Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ GREYHOUND VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ BẰNG VẾT PHẾT ÂM ĐẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO
TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ GREYHOUND
VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ
BẰNG VẾT PHẾT ÂM ĐẠO

Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỤY HỒNG ĐIỆP
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 07/2012


i

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO
TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ GREYHOUND
VÀ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ
BẰNG VẾT PHẾT ÂM ĐẠO



Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỤY HỒNG ĐIỆP
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 07/2012


ii

TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát sự thay đổi các loại tế bào biểu mô âm đạo trong chu kỳ
động dục của chó Greyhound và chẩn đoán một số trường hợp bệnh lý” được thực
hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012 tại trung tâm nuôi và huấn luyện chó đua
ở Bà Rịa. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu cắt ngang, gồm 3 nội dung và kết quả
như sau:
(1). Phân tích 428 mẫu vết phết âm đạo của 24 chó Greyhound cái sinh sản bình
thường được phân chia theo 2 nhóm tuổi (4 – 7 năm tuổi và > 7 năm tuổi).
Kết quả khảo sát cho thấy các giai đoạn trong chu kỳ động dục có thể được
xác định dựa vào đặc điểm của vết phết âm đạo và tỉ lệ các loại tế bào biểu mô. Ở
giai đoạn trước động dục, tỉ lệ trung bình của các loại tế bào cận nền, trung gian,
trung gian – bề mặt và bề mặt lần lượt là 2 %, 16 %, 29 % và 53 %. Trong giai
đoạn động dục, tỉ lệ các tế bào sừng hóa gia tăng với 17 % tế bào trung gian – bề
mặt và 79 % tế bào bề mặt. Qua giai đoạn sau động dục, các tế bào biểu mô không
sừng hóa xuất hiện trở lại với 11 % tế bào cận nền, 16 % tế bào trung gian trong khi
tế bào bề mặt giảm còn 43 %. Vào giai đoạn nghỉ ngơi, vết phết âm đạo có đủ 4
loại tế bào biểu mô với tỉ lệ trung bình lần lượt là 50 % tế bào cận nền, 31 % tế bào
trung gian, 13 % tế bào trung gian – bề mặt và 6 % tế bào bề mặt.
Chu kỳ động dục của chó Greyhound kéo dài 9 tháng, tương ứng với khoảng

thời gian trung bình của các giai đoạn trước động dục, động dục, sau động dục và
nghỉ ngơi là 7 ngày, 9 ngày, 72 ngày và 6 tháng.
(2). Khảo sát được tiến hành trên 16 chó Greyhound cái đang chờ phối được chia
thành 2 nhóm (phối giống theo xét nghiệm tế bào và phối giống theo kinh nghiệm).
Kết quả cho thấy tỉ lệ đậu thai ở 2 nhóm lần lượt là 50 % và 25 %.
(3). Xét nghiệm tế bào âm đạo có thể chẩn đoán khá chính xác một số bệnh lý trên
đường sinh dục của chó cái, kể cả các trường hợp nhẹ chưa biểu hiện ra bên ngoài,
cũng như chấn đoán phân biệt giữa viêm và bướu.


iii

MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa

i

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

ii

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv


Mục lục

v

Danh mục các chữ viết tắt

x

Danh mục các bảng

xii

Danh mục các hình

xiv

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.2

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU


2

1.2.1

Mục đích

2

1.2.2

Yêu cầu

2

Chương 2 TỔNG QUAN

3

2.1

3

BỘ MÁY SINH DỤC CHÓ CÁI

2.1.1

Chức năng

3


2.1.2

Cấu tạo

4

2.1.2.1

Dây rộng

4

2.1.2.2

Buồng trứng

4

2.1.2.3

Ống dẫn trứng

5

2.1.2.4

Tử cung

6


2.1.2.5

Âm đạo

6

2.1.2.6

Tiền đình

6

2.1.2.7

Âm hộ

7


iv

2.2

CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI

7

2.2.1

Tuổi thành thục tính dục


7

2.2.2

Các giai đoạn trong chu kỳ động dục của chó cái

8

2.2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục

2.3

XÉT NGHIỆM TẾ BÀO ÂM ĐẠO

10
10

2.3.1

Lớp biểu mô âm đạo

10

2.3.2

Các loại tế bào biểu mô âm đạo


11

2.3.3

Một số ứng dụng của xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo

12

2.4

LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

13

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.5

SƠ LƯỢC VỀ TRUNG TÂM NUÔI VÀ HUẤN LUYỆN CHÓ ĐUA

14

TẠI BÀ RỊA
2.4.1

Tổng quan

14

2.4.2


Nhiệm vụ

14

2.4.3

Cơ cấu đàn và giống chó Greyhound

14

2.4.3.1

Cơ cấu đàn

14

2.4.3.2

Giống chó Greyhound

15

2.4.4

Chuồng trại

16

2.4.5


Huấn luyện và chăm sóc

18

2.4.6

Quy trình phòng bệnh và vệ sinh sát trùng

19

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

21

3.1

21

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

3.1.1

Thời gian

21

3.1.2

Địa điểm


21

3.2

VẬT LIỆU

21

3.2.1

Dụng cụ và thiết bị

21

3.2.2

Hóa chất

21

3.2.3

Thú khảo sát

21


v

3.3


NỘI DUNG KHẢO SÁT

3.3.1

NỘI DUNG 1: Khảo sát sự biến thiên tế bào biểu mô âm đạo

21
21

trong các giai đoạn của chu kỳ động dục
3.3.1.1

Mục tiêu

21

3.3.1.2

Đối tượng và bố trí khảo sát

22

3.3.1.3

Chỉ tiêu khảo sát

22

3.3.2


NỘI DUNG 2: Ứng dụng xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo để

23

chẩn đoán tình trạng mang thai và đánh giá hiệu quả của công tác
phối giống
3.3.2.1

Mục tiêu

23

3.3.2.2

Đối tượng và bố trí khảo sát

23

3.3.2.3

Chỉ tiêu khảo sát

24

3.3.3

NỘI DUNG 3: Ứng dụng xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo để

24


phát hiện những trường hợp rối loạn sinh sản và chẩn đoán một số
trường hợp bệnh lý trên đường sinh dục
3.3.3.1

Mục tiêu

24

3.3.3.2

Đối tượng và bố trí khảo sát

24

3.3.3.3

Chỉ tiêu khảo sát

24

3.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.4.1

Xác định tuổi chó


24

3.4.2

Xác định giai đoạn trong chu kỳ động dục dựa vào vết phết âm

24

đạo
3.4.3

Phương pháp thu thập và phân tích mẫu vết phết âm đạo

25

3.4.3.1

Thu thập vết phết

26

3.4.3.2

Cố định vết phết

27

3.4.3.3


Nhuộm vết phết

27

3.4.3.4

Đọc kết quả

27

3.4.4

Phương pháp nghiên cứu, xử lý số liệu và phân tích thống kê

27


vi

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1

28

KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHU KỲ ĐỘNG DỤC


4.1.1

Tỉ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo

28

4.1.1.1

Giai đoạn trước động dục

28

4.1.1.2

Giai đoạn động dục

31

4.1.1.3

Giai đoạn sau động dục

34

4.1.1.4

Giai đoạn nghỉ ngơi

37


4.1.1.5

Nhận định chung về nội dung xác định các giai đoạn trong chu

41

kỳ động dục của chó Greyhound cái
4.1.2

Ước lượng khoảng thời gian của từng giai đoạn trong chu kỳ

42

động dục
4.2

ỨNG DỤNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO ĐỂ

44

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG VÀ MANG THAI TRÊN
CHÓ GREYHOUND
4.2.1

Kết quả phối giống của các chó nhóm I

44

4.2.2


Kết quả phối giống của các chó nhóm II

48

4.2.3

Nhận định chung về nội dung ứng dụng xét nghiệm tế bào âm đạo

52

để xác định thời điểm phối giống và mang thai trên chó
Greyhound
4.3

CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ TRÊN

54

ĐƯỜNG SINH DỤC CỦA CHÓ GREYHOUND CÁI
4.3.1

Tỉ lệ chó có bệnh lý ở đường sinh dục

54

4.3.2

Hiệu quả điều trị chứng viêm đường sinh dục

58


Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

60

5.1

KẾT LUẬN

60

5.2

TỒN TẠI

61

5.3

ĐỀ NGHỊ

61


vii

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62


PHỤ LỤC

66


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BC

Bạch cầu

BM

Tế bào bề mặt

CN

Tế bào cận nền



Giai đoạn

HC

Hồng cầu

PG


Phối giống

T

Nhóm tuổi của chó khảo sát

TBB

Tế bào bướu

TG

Tế bào trung gian

TG-BM

Tế bào trung gian-bề mặt

VK

Vi khuẩn

Tiếng Anh
ANOVA

Analysis of variance

Phân tích phương sai


ANS

Animal sciences

Khoa học động vật

DF

Degree of freedom

Độ tự do

FSH

Follicle stimulating hormone

Kích nang noãn tố

LH

Luteinizing hormone

Kích tố gây xuất noãn

LTH

Luteotropic hormone

Kích tố tác động thể vàng và
gây sản xuất sữa


MS

Mean of square

Trung bình bình phương

ns

Non sense

Không ý nghĩa thống kê

SCC

Squamous cell carcinoma

Bướu độc tế bào vảy

SE

Standard error

Sai số chuẩn


ix

SES


Sport and Entertainment Service

Công ty Dịch vụ Thể thao Thi

Center

đấu giải trí

SS

Sum of square

Tổng bình phương

TCC

Transitional cell carcinoma

Bướu độc tế bào chuyển tiếp

TVT

Transmissible veneral tumor

Bướu truyền lây do giao phối

Đơn vị tính
ha

Hectare (10.000 square meter)


USD

United States dollars


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1

Đặc trưng chu kỳ động dục của một số động vật nuôi

8

Bảng 2.2

Các dấu hiệu sinh lý của chó cái trong chu kỳ động dục

9

Bảng 2.3

Tỉ lệ các loại tế bào biểu mô trong vết phết âm đạo của chó

13

cái theo khảo sát của một số tác giả
Bảng 2.4


Tỉ lệ các loại tế bào biểu mô trong vết phết âm đạo của chó

14

Greyhound theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Như Quỳnh
(2005)
Bảng 2.5

Quy trình vaccine

20

Bảng 3.1

Các nhóm chó khảo sát tại trung tâm nuôi và huấn luyện chó

22

đua
Bảng 3.2

Số chó và vết phết khảo sát trong nội dung 2

23

Bảng 3.3

Công thức tế bào biểu mô âm đạo qua các giai đoạn trong chu


25

kỳ động dục của chó cái
Bảng 4.1

Số vết phết khảo sát theo từng giai đoạn của chu kỳ động dục

28

Bảng 4.2

Tỉ lệ tế bào biểu mô âm đạo theo tuổi ở giai đoạn trước động

29

dục
Bảng 4.3

Tỉ lệ tế bào biểu mô âm đạo theo tuổi ở giai đoạn động dục

31

Bảng 4.4

Tỉ lệ tế bào biểu mô âm đạo theo tuổi ở giai đoạn sau động

35

dục
Bảng 4.5


Tỉ lệ tế bào biểu mô âm đạo theo tuổi ở giai đoạn nghỉ ngơi

38

Bảng 4.6

Tỉ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo của chó Greyhound

40

qua từng giai đoạn trong chu kỳ động dục
Bảng 4.7

Khoảng thời gian từng giai đoạn trong chu kỳ động dục

42

của chó Greyhound
Bảng 4.8

Các cá thể chó được theo dõi phối giống

44


xi

Bảng 4.9


Tỉ lệ đậu thai của nhóm I (Phối giống theo kinh nghiệm)

45

Bảng 4.10 Kết quả phân tích vết phết âm đạo của chó Greyhound H56

46

Bảng 4.11 Kết quả phân tích vết phết âm đạo của chó Greyhound C95

47

Bảng 4.12 Tỉ lệ đậu thai của nhóm II (theo xét nghiệm vết phết âm đạo)

49

Bảng 4.13 Kết quả phân tích vết phết âm đạo của chó Greyhound A128

49

Bảng 4.14 Kết quả phân tích vết phết âm đạo của chó Greyhound H66

51

Bảng 4.15 Tỉ lệ đậu thai trên 2 nhóm chó

52

Bảng 4.16 Tỉ lệ chó cái bệnh lý ở đường sinh dục


54


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1

Mô hình bộ máy sinh dục chó cái

3

Hình 2.2

Cấu tạo buồng trứng và các giai đoạn của nang noãn

4

Hình 2.3

Cấu tạo ống dẫn trứng

5

Hình 2.4

Các loại tế bào biểu mô âm đạo

12


Hình 2.5

Con thỏ máy chạy phía trước và các chú chó lao theo

15

Hình 2.6

Các loại màu lông của chó Greyhound

17

Hình 3.1

Các tế bào biểu mô trong vết phết âm đạo

25

Hình 3.2

Cách thực hiện vết phết âm đạo

26

Hình 4.1

Vết phết âm đạo ở giai đoạn trước động dục

30


Hình 4.2

Vết phết âm đạo ở giai đoạn động dục

32

Hình 4.3

Vết phết âm đạo ở giai đoạn sau động dục

36

Hình 4.4

Vết phết âm đạo ở giai đoạn nghỉ ngơi

38

Hình 4.5

Chó Greyhound C95 và 4 chó con

47

Hình 4.6

Chó Greyhound F122 và 6 chó con

48


Hình 4.7

Chó Greyhound A128 và 9 chó con

50

Hình 4.8

Chó Greyhound H66 và 8 chó con

51

Hình 4.9

Chó Greyhound F112 sắp sinh và H47 cùng 6 chó con

52

Hình 4.10 Vết phết âm đạo của chó bị viêm đường sinh dục

55

Hình 4.11 Vết phết âm đạo của chó Greyhound nghi ngờ bị bướu

57

Hình 4.12 Vết phết âm đạo của chó Greyhound cái bị viêm trước và

58


sau điều trị


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của
người dân cũng ngày một phong phú hơn. Trong đó, nuôi chó và những hoạt động
liên quan đến chó cũng là một thú vui tinh thần rất được ưa chuộng. Do đó, thị hiếu
của người nuôi cũng mở rộng dần, từ những giống chó nội sang những giống chó
ngoại mắc tiền.
Đua chó là một môn thể thao không lạ và cũng không kém phần hấp dẫn đối
với người dân ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2001, chó đua lần đầu tiên xuất hiện
tại Việt Nam dưới sự độc quyền của công ty Cổ Phần Dịch Vụ Thể Thao Thi Đấu
Giải Trí (Sports and Entertainment Services Co., Ltd.- SES). Đến nay, môn thể thao
này đã rất quen thuộc với người dân thành phố và theo đó cũng có nhiều người
muốn sở hữu riêng một chú chó đua (giống English Greyhound). Tuy nhiên, trước
nay giống chó này thường được nhập từ Úc về với giá khoảng 2.000 USD/con.
Nắm bắt được tình hình này, Trung tâm Nuôi và Huấn luyện chó đua (trực thuộc
công ty SES) đã tiến hành phối giống trực tiếp để cho ra đời những chó Greyhound
Việt Nam với giá thành rẻ hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đua chó trong nước cũng như
xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chó là loài động vật có đặc tính sinh lý sinh sản phức tạp như
chu kỳ động dục khá dài và thời gian động dục rất biến động, thay đổi theo từng cá
thể. Đồng thời, trên chó thường gặp các vấn đề về bệnh lý sinh sản như phối không
đậu, mang thai giả…sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý giống, không sử dụng
được hết năng suất sinh sản của đàn chó giống…

Hiện nay, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật để chẩn đoán
thai và bệnh lý trên chó như X-quang giúp xác định số con, phát hiện những bất


2

thường của tử cung…; siêu âm giúp xác định sự mang thai, ước lượng tuổi thai, dự
đoán ngày sinh, xác định thai sống hay chết hoặc trường hợp mang thai giả và phát
hiện một số trường hợp bệnh lý đường sinh dục…Tuy nhiên, các kỹ thuật này đòi
hỏi phải có vốn đầu tư lớn, tay nghề chuyên môn cao, lại không xác định được ngày
rụng trứng, thời điểm phối giống, phát hiện bệnh lý ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Bên cạnh đó, kỹ thuật xét nghiệm tế bào âm đạo có tính chính xác cao, lại dễ
thực hiện, nên cũng được sử dụng để khảo sát tình trạng sinh lý và phát hiện tình
trạng bệnh lý ở đường sinh dục trên chó cái. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào âm đạo
còn được ứng dụng để xác định ngày sinh, nhận dạng một số dạng ung thư liên
quan đến tử cung và âm đạo....
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi –
Thú Y thuộc trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của
TS. Đỗ Hiếu Liêm, chúng tôi thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI
CÁC LOẠI TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC
CỦA CHÓ GREYHOUND VÀ CHẨN ĐOÁN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP
BỆNH LÝ” tại Trung tâm nuôi và huấn luyện chó đua Bà Rịa.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Áp dụng phương pháp xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo để xác định
khoảng thời gian của các giai đoạn trong chu kỳ động dục trên đàn chó Greyhound,
đồng thời phát hiện sớm một số trường hợp bệnh lý trên đường sinh dục chó cái.
1.2.2 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo trong từng giai đoạn của chu
kỳ động dục.

Chẩn đoán một số trường hợp bệnh lý trên đường sinh dục.


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 BỘ MÁY SINH DỤC CHÓ CÁI
2.1.1 Chức năng
Theo Đỗ Hiếu Liêm (2006), bộ máy sinh dục cái nói chung đảm nhận các
chức năng:
 Sản xuất noãn bào hay trứng
 Vận chuyển noãn bào từ buồng trứng đến vị trí thụ tinh theo ống dẫn trứng
 Dự trữ và hoàn thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng
 Định vị và nuôi dưỡng phôi thai
 Sinh con
 Tổng hợp và phân tiết các hormone sinh dục cái là estrogen và progesterone.

Hình 2.1 Mô hình bộ máy sinh dục chó cái (Nguồn: enpevet.de, 2011)
2.1.2 Cấu tạo
2.1.2.1 Dây rộng


4

Dây rộng là những nếp gấp mô liên kết phúc mạc gắn liền buồng trứng, ống
dẫn trứng, tử cung, phần đầu âm đạo với thành trên của xoang bụng và xoang chậu.
Dây rộng chứa nhiều mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Mỗi dây rộng
chia làm 3 phần: dây treo buồng trứng, dây treo ống dẫn và dây treo tử cung.
2.1.2.2 Buồng trứng


Hình 2.2 Cấu tạo buồng trứng và các giai đoạn của nang noãn
(Nguồn: ANS 3319C)
Chó cái có hai buồng trứng hình ovan đến hình tròn, nằm trong hai túi buồng
trứng, ở phía sau thận. Buồng trứng phải thường nằm về trước hơn buồng trứng trái


5

(vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái).
Buồng trứng vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất tế bào sinh dục cái, vừa là
tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết hormone estrogen, progesterone.
2.1.2.3 Ống dẫn trứng

Hình 2.3 Cấu tạo ống dẫn trứng (Nguồn: ANS 3319C)
Ống dẫn trứng còn gọi là ống tử cung hay ống Fallope, bao bọc bởi túi
buồng trứng. Phần đầu ống tiếp giáp với buồng trứng có dạng hình phễu được gọi
là vòi Fallope và tận cùng ở phần tiếp giáp với sừng tử cung. Cửa ngõ đi vào sừng
tử cung gọi là vòi tử cung (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006).


6

2.1.2.4 Tử cung
Tử cung của chó cái có dạng chữ Y, gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và
cổ tử cung. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần bụng của bàng quang và kết tràng
xuống (một phần nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu). Kích
thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc của thú, số lần mang thai,
tình trạng bệnh lý sinh sản, mang thai hay không mang thai.
Sừng tử cung là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp nối

với ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn
toàn trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài hơn sừng bên trái. Thân tử cung
nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu, phía trước tiếp nối với 2
nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung là
phần thu hẹp phía sau của thân tử cung tiếp nối với âm đạo (trích dẫn của Đỗ Hiếu
Liêm, 2006).
2.1.2.5 Âm đạo
Âm đạo nằm hoàn toàn trong xoang chậu, giữa cổ tử cung và tiền đình. Phần
đầu âm đạo được gọi là vòm âm đạo, phần còn lại kéo dài về phía trước có lớp nội
bì xếp theo chiều dọc và các nếp gấp nhỏ xếp theo chiều ngang. Nếp dọc tận cùng ở
ngang tầm với lỗ thoát tiểu, là nơi tiếp nối với tiền đình. Âm đạo đảm nhận các
chức năng như tiếp nhận dương vật của thú đực trong quá trình phối giống và là
đường tiếp dẫn thú con sinh ra (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006).
2.1.2.6 Tiền đình
Tiền đình là giới hạn của phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau. Phía trước
tiền đình có một nếp gấp gọi là màng trinh. Sau màng này phía dưới có lỗ mở ra
của ống thoát tiểu. Hai bên ống thoát tiểu có 2 thể xốp chứa nhiều mạch máu và có
thể cương lên như dương vật (Phan Quang Bá, 2002).
2.1.2.7 Âm hộ
Âm hộ là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài là


7

lớp da chứa sắc tố. Cửa mở của âm hộ có hình bầu dục, hai bên là 2 môi âm hộ.
Mép dưới của âm hộ có một thể tròn nằm trong một xoang nhỏ, đó chính là âm vật
(Phan Quang Bá, 2002).
2.2 CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI
2.2.1 Tuổi thành thục tính dục
Theo Đỗ Hiếu Liêm (2006), tuổi thành thục tính dục là tuổi mà cơ quan sinh

dục bắt đầu hoạt động, buồng trứng của thú cái sản sinh noãn bào, dịch hoàn sản
sinh tinh trùng và các tế bào giao tử này có khả năng thụ tinh. Chó cái thành thục
tính dục trung bình 6 – 12 tháng tuổi nhưng rất biến động (4 – 24 tháng tuổi) tùy
thuộc vào giống, trọng lượng và còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác, trong đó
giống có ảnh hưởng rất lớn đến thời điểm động dục lần đầu. Do vậy rất khó xác
định chính xác tuổi thành thục của chó cái.
Concannon (1991) ghi nhận các giống chó tầm vóc nhỏ thành thục lúc 6 – 10
tháng tuổi, các giống tầm vóc to thành thục muộn hơn (khoảng 12 tháng tuổi); tuy
nhiên, nhiều giống chó to có chu kỳ sinh dục đầu tiên xảy ra từ 18 – 24 tháng tuổi.
Sự thay đổi này có thể do chó cái động dục thầm lặng nên chúng ta không thể xác
định thời điểm động dục đầu tiên. Tương tự, Brooks (2003); Hopkins (2003);
Schulman (2004) nhận định các giống chó nhỏ thành thục tính dục rất sớm nhưng
biến động và chó cái chỉ biểu hiện tính dục sau 2 – 3 tháng khi đạt thể vóc trưởng
thành. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể cũng ảnh hưởng đến tuổi thành thục: chó nặng
dưới 15kg thành thục khoảng 6 – 8 tháng tuổi, trong khi các chó nặng hơn sẽ động
dục khoảng 8 – 10 tháng tuổi và khả năng thụ tinh thành công thường rơi vào chu
kỳ thứ hai hoặc thứ ba (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2007).
Từ kết quả khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên 50 chó cái German
Shepherd, Nguyễn Văn Thanh (2005) ghi nhận 60 % chó cái thành thục về tính tập
trung từ 11 – 13 tháng tuổi.
2.2.2 Các giai đoạn trong chu kỳ động dục của chó cái
Ở chó, chu kỳ động dục thuộc nhóm đơn động dục (chỉ rụng trứng một lần


8

trong mỗi chu kỳ động dục) và chỉ xảy ra một cách tự phát. Từ khi bắt đầu trưởng
thành tính dục, chó cái có những biểu hiện lên giống và quá trình biểu hiện này lập
đi lập lại theo tính chu kỳ, khoảng thời gian giữa lần lên giống này với lần lên
giống tiếp theo được gọi là chu kỳ động dục (Đỗ Hiếu Liêm, 2006). Mỗi loài động

vật có chu kỳ động dục với các đặc trưng khác nhau (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Đặc trưng chu kỳ động dục của một số động vật nuôi
(Nguồn: ANS 3319C)
Thời gian của chu
Loài

kỳ động dục
Trung
bình

Biến động

Thời gian động dục

Thời gian từ

Thời gian từ

lúc động dục khi LH tối đa

Trung

Biến

đến khi rụng

đến khi rụng

bình


động

trứng

trứng



21 ng

17 – 24 ng

15 g

6 – 24 g

24 – 32 g

28 g

Cừu

17 ng

13 – 19 ng

30 g

18 – 48 g


24 – 30 g

26 g

Heo

21 ng

17 – 25 ng

50 g

19 – 96 g

36 – 44 g

40 g

Ngựa

21 ng

15 – 26 ng

7 ng

2 – 12 ng

5 ng


2 ng

Chó

6 th

3 – 9 th

9 ng

4 – 21 ng

4 – 24 ng

2 – 3 ng

Chú thích: g. giờ, ng. ngày, th. tháng
Chu kỳ động dục của chó cái được chia thành 4 giai đoạn: trước động dục,
động dục, sau động dục và nghỉ ngơi. Thời gian của chu kỳ và của mỗi giai đoạn
trong chu kỳ động dục của chó rất biến động tùy theo giống, điều kiện chăm sóc –
quản lý, nuôi dưỡng và bệnh lý... (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006). England và
Concannon (2002) đã xác nhận khoảng thời gian giữa 2 lần động dục trung bình là
7 tháng (31 tuần) nhưng cũng rất khác nhau, chu kỳ động dục bình thường biến đổi
từ 4,5 – 13 tháng hoặc lâu hơn. Các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện ở từng giai đoạn
trong chu kỳ động dục của chó cái được trình bày ở Bảng 2.2.


9



10

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục
Tuổi thành thục tính dục cũng như chu kỳ động dục của chó cái rất biến
động tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
 Giống: giống chó vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn chó vóc lớn, giống lai
thành thục cũng sớm hơn giống thuần.
 Khí hậu: chó được nuôi ở vùng có khí hậu nóng thường trưởng thành sinh
dục sớm hơn so với chó nuôi ở vùng khí hậu lạnh.
 Tuổi: chó lớn tuổi (trên 6 năm) thường động dục lại chậm và thời gian động
dục cũng ngắn hơn chó đang ở tuổi trưởng thành.
 Chăm sóc và dinh dưỡng: chó được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt với chế độ
dinh dưỡng phù hợp thì sự thành thục tính dục sẽ đúng với khả năng của giống,
đồng thời khi động dục trở lại, số lượng trứng rụng sẽ nhiều hơn.
 Pheromone: chó cái mẫn cảm với mùi pheromone trong nước tiểu chó đực.
Do đó, trong trại nuôi nếu đặt chuồng đực gần chuồng cái hoặc thường xuyên dắt
chó đực đi dạo quanh chuồng chó cái sẽ kích thích chó cái động dục lại sớm hơn.
 Stress: chu kỳ động dục của chó cái cũng bị ảnh hưởng bởi stress.
 Hormone: LH, FSH, LTH, estrogen, progesterone là các hormone sinh dục
gây ảnh hưởng đến quá trình động dục của chó cái.
 Bệnh lý: các bệnh lý trên đường sinh dục như các rối loạn sinh sản, u nang
buồng trứng, viêm âm đạo, viêm tử cung, tồn hoàng thể…làm ảnh hưởng đến chu
kỳ động dục.
2.3 XÉT NGHIỆM TẾ BÀO ÂM ĐẠO
2.3.1 Lớp biểu mô âm đạo
Lớp biểu mô âm đạo là lớp niêm mạc (màng niêm) lót mặt trong của âm
đạo, có nguồn gốc từ lá phôi trong, được cấu tạo từ các biểu mô lát kép có thể hóa
sừng (Lâm Thị Thu Hương, 2005).
Concannon và DeGregario (1986) (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006) ghi
nhận sự biến đổi ở lớp màng nhầy âm đạo là kết quả của quá trình gia tăng nồng độ



11

estrogen trong huyết thanh của chó cái trong suốt giai đoạn trước động dục và kéo
dài sang giai đoạn động dục. Sự biến đổi này được phản ánh qua các tế bào biểu mô
âm đạo bị bong tróc. Vào giai đoạn trước động dục, nang noãn thành thục và tăng
tiết estrogen. Estrogen làm lớp niêm mạc âm đạo tăng sinh, đẩy dần lớp tế bào ở
ngoài xa dần mạch quản, chúng không được cung cấp máu nên chết dần và bong
tróc. Hiện tượng chết của các tế bào biểu mô âm đạo được gọi là sự hoá sừng.
2.3.2 Các loại tế bào biểu mô âm đạo
Tế bào biểu mô âm đạo gồm tế bào nền, tế bào cận nền, tế bào trung gian
nhỏ, tế bào trung gian lớn (trung gian-bề mặt) và tế bào bề mặt.
 Tế bào nền (tế bào mầm) là các tế bào non nhất trong lớp biểu mô âm đạo và
đóng vai trò như là tiền thân của các loại tế bào biểu mô khác. Các tế bào này có tỉ
lệ nhân/tế bào chất cao, nhân tròn đều và một ít tế bào chất ưa base, hiếm khi nhìn
thấy trên vết phết âm đạo (Beimborn và ctv., 2003).
 Tế bào cận nền là tế bào biểu mô có kích thước nhỏ nhất trong các loại tế
bào nhìn thấy được trong vết phết âm đạo, tế bào hình tròn hoặc bầu dục, tỉ lệ
nhân/tế bào chất cũng cao, nhân rất to và tròn đều, tế bào chất ưa base và có thể
chứa các không bào (Beimborn và ctv., 2003). Lớp tế bào cận nền nằm trong cùng,
gần lớp tế bào nền, được cung cấp máu đầy đủ.
 Tế bào trung gian có kích thước rất thay đổi, thường lớn hơn tế bào cận nền,
nhưng nhân nhỏ hơn rất nhiều, tỷ lệ nhân/tế bào chất giảm và chúng có lượng lớn tế
bào chất màu xanh – xanh lá, hóa sừng (Beimborn và ctv., 2003). Hình dạng các tế
bào này có thể có góc cạnh. Sự thay đổi hình thái tế bào biểu mô từ dạng cận nền
chuyển sang trung gian là giai đoạn mở đầu cho sự chết của tế bào biểu mô âm đạo.
Tế bào trung gian có thể phân làm 2 loại, tế bào trung gian nhỏ và tế bào trung gian
lớn.
 Tế bào trung gian – bề mặt là tế bào biểu mô âm đạo chết điển hình, chúng xuất

hiện trong vết phết âm đạo của chó cái vào cuối giai đoạn trước động dục, tế bào có
nhiều góc cạnh, dẹp, vách tế bào không còn rõ ràng, tế bào chất và nhân bị tiêu hủy,


12

vì thế nhân rất nhỏ. Eilts (2006) gọi tế bào này là tế bào bề mặt (tế bào bề mặt có
nhân).
 Tế bào bề mặt hay tế bào vảy, là các tế bào biểu mô chết hoàn toàn, không
còn nhân, hình dạng dẹp và phẳng; vì thế trong vết phết, các tế bào bề mặt thường
bị gấp nếp và hiện diện vào giai đoạn chó cái động dục. Eilts (2006) gọi tế bào này
là tế bào không nhân (tế bào bề mặt không nhân). Ngoài ra, tác giả chia các tế bào
biểu mô trong vết phết âm đạo dựa vào sự sừng hoá thành 2 nhóm: nhóm tế bào
biểu mô không sừng hoá (tế bào cận nền và trung gian) và nhóm tế bào sừng hoá
(tế bào bề mặt và tế bào không nhân).

Chú thích: a. Tế bào cận nền,
b. Tế bào trung gian,
c. Tế bào trung gian – bề mặt,
d. Tế bào bề mặt.
Hình 2.4 Các loại tế bào biểu mô âm đạo
(Nguồn: Bowen, 1998)

2.3.3 Một số ứng dụng của xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo
Johnson (1989) (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006) đã ghi nhận sự hữu
dụng của xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo đối với công tác phối giống trên chó,
bao gồm xác định thời điểm phối giống, xác định mang thai, phát hiện tình trạng
sinh lý sinh sản bất thường, nhất là động dục thầm lặng hoặc các vấn đề liên quan
đến thụ tinh, dự đoán ngày sinh.
Ngoài ra, xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo còn có thể phát hiện được một

số trường hợp rối loạn sinh sản và bệnh lý ở đường sinh dục của chó cái như xác
định chu kỳ động dục bất thường, chẩn đoán viêm hoặc bướu ở đường sinh dục.


×