Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu đánh giá huyết tương giàu tiểu cầu , dịch chiết nguyên bào sợi đến khả năng tăng sinh và di cư của tế bào gốc biểu mô màng ối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 64 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HUYẾT TƯƠNG
GIÀU TIỂU CẦU, DỊCH CHIẾT NGUYÊN BÀO SỢI
ĐẾN KHẢ NĂNG TĂNG SINH VÀ DI CƯ CỦA TẾ
BÀO GỐC BIỂU MÔ MÀNG ỐI

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Đỗ Minh Trung

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Cường

Lớp

: YD.13

Hà Nội-2017


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
TS. Đỗ Minh Trung đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như động
viên, cổ vũ tinh thần cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt


nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Viện Đại Học Mở Hà NộiKhoa công nghệ sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành khóa
học.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến những thầy cô giáo đã giảng dạy
em trong những năm qua, những kiến thức mà em nhận được trên giảng
đường sẽ là hành trang giúp em vững bước trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị tại Lab Nghiên cứu TBG,
Trung tâm Nghiên cứu Y dược học Quân sự, Học viện Quân y đã quan tâm,
hỗ trợ, tạo điều kiện để em thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và tất cả những
người thân yêu đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học
tập để em hoàn thành bản luận văn này!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017.
Học viên


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Huyết tương giàu tiểu cầu ...................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa ....................................................................................... 3
1.1.2. Cấu tạo và chức năng của tiểu cầu .................................................. 4
1.1.2.1. Đặc điểm và chức năng của tiểu cầu ............................................ 4
1.1.2.2. Tiểu cầu trong quá trình làm lành vết thương .............................. 6

1.1.3. Ứng dụng của PRP trong điều trị .................................................... 9
1.2. Nguyên bào sợi và vai trò của nguyên bào sợi trong liền vết thương . 11
1.3. Tế bào gốc và tế bào gốc màng ối........................................................ 13
1.3.1. Tế bào gốc ..................................................................................... 13
1.3.2. Tế bào gốc từ màng ối ................................................................... 16
1.3.3. Ứng dụng của TBG màng ối ......................................................... 19
PHẦN II : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 21
2.1.1. Đối tương nghiên cứu: .................................................................. 21
2.1.2.Hóa chất, dụng cụ, vật tư tiêu hao và thiết bị nghiên cứu.............. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.2.2. Bảo quản tế bào ............................................................................. 23
2.2.3. Giải đông tế bào ............................................................................ 23
2.2.4. Xác định mật độ tế bào ................................................................. 23
2.2.5. Chuẩn bị huyết tương giàu tiểu cầu .............................................. 24
2.2.6. Nuôi cấy và chuẩn bị dịch chiết nguyên bào sợi .......................... 24


2.2.7. Phản ứng MTT đánh giá khả năng tăng sinh của TBG biểu mô
màng ối .................................................................................................... 24
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 27
3.1. Kết quả nuôi cấy tăng sinh TBG biểu mô màng ối .............................. 27
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng của PRP trên TBG biểu mô màng ối......... 29
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng của PRP đến khả năng sinh thông qua
số lượng TBG màng ối ............................................................................ 29
3.2.2. Kết quả đo phản ứng MTT đánh giá tác dụng của PRP đến khả
năng tăng sinh của TBG màng ối ............................................................ 33
3.2.3. Kết quả đánh giá tác dụng của PRP đến khả năng di cư của TBG
biểu mô màng ối trên vết thương in vitro. .............................................. 37
3.3. Kết quả đánh giá tác dụng dịch chiết nguyên bào sợi trên TBG biểu mô

màng ối ........................................................................................................ 40
3.3.1. Kết quả đánh giá tác dụng của dịch chiết nguyên bào sợi đến khả
năng sinh thông qua số lượng TBG màng ối. ......................................... 40
3.3.2. Kết quả đo phản ứng MTT đánh giá tác dụng của dịch chiết
nguyên bào sợi đến khả năng tăng sinh của TBG biểu mô màng ối ....... 43
3.4. Kết quả so sánh đánh giá tác dụng của PRP và dịch chiết nguyên bào
sợi trên TBG màng ối .................................................................................. 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMNC
DC
DMEM
DMSO
ECGF
EGF
FBS
FGF-2
PBS
PDAF
PDEGF
PDGF
PF 4
PRP
GM
IGF
KGF

MTT
TBG
TGF-β
TSP-1
VEGF

Bề mặt nhãn cầu
Đối chứng
Dulbecco-Modifed Eagle Medium
Dimethyl sulfoxide
Epithelial Cell Growth Factor
Yếu tố tăng trưởng tế bào biểu mô
Epidermal growth factor
Yếu tố tăng trưởng biểu bì
Fetal bovine serum (Huyết thanh bào thai bò)
Fibroblast Growth Factor-2
Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-2
Phosphate buffered saline (Dung dịch đệm photphat)
Platelet-Derived Angiogenesis Factor
Yếu tố tăng sinh mạch nguồn gốc tiểu cầu
Platelet-Derivedendothelial Growth Factor
Yếu tố tăng trưởng nội mô nguồn gốc tiểu cầu
Platelet-derived growth factor
Platelet factor 4 (Yếu tố 4 tiểu cầu)
Platelet Rich Plasma (Huyết tương giàu tiểu cầu)
Giác mạc
Insulin-Like Growth Factor
Yếu tố tăng trưởng giống Insulin
Keratinocyte Growth Factor
Yếu tố tăng trưởng keratinocyte

[3-(4,5 dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium
bromide]
Tế bào gốc
Transforming growth factorbeta
Thrombospondin-1
Vascular endothelial growth factor
Yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng tế bào sau 48 giờ tiếp xúc PRP (n=8) ............................. 29
Bảng 3.2: Số lượng trung bình TBG màng ối tiếp xúc với PRP ở các tỷ lệ pha
loãng khác nhau (n=8). .................................................................................... 31
Bảng 3.3: Kết quả phản ứng MTT của tế bào tiếp xúc PRP (n=8). ................ 34
Bảng 3.4: Bảng giá trị OD trung bình phản ứng MTT của các mẫu tế bào sau
48 giờ nuôi cấy bổ sung với PRP (n=8). ......................................................... 36
Bảng 3.5: Số lượng TBG màng ối ở các giếng nuôi cấy sau khi cho PRP tiếp
xúc với các vết thương in vitro (n=3). ............................................................ 38
Bảng 3.6: Số lượng TBG màng ối sau 48 giờ nuôi cấy bổ sung với dịch chiết
nguyên bào sợi (n=8)....................................................................................... 40
Bảng 3.7: Bảng giá trị trung bình số lượng TBG màng ối tiếp xúc với dịch
chiết ở các tỷ lệ pha loãng khác nhau (n=8). .................................................. 42
Bảng 3.8: Kết quả phản ứng MTT của tế bào tiếp xúc Dịch chiết nguyên bào
sợi (n=8). ......................................................................................................... 44
Bảng 3.9: Bảng giá trị OD trung bình phản ứng MTT của các mẫu tế bào sau
48 giờ tiếp xúc với Dịch chiết nguyên bào sợi (n=8). .................................... 46
Bảng 3.10: Bảng giá trị trung bình số lượng TBG màng ối tiếp xúc với 8 mẫu
PRP và 8 mẫu dịch chiết ở các tỷ lệ pha loãng khác nhau.............................. 47
Bảng 3.11: Kết quả giá trị OD trung bình của phản ứng MTT của TBG àng ối
sau khi tiếp xúc PRP và dịch nuôi cấy ............................................................ 48



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tỷ lệ tế bào trong máu và huyết tương giàu tiểu cầu ....................... 3
Hình 1.2: Cấu trúc tiếp cầu (Theo Neumuller) ................................................. 5
Hình 1.3: Nguồ n gố c thu nhâ ̣n TBG và tiề m năng biê ̣t hóa của chúng tương
ứng với các giai đoa ̣n phát triể n của cơ thể..................................................... 15
Hình 1.4: Bánh nhau và màng ối ..................................................................... 17
Hình 2.1: Một số thiết bị trong nghiên cứu ..................................................... 22
Hình 3.1: Hình ảnh kết quả nuôi cấy tăng sinh TBG từ màng ối ................... 27
Hình 3.2: Hình ảnh TBG Biểu mô màng ối sau khi nhuộm giemsa - 200X. .. 28
Hình 3.3: Hình ảnh về mật độ TBG biểu mô màng ối tạo tinh thể formazan
sau khi bổ sung MTT ...................................................................................... 33
Hình 3.4 Vết rạch khả năng di cư của TBG biểu mô màng ối ........................ 38
Hình 3.5: Hình ảnh TBG biểu mô màng ối tạo tinh thể Formazan sau khi bổ
sung MTT. ....................................................................................................... 43


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả số lượng TBG màng ối sau 48 giờ tiếp xúc PRP .......... 30
Biểu đồ 3.2: Số lượng trung bình TBG màng ối tiếp xúc với 8 mẫu PRP ở các
tỷ lệ pha loãng khác nhau. ............................................................................... 31
Biểu đồ 3. 3: Kết quả đo OD của phản ứng MTT của các mẫu TBG màng ối
sau 48 giờ nuôi cấy bổ sung PRP .................................................................... 35
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ kết quả đo OD trung bình phản ứng MTT của các mẫu tế
bào sau 48 giờ tiếp xúc PRP............................................................................ 36
Biểu đồ 3.5: Kết quả số lượng TBG màng ối sau 48 giờ nuôi cấy bổ sung với
dịch chiết nguyên bào sợi ................................................................................ 41
Biểu đồ 3.6: Số lượng trung bình TBG màng ối tiếp xúc với dịch chiết nguyên
bào sợi ở các tỷ lệ pha loãng khác nhau.......................................................... 42

Biểu đồ 3.7:Kết quả đo OD của phản ứng MTT của các mẫu TBG màng ối
sau 48 giờ tiếp xúc dịch chiết nguyên bào sợi ................................................ 45
Biểu đồ 3.8: Giá trị kết quả đo OD trung bình phản ứng MTT của TBG màng
ối sau 48 giờ tiếp xúc với dịch chiết nguyên bào sợi . .................................... 46
Biểu đồ 3.9: Giá trị trung bình số lượng tế bào sau khi tiếp xúc với PRP và
dịch nuôi cấy. .................................................................................................. 47
Biểu đồ 3.10: Giá trị kết quả đo OD trung bình phản ứng MTT của các mẫu tế
bào sau 48 giờ tiếp xúc với PRP và dịch chiết nguyên bào sợi. ..................... 48


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

ĐẶT VẤN ĐỀ
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có vai trò bảo vệ cơ thể trước các tác
động với môi trường xung quanh, trong khi đó các vết thương khó lành, vết
thương mạn tính như loét bàn chân do đái tháo đường, loét tỳ đè, loét chi dưới
có xu hướng ngày càng gia tăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
gây nguy hiểm. Cụ thể ở Mỹ với 260 triệu dân thì hàng năm có khoảng 6,5
triệu người mang các vết thương mạn tính. Riêng tại Đức có khoảng 3 triệu
người bị loét và chi phí điều trị lên tới hơn 1 tỷ Euro. Ở Việt Nam hàng năm
ước tính khoảng 791.000 người gặp tai nạn về bỏng [3]. Có nhiều phương
pháp điều trị nhưng chưa thực sự hiệu quả cao. Những nghiên cứu gần đây
cho thấy ứng dụng tế bào như tế bào gốc, nguyên bào sợi, các sản phẩm từ tế
bào và huyết tương giàu tiểu cầu có nhiều ưu điểm và tiềm năng điều trị rất
lớn đặc biệt trong điều trị vết thương vết bỏng, vết thương mạn tính và lâu
liền.
Tế bào gốc (stem cells) là tế bào chưa có chức năng chuyên biệt nhưng
có thể biệt hóa thành một số loại tế bào khác nhau. Tế bào gốc đã được

nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị cho một số bệnh như thoái hoá khớp,
chấn thương mất tế bào, chấn thương tuỷ sống, các tổn thương mô do bệnh
tiểu đường, bỏng và nhiều bệnh khác. Trong đó, tế bào gốc biểu mô có thể
biệt hóa thành tế bào biểu mô, là tế bào tham gia vào quá trình liền vết thương
và có thể di cư đến vùng tổn thương để thực hiện nhiều khâu trong pha tăng
sinh của quá trình liền vết thương, chúng bao quanh cơ thể như da, mặt trong
các cấu trúc rỗng như ruột, đường hô hấp.
Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet Rich Plasma) được ghi nhận là liệu
pháp tiên tiến trong việc phục hồi các chấn thương cấp tính và mạn tính, đã
được sử dụng trong điều trị, sửa chữa, tái tạo mô trong cơ thể thông qua nhiều
cơ chế khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng của huyết tương giàu
tiểu cầu, phát hiện khi nuôi cấy tê bào dưới sự có mặt huyết tương giàu tiểu

SVTH: Nguyễn Văn Cường

1

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

cầu thì nồng độ các nhân tố tăng trưởng và cytokine cao hơn nhiều lần so với
quá trình nuôi cấy thông thường. Điều này cho thấy huyết tương giàu tiểu cầu
có khả năng kích thích sự tái tạo mô và lành hóa vết thương.
Nguyên bào sợi (fibroblasts) là một trong những tế bào tham gia vào quá
trình làm lành vết thương, chúng tạo ra các thành phần đệm gian bào làm nền
cho quá trình biểu mô hoá để tế bào biểu mô bám và trượt trên đó giúp tăng

nhanh quá trình biểu mô hoá che phủ vết thương. Trong quá trình sinh trưởng
và phát triển nguyên bào sợi tiết ra môi trường các thành phần ngoại tiết như
TGF-β1, PDGF,KGF,... và các protein chất nền gồm collagen, fibronectin và
hyaluronan thúc đẩy liền vết thương in vitro và trên thực nghiệm [6]. Nhờ
những đặc điểm này, nguyên bào sợi và sản phẩm của nguyên bào sợi cũng đã
được nghiên cứu ứng dụng trong điều trị một số vết thương mạn tính lâu liền..
Sự tăng sinh và di cư của tế bào là hiện tượng có lợi trong việc điều trị
vết thương làm lành da, việc nghiên cứu sự tác động của yếu tố nào đó như
PRP, dịch chiết nguyên bào sợi tới tế bào gốc biểu mô là một loại tế bào nằm
dưới da và biệt hóa thành các tế bào tạo nên cấu trúc của da trong quá trình
liền vết thương sẽ cho ta định hướng rõ rệt hơn trong việc ứng dụng chế phẩm
đó để điều trị vết thương.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và tiềm năng ứng dụng của tế bào,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Nghiên cứu đánh giá huyết tương giàu tiểu
cầu, dịch chiết nguyên bào sợi đến khả năng tăng sinh và di cư của tế bào
gốc biểu mô màng ối” với các mục tiêu như sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
1: Nuôi cấy tăng sinh dòng TBG biểu mô từ màng ối
2: Đánh giá tác dụng của huyết tương giàu tiểu cầu, dịch chiết nguyên
bào sợi đến khả năng tăng sinh và liền vết thương in vitro của TBG biểu
mô màng ối.

SVTH: Nguyễn Văn Cường

2

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Huyết tương giàu tiểu cầu
1.1.1. Định nghĩa
Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet rich plasma - PRP) là một chế phẩm
được chiết xuất từ máu toàn phần. Chế phẩm này bao gồm lượng huyết tương
nhỏ nhưng có độ tập trung tiểu cầu cao. Bình thường số lượng tiểu cầu trong
máu khoảng từ 140,000 đến 400,000 tiểu cầu/μl máu (trung bình 200,000),
trong khi đó số lượng tiều cầu trong PRP cao hơn gấp nhiều lần, từ 2- 8 lần,
so với mức trung bình [29,34].

Hình 1.1: Tỷ lệ tế bào trong máu và huyết tương giàu tiểu cầu
(a: tỷ lệ tế bào trong một cục máu đông; b: tỷ lệ tế bào trong PRP) [16].
Máu là một tổ chức được tạo thành từ chất dịch cơ bản và các yếu tố
hữu hình. Chất dịch cơ bản của máu được gọi là huyết tương (plasma), các
thành phần cơ bản lơ lững trong huyết tương, gồm 3 loại chính là hồng cầu
(erythrocytes); bạch cầu (leukocytes) và các tiểu cầu (platelets). Hồng cầu
chiếm khoảng 94% thành phần tế bào trong máu, chúng có nhiệm vụ chính là
vận chuyển và phân phối oxy cho cơ thể. Bạch cầu chiếm khoảng 6% thành
phần tế bào trong máu là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ
tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ

SVTH: Nguyễn Văn Cường

3

Lớp 13.01



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

thể. Tiểu cầu chiếm khoảng 1% thành phần máu, chịu trách nhiệm trong quá
trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu,
bước khởi đầu hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu.
Sở dĩ cần một nồng độ lớn tiểu cầu trong PRP vì vai trò quan trọng và
chủ yếu của tiểu cầu trong liệu pháp PRP. Tiểu cầu là yếu tố độc đáo của
máu, chức năng chính của chúng là khởi đầu quá trình cầm máu và chữa lành
vết thương. Do đó, tiềm năng của các ứng dụng yếu tố tăng trưởng tự thân
PRP là rất lớn. PRP chứa một nồng độ cao của tiểu cầu, có thể được kích hoạt
giải phóng các yếu tố tăng trưởng để sử dụng điều trị. Các thành phần nhân tố
tăng trưởng tự nhiên được sản sinh trực tiếp từ tiểu cầu có khả năng kích thích
sự phát triển của các tế bào nội sinh thu hút đại thực bào, các mạch máu đơn
nhân, các TBG trung mô, biểu mô tham gia tái tạo và phục hồi tổn thương.
Trong PRP cũng có một lượng nhỏ bạch cầu (Leukocyte) để tổng hợp
interleukin như một phần đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu [32]. Trong
những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã có cái nhìn mới về tiểu cầu,
chúng kích thích sự di cư của tê bào, sự tăng sinh và hình thành mạch mới
trong quá trình liền vết thương. PRP đã được công bố là có tác dụng có lợi
trên chữa lành vết thương trong các lĩnh vực khác nhau của phẫu thuật và
trong điều trị cấp tính, mạn tính và các vết thương do bệnh tiểu đường [23].
Vì vậy tiềm năng ứng dụng của PRP trong y học tái tạo là rất lớn.
1.1.2. Cấu tạo và chức năng của tiểu cầu
1.1.2.1. Đặc điểm và chức năng của tiểu cầu
Tiểu cầu là các tế bào nhỏ, hình đĩa hoặc elip, không có nhân, đường
kính từ 1-4µm, là các mảnh vỡ tế bào không nhân ,thu được từ các phân mảnh
mẫu tiểu cầu trong tủy xương thông qua sự vỡ tế bào có điều chỉnh

(megakaryocytoe) [16,20]. Tiểu cầu trú ngụ trong mạch máu và có nồng độ
cao trong lách. Chu kì vòng đời của tiều cầu từ 5-9 ngày trước khi bị đại thực
bào của hệ thống dưới nội mô. Tiểu cầu có chức năng chính là tham gia vào
quá trình đông- cầm máu và khởi đầu quá trình làm lành vết thương. Về cấu
SVTH: Nguyễn Văn Cường

4

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

tạo, bên trong tiểu cầu là một siêu cấu trúc phức tạp, chủ yếu gồm một hệ
thống vi quản ở ngoại vi, hệ thống ống dày đặc, ti lạp thể, nhiều hạt (alpha ,
delta- δ, lambda- λ) và hệ thống các kênh mở.
Vùng ngoại vi: là phần ở ngoài cùng, bao gồm kháng nguyên,
glycoprotein và nhiều loại enzyme khác. Vùng này kết nối với các tiểu cầu và
các tế bào khác , trong mạch máu. Lượng lớn protein huyết tương và các yếu
tố đông máu được gắn một cách chắc chắn với bề mặt này. Bên trong màng là
các protein ( hầu hết là glucoprotein và lượng nhỏ carbohydrate). Màng này
bao gồm lớp phospholipid, cholesteron và glycolipid. Glucoprotein có một số
lượng thụ thể đặc hiệu cho các yếu tố đông máu như GPIb (thrombin
receptor) và yếu tố Willerband von. Phức bộ GOIIbIIIa được hình thành từ
glycoprotein Iib và IIIa và hoạt động như một thụ cảm thể fibrinogen. Sự bám
dính tập trung tiểu cầu cùng bởi chính các glycoprotein này [30].

Hình 1.2: Cấu trúc tiếp cầu (Theo Neumuller) [21].

Vùng các vi cơ quan bao gồm các hạt α, bộ máy Golgi, hệ thống ống
dày đặc và hệ thống kênh hở, lysosome và ty thể [20].
Các hạt α có số lượng lớn nhất trong tiểu cầu và hình thành trong quá
trình trưởng thành của mẫu tiểu cầu, bao gồm hơn 300 loại protein khác
nhau,[20], yếu tố phát triển và yếu tố đông máu, yếu tố viêm [28].
Hạt có đường kính khoảng 200- 500 nm, được bao quanh bởi một lớp
màng và chứa khoảng 30 loại protein có hoạt tính sinh học khác nhau trong
SVTH: Nguyễn Văn Cường

5

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

đó có thể kể đến các protein như yếu tố 4 tiểu cầu, yếu tố von Willebrand,
fibrinogen, thrombospondin, protein S, yếu tố XIII… đóng vai trò chính trong
cơ chế cầm máu; sự cầm máu chính là giai đoạn đầu tiên trong quá trình liền
vết thương. Hạt α của các tiểu cầu chưa được được kích hoạt trong PRP, các
yếu tố tăng trưởngsẽ không có chức năng, bởi vì chúng chưa được kích hoạt
hoặc tiếp xúc với các mô. Để giải phóng những yếu tố tăng trưởng, tiểu cầu
phải được kích hoạt.
Như vậy trong cơ thể tiểu cầu có chức năng chính là tham gia vào quá
trình đông- cầm máu và khởi đầu quá trình làm lành vết thương.
1.1.2.2. Tiểu cầu trong quá trình làm lành vết thương
Vết thương là sự phá vỡ chức năng bảo vệ của da, mất tính liên tục của
biểu mô, làm lành vết thương là sự sửa chữa hoặc tái tạo khiếm khuyết trong

một cơ quan hoặc mô, thường là da, làm lành vết thương là một cơ chế phức
tạp bao gồm: đông máu, viêm, tổng hợp phức chất và chất nền, hình thành
mạch mới, tăng sinh nguyên bào sợi, biểu mô hóa, co vết thương và tổ chức
hóa. Sự hình thành các mạch máu mới là điều thiết yếu để duy trì các mô hạt
mới được thành lập. Hình thành mạch là một quá trình phức tạp dựa trên chất
nền ngoại bào trong nền vết thương cũng như di chuyển và kích thích phân
bào của các tế bào nội mô[8]. Diễn biến liền vết thương đều trải qua các giai
đoạn đông máu, viêm, tăng sinh, tái lập mô và liền sẹo:
- Quá trình viêm: Khi máu thoát khỏi thành mạch bị tổn thương, tiểu cầu
tham gia thực hiện chức năng cầm máu. Lúc này tiểu cầu đã được hoạt hóa
cùng với nhiều tế bào (TB) khác nhau và hạt α của tiểu cầu giải phóng các
yếu tố tăng trưởng và các cytokine[22]. Quá trình này hấp dẫn các TB di
chuyển tập trung đến nơi tổn thương, tăng sinh, biệt hóa và tổng hợp các chất
căn bản.
- Giai đoạn tăng sinh: các mô hoại tử dần bị loại bỏ và được thay thế bởi
mô sống tương tự với mô trước khi bị tổn thương. Giai đoạn tăng sinh của
liền vết thương bắt đầu khoảng ngày thứ 2 đến 3 sau khi bị thương và được
SVTH: Nguyễn Văn Cường

6

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

báo hiệu bởi sợ vận chuyển đến nơi tổn thương của các nguyên bào sợi vào
trong vết thương. Các nguyên bào sợi di cư từ mép vết thương, mạng lưới

fibrin được hình thành trong giai đoạn viêm. Trong khoảng thời gian đầu sau
khi bị thương, nguyên bào sợi được di chuyển bởi macrophage-derived buff,
TGF-β và PDGF tới sinh sản và tổng hợp glucosaminoglycan và
proteoglycans, các khối có sẵn để xây dựng phức hợp mô hạt ngoại bào mới
và collagen [12,38]. Sự hình thành mạch máu mới bắt đầu ngày thứ 3 sau khi
bị thương, tiếp sau đó tổng hợp collagen ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 5.
- Giai đoạn sửa chữa, tái tạo tổ chức: mô mới được tái tạo sẽ thay đổi
hình dạng và cấu trúc cho giống với mô gốc. Tại đây mật độ các tế bào và
mạch máu tăng lên, các TB sợi collagen, TB xương… tăng trưởng.
Bình thường tiểu cầu không dính vào thành mạch (có thể do
prostaglandin gây ức chế dính tiểu cầu). Khi thành mạch tổn thương thì lập
tức tiểu cầu được hoạt hoá và dính vào nơi tổn thương, tiểu cầu còn có thể
dính vào các bề mặt lạ như thuỷ tinh, lam kính... Khi tiểu cầu được hoạt hóa
sẽ dẫn đến quá trình ly giải các hạt α của tiểu cầu, từ đó giải phóng ra nhiều
loại protein có vai trò quan trọng đối với quá trình làm lành vết thương hay
tổn thương [31, 32]. Một số protein quan trọng:
- Platelet-derived growth factor (PDGF-αα, ββ, αβ): yếu tố tăng trưởng
có nguồn gốc từ tiểu cầu có tác dụng hóa ứng động đối với đại thực bào, thu
hút đại thực bào tới nơi tổn thương; PDGF dường như là yếu tố tăng trưởng
đầu tiên có mặt tại vết thương và bắt đầu làm lành các mô liên kết thông qua
việc thúc đẩy các collagen và tổng hợp protein [31]. PDGF được giải Phối
hợp PDGF với TGF-β, IGF có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng mạch máu, phân
chia TB, hình thành da, chất căn bản xương, tổng hợp collagen.
- Transforming growth-factor-beta (TGF-β: β1, β2): yếu tố tăng trưởng
chuyển dạng beta có tác dụng thúc đẩy các TB gốc nguồn gốc trung mô (sụn,
xương, cơ, sợi….) và các nguyên bào xương… phân bào; thúc đẩy quá trình
khoáng hóa của xương (khi phối hợp với PDGF). Các yếu tố tăng trưởng
SVTH: Nguyễn Văn Cường

7


Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

TGF-β còn phối hợp với IGF-1 và BMPs tham gia vào quá trình tổng hợp
chất căn bản của sụn khớp [18]. Các chức năng khác của TGF-β là thúc đẩy,
tạo sự phân bào của nguyên bào sợi và tế bào tiền thân của nguyên bào
xương, mà sau này sẽ biệt hóa thành các tế bào xương trưởng thành, và cũng
để kích thích lắng đọng nguyên bào xương vào chất nền collagen trong những
khu vực chữa bệnh và chất nền mô xương vết thương [25]. TGF-β hoạt động
cả trong một thời trang autocrine và paracrine, làm cho nó một yếu tố tăng
trưởng với chữa bệnh lâu dài và khả năng tái tạo xương [10]. Một số lo ngại
về việc sử dụng TGF-β bởi theo Dieudonne và cộng sự [15] ông nghiên cứu
thấy nó tác động lên tế bào hủy xương trong một quá trình thử nghiệm. Họ kết
luận rằng nồng độ thấp có tác dụng kích thích về sự tăng sinh tế bào xương,
trong khi ở nồng độ cao hơn, tăng sinh bị ức chế.
- Vascular endothelial growth factor (VEGF): yếu tố tăng trưởng nội mô
mạch máu,thúc đẩy hình thành mạch máu. Chúng là một loại protein tín hiệu
nhằm thúc đẩy sự phát triển của các mạch máu mới. VEGF là một phần của
cơ chế để phục hồi các nguồn cung cấp máu đến các tế bào và các mô khi bị
mất máu được oxy hóa do lưu thông máu bị tổn thương.
- Epidermal growth factor (EGF): yếu tố tăng trưởng biểu bì, thúc đẩy
tăng trưởng tế bào và sự biệt hóa, hình thành mạch máu, hình thành collagen.
- PDEGF (platelet-derivedendothelial growth factor): yếu tố tăng trưởng
nội mô nguồn gốc tiểu cầu.
- PDAF (platelet-derived angiogenesis factor): yếu tố tăng sinh mạch

nguồn gốc tiểu cầu.
- ECGF(epithelial cell growth factor): yếu tố tăng trưởng tế bào biểu mô.
-Fibroblast growth factor-2(FGF-2):yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi-2,
là một protein đa chức năng, tham gia điều hòa hoạt động của nhiều quá trình
trong cơ thể như cân bằng nội mô, ngăn chặn quá trình xơ hóa ở phổi, duy trì
và tăng sinh tế bào thần kinh, chữa lành xương bị tổn thương, kích thích hình
thành tế bào bạch cầu, kích thích sự hình thành mạch máu mới từ mạch máu
SVTH: Nguyễn Văn Cường

8

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

sẵn có, kích thích sự tăng trưởng của tế bào cơ mềm, chữa lành vết thương và
sửa chữa mô [11,26].
- Insulin-like growth factor (IGF): yếu tố tăng trưởng giống Insulin,
một điều tiết sinh lý học bình thường trong gần như mọi loại tế bào của cơ
thể. IGF-1 còn phối hợp với các yếu tố tăng trưởng TGF-β và BMPs tham gia
vào quá trình tổng hợp chất căn bản của sụn khớp [18].
Các yếu tố khác do tiểu cầu sinh ra như PF 4 (Platelet factor 4): yếu tố
4 tiểu cầu; Osteocalcin; Osteonectin; Fibrinogen, Vitronectin; Fibronectin;
TSP-1: thrombospondin-1…và nhiều chất khác; trong đó nhóm các chất
Fibrinogen, Fibronectin, Vitronectin và TSP-1 tham gia vào quá trình hình
thành cục máu đông.
Đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng của PRP, phát hiện khi nuôi cấy tê

bào dưới sự có mặt PRP đã được hoạt hóa tiểu cầu thì nồng độ các nhân tố
tăng trưởng và cytokine cao hơn nhiều lần giúp tế bào tăng sinh mạnh hơn so
với nuôi cấy thông thường. Do vậy khi đưa PRP vào trong công nghệ tế bào
sẽ rất có tiềm năng ứng dụng lớn trong nghiên cứu cũng như điều trị lâm sàng
đối trong y học tái tạo.
1.1.3. Ứng dụng của PRP trong điều trị
Từ những năm 2000, PRP đã được sử dụng rộng rãi trong ngành chấn
thương chỉnh hình về việc hỗ trợ điều trị làm tăng khả năng chữa bệnh trong
ghép xương và gãy xương và PRP đã được khuyến khích việc sử dụng hỗ trợ
điều trị trong các chấn thương thể thao để sửa các mô liên kết. Năm 2006
Mishra, Pavelko và cộng sự ở Trường Đại học Stanford đã công bố công trình
nghiên cứu về việc sử dụng PRP cho các vấn đề về gân [24]. Tiếp đó PRP
được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi hơn trên thế giới với nhiều nghiên cứu
cho thấy hiệu quả của việc sử dụng PRP như điều trị cho một số bệnh về chấn
thương dây chằng, thoái hóa khớp gối dây chằng, cơ, viêm dây chằng đùi và
bệnh chấn thương gân cơ khớp quay [35,38].

SVTH: Nguyễn Văn Cường

9

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

PRP tự thân lần đầu tiên được sử dụng trong phẫu thuật tim trong công
trình của Ferrari và cộng sự năm 1987 [17], PRP tự thân được sử dụng bằng

đường truyền sau khi phẫu thuật mở tim. Đầu những năm 1990, gel tiểu cầu
đã được sử dụng như một sản phẩm phụ của quá trình thu nhận, như là một
sản phẩm thay thế cho fibrin sealant để kiểm soát cầm máu trong phẫu thuật
tim [27,36]. PRP có rất nhiều ứng dụng trên lâm sàng với tác dụng chung là
thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương, rút ngắn thời gian điều trị bệnh,
làm giảm nhiễm trùng sau phẫu thuật, giảm đau và mất máu. Những lĩnh vực
có thể ứng dụng PRP bao gồm: phẫu thuật răng miệng; phẫu thuật hàm mặt;
phẫu thuật thẩm mỹ và chỉnh hình; điều trị loét da và phần mềm mạn tính
trong bệnh đái tháo đường… Trong chuyên ngành cơ xương khớp từ 20 năm
nay đã ứng dụng PRP rất nhiều trong các lĩnh vực chấn thương thể thao: viêm
gân và các điểm bám tận như viêm lồi cầu ngoài- lồi cầu trong xương cánh
tay, viêm lồi củ xương chày, viêm gân gót, đứt dây chằng chéo khớp gối, kích
thích sự lành vết thương phần mềm cũng như làm nhanh liền xương trong
phẫu thuật…
Ứng dụng của PRP trong liền vết thương: PRP tự thân được sử dụng
trong điều trị vết thương mạn tính, khó liền. Trong nghiên cứu của
Sarvajnamurthy và cộng sự khi điều trị 7 vết loét ở 12 bệnh nhân bằng PRP,
tác giả cho thấy thời gian trung bình liền vết thương là 5.1 tuần, tỷ lệ tiến triển
trung bình tại chỗ và thể tích vết loét lần lượt là 94.7%. Theo Marcus Gurhen
khi áp dụng PRP tự thân điều trị cho 13 bệnh nhân với 14 vết thương mạn
tính, kết quả cho thấy ở ngày 7,11 vết thương giảm kích thước trung bình
31.4%, sau 28 ngày một vết thương liền hoàn toàn, 12 vết thương giảm kích
thước trung bình 55.2%. Cuối cùng 50% vết thương liền hoàn toàn và 35.7
vết thương giảm kích thước và 14.2% vết thương không thay đổi.
Ứng dụng của PRP trong viêm xương khớp: Từ 20 năm nay PRP đã
được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các lĩnh vực chấn thương thể thao:
viêm gân và các điểm bám tận như viêm lồi cầu ngoài- lồi cầu trong xương
SVTH: Nguyễn Văn Cường

10


Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

cánh tay, viêm lồi củ xương chày, viêm gân gót, bệnh lý rách gân bao xoay,
đứt dây chằng chéo khớp gối. Kết quả cho thấy PRP kích thích làm lành vết
thương phần mềm cũng như làm nhanh liền xương trong phẫu thuật… Đặc
biệt từ khoảng 5-7 năm trở lại đây, PRP tự thân đã được nghiên cứu sử dụng
rất nhiều trong điều trị các bệnh lý có tổn thương sụn khớp nói chung và thoái
hóa khớp gối nói riêng cho kết quả khả quan cùng rất ít tác dụng phụ. Khi sử
dụng PRP, sự tập trung các yếu tố tăng trưởng ở một đơn vị thể tích cho thấy
PRP kích thích hoạt động các tế bào tại chỗ làm tăng nhanh quá trình tái tạo
sụn khớp một cách liên tục. Kỹ thuật này có chi phí thấp và không có tác
dụng phụ đối với bệnh nhân [30]. Theo kết quả của Kon và cộng sự ở 115
bệnh nhân viêm khớp gối đã điều trị bằng PRP, kết quả cho thấy thể hiện sự
cải thiện chức năng một cách tích cực, có sự tăng sinh tế bào sụn và có hiệu
quả rõ rệt trên lâm sàng ở thoái hóa khớp gối [22].
1.2. Nguyên bào sợi và vai trò của nguyên bào sợi trong liền vết thương
Mô liên kết là mô tạo ra và giữ cho cơ thể có hình dạng nhất định, đồng
thời mô liên kết giữ nhiều vai trò quan trọng và đa dạng đối với cơ thể như
trao đổi chất, bảo vệ và tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học. Khác với các
mô khác (mô cơ, thần kinh, biểu mô) mô liên lết có khoảng gian bào rộng
chứa chất căn bản và các sợi liên kết. Vùng trong chất gian bào đó là nhiều
loại tế bào khác nhau. Nhiều tế bào đã biệt hóa trong cơ thể trưởng thành có
thể tạo thành nhóm mà các phần tử trong nhóm có liên quan mật thiết với
nhau ở những vùng như mô hay những đặc tính của các phần tử có liên quan

với nhau, mô liên kết là một họ tế bào như vậy, các phần tử của chúng không
chỉ liên quan tới nhau mà còn tương tác chuyển hóa qua lại. Ở mức độ phân
tử, lớp trung bì rất quan trọng cho các tế bào biểu bì phát triển và trưởng
thành chúng tiết ra các yếu tố như các sợi fibrin gắn kết, các yếu tố kết dính
để gắn biểu bì vào trung bì. Sự tương tác giữa các yếu tố thuộc lớp biểu mô và
trung mô sẽ kích thích sự trưởng thành của từng lớp trong da.

SVTH: Nguyễn Văn Cường

11

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

Nguyên bào sợi (Fibroblasts) là tế bào thường gặp nhất trong mô liên
kết, chúng là một trong những tế bào tham gia quá trình làm lành vết thương,
có nguồn gốc trung mô, có nhiều trong gân, cơ, màng bao xơ của nhiều cơ
quan, là cơ sở cấu tạo của vết sẹo chúng sản sinh ra collagen có vai trò quan
trọng trong quá trình sửa chữa vết thương, phục hồi cấu trúc và chức năng của
mô[1]. Vào những năm đầu của thập niên 1960, các nhà khoa học đã bắt đầu
quan tâm và chú ý đến dòng nguyên bào sợi nhờ những đặc tính đặc biệt của
chúng. Khả năng phân chia invitro dài, có khả năng biệt hóa invitro thành các
dạng tế bào xương, tế bào mỡ, tế bào cơ trơn, nguyên bào cơ và một số loại tế
bào khác dưới những điều kiện biệt hóa thích hợp [19]. Nguyên bào sợi có
khả năng tăng trưởng mạnh và là loại tế bào chiếm phần lớn trong các mô liên
kết của cơ thể, giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập khung của mô liên

kết. Chúng phân tán khắp nơi trong cơ thể, tiết ra chất nền ngoại bào một cách
linh động giàu collagen kiểu I và kiểu III. Khi mô liên kết bị hủy, nguyên bào
sợi gần như di chuyển vào bên trong vết thương, tăng trưởng và tạo ra một
lượng lớn chất nền collagen giúp cho việc tái lập và sửa chữa mô bị tổ
thương. Khả năng phát triển nhanh trong bề mặt của mô bị tổn thương lý giải
phần nào chúng là loại tế bào dễ phát triển trong điều kiện nuôi cấy in vitro,
đây là một nét đặc trưng của dòng tế bào này trong sinh học tế bào.
Các vết thương khó lành, vết thương mạn tính có đặc điểm là giảm số
lượng và chức năng của các nguyên bào sợi. Sử dụng nguyên bào sợi đồng
loại nuôi cấy đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị một số loại
vết thương mạn tính vốn không liền bằng các biện pháp điều trị truyền thống
[9]. Tuy nhiên việc sử dụng tấm nguyên bào sợi da đồng loại nuôi cấy có
nhiều hạn chế về điều kiện nuôi cấy, bảo quản, vận chuyển, mặt khác giá
thành của các sản phẩm này là rất cao. Do đó nghiên cứu chế tạo các sản
phẩm sinh học quá trình nuôi cấy nguyên bào sợi có tác dụng điều trị, dễ bảo
quản, vận chuyển và sử dụng, có giá thành hợp lý là một hướng nghiên cứu
phù hợp. Nghiên cứu của Chu Anh Tuấn và cộng sự năm 2012 đã chứng minh
SVTH: Nguyễn Văn Cường

12

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

tác dụng của dịch chiết nguyên bào sợi nuôi cấy từ da người có chứa các
thành phần ngoại tiết của nguyên bào sợi: collagen, các yếu tố phát triển như

EGF... chế phẩm có độc tính thấp, có tính an toàn và tác dụng kích thích liền
vết thương, vết bỏng trên động vật thực nghiêm. Trong thành phần dịch chiết
nguyên bào sợi có chứa các thành phần ngoại tiết của nguyên bào sợi:
collagen, các yếu tố liền vết thương như TGF-β1, PDGF,KGF,... [6] và các
protein chất nền khác gồm fibronectin, hyaluronan góp phần thúc đẩy liền vết
thương một cách sinh lý và hài hòa nhất trên in vitro và trên thực nghiệm.
dịch chiết nguyên bào sợi là một sản phẩm sinh học từ quá trình nuôi cấy
nguyên bào sợi có tác dụng điều trị. Đây là cơ sở để đưa dịch chiết nguyên
bào sợi vào trong môi trường nuôi cấy tế bào, chúng có tác dụng kích thích
tăng sinh nhờ những yếu tố tăng tưởng khác nhau trong đó, góp phần phục vụ
trong các nghiên cứu tiếp theo cũng như trên lâm sàng.
1.3. Tế bào gốc và tế bào gốc màng ối
1.3.1. Tế bào gốc
Tế bào gốc (TBG) là những tế bào chưa có chức năng chuyên biệt, có
tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau và có khả năng tự thay
mới (Self-Renewal). Nhờ những đặc điểm này mà TBG đã thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu ứng dụng để chữa một số bệnh của cơ quan tạo máu,
một số bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến chuyển hoá và suy giảm miễn
dịch, ung thư máu, và có nhiều ứng dụng lâm sàng dùng để chữa được nhiều
bệnh nan y như tiểu đường, liệt do chấn tương tuỷ sống, chấn thương mất da,
bỏng, suy tim do tổn thương cơ tim, một số bệnh ung thư và bệnh lý gen...
TBG là những tế bào đầu tiên tạo ra phôi người khoảng 2 tuần sau thụ tinh.
Sau đó chúng biệt hóa thành 250 loại tế bào khác nhau tạo nên các mô và cơ
quan trong cơ thể. Khi TBG được đưa vào một cơ quan bị tổn thương, nó sẽ
biệt hóa thành tế bào đặc biệt của cơ quan đấy thay thế cho những tế bào chết
giúp phục hồi chức năng.

SVTH: Nguyễn Văn Cường

13


Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

Có nhiều cách phân loại và gọi tên TBG khác nhau tuỳ theo tiêu chí
phân loại, ví dụ như dựa trên nguồn gốc, thời điểm phân lập và tiềm năng biệt
hoá... Có thể chia các TBG theo nhiều cách như sau:
-TBG phôi (enbryonic stem cell): là các TBG từ phôi, được phân lập từ
phôi (bất kỳ phần nào của phôi, không giới hạn chỉ vào các tế bào của khối tế
bào bên trong phôi nang), là các TBG toàn năng hoặc vạn tiềm năng. Để có
được các tế bào này thường phải hủy phôi. Đã có những thông báo sinh thiết
phôi lấy ra một số tế bào của phôi sau đó phôi vẫn phát triển bình thường.
Tuy nhiên còn nhiều nghi ngại về tính an toàn của kỹ thuật này đối với phôi
được sinh thiết, đặc biệt là sinh thiết khối tế bào bên trong của phôi nang để
có được các TBG phôi “kinh điển”.
- TBG thai (fetal stem cell): được phân lập từ các mô của thai sau nạo
phá thai, thường là đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng. Việc nghiên cứu và sử
dụng các tế bào này có ảnh hưởng khá nặng nề về đạo đức nghiên cứu, nên
thường chỉ giới hạn vào mục đích tìm hiểu quá trình phát triển phôi thai.
- TBG nhũ nhi (infant stem cell): được phân lập từ trẻ sơ sinh hoặc các
phần phụ của thai như dây rốn, nhau thai, màng ối, dịch ối… Các tế bào này
thường là đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng. Tùy theo cách thu thập có thể ảnh
hưởng hoặc không ảnh hưởng đến đối tượng cho tế bào. Chọc dịch ối trước
khi sinh hoặc chọc tĩnh mạch dây rốn trước sinh để lấy để lấy TBG của em bé
có trong dịch ối hoặc trong máu dây rốn có những nguy cơ của các kỹ thuật
này là nhiễm trùng, chảy máu, sẩy thai hoặc đẻ non… Tuy nhiên, lấy máu dây

rốn từ dây rốn hoặc bánh nhau sau khi đã “mẹ tròn con vuông” vừa được tế
bào có thành phần giống hệt máu tĩnh mạch của trẻ sơ sinh lại không ảnh
hưởng gì đến em bé. Tương tự như vậy, lấy các tế bào từ mô dây rốn và bánh
nhau sau khi sinh cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé vì các thành
phần này là sản phẩm bỏ đi sau khi sinh.
- TBG trưởng thành (adult stem cell): được phân lập từ các mô của
người từ trẻ em đến người già. Các tế bào này rất đa dạng, từ đa tiềm năng
SVTH: Nguyễn Văn Cường

14

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

đến vài tiềm năng hoặc đơn tiềm năng. Kỹ thuật thu thập ít nhiều đều ảnh
hưởng đến sức khỏe của người cho nhưng mức độ dao động rất lớn. Ví dụ lấy
răng sữa hoặc da qui đầu của trẻ sau khi rụng hoặc cắt bỏ để tách TBG không
ảnh hưởng gì đáng kể đến trẻ; lấy dịch tủy xương để có TBG tủy xương của
bệnh nhân hoặc người hiến tủy xương là kỹ thuật tương đối phức tạp có có
hưởng nhất định đến người cho vì ngoài việc thao tác chọc hút còn phải sử
dụng thêm một số thuốc tác động lên tủy xương.
- Tế bào giống TBG phôi (embryonic-like stem cell): hay TBG vạn tiềm
năng cảm ứng (induced pluripotent stem cell: iPS): được tạo ra bằng cách cảm
ứng các tế bào đã biệt hoá của cơ thể trở lại trạng thái giống như TBG phôi
hay còn gọi là TBG nhân tạo. Đây là kỹ thuật chủ yếu thao tác trong phòng thí
nghiệm, người cho tế bào để cảm ứng (ví dụ tế bào da) bị ảnh hưởng rất ít, có

thể là sinh thiết để lấy một miếng da nhỏ.
- TBG ung thư (cancer stem cell): được phân lập từ các khối u. Các
TBG này được coi là nguồn gốc của khối u.

Hình 1.3: Nguồ n gố c thu nhận TBG và tiềm năng biê ̣t hóa của chúng
tương ứng với các giai đoa ̣n phát triể n của cơ thể
(Nguồ n: />
SVTH: Nguyễn Văn Cường

15

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

Những nghiên cứu về TBG đã chứng minh, hàng ngày cơ thể chúng ta
thay thế những tế bào già chết là do nguồn TBG biệt hoá thành những tế bào
chức năng bổ sung vào khi bị thiết hụt những tế bào đó. Khi bị thương các
TBG từ các ổ (niche) có thể ở gần vết thương hoặc từ các mô khác nhau… sẽ
di cư đến và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt có chức năng liền vết
thương. Khi nguồn TBG này không đủ đáp ứng với những tổn thương tế bào
do tổn thương diện tích rộng, do cơ thể bị suy yếu… thì hậu quả là gây ra
những vết thương vết loét lâu lành, thậm chí không liền được. Do đó công
nghệ TBG đang mang lại những hy vọng lớn trong việc khắc phục và hỗ trợ
trong điều trị hiện nay đặc biệt trong điều trị liền vết thương.
Mỗi loại TBG kể trên có tiềm năng biệt hoá khác nhau và do vậy triển
vọng ứng dụng khác nhau. Việc phân lập và duy trì mỗi loại TBG này cũng

đòi hỏi những kỹ thuật và công nghệ khác nhau. Trên phương diện đạo đức y
sinh học, việc thu thập nguồn cung cấp tế bào, tách và sử dụng mỗi loại TBG
trên cũng có những tác động khác nhau. Nhìn bao quát nhiều khía cạnh thì
mỗi loại TBG kể trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó việc
lựa chọn loại TBG nào để nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
mục tiêu sử dụng thường là yếu tố quyết định. Và TBG phân lập từ màng ối
được xem là nguồn phân lập TBG có đặc điểm ưu việt không phải loại TBG
nào cũng có.
1.3.2. Tế bào gốc từ màng ối
Nhau thai được tạo ra từ 3 lớp : màng ối, màng đệm và màng rụng. Mỗi
lớp được thu nhận từ các nguồn khác nhau (màng rụng được thu nhận từ mẹ,
màng ối và màng đệm được thu nhận từ phôi). Màng đệm được thu nhận từ
lớp trophoblast, màng ối xuất phát từ epiblastvà ngày 8 sau thụ tinh. Sự phôi
vị hóa sảy ra khi thụ tinh, gần 2 tuần sau, khi các tế bào biểu mô màng ối
được hình thành do đó màng ối vẫn giữ được tính toàn năng của các tế bào
epiblast. Màng ối là khoang màng mỏng chứa đầy dịch, nâng đỡ phôi suốt quá
trình phát triển và bám dính của phôi vào cấu trúc mẹ.
SVTH: Nguyễn Văn Cường

16

Lớp 13.01


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Đỗ Minh Trung

Hình 1.4: Bánh nhau và màng ối
(Nguồn: />Màng ối nằm ở lớp trong cùng của màng nhau thai, tiếp xúc với buồng

ối. Màng ối dai, chắc và có tính đàn hồi, có khả năng ngăn cản các loại vi
khuẩn, đồng thời tạo môi trường sống cho thai, bảo vệ thai tránh các tác động
cơ học, áp suất... Hơn nữa, màng ối còn có khả năng trao đổi khí và lọc cơ
học [4]. Màng ối là màng mỏng trong suốt, có tính đàn hồi tốt, bao gồm lớp
màng đáy và trên màng đáy là hàng tế bào biểu mô. Màng ối được phát triển
từ các TBG phôi, và các tế bào ối đã được chứng minh để thể hiện tiềm năng
với nhiều sự khác biệt.
Màng ối thu nhận được chỉ sau khi được bóc tách khỏi nhau thai, nhau
thai được coi là rác thải y tế, là nguồn cung cấp tê bào gốc lý tưởng, các TBG
biểu mô được phân lập từ màng ối, có tính sinh miễn dịch thấp, không có khả
năng ung thư hóa và có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau
[5]. Giống với nhiều loại TBG hay một số loại TBG trưởng thành khác, sự
biểu hiện của kháng nguyên lớp I chuỗi nặng myosin rất thấp trên TBG biểu
mô màng ối điều này có ỹ nghĩa trong điều trị. Các tế bào epiblast tạo ra màng
ối cũng như tất cả ba lá mầm của phôi. Trên bề mặt của màng đáy thuộc màng
ối người ta cũng thấy sự có mặt của các mối liên kết hemidesmosome α6β4,
các mối liên kết này có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho quá trình phát
triển và kết dính các tế bào biểu mô trên màng đáy [2].

SVTH: Nguyễn Văn Cường

17

Lớp 13.01


×