S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TRẦN THỊ THU HƢƠNG
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN
GIỮA NỒNG ĐỘ hs - CRP VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
NGUY CƠ TIM MẠCH Ở CÁN BỘ DIỆN BẢO VỆ SỨC KHỎE
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Thái Nguyên - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
Công trình được hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Y Dƣợc - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Dƣơng Hồng Thái
Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Phản biện 2: TS. Lê Thị Hương Lan
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng khoa học
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên :
Vào hồi 15 giờ 30 ngày 25 tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
- Phòng Quản lý và Đào tạo Sau đại học - Trường ĐH Y Dược TN
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch ngày càng gia tăng nhanh chóng, là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và cũng đang gia
tăng ở nước ta. Trong các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh
mạch vành, đột quỵ bệnh mạch vành chiếm từ 1/3 đến một nửa các
bệnh tim mạch ở những nước đang phát triển và có nguy cơ tử vong
cao ở người trưởng thành [22]. Sự gia tăng của bệnh mạch vành nói
riêng và bệnh lý tim mạch nói chung được xác định bởi sự gia tăng
của một số yếu tố nguy cơ như: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối
loạn lipid máu, béo phì, hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại…
Ngoài những yếu tố nguy cơ tim mạch kinh điển đã được
khẳng định, y học ngày nay còn nêu lên vai trò quan trọng của hiện
tượng viêm trường diễn thành mạch trong cơ chế bệnh sinh của các
bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Quá trình viêm trường
diễn sẽ lắng đọng các loại lipid, dẫn đến gây xơ vữa động mạch. Yếu
tố viêm giữ vai trò chính trong tất cả các giai đoạn của mảng xơ vữa,
từ giai đoạn sớm hình thành đến giai đoạn mảng xơ vữa phát triển và
bị vỡ, gây tắc nghẽn dòng chảy trong động mạch vành, làm xuất hiện
các biến cố tim mạch.
Quá trình viêm này có thể phát hiện được bằng xét nghiệm
CRP (Protein phản ứng C, C- Reactive Protein ), đây là một yếu tố
chỉ điểm nhạy nhất của viêm và nhiễm trùng. Khi có phản ứng viêm
thì nồng độ CRP tăng, tuy nhiên trong viêm do xơ vữa động mạch là
hiện tượng viêm mạn ở mức độ thấp nên không gây tăng CRP thông
thường. Nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, qua xét nghiệm hs - CRP (high
sensitivity C- Reactive Protein, CRP độ nhạy cao) có thể phát hiện
CRP ở giới hạn rất thấp, từ 0,1 - 0,2 mg/l. Xét nghiệm hs - CRP phát
hiện những thay đổi rất nhỏ của CRP trong quá trình viêm thành
mạch mặc dù nồng độ CRP trong máu vẫn trong giới hạn bình
thường (≤ 10 mg/l). Những thay đổi đó của hs - CRP cộng với các
chỉ số về lipid máu giúp tiên lượng các nguy cơ xơ vữa động mạch,
bệnh mạch vành và dự báo các biến cố tim mạch trong tương lai ở
những người có “ bề ngoài” bình thường.
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về mối liên quan giữa nồng độ
hs - CRP ở bệnh nhân béo phì, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa,
đột quỵ… bước đầu đã có những ứng dụng trong điều trị và theo dõi
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
bệnh [3], [7], [21], [39], [46], [55]. Với mong muốn tìm hiểu thêm về
nồng độ hs - CRP và một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở cán bộ diện
bảo vệ sức khoẻ tỉnh Thái Nguyên, nhằm phát hiện các yếu tố nguy
cơ tim mạch, từ đó xây dựng chiến lược phòng và điều trị thích hợp
để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ trong diện quản lý tốt hơn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan
giữa nồng độ hs - CRP với một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở cán
bộ diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Thái Nguyên” với hai mục tiêu:
1. Xác định nồng độ hs - CRP và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe tỉnh Thái Nguyên.
2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ hs - CRP với một số
yếu tố nguy cơ tim mạch.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch (BTM) đã và đang là vấn đề sức khoẻ rất được
quan tâm trên thế giới, tỷ lệ tử vong và di chứng do BTM vẫn chiếm
hàng đầu không những ở các quốc gia đã phát triển mà đang có xu
hướng gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển [82]. Tử
vong do BTM chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới, trong đó
80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Nếu không có một
hành động tích cực thì đến năm 2015 sẽ có 20 triệu người chết do
BTM [82], [84].
Tại Mỹ có khoảng 12 triệu người mắc bệnh mạch vành
(BMV); 4,7 triệu người bị đột quỵ và hàng triệu người Mỹ mắc
chứng đau cách hồi do bệnh động mạch ngoại vi. Mỗi năm trong số
800.000 người Mỹ bị đột quỵ, 5 - 15 % sẽ bị tái phát sau một năm. Sau
5 năm, có tới 40% số bệnh nhân này sẽ bị đột quỵ tái phát với gần
50% trong số đó sẽ tử vong, thường do một bệnh lý tim mạch [1].
Tại Việt Nam, mặc dù gánh nặng của thấp tim và các bệnh van
tim do thấp vẫn còn khá nhiều, song tai biến mạch máu não và bệnh
mạch vành đang trở thành những nhóm bệnh chính gây tử vong và
nhập viện [22]. Tình hình bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng dần theo
sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, dự đoán đến năm 2017 sẽ
có trên 20% người Việt sẽ mắc các bệnh tim mạch tức là cứ 5 người sẽ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
có 1 người bị bệnh tim mạch [14]. Thông thường tần suất BTM ở các
nước đã phát triển cao hơn các nước đang phát triển, nhưng một
nghiên cứu gần đây cho thấy yếu tố nguy cơ tim mạch ở Việt Nam -
một quốc gia đang phát triển - đã ngang bằng với yếu tố nguy cơ
BTM trong dân số Mỹ [27].
1.2. Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Yếu tố nguy cơ (YTNC) của BTM là yếu tố liên quan với sự
gia tăng khả năng mắc BTM. Một người mang một hoặc nhiều yếu tố
nguy cơ có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh. Thường thì
các YTNC hay đi kèm nhau, thúc đẩy nhau phát triển và làm cho
nguy cơ bị bệnh tăng theo cấp số nhân. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
của bệnh lý tim mạch là vô cùng quan trọng trong việc giảm tỷ lệ
mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch.
1.2.1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
1.2.1.1. Tuổi
Nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tăng lên khi tuổi đời càng
cao, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tuổi tác là một trong những
yếu tố dự đoán bệnh tật quan trọng nhất [62], [81]. Tuổi càng lớn thì
bệnh mạch máu càng nhiều mà trước hết là xơ vữa động mạch, khi
tuổi càng lớn thì tích tụ càng nhiều yếu tố nguy cơ [11]. Hơn một nửa
số người bị đột quỵ tim mạch và tới 4/5 số người chết vì bị đột quỵ
có tuổi cao hơn 65.
1.2.1.2. Giới
Ở tuổi trẻ, nam giới có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đột quỵ
và các bệnh tim mạch khác cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên nữ giới
tuổi cao, sau mãn kinh cũng có nguy cơ bị bệnh tim mạch không
khác nhiều so với nam giới. Hiện nay, tuổi thọ của nữ giới nói chung
cao hơn nam giới trung bình 4 - 6 năm [66].
1.2.1.3. Yếu tố gia đình
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh tim mạch khi còn trẻ (Nam
< 55 tuổi, nữ < 65 tuổi) sẽ có nguy cơ bị BTM cao hơn những người
khác.
Có thể coi tuổi, giới, tiền sử gia đình là những yếu tố nguy cơ
nhận dạng khá quan trọng mặc dù không thể nào thay đổi được
nhưng nó giúp chúng ta tầm soát tích cực hơn các yếu tố nguy cơ
khác.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
1.2.2.1. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp được xác định nếu con số huyết áp luôn vượt
quá 140/90 mmHg. THA là yếu tố nguy cơ rõ ràng của các biến cố
tim mạch như: BMV, tử vong do BMV, đột quỵ, suy tim ứ
huyết…Điều trị thành công THA làm giảm rõ rệt các yếu tố nguy cơ
của nó. Ở người THA thành mạch máu thường bị xơ vữa nên rất kém
co giãn, do đó để tống máu vào hệ thống huyết quản, tim phải co bóp
mạnh hơn, như vậy tim phải gắng sức liên tục, hệ quả là cơ tim sẽ
dày lên và cứng hơn, sự cố gắng liên tục sẽ làm tim suy yếu. Do áp
lực lên thành động mạch tăng cùng với sự vữa xơ làm mạch máu dễ
bị vỡ ở những nơi xung yếu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim…
1.2.2.2. Tăng cholesterol trong máu và các rối loạn lipid liên quan
Tăng hàm lượng các chất mỡ trong máu (cholesterol và
triglycerid) rất thường gặp và liên quan chặt chẽ với quá trình xơ vữa
mạch máu. Tăng nồng độ cholesterol toàn phần trong máu là yếu tố
dự báo mạnh về nguy cơ mắc BMV và bệnh đột quỵ, nồng độ
cholesterol toàn phần trong máu < 5,2 mmol/l được coi là bình
thường, khi cholesterol tăng cao đồng nghĩa với nguy cơ đột quỵ tim
mạch tăng cao theo tuyến tính. Nồng độ LDL-C > 3,4 mmol/l là yếu
tố nguy cơ của BTM, LDL-C có thể coi là yếu tố “chỉ điểm” để dự báo
các biến cố bệnh lý tim mạch, ngược lại HDL - C được xem là có vai
trò bảo vệ, chống lại việc hình thành các mảng xơ vữa và bệnh lý
mạch vành. Tỷ lệ thấp của HDL-C là điều kiện thuận lợi cho quá
trình tạo xơ vữa và hình thành các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh
mạch vành, hàm lượng HDL-C trong máu càng cao thì nguy cơ mắc
BTM càng thấp (tối thiểu cũng phải cao hơn 1mmol/l).
1.2.2.3. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và
bệnh mạch vành nhưng cũng là nguyên nhân gây tử vong có thể
phòng tránh được. Trong khoảng 500.000 trường hợp chết vì BMV
hàng năm có tới 30 - 40% có nguyên nhân từ thuốc lá. Các nghiên
cứu đã chứng minh rằng, so với những người không hút thuốc lá
cùng nhóm tuổi, những đối tượng hút một bao thuốc mỗi ngày có
nguy cơ đột quỵ cao hơn 10 lần ở nam giới, cao hơn 5 lần ở nữ giới và
có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 2 lần [54], [56], [75].
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Hút thuốc lá làm tăng nhanh quá trình xơ vữa động mạch từ đó
gây ra các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai
biến mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi…
1.2.2.4. Đái tháo đường và kháng Insulin
Những người mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ xuất hiện sau
40 tuổi (type 2) có tỷ lệ mới mắc BMV và đột quỵ cao hơn người
bình thường. Bệnh cảnh kháng insulin trong máu có thể gây THA và
tăng lắng đọng cholesterol vào mảng xơ vữa động mạch, hiệu quả
thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó. Kiểm soát chặt
chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có lợi ích làm giảm các
biến chứng vi mạch, giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.
1.2.2.5. Béo phì
Người béo phì dễ bị tăng cholesterol máu, THA và là nguy cơ
của BTM. Béo phì liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ của xơ vữa
động mạch và bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp, kháng insulin,
rối loạn dung nạp đường, cholesterol tăng cao, tăng triglycerid, giảm
HDL-C và tăng fibrinogen trong huyết tương. Có hai dạng béo phì:
- Ở dạng thứ nhất mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và
thường gặp ở nam giới (gọi là “bụng bia” hay người hình quả
táo).Kiểu béo phì ở bụng có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc
BTM, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột quỵ.
- Ở dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích luỹ mỡ nhiều ở
vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê).
1.2.2.6. Rượu
Hiện nay các khuyến cáo cho rằng nếu sử dụng điều độ, tức là
không quá 1 đơn vị rượu mỗi ngày (một đơn vị rượu tương đương
khoảng 125 ml rượu vang hoặc 300ml bia hoặc 30ml rượu mạnh) thì
uống rượu không gây nguy cơ tim mạch và trong chừng mực nào đó
có thể giúp ngăn ngừa VXĐM và BMV [22], có thể rượu đã làm tăng
lượng HDL - C trong máu (rượu vang đỏ). Việc uống quá nhiều rượu
hàng ngày (> 2 đơn vị rượu/ngày) có thể gây hại cho sức khỏe, lúc đó
rượu có thể làm tăng áp lực máu, tăng kết tập tiểu cầu, tăng đông
máu, tăng triglycerid, cơn rung nhĩ kịch phát, bệnh cơ tim, tăng men gan
cũng như gây ra rất nhiều những rối loạn khác, một vài trong số đó lại là
các rối loạn về tim mạch.
1.2.2.7. Lối sống tĩnh tại
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Lối sống tĩnh tại được coi là một nguy cơ trong các nguy cơ tim
mạch. Hoạt động thể chất thường xuyên với cường độ vận động từ
vừa đến nặng giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Để dự phòng tiên
phát, mức độ hoạt động thể lực phù hợp trong suốt đời là đi bộ
nhanh, đạp xe đạp hoặc bơi lội tối thiểu 30phút/ngày, từ 4 đến 6
ngày/1 tuần là hữu ích.
Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và tác
động cộng hưởng. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng
xuất hiện các biến cố tim mạch sẽ cao hơn nhiều. Khi đánh giá nguy
cơ, không thể chỉ đơn thuần dựa vào một yếu tố nguy cơ mà cần tính
nguy cơ tim mạch chung cho từng cá thể.
1.3. Protein phản ứng C (CRP, C- Reactive Protein)
Bên cạnh các yếu tố nguy cơ kinh điển, vai trò của các chỉ
điểm viêm trong bệnh lý tim mạch đặc biệt là BMV ngày càng được
quan tâm. Trong số đó, protein phản ứng C đã được nhiều nghiên cứu
trên thế giới đánh giá là một “chỉ điểm vàng” của quá trình viêm
trong các giai đoạn khác nhau của bệnh [50], [61], [73], [74].
1.3.1. Nguồn gốc và cấu tạo của CRP
CRP được phát hiện vào năm 1930 bởi William Tillett và
Thomas Francis, có trong huyết thanh bệnh nhân bị viêm phổi do phế
cầu, có chứa một loại protein có khả năng kết tủa với các
polysaccaride C lấy từ vỏ phế cầu khuẩn và đặt tên là protein phản
ứng C (C-Reactive Protein). CRP là một protein thuộc nhóm
pentaxin, dưới kính hiển vi điện tử, phân tử CRP có cấu trúc dạng đĩa
với 5 chuỗi peptid có hình dạng tương tự nhau. Chúng được sắp xếp
một cách đối xứng xung quanh một lỗ trung tâm. Kích thước CRP
với đường kính ngoài 102A
0
, đường kính lỗ trung tâm 30A
0
và đường
kính của mỗi chuỗi Polypeptid là 36A
0
. Mỗi chuỗi Polypeptid có 206
acid amin, với trọng lượng phân tử 120.000 daltons [51].
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
Hình 1.3. Phân tử CRP
CRP được tổng hợp chủ yếu tại gan, dưới tác dụng kích thích
của các Cytokin viêm như IL-6, IL-1 và IFN- α nhưng chủ yếu là do
IL-6 khi cơ thể đang có hiện tượng viêm. Ngoài gan ra mô mỡ cũng
đóng vai trò quan trọng trong sản xuất CRP. CRP cũng được sản xuất
bởi tế bào cơ trơn trong ĐMV, nó hiện diện ở những mảng xơ vữa.
Hình 1.4. Mô hình cấu tạo và hoạt động của CRP
(Nguồn: Subodh Verma et al (2004), “CRP: Structure affects
function”, Circulation, 109, pp.1914-17).
1.3.2. Chức năng của CRP
* Chức năng nhận biết
CRP liên kết với phosphorylcholin, một thành phần chủ yếu
của màng tế bào và lipoprotein, liên kết của CRP với những phần tử
như thế đã tăng cường khả năng khử độc, tăng tính thực bào và kết
hợp bổ thể của các tế bào thực bào. CRP bám trên bề mặt của 60%
các tế bào bạch cầu đơn nhân, 40% bạch cầu đa nhân trung tính. Sự
liên kết giữa CRP với LDL-C và màng tế bào đã làm cho protein này
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
trở nên hấp dẫn trong việc nghiên cứu sinh lý bệnh học xơ vữa động
mạch.
* Chức năng hoạt hóa
CRP hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển, nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng thiếu CRP làm cho hoạt hóa bổ thể không được
đầy đủ. CRP gắn với các ligand polysaccarid hay phospholipid của vi
khuẩn hay màng tế bào sẽ hoạt hóa C3 convertase, tách C3 thành C3a
và C3b sẽ gắn lên ligand, phức hợp CRP - ligand - C3b sẽ nhập nội
bào và chuyển hóa tại lysosom [39].
CRP làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong giai đoạn đầu
của quá trình nhiễm khuẩn, cơ chế của quá trình này là do sự thực
bào qua trung gian bổ thể, trong đó bổ thể có chức năng opsonin hoá.
CRP kích thích tổng hợp yếu tố mô bởi tế bào đơn nhân và làm tăng
hoạt hoá bổ thể.
CRP giữ vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát
triển BMV và xuất hiện các biến cố mạch vành. Yếu tố viêm giữ vai
trò chính trong tất cả các giai đoạn mảng xơ vữa, ngay từ giai đoạn
sớm hình thành đến giai đoạn mảng xơ vữa phát triển và cả lúc mảng
xơ vữa bị vỡ và gây tắc nghẽn dòng chảy trong ĐMV. CRP gắn chọn
lọc với LDL-C, đặc biệt là chất LDL thừa được tìm thấy ở các mảng
xơ vữa và thường đi kèm với nó một bổ thể được hoạt hoá trong các
mảng vữa như vậy. Phức hợp gắn CRP đó hoạt hoá bổ thể, là một yếu
tố tiền viêm, góp phần vào bệnh sinh của xơ vữa động mạch.
Khi có phản ứng viêm thì nồng độ CRP tăng. Tuy nhiên trong
viêm do XVĐM là hiện tượng viêm mãn ở mức độ thấp nên không
gây tăng CRP thông thường.
Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, bằng những phương
pháp có độ nhạy cao người ta có thể đo được nồng độ protein phản
ứng C ở những mức rất thấp (< 0,2mg/l) tạm dịch là protein phản ứng
C độ nhạy cao (high sensitivity Reactive, hs - CRP). Từ đó xét
nghiệm định lượng hs - CRP đã được dùng phổ biến trong các BTM
và cả bệnh chuyển hoá, ĐTĐ [45], [61], [63], [74]. Xét nghiệm hs -
CRP phát hiện những thay đổi rất nhỏ của CRP trong quá trình viêm
thành mạch mặc dù nồng độ CRP trong máu vẫn trong giới hạn bình
thường (≤ 10mg/l). Những thay đổi đó của CRP cùng với các chỉ số
cholesterol, HDL-C, LDL-C giúp ta tiên lượng các nguy cơ XVĐM,
nguy cơ BMV, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim ngay cả ở những
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
người có vẻ là bình thường, đồng thời giúp theo dõi và điều trị các
bệnh nói trên và đánh giá hiệu quả điều trị [31]. Có nhiều trường hợp
BTM mà cholesterol vẫn bình thường, vì vậy một số nghiên cứu nói
rằng: hs - CRP là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc tiên lượng, theo
dõi điều trị BTM [70], [73].
Khác với CRP, nồng độ hs - CRP trong bệnh tim mạch thường
trong giới hạn thấp < 10mg/l do đó người ta đã đặt ra trị số cắt (Cut -
off value, CV) để đánh giá [46], [61], [64], [74]:
- Nếu CV thấp, hs - CRP < 1mg/l: ít hoặc không có nguy cơ
BTM.
- CV trung bình, hs - CRP 1- 3mg/l: nguy cơ vừa phải.
- CV cao, hs - CRP > 3mg/l: nguy cơ cao.
Nồng độ CRP trong máu bình thường < 10mg/l, còn nồng độ
hs - CRP trong máu bình thường thì thấp hơn nhiều, một công trình
nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hs - CRP: 0,84 ± 0,93 mg/l [32].
Lợi điểm của sự đo lường nồng độ hs - CRP so với các dấu ấn
viêm khác là: tính ổn định của hs - CRP trong ngày, nồng độ hs -
CRP không bị ảnh hưởng bởi tuổi, giới, nhịp ngày đêm, tính ổn định
cao, cho phép đo lường dễ dàng, chính xác và cho kết quả giống nhau
từ nhiều mẫu huyết tương tươi, lưu trữ hoặc đông lạnh. Điều này
phần nào do CRP có thành phần Pentaxin ổn định và có thời gian nửa
đời dài 18 - 20 giờ, giá thành được dễ chấp nhận, do đó hs - CRP được
coi là một dấu ấn hoàn hảo nhất. Hàng năm, cùng với đánh giá các
thông số lipid máu nên làm thêm test hs - CRP sẽ giúp ta phỏng đoán
nguy cơ các hiện tượng tim mạch trong tương lai 6-8 năm sau [17].
Chương 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cán bộ diện Bảo vệ sức khỏe (BVSK) :
- .
- , chăm sóc sức khỏe
cán bộ tỉnh Thái Nguyên.
- .
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
13
- Các trường hợp đang có các bệnh nhiễm trùng cấp và mạn
tính, có kèm theo các bệnh lý tự miễn như: lupus ban đỏ, viêm khớp
dạng thấp, các bệnh lý ác tính được phát hiện qua thăm khám lâm
sàng và xét nghiệm.
- Đang dùng các thuốc kháng viêm không Steroid, Corticoid
hoặc các thuốc làm rối loạn lipid máu.
- Bệnh nhân mới chấn thương hoặc sau phẫu thuật trong vòng
hai tháng.
- Xét nghiệm hs - CRP huyết thanh > 10 mg/l (do nghi ngờ
nhiễm trùng kín đáo mà không phát hiện được trên lâm sàng).
7/2013 tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức
khoẻ cán bộ tỉnh Thái Nguyên và khoa Sinh hoá - Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
:
, sau đây gọi là đối tượng nghiên cứu.
* Nồng độ hs - CRP huyết thanh
2.1. Phân loại nguy cơ tim mạch theo nồng độ hs - CRP
huyết thanh (AHA/CDC-2003) [71]
Nguy cơ tim mạch
Nồng độ hs - CRP
Thấp/ không
< 1 mg/l
Trung bình
1- 3 mg/l
Cao
> 3 mg/l
Để đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch (NCTM) của nồng độ
hs - CRP huyết thanh chúng tôi chia các giá trị hs - CRP thu được từ
đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm:
Nhóm không có NCTM: nồng độ hs - CRP < 1 mg/l.
Nhóm có NCTM (bao gồm nguy cơ trung bình và nguy cơ
cao): nồng độ hs - CRP ≥ 1 mg/l.
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
14
H
1).
- Đo chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông, huyết áp
động mạch.
2.4.3. Cận lâm sàng
- Định lượng hs - CRP huyết thanh, định lượng đường máu
tĩnh mạch khi đói, định lượng cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-
C, điện tim đồ lúc nghỉ.
Y học.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nồng độ hs - CRP huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch ở đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Nồng độ hs - CRP huyết thanh trung bình (mg/l)
Mô tả
Nồng độ hs - CRP (n=203)
Trung bình
1,3
Trung vị
0,9
Độ lệch chuẩn
1,5
Giá trị nhỏ nhất
0,1
Giá trị lớn nhất
9,9
Bảng 3.2. Phân loại nồng độ hs - CRP huyết thanh theo mức nguy cơ tim
mạch
hs - CRP (mg/l)
n = 203
Tỷ lệ (%)
Không có NCTM (< 1 mg/l)
109
53,7
Có NCTM (≥ 1mg/l)
94
46,3
Bảng 3.3. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
15
≤ 40
14
6,9
41 - 50
49
24,1
51 - 60
140
69,0
Tổng số
203
100,0
Nam: 83.7%
Nữ: 16.3%
Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu
42.3
28.0
20.7
0
10
20
30
40
50
Tỷ lệ (%)
Uống nhiều rượu bia Ít vận động thể lực Hút thuốc lá
Thói quen
Biểu đồ 3.2. Thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
16
Bảng 3.4. Tỷ lệ thừa cân, béo bụng của đối tượng nghiên cứu
Thể trạng
n = 203
Tỷ lệ (%)
Thừa cân
(BMI ≥ 23)
Thừa cân
164
80,8
Không thừa cân
39
19,2
Béo bụng
(Nam: WHR≥0,9. Nữ:
WHR≥0,8)
Béo bụng
165
81,3
Bình thường
38
18,7
THA độ II:
9.9%
THA độ I:
13.8%
Bình thường
cao: 23.1%
Bình
thường:
44.8%
Tối ưu: 8.4%
Biểu đồ 3.3. Huyết áp của đối tượng nghiên cứu
theo phân loại của JNC VI
Bảng 3.5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ở đối tượng nghiên cứu
Glucose lúc đói
n = 203
Tỷ lệ (%)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
17
Bình thường (< 5,6 mmol/l)
187
92,2
Tiền ĐTĐ (5,6 - < 7 mmol/l)
8
3,9
ĐTĐ (≥ 7 mmol/l)
8
3,9
Bảng 3.6. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở đối tượng nghiên cứu
Lipid
n = 203
Tỷ lệ (%)
Bình thường
46
22,7
Rối loạn lipid máu
157
77,3
CT tăng (≥ 5,2 mmol/l)
139
68,5
Triglycerid tăng (≥ 1,7 mmol/l)
121
59,6
LDL -C tăng (≥ 3,4 mmol/l)
86
42,4
HDL-C giảm (< 1,0 mmol/l)
1
0,5
Bảng 3.7. Tỷ lệ thiếu máu cơ tim ở đối tượng nghiên cứu
Thiếu máu cơ tim
n = 203
Tỷ lệ (%)
Có
42
20,7
Không
161
79,3
3.2. Mối liên quan giữa nồng độ hs - CRP với một số yếu tố nguy
cơ tim mạch
Bảng 3.8. Nồng độ hs - CRP huyết thanh với tuổi
Nhóm tuổi
Số lượng
hs - CRP (mg/l)
Trung vị
Trung bình
Độ lệch
chuẩn
≤ 40
14
0,50
0,60
0,33
41- 50
49
0,80
1,13
1,40
51- 60
140
1,00
1,39
1,61
p
< 0,05
Bảng 3.9. Nồng độ hs - CRP huyết thanh với giới tính
Giới
Số lượng
hs - CRP (mg/l)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
18
Trung vị
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nam
170
0,9
1,33
1,49
Nữ
33
0,7
0,96
1,50
p
< 0,05
Bảng 3.10. Nồng độ hs - CRP với thói quen ít vận động thể lực,
uống nhiều rượu bia
Thói quen
Số
lượng
hs - CRP (mg/l)
Trung
vị
Trung
bình
Độ
lệch
chuẩ
n
p
Ít vận động thể lực
57
0,9
1,43
1,03
>
0,05
Vận động thể lực thường xuyên
146
0,8
1,20
1,46
Uống nhiều rượu
86
0,9
1,26
1,41
>
0,05
Không uống nhiều rượu
117
0,7
1,28
2,10
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ hs - CRP
với thói quen hút thuốc
Hút thuốc lá
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
(test
2
)
≥1 mg/l
)
<1 mg/l
(không
NCTM)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
H
27
64,3
15
35,7
2,5
(1,2-5,4)
< 0,01
67
41,6
94
58,4
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ hs - CRP
với tình trạng thừa cân
BMI
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
≥ 1 mg/l
< 1 mg/l
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
19
)
(không
NCTM)
(test
2
)
SL
TL (%)
SL
TL
(%)
Thừa cân
84
51,2
80
48,8
3,1
(1,3- 7,2)
< 0,001
Không thừa cân
10
25,6
29
74,4
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ hs - CRP
với tình trạng béo bụng
Thể trạng
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
(test
2
)
≥ 1 mg/l
)
< 1 mg/l
(không
NCTM)
SL
TL (%)
SL
TL
(%)
Béo bụng
81
49,1
84
50,9
1,9
(0,8- 4,1)
> 0,05
Không béo bụng
13
34,2
25
65,8
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ hs - CRP
với tình trạng THA
Huyết áp
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
(test
2
)
≥ 1 mg/l
)
< 1 mg/l
(không
NCTM)
SL
TL (%)
SL
TL
(%)
THA
32
66,7
16
33,3
3,0
(1,5- 6,3)
< 0,01
Không THA
62
40,0
93
60,0
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ hs - CRP
với tình trạng RL glucose máu
Glucose máu
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
(test
2
)
≥ 1 mg/l
)
< 1 mg/l
(không
NCTM)
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
20
SL
TL
(%)
SL
TL
(%)
7
87,5
1
12,5
8,7
(1,1- 19,5)
<
0,001
87
44,6
108
55,4
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ
hs - CRP với tình trạng RLLM
Lipid máu
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI 95%)
p
(test
2
)
≥ 1 mg/l
)
< 1 mg/l
(không
NCTM)
SL
TL
(%)
SL
TL (%)
RLLM
83
52,9
74
47,1
3,6
(1,6- 8,1)
< 0,001
Không RLLM
11
23,9
35
76,1
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa mức độ nguy cơ của nồng độ
hs - CRP với tình trạng thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim
hs - CRP (mg/l)
OR
(CI
95%)
p
(test
2
)
≥ 1 mg/l
)
< 1 mg/l
(không
NCTM)
SL
TL
(%)
SL
TL (%)
28
66,7
14
33,3
2,9
(1,3-
6,3)
< 0,01
Không thiếu máu cơ
tim
66
41,0
95
59,0
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
21
Chương 4
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 203 cán bộ lãnh đạo đương chức thuộc diện
Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên quản lý đến khám sức khỏe tại
Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thái Nguyên từ tháng
7/2012 đến tháng 7/2013, chúng tôi thu được kết quả như sau:
4.1. Nồng độ hs - CRP huyết thanh và một số yếu tố nguy cơ tim
mạch ở đối tƣợng nghiên cứu
4.1.1. Nồng độ hs - CRP huyết thanh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ hs - CRP huyết thanh
không tuân theo phân bố chuẩn. Nồng độ hs - CRP huyết thanh dao
động trong khoảng từ 0,1mg/l đến 9,9 mg/l, điểm giữa của dãy số
liệu là 0,9 mg/l, nồng độ hs - CRP huyết thanh trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi là 1,3 ± 1,5mg/l (bảng 3.1), kết quả này tương tự kết quả
nghiên cứu của Trần Thị Kim Thanh: 1,23 ± 1,5 mg/l [33]. Khi phân loại
nồng độ hs - CRP của đối tượng nghiên cứu theo các mức độ nguy cơ
tim mạch, chúng tôi nhận thấy: 53,7% đối tượng nghiên cứu có nồng
độ hs - CRP huyết thanh ở mức nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ
đối với các bệnh lý tim mạch (<1mg/l), số còn lại ở mức nguy cơ
trung bình hoặc cao (46,3%) (bảng 3.2). Nghiên cứu của Lê Thị Thu
Hương trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 cũng cho thấy nồng độ hs - CRP
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
22
huyết thanh ở mức không có nguy cơ tim mạch (<1mg/l) ở nhóm
không ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (68,4%) [15].
Tỷ lệ nồng độ hs - CRP ở mức có nguy cơ tim mạch (≥ 1mg/l)
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với một số nghiên cứu
khác như: Phạm Quang Kính khi nghiên cứu trên nhóm cán bộ công
chức tỉnh Quảng Ninh cho thấy nồng độ hs - CRP huyết thanh >
1mg/l chiếm tỷ lệ cao (67%) [23]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Thị Nhạn: tỷ lệ tăng hs - CRP huyết thanh ở mức nguy cơ cao chiếm
32,9%; trung bình 45,7% và thấp chiếm 21,4% [26]. Sự khác nhau
này chúng tôi cho rằng do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không
phải là toàn bộ thừa cân, béo phì còn đối tượng ở các nghiên cứu trên
được lựa chọn toàn bộ là những người có thể trạng thừa cân, béo phì.
4.1.2. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe
Trong 203 đối tượng nghiên cứu, hầu hết có độ tuổi từ 51- 60
tuổi (69%) (bảng 3.3), nam giới chiếm tỷ lệ 83,7% cao hơn nhiều so
với nữ giới (16,3%) (biểu đồ 3.2). Một số thói quen không có lợi cho
sức khỏe tim mạch là uống nhiều rượu bia vẫn chiếm tỷ lệ cao ở đối
tượng nghiên cứu (42,3%), lối sống ít vận động chiếm tỷ lệ 28%, tỷ
lệ đối tượng có hút thuốc lá chiếm 20,7%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số đối tượng thừa cân, béo
phì chiếm tỷ lệ rất cao: thừa cân là 80,8%, béo bụng là 81,3%.Tình
trạng thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng ở cán bộ công
chức đặc biệt ở cán bộ làm công tác quản lý và làm cho các BTM, rối
loạn chuyển hóa càng nặng nề hơn. Tuy nhiên thừa cân, béo phì là
một YTNC tim mạch độc lập có thể thay đổi được vì vậy cần tích cực
hướng dẫn cán bộ diện BVSK thực hiện chế độ ăn và chế độ sinh hoạt
hợp lý để đạt được cân nặng lý tưởng, từ đó giảm nguy cơ về BTM. Tăng
huyết áp thực sự chiếm tỷ lệ 23,7%; 53,2 % đối tượng có huyết áp
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
23
trong giới hạn bình thường, tỷ lệ huyết áp ở mức bình thường cao là
23,1%.
Trong số 203 đối tượng nghiên cứu có 3,9% mắc bệnh đái tháo
đường và 3,9% trong tình trạng tiền đái tháo đường. Rối loạn lipid
máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và
phát triển của xơ vữa động mạch đặc biệt là bệnh động mạch vành,
sự thay đổi nồng độ lipid phần lớn phụ thuộc vào thói quen: lối sống
tĩnh tại, ít vận động, ăn nhiều mỡ động vật, uống nhiều rượu bia làm
tăng nồng độ lipid máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối
tượng có RLLM chiếm 77,3%, trong đó tăng cholesterol toàn phần là
68,5%; tăng triglycerid là 59,6%; tăng LDL-C 42,4%; giảm HDL-C
0,5%. Do chưa có điều kiện khảo sát đầy đủ và chính xác về tình
trạng xơ vữa mạch vành bằng các phương pháp khác, chúng tôi chỉ
ghi nhận hình ảnh thiếu máu cơ tim dựa vào điện tâm đồ lúc nghỉ.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối tượng có biểu hiện thiếu
máu cơ tim chiếm 20,7%, đối tượng không có biểu hiện thiếu máu cơ
tim chiếm tỷ lệ 79,3% (bảng 3.7).
4.2. Mối liên quan giữa nồng độ hs - CRP huyết thanh với một số
yếu tố nguy cơ tim mạch
- Mối liên quan giữa nồng độ hs - CRP huyết thanh với tuổi
Chúng tôi nhận thấy nồng độ hs - CRP huyết thanh tăng dần
theo tuổi: ở nhóm tuổi ≤ 40: nồng độ hs - CRP huyết thanh trung bình là 0,60
± 0,33 mg/l, nhóm tuổi từ 41- 50 là 1,13 ± 1,40 mg/l, nhóm tuổi từ 51-
60 là 1,39 ± 1,61mg/l. Nồng độ hs - CRP huyết thanh cao nhất ở
nhóm tuổi 51- 60 tuổi, thấp nhất ở nhóm tuổi ≤ 40, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với giới tính
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
24
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ hs - CRP huyết thanh
trung bình ở nam: 1,33 ± 1,49 mg/l cao hơn có ý nghĩa so với nữ:
0,96 ± 1,50 mg/l với p < 0,05.
Seishi Yamada nhận thấy nam giới có mức CRP cao hơn so
với nữ giới [76], Yasufumi Doi và cộng sự trong nghiên cứu The
Hisayama Study - 2005 ghi nhận nồng độ hs - CRP huyết thanh ở
nam cao hơn nữ [53].
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với thói quen ít vận động thể
lực, uống nhiều rượu bia
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nồng độ hs - CRP
huyết thanh trung bình của người ít vận động thể lực cao hơn so với
người thường xuyên vận động thể lực và giữa người uống nhiều rượu
hàng ngày cao hơn so với người không uống nhiều rượu, nhưng sự
khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá được cho là gây ra tình trạng viêm nhiễm mức độ
thấp ở phế quản hoặc một trong nhiều thành phần của khói thuốc có
thể tạo kích thích làm tăng các cytokin đặc hiệu gây tăng sản xuất
CRP. Khi phân tích nồng độ hs - CRP theo từng mức nguy cơ tim mạch
chúng tôi nhận thấy
- CRP
-
, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với tình trạng thừa cân
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy c
-
- CRP -
< 0,001.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
25
Ở người thừa cân có mức CRP cao hơn những người có cân nặng
bình thường, CRP tăng rõ trong máu người quá cân ở mọi lứa tuổi đó là
do tế bào mỡ sản xuất ra lượng lớn CRP và IL - 6 là những chất gây
viêm rất nhạy. Béo phì là rối loạn viêm, mỡ thừa sẽ tạo ra phản ứng
viêm, đó là một phần lý do tại sao tăng thể trọng quá mức sẽ làm tăng
nguy cơ mắc BTM và một số rối loạn khác.
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với tình trạng béo bụng
Vòng bụng phản ánh phân bố mỡ ở tạng sâu có vị trí quan
trọng trong đề kháng insulin, là nguyên nhân gây ra ĐTĐ type 2 và
một số rối loạn chuyển hóa khác…
Khi phân tích từng nhóm nguy cơ của nồng độ hs - CRP,
chúng tôi nhận thấy
- có ý nghĩa
thống kê với p > 0,05.
- Nồng độ hs - CRP huyết thanh với tình trạng tăng huyết áp
Tăng huyết áp đã được chứng minh rõ ràng là một YTNC của
các biến cố tim mạch như BMV, tử vong do BMV, đột quỵ, suy tim ứ
huyết…, số đo huyết áp tâm thu cũng như tâm trương đều là những
yếu tố dự báo mạnh các biến cố mạch vành, đặc biệt ở người cao
tuổi. Trong nghiên cứu này chúng tôi
- CRP
- (hs -
.
- Nồng độ hs - CRP với tình trạng rối loạn glucose máu
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy c
-
hs - CRP