Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ HBV – DNA huyết thanh với một số chỉ số hóa sinh về chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã ngành:

60420201

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ
HBV – DNA HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH VỀ
CHỨC NĂNG GAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

LÊ THỊ THỦY

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ THU THỦY

Hà Nội, 10/2016

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

---------------


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã ngành:

60420201

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ
HBV – DNA VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ HÓA SINH VỀ CHỨC NĂNG GAN
Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN B

HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

LÊ THỊ THỦY

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Hà Nội, 10/2016

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới :
Ban Lãnh Đạo, Phòng sau đại học, Bộ môn – Công nghệ sinh học – Viện
đại học Mở Hà Nội, khoa Vi Sinh - Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa.
TS. Tạ Thu Thủy – Trưởng Khoa Công nghệ sinh học – Viện đại học Mở
Hà nội, cô đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi hoàn thành luận văn.
PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng – Viện Trưởng – Viện nghiên cứu hệ gen,

Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, thầy đã dậy bảo, giúp đỡ tôi rất
nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Trưởng khoa BS. CK1. Vũ Thị Minh Nguyệt và toàn thể anh chị em khoa
Vi Sinh, Hóa Sinh, khoa Huyết Học và khoa Truyền Nhiễm. Các anh chị luôn tạo
điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình làm việc, học tập và thu thập số liệu để
tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các GS, PGS, TS trong hội đồng chấm luận văn
đã cho tôi nhiều ý kiến xác đáng và quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè luôn ở
cạnh tôi, giúp đỡ động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Hà nội, Ngày… tháng… năm 2016
Lê Thị Thủy

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Tình hình nhiễm HBV trên Thế Giới và Việt Nam ......................... 3
1.2. Một số đặc điểm về virus viêm gan B (HBV) ................................... 5
1.2.1. Những đặc điểm sinh học của HBV ................................................5
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm gan virus B .................................9

1.2.3. Đường lây nhiễm HBV .................................................................. 13
1.3. Các Markers của HBV và ý nghĩa lâm sàng .................................. 14
1.3.1. HBsAg (Hepatitis B surface Antigen) .......................................... 14
1.3.2. Anti – HBs ( HBsAb – Hepatitis B surface Antibody) ................ 14
1.3.3. HBcAg ( Hepatitis B core Antigen) .............................................. 15
1.3.4. Anti – HBc (HBcAb – Hepatitis B core Antibody) ..................... 15
1.3.5. HBeAg ( Hepatitis B e Antigen) ................................................... 15
1.3.6. Anti – HBe (HBeAg – Hepatitis B e Antibody) ........................... 16
1.3.7. HBxAg ( Hepatitis B x Antigen) ................................................... 16
1.3.8. HBV - DNA .................................................................................... 16
1.3.9. cccDNA ( Covalently closed cicular DNA) ................................. 17
1.4. Biến đổi một số chỉ số hóa sinh chức năng gan và HBV - DNA
trong các bệnh do HBV gây ra .............................................................. 18
1.4.1. Viêm gan virus B cấp tính (A cute hepatitis B)............................ 18
1.4.2. Viêm gan virus B mạn tính (Chronic hepatitis B) ........................ 19
1.4.3. Xơ gan (Chirrhosis of liver ).......................................................... 20
ii


1.4.4. Người mang virus viêm gan B....................................................... 20
1.5. Vai trò của HBV - DNA................................................................... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu ................................. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 23
2.2.2. Cách lấy mẫu và bảo quản ............................................................. 23
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu .................................................................... 23
2.2.4. Nguyên lý và kỹ thuật xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ............. 24

2.3. Các vật liệu và hóa chất chính ........................................................ 30
2.4. Trang thiết bị chính ......................................................................... 30
2.5. Thu nhập và xử lý số liệu ................................................................ 31
2.6. Phương pháp định danh loài........................................................... 31
2.6.1. Tách chiết DNA tổng số của virus ................................................ 31
2.6.2. Điện di DNA trên gel agarose ....................................................... 32
2.6.3. Đo quang phổ DNA........................................................................ 33
2.6.4. Kỹ thuật PCR .................................................................................. 34
2.6.4.1. Nguyên lí kỹ thuật PCR ............................................................... 34
2.6.4.2. Khuếch đại một phần đoạn gen HBsAg bằng PCR ...................... 35
2.6.5. Tinh sạch sản phẩm PCR ............................................................... 36
2.6.6. Giải và phân tích trình tự đoạn gen HBsAg.................................. 36
2.7. Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 37
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 38
3.1. Kết quả nghiên cứu sự liên quan giữa độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và
giới tính ................................................................................................... 38
3.2. Kết quả nghiên cứu của HBV – DNA với tuổi và giới tính bằng
phương pháp sinh học phân tử .............................................................. 41
iii


3.3. Kết quả nghiên cứu giữa nhiễm HBV-DNA với chỉ số chức năng
gan của người bệnh ................................................................................ 44
3.3.1. Chỉ số men gan với kháng nguyên nhân (HBeAg (-) và HBeAg (+) 44
3.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ HBV - DNA với một số chỉ số sinh hóa
chức năng gan ......................................................................................... 47
3.4. Kết quả xác định chủng virus bằng giải trình tự gen HBsAg ....... 55
3.4.1. Kết quả tách chiết DNA tổng số .................................................... 55
3.4.2. Kết quả xác định nồng độ và độ tinh sạch mẫu DNA .................. 56
3.4.3. Kết quả khuếch đại gen HBsAg của người mang bệnh viêm gan

.................................................................................................................... 57

3.4.4. Kết quả tinh sạch sản phẩm PCR .................................................. 58
3.4.5. Kết quả giải và phân tích trình tự DNA ........................................ 58
3.4.6. Kết quả phân loại vùng virus ......................................................... 61
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 63
4.1. Kết luận ............................................................................................ 63
4.2. Kiến nghị .......................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 64
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................... 64
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH .................................................................... 66

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALT

Alanin amino transferase

Anti – HBc

Hepatitis B core antibody (Kháng thể kháng kháng nguyên
lõi của virus viêm gan B)

Anti – Hbe

Hepatitis B e anibody (Kháng thể kháng kháng nguyên e của
virus của viêm gan B)


Anti – HBs

Hepatitis B surface antibody (Kháng thể kháng nguyên bề
mặt của virus viêm gan B)

AFP

Alpha – fetoprotein

AST

Aspartat amino transferase

Bp

Base pair (Cặp nucleotide)

Bilirubin TP

Bilirubin toàn phần

Bilirubin TT

Bilirubin trực tiếp

CccDNA

Covalently closed circular DNA

CD4 – CTL


Cluster of differention 4 Cytotoxic T lymphocytes (Dấu ấn
CD4 trên tế bào lympho T)

CD8 – CTL

Cluster of differention 8 Cytotoxic T lymphocytes (Dấu ấn
CD8 trên tế bào lympho T)

EDTA

Enzym linked immumo sorbent assay (Thử nghiệm miễn
dịch gắn men)

GGT

γ – Glutamyl transferase

HBcAg

Hepatitis B core anigen (Kháng nguyên lõi của virus viêm
gan B)

HBeAg

Hepatitis B e anigen (Kháng nguyên e của virus viêm gan B)

HBsAg

Hepatitis B suface anigen (Kháng nguyên bề mặt của virus

viêm gan B)

HBV

Hepatitis B virus (Virus viêm gan B)

HCV

Hepatitis C virus (Virus viêm gan C)

HIV

Human immunodeficiency virus (Virus gây suy giảm miễn
dịch ở người)

v


PCR

Polymerase chain reation (chuỗi phản ứng polymerase)

pED1

phenol 38%, guanidium thyocianate 0.8M, glycerol 5%, pH

8.0.
pEX2

Chloroform


pEX3

Isopropanol tuyệt đối có chất trợ tủa.

pEX4

Ethanol 70%.

pEX5

Dung dịch TE 1X ( Tris 0.1M – EDTA 0.001M)

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ HBsAg (+) ở một số quần thể dân cư nước ta .............................4
Bảng 3.2: Trung bình HBV - DNA theo nhóm tuổi............................................ 41
Bảng 3.3: Trung bình của HBV - DNA theo giới ............................................... 42
Bảng 3.4: Trung bình HBV - DNA phân theo 2 mức độ nhiễm.......................... 43
3.3. Sự tương quan giữa nhiễm HBV-DNA với chỉ số chức năng gan................ 44
3.3.1. Chỉ số men gan với kháng nguyên nhân (HBeAg (-) và HBeAg (+) ......... 44
Bảng 3.5: Trung bình HBV - DNA giữa HBeAg (+) và HBeAg (-) ................... 44
Bảng 3.6: Sự tương quan giữa chỉ số men gan (AST, ALT, GGT) với HBeAg
(+) và HBeAg (-) ............................................................................................... 45
Bảng 3.7: Sự tương quan hàm lượng Bilirubin HBeAg (+) và HBeAg (-) ......... 45
Bảng 3.8: Hàm lượng Albumin giữa 2 nhóm HBeAg (+) và HBeAg (-) ............ 46
Bảng 3.9: So sánh hoạt độ enzyme AST, ALT, GGT; hàm lượng Bilirubin và
Albumin với nồng độ HBV - DNA < 105 copies/ml và ≥ 105 copies/ml ............. 47

Bảng 3.10: So sánh hoạt độ enzyme AST, ALT, GGT, hàm lượng Bilirubin TP,
Albumin với nồng độ HBV - DNA < 105 copies/ml và ≥ 105 copies/ml ở bệnh
nhân viêm gan B có HBeAg (+)......................................................................... 49
Bảng 3.11: So sánh hoạt độ Enzym AST, ALT, GGT, hàm lượng Bilirubin ,
Albumin với nồng độ HBV - DNA < 105 copies/ml và ≥ 105 copies/ml ở bệnh
nhân viêm gan B có HBeAg (-) ......................................................................... 50
Bảng 3.12: Mức độ tăng AST với HBV - DNA ở bệnh nhân có HBeAg (+) ...... 52
Bảng 3.13: Mức độ tăng ALT với HBV - DNA ở bệnh nhân có HBeAg (+) ...... 52
Bảng 3.14: Mức độ tăng AST với HBV - DNA ở bệnh nhận có HBeAg (-) ....... 52
Bảng 3.15: Mức độ tăng ALT với HBV - DNA ở bệnh nhân có HBeAg (-) ....... 53
Bảng 3.16: Kết quả đo quang phổ mẫu DNA tổng số......................................... 57

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Diễn biến huyết thanh học của nhiễm cấp tính HBV và khỏi ......... 18
Biểu đồ 1.2: Diễn biến huyết thanh học của nhiễm mạn tính HBV .................... 18
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính ............................. 38
Biều đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân HBeAg theo nhóm tuổi ................................... 39
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân HBeAg theo giới tính ...................................... 40
Biểu đồ 3.4: Trung bình HBV - DNA theo nhóm tuổi........................................ 41
Biểu đồ 3.5: Trung bình của HBV - DNA theo giới .......................................... 42
Biểu đồ 3.6: HBV - DNA < 105 copies/ml và ≥ 105 copies/ml theo giới tính .... 43
Biểu đồ 3.7: Sự khác biệt về tỉ lệ HBeAg với HBV - DNA < 105 copies/ml và ≥
105 copies/ml .................................................................................................... 44
Biểu đồ 3.8: Mức độ tăng AST, ALT với HBeAg .............................................. 46
Biểu đồ 3.9: Hoạt độ enzyme AST, ALT ≥ 2 lần với nồng độ HBeAg ............... 47
Biểu đồ 3.10: Mức độ tăng AST với HBV - DNA ............................................. 51
Biểu đồ 3.11: Mức độ tăng ALT với HBV - DNA ............................................. 51

Biểu đồ 3.11: So sánh hoạt độ enzyme AST, ALT ≥ 2 lần với nồng độ HBV DNA < 105 copies/ml và ≥ 105 copies/ml sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05)............................................................................................................. 53

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Tình hình phân bố HBV trên thế giới ................................................... 3
Hình 1.2: (A) HBV nhìn dưới kính hiển vi điện tử ( Bock CT & Zentgraf, 1992)
và (B) Mô hình hóa cấu trúc ( Lee, 1997), (C) Tiểu thể Dane .............................. 6
Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc bộ gen HBV.................................................................. 7
Hình 2.1: Sơ đồ phản ứng Real time PCR với Taqman Probe ........................... 25
Hình 2.3: Các bước tách chiết DNA cơ bản ....................................................... 31
Hình 3.1: Điện di DNA tổng số các mẫu bệnh phẩm ......................................... 56
Hình 3.2: Điện di đồ sản phẩm PCR trên gel agarose 1,2%................................ 57
Hình 3.3: Điện di thôi gel sản phẩm PCR .......................................................... 58
Hình 3.4: So sánh trình tự đoạn gen HBsAg giữa các mẫu bệnh phẩm trên phần
mềm BioEdit ..................................................................................................... 61

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của
con người ngày càng cao, có sức khỏe con người có thể làm ra nhiều của cải vật
chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu các tác nhân
gây bệnh và cách chữa trị cho con người là việc làm thiết thực có ý nghĩa quan
trọng, góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại. Tồn tại xung quanh chúng ta
có biết bao tác nhân gây bệnh mà mắt thường không nhận biết được. Khi cơ thể suy

yếu sức đề kháng giảm chúng ta đều có thể bị tấn công.
Hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học cũng như y học người ta đã
phát hiện ra rất nhiều loại virut có khả năng lây bệnh trong đó có vi rút viêm gan B.
Viêm gan virus (VGVR) là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Tỷ lệ
lưu hành VGVR ở các nước rất khác nhau, nhưng đặc biệt cao ở các nước đang phát
triển VGVR ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống tuổi thọ của cộng đồng.
Đến nay, người ta đã xác định có ít nhất 6 loại virus gây viêm gan mang tên
A, B, C, D, E và G. Viêm gan do HBV có mặt ở mọi vùng địa lý và đang là mối
quan tâm của y tế toàn cầu. Theo tổ chức thế giới (WHO), viêm gan B là 1 trong 10
bệnh gây tử vong nhiều nhất (Khoảng 1 triệu ca tử vong mỗi năm) và có khả năng
lây nhiễm mạnh mẽ gấp 100 lần so với virus HIV, hiện nay có khoảng 2 tỷ người
nhiễm HBV, trong đó trẻ em là 500 triệu người và có khoảng 400 triệu người nhiễm
HBV mãn tính. Tỷ lệ nhiễm HBV trong quần thể rất khác nhau giữa các nước: Ở
Bắc Mỹ và Châu Âu tỉ lệ Anti – HBs (+) là 20% dân số, trong khi đó ở Đông Nam
Á và Châu Phi tỉ lệ Anti – HBs (+) là 60% dân số [50].
Tại Việt Nam, các tác nhân gây viêm gan virus hiện đã được xác định và có mặt
đủ nhưng hai loại đáng chú ý hơn cả là B và C. Theo điều tra tỷ lệ viêm gan B là 15-20%
và hàng năm khoảng 300 – 500 bệnh nhân vào điều trị do viêm gan virus, trong đó
42,8% có HbsAg (+), điều đó chứng tỏ viêm gan B là căn nguyên chính trong các căn
nguyên gây bệnh viêm gan virus ở Việt Nam.
Hiện nay, HbsAg (+) là tiêu chuẩn chính yếu để chẩn đoán nhưng nếu
HBsAg (-) thì Anti – HBs cũng đủ để chứng minh bệnh đã từng bị nhiễm HBV. Sau
khi đã xác định bị nhiễm HBV, nếu muốn bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh
thì mới cần kết hợp thêm các dấu ấn còn lại. Khi bệnh cảnh lâm sàng rất gợi ý đến

1


viêm gan siêu vi mà tất cả các dấu hiệu huyết thanh còn lại đều âm tính, đặc biệt là
HBsAg, các bác sỹ thường yêu cầu làm thêm xét nghiệm phát hiện dấu ấn HBV –

DNA có thể phát hiện tất cả các trường hợp. Bệnh nhân vì nhiễm HBV vì rất dễ
dàng tái phát sau khi ngưng điều trị, vì HBV luôn tồn tại trong nhân tế bào gan dưới
dạng cccDNA (Covalently closed circular DNA) để làm nguồn gốc di truyền của
virus, và dạng này không hề bị tác động bởi các thuốc kháng virus là các
nucleosides analogs. Nhiều bằng chứng cho thấy nếu không kiểm soát mà để lượng
HBV hoàn chỉnh trong máu lên quá cao thì bệnh viêm gan mạn tính sẽ có nguy cơ
diễn tiến đến suy gan mất bù, hay sơ gan tiến triển hoặc ung thư gan.
Những năm gần đây với sự phát triển của công nghệ Taqman Probe ra đời
phương pháp sinh học phân tử mới – Phương pháp Realtime PCR. Phương pháp này
cho phép xác định chính xác số lượng tuyệt đối mầm bệnh, đồng thời cho phép ngưỡng
phát hiện thấp hơn và giới hạn xác định rộng hơn. Việc kết hợp định lượng nồng độ
HBV – DNA bằng phương pháp Realtime PCR với xét nghiệm một số chỉ số hóa sinh
chức năng gan đã giúp đỡ rất nhiều cho việc đưa ra phác đồ điều trị của thầy thuốc. Đã
có nghiên cứu chỉ số hóa sinh chức năng gan hay các dấu ấn của virus viêm gan B với
nồng độ HBV – DNA ở những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên những
nghiên cứu đề cập đến mối liên quan này còn ít và chưa hệ thống. Xuất phát từ thực
tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ HBV – DNA với một số chỉ số
hóa sinh về chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan B”
Với các mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ HBV – DNA ở bệnh nhân viêm gan B
2. Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ HBV – DNA với một số chỉ số
hóa sinh về chức năng gan ở bệnh nhân viêm gan B.
3. Giải trình tự gen và xác định loài

2


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nhiễm HBV trên Thế Giới và Việt Nam

* Tình hình nhiễm HBV trên thế giới
Nhiễm HBV có thể gây nên nhiều thể bệnh khác nhau từ người mang virus
không triệu chứng, viêm gan cấp tính tự phục hồi đến viên gan mạn, xơ gan và ung thư
biểu mô tế bào gan [4], [5]. HBV có thể lây qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ
sang con. Ước tính hiện nay trên thế giới đã có khoảng 2 tỷ người đã nhiễm HBV,
trong đó gần 350 triệu người đang nhiễm HBV mạn tính [47]. Tỷ lệ lưu hành HBV ở
mức trung bình tại vùng Địa Trung Hải, Nhật Bản và một phần Đông Âu. Trong khi đó
tỷ lệ này tương đối thấp dưới 2% dân số tại phần lớn các nước Tây Âu, Châu Úc và Bắc
Mỹ. Trung bình mỗi năm có hơn 1 triệu người chết do nhiễm HBV gây nên [4], [5]. Sự
khác nhau về tỷ lệ lưu hành toàn cầu có khả năng là do có sự khác biệt về các đường lây
truyền HBV chính, điều kiện kinh tế và khả năng chăm sóc y tế. Ở các vùng bệnh lưu
hành địa phương như Châu Á và Tây Phi, lây truyền HBV thường xẩy ra trong thời kỳ
chu sinh, với tỷ lệ lây truyền cho trẻ sơ sinh cao đến 90% từ các bà mẹ có HBsAg và
HBeAg (+). Người ta thấy rằng có trên 95% các trường hợp trẻ lây nhiễm HBV từ mẹ
trở thành người mang HBV mạn tính [4], [5].

Hình 1.1: Tình hình phân bố HBV trên thế giới

3


* Tình hình nhiễm HBV ở Việt Nam
Ở Việt Nam rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm HBV đứng hàng
cao nhất thế giới. Tần suất có HBsAg (+) ở người lớn từ 15 đến 21% thậm chí có
nơi lên đến 26% và ước tính chúng ta đang có hơn 10 triệu người mang HBV mạn
tính [1], [5], [6], [7]. Tỷ lệ mang anti – HBs trên 60%. Tuy vậy, tỷ lệ nhiễm HBV ở
từng nhóm đối tượng, từng vùng theo từng tác giả cũng khác nhau. Tình hình nhiễm
HBV ở Việt Nam được các nghiên cứu công bố gần đây tóm tắt ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tỷ lệ HBsAg (+) ở một số quần thể dân cư nước ta


Địa
phương

Tác giả

Hà Nội

Lê Vũ Anh và CS

Hồ Chí
Minh

Trần Văn Bé
Trương Xuân Liên

An Giang Châu Hữu Thầu

Cộng đồng
Dân cư
35 – 59 tuổi
Người lớn khỏe mạnh
Người lớn khỏe mạnh
Cộng động
Bệnh viện

Tỷ lệ %
HBsAg (+)
11,35
14,4
13,9

9,3
16,6
11,0
16,2

Năm
1988
1993
1993
1994
1994
1995
1995

Những người mang HBV mạn tính không triệu chứng tuy bề ngoài khỏe
mạnh bình thường, nhưng họ vẫn có khả năng truyền bệnh và là ổ chứa HBV trong
tự nhiên – về phương diện dịch tễ học họ là mối nguy cơ lớn trong cộng đồng.
Viêm gan virus B lây truyền chủ yếu qua đường truyền máu và tiêm chích,
tuy nhiên lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh cũng đóng vai trò quan
trọng. Bằng kỹ thuật ELISA, Phạm Song, Đào Đình Đức, Đỗ Trung Phấn và cộng
sự đã xét nghiệm trên 1.865 bà mẹ khỏe mạnh trước đẻ thấy 12,7% mang HBsAg
(+) trong số này có 36,3% có cả HBeAg (+). Xét nghiệm máu cuống rốn của các trẻ
sơ sinh có mẹ mang HBsAg (+) thấy có 44,7% có HBsAg (+). Các bà mẹ có cả 2
marker HBsAg (+) và HBeAg (+) thì máu cuống rốn của con họ có tới 96,4% có
HBsAg (+). Vì khi có HBeAg (+) là lúc virus đang nhân lên và sự lây nhiễm cũng
rất mạnh. Tình trạng này dẫn tới nguy cơ là ở Việt Nam số người bệnh gan mạn
tính, xơ gan và ung thư gan nguyên phát (UTGNP) cao.
Về giới trong công trình nghiên cứu của Châu Hữu Hầu tỷ lệ HBsAg (+) ở
nam giới cao gần gấp đôi nữ giới với tỷ suất chênh là 1,7. Theo Lê Khắc Thọ thì tỷ


4


lệ này ở nam giới là 21,3% nữ giới là 15%. Theo Lê Vũ Anh thì lại không có sự
khác biệt về tỷ lệ HBsAg (+) giữa nam (12,5%) và nữ (10,1%).
1.2. Một số đặc điểm về virus viêm gan B (HBV)
1.2.1. Những đặc điểm sinh học của HBV

a. Đặc điểm hình thể cấu trúc virus HBV
HBV là một thành viên thuộc họ Hepadnaviridae, là một loại virus hướng
gan (Hepatotropic) có bộ gen (genome) là chuỗi xoắn kép DNA đóng vòng không
kín, có Capside và quá trình nhân lên không gây tan tế bào gan nhiễm virus [4], [5].
Dưới kính hiển vi điện tử (Hình 1.1A) quan sát thấy HBV tồn tại dưới 3 loại tiểu thể
khác nhau:
+ Tiểu thể hình cầu nhỏ (Small particle) có đường kính 22nm.
+ Tiểu thể hình ống (Tubular particle) kích thước 22nm dài 40 – 400nm.
+ Tiểu thể hình cầu lớn (Large particle) có kích thước 42 – 45nm. Đây chính
là hạt virus hoàn chỉnh (Tiểu thể Dane) có cấu tạo gồm 2 lớp:
- Bao ngoài: Lớp bao ngoài có bản chất là Lipoprotein. Lớp này có các
kháng nguyên bề mặt (HBsAg)
- Lớp lõi: Capside đối xứng hình hộp có chứa các kháng nguyên lõi HBcAg.
Bên trong lõi có chứa bộ gen HBV gồm 2 sợi DNA đóng vòng không kín, Enzym
phiên mã ngược Polymerase và protein kinas

5


(A)

(B)


(C)
Hình 1.2: (A) HBV nhìn dưới kính hiển vi điện tử ( Bock CT & Zentgraf, 1992) và (B)
Mô hình hóa cấu trúc ( Lee, 1997), (C) Tiểu thể Dane

b. Cấu trúc bộ gen của HBV
Bộ gen của HBV là một phân tử DNA đóng vòng không kín gồm 2 sợi có
kích thước khác nhau. Sợi dài nằm bên ngoài mang điện tính âm tạo nên một vòng
tròn liên tục có chiều dài cố định là 3200 cặp base và mã hóa cho toàn bộ thông tin
di truyền của HBV. Sợi ngắn nằm bên trong điện tính dương có chiều dài thay đổi
bằng 50 – 80% so với sợi âm [4], [5], [7].
Cấu trúc vòng của DNA được đảm bảo là nhờ sự ghép nối 2 đầu 5’ của 2 sợi
DNA trên một đoạn có chiều dài là 200 nucleotide (Nu), được gọi là vùng liên kết
(cohesive region). Vùng này nằm giữa 2 trình tự DR1 và DR2 (Directly repeated
sequence) gồm 10 – 11 Nu, trong đó DR1 nằm ở đầu 5’ của sợi DNA âm và cũng
hiện diện ở giai đoạn thừa ra (Redundant) của đầu 3’, còn DR2 nằm ở đầu 5’ của

6


sợi DNA dương. Hai trình tự này có vai trò chủ yếu trong việc khởi phát quá trình
tổng hợp các chuỗi DNA tương ứng. Thứ tự của các Nu được đánh số bắt đầu từ 1
tương ứng ở các vị trí cắt trên bộ gen HBV của enzyme EcoRI (Hình 1.2). Chiều dài
của bộ gen thay đổi tùy theo từng kiểu gen khác nhau [7], [70].

Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc bộ gen HBV

Bộ gen của HBV được tổ chức thành 4 đơn vị sao dịch mã dưới sự điều
khiển của 4 vùng khởi động độc lập (Promoter) tạo ra 4 chuỗi RNA thông tin
(mRNA) với kích thước tương ứng là 3,5; 2,4; 2,1 và 0,7 Kilobase (Kb). Quá trình

đọc mã bắt đầu từ bộ ba nucleotide ATG được gọi là codon mở đầu (start codon) và
chấm dứt bằng codon kết thúc (stop codon) là TAG. Những phân tử mRNA tạo
thành sẽ được vận chuyển ra bào tương tế bào và sẽ dịch mã tạo ra các protein
tương ứng là capside, polymerase, protein bề mặt và HBx, cuối cùng các protein
này được lắp gép với gregenomic HBV – RNA và tiếp tục hoàn thành chu trình
nhân lên của HBV [70].
* Gen S (Surface)
Có mã số AB937799.1 trên Genbank gồm 3 vùng: Vùng S, preS1, PreS2 có
chức năng mã hóa tổng hợp protein bề mặt của HBV hay HBsAg bao gồm HBsAg
nhỏ (small HBsAg – SHBsAg), HBsAg trung bình (medium HBsAg – SHBsAg) và
HBsAg lớn (Large HBsAg – SHBsAg).
+ Vùng S có chiều dài 2,4 Kb gồm 226 Acid amin (aa), mã hóa tổng hợp
SHBsAg. Protein này gồm 2 thành phần là gp24 và gp27 (gp: Glycoprotein).
7


SHBsAg là thành phần chủ yếu của SHBsAg dư thừa trong huyết thanh và chiếm
tới 80% cấu trúc vỏ lớp virus. Vai trò của SHBsAg thực sự còn chưa được hiểu biết
một cách đầy đủ. Nhiều nhà khoa học co rằng SHBsAg đóng vai trò trong việc giúp
HBV trốn tránh miễn dịch. Ở vùng S có quyết định kháng nguyên (Antigennic
determinant) “a” chung và các kháng phụ nguyên “d”,“y”,“w”,“r”,“q”. Sự kết hợp
giữa kháng nguyên “a” và các kháng nguyên phụ đã tạo ra 9 phân típ
“ayw1”,“ayw2”,“ayw3”,“ayw4”,“ayr”,“adw2”,“adw4”,“adrq+”,“adrq-”

[58],[68].

Cho đến nay có rất ít nghiên cứu nói tới ảnh hưởng của kiểu kháng nguyên tới biểu
hiện lâm sàng nhiễm HBV mà chỉ dừng ở khía cạnh dịch tễ học cũng như đáp ứng
miễn dịch chủ động thông qua việc tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B.
+ Vùng S, PreS2 mã hóa tổng hợp phân tử MHBsAg. Protein này bao gồm 2

thành phần gp33 và gp36 và là thành phần ít nhất có mặt trong cấu trúc lớp voe của
HBV. Người ta cho rằng vùng PreS2 có vai trog giúp cho virus HBV bám dính và
xâm nhập vào trong tế bào theo cơ chế nhập bào thông qua mối liên kết với một loại
albumin được trùng hợp trong huyết thanh người có tên gọi là Polymerized Human
Serum Albumin – pSHA. Thiếu hụt pSHA, hoặc thụ thể dành cho pSHA trên tế bào
gan, sẽ làm cho HBV khó có thể xâm nhập vào tế bào gan [4], [17], [72].
+ Vùng S, Pre S1, Pre S2 mã hóa tổng hợp phân tử LHBsAg. Phân tử
LHBsAg chiếm khoảng 20% cấu trúc vỏ bọc của HBV. Vùng Pre S1 có chiều dài
thay đổi ở các phân típ khác nhau. Đây là vùng kết dính đầu tiên của HBV vào tế
bào gan, cho dù việc xác định thụ thể tương ứng trên bề mặt tế bào gan còn chưa
biết được [4], [72].
* Gen C (Core)
Có mã số AB937799.1 trên Genbank có 2 vùng mã hóa.
+ Vùng C có chiều dài 181 – 183 codon, mã hóa tổng hợp HBcAg. Đây là
protein cấu trúc nucleocapside. Phân tử HBcAg được tổng hợp trong bào tương tế
bào gan. Phân tử HBcAg không có mặt trong huyết thanh bởi vì nó không có đoạn
peptid tín hiệu (Sinnal peptid) pre –C, do vậy nó không thể bài tiết ra khỏi tế bào
gan dưới dạng tự do [6].
+ Vùng Pre – C, C có chiều dài 212 – 214 codon, mã hóa tổng hợp HBeAg .
HBeAg là kháng nguyên hòa tan, được bài tiết ra khỏi tế bào gan ở dạng tự do, do

8


cấu trúc có chứa đoạn peptid tín hiệu pre – C. HBeAg không tham gia cấu trúc của
HBV [60].
* Gen P (Polymerase)
Có mã số AB937799.1 trên Genbank. Gen P chiếm 80% chiều dài toàn bộ
gen của HBV. Chia làm 4 vùng:
+ Vùng đầu 5’ phosphate có chứa prime của DNA nhánh âm là nơi gắn kết

của DNA polymerase khởi động quá trình sao chép tạo các DNA mới.
+ Vùng space (Vùng khoảng trống) có trình tự nucleotide rất thay đổi, chức
năng còn chưa được hiểu biết đầy đủ [41]. Vùng này có lẽ giúp DNA polymerase
không bị thay đổi chức năng khi xảy ra đột biến. Vùng space bao trùm lên vùng pre
– S1 và pre – S2 của gen S. Vùng này có lẽ giúp HBV trình diện phân tử MHBsAg
và LHBsAg lên vỏ [72].
+ Vùng Ribonuclease H (Rnase – H). Vùng này mã hóa tổng hợp enzyme
ribonuclease H, enzyme có chức năng thoái biến khuôn mã mRNA sau khi kết thúc
tổng hợp DNA nhánh âm.
Gen P mã hóa tổng hợp DNA polymerase, đây là một enzyme phụ thuộc
RNA và DNA, có nhiệm vụ xúc tác cho quá trình tổng hợp DNA nhánh âm từ
pregenomic mRNA và nhánh dương từ DNA nhánh âm.
* Gen X
Có mã số AB937799.1 trên Genbank. Gen X mã hóa tổng hợp HBxAg. Phân
tử HBxAg có 154 acid amin, trọng lượng phân tử 16,5 Kb, có thời gian bán hủy là
30 – 120 phút [72]. Cho đến nay chức năng của HBxAg thực sự còn nhiều bí ẩn.
Tuy vậy, các nhà khoa học cho rằng HBxAg là một protein đa chức năng có vai trò
trong cơ chế điều hòa tăng trưởng tế bào và cơ chế gây ung thư gan [36], [57].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm gan virus B

a. Vòng đời của HBV (The viral of life cycle)
Vòng đời của HBV chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn sớm (The erly stage) bao gồm các bước: Gắn kết (attachement),
xâm nhập (penetratinon), phóng thích lõi (uncoating). DNA virus gắn kết với DNA
tế bào gan. Chuỗi dương được tổng hợp bổ sung chiều dài bằng chuỗi âm nhờ DNA
– polymerase có chức năng sửa chữa của tế bào gan. DNA virus xoắn vòng khép
9


kín bởi liên kết đồng hóa trị tạo ra cccDNA (covalently closed circular DNA) [9],

[63]. cccDNA kết hợp với histone của nhân tế bào gan để tạo thành thể nhiễm sắc
ngoại thể (minichromosome) và trở thành khuôn mẫu cho việc tổng hợp các mRNA
virus. cccDNA tồn tại suốt cùng với sự tồn tại của tế bào gan, chỉ bị mất đi khi tế
bào gan nhiễm bị phá hủy hoặc chết theo chương chình [46].
- Giai đoạn trung gian (The middle stage): gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn sao chép: Từ cccDNA, sợi mRNA tiền goneme (pregenomic
mRNA- pg mRNA) và các sợi mRNA bán phần genome được tạo ra nhờ sự xúc tác
của RNA - polymerase của tế bào gan
+ Giai đoạn tạo encapsidation và dịch mã: Sau khi tổng hợp pg mRNA,
HBcAg, HBV – polymerase. Dưới sự kích thích của tín hiệu tạo vỏ epsilon, phân tử
HBcAg gói Pg RNA, HBV – polymerase để tạo ra nucleocapside. Trong phân tử
nucleocapside dưới kích thích của tín hiệu epsilon và tín hiệu sao chép ngược quá
trình sao chép ngược từ Pg mRNA tạo DNA nhánh âm được thực hiện. DNA nhánh
dương được tổng hợp từ nhánh âm.
- Giai đoạn muộn (the late stage): là giai đoạn tao virion mới và phóng thích
vào máu. Các virion tuần hoàn trong máu có T1/2 là 1 ngày, tiếp tục xâm nhập vào
gan (turnover) để tiếp tục các chu trình mới không ngừng, liên tục. Quá trình HBV
phát triển trong tế bào gan không gây phá vỡ tế bào gan.
b. Đáp ứng miễn dịch với HBV
Cho đến nay, phải khẳng định rằng cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm gan virus
B vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng cơ
chế bệnh sinh của bệnh chính là cơ chế miễn dịch, hậu quả của bệnh hoàn toàn phụ
thuộc vào số lượng, chất lượng, động học của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và miễn
dịch thu nhân [28], [46].
Cơ chế đào thải HBV ra khỏi cơ thể bao gồm cơ chế gây hủy tế bào
(cytolytic) và không gây hủy (non cytolytic) được thực hiện bởi đáp ứng miễn dịch
bẩm sinh và đáp ứng miễn dịch thu nhận.
Với bệnh nhân viêm gan virus B cấp tính tự giới hạn, việc đào thải HBV ra
khỏi cơ thể nhiễm là sự kết hợp của 3 cơ chế:


10


- Lý giải tế bào gan nhiễm thông qua đáp ứng miễn dịch gây độc tế bào của
các tế bào CD4 – CTL, CD8 – CTL đặc hiệu HBV, đây là cơ chế chính đào thải
HBV và gây tổn thương tế bào gan.
- Vai trò của các cytokin không gây ly giải tế bào do các CTL sản sinh ức
chế sự sao chép của HBV và giảm biểu hiện gen của HBV lên bề mặt tế bào nhiễm,
đây là cơ chế chính có tác dụng ức chế sao chép của HBV dẫn tới tải lượng virus
giảm trước khi CLT hoạt hóa và enzyme ALT tăng.
- Vai trò của các tế bào miễn dịch bẩm sinh làm gia tăng phá hủy tế bào gan
và các cytokin INFα/β, INFγ ức chế sao chép của HBV.
- Vai trò của HBcAb và HBsAb trong việc làm sạch HBV ở bệnh nhân viêm
gan virus cấp tự giới hạn vẫn còn bàn cãi. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng:
HBcAb không có vai trò nào trong cơ chế đào thải HBV. HBsAb được gọi là kháng
thể chống tái nhiễm và lây nhiễm.
Tuy nhiên, nhiễm HBV tế bào gan thường có chiều hướng dai dẳng do:
+ Vai trò của HBV:
- HBV không gây tổn thương tế bào gan nhiễm, không cảm ứng gen kích
hoạt đáp ứng miễn dịch bẩm sinh.
- HBV không gây cảm ứng gen tế bào gan nhiễm sản xuất INFα/β và INFγ
trong suốt pha sớm của vòng đời HBV.
- Tốc độ sao chép của HBV rất cao, ước chừng số lượng virion sinh ra có thể
lên tới 1011 tiểu phần/ ngày trong khi đó sai sót của polymerase reverse transcription
là 1/107 base [4],[72]. Do vậy, người nhiễm HBV tỉ lệ đột biến là 1/10.000
nucleotide/ năm [63]. Kết quả sinh ra các chủng HBV đột biến trốn tránh đáp ứng
miễn dịch, nhất là chủng đột biến trốn thoát làm mất biểu vị (epotop) của lympho
bào T và B.
- HBV lây nhiễm hầu như tất cả tế bào gan trong khi đó số lượng CD8 –
CTL chỉ bằng 1/1000 tế bào gan đã cản trở đáp ứng miễn dịch thải loại HBV.

- Nồng độ HBsAg, HBeAg trong máu cao đã làm dung nạp đáp ứng miễn
dịch thu được, cản trở đào thải HBV [46], [59], [66]. Điều này đã được chứng minh
ở những người nhiễm HBV chu sinh. HBeAg có trọng lượng phân tử thấp từ máu

11


mẹ đã xâm nhập được qua hàng rào nhau thai vào thai nhi đã gây ra hiện tượng
dung nạp HBeAg của hệ thống miễn dịch, từ đó các tế bào CD8 – CTL đã không
nhận biết được kháng nguyên HBc trên bề mặt tế bào gan nhiễm, từ đó làm giảm
khả năng phá hủy tế bào [56], [71].
- HBxAg ức chế hoạt động của proteasome từ đó làm giảm khả năng trình
diện kháng nguyên HBV của phân tử MHCI và MHCII của các tế bào gan nhiễm
HBV. Do vậy khả năng nhận biết tế bào gan nhiễm HBV của tế bào lympho T CD8
và T CD4 suy giảm dẫn đến giảm hủy hoại tế bào nhiễm [45], [72].
- Đột biến polymerase trước áp lực thuốc có bản chất là các ncleot(s)ide đã
tạo ra các chủng virus kháng thuốc có khả năng trốn tránh tác dụng thuốc để tồn tại
kéo dài.
- Sự tồn tại cua HBV trong các tế bào mono và tủy xương có thể là nguồn dự
trữ HBV ngoài gan [9], [46].
+ Vai trò thuộc về ký chủ:
- Vai trò của các dòng tế bào lympho T: các dòng tế bào lympho T suy
nhược (anergy) hoặc bị ức chế và hiếm hơn là các dòng tế bào lympho T bị phá hủy
(deletion) đóng vai trò quan trọng trong cơ chế tồn tại dai dẳng của HBV [46].
- Vai trò của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh: Thất bại của đáp ứng miễn dịch
bẩm sinh trong thải loại HBV do nhiều nguyên nhân gây ra: Thứ nhất phải tính đến
yếu tố khách quan là HBV là virus tự che dấu, không gây kích hoạt hệ thống miễn
dịch bẩm sinh, thứ hai là khiếm khuyết chức năng của tế bào tua không thể xử lý và
trình diện kháng nguyên HBV, thứ ba là thiếu hụt các thụ thể giống toll nhất là TLR
-2 và protein gắn gốc manose, thứ tư là thiếu hụt các yếu tố hóa ứng động bạch cầu

như: MCP -1 (Monocyte chemotactic protein 1), thứ năm là sự gia tăng quá mức
của thụ thể 5 dành cho các cytokin có bản chất hóa học (chemokine receptor 5) đã
làm tăng hoạt động của TCD4,… và yếu tố quan trọng nhất là sự suy giảm cả về số
lượng và chất lượng tế bào NK và NKT [15], [46].
- Vai trò của đáp ứng miễn dịch thu được: Đồng kích thích các phối tử của tế
bào trình diện kháng nguyên đã cảm ứng thụ thể CTLA4 trên bề mặt lympho T ức
chế, từ đó hoạt hóa lympho T ức chế dẫn tới giảm khẳ năng đáp ứng của các tế bào

12


lympho T có thẩm quyền miễn dịch → HBV trốn tránh đáp ứng miễn dịch, tồn tại
dai dẳng trong ký chủ.
- Vai trò của các gen di truyền: Bệnh nhân có các phân tử MHC I có alen
DRBI – 1302, 02, 04 đề kháng cao với HBV trong khi đó alen DRBI – 07. Thì làm
gia tăng sự tồn tại dai dẳng của HBV, sự thiếu hụt MHC I cũng là nguyên nhân giúp
HBV tồn tại dai dẳng.
- Vai trò của INF: Thiếu hụt INF làm tăng khả năng sao chép của HBV, giảm
khẳ năng biểu hiện gen HBV phụ thuộc MHC I lên bề mặt tế bào nhiễm cũng là
nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tồn tại dai dẳng của HBV.
- Vai trò của giới tính: Nam giới thường nhiễm HBV mạn tính nhiều hơn nữ
giới, cơ chế thì chưa sáng tỏ, có lẽ liên quan đến hormone giới tính và phần tử đáp
ứng glucorticoide (GRE) kích hoạt sao chép từ cccDNA [4].
+ Với bệnh viêm gan ác tính, nhiều nhà khoa học nhấn mạnh đến vai trò quá
mức của quần thể tế bào có trách nhiệm trong cơ chế hủy hoại tế bào gan nhiễm,
đặc biệt nhấn mạnh vạ trò của tế bào lympho TCD8.
+ Với bệnh viêm gan mạn bùng phát là do sự thoát ức chế của CD4 – CTL,
CD8 – CTL với HBeAg đã gây lên phản ứng chéo với HBcAg.
1.2.3. Đường lây nhiễm HBV


HBV có ở trong máu và các chế phẩm từ máu, các dịch tiết như tinh dịch,
dịch âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ… Khi tiếp xúc với các nguồn bệnh trên sẽ
có nguy cơ cao nhiễm HBV.
Có 3 con đường lây nhiễm HBV cơ bản:
+ Lây truyền từ máu và các chế phẩm từ máu thông qua tiêm, truyền, các thủ
thuật, phẫu thuật, lọc máu… Hiện nay, những người sử dụng ma túy đường tiêm
chích chính là đối tượng có nguy cơ nhiễm HBV cao nhất.
+ Lây truyền từ mẹ sang con: Đây là đường truyền bệnh nguy hiểm bởi vì có
đến 90 – 95% số trẻ bị nhiễm theo con đường này có nguy cơ tiến triển thành nhiễm
HBV mạn tính. Tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ cao khi người mẹ nhiễm HBV cấp ở 3 tháng
cuối của thai kỳ và gần thời gian đẻ đối với người mẹ nhiễm HBV mạn tính. Nếu
người mẹ đồng thời HBsAg (+) và HBeAg (+) thì nguy cơ nhiễm cho con lên tới
90% [4].

13


+ Lây truyền qua đường tình dục: sinh hoạt tình dục với người nhiễm HBV,
dù khác giới hay đồng giới bằng các đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng đều
có khả năng nhiễm bệnh. Khả năng lây bệnh cao khi người nhiễm HBeAg (+), hoặc
nồng độ HBV - DNA ≥ 105 copies/ml.
Không lây qua đường tiếp xúc thông thường như: Hôn lên má, ho hoặc hắt
hơi, ôm hoặc nắm tay nhau, ăn thực phẩm từ một người nhiễm bệnh nấu, chia sẻ đồ
dùng ăn uống như đũa hoặc muỗng
1.3. Các Markers của HBV và ý nghĩa lâm sàng
1.3.1. HBsAg (Hepatitis B surface Antigen)

HBsAg là kháng nguyên bề mặt của HBV. HBsAg xuất hiện sớm nhất trong
huyết thanh sau khi nhiễm HBV. HBsAg còn có trong các dịch tiết như dịch âm
đạo, tinh dịch, sữa mẹ, nước mắt… [13], [17].

HBsAg (+) cho phép khẳng định chắc chắn bệnh nhân nhiễm HBV, với các
test rất nhạy có thể phát hiện HBsAg (+), nhưng thời gian tồn tại của HBsAg không
quá 2 tuần [40], [72]. HBsAg kéo dài trên 6 tháng thì khẳng định nhiễm HBV mạn
tính [19], [37].
1.3.2. Anti – HBs ( HBsAb – Hepatitis B surface Antibody)

Anti – HBs là kháng thể trung hòa HBsAg. Anti – HBs xuất hiện sau khi
HBsAg mất đi sau 2 – 16 tuần, Anti – HBs (+) ở bệnh nhân đang điều trị cho phép
khẳng định bệnh hồi phục, cơ thể loại trừ được HBV và bệnh nhân đã có đáp ứng
miễn dịch, nhưng thực tế ở một số bệnh nhân Anti – HBs chỉ xuất hiện thoáng qua
hoặc không bao giờ xuất hiện [12], [38], [41].
Anti – HBs (+) đơn độc chỉ gặp ở người đã tiêm phòng Vaccine phòng bệnh
viêm gan virus B. Nồng độ Anti – HBs trên 10 UI là có hiệu lực bảo vệ [8], [67].
Anti – HBs (+) và HBsAg (+) gặp trong một số trường hợp viêm gan bùng
phát có sự hiện diện của nhiều phân típ khác nhau [30], [59].
Anti – HBs (-) gặp trong giai đoạn cửa sổ của nhiễm HBV cấp và được giải
thích là do nồng độ chưa đủ lớn để gây chuyển đảo huyết thanh, hoặc nồng độ dưới
ngưỡng của các test phát hiện.

14


×