở lách, gan và tủy xương. Tại đây
hồng cầu già sẽ bị vỡ, globin và sắt được tái hấp thu cho tủy xương để sản sinh
hồng cầu mới.
Số lượng hồng cầu thay đổi tùy thuộc vào tuổi, giống, loài, giới tính, chế độ
dinh dưỡng (Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2007).
2.3.3.2 Số lượng hồng cầu
Thú bị bệnh có ảnh hưởng đến việc phá hủy hồng cầu trong gan, lách sẽ làm
giảm số lượng hồng cầu.
Ngoài ra số lượng hồng cầu của gia cầm còn phụ thuộc vào mùa. Mùa xuân –
hè số lượng hồng cầu tăng hơn so với thu – đông. Trong điều kiện bình thường
hồng cầu rất ít thay đổi. Tuy nhiên, hồng cầu có thể thay đổi trong các trường hợp
sinh lý và bệnh lý. Trường hợp tăng sinh lý như sau khi vận động nhiều, sống ở

9
 


vùng cao, động vật non. Hồng cầu tăng trong tường hợp bệnh lý như khi bị mất
nước nhiều do tiêu chảy, nôn … và mất huyết tương do bỏng.
Một số trường hợp hồng cầu giảm bệnh lý như thiếu máu, chảy máu nhiều,
sốt rét, giun móc, bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc do thiếu máu và suy tủy xương
(Nguyễn Quang Mai, 2004).
Bảng 2.1 Số lượng hồng cầu một số loài của một số tác giả
Tác giả: Lưu Trọng Hiếu,

Tác giả: Melvin J.


1987

Swenson, 1993

Loài

Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu)

Heo

5–8

6–8

Mèo

6,5 – 9,5

6–8

Chó

5,2 – 8,4

6–8



_


13 – 14



3,0 – 4,0

2,5 – 3,2

Vịt

3,0 – 4,5

_



5,0 – 7,0

6–8

2.3.3.3 Chức năng của hồng cầu
Hồng cầu đảm nhiệm chức năng hô hấp nhờ hemoglobin (Hb). Hemoglobin
là một protein phức tạp, dễ hòa tan trong nước, gồm một phân tử globin (96 %) và 4
phân tử heme (4 %). Trong đó phân tử globin là một protein không màu, có cấu trúc
thay đổi theo loài, còn heme là sắc tố đỏ và không thay đổi. Hemoglobin chiếm 90
% trong tổng số 40 % vật chất khô của hồng cầu.
Hemoglobin có chức năng điều hòa pH của máu, chuyên chở oxy từ máu đến
mô và cacbonic theo chiều ngược lại. Khi hồng cầu bị phân hủy, bilirubin được hình
thành, vận chuyển đến gan để tổng hợp sắc tố mật, còn globin và sắt được tái hấp
thu để tạo hồng cầu mới.


10
 


Hàm lượng hemoglobin cũng thay đổi theo loài, giống, tuổi, giới tính, trọng
lượng, trạng thái cơ thể và tùy theo số lượng hồng cầu. Hàm lượng hemoglobin tăng
trong những bệnh gây mất nước, tiêu chảy, nôn mửa, các bệnh làm tăng quá trình
thẩm thấu, thẩm lậu, bệnh xoắn ruột, trúng độc cấp tính. Hàm lượng hemoglobin
giảm trong các bệnh thiếu máu. Việc giảm hemoglobin có thể do hàm lượng chất
này trong hồng cầu giảm, hoặc do số lượng hồng cầu giảm (Hồ Văn Nam, 1982).
Bảng 2.2 Hàm lượng hemoglobin một số loài của một số tác giả
Tác giả: Lê Văn Thọ và

Tác giả: Nguyễn Quang

Đàm văn Tiện, 1992

Mai, 2004

Loài

Hàm lượng hemoglobin (g/dl)

Heo

12

11,5


Mèo

11

_



12

12



12,7

12,7

Vịt

13,5

13,5



_

10,7


Ngoài chức năng hô hấp hồng cầu còn tham gia đáp ứng miễn dịch bằng
cách giữ lấy các phức hợp kháng nguyên – kháng thể – bổ thể, tạo thuận lợi cho quá
trình thực bào. Hồng cầu có khả năng bám vào các lympho T nên giúp cho sự giao
nộp kháng nguyên cho tế bào này. Nhờ hoạt động của các enzyme bề mặt
(peroxydae), hồng cầu tiếp cận với đại thực bào và mang tính đặc trưng cho từng
nhóm máu (Lê văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). Ngoài ra, hồng cầu còn có chức
năng điều hòa cân bằng toan kiềm của cơ thể và tạo áp suất keo do có thành phần
cấu tạo là protein.

11
 


2.3.4 Tế bào bạch cầu
2.3.4.1 Đặc điểm bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có khả năng vận động, được tạo ra một phần trong
tủy xương và một phần trong các mô bạch huyết. Bạch cầu tồn tại trong máu, dịch
bạch huyết và dịch não tủy. Sau khi được sinh ra, bạch cầu di chuyển vào máu, và
đến khắp nơi của cơ thể để sử dụng, nhất là ở vùng bị viêm nhiễm.
Bạch cầu gia cầm có thời gian tồn tại trung bình 5 – 7 ngày. Riêng bạch cầu
lympho được sản xuất và chuyển vào máu liên tục nên chỉ sống được 4 – 24 giờ.
Bạch cầu già sẽ được phá hủy ở mọi nơi trong cơ thể, nhiều nhất là phổi, lách, ống
tiêu hóa. Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, giới tính, dòng giống và trạng thái
của cơ thể.
Bạch cầu được phân làm hai nhóm, các nhóm này khác nhau bởi cấu trúc của
chất nguyên sinh, trong đó gồm 5 loại với chức năng khác nhau. Nhóm bạch cầu có
hạt gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm. Nhóm bạch cầu
không hạt gồm bạch cầu lâm ba và bạch cầu đơn nhân lớn.
Sự thay đổi đặc trưng về tỷ lệ các loại bạch cầu thường đi đôi với những xáo
trộn chức năng của cơ quan tạo máu. Ngoài sự xáo trộn của cơ quan tạo máu, công

thức bạch cầu còn biểu hiện tình trạng bệnh lý của cơ thể.
2.3.4.2 Số lượng bạch cầu
Tổng lượng bạch cầu trong máu của gia cầm có thể dao động phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Tăng số lượng bạch cầu gọi là bệnh tăng bạch cầu, còn giảm gọi là
bệnh giảm bạch cầu. Tăng bạch cầu thường gặp ở các bệnh truyền nhiễm và các
bệnh đường máu (ung thư máu), tăng bạch cầu sinh lý gặp ở các hoạt động tiêu hóa,
hoạt động cơ, trạng thái kích thích. Giảm số lượng bạch cầu có thể gặp khi chức
năng tạo máu của các cơ quan tạo máu bị ức chế hoặc rối loạn.

12
 


×