Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 112 trang )

MAI HOÀNG ANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP
ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2014 - 2016

MAI HOÀNG ANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

MAI HOÀNG ANH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS BÙI ĐĂNG HIẾU

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, giảng viên
Khoa Sau Đại Học – Viện Đại học Mở Hà Nội đã dìu dắt, giảng dạy và rèn luyện
cho em trong suốt thời gian học tập và tu dưỡng tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Đăng Hiếu đã luôn định
hướng, khuyến khích, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ
em hoàn thành tốt khóa luận này.
Trong thời gian thực hiện khóa luận, em còn nhận được sự động viên rất lớn
từ phía gia đình và bè bạn.
Em xin ghi nhớ và chân thành cảm ơn!

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Sinh Viên

Mai Hoàng Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ĐẠI DIỆNTRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM…………………………………………………8
1.1. Khái niệm đại diện, đại diện trong quan hệ hợp đồng nói chung và đại diện trong
quan hệ hợp đồng thương mại nói riêng và đặc điểm……………………………………8
1.1.1. Khái niệm đại diện…………………………………………………...………………8

1.1.2. Đại diện trong quan hệ hợp đồng…………………………………………………. 11
1.1.3. Đặc điểm của đại diện trong quan hệ hợp đồng…………….……………………….12
1.2. Phân loại về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại …….………………….15
1.3.Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở
Việt Nam ……………………………………………………….……………………21
Tiểu kết Chương 1…………………………………………………………………….23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM…………………………………………………………………………………..25
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
thuơng mại ở Việt Nam …………………………………………………………. 25
2.1.1. Quy định pháp luât hiện hành về chủ thể đại diện trong quan hệ hợp
đồng thương mại……………………………………………………………………...24
2.1.2. Quy định pháp luât hiện hành về phạm vi đại diện trong quan hệ hợp
đồng thương mại…………………………………………….………….………………43
2.1.3. Quy định pháp luât hiện hành về thời điểm xác lập, chấm dứt trong quan hệ
hợp đồng ……………………………………….……………………………………56


2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở
Việt Nam ………………………………………………………………………………67
Tiểu kết Chương 2 …………………………………………………………………….86
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI
DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG…………………………………………….88
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở
Việt Nam……………………………………………………………………………… 88
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở
Việt Nam …………………………………………………………………………….90
Tiểu kết Chương 3…………………………………………………………………… 96
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...… 99


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

: ủy ban nhân dân

NLHV

: năng lực hành vi

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại diện trong quan hệ hợp đồng là nhu cầu thiết yếu của các chủ thể trong xã
hội ở bất cứ quốc gia nào. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, sự giao
thương giữa các chủ thể thông qua hợp đồng càng nhiều mà không phải trường hợp
nào chủ thể cũng có thể đủ điều kiện tự mình giao kết, thực hiện hợp đồng. Bởi
vậy, mối quan hệ đại diện trong quan hệ đại diện được hình thành là một hệ quả tất
yếu trong xã hội Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Đại diện trong quan hệ hợp đồng là một bộ phận của chế định đại diện và
được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật của chế định đại diện và của chế định

hợp đồng. Chế định đại diện được các quốc gia trên thế giới ghi nhận là chế định
pháp luật lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và trong cơ cấu
pháp lý. Các quy định pháp luật về chế định đại diện trong quan hệ hợp đồng được
các quốc gia trên thế giới ghi nhận các quy định chung tại Bộ Luật dân sự như tại
điều 164 Bộ Luật dân sự Đức, điều 1984 Bộ Luật dân sự Pháp năm 1804, điều 797
Bộ Luật dân sự và thương mại Thái Lan...đều là những quy định chế định đại diện,
Chế định đại diện của nước ta đã có một bề dày lịch sử lâu dài. Các quy định
của chế định đại diện đã được ghi nhận trong bộ luật đầu tiên của nước ta là Luật
Hồng Đức, cho thấy hoạt động đại diện luôn tồn tại song hành cùng với xã hội,
không phân biệt thể chế và sự quan tâm của nhà nước với trong hoạt động lập pháp,
trong đó quan hệ hợp đồng thông qua đại diện là một chủ điểm được nhà nước quan
tâm.

7


Tiếp sau đó là Luật Gia Long gắn liền với triều đại nhà Nguyễn với thân phận
chư hầu của Trung Quốc cũng ghi nhận chế định đại diện. Tuy nhiên, các quy định
tại Luật Gia Long có cấu trúc khác với Luật Hồng Đức vì thực chất Luật Gia Long
hầu như chỉ lấy lại câu chữ liên quan trong Bộ Luật nhà Thanh.
Về chế định hợp đồng, Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long lại không có quy
định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ
hợp đồng giữa các chủ thể với nhau.
Tiếp nối là sự ghi nhận chế định đại diệntại Bộ dân Luật Bắc Kỳ và Dân Luật
Trung Kỳ.
Tuy nhiên, chế định đại diện và chế định hợp đồng chỉ thật sự nhắc đến kể từ
Bộ Luật dân sự 1995, gắn liền với Nhà Nước Cộng Hòa Việt Nam. Bộ Luật dân sự
1995 được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/6/1996. Đây là bộ luật được xây dựng từ những đóng góp không ngừng nghỉ của
nhân dân và Nhà Nước ta của 10 năm xây dựng hệ thống pháp Bộ Luật dân sự

Việt Nam thời hiện đại. Các quy định chung về chế định đại diện đã được ghi nhận
từ điều 148 đến điều 157, Bộ luật dân sự 1995, song song đó là các quy định chung
về chế định hợp đồng được ghi nhận từ điều 394 đến điều 420 (thuộc mục 7: hợp
đồng dân sự, của phần thứ 3: nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) và từ điều 421
đến điều 594 (thuộc chương II: hợp đồng dân sự thông dụng). Vậy nhưng khi áp
dụng vào thực tiễn, cùng với thời gian dài và nhiều biến đổi của đời sống xã hội
dân sự chế định đại diện trong Bộ Luật dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều thiếu sót bất
cập, chưa cụ thể.
Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005 để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đời sống
dân sự và khắc phục những hạn chế, thiếu sót về chế định đại diện trong quan hệ
hợp đồng thuộc Bộ Luật dân sự 1995. Các quy định chung về chế định đại diện
gồm 10 điều từ điều 139 đến điều 148(thuộc chương VII, Bộ luật dân sự 2005) và
8


chế định hợp đồng từ điều 385 – 569 (thuộc mục 7 về hợp đồng, chương XV những
quy định chung và chương XVI về một số hợp đồng thông dụng, của phần thứ 3:
nghĩa vụ và hợp đồng). Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đại diện trong
quan hệ hợp đồng cho thấy Bộ Luật dân sự 2005 đã đáp ứng phù hợp với sự phát
triển kinh tế xã hội của nước ta và đã thực sự là một bộ luật của dân, vì dân.
Mười năm trôi qua, với biến đổi của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế khi
nước ta đang trên đà xây dựng và phát triển thành một nước có nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với đó là việc mở cửa, hội nhập với quốc
tế, Bộ Luật dân sự 2005 đã dần không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội hiện
tại. Chính vì vậy, ngày 24/11/2015, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự số
20/2015/L-CTN, thay thế Bộ Luật dân sự 2005 và sẽ có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Trong quá trình thực thi pháp luật sau này, khi Bộ Luật dân sự năm 2015 có hiệu
lực, hy vọng sẽ là chìa khóa để mở ra những giải pháp đúng đắn khắc phục những
khó khăn còn tồn tại, chưa giải quyết được khi Bộ Luật dân sự 2005 còn có hiệu

lực và sẽ hòa nhịp hài hòa, đóng góp cho đời sống nhân dân, cho sự phát triển của
đất nước.
Bên cạnh đó, các quy định về đại diện trong quan hệ hợp đồng hiện nay còn
chịu sự điều chỉnh của các quy định của các luật chuyên ngành như Luật thương
mại 2015; Luật đất đai 2013; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung năm
2010 ... và các văn bản dưới luật cũng điều chỉnh vấn đề đại diện trong quan hệ hợp
đồng.
Từ vị trí quan trọng của các quy định pháp luật đại diện trong quan hệ hợp
đồng, cũng như để điểm lại những thành tựu và khó khăn còn tồn tại trong Bộ Luật
dân sự 2005 khi được thực thi trong thực tế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật
về đại diện trong quan hệ hợp đồng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài Luận văn
Thạc sĩ luật học của mình với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những
nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp luật về đại diện trong quan hệ
9


hợp đồng nói riêng, pháp luật về đại diện nói chung. Qua đó, đưa ra định hướng,
giải pháp hoàn thiện và những bài học kinh nghiệm khi thực thi pháp luật về đại
diện trong quan hệ hợp đồng.
2. Tình hình nghiên cứu
Pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng là một nội dung quan trọng trong
hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và được các nước trên thế giới quan tâm chú
trọng xây dựng.
Ở nước ta, có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật hợp đồng như: “Pháp
luật về hợp đồng” của TS Nguyễn Mạnh Bách (1995), “Hoàn thiện pháp luật về
hợp đồng ở Việt Nam” của PGS.TS Dương Đăng Huệ (2002), “Chế định hợp đồng
kinh tế - Tồn tại hay không tồn tại” của GS.TS Lê Hồng Hạnh (2003), “Một số vấn
đề liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” (2004), “Dự thảo
Bộ Luật dân sự (sửa đổi) và vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” của
PGS.TS Phạm Hữu Nghị (2005), “Hoàn thiện chế định hợp đồng” của TS Phan Chí

Hiếu. Bên cạnh đó có một ít bài viết chuyên ngành về vấn đề này như: “Một số ý
kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của Th.S Lê Thị Bích Thọ,
“Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so
sánh” của TS Ngô Huy Cương…Cùng với đó là công trình nghiên cứu Luận án tiến
sĩ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của
Hồ Ngọc Hiển (tháng 5/2012), công trình nghiên cứu Luận án thạc sĩ “Pháp luật
Việt Nam về đại diện trong quan hệ hợp đồng” của Đỗ Hoàng Yến (2012) và một
số khóa luận tốt nghiệp của các cử nhân luật của trường Đại học Luật và Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên các công trình chỉ mang tính riêng biệt cho từng chế định hợp đồng
và chế định đại diện. Riêng công trình nghiên cứu của Đỗ Hoàng Yến cùng tên với
đề tài, tuy nhiên lại chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp về chế định đại diện cho thương
nhân trong Luật Thương Mại.
10


Các loại hợp đồng trên thực tế rất phong phú, có thể là hợp đồng thương mại,
hợp đồng lao động... Bởi vậy, Luận văn sẽ phân tích các quy định của pháp luật về
đại diện trong quan hệ hợp đồng dưới góc độ chung, được coi là gốc rễ của pháp
luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng mà loại hợp đồng nào cũng phải đáp ứng
được nếu muốn là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp
đồng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận của chế định
đại diện trong quan hệ hợp đồng, các quy định của pháp luật về đại diện trong quan
hệ hợp đồng để chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về
đại diện trong quan hệ hợp đồng. Cùng với đó là cách thức xác lập quan hệ hợp
đồng thông qua đại diện trên thực tế để người đọc có thể tiếp cận, hình dung được
hình thức thể hiện của chế định trên thực tế, nắm bắt được một số dạng tranhluật về đại diện trong quan hệ hợp đồng, có những

quy định thật sự mang tính minh thị, khả thi khi áp dụng trên thực tế. Bên cạnh đó,
vẫn tồn tại những quy định chưa rõ ràng, không phù hợp với thực tiễn dẫn đến việc
thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn hoặc không thu được kết quả tốt. Tại
chương 2 của luận văn, tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật về chủ thể
đại diện, phạm vi đại diện, thời điểm xác lập, chấm dứt trong quan hệ hợp đồng và
thực tiễn thực hiện pháp luật trong quan hệ hợp đồng có sự phân tích, so sánh với
Bộ Luật dân sự 2015 sắp có hiệu lực.
Có thể thấy rằng, pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng được quy định cụ
thể nhất tại Bộ Luật dân sự, sau đó là ở môt số luật chuyên ngành. Bộ Luật dân sự
với vai trò là một luật chung quy định về chế định đại diện trong hợp đồng, những
quy định của luật chuyên ngành không đươc trái với Luật chung này. Tuy nhiên,
trên thực tế vẫn có những quy định liên quan đến pháp luật quan hệ đại diện trong
quan hệ hợp đồng được quy định khác so với Bộ Luật dân sự như Luật thương mại
2005.
96


Cho nên, một phần để khắc phục những thiếu sót từ pháp luật về đại diện
trong quan hệ hợp đồng, Bộ Luật dân sự 2015 ra đời như một hệ quả tất yếu với sứ
mệnh khắc phục những điểm còn hạn chế của Bộ Luật dân sự 2005 về đại diện
trong quan hệ hợp đồng, cho thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện trong quan hệ
hợp đồng thật sự là một công cụ pháp lý bảo đảm được lợi ích của các chủ thể trong
quan hệ hợp đồng thông qua đại diện, giảm thiểu số lượng các vụ tranh chấp liên
quan đến quan hệ đại diện thông qua hợp đồng, từ đó mà giảm được trí lực và vật
lực cho chủ thể của quan hệ này và cho xã hội.

97


CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN TRONG QUAN HỆ HỢP
ĐỒNGTHƯƠNG MẠI
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
thương mại ở Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng phải phù
hợp với các quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù
hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Một trong những yếu tố để hệ thống pháp luật hiệu quả là hệ thống pháp luật
đó sẽ có chứa đựng các quy phạm pháp luật phù hợp với điều kiện thực tiễn của
quốc gia đó. Bởi chỉ khi đó, các quy định pháp luật mới có thể đi vào đời sống và là
công cụ để các chủ thể có thể thực hiện các quyền lợi của mình. Còn khi, tách biệt
ra khỏi điều kiện thực tiễn thì các quy định pháp luật sẽ chỉ mãi nằm trên giấy tờ và
khó có thể thực thi được, dẫn đến hậu quả là vừa mới ban hành đã bị bãi bỏ.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vừa vận hành theo cơ chế thị trường,
vừa có sự điều tiết của Nhà nước. Nước ta hiện đang chuyển mình trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên sự xâm nhập của các quy luật của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ vào xã hội là điều đương nhiên,
không thể chối bỏ. Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng phải phù hợp với
các quy luật của nền kinh tế thị trường thì mới có thể tồn tại, ứng dụng được và
phát huy sức mạnh.
Đồng thời, nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chịu sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước. Pháp luật là công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện quyền
98


làm lãnh đạo, quản lý của mình, nhằm duy trì ổn định xã hội, đảm bảo cho các chủ
thể trong xã hội có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cho nên các quy định pháp
luật nói chung, pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng nói riêng phải phù hợp
với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, xây dựng các quy định của pháp luật đại diện trong quan hệ hợp
đồng rõ ràng, đồng bộ, tránh sự chồng chéo, lặp lại, mâu thuẫn.
Thực tiễn các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng và thực
tiễn áp dụng đã có rất nhiều minh chứng cho sự thiếu rõ ràng về đại diện trong quan
hệ hợp đồng bằng sự lúng túng khi áp dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp, mà
cụ thể nhất là Tòa án khi giải quyết các vụ án liên quan đến đại diện trong quan hệ
hợp đồng.
Việc các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng thiếu tính
đồng bộ, thống nhất được thể hiện điển hình ở sự khác biệt giữa luật chung là Bộ
Luật dân sự và các luật chuyên ngành (như Luật Thương Mại) khi cùng điều chỉnh
về một nội dung. Ngoài ra, có rất nhiều các quy định về đại diện trong quan hệ hợp
đồng đã quy định rõ ở văn bản pháp luật này lại được đề cập lại ở một văn bản
pháp luật khác, khiến cho việc áp dụng pháp luật phiền hà, mất công sức.
Thiết nghĩ, các quy định về pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng chỉ nên
quy định ở Bộ Luật dân sự vì Bộ Luật dân sự là bộ luật chung chứa đựng các quy
định nền tảng về pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng và cho dù là hợp đồng
đó có thuộc lĩnh vực nào thì cũng đều mang bản chất là một hợp đồng mang bản
chất chung như Bộ Luật dân sự đã đề cập.
Vì đại diện trong quan hệ hợp đồng có sự xuất hiện khá thường xuyên, cho
nên Bộ Luật dân sự nên có quy định thêm một vài điều khoản cụ thể trực tiếp về
đại diện trong quan hệ hợp đồng, thay vì phải móc nối giữa các chế định đại diện
và chế định hợp đồng, dẫn đến việc áp dụng pháp luật đôi khi trở nên không đồng
nhất và dẫn đến mâu thuẫn.
99


Thứ ba, pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng phải đảm bảo được
quyền lợi tối đa của các chủ thể trong quan hệ.
Khi xác lập quan hệ đại diện trong quan hẹ hợp đồng, các chủ thể trong mối
quan hệ là chủ thể hưởng lợi cũng như phải gánh lấy những thiệt hại. Pháp luật về

đại diện trong quan hệ hợp đồng được ban hành với mục đích để các chủ thể có thể
thực hiện và bảo vệ quyền lợi của mình. Vì vậy, khi xây dựng pháp luật về đại diện
trong quan hệ hợp đồng phải đảm bảo được quyền lợi tối đa của các chủ thể trong
quan hệ.
Thứ tư, pháp luật về đại diện trong quan hệ đại diện phải được xây dựng phù
hợp với thực tiễn xã hội nhưng vẫn mang tính dự liệu, ổn định, có thể tồn tại lâu
dài.
Pháp luật về đại diện trong quan hệ đại diện phải phù hợp vớ thực tiễn thì mới
có khả năng thực thi trong cuộc sống. Ở mỗi thời điểm, tùy vào điều kiện kinh tế xã
hội mà đưa ra các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng sao cho
phù hợp. Tuy nhiên, khi xây dựng những quy định pháp luật đại diện trong quan hệ
hợp đồng này còn cần phải tiên đoán những xu hướng biến đổi và phát triển tự
nhiên của điều kiện kinh tế xã hội ở một khoảng thời gian nhất định sau theo hướng
logic trên cơ sở thời điểm hiện tại. Có dự liệu như vậy thì các quy định pháp luật về
đại diện trong quan hệ hợp đồng mới có khả năng tồn tại lâu dài.
Thứ năm, pháp luật về đại diện trong quan hệ đại diện được xây dựng phù
hợp, tương thích với pháp luật quốc tế, có khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, nước ta đang ngày một mở rộng mối quan hệ giao lưu với các
nước trên thế giới. Hội nhập để phát triển, tiến bộ hơn nữa về mọi mặt kinh tế , xã
hội, chính trị. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đòi hỏi chúng ta phải mềm dẻo hơn
để hòa mình vào trong đại gia đình ấy. Pháp luật về đại diện trong quan hệ đại diện
cũng theo đó mà cần được xây dựng phù hợp, tương thích với pháp luật quốc tế, có
khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.
100


3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
thương mại ở Việt Nam
Cần cụ thể hóa các quy định về đại diện trong quan hệ hợp đồng trong chương
hợp đồng của Luật dân sự.

Đại diện trong xác lập, thực hiện hợp đồng là một vấn đề hết sức phức tạp
trong thực tế ký kết hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng trong kinh doanh.
Hiện nay, nội dung đại diện và ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự đã được quy định tại chương VI phần thứ nhất và mục 12 chương II phần thứ
ba của Bộ luật dân sự 2005. Bộ Luật dân sự 2015 sửa đổi, sắp có hiệu lực cũng
có những quy định về đại diện và ủy quyền tại ... của Bộ Luật dân sự này. Có
thể nhận thấy rằng, mặc dù có một số quy định về đại diện đã được sửa đổi tại
Bộ Luật dân sự 2015, tuy nhiên bố cục của Bộ Luật về đại diện trong quan hệ
hợp đồng vẫn được sử dụng dựa trên các quy định chung về đại diện trong các
giao dịch.
Chính bởi sự phức tạp của đại diện trong xác lập, thực hiện hợp đồng mà
theo tác giả vấn đề đại diện trong quan hệ hợp đồng cần phải được sửa đổi theo
hướng cụ thể trong phần quy định về hợp đồng.
Hoàn thiện các quy định về pháp luật đại diện
- Thứ nhất, bổ sung quy định về giám sát việc đại diện theo pháp luật
Bộ Luật dân sự 2015 cũng như Bộ Luật dân sự 2005 chỉ quy định việc giám sát
việc giám hộ mà không có quy định về giám sát việc đại diện theo pháp luật.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không chỉ trong quan hệ giám hộ mà trong quan
hệ đại diện theo pháp luật việc cử người giám sát việc đại diện trong một số trường
hợp là cần thiết. Vì công việc của người đại diện theo pháp luật là một nghĩa vụ và
không nhận được bất kỳ lợi ích vật chất nào cho nên không phải ai cũng sẵn lòng
chấp nhận và có thể thực hiện hết mình được. Bởi vậy, việc giám sát việc đại diện
để có thể theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người đại diện trong việc thực hiện việc đại
101

Comment [T2]: Các kiến nghị nêu trong mục 3.2.
này đều quá chung chung, chưa hướng tới cụ thể
hoàn thiện quy định nào của PL.



diện, xem xét kịp thời và có những đề nghị phù hợp cho người đại diện theo pháp
luật để đạt được hiệu quả tối ưu mà chế định đại diện hướng tới.
- Thứ 2, cần quy định về số lượng người đại diện mà người đại diện có thể đảm
nhận
Bộ luật dân sự 2015 chưa có quy định về việc hạn chế số người đại diện mà
người đại diện có thể đảm nhận mà chỉ quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại
diện cho nhiều cá nhân, pháp nhân khác nhau (khoản 3, điều 141 Bộ luật dân sự
2015) nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thuận tiện trong việc thực hiện tối đa
quyền của mình. Tuy nhiên, nếu cùng lúc một người đại diện nhận đại diện cho quá
nhiều người nhất là người đại diện theo ủy quyền thì sẽ dẫn tới việc người đại diện
khó có thể đảm bảo tốt, trọn vẹn chức trách của một người đại diện, gây ảnh hưởng
đến quyền lợi của người được đại diện.
Bởi vậy,l uật dân sự cần có các quy định giới hạn tối đa số người được đại diện
mà người đại diện có nhận đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.
- Thứ 3, về giao dịch với chính mình hoặc bên thứ 3 mà mình cũng là người đại
diện
Tại khoản 3, điều 141, Luật dân sự 2015, quy định người đại diện không được
xác lập, thực hiện giao dịch với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là
người đại diện, trừ trường hợp mà pháp luật có quy định khác.
Quy định này nhằm tránh sự trục lợi hay thiếu công bằng có thể có từ người đại
diện. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp giới hạn này ngăn cản mục đích và
quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong xã hội. Điển hình như trường hợp cha
mẹ muốn tặng cho tài sản cho con chưa thành niên, mất năng lực hành vi ... (đối
tượng mà pháp luật quy định phải có người đại diện), trong khi chính cha mẹ lại là
người đại diện cho con. Khi đó, cha mẹ sẽ đóng 2 tư cách trong cùng một hợp
tức là giao dịch với chính mình
102


Hay trường hợp giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ký hợp đồng chuyển

nhượng... tài sản của mình để hình thành vốn góp của công ty. Trong khi người đó
là bên có tài sản trong hợp đồng và là cũng là người đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp. Lúc này người đại diện cũng đang giao kết với chính mình.
Trong khi có thể thấy mục đích thiết lập hợp đồng ở đây là hoàn toàn chính
đáng. Bởi vậy, trong thực tế vẫn tồn tại 2 quan điểm áp dụng pháp luật, quan điểm
thứ nhất cho rằng hành vi giao kết hợp đồng của cha, mẹ hay giám đốc doanh
nghiêp tư nhân là giao dịch với chính mình và bị cấm. Quan điểm thứ 2 cho rằng
chỉ có hành vi người đại diện mang tài sản của người được đại diện đem giao kết
như tặng cho, chuyển nhượng với chính mình hoặc với người thứ 3 thì mới là hành
vi trục lợi, vì có sự chuyển dịch tài sản từ người được đại diện sang bên người đại
diện. Còn chiều có sự chuyển dịch tài sản của người đại diện sang bên người được
đại diện thì không bị cấm.
Bởi vậy, cần có những quy định ngoại lệ cụ thể về việc người đại diện có thể
giao dịch với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện.
- Thứ tư, bổ sung quy định về thẩm quyền đại diện của chi nhánh trong giao kết
hợp đồng hoặc quy chế đại diện cho các đơn vị thành viên của pháp nhân (chi
nhánh) để khắc phục những tranh chấp thực tế đang tồn tại.
- Thứ năm, sửa đổi quy định tại khoản 2 điều 134 Luật dân sự 2015: “cá nhân
không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự
mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
Bởi chủ thể được đại diện không chỉ là cá nhân mà còn là pháp nhân, tổ chức.
Bên cạnh đó có một số ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao như thuế, kiểm
toán, pháp lý ... mà không phải chỉ cá nhân, mà cả tổ chức có quyền thực hiện
không được phép để người khác đại diện, cần thiết phải tự mình xác lập và thực
hiện những hợp đồng đó.
Hoàn thiên các quy định pháp luật ở một số lĩnh vực chuyên ngành
103


Thứ nhất, trong lĩnh vực bất động sản

Hành vi xác lập hợp đồng ủy quyền định đoạt nhà đất để che giấu một giao dịch
khác như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng vay là một hành vi còn nổi cộm
trong lĩnh vực bất động sản. Dù rằng bộ Tài Chính đã có giải pháp để ngăn ngừa
hành vi này bằng cách quyết định thu thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng ủy
quyền định đoạt nhà, đất như trên. Tuy nhiên, về mặt bản chất điều này là không
hợp lý bởi lẽ việc ủy quyền không làm phát sinh quyền sở hữu của bên được ủy
quyền, về mặt pháp lý người ủy quyền vẫn là chủ sở hữu, không thể suy luận rằng
hành vi ủy quyền định đoạt nhà đất là hành vi mua bán, chuyển nhượng được.
Đồng thời, vì giải pháp để ngăn ngừa hướng tới vấn đề tài chính nên vẫn có những
chủ thể vẫn sẵn sàng chấp nhận đóng đầy đủ mức thuế đấy để thực hiện, hoàn thành
giao dịch giả tạo này.
Bởi vậy, cần phải đưa ra giải pháp và ổn định cho thực trạng này là phải sửa
đổi Bộ luật dân sự theo hướng hạn chế việc ủy quyền định đoạt tài sản là bất động
sản, chỉ cho phép chủ sở hữu được ủy quyền cho người khác thực hiện một số thủ
tục liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản (như soạn thảo hợp đồng, nộp
thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, liên hệ với các cơ quan nhà nước), còn việc ký
hợp đồng chuyển nhượng bất động sản (ký hợp đồng định đoạt bất động sản) thì
phải do chủ sở hữu (bên ủy quyền) trực tiếp ký với bên nhận chuyển nhượng bất
động sản, không cho phép bên được ủy quyền được trực tiếp ký hợp đồng với bên
thứ 3 như hiện nay.
Tuy nhiên, ngay tại bộ luật dân sự 2015 sửa đổi, sẽ có hiệu lực vào ngày
01/01/2017 thì vẫn chưa có những quy định để hạn chế ủy quyền định đoạt bất
động sản như trên.
Thứ hai, trong lĩnh vực bán đấu giá
Tại nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định người tham gia đấu giá tài sản là
cá nhân, đại diện tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản bán đấu
104


giá theo quy định của nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên

quan.
Nghị định quy định về đối tượng không được tham gia đấu giá bao gồm:
Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình; Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện
việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người
đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,
em ruột của người đó; Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; người ra quyết
định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; người có thẩm
quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu
giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản
của người khác theo quy định của pháp luật.
Với quy định này không thể xác định đại diện tổ chức là người tham gia đấu
giá, người tham gia đấu giá trong trường hợp này phải là tổ chức và tổ chức thực
hiện việc tham gia đấu giá thông qua người đại diện pháp luật của mình. Người đại
diện của tổ chức khi tham gia đấu giá phải nhân danh tổ chức và tổ chức phải chịu
trách nhiệm dân sự về hành vi tham gia đấu giá của người đại diện của mình. Cho
nên, Luật đấu giá sắp được ban hành cần quy định trường hợp người tham gia đấu
giá trong trường hợp thông qua người đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ
của người đại diện
Ngoài ra, liên quan đến người có tài sản bán đấu giá, theo Nghị định số
17/2010/NĐ-CP, người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản, người được chủ
sở hữu ủy quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu
giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật về bán đấu giá chưa quy định cụ thể về
thủ tục, quyền, nghĩa vụ của người đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật,
trong trường hợp cha mẹ, người giám hộ bán tài sản của người chưa thành niên,
105



người mất năng lực hành vi dân sự; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bán
tài sản của mình; đại diện pháp nhân trong bán tài sản của pháp nhân; đại diện của
các đồng sở hữu chủ trong bán tài sản chung.
Bởi vậy, Luật đấu giá cần quy định cụ thể thủ tục, quyền, nghĩa vụ của người
đại diện chủ sở hữu mà không thuộc diện được chủ sở hữu ủy quyền và quyền mua
lại của chủ sở hữu chung trong trường hợp tài sản bán đấu giá thuộc sở hữu của
nhiều chủ sở hữu.

106


Tiểu kết Chương 3
Pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng ở Việt Nam đã được chúng ta
nghiên cứu, tìm hiểu từ chung cho đến riêng biệt, cũng như từ lý luận đến thực tiễn
tại chương 1, chương 2 của luận văn. Qua sự tìm hiểu đó, chúng ta có thể nhận thấy
những khó khăn, bất cập của các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp
đồng ngay từ những quy định pháp luật hiện hữu trong văn bản pháp luật cho đến
quá trình thực thi, áp dụng pháp luật trên thực tiễn.
Bộ Luật dân sự 2015 được thông qua ngày 24/11/2011 và sẽ có hiệu lực từ
ngày 01/01/2017. Qua tìm hiểu, nhận thấy Bộ Luật dân sự 2015 được xây dựng dựa
trên sự kế thừa có chọn lọc các quy định tiến bộ của Bộ Luật dân sự 2005, bên cạnh
đó là Bộ Luật dân sự2015 còn mang sứ mệnh khắc phục những bất cập trong quá
trình thực thi các quy định pháp luật trên thực tế đã tồn tại trong Bộ Luật dân sự
2005 suốt thời gian qua, trong đó có các quy định pháp luật về đại diện trong quan
hệ hợp đồng.
Tuy nhiên, thực tế những quy định mới của Bộ Luật dân sự 2015 quy định về
chế định đại diện thông qua quan hệ hợp đồng được chúng ta phân tích, đánh giá là
tiến bộ chỉ mới được dựa trên sự so sánh ở góc độ lý luận, còn có khả thi trong thực
tế hay không thì phải được đánh giá dựa trên quá trình thực thi trên thực tế, điều đó
còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như bối cảnh kinh tế xã hội, chính trị... tại thời

điểm áp dụng pháp luật.
Bởi vậy, những định hướng, giải pháp mà luận văn đưa ra để nhằm khắc
phục những bất cập còn tồn tại trong pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
ở Việt Nam không dựa trên không hướng đến việc đưa ra các giải pháp mang tính
quy định vi mô mà Bộ Luật dân sự cần phải sửa đổi, mà được đưa ra là định hướng,
giải pháp chung, lâu dài để hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp
đồng, phù hợp với sự hiện tại và định hướng phát triển của đất nước ta.
107


KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật đại diện trong quan hệ hợp
đồng thương mại”, cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau đây:
1. Đại diện trong quan hệ hợp đồng là hoạt động thường xuyên của cá nhân,
tổ chức. Mối quan hệ đại diện trong quan hệ hợp đồng được phát sinh bởi nhiều lý
do từ chủ quan đến khách quan. Tuy nhiên dù cho vì lý do nào đi chăng nữa thì
cũng xuất phát từ lý do chung là cá nhân, tổ chức không có khả năng tự mình thực
hiện công việc và cần thiết có người khác thay mình thực hiện công việc đó. Chính
vì độ phủ sóng dày đặc của đại diện trong quan hệ hợp đồng và nhu cầu thiết yếu
cần có người đại diện mà đại diện trong quan hệ pháp luật đã được thể chế hóa vào
các văn bản pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Bộ Luật dân sự. Các quy định tại
Bộ Luật dân sự điều chỉnh các vấn đề chung, khái quát nhưng cũng rất chi tiết về
đại diện trong quan hệ hợp đồng.
Các văn bản pháp luật về đại diện trong quan hệ pháp luật (cụ thể nhất là Bộ
Luật dân sự) giữ vai trò là cơ sở để các chủ thể trong xã hội có thể xác lập quan hệ
đại diện, đây cũng là sự bảo vệ, bảo đảm của pháp luật để các chủ thể hưởng các
quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời là công cụ pháp lý để nhà nước quản
lý xã hội, duy trì trật tự xã hội.
2. Ở thời điểm các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng
được quy định tại Bộ Luật dân sự 2005 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành

như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại... Tuy nhiên, trọng tâm về các quy định
pháp luật đại diện trong quan hệ hợp đồng được quy định tại Bộ luật dân sự 2005.
Các quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng không được quy
định thành một chế định riêng trong Bộ Luật dân sự 2005 mà được quy định và áp
dụng thông qua chế định đại diện giao dịch dân sự. Bởi hợp đồng cũng là một dạng
giao dịch dân sự.
108


Từ lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đã cho thấy từ khi Bộ
Luật dân sự 2005 chính thức đi vào đời sống đã đóng góp được những giá trị thiết
thực nhất định cho xã hội với những quy định pháp luật về đại diện trong quan hệ
hợp đồng như đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực
hành vi dân sự, giám hộ... Bên cạnh đó, Bộ Luật dân sự 2005 cũng bộc lộ những
hạn chế nhất định và các vụ tranh chấp trong quan hệ hợp đồng thông qua đại diện
vẫn còn xảy ra nhiều với những tình tiết mà đôi khi pháp luật còn chưa có những
quy định điều chỉnh.
Bởi vậy, Bộ Luật dân sự 2015 được Quốc hội ngày 24/11/2015 và sẽ có hiệu
lực ngày 01/01/2017 là một sự kế thừa từ những tinh hoa các quy định tiến bộ của
Bộ Luật dân sự 2005 về chế định đại diện trong quan hệ hợp đồng, cũng là giải
pháp khắc phục những vấn đề còn nổi cộm của pháp luật về đại diện trong quan hệ
hợp đồng mà Bộ Luật dân sự 2005 còn chưa giải quyết được.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu có thể thấy các quy định về chế định đại diện (đại
diện trong quan hệ hợp đồng) có nhiều điểm tiến bộ, đổi mới. Tuy nhiên, chỉ khi
nào Bộ Luật dân sự 2015 được thực thi trên thực tiễn, chúng ta mới có thể kết luận
được tính hiệu quả của Luật. Tác giả hy vọng, Bộ Luật dân sự 2015 sẽ thực sự có
thể là giải pháp cho những khó khăn chưa giải quyết được của Bộ Luật dân sự
2005 và sẽ có sự sống lâu dài, tràn trề năng lượng trong đời sống.
3. Trong luận văn này, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn,
tác giả đưa ra một số kiến nghị về việc định hướng và hoàn thiện các quy định pháp

luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng. Tác giả hy vọng những phân tích trên và
những giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện trong quan hệ hợp đồng sẽ đóng
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật đại diện
trong quan hệ hợp đồng nói riêng, cho chế định đại diện và Bộ Luật dân sự nói
chung, cũng như đối với hoạt động đại diện trong quan hệ hợp đồng và giải quyết
tranh chấp đại diện trong quan hệ hợp đồng.
109


110


×