BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY CÓ ĐẢM BẢO BẰNG
TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
HOÀNG ANH DŨNG
Hà Nội - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY CÓ ĐẢM BẢO BẰNG
TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT
HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
HOÀNG ANH DŨNG
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số
: 60380107
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ ĐÌNH VINH
Hà Nội - 2016
Lời cam đoan
Em xin cam đoan Luận văn “Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng tài sản
thế chấp của ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La” là công trình nghiên cứu do em thực hiện dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Đình Vinh. Những tài liệu, số liệu nêu trong Luận văn
được thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, phục vụ nghiên cứu đúng mục đích.
Các giải pháp, kiến nghị trong Luận văn là do em tự tìm hiểu, phân tích, đúc rút để
phù hợp với tình hình thực tế.
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2016
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Anh Dũng
Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô của Viện Đại học Mở Hà Nội
cũng như các thầy, cô đang công tác ở các trường Đại học khác đã vất vả, tận
tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt hai
năm của lớp Cao học Luật chuyên ngành Luật kinh tế K1 - Sơn La. Đặc biệt, em
rất cảm ơn thầy giáo, TS. Lê Đình Vinh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thành Luận văn này.
Mặc dù bản thân em đã nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu nhưng do kinh nghiệm
thực tiễn đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính còn nhiều hạn chế nên trong Luận văn sẽ
có những thiếu sót. Rất mong các thầy, các cô chỉ dẫn, đóng góp để Luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Anh Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG..........6
1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động của ngân hàng...............................................6
1.2. Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự và các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự.............................................................................................11
1.3. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế
chấp của ngân hàng...................................................................................................15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................25
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI
SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ...................26
2.1. Pháp luật hiện hành về bảo đảm tiền vay......................................................26
2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay.......27
2.3. Thực tiễn thi hành pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản
thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.........................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN
THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG .........................................................................57
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm
bằng tài sản thế chấp của ngân hàng.........................................................................57
3.2. Phương hướng hoàn thiện..............................................................................59
3.3. Một số kiến nghị…………............................................................................60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................68
KẾT LUẬN..............................................................................................................69
MẪU HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK…………………………….71
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................75
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1.
BĐS
Bất động sản
2.
BLDS
Bộ Luật dân sự
3.
HĐQT
Hội đồng quản trị
4.
LNH
Luật Ngân hàng
5.
NĐ
Nghị định
6.
NQH
Nợ quá hạn
7.
NHNN
Ngân hàng nông nghiệp
8.
NHTM
Ngân hàng thương mại
9.
NH
Ngân hàng
10.
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
11.
TCTD
Tổ chức tín dụng
12.
TSBĐ
Tài sản bảo đảm
13.
TD
Tín dụng
14.
TT
Thông tư
15.
TTLT
Thông tư liên tịch
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Đề tài
Đối với mọi quốc gia, hệ thống ngân hàng (NH) có vai trò đặc biệt quan
trọng, được ví như hệ thống mạch máu của nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của
các ngân hàng như một kênh điều phối nguồn vốn của xã hội từ nơi thừa đến nơi
thiếu, từ nơi có đến nơi cần.Nếu nguồn vốn được điều phối và sử dụng hợp lý,
hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của người
dân và đảm bảo an sinh xã hội. Ngược lại, nếu hoạt động tín dụng ngân hàng bị
“tắc ngẽn” thì nền kinh tế sẽ trì trệ, kém hiệu quả, thậm chí rơi vào khủng hoảng,
suy thoái.
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, lợi nhuận của các ngân
hàng chủ yếu đến từ các dịch vụ giá trị gia tăng mà ngân hàng cung cấp cho
khách hàng chứ không phải từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy
động tiền gửi. Đây là đặc điểm của hoạt động ngân hàng hiện đại. Trong khi đó ở
nước ta, hệ thống ngân hàng thương mại mới được hình thành và đang trong quá
trình phát triển. Doanh thu của các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động cho vay,
lợi nhuận thu về xuất phát từ chênh lệch lãi suất huy động vốn và lãi suất cho
vay. Đặc biệt, trong điều kiện nguồn lực của các ngân hàng còn hạn chế thì việc
cấp vốn tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thu hồi vốn vay và tính an
toàn pháp lý của các khoản cho vay. Vì thế, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm
tiền vay của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự an
toàn nguồn vốn, đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, hạn chế tình
trạng nợ xấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
Trong các biện pháp bảo đảm tiền vay của ngân hàng, biện pháp bảo đảm
bằng tài sản thế chấp được các ngân hàng sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất. Vì
đây được xem như là biện pháp phù hợp và an toàn nhất trong hoạt động cho vay
của ngân hàng hiện nay. Bộ luật Dân sự (BLDS), Luật Ngân hàng (LNH), Luật
Các tổ chức tín dụng (TCTD) và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định
1
tương đối đầy đủ và có hệ thống về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản
thế chấp của các ngân hàng ở Việt Nam. Tạo thành hành lang pháp lý tương đối
an toàn và thuận tiện cho các ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, từ thực tiễn thi
hành các quy định của pháp luật tại hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn
nhiều lỗ hổng trong quá trình thực hiện. Trong đó có Ngân hàng NN&PTNT Việt
nam vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập. Bên cạnh đó, sự vận động nhanh chóng
của nền kinh tế luôn nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi người làm luật cũng như
người thi hành luật phải kịp thời nghiên cứu, nắm bắt để có biện pháp xử lý, điều
chỉnh cho phù hợp.
Để có cái nhìn tổng thể về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động cho
vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của ngân hàng, từ đó đề xuất các kiến nghị
hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này, học viên đã
lựa chọn Đề tài: “Pháp luật về cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của
ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La” làm Đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
Xét về mặt lý thuyết, cho đến nay ở Việt Nam cũngcó rất nhiều công trình, tác
phẩm nghiên cứu vềcho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp nhưng ở những phạm
vi, giác độ nghiên cứu khác nhau. Cụ thể có những Đề tàiđã nghiên cứu sau:
- Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt
Nam - Nguyễn Ngọc Điện (2001).
- Một số vấn đề pháp lý cần xem xét trong các quy định về giao dịch bảo đảm
- Trương Thanh Đức (2000).
- Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng - Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006).
- Thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, những vướng mắc cần khắc
phục - Lê Thị Thu Thủy (2004).
- Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và những vấn đề có liên quan trong
2
quan hệ với các tổ chức tín dụng, Dân chủ và pháp luật - Nguyễn Quang Tuyến
(2004).
……
Như vậy, Đề tài tác giả chọn nghiên cứu tại Ngân hàng NN&PTNT huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La không trùng lặp với Đề tài nào đã có từ trước cho đến nay.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Mục đích tổng quát
Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận văn là hệ thống hóa, phân tích
làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay có bảo đảm
bằng tài sản thế chấp trong hoạt động ngân hàng, đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu
thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, chỉ
ra những điểm phù hợp cũng như những mặt còn tồn tại, hạn chế của chế định
pháp luật này. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài
sản thế chấp trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La nói riêng và hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói chung.
3.2. Mục đích cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu tổng quát nêu trên, Luận văncần giải quyết
một số mục đích nghiên cứu cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Phân tích các vấn đề lý luận pháp lý về hoạt động cho vay có bảo
đảm bằng tài sản nói chung và cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp nói riêng
trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.
Thứ hai:Phân tích, đánh giá và làm rõ nội dung, thực trạng các quy định của
pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sảnthế chấp của ngân
hàng thương mại.
Thứ ba: Khảo sát, tìm hiểu thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về hoạt
3
động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.Từ đó chỉ ra những mặt còn tồn tại, hạn chế của chế định
pháp luật này và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi
hành pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp trong hoạt
động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, và của hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
- Những quy định của pháp luật hiện hành vềhoạt động ngân hàng nói chung,
hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng;
- Những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói
chung, biện pháp thế chấp tài sản nói riêng;
- Những quy định về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp
của ngân hàng;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản
thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một Luận vănThạc sỹ luật học, học viên không có tham
vọng nghiên cứu và giải quyết tất cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến hoạt động tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung. Ngược lại, Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay
có bảo đảm bằng tài sản thế chấp trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Trọng
tâm của Luận văn tập trung vào thực tiễn thi hành pháp luật về hoạt động cho
vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La từ đó chỉ ra các tồn tại, bất cập và từ đó đề xuất các giải pháp
4
nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật quy định về hoạt động cho vay có
bảo đảm bằng tài sản của các ngân hàng thương mại nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện Luận văn, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân loại, hệ thống hóa, phân tích,
tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, thu thập, so sánh, phân tích,
tổng hợp.
Những phương pháp này giúp học viên tiếp cận các đối tượng nghiên cứu
một cách có cơ sở khoa học, đảm bảo tính hiệu quả của quá trình nghiên cứu.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội
dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay có bảo đảm bằng tài sản
của Ngân hàng.
Chương 2: Pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài
sản thế chấp của ngân hàng và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp của ngân hàng.
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ
BẢO ĐẢM BẰNG TÀI SẢN THẾ CHẤP CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động của ngân hàng
1.1.1. Khái niệm ngân hàng và hoạt động của ngân hàng
Hiện nay, khái niệm ngân hàng là một khái niệm pháp lý cơ bản, có nội
hàm rộng và có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này.
Theo luật pháp nước Mỹ: “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền
gửi một Ngân hàng Trung ương Thuỵ điển - Bank of Sweden thành lập vào năm
1669 được coi là Ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới, tiếp đến là Ngân
hàng Trung ương Anh - Bank of Englandthành lập vào năm 1694; Ngân hàng
Trung ương Mỹ -US Federal Reservethành lập vào năm 1912 cho phép khách
hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện
tử) và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽ được xem
là một Ngân hàng”.
Theo Luật Ngân hàng của Pháp năm 1941: “Những xí nghiệp hay cơ sở
hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình
thức khác các số tiền mà họ dùng vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài
chính thì được coi là Ngân hàng”.
Luật Ngân hàng của Ấn Độ ban hành năm 1950, bổ sung năm 1959 đã quy
định: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ,
đầu tư”.
Khái niệm Ngân hàng thương mại của Luật Ngân hàng Đan Mạch năm
1930 căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động quy định: “Những Ngân
hàng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành
nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu,
6
thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, bảo hiểm,…” 1.
Ở Việt Nam, theo Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng năm 2010, khái niệm
ngân hàng gắn liền với khái niệm tổ chức tín dụng. Theo đó, Ngân hàng là một
loại tổ chức tín dụng, mang bản chất là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc
tất cả các hoạt động ngân hàng.
Khoản 2 Điều 4 quy định “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có
thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật
này”. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm
ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Trong khái niệm này, pháp luật Việt Nam ấn định hoạt động ngân hàng do
cá tổ chức này thực hiện bao gồm kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ cơ bản như: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng và cung ứng dịch
vụ thanh toán qua tài khoản.
- Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức
tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc
có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận;
- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả
bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện
thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy
nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách
hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
1
VOER, Khái quát chung về ngân hàng thương mại, />
7
Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại (Luật các
TCTDnăm 2010):
1. Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại
tiền gửi khác.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn
trong nước và nước ngoài.
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng
được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận.
4. Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
5. Cung ứng các phương tiện thanh toán.
6. Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
b) Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi
được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Dựa trên ba hoạt động cơ bản này, các ngân hàng cung ứng các dịch vụ
tương ứng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và khách hàng.
Đặc điểm của Ngân hàng/tổ chức tín dụng
Thứ nhất, ngân hàng là một doanh nghiệp có quy mô lớn, hệ số nợ rất cao
và cấu trúc tài sản đặc biệt.
8
Ngân hàng là doanh nghiệp có quy mô lớn trên cả về vốn chủ sở hữu và
tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của một ngân hàng có thể lên tới nhiều tỷ đô la Mỹ.
Mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng thường rất lớn và phân tán rộng về địa lý.
Quy mô về vốn chủ sở hữu rất lớn nhưng nguồn vốn của Ngân hàng lại chủ yếu
là nợ được huy động từ bên ngoài. Cấu trúc tài sản của Ngân hàng cũng đặc biệt
hơn so với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác là ở tỷ trọng tài sản tài
chính. Phần lớn tài sản của Ngân hàng là tài sản tài chính, mang đặc trưng trừu
tượng, hình thái vật chất giản đơn chỉ là giấy tờ hoặc thậm chí chỉ là dữ liệu điện
tử được lưu giữ trong một thiết bị nhất định.
Thứ hai, hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro và chịu
sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống luật pháp.
Nguồn vốn nợ chủ yếu của Ngân hàng là tiền gửi với đặc trưng có thể bị
rút ra trước hạn với khối lượng khó xác định. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng
không được hưởng quy chế bảo hộ độc quyền và mang tính phức tạp, trực tiếp.
Hơn nữa, Ngân hàng tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn
thực sự, tức là hoạt động ngoại bảng phong phú và đa dạng. điểm này là một đặc
trưng khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác. Vì những lý do này, hoạt
động của Ngân hàng thương mại chứa đựng nhiều rủi ro hơn các ngành kinh
doanh khác.
Là doanh nghiệp có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, hoạt động chịu
nhiều rủi ro, ảnh hưởng đáng kể đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Ngân hàng
chịu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của hệ thống phát luật thông qua các quy
định như: Điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn của người lãnh đạo ngân hàng, dự
trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, an toàn trong hoạt động, phân loại nợ và trích
lập dự phòng rủi ro, sử dụng vốn tự có đầu tư cho tài sản cố định…
Thứ ba, giữa các ngân hàng luôn có sự liên kết để đảm bảo sự ổn định
của hệ thống Ngân hàng.
Hệ thống Ngân hàng có tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn. Hơn bất cứ ngành
kinh doanh nào trong nền kinh tế, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có tính lan
9
toả rất nhanh. Hoạt động như một hệ thống các mắt xích liên kết chặt chẽ, chỉ
cần một ngân hàng thương mại, dù yếu và nhỏ nhất, gặp khó khăn trong hoạt
động, đặc biệt là khó khăn về thanh khoản, là có thể dẫn đến nguy cơ phá sập hệ
thống. Thực tiễn đã cho thấy, thanh khoản được ví như hơi thở của sự sống của
hoạt động ngân hàng thương mại. Mọi rủi ro, tổn thất trong hoạt động của ngân
hàng thương mại đều có thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là Ngân hàng mất khả
năng thanh toán rồi phá sản.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng
Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để
tạo ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi,
chi phí dự trử, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế
các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại
càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các
nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã
chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn
hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính- tiền tệ cung ứng. Ngược lại, ở hầu hết
các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay
dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có
những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)
Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa cho vay (tín dụng) như là
“Một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”2.
Khoản 16 Điều 4 Luật TCTD năm 2010 định nghĩa:“Cho vay là hình
thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Đặc điểm của hoạt động cho vay của ngân hàng
2
Lê Văn Chi, Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, />
10
Thứ nhất, hoạt động cho vay là một nghiệp vụ ngân hàng mang tính pháp
lý.
Cho vay của ngân hàng là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành
vi cho vay của ngân hàng có cùng một logic kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một
người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một
giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp…).
Luật ngân hàng các nước định nghĩa cho vay (tín dụng) như sau: “Cấu
thành một nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc
hứa đưa vốn cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này
nhưng đảm bảo, bảo trứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra
3 trường hợp xét về tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ
bản là:
- Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp).
- Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền.
- Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).
Thứ hai, lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng
và ngân hàng cho vay. (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…).
Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh
giá và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.Khi kết thúc hợp đồng khách
hàng có nghĩa vụ trả ngốc và lãi hoặc một số thoả thuận khác nếu được ngân
hàng cho vay chấp nhận. Trường hợp khách hàng không thực hiện hợp đồng hay
không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm bảo thuộc quyền quyết định
của ngân hàng cho vay.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự và các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Khái niệm nghĩa vụ dân sự
Trước hết, nghĩa vụ dân sự được hiểu là một quan hệ pháp luật được điều
chỉnh của Bộ Luật Dân sự (BLDS). Theo đó, Nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp
11
luật dân sự, bao gồm các bên chủ thể, trong đó một bên chủ thể mang quyền có
quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải chuyển giao một tài sản, phải thực
hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc, phải bồi thường
một thiệt hại về tài sản.
Bên có nghĩa vụ dân sự trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện các quyền
yêu cầu của bên có quyền dân sự hợp pháp. Là một dạng quan hệ pháp luật dân
sự, do vậy nó cũng có những căn cứ phát sinh, căn cứ làm thay đổi và chấm dứt
quan hệ hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật.
Việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể, việc hình thành
quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý
làm phát sinh nghĩa vụ.
Về mặt xã hội, nghĩa vụ còn được hiểu là việc một người thực hiện một
việc vì lợi ích của người khác, những hành vi đó pháp luật không quy định buộc
phải thực hiện (việc thực hiện này năm ngoài nghĩa vụ thực hiện công việc không
có sự uỷ quyền).
Về mặt pháp lý, Điều 280 BLDS 2005 quy định: “Nghĩa vụ dân sự là việc
mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao một vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể
khác (bên có quyền)”3. Theo đó, có thể hiểu nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật
về tài sản và nhân thân của các chủ thể, chủ thể mang quyền có quyền yêu cầu
chủ thể mang nghĩa vụ phải chuyển giao một tài sản, thực hiện một việc hoặc
không được thực hiện một việc vì lợi ích của mình hay lợi ích của người thứ ba,
phải bồi thường một thiệt hại về tài sản hoặc nhân thân do có hành vi gây thiệt
hại, vi phạm lợi ích hợp pháp của các bên có quyền. Chủ thể mang nghĩa vụ dân
sự có nghĩa vụ thực hiện quyền yêu cầu của chủ thể mang quyền. Các quyền dân
sự và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo quy định
của pháp luật hoặc theo thoả thuận của các bên xác lập quan hệ nghĩa vụ dân sự.
3
Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng
12
Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự
Như đã trình bày, với bản chất là một quan hệ pháp luật dân sự, do vậy
nghĩa vụ dân sự có những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự nói chung,
những nghĩa vụ dân sự còn có những đặc điểm riêng, đặc thù.
Thứ nhất, nghĩa vụ dân sự xác lập quan hệ tài sản dựa trên căn cứ luật
định hoặc theo thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Nghĩa vụ dân sự là mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên
chủ thể luôn luôn xác định được. Chủ thể của quan hệ nghĩa vụ dân sự rất đa
dạng, gồm cá nhân, pháp nhân, Nhà nước, hộ gia đình, tổ hợp tác và các chủ thể
khác của quan hệ nghĩa vụ pháp luật dân sự nói chung. Tuy nhiên, chủ thể của
quan hệ nghĩa vụ dân sự là những người được xác định có tư cách chủ thể trong
quan hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự là mối liên hệ hữu cơ,
mật thiết giữa quyền dân sự của một bên và nghĩa vụ dân sự của một bên.
Phạm vi thể hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể trong quan
hệ nghĩa vụ phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên hoặc pháp luật có quy
định và tính chất khách quan của quan hệ luôn luôn được thể hiện. Nghĩa vụ dân
sự có được thực hiện đúng, đủ hoặc nghĩa vụ bị xâm phạm do hành vi của một
hoặc các bên trong quan hệ nghĩa vụ, là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự
trong quan hệ nghĩa vụ.
Thứ ba, nghĩa vụ dân sự là một loại quan hệ pháp luật có đặc điểm độc
lập tương đối về tài sản trong quan hệ nghĩa vụ giữa các bên.
Nghĩa vụ dân sự thực tế không mang tính nhân thân nhưng lại là quan hệ
tài sản gắn liền với chủ thể tham gia (gồm bên có quyền và bên có nghĩa vụ).
Quan hệ này mang tính chất tài sản, có vị trí độc lập với các quyền nhân thân
khác quyền chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự và nghĩa vụ
về các loại thuế của cá nhân, pháp nhân… theo quy định của pháp luật.
13
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự
Khái niệm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật không đưa ra một khái niệm hoàn
chỉnh về biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, dựa trên bản chất của các hoạt động
này, có thể khái quát hóa như sau: “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là
những biện pháp pháp lý do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoặc để bảo đảm cho việc giao kết và thực
hiện nghĩa vụ”.
Khoản 1 Điều 318 BLDS năm 2005 liệt kê: “Các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
a) Cầm cố tài sản;
b) Thế chấp tài sản;
c) Đặt cọc;
d) Ký cược;
đ) Ký quỹ;
e) Bảo lãnh;
g) Tín chấp”.
Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Thứ nhất, đó phải là biện pháp do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật
quy định.
Là một nội dung quan trọng trong quan hệ dân sự, biện pháp bảo đảm là
một cơ chế do luật định nhằm đảm bảo việc thực thi nghĩa vụ của chủ thể liên
quan trong một quan hệ nghĩa vụ. Với bản chất dân sự, biện pháp bảo đảm phải
do các bên thỏa thuận áp dụng hoặc giao dịch đó được pháp luật quy định phải
được bảo đảm thì mới có căn cứ để áp dụng và ràng buộc pháp lý với các bên.
Thứ hai, biện pháp bảo đảm là những cơ chế xử lý tài sản có tính chất bổ
sung cho nghĩa vụ chính (khi nghĩa vụ chính không thực hiện).
Cũng cần nhận thấy bản chất của biện pháp bảo đảm không phải là một
14
giao dịch mới thay thế cho giao dịch chính ban đầu mà là một điều khoản dự
phòng trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được hoặc không thực
hiện đủ phần nghĩa vụ chính của mình. Bởi vậy, biện pháp bảo đảm chỉ mang
tính bổ sung và dự phòng rủi ro cho bên có quyền mà không thay thế nghĩa vụ
chính của bên có nghĩa vụ.
Thứ ba, biện pháp bảo đảm là những biện pháp được đặt ra có mục đích:
Tác động (lên tài sản), dự phòng (xử lý để thanh toán), dự phạt (chế tài về tài
sản).
Các biện pháp này được áp dụng khi nghĩa vụ cần được bảo đảm bị vi
phạm và chủ yếu mang tính chất tài sản. Nó không chỉ là giải pháp dự phòng mà
còn mang tính chế tài dành cho các bên liên quan khi bên liên quan cam kết thực
hiện nghĩa vụ thay thế cho bên có nghĩa vụ ban đầu.
1.3. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế
chấp của ngân hàng
Khái niệm hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp
Trước hết cần khẳng định, thế chấp là một trong các biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự được các ngân hàng áp dụng triệt để do tính an toàn và
dự phòng rủi ro cao. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2005.
Trong lịch sử luật pháp thế giới, người ta sớm biết tới các quy định về giao dịch
bảo đảm như một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tín dụng nói chung và
sự phát triển của nền kinh tế nói riêng góp phần không nhỏ vào sự ổn định của
các quan hệ dân sự, kinh tế, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực
hiện hoặc có thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ.
Việc xác lập các giao dịch bảo đảm luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi
của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao
dịch này.
Thế chấp tài sản là một loại hình giao dịch bảo đảm được sử dụng rộng
rãi trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
15
Tài sản thế chấp có thể là tài sản hữu hình và quyền tài sản. Thế chấp tài sản
theo quy định hiện hành mang nhiều nét của một loại vật quyền bảo đảm cho
dù khái niệm này còn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận một cách
chính thức. Biện pháp giao dịch bảo đảm này thiết lập ba mối quan hệ khác
nhau. Đầu tiên là quan hệ giữa bên nhận thế chấp (Ngân hàng) và bên thế
chấp (bên đi vay hoặc người thứ ba thế chấp tài sản của mình để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ của bên đi vay). Tiếp đến, thế chấp thiết lập một quyền ưu
tiên thanh toán có tính chất đối kháng với các chủ nợ khác. Cuối cùng, chế
định này trao cho người nhận thế chấp quyền truy đòi tài sản thế chấp từ bên
thứ ba mua hay nhận trao đổi tài sản thế chấp.
Đối với biện pháp bảo đảm là thế chấp, Điều 342 Bộ luật Dân sự năm
2005 có định nghĩa như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là
bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển
giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”.
Như đã đề cập ở trên, cho vay là một nghiệp vụ trong hoạt động ngân
hàng, theo đó, cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc
cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi. Cho vay có bảo đảm bằng thế chấp tài sản là một trong những loại hình
cho vay (cấp tín dụng) có mức độ an toàn cao bởi lẽ trong điều kiện không có
khả năng thanh toán tiền vay, tài sản thế chấp sẽ được sử dụng để xử lý phần
nghĩa vụ của bên vay.
Cho vay có bảo đảm xuất phát từ đặc thù của hợp đồng tín dụng luôn tiềm
ẩn độ rủi ro cao. Rủi ro trong hợp đồng tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích
của người gửi tiền, đến sự sống còn của tổ chức tín dụng mà gây nguy hại lớn
đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho các khoản vay là mục tiêu
hàng đầu của các tổ chức tín dụng. Để đảm bảo an toàn cho các khoản vay thì
16
các tổ chức tín dụng phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về đảm bảo tiền vay.
Đây cũng là nguyên tắc tín dụng của của hầu hết các ngân hàng thương mại trên
thế giới. Chẳng hạn như, Điều36Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc, hay
Điều 30.1 Luật ngân hàng thương mại Ba Lan quy định: “Để đảm bảo chắc chắn
cho việc hoàn trả khoản tín dụng các ngân hàng có thể yêu cầu người vay có vật
bảo đảm như quy định trong bộ luật dân sự và hối phiếu…”.
Ở Việt Nam, để bảo đảm cho việc thu hồi vốn, các tổ chức tín dụng
thường cho khách hàng vay khi có biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản như
thế chấp bằng tài sản của khách hàng. Ngoài ra, các tổ chức cũng có thể cho
khách hàng vay khi có bảo đảm bằng tín chấp của các tổ chức chính trị xã hội
như: Cho vay để xoá đói giảm nghèo thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội
cựu chiến binh. Theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ
tướng Chính Phủ4 thì trong thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã cho vay không
bảo đảm bằng tài sản đối với hộ gia đình, đến 30 triệu đồng đối với các hộ nông
dân, chủ trang trại sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mang tính sản xuất
hàng hoá có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Tuy nhiên, không phải mọi khoản cho vay nào cũng phải có biện pháp bảo
đảm tiền vay bằng tài sản. Trên tinh thần trao quyền chủ động cho các tổ chức
tín dụng, nâng cao cạnh tranh, pháp luật của các nước đều cho phép các tổ chức
tín dụng chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để cho
vay vốn không cần có tài sản bảo đảm.
Tham khảo quy định này trong Bộ luật dân sự Nhật Bản năm 1889, ta thấy
pháp luật Nhật Bản không dựa vào khái niệm động sản và bất động sản xây dựng
căn cứ giao kết hợp đồng thế chấp mà quy định căn cứ xác định là có hay không
sự chuyển giao thực tế tài sản. Tuy nhiên, đối với thế chấp thì biện pháp bảo đảm
công khai là hành vi đăng ký tài sản thế chấp vì tài sản thế chấp không được
chuyển giao cho người nhận thế chấp. Luật cho phép thế chấp bất động sản
(Khoản 1 Điều 369).
4
Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách
tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn
17
Điều 702, Bộ luật dân sự Thái Lan năm 1925 quy định hợp đồng thế chấp
là hợp đồng mà người thế chấp không giao tài sản thế chấp cho người nhận thế
chấp. Một số loại động sản có thể là đối tượng của tài sản thế chấp miễn là
những động sản đóđãđược đăng kýđúng luật. Với hợp đồng cầm cố thì lại quy
định rõ đối tượng là động sản và phải thực hiện việc chuyển giao tài sản cầm cố.
Đặc điểm thế chấp tài sản và cho vay thế chấp tài sản
Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng
kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động
tín dụng. Trong khi đó bất kì một khoản cho vay nào cũng đều chứa đựng những
rủi ro nhất định. Một khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất. Để hạn
chế rủi ro thì ngay từ đầu tất cả các khoản cho vay phải có ít nhất hai nguồn trả
nợ tách biệt. Do đó bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế
của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận
lợi. Thế chấp tài sản để vay có các đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất, thế chấp tài sản không yêu cầu phải chuyển giao tài sản thế
chấp.
Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp không phải giao tài sản đảm bảo
cho bên nhận thế chấp. Tính chất bảo đảm được xác định bằng việc bên thế
chấp sẽ phải giao cho bên nhận thế chấp những giấy tờ chứng minh tình trạng
pháp lý của tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Như vậy, khác với biện
pháp cầm cố, trong quan hệ thế chấp các bên giảm thiểu được những thủ tục,
công việc liên quan đến việc chuyển giao trực tiếp tài sản từ chủ thể này sang
chủ thể khác. Các loại giấy tờ liên quan phải là bản gốc (bản duy nhất) được
giao cho bên nhận thế chấp giữ. Sự không chuyển giao tài sản không hề ảnh
hưởng tới quyền lợi của bên nhận thế chấp hay nói cách khác quyền định đoạt
đối với tài sản thế chấp của bên nhận thế chấp không bị mất hay giảm sút từ
việc không trực tiếp nắm giữ tài sản thế chấp. Bên thế chấp là người trực tiếp
nắm giữ tài sản thế chấp, mặc dù vậy vẫn không thể định đoạt tài sản thế chấp
do giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản - cái quyết định một giao dịch được
18
thực hiện do bên nhận thế chấp giữ.
Bởi vậy, trong nghiệp vụ cho vay (cấp tín dụng) có thế chấp tài sản, Ngân
hàng với tư cách bên cho vay không có quyền yêu cầu bên vay cung cấp hoặc
chuyển giao thực tế tài sản. Tài sản chỉ bị giải chấp trong trường hợp bên vay
không thực hiện đúng nghĩa vụ tới hạn.
Thứ hai, thế chấp tài sản đáp ứng linh hoạt lợi ích của các bên chủ
thể.
Đối với bên nhận thế chấp, bên nhận thế chấp không phải giữ gìn và bảo
quản tài sản bảo đảm trong thời gian thế chấp như không phải lo về kho, bến bãi,
người trông coi hay các biện pháp bảo quản thích hợp cũng như không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất tài sản. Đối với bên thế
chấp, bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng, khai thác công dụng của tài sản
thế chấp và khả năng thu được lợi nhuận để thực hiện đúng, đầy đủ đối với bên
nhận thế chấp có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, biện pháp thế chấp vẫn ẩn
chứa những rủi ro cho bên nhận thế chấp cao hơn so với bên nhận cầm cố.
Thứ nhất, đó là việc xác định tính xác thực của các giấy tờ thế chấp. Thực
tế đã chứng minh có rất nhiều bất cập xoay quanh vấn đề giấy tờ thế chấp như
trường hợp: Một tài sản thế chấp nhưng lại lập nhiều hồ sơ khác nhau để xin vay
tiền của các ngân hàng khác nhau. Việc làm giả giấy đăng ký ô tô, xe máy, giấy
chứng nhận quyền sử dụng một cách phổ biến và tinh vi đến nỗi nếu không thẩm
tra cụ thể tài sản trên thực tế thì bên nhận thế chấp rất khó phát hiện ra.
Thứ hai, việc giữ gìn tài sản thế chấp lại thuộc về bên có nghĩa vụ và họ
có quyền khai thác, sử dụng tài sản thế chấp nếu không có thỏa thuận khác. Như
vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng: Bên thế chấp tìm cách bán tài sản thế chấp cho
người khác trong thời gian thế chấp mà bên nhận thế chấp không được biết hay
bên thế chấp lạm dụng quyền khai thác tài sản thế chấp dẫn đến tài sản đó bị hư
hỏng, giảm sút giá trị. Tất cả đều dẫn đến khả năng không bảo đảm được quyền
của bên nhận thế chấp.
Thực tiễn đối với hoạt động cấp tín dụng có thế chấp tài sản, việc xác
19