VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
LỰA CHỌN CHỦNG VI KHUẨN TẠO CHẤT HOẠT ĐỘNG
BỀ MẶT SINH HỌC TRÊN NGUỒN CƠ CHẤT HYDROCARBON
NHẰM ỨNG DỤNG XỬ LÝ Ô NHIỄM DẦU
Giáo viên hướng dẫn : TS. KIỀU THỊ QUỲNH HOA
Sinh viên thực hiện
: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Lớp
: 13-02
HÀ NỘI - 2017
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
*****
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
LỰA CHỌN CHỦNG VI KHUẨN TẠO CHẤT HOẠT ĐỘNG
BỀ MẶT SINH HỌC TRÊN NGUỒN CƠ CHẤT HYDROCARBON
NHẰM ỨNG DỤNG XỬ LÝ Ô NHIỄM DẦU
Giáo viên hướng dẫn : TS. KIỀU THỊ QUỲNH HOA
Sinh viên thực hiện
: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Lớp
: 13-02
HÀ NỘI - 2017
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên,em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Khoa Công
nghệ sinh học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và chỉ
bảo em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Kiều Thị Quỳnh Hoa,
Trưởng phòng Vi sinh vật Dầu mỏ, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và
giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ths. Đặng Thị Yến cùng tập thể cán
bộ Phòng Vi sinh vật dầu mỏ, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập tại phòng.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và
những người thân đã luôn ủng hộ, động viên khích lệ em trong suốt quá
trình học tập để em có được kết quả như ngày hôm nay.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn tất cả những
sự giúp đỡ quý báu trên!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Liên
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1 Ô nhiễm dầu ......................................................................................... 3
1.1.1 Tình hình ô nhiễm dầu ................................................................... 3
1.1.2 Nguồn ô nhiễm dầu ........................................................................ 5
1.1.3 Tác động của ô nhiễm dầu đến môi trường và con người ............. 6
1.2 Một số phương pháp xử lý ô nhiễm dầu .............................................. 8
1.2.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học .................................................... 8
1.2.2 Xử lý bằng phương pháp hóa học .................................................. 8
1.2.3 Xử lý bằng phương pháp sinh học ................................................. 9
1.3. Chất hoạt động bề mặt sinh học .......................................................... 9
1.3.1. Khái niệm chất hoạt động bề mặt sinh học ................................... 9
1.3.2. Phân loại chất hoạt động bề mặt sinh học .................................. 10
1.3.3. Tính chất của chất hoạt dộng bề mặt sinh học ............................ 11
1.3.4. Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt sinh học trong đời sống .. 12
1.4. Xử lý ô nhiễm dầu bằng chất hoạt động bề mặt sinh học sinh tổng
hợp bởi vi sinh vật .................................................................................... 13
1.4.1. Vi sinh vật có khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học...... 13
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh
học ......................................................................................................... 14
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 16
2.1. Vật liệu .............................................................................................. 16
2.1.1. Chủng vi sinh vật nghiên cứu ..................................................... 16
2.1.2 Môi trường nuôi cấy .................................................................... 16
2.1.3 Máy móc và thiết bị ..................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 17
2.2.1. Phương pháp xác định đặc điểm hình thái của chủng vi khuẩn
nghiên cứu ............................................................................................. 17
2.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh
học của các chủng vi khuẩn nghiên cứu ............................................... 18
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn carbon đến khả
năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học .............................................. 18
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả
năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học .............................................. 19
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng tạo
chất hoạt động bề mặt sinh học của chủng vi khuẩn nghiên cứu ......... 19
2.2.6 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng
tạo chất hoạt đông bề mặt sinh học của chủng vi khuẩn nghiên cứu ... 19
2.2.7. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến khả
năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học của chủng vi khuẩn nghiên
cứu ......................................................................................................... 19
2.2.8. Phương pháp phân loại chủng vi khuẩn nghiên cứu bằng phân
tích trình tự gen 16S rRNA ................................................................... 20
PHẦN III: KẾT QUẢ ................................................................................. 21
3.1. Lựa chọn chủng vi sinh vật có khả năng tạo chất hoạt động bề mặt
sinh trên nguồn cơ chất dầu thô ............................................................... 21
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
3.2. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào chủng CKB28 RC6-4 ........ 22
3.3. Phân loại chủng vi khuẩn nghiên cứu bằng phân tích trinh tự gen 16S
rRNA ........................................................................................................ 22
3.4 Ảnh hưởng của ngồn carbon tới khả năng tạo chất hoạt động bề mặt
sinh học của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................... 23
3.5. Ảnh hưởng của nồng độ dầu thô tới khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ........................................................ 24
3.6 Ảnh hưởng của nguồn nitơ tới khả năng tạo chất hoạt đông bề mặt
sinh học của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................... 26
3.7. Ảnh hưởng của nồng độ KNO3 đến khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ........................................................ 27
3.8 Ảnh hưởng của pH đến khả năng tạo CHĐBMSH của chủng
P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................................................... 28
3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tạo CHĐBMSH của chủng
P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................................................... 29
3.10 Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ........................................................ 31
KẾT LUẬN ................................................................................................. 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 34
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHĐBMSH
Chất hoạt động bề mặt sinh học
DO
Dầu Diesel (Diesel oil)
IEA
Tổ chức năng lượng thế giới
(International Energy Agency)
mN/m
Đơn vị đo sức căng bề mặt
(Milinewton/metter)
HKTS
Hiếu khí tổng số
EDTA
Ethylenediaminetetraacetic acid
E24
chỉ số nhũ hóa sau 24 giờ
VK
Vi khuẩn
VSV
Vi sinh vật
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các vụ tràn dầu trên thế giới........................................................ 3
Bảng 1. 2. Phân loại chất hoạt động bề mặt sinh học ................................. 10
Bảng 2. 1. Máy móc và thiết bị ................................................................... 17
Bảng 3. 1. Khả năng tạo CHĐBMSH của một số chủng vi khuẩn phân lập
từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu ............................................................... 21
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1. Hình thái khuẩn lạc trên môi trường HKTS của chủng CKB28
RC6-4 .......................................................................................................... 22
Hình 3. 2. Ảnh hưởng của các nguồn carbon khác nhau đến khả năng tạo
CHĐBMSH của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................ 23
Hình 3. 3. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
nguồn carbon khác nhau.............................................................................. 24
Hình 3. 4. Ảnh hưởng của nồng độ dầu thô khác nhau đến khả năng tạo
CHĐBMSH của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ................................ 25
Hình 3. 5. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở
nồng độ dầu thô khác nhau.......................................................................... 25
Hình 3. 6. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4............................................................ 26
Hình 3. 7. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
nguồn nitơ khác nhau .................................................................................. 27
Hình 3. 8. Ảnh hưởng của nồng độ KNO3 đến khả năng tạo CHĐBMSH
của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ..................................................... 28
Hình 3. 9. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
nồng độ KNO3 khác nhau ........................................................................... 28
Hình 3. 10. Ảnh hưởng của pH đến khả năng tạo CHĐBMSH của chủng
P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ...................................................................... 29
Hình 3. 11. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
pH khác nhau ............................................................................................... 29
Hình 3. 12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4............................................................ 30
Hình 3. 13.CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
nhiệt độ khác nhau ...................................................................................... 30
Hình 3. 14. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến khả năng tạo CHĐBMSH
của chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 ..................................................... 31
Hình 3. 15. CHĐBMSH do chủng P.aeruginosa CKB28 RC6-4 tạo ra ở các
nồng độ muối khác nhau ............................................................................. 31
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ là nguồn nguyên liệu quý trong
đời sống của con người, đem lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho xã hội.
Theo thống kê của tổ chức năng lượng quốc tế (IEA), năm 2015 nhu cầu
tiêu thụ dầu thô trên thế giới khoảng 84 triệu thùng/ngày, nhiên liệu hóa
lỏng là 93,3triệu thùng/ngày. Dự báo đến năm 2030 tổng cung dầu thô thế
giới khoảng 94 triệu thùng/ngày, nhiên liệu lỏng là 112 triệu thùng/ngày.
Hoạt động khai thác dầu mỏ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho mỗi quốc
gia do giá trị ứng dụng cao của dầu mỏ trong đời sống và nhiều ngành công
nghiệp khác. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, ô nhiễm dầu do quá trình
khai thác và vận chuyển dầu mỏ đã và đang gây hiểm họa cho con người và
hệ sinh thái, là mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Do đặc điểm cấu tạo của dầu mỏ là một hợp chất cao phân tử phức
tạp nên khi xảy ra sự cố về dầu mỏ sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường trong
một thời gian dài và rất khó xử lý.
Để khắc phục ô nhiễm dầu nói chung và các vụ tràn dầu nói riêng,
ngoài các phương pháp vật lý, hóa học, cơ học, các phương pháp sinh học
hiện cũng được ứng dụng do ưu điểm an toàn và thân thiện môi trường.
Trong số các phương pháp sinh học xử lý ô nhiễm dầu, phương pháp ứng
dụng chất hoạt động bề mặt sinh học (CHĐBMSH) sinh tổng hợp từ vi sinh
vật (VSV) để xử lý (thu hồi, phân hủy sinh học) ô nhiễm dầu đang được
quan tâm nghiên cứu bởi những ưu điểm vượt trội như xử lý hiệu quả, triệt
để, giá thành thấp, an toàn và thân thiện với môi trường
Xuất phát từ hiện trạng ô nhiễm dầu ở Việt Nam, cùng với nhu cầu
tìm kiếm các chủng vi sinh vật tạo CHĐBMSH cao trên nguồn cơ chất
hydrocarbon nhằm ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu, đề tài luận văn:
“Lựa chọn chủng vi khuẩn tạo chất hoạt động bề mặt sinh học trên
nguồn cơ chất hydrocarbon nhắm ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu”
được thực hiện.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 1
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Mục tiêu:
- Lựa chọn chủng vi khuẩn có khả năng tạo CHĐBMSH trên nguồn cơ
chất dầu thô.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tạo CHĐBMSH của
chủng vi khuẩn đã lựa chọn.
Nội dung:
- Lựa chọn chủng vi khuẩn có khả năng tạo CHĐBMSH trên nguồn cơ
chất dầu thô.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của chủng vi khuẩn nghiên cứu.
- Ảnh hưởng các yếu tố (nguồn carbon, nguồn nitơ, pH, nhiệt độ và
NaCl) tới khả năng tạo CHĐBMSH của chủng vi khuẩn lựa chọn.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 2
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Ô nhiễm dầu
1.1.1 Tình hình ô nhiễm dầu
Tình hình ô nhiễm dầu trên thế giới
Hiện nay, ô nhiễm dầu là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia
trên thế giới, nhất là những nước có nền công nghiệp dầu khí phát triển.
Những hiểm họa lớn về dầu thường liên quan tới sự cố của các giếng khoan
và tai nạn tàu chở dầu trên biển. Trên thế giới đã và đang xảy những vụ tràn
dầu để lại hậu quả nghiêm trọng (Bảng 1.1):
Bảng 1. 1. Các vụ tràn dầu trên thế giới
Thời gian
Ngày
24/3/1989
Ngày
21/1/2000
Địa điểm
Nguyên nhân
Hậu quả
Đảo Naked
Tàu chở dầu Exxon
Làm tràn khoảng 260000
(Alaska)
Valdes đâm vào bãi
đến 750 000 thùng dầu
của Mỹ
đá ngầm Bligh
thô ra biển [27].
Rio de
Vỡ đường ống lọc
Janiero
dầu Reduc (công ty
(Brazil)
dầu mỏ Petrobras)
Cảng
Ngày
Karachi,
28/7/2003
Pakistan
Biển Vàng
Ngày
(bờ biển
07/12/2007
phía Tây
Hàn Quốc)
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Tàu chở dầu Tasman
Spirit mắc cạn và nứt
làm đôi
Rò rỉ khoảng 1,3 triệu lít
dàu thô xuống biển [27].
Khoảng 28 000 tấn dầu
thô tràn ra biển [7].
Tàu chở dầu Hebei
Spirit của Hồng
Kông bị một chiếc sà
lan của Hàn Quốc
Khoảng 10 500 tấn dầu
thô bị tràn ra biển [32].
chở cần cẩu đâm vào
Page 3
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Ngày
Eo biển
11/11/2007
Kerch
Tháng
4/2010
Vịnh
Mexico,
Hoa Kỳ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Do cơn bão lớn đánh
chìm tàu chở dầu
Volganeft - 139
dàn khoan dầu
Deepwater
Horizon(BP) bị nổ
và chìm
Cảng
Tàu chở dầu BW
Ngày
Ennore,
Maple đã va chạm
28/1/2017
Chennai,
với tàu chở dầu
Ấn Độ
Dawn Kanchipuram
Khoảng 13 000 tấn dầu
thô ra biển [31].
35 000 đến 60 000 thùng
dầu thô bị tràn mỗi ngày
[10].
Ước tính có khoảng 20
tấn dầu tràn ra biển mỗi
ngày [6].
Tình hình ô nhiễm dầu ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển cho nên nhu cầu về
nguồn năng lượng để đáp ứng cho các hoạt động sản xuất là rất lớn. Theo
đánh giá của các chuyên gia thì lượng dầu khí ngoài khơi Việt Nam chiếm
khoảng 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông, mỗi năm có thể khai thác
khoảng 20 triệu tấn. Vì vậy dầu mỏ là nguồn năng lượng chính đảm bảo
cho sự phát triển của nước ta. Sự cố tràn dầu cũng đang là mối lo lớn cho
Việt Nam. Hàng năm có khoảng 3,2 triệu tấn dầu làm ô nhiễm biển từ
nhiều nguyên nhân khác nhau, gây tổn thất nghiêm trọng đến nền kinh tế
biển và môi trường sinh thái nước ta [26].
Từ tháng 12/2006 đến cuối tháng 4/2007 vùng biển Việt Nam đã hứng
chịu 21 620 – 51 500 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm vùng biển duyên hải từ
Bắc đến Nam, mới chỉ thu gom được 1 721 tấn dầu trôi dạt vào bãi biển của
20 tỉnh thành ven biển [29].
Ngày 24/7/2010 tàu Biển Đông 50 của Công ty Hải Sản Trường Sa
chở dầu đã bất ngờ bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu, trên tàu chở hơn 371
tấn dầu DO và 11 tấn dầu mỡ khác. Chỉ sau khoảng vài giờ đồng hồ, dầu đã
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 4
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
loang rộng thành vệt dài và các phi nhớt nổi lềnh bềnh trên biển gây thiệt
hại nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và sức khỏe của người dân ở tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu [33].
1.1.2 Nguồn ô nhiễm dầu
Theo tài liệu thống kê của thế giới thì sự tràn dầu trên biển thường do:
hoạt động tàu thuyền chiếm 33%; chất thải công nghiệp và dân dụng đổ ra
biển chiếm 37%; từ các tai nạn, sự cố giao thông đường thủy chiếm 12%;
dầu từ khí quyển chiếm 9%; dầu rò rỉ từ trong lòng đất chiếm 7%; và dầu từ
các hoạt động khai thác thăm dò chỉ chiếm 2% [35].
Ô nhiễm từ hoạt động hàng hải
Một lượng lớn dầu đã bị rò rỉ từ các tàu thuyền hoạt động ngoài biển
và các vùng vịnh. Bên cạnh đó còn có hoạt động của các tàu thuyền trên
biển quanh vùng cảng cũng gây ô nhiễm do đổ nước thải chứa dầu, đặc biệt
là các tàu chở dầu. Việc xả nước vệ sinh boong, két- hầm chứa dầu hay phá
hủy các giàn khoan đã hết hạn cũng thải ra một lượng lớn dầu chưa qua xử
lý vào môi trường biển.
Các sự cố tràn dầu do tàu và sà lan chở dầu bị đắm hoặc va đập, đây là
nguyên nhân rất nguy hiểm không những tổn thất về mặt kinh tế mà còn
tổn thất về tính mạng con người.
Ô nhiễm từ các khu công nghiệp và dân cư đô thị
Các hoạt động công nghiệp dịch vụ tiêu thụ một lượng dầu rất lớn và
thường thì không được xử lý trước khi thải ra sông ngòi, lượng nước bị ô nhiễm
dầu từ sông ngòi lại đổ thẳng ra biển. Ngoài ra, quá trình rửa trôi ở đô thị đã
mang ra sông, biển một lượng lớn dầu và các sản phẩm của dầu. Số lượng dầu
thấm qua đất và lan truyền ra biển ước tính gần 3 triệu tấn mỗi năm.
Các cơ sở hạ tầng phục vụ cung cấp với trữ lượng lớn dầu khí không
đảm bảo tiêu chuẩn nên dẫn đến tràn dầu thậm chí còn thải cả nước lẫn dầu
và các chất hóa học nguy hiểm ra ngoài môi trường.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 5
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ô nhiễm dầu do sự rạn nứt các đường ống dẫn dầu, rò rỉ trong quá
trình tinh chế và lọc dầu của các nhà máy chế biến dầu; do động đất các
mối hàn không đảm bảo chất lượng nên xảy ra trường hợp rạn nứt, vỡ mối
hàn làm dầu tràn ra ngoài môi trường; do phụt bể chứa, khi mà lượng dầu
được xả vào bể quá mức thể tích cho phép sẽ gây ra hiện tượng dầu bị trào
ra ngoài.
Ô nhiễm dầu do sự cố giàn khoan trên biển
Trong quá trình khai thác dầu ngoài biển khơi đôi khi xảy ra sự cố dầu
phun lên cao từ các giếng dầu do các thiết bị van bảo hiểm của giàn khoan
bị hỏng dẫn đến một khối lượng lớn dầu bị tràn ra biển làm ô nhiễm một
vùng biển lớn. Ước tính hàng năm có khoảng hơn 1 triệu tấn dầu tràn ra
trên mặt biển do sự cố giàn khoan dầu.
1.1.3 Tác động của ô nhiễm dầu đến môi trường và con người
Tác động của ô nhiễm dầu đến môi trường và hệ sinh thái biển
Nếu một tấn dầu tràn ra biển thì có thể loang phủ khoảng 12 km2 mặt
nước, nó tạo thành lớp váng dầu ngăn cách nước và không khí, làm thay
đổi tính chất của môi trường biển, cản trở việc trao đổi oxy và carbonic với
bầu khí quyển, ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển ở sâu trong đại dương
và các loài sinh sống gần bờ biển.
Dầu thấm ướt lông chim biển, làm mất tác dụng bảo vệ thân nhiệt và
chức năng nổi trên mặt nước của chúng. Nhiễm dầu khiến cho chim di
chuyển khó khăn, một số loài phải chuyển chỗ ở, thậm chí bị chết. Ngoài
ra, dầu còn ảnh hưởng tới khả năng nở của trứng chim. Chim biển bị ảnh
hưởng nặng nề không chỉ bởi sự nhiễm bẩn hóa học mà còn do cả những
thành phần độc tố có trong dầu. Hàng năm trên bờ biển nước Anh có
khoảng 250 000 con chim bị chết, chỉ tính riêng vụ đắm tàu Torrey Canyou
đã có 15 000 con chim thuộc 17 loài khác nhau thiệt mạng [30].
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 6
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cá là nguồn lợi lớn nhất từ biển cũng là loài chịu ảnh hưởng nhiều
nhất từ sự cố tràn dầu. Tràn dầu làm cá chết hàng loạt do thiếu oxy hòa tan
trong nước. Các loài cá có sức đề kháng kém đối với dầu, dầu có thể xâm
nhập vào cơ thể chúng, tích tụ trong các mô mỡ. Dầu bám vào cá làm giảm
giá trị sử dụng của chúng do dầu gây ra mùi khó chịu, dầu cũng làm cho
trứng cá bị mất khả năng phát triển trở thành trứng ung, thối.
Với các loài sinh vật có vú: dầu dính vào bộ lông của chúng làm mất
đặc tính cách nhiệt, khi thân nhiệt bị giảm quá thấp con thú sẽ chết. Cá voi
và cá heo bị ngạt thở hay bị chết do dầu làm tắc, nghẹt đường khí quản gây
cản trở hô hấp của chúng. Dầu làm gan và thận của hải cẩu bị trúng độc,
chúng sẽ chết nhanh hơn.
Động thực vật phù du ở biển cũng bị chết do lớp váng dầu ngăn cản
oxy xâm nhập vào nước biển.
Ngoài ra, dầu còn làm hỏng các hệ thống rừng ngập mặn, làm mất nơi
trú ngụ và cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật biển.
Tác động của ô nhiễm dầu đến con người
Ô nhiễm dầu gây nhiễm bẩn các khu giải trí, làm cản trở các hoạt
động nghỉ ngơi như tắm biển, bơi thuyền, lặn, thả neo, du lịch. Chi phí để
làm sạch, khôi phục lại các khu vực ô nhiễm này là rất lớn tuy nhiên sẽ mất
rất nhiều thời gian để phục hồi và khi đã phục hồi lại được rồi cũng làm
mất niềm tin ở nơi công chúng cũng như khách du lịch. Do vậy ngành du
lịch bị thiệt hại một nặng nề.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú của các loài
sinh vật bị phá hủy, làm mất cân bằng về đa dạng sinh học vùng bờ biển,
làm giảm hiệu suất khai thác thủy - hải sản gây tổn thất lớn cho nền kinh tế
biển. Mặt khác, ô nhiễm dầu còn làm ảnh hưởng đến nguồn giống tôm cá,
năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ven biển giảm đáng kể.
Sự cố tràn dầu còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dầu thô
chứa các hợp chất hydrocarbon có mùi, dễ bốc hơi và một số chất có thể
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 7
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
gây ung thư như benzene, toluene và naphthalene; khi hít phải có thể làm
cho mắt, mũi, cổ họng, phổi bị kích thích. Nếu dầu tiếp xúc trực tiếp với da
trong thời gian dài có thể gây viêm da hoặc ung thư da…
1.2 Một số phương pháp xử lý ô nhiễm dầu
1.2.1 Xử lý bằng phương pháp cơ học
Khi sự cố tràn dầu xảy ra thì đây là phương pháp được xem là tiên
quyết cho công tác ứng phó tạm thời tại các sông, ven biển, nhằm ngăn
chặn, khống chế và thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.
Phương pháp này sử dụng các loại phao ngăn dầu để quây gom, dồn dầu
vào một vị trí nhất định nhằm hạn chế dầu bị lan ra trên diện tích rộng. Sau
đó, máy hớt váng được sử dụng để hút dầu lên thùng chứa tạm thời hoặc
kho chứa dầu để tái sử dụng.
Ưu điểm của phương pháp này là ngăn chặn, khống chế và thu gom
nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường. Nhược điểm là không xử lý
được triệt để các váng dầu loang trên mặt nước.
1.2.2 Xử lý bằng phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học được dùng kết hợp với phương pháp cơ học làm
sạch dầu tràn trên một diện tích lớn trong thời gian dài. Sử dụng các chất
phân tán, các chất keo tụ và hấp thụ dầu…
Chất phân tán: Phương pháp sử dụng chất phân tán làm giảm thiệt hại
gây ra bởi dầu nổi trên mặt biển cho một số tài nguyên, sinh vật biển như
rừng ngập mặn và một số loài chim quý… Tuy nhiên, phương pháp này
gây ảnh hưởng xấu đến những sinh vật tiếp xúc trực tiếp với chất phân tán
như san hô, các động vật biển…
Chất hấp thụ dầu: hiệu quả xử lý của phương pháp này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nhiệt độ, gió, cấu trúc vật liệu chế tạo, nên chi phí cho
phương pháp này tương đối cao.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 8
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.2.3 Xử lý bằng phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học xử lý ô nhiễm dầu là dựa vào quá trình phân
hủy dầu theo con đường sinh học. Con đường sinh học chính là quá trình
phân hủy dầu dựa trên các VSV (vi khuẩn, nấm men, nấm mốc…). Quá
trình phân hủy dầu bằng con đường sinh học được thực hiện bởi VSV có
khả năng sử dụng hydrocarbon (dầu thô hoặc DO) như nguồn năng lượng
và carbon duy nhất. Các VSV này có khả năng phân hủy nhiều thành phần
hydrocarbon trong dầu mỏ như hydrocarbon mạch ngắn, hydrocarbon mạch
dài và nhiều hợp chất hydrocarbon thơm. Tuy nhiên, do hydrocarbon dầu
mỏ có độ hòa tan thấp (<1ppm) nên cản trở VSV tiếp xúc với cơ chất trong
quá trình phân hủy. Vì vậy, VSV phân hủy dầu thường tạo ra CHĐBMSH
có hoạt tính nhũ hóa, làm giảm sức căng bề mặt, giúp phân tán dầu trong
nước, tăng diện tích tiếp xúc giữa VSV và phân tử dầu. Do đó, CHĐBMSH
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân hủy dầu.
Ưu điểm của phương pháp sử dụng CHĐBMSH để xử lý ô nhiễm dầu
là giá thành rẻ, xử lý triệt để, không gây ô nhiễm thứ cấp, an toàn và thân
thiện với môi trường…
1.3. Chất hoạt động bề mặt sinh học
1.3.1. Khái niệm chất hoạt động bề mặt sinh học
Chất hoạt động bề mặt sinh học là những hợp chất lưỡng cực có hoạt
tính bề mặt do VSV tạo ra. Chúng có cấu tạo gồm hai phần: phần ưa nước và
kỵ nước. Phần kỵ nước là các axit béo chuỗi dài hoặc dẫn xuất của axit béo;
phần ưa nước có thể là mono - oligo - polysaccharide, peptide hoặc protein.
Do có cấu tạo lưỡng cực, CHĐBMSH có xu hướng tập trung tại bề mặt phân
cách giữa hai chất (lỏng –lỏng, lỏng - rắn), làm giảm sức căng bề mặt giữa
hai chất (lỏng-lỏng, lỏng-rắn). Chính nhờ đặc điểm này mà hydrocarbon dầu
mỏ có thể tạo nhũ tương trong môi trường nước, từ đó làm tăng bề mặt tiếp
xúc giữa VSV và phân tử dầu, làm dầu dễ bị phân hủy [1, 18].
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 9
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1.3.2. Phân loại chất hoạt động bề mặt sinh học
Khác với chất hoạt động bề mặt hóa học được phân loại theo bản chất
của các nhóm phân cực thì CHĐBMSH thường được phân loại theo thành
phần hóa học và nguồn gốc các chủng vi sinh vật tạo ra. Dưới đây là bảng
phân loại CHĐBMSH theo nguồn gốc vi sinh vật tạo ra:
Bảng 1. 2. Phân loại chất hoạt động bề mặt sinh học [13]
Chất hoạt động bề mặt sinh học
Trehalolipids
Trehalose Dimycolates
Rhodococcus erythropolis
Nocardia erythropolis
Mycobacterium sp.
Nocardia sp.
Trehalose
Arthrobacter sp.
Dicorynemycoaltes
Corynebacterium sp.
Rhamnolipids
Glycolipids
Vi sinh vật
Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas sp.
Torulopsis bombicola
Sophorolipids
Torulopsis apicola
Torulopsis petrophilum
Torulopsis sp.
cellobiolipids
Aminoacid-lipids
Lipopeptides
and
Lipoprotein
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Ustilago zeae
Ustilago maydis
Bacillus sp.
Peptide-lipid
Bacillus licheniformis
Serrawettin
Serratia marcescens
Surfactin
Bacillus subtilis
Viscosin
Pseudomonas fluorescens
Page 10
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Subtilisin
Bacillus subtilis
Gramicidins
Bacillus brevis
polymyxins
Bacillus polymyxa
Pseudomonas sp.
Ornithine-lipid
Thiobacillus sp.
Agrobacterium sp.
Gluconobacter sp.
Candida sp.
Phospholipids
Corynebacterium sp
Micrococcus sp.
Thiobacillus sp.
Acinetobacter sp.
Pseudomonas sp.
Micrococcus sp.
Mycococcus sp.
Fatty acids/ Natural lipids
Candida sp.
Penicillium sp.
Aspergillus sp.
Polymeric
surfactants
Emulsan
Arethrobacter calcoaceticus
Biodispersan
Arethrobacter calcoaceticus
Mannan-lipid-protein
Candida tropicalis
Liposan
Candida lipolytica
Carbohydrate-protein-lipid
Pseudomonas fluorescens
1.3.3. Tính chất của chất hoạt dộng bề mặt sinh học
Hoạt tính bề mặt:
Chất hoạt động bề mặt sinh học có thể làm giảm sức căng bề mặt
nước đến 29,0 mN/m, trong khi Sodium dodecyl sulfate (SDS) là 28,6
mN/m và Liner Alkyl Beznen Sunfuanat Acid (LAS) chỉ giảm đến
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 11
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
31mN/m [18,21]. Sophorolipid từ Torulopsis Bombicola có khả năng giảm
sức căng bề mặt nhưng khả năng nhũ hóa thấp [16]. Ngược lại liposan
không có khả năng làm giảm sức căng bề mặt nhưng lại có khả năng nhũ
hóa dầu rất tốt.
Khả năng bị phân hủy sinh học và tính độc thấp
Hầu hết các CHĐBMSH không gây thiệt hại đến môi trường và hệ
sinh thái do chúng bị phân hủy dễ dàng. So sánh giữa CHĐBMSH được tạo
ra từ chủng Pseudomonas aeruginosa với chất hoạt động bề mặt tổng hợp
Marlon A–350 thì CHĐBMSH do Pseudomonas aeruginosa tạo ra không
độc hại và an toàn trong khi Marlon A-350 độc và có thể gây đột biến [13].
Khả năng chịu nhiệt, pH và chịu lực ion
Nhiều CHĐBMSH không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
Chúng đều tối ưu ở dải nhiệt độ từ 25 – 40oC và pH rộng 5-9. Tuy nhiên, sự
phát triển của các chủng vi sinh vật tạo CHĐBMSH lại chịu tác động của
nhiệt độ và pH, nhiệt độ phát triển tốt nhất cho VSV phát triển là 28-37oC
và khoảng pH từ 7 đến 8 [18].
1.3.4. Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt sinh học trong đời sống
Chất hoạt động bề mặt sinh học được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như:
- Trong công nghệ dệt nhuộm: CHĐBM giúp cho vải thấm ướt nhanh,
làm cho dung dịch nhuộm hấp thụ đều, dễ dàng thẩm thấu và luôn ở trạng
thái phân tán cao…
- Trong công nghệ sản xuất chất dẻo: CHĐBMSH được sử dụng làm
chất trợ gia công/ sản suất và chất chống tĩnh điện.
- Trong công nghệ dược phẩm, thuốc sát trùng: CHĐBMSH được sử
dụng như một chất nhũ hóa, chất trợ tan, chất phân tán cho hệ huyền phù và
chất giữ ẩm, tiệt trùng các dụng cụ y khoa và sát trùng da trước khi phẫu
thuật.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 12
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Trong công nghệ dầu mỏ: CHĐBMSH làm chất nhũ hóa và phá nhũ,
tẩy và thu hồi dầu trầm tích.
- Trong công nghệ thực phẩm: CHĐBMSH được dùng làm chất nhũ
hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp, làm giảm độ nhớt trong dịch lỏng
chocolate…
- Trong xử lý ô nhiễm môi trường: xử lý ô nhiễm dầu, ô nhiễm kim
loại nặng…
1.4. Xử lý ô nhiễm dầu bằng chất hoạt động bề mặt sinh học sinh tổng
hợp bởi vi sinh vật
1.4.1. Vi sinh vật có khả năng tạo chất hoạt động bề mặt sinh học
Sự tạo thành CHĐBMSH và chức năng của nó thường liên quan tới sự
phân hủy hydrocarbon. Vì vậy, CHĐBMSH chủ yếu do VSV có khả năng
sử dụng hydrocacbon tạo ra. Tuy nhiên, một số VSV khác lại sử dụng
nguồn cơ chất là các hợp chất hữu cơ tan trong nước như glucose, glyxerol,
etanol… cũng có khả năng sinh ra CHĐBMSH. Các vi sinh vật tạo ra
CHĐBMSH nhằm thích nghi với điều kiện môi trường sống dặc biệt của
chúng như trong các giếng dầu, trong đất, trong đại dương…
Người ta ước tính trong các giếng dầu ở Mỹ có 50% - 70% các vi sinh
vật có thể sinh trưởng ở pH từ 4-8, nhiệt độ dưới 75oC, nồng độ muối
NaCl khoảng 10% và có thể sinh trưởng trong điều kiện kỵ khí hoặc vi
hiếu khí [15].
Trong một giếng khoan dầu ở Venuezuela người ta đã phân lập được
chủng Pseudomonas aeruginosa. Chủng này có khả năng sinh trường trong
điều kiện khắc nghiệt của bể chứa dầu và sinh ra các CHĐBMSH không bị
các điều kiện đặc biệt trong giếng làm mất hoạt tính [15].
Sheppard và cộng sự (1990) đã phát hiện chủng Bacillus subtilis có
khả năng sinh CHĐBMSH ngoại bào có bản chất là surfactin, chất này có
khả năng kháng vi nấm [23].
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 13
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ở Việt Nam, Lại Thúy Hiền và cộng sự đã phân lập được chủng vi
khuẩn Rhodoccocus ruber TD2 có khả năng tạo CHĐBMSH từ mẫu nước
ô nhiễm dầu ven biển Vũng Tàu. CHĐBMSH do vi khuẩn này tạo ra có
khả năng hoạt động bề mặt và là ester của acid béo mạch dài Hexadecenoic
(C16H30O2) hoặc Hexanedioic acid bis 2-ethylhexyl (C22H42O4) với nhiều
nhóm –OH và C=O trong cấu trúc phân tử [3].
1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tạo chất hoạt động bề mặt
sinh học
Ảnh hưởng của nguồn carbon
Nguồn carbon là nhân tố quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp
CHĐBMSH. Vi sinh vật có thể tổng hợp được nhiều loại CHĐBMSH khác
nhau trên các nguồn carbon khác nhau. Theo Stuwer và cộng sự (1987),
chủng Torulopsis apicola TMET73747 đã tổng hợp được 90 g/l glucolipid
trên môi trường chứa glucose và dầu hướng dương [24]. Chủng
Arthrobacter paraffineus không tạo ra CHĐBMSH khi thay đổi nguồn
carbon từ hexan thành glucose. Một nghiên cứu khác cho thấy, chủng
Pseudomonas aeruginosa sinh tổng hợp ra một chất giống protein trên
nguồn cơ chất hydrocarbon nhưng không tạo ra trên glucose hoặc axit
palmitic [21].
Ảnh hưởng của nguồn nitơ
Hiệu quả tạo CHĐBMSH của các chủng vi khuẩn là không giống
nhau trên các nguồn nitơ khác nhau. Ví dụ, nguồn nitơ thích hợp cho quá
trình sinh tổng hợp CHĐBMSH của chủng Arthrobacter paraffineus
ATCC19588 là amoni và ure [14]. Đối với Pseudomonas aeruginosa và
Rhodococcus sp. thì nguồn nitơ thích hợp lại là nitrate [13].
Syldale và các cộng sự (1985) đã chứng minh rằng nguồn nitơ không
chỉ ảnh hưởng tới sản lượng CHĐBMSH mà còn làm thay đổi thành phần
của CHĐBMSH [18].
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 14
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Theo nghiên cứu của Guerra Santos và cộng sự (1986), quá trình tạo
rhamnolipid đạt cực đại khi tỉ lệ C: N là 16:1 đến 18:1 và không tạo ra
rhamnolipid khi tỉ lệ này là 11:1 [17].
Ảnh hưởng của các yếu tố khác
Ngoài nguồn carbon và nitơ, các yếu tố khác như pH, nồng độ muối,
photphote, các ion Mg, Fe, nhiệt độ, tốc độ lắc, điều kiện nuôi cấy và tỉ lệ
pha loãng các chất trong môi trường cũng làm ảnh hưởng tới hiệu quả sinh
CHĐBMSH của các chủng VSV [17].
pH: Guerra Santos và cộng sự (1986) đã chứng minh pH đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo rhamnolipid của chủng Pseudomonas sp., chủng
này tạo ra CHĐBMSH cực đại ở pH = 6 đến 6,5 và giảm mạnh ở pH =7
[17]. Ngược lại khoảng pH 7-9 lại là khoảng tối ưu cho sự sinh trưởng và
tạo CHĐBMSH của chủng Bacillus licheniformis F2.2 [20].
Nhiệt độ: Abu Ruwaida và cộng sự (1991), đã nghiên cứu Rhodococus
sp., và chứng minh được rằng chủng này sinh trưởng tối ưu và tạo
CHĐBMSH cao nhất ở 37oC, tạo sinh khối cao nhất là 2,3 g/l. Nếu nhiệt độ
cao hơn hoặc thấp hơn cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và sinh tổng hợp
CHĐBMSH của chủng vi khuẩn này với sinh khối được tạo ra ở 30oC và
45oC lần lượt là 1,0 g/l và 0,75g/l. Tuy nhiên, các tính chất của CHĐBMSH
không bị ảnh hưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 30oC đến 41oC [5].
Nồng độ muối: Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình sản xuất CHĐBMSH do nó ảnh hưởng tới hoạt động của tế bào vi
khuẩn. Đa số các trường hợp khi nồng độ muối tăng thì khả năng tạo
CHĐBMSH giảm. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì sản lượng
CHĐBMSH không bị ảnh hưởng khi nồng độ muối lên tới 10% mặc dù
nồng độ mixen tối thiểu giảm nhẹ [5].
Một số chất như etabutol, penicinin, cloramphenicol, EDTA cũng ảnh
hưởng tới việc tạo thành CHĐBMSH do chúng ảnh hưởng tới độ hòa tan
của nguồn carbon.
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 15
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHẦN II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Chủng vi sinh vật nghiên cứu
Mười lăm chủng vi khuẩn nghiên cứu được phân lập từ mẫu nước
giếng khoan dầu khí Vũng Tàu. Ký hiệu tên các chủng lần lượt là: CKB28
RC6-1, CKB28 RC6-2, CKB28 RC6-3, CKB28 RC6-4, BE603 RC6-1,
BE603 RC6-2,
BE603 RC6-3, G603 RC6(M0h)-1, G603 RC6(M0h)-2, G603 RC6(M0h)3, G603 RC6(M0h)-4, NBBM RC6-1, NBBM RC6-2, NBBM RC6-3,
NBSRC6-1.
2.1.2 Môi trường nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật hiếu khí tổng số (API RP 38)
(g/l)
Glucose
1
KCl
0.25
Cao men
0.2
NaCl
10
Cao thịt
3
MgCl2
1.2
Pepton
5
KH2PO4
1
NH4NO3
2
Thạch
20
pH = 7÷7,2
Môi trường khoáng Gost (g/l)
Na2HPO4
0.7
KNO3
3
KH2PO4
0.3
NaCl
10
MgSO4
0.4
pH
6.9÷7.2
NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
Page 16