Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

dạy học tích hợp môn công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.9 KB, 5 trang )

I. Chủ đề:
Dạy học tích hợp môn Công nghệ 8 bài: "AN TOÀN ĐIỆN".
II. Mục tiêu dạy học:
Ngày nay với sự phát triển về kinh tế không ngừng ở nước ta và cả trên thế giới, thì việc
sử dụng Điện năng trong sinh hoạt và trong sản xuất là không thể thiếu được. Bên cạnh đó là
sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Để hạn chế
được các tác nhân này thì mỗi chúng ta phải biết sử dụng nguồn Điện năng một cách hợp lí
nhất. Vì vậy dạy học dự án này cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể
người.
- Biết được một số biện pháp an toàn trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3. Thái độ:
- Học sinh có trách nhiệm với bản thân, yêu quí bản thân. Nghiêm chỉnh thực hiện các
biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.
- Thái độ học tập nghiêm túc.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường.
- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó để biết được nguồn Điện năng sử dụng như thế nào cho an toàn và hợp lí
thì chúng ta cần biết vận dụng tích hợp các kiến thức môn học như môn Công nghệ, Vật lí, Địa
lí, Giáo dục công dân, Toán để giải quyết tốt vấn đề này và hướng dẫn cho mọi người cùng
nhau thực hiện. Cụ thể:
- Kiến thức môn Vật lí: các biện pháp sử dụng điện an toàn.
- Kiến thức môn Sinh học: tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
- Kiến thức môn Địa lí: biết được nơi sản xuất ra dòng điện phục vụ cho sinh hoạt và
sản xuất
- Kiến thức môn Giáo dục công dân: tuyên truyền và hướng dẫn những người xung
quanh sử dụng điện an toàn.
- Kiến thức môn Toán: biết được khoảng cách an toàn từ lưới điện đến nhà.


III. Đối tượng dạy học:
- Đối tượng dạy học của dự án là lớp 8- Trường THCS Phan Đình Phùng
- Số lượng học sinh: 27 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp
IV. Ý nghĩa của dự án:
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy việc tích hợp nhiều môn học vào giải quyết một vấn đề
của một tiết học, một chương hay một chủ đề nào đó là một việc rất cần thiết. Song để tích hợp
được là một việc làm không phải là dễ. Do đó vấn đề tự học của giáo viên được đặt lên hàng
đầu, có thể học qua: Tài liệu, trường học trực tuyến, qua mạng, sách báo, qua đồng nghiệp....
để nâng cao trình độ cho bản thân. Nhưng không chỉ dừng lại kiến thức của bộ môn mình dạy
mà phải không ngừng học hỏi các môn học khác, để tăng thêm sự hiểu biết cho mình. Khi tích
hợp các môn vào việc giảng dạy của mình được chôi chảy. Từ đó gây hứng thú học tập cho học
sinh, giúp các em nắm bài tốt hơn, thêm yêu bộ môn của mình, tạo động lực để các em học tập
và phấn đấu.
- Đối với kiến thức môn Vật lí liên quan đến các biện pháp an toàn khi sử dụng điện sẽ giúp
các em và gia đình cùng toàn xã hội tránh được những rủi ro đáng tiếc.


- Đối với việc tích hợp kiến thức môn Sinh học các em biết dòng điện ảnh hưởng thế nào đối
với cơ thể con người.
- Đối với việc tích hợp kiến thức môn Địa lí các em sẽ biết được nước ta có rất nhiều nhà
máy sản xuất ra Điện năng.
- Đối với việc tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, các em hiểu rõ hơn về trách nhiệm
của mình đối với xã hội là khi các em nhắc nhở người thân trong gia đình mình và xung quanh
việc sử dụng điện an toàn. Tránh những rủi ro đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng
đến tính mạng con người và làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó các em có thể tự đưa ra
biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất để hạn chế các bệnh liên quan.
- Đối với việc tích hợp kiến thức môn Toán các em sẽ biết được khoảng cách an toàn từ lưới
điện cao áp, trạm biến áp, cây cột điện đến nhà dân.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:

1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về sử dụng điện an toàn.
- Tranh về các nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Tranh ảnh hậu quả gây ra khi sử dụng điện không đúng cách.
- Tranh ảnh các nhà máy sản xuất điện.
- Tranh về 1 số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.
- Tranh ảnh tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: Bút thử điện, kìm điện.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập:
2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài mới.
VI. Tiến trình dạy học:
Đối với Tiết 28 - Bài 33 “AN TOÀN ĐIỆN” giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Kiểm tra bài cũ: Máy chiếu
? Điện năng là gì? Điện năng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
GV nhận xét cho điểm, cho HS xem tranh về vai trò và tác hãi của điện năng, rồi đặt vấn đề
vào bài:
Từ xa xưa khi chưa có dòng điện, con người đã bị chết do dòng điện sét. Ngày nay khi
con người sản xuất ra dòng điện cũng có thể gây nhiều nguy hiểm cho con người.
Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng cần phải làm gì để phòng
tránh những tai nạn điện đó? Ta cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:


Hoạt động của giáo viên- Học sinh
Nội dung
*Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai I. Vì sao xẩy ra tai nạn điện.
nạn điện.
? Em hãy kể lại 1 tình huống bị điện giật mà

em bị hoặc em biết trong đời sống? Cho biết
nguyên nhân của tình huống bị điện giật đó.
GV đưa ra hình ảnh về các nguyên nhân gây
tai nại điện.
? Trao đổi với bạn cùng bàn và cho biết những
nguyên nhân gây tai nạn điện?

1) Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
- Trạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần
không bọc cách điện hoặc dây dẫn đó hở.

- Sử dụng các đồ dùng điện bị dò ra vỏ

- Sửa chữa điện không cắt nguồn điện,
không sửa dụng dụng cụ bảo vệ an toàn
điện.

2) Do vi phạm khoảng cách an toàn đối
với lưới điện cao áp và trạm biến áp.


VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
1. Giáo viên:
Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết trắc nghiệm, mỗi HS làm
một bài với nội dung sau:

Câu 1: Điền vào ô trống dưới đây
Chọn “S” nếu đáp án sai, “Đ” nếu đáp án đúng
1. Đặt bảng điện thấp hơn 1.5m trẻ em với tới được
2. Xây nhà dưới đường dây điện cao thế.

3. Không dùng điện sinh hoạt để đánh cá
4. Không dùng dây điện trần gác lên cây
5. Chặt cây, cây chạm đổ vào đây điện
6. Dùng cột đỡ dây điện bằng tre bị gãy

Câu 2: chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp?
a. đúng
b. sai

Câu 3: Thả diều gần đường dây điện?
a. đúng
b. sai

Câu 4: Đánh bắt cá bằng xung điện?
a. đúng
b. sai

Câu 5: Không cột trâu, bò dưới đường dây cao
áp
a. đúng
b. sai


2. Học sinh:
Các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào đáp án của giáo viên.
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
Qua chấm bài kiểm tra đánh giá tôi thấy 100% học sinh đã biết vận dụng kiến thức vào
giải quyết câu hỏi. Học sinh đã biết liên hệ thực tế.
Kết quả học tập của học sinh đạt được như sau
Loại giỏi : 11 HS

Loại khá : 13 HS
Loại trung bình: 3HS
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một
môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể giáo
viên chúng tôi đã thử nghiệm đối với bộ môn Công nghệ nói chung và bài “ An toàn điện ”
nói riêng đối với học sinh lớp 8B năm học 2014 - 2015 và đã đạt được kết quả rất khả quan.
Tôi sẽ thực hiện dự án này trong năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo. Việc tích hợp
kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời
qua đó giáo dục cho các em ý thức cộng đồng mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều ảnh hưởng
đến môi trường, đến ngôi nhà chung của thế giới. Qua việc thực hiện sản phẩm này sẽ giúp
người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Phước Hải , ngày 25/11/2015
Giáo viên thực hiện
Hán Quốc Tuân
TƯ LIỆU
Hình 1,2,3,4. HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN.
Hình 5,6. HÌNH ẢNH HẬU QUẢ DO TAI NẠN ĐIỆN GÂY RA.
Hình 7. HÌNH ẢNH VỀ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN.
Hình 8. HÌNH ẢNH BÚT THỬ ĐIỆN.
Hình 9,10. HÌNH ẢNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN .
Hình 11. HÌNH ẢNH VỀ TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ LƯỚI ĐIỆN THANH HÓA.



×