Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 83 trang )

PHẠM HỒNG THẮNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬT KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM
2014 - 2016

PHẠM HỒNG THẮNG

HÀ NỘI - 2016

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM

PHẠM HỒNG THẮNG



CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TIẾN SĨ: BÙI NGỌC CƯỜNG

HÀ NỘI - 2016
2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………......
1

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài……………………….

1

2

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu…………………

2

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………


3

4

Phương pháp nghiên cứu………………………………………..

3

5

Bố cục Luận văn………………………………………………...

3

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1

Khái quát về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển…………...

1.1.1 Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

5
6

Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển……………………………………………………………………..

8


1.1.3 Vai trò của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển……………...

10

1.1.2

1.2

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển……………...

12

1.2.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển…..

12

1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

16

1.3

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển………………………………………………………

16

1.3.1

Điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển mà

Việt Nam ký kết, tham gia……………………………………………

17

1.3.2 Luật trong nước……………………………………………………….

18

1.3.3 Tập quán, thói quen trong hoạt động hàng hải…………………...

22

Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU
CHỈNH HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
3


2.1

Quy định về đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển………………………………………………...

25

2.2

Quy định của nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển………………………………………………………


26

2.2.1 Quy định về hình thức của hợp đồng……………………………….

26

2.2.2 Quy định về nội dung của hợp đồng………………………………..

27

2.2.3 Quy định về người vận chuyển và vận chuyển thực tế…………...

36

2.2.4 Quy định về vận chuyển đa phương thức………………………….

37

2.2.5 Quy định về điều kiện cơ sở giao hàng với hợp đồng……………

41

2.2.6 Quy định về vận đơn………………………………………………….

41

Quy định về trách nhiệm, miễn trách nhiệm của các bên tham
gia hợp đồng…………………………………………………………..

48


2.2.8 Quy định về giải quyết tranh chấp……………………………........

58

2.2.7

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1

Đánh giá khái quát về ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường biển ở Việt Nam hiện nay……………….

62

3.2

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển ở nước ta hiện nay…………

68

KẾT LUẬN

73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


74

4


PHẦN MỞ ĐẦU
***
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử giao thương quốc tế, việc buôn bán của các thương nhân giữa
các quốc gia với nhau hoặc giữa các vùng lãnh thổ bị chia cắt bởi đại dương
được tiến hành qua con đường hàng hải. Lịch sử hàng hải gắn liền với lịch sử
phát triển của thương mại quốc tế. Nước Anh từng là quê hương của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất và cũng là nơi tư bản đế quốc phát triển mạnh, thì
tại đó hàng hải của Anh với những hạm đội mạnh và những cuộc viễn chinh đã
đi vào lịch sử. Khi thế giới càng tiến tới sự giao thông, mở rộng cửa tiếp nhận
các thành quả kinh tế từ các nước khác, cũng là lúc vận tải biển trở nên phổ biến
và cần thiết với mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu và của các quốc gia.
Việc vận chuyển hàng hoá bằng đường biển không chỉ là vấn đề kinh tế mà
còn liên quan đến lãnh thổ, đến chủ quyền của mỗi quốc gia. Với tầm quan trọng
như vậy, đòi hỏi các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hải
phải có những đặc thù riêng. Và để cho thương mại quốc tế phát triển, việc vận
chuyển đường biển đã có sự quan tâm của các quốc gia. Ở Việt Nam, khối lượng
vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng phương thức vận tải đường biển
chiếm tới 90% tổng khối lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu quốc gia. Như vậy có
nghĩa rằng, về mặt vận tải hàng hóa quốc tế, việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương
thức vận tải. So với các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa, hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có
nhiều đặc thù về nội dung, phương thức vận tải… Thực tiễn ký kết và thực hiện
hợp đồng này ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Mặc dù vậy,
loại hợp đồng này vẫn chưa được nghiên cứu sâu về mặt lý luận. Pháp luật Việt

5


Nam đã có nhiều quy định cụ thể về loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển trong Bộ luật Hàng hải 2005 và gần đây là Bộ luật Hàng hải 2015
(có hiệu lực từ ngày 01/7/2017). Để tìm hiểu sâu và có hệ thống về loại hợp đồng
này, tôi manh dạn lựa chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển ở Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật kinh tế với
mong muốn góp phần hoàn thiện lý luận về loại hợp đồng này, tăng cường hiệu
quả của hoạt động soạn thảo, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng này trong
thực tiễn thương mại ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận văn có mục đích nghiên cứu làm rõ những khía
cạnh pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; đánh giá thực
trạng áp dụng các quy định pháp luật về loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả của hợp đồng này
trong thực tiễn vận tải biển ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra
các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Làm rõ bản chất và các đặc trưng pháp lý của hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường biển.
- Phân tích các nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển ở Việt Nam.
- Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng
hoá bằng đường biển của Việt Nam với các Điều ước quốc tế.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận chuyển hàng hoá
bằng đường biển ở nước ta hiện nay.
6



- Kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và nâng cao hiệu qủa của
loại hợp đồng này trong thực tiễn thương mại…
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những quy định pháp luật về hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các quy định về hợp đồng vận chuyển
hàng hoá được quy định ở Bộ luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật Hàng hải năm
2015 (có hiệu lực vào năm 2017), trong đó Luận văn nhấn mạnh tới vận chyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác - Lênin dựa trên nghiên cứu từ thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
Luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học pháp lý
như: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo cứ thực tiễn, đối chiếu
những quy định của pháp luật Việt Nam với các Điều ước quốc tế, thông qua đó
phân tích sự phù hợp của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển. Nhờ vậy mà đưa ra những giải pháp mang
tính đúng đắn có khả năng giải quyết được những mục tiêu mà đề tài đề nghiên
cứu đặt ra.
5. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn bao gồm 3 chương:

7


Chương 1: Tổng quan về Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Chương 2: Nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển ở Việt Nam.

8


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
***
1.1. Khái quát về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Từ 3.200 năm trước Công nguyên, con người đã biết sử dụng đường biển để
giao lưu giữa các vùng lãnh thổ với nhau; 2.750 năm trước những người Ai Cập
đã bắt đầu những chuyến thám hiểm đầu tiên, và phát hiện vĩ đại nhất của ngành
hàng hải là việc Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ vào thế kỷ XV. Con
người ngày càng ham muốn khám phá thế giới rộng lớn, ham muốn chinh phục
những miền đất lạ. Những thương nhân của vùng đất Phoenica cũng bắt đầu
những chuyến giao lưu với vùng đất mới từ thế kỷ thứ VII trước Công nguyên.
Người Trung Quốc phát minh ra chiếc la bàn đầu tiên mở màn cho việc phát
triển ngành khoa học hàng hải. Rồi theo thời gian, vận tải biển càng ngày càng
phát triển theo sự hợp tác quốc tế. Ngành vận tải biển phát triển mạnh và trở
thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.
Hàng hải Việt Nam có nhiều lợi thế với tổng chiều dài đường bờ biển lên tới
3.260 km, lại nằm trên con đường hàng hải nối liền Đông - Tây, có nhiều cảng
nước sâu. Hiện nay Việt Nam có tới trên 100 cảng biển lớn nhỏ với tổng chiều
dài bến trên 30.000m. Hệ thống các cảng phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh
Bình) gồm 22 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng nước sâu Cái Lân và cụm
cảng Hải Phòng. Hệ thống các cảng miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận)

gồm 37 cảng với các cụm cảng quan trọng nhất là Đà Nẵng (tổng hợp) và Nghi
Sơn, Dung Quất (chuyên dùng). Hệ thống các cảng miền Nam (Từ Bà Rịa-Vũng
Tàu đến Kiên Giang) gồm 45 cảng, hiện là khu vực có mật độ lưu thông hàng
9


hoá lớn nhất trên cả nước, đặc biệt là khu vực cảng Sài Gòn - Thị Vải - Vũng
Tàu. Các tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất đều xuất phát từ các trung
tâm trung chuyển nêu trên. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất xuất
phát từ Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh đi khu vực Đông Á (Nga, Nhật, Hàn
Quốc, Hong Kong…). Rõ ràng, thiên nhiên đang ưu đãi cho chúng ta rất nhiều
trong việc phát triển vận tải biển. Cùng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của
thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn.
Theo thống kê, lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển qua đường biển chiếm 80%
tổng lưu lượng hàng xuất - nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, vai trò của nó tới
hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng.
1.1.1. Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Hoạt động hàng hải bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có hoạt
động vận chuyển đường biển. Mang trong mình những tính chất chung của hoạt
động vận chuyển, vận chuyển đường biển có những yếu tố có tính chất đặc thù
của loại hình vận chuyển.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển để
phục vụ cho vận chuyển hàng hải, theo tuyến đường cố định hoặc không, để vận
chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hóa quốc tế .
Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật nhằm khai thác,
chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa xuất - nhập khẩu trong
thương mại quốc tế. Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được tiến
hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện.
Vận chuyển hàng hóa đường biển là một ngành dịch vụ, do vậy nó có những
sự khác biệt cơ bản so với những ngành sản xuất vật chất khác:

Thứ nhất, việc sản xuất của ngành vận chuyển không tạo ra sản phẩm có
hình thái vật chất cụ thể. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển vị trí của đối
10


tượng là hàng hoá. Nó cũng không có khả năng dự trữ sản phẩm để tiêu dùng mà
chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải như dự trữ số lượng tàu ...
Thứ hai, thông qua hoạt động vận chuyển người và hàng hóa, vận tải biển
đảm bảo cho các mối liên hệ trong không gian, phục vụ sản xuất và sinh hoạt,
mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng và giữa các nước. Sự phát triển vận
tải biển có ý nghĩa hết sức to lớn trong phân công lao động theo lãnh thổ.
Thứ ba, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu tới các khía cạnh kỹ thuật
của sự phân bố và khai thác của mạng lưới các tuyến vận tải biển. Còn các điều
kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố cũng
như sự hoạt động của ngành vận tải biển.
Thứ tư, đối tượng lao động ở đây là hàng hóa. Nhưng vận chuyển đường
biển làm thay đổi vị trí trong không gian của hàng hóa chứ không tác động kỹ
thuật làm thay đổi hình dáng, kích thước hay phẩm chất của đối tượng.
Hàng hóa quốc tế được mua bán trong loại hình vận chuyển này tuân theo
quy định tại khoản 1, Điều 27 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: “mua bán
hàng hóa quốc tế được thực hiện qua hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập,
tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Tức là theo tinh thần của Luật
Thương mại Việt Nam, mua bán hàng hóa được coi là có yếu tố quốc tế khi hàng
hóa đó đi qua lãnh thổ quốc gia hay còn gọi là hàng hóa xuất - nhập khẩu. Vì
vậy, được coi là hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển khi
hoạt động đó phải vượt qua biên giới.
Như vậy, vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một phương
thức vận chuyển đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển mà
cụ thể ở đây là hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua đó có thể xác định vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển là việc di chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu

từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện chuyên chở đường biển đó là tàu biển.
11


1.1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển từ hàng thế kỷ
nay luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc thông thương giữa các quốc gia.
Lịch sử lâu đời của ngành vận tải này làm cho nó có những đặc điểm và ưu thế
riêng so với những phương thức vận chuyển khác. Cụ thể:
- Vận chuyển đường biển đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao.
- Có khả năng kết nối nhiều quốc gia, châu lục trên toàn cầu.
- Tuyến đường trong vận chuyển đường biển là trên mặt biển, nó là những
tuyến đường tự nhiên. Vì vậy mà vận tải biển không bị lệ thuộc vào địa hình gồ
ghề của trái đất.
- Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế với cước phí rẻ. Thật vậy, tất cả các loại hàng hóa trong
buôn bán quốc tế đều có thể được chuyên chở bằng đường biển: Từ các loại
hàng thể rắn như máy móc, trang thiết bị, sản phẩm dệt may đến thể lỏng, khí
như dầu thô, khí ga... thậm chí cả các loại nhiên liệu. Các loại hàng hóa đặc biệt
như hạt nhân, súng đạn, các loại khí hóa lỏng cũng đều có thể được vận chuyển
bằng tàu biển. Khác với vận tải hàng không chủ yếu vận chuyển những loại hàng
nhẹ trong thời gian nhanh chóng, vận tải hàng hải có thể chở được những loại
hàng với khối lượng hoặc thể tích lớn mà không ảnh hưởng nhiều đến cước phí.
Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông
tự nhiên. Vận tải biển rẻ còn ở chỗ không ai phải bỏ tiền ra để xây dựng, quản lý,
kiểm tra các tuyến đường mà các tàu hàng đi qua. Các tàu cũng không nhất nhất
phải đi trên một cái rãnh nhất định như đường sắt. Tàu xác định hướng đi và vị
trí của mình trên bản đồ tọa độ thế giới thông qua la bàn và Trung tâm điều
khiển tàu.
12



- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực
chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các
công cụ của các phương thức vận tải khác.
- Vận chuyển đường biển không cần lượng vốn quá lớn để đầu tư cho cơ sở
hạ tầng và kiểm soát đường biển. Loại hình này phù hợp với tất cả các nước có
đường bờ biển, kể cả các nước đang phát triển hay kém phát triển.
Tuy nhiên, vận chuyển đường biển cũng có những nhược điểm nhất định:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên. Điều kiện
tự nhiên ở đây là thời tiết, là điều kiện địa lý của các vùng biển.
- Dù bản thân ngành hàng hải là một ngành kinh tế quan trọng nhưng hoạt
động hàng hải lại phụ thuộc hoàn toàn vào thương mại quốc tế. Trong điều kiện
hiện nay, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, lưu lượng hàng xuất nhập khẩu giảm mạnh kéo theo sự kém sắc của vận tải biển.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn
bị hạn chế. Tốc độ trung bình của tàu biển thường là vài chục hải lý một giờ. Do
đó việc chuyên chở hàng hóa từ nước này qua nước khác mất nhiều thời gian,
thậm chí có thể lên tới hàng tháng trời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ
luân chuyển hàng hóa và gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng của hàng.
- Phức tạp về chứng từ và thủ tục, nếu việc điền chứng từ không cẩn thận dễ
gây tranh chấp. Hàng hóa trong vận chuyển quốc tế thường có giá trị lớn, do vậy,
chỉ một chi tiết nhỏ cũng ảnh hưởng đến lợi ích lớn của các bên trong trường hợp
có mất mát xảy ra.
- Vận tải biển chứa nhiều rủi ro: Rủi ro về cướp biển, đặc biệt nhiều vụ
cướp biển và bắt cóc sỹ quan, thuyền viên để tống tiền xảy ra ở khu vực eo biển
Malacca, Sô-ma-li đã làm cho các chủ tàu, các nhà khai thác tàu biển trong khu
13


vực quan tâm và hết sức lo ngại, thậm chí họ đã đề nghị đưa một số vùng biển

thuộc eo biển Malacca, Philippine, Indonesia, vào danh sách “vùng có rủi ro
cao” để tăng phí bảo hiểm đối với chủ tàu …; Rủi ro thứ hai là rủi ro về việc tàu
bị bắt giữ: Việt Nam đang nằm trong “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác
kiểm tra Nhà nước tại các cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Tokyo
- MOU) do có tỷ lệ tàu bị lưu giữ cao và đứng thứ 09 trong số các quốc gia có tỷ
lệ tàu bị lưu giữ cao nhất thế giới. Số tàu treo cờ Việt Nam bị lưu giữ năm 2014
là 38 tàu (so với 19 tàu năm 2013). Ngoài ra còn nhiều rủi ro khác như tàu bị
đâm va, bị đắm, bị lật tàu, tràn dầu, thủng vỏ, mất tích, mắc cạn hay đâm phải đá
ngầm...
- Trang bị tàu cần một lượng vốn lớn, trong khi đó nguồn vốn của nước ta
lại có hạn. Thêm nữa, tuổi thọ tàu để đủ khả năng đi biển an toàn phải là dưới 20
năm. Tuổi thọ tàu trung bình của chúng ta là 17 đã được tính là tuổi thọ già.
1.1.3. Vai trò của vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Vận chuyển đường biển đã có bề dày lịch sử phát triển và khẳng định được
vai trò của nó. Chỉ cần xem qua hệ thống những tập quán và điều ước quốc tế
điều chỉnh hoạt động của ngành hàng hải cũng đủ để biết nó quan trọng và đáng
được lưu tâm thế nào với phần lớn các nước trên thế giới.
Thương mại hàng hải gồm ba yếu tố cấu thành: Vận tải biển, cảng biển và
quản lý điều hành hoạt động vận tải biển. Các yếu tố này đều nhằm mục đích cho
ngành hàng hải mà cụ thể là vận tải biển phát triển. Vận chuyển hàng hóa quốc tế
bằng đường biển đối với Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ
trương mở cửa để hội nhập với kinh tế thế giới.
Vận tải biển quốc tế trong đó có vận tải hàng hóa quốc tế đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc vận chuyển hàng hóa của các doanh
nghiệp vận tải biển giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lợi nhuận mà ngành
14


mang lại là không nhỏ và là một bộ phận trong cán cân thanh toán quốc tế, đóng
góp không nhỏ vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Vận tải biển

đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, rút ngắn khoảng cách giữa các
vùng miền. Thêm nữa, ngành vận tải biển lại là một thị trường tiêu thụ rất lớn
các sản phẩm của các ngành kinh tế kỹ thuật khác.
Thúc đẩy quá trình xuất - nhập khẩu hàng hóa, cũng là động lực thúc đẩy
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi lẽ trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho
việc vận tải nguyên liệu, thành phẩm, hàng hóa, nhất là từ quốc gia này tới quốc
gia khác, châu lục này đến châu lục khác chiếm tỷ trọng lớn. Sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế trong thời điểm
hiện nay không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và giá thành của sản phẩm mà còn
phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải mà doanh nghiệp đó phải chi trả trong quá
trình bao tiêu sản phẩm. Vận tải biển với ưu điểm về chi phí của mình giúp tăng
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Theo đó, nó cũng
thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế.
Vận tải đường biển càng phát triển thì nó càng giúp đảm bảo chuyên chở
khối lượng hàng hóa ngày một tăng trong thương mại quốc tế. Cho tới năm
2015, số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt 7 tỷ tấn/năm thì
trong đó trên ¾ lượng hàng hóa đó được chuyên chở bằng đường biển [1, tr23].
Với khả năng chuyên chở lớn như vậy mà cước phí vận tải lại rất rẻ, cho nên
lượng hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường cũng rẻ hơn.
Trong khi vận tải bằng đường biển hầu như không phải làm đường mà chỉ
xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Vì thế mà chi phí cho việc vận
chuyển đã được giảm rất nhiều. Đó là không kể ưu điểm của vận tải biển có khả
năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn với chi phí thấp nhất.
Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các công
15


nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Việt Nam lại có nhiều
cảng nước sâu và đang được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và công nghệ
quản lý điều hành tiên tiến. Do vậy, Việt Nam có nhiều ưu điểm để tham gia vào

thương trường hàng hải quốc tế. Điều đó cũng góp phần tạo điều kiện cho việc
tăng và mở rộng chủng loại hàng hóa. Vận tải đường biển càng phát triển, giá
thành càng rẻ thì việc luân chuyển hàng hóa trên thị trường thế giới ngày một
nhanh chóng.
Có thể nói, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động giúp phát
triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhất,
nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Hàng hải Việt Nam ra đời
vào những năm 1945, trong điều kiện đất nước bị chia cắt, chiến tranh tàn phá.
Nhưng tới nay, với sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành, chúng ta đã có bước
phát triển lớn mạnh không ngừng. Uy tín của vận tải Việt Nam trên thị trường
thế giới ngày một nâng cao, giúp ngành phấn đấu vươn lên cùng sự phát triển
của thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “giao thông vận tải rất quan trọng,
quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân. Nó
như mạch máu của con người. Muốn chiến đấu tốt, muốn sản xuất tốt, muốn đời
sống nhân dân bình thường, thì giao thông vận tải phải làm tốt[1,tr20].” Điều
đó nói lên tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với sản xuất, trong đó có
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
1.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
1.2.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
1.2.1.1. Theo pháp luật Việt Nam:
Tiếp cận với hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, trước
hết phải tiếp cận với những khái niệm khác nhau do các ngành luật khác nhau
điều chỉnh, và đi từ khái niệm tổng quát nhất “hợp đồng vận chuyển” tới việc cụ
16


thể hóa khái niệm đó trong lĩnh vực quan tâm thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài này.
Theo quy định tại Điều 535 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 530 Bộ luật Dân
sự 2015: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó

bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả
thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa
vụ trả cước phí vận chuyển”. Như vậy, theo Bộ luật Dân sự Việt Nam thì việc
chuyên chở trong hợp đồng là để lấy tiền. Điều đó có nghĩa, việc chuyên chở ở
đây mang tính chất chuyên nghiệp. Vì vậy, có thể nói Bộ luật Dân sự áp dụng
cho vận chuyển với tính cách là một hành vi thương mại.
- Quan điểm của các Luật gia:
+ Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Huy Cương: Hợp đồng vận chuyển tài sản
là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển từ một nơi này tới một nơi khác
bằng những phương tiện nhất định. Và có hai loại chuyên chở đó là chuyên chở
có lấy tiền và chuyên chở không lấy tiền. Sự khác nhau giữa hai loại hình này
dẫn đến các quy chế pháp lý khác biệt.
+ Còn theo Tiến sĩ Trần Hòe thì: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường
biển là văn bản thỏa thuận về vận chuyển hàng hóa đường biển trong đó quy
định rõ quyền lợi của người chuyên chở và người thuê vận chuyển [1].
Qua các khái niệm trên với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta có thể hình dung
sơ bộ về hợp đồng vận chuyển mà cụ thể là hợp đồng vận chuyển tài sản. Hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một loại hợp đồng vận chuyển tài
sản nên nó cũng mang những đặc điểm của hợp đồng vận chuyển tài sản:
- Là một loại hợp đồng dịch vụ.
- Là sự thỏa thuận giữa các bên.
17


Sự thoả thuận đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Theo đó
bên vận chuyển nhận hàng hóa từ bên thuê vận chuyển để vận chuyển hàng hóa
từ điểm nhận hàng tới một nơi nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên
vận chuyển sẽ giao hàng cho người có quyền nhận - người cầm giữ chứng từ vận
chuyển và bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là “hợp đồng chuyên chở

hàng hóa trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay
nhiều cảng này và giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn người đi
thuê tàu cam kết trả tiền cước thuê tàu đúng như hai bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng” [3, tr178].
Theo quy định tại khoản 1, Điều 145 Bộ luật Hàng hải 2015, thì: “Hợp
đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là thoả thuận được giao kết giữa
người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá
dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận
chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”.
Qua các khái niệm đã được trình bày, ta thấy về cơ bản hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển không khác gì so với những hợp đồng vận
chuyển tài sản thông thường ngoài một vài điểm khác biệt do đặc trưng của loại
hình vận chuyển như chủ thể, đối tượng, phương tiện... Và quan trọng hơn là yếu
tố quốc tế của hoạt động vận chuyển.
1.2.1.2. Theo các Điều ước quốc tế:
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển [4, tr570]: “Hợp đồng vận chuyển bằng đường biển là bất kỳ hợp đồng nào
mà theo đó người vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước”.

18


Theo Quy tắc Hague - Visby năm 1968: Hợp đồng vận chuyển đó “được
điều chỉnh bởi một vận đơn hoặc bất kỳ một chứng từ tương tự nào về quyền sở
hữu liên quan tới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, kể cả bất kỳ vận đơn
hoặc chứng từ nào nói trên đây được ký phát theo một hợp đồng thuê tàu, kể từ
khi vận đơn hoặc chứng từ đó điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển và
người nắm giữ vận đơn hay chứng từ đó”.
Điểm khác biệt là những quy định trong Công ước Hamburg và HagueVisby đề cập tới là yếu tố quốc tế trong phạm vi áp dụng. Theo đó:

- Cảng bốc, trả hàng thực tế hoặc quy định trong hợp đồng nằm ở một nước
thành viên Công ước;
- Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển
bằng đường biển được phát hành tại một nước thành viên Công ước;
- Vận đơn hoặc chứng từ đã nêu ở điểm trên quy định rằng những quy định
của Công ước này hoặc luật của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy
định của Công ước là luật điều chỉnh hợp đồng.
Khác với quan niệm về yếu tố quốc tế trong Bộ luật Dân sự, yếu tố quốc tế
đề cập tới trong Công ước không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu hay của các
bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển. Yếu tố quốc tế trong Công ước đề cập
tới tính quốc tế của hoạt động vận chuyển và chứng từ vận chuyển cũng như luật
áp dụng. Những quy định nêu trên giúp chúng ta có những hình dung, định dạng
khá rõ về khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển và
sự khác nhau trong quan niệm giữa pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế.
Nhưng tựu chung lại, có thể quan niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển bởi những dấu hiệu sau:
- Là hợp đồng vận chuyển tài sản: Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa
19


mang tính chất quốc tế, nói cách khác là hàng hóa xuất - nhập khẩu. Theo đó
quãng đường vận chuyển phải đi qua lãnh thổ của ít nhất hai quốc gia.
- Phương thức vận chuyển bằng tàu biển.
- Là loại hợp đồng có tính chất quốc tế.
1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Nói đến đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là
nói đến những yếu tố khác biệt của loại hợp đồng này so với những loại hợp
đồng vận chuyển khác, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh. Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa quốc tế bằng đường biển có những đặc điểm riêng, đó là:
- Thứ nhất, hợp đồng có đối tượng là hàng hóa xuất - nhập khẩu, và vận

chuyển qua vùng biển quốc tế nên nó có yếu tố quốc tế.
- Thứ hai, hợp đồng bị chi phối bởi hệ thống pháp luật khác nhau trong hoạt
động vận chuyển.
- Thứ ba, hàng hóa được vận chuyển tới lãnh thổ của quốc gia khác, do vậy
bắt buộc phải đi qua vùng biển của một hoặc một số quốc gia khác, vì vậy bị ảnh
hưởng bởi pháp luật những quốc gia đó.
- Thứ tư, phải khẳng định những thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển
hàng hoá quốc tế bằng đường biển bị ảnh hưởng bởi tập quán hàng hải quốc tế.
1.3. Pháp luật điều chỉnh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hệ
thống các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều
chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình các chủ thể ký kết và thực hiện
hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Như đã phân tích ở trên, do đặc điểm của loại hợp đồng này dẫn đến pháp
20


luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng này gồm các loại nguồn luật như: Điều ước
quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển; Luật quốc gia và Tập quán
hàng hải. Theo quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hàng hải của Việt Nam
thì nguyên tắc áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển được quy định như sau:
- Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh về hợp đồng.
- Những quy định cụ thể về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển thì theo quy định của Bộ luật Hàng hải (quy định tại Điều 3 Bộ luật Hàng
hải 2015).
1.3.1. Điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển mà Việt
Nam ký kết, tham gia
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển được điều chỉnh
không chỉ bởi pháp luật quốc gia mà còn cả các điều ước quốc tế và tập quán

hàng hải trong lĩnh vực liên quan.
Theo bản tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, Việt
Nam đã là thành viên của 16 Công ước quốc tế và khu vực về hàng hải và ký
Hiệp định song phương về vận tải biển với 20 quốc gia. Các Công ước quốc tế
về hàng hải trong số đó bao gồm cả những Công ước chung về lĩnh vực hàng hải
và những Công ước riêng điều chỉnh cụ thể hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc
tế bằng đường biển. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ tham gia những Công ước
chung nhất về hoạt động hàng hải. Những Công ước trong phạm vi quốc tế cụ
thể về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển tiêu biểu nhất là: Công ước
Hamburg, Quy tắc Hague, Hague - Visby, Quy tắc Work - Anwtep, Công ước
Brussel 1924... Đây là những nguồn luật chủ yếu liên quan điều chỉnh hoạt động
vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì lại chưa tham gia. Nên nội dung của
những Công ước đó không được áp dụng trực tiếp vào hoạt động vận chuyển
21


hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Các bên liên quan không bắt buộc phải áp
dụng nội dung Công ước.
Mỗi Công ước đều có phạm vi áp dụng khác nhau, do đó, dựa trên phạm vi
áp dụng Công ước và thỏa thuận của các bên, các bên có quyền dẫn chiếu áp
dụng các quy định của các Công ước nói trên. Chẳng hạn, Công ước Bruxell
1924, tại Điều 10 quy định hợp đồng vận chuyển “được áp dụng cho mọi vận
đơn được phát hành tại bất kỳ nước nào là thành viên của Công ước”. Hay tại
Điều 5, Nghị định thư Visby 1968: “áp dụng cho mọi vận đơn liên quan đến việc
chuyên chở hàng hóa giữa các cảng của hai nước khác nhau nếu: Vận đơn được
cấp ở một nước tham gia Công ước; Hàng chuyên chở từ cảng của một nước
tham gia Công ước; Hợp đồng/vận đơn có dẫn chiếu tới quy tắc hoặc Công ước
hoặc luật quốc gia cho phép áp dụng bất kể quốc tịch tầu, người chuyên chở,
người gửi hàng, người nhận hàng hay bất cứ người hữu quan nào khác. Công
ước Hamburg năm 1978 sẽ được áp dụng với mọi hợp đồng chuyên chở hàng

hóa bằng đường biển giữa hai quốc gia nếu cảng bốc/dỡ hàng được lựa chọn và
là cảng dỡ hàng thực tế nằm ở một nước thành viên Công ước; chứng từ vận
chuyển làm bằng chứng cho hợp đồng được phát hành tại một nước thành viên
Công ước hoặc trên đó quy định rằng những quy định của Công ước hoặc luật lệ
của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước là luật điều
chỉnh hợp đồng.
Như vậy, mặc dù Việt Nam không là thành viên của các Công ước điều
chỉnh vấn đề này nhưng một cách gián tiếp, theo xung đột pháp luật dẫn chiếu
đến hay do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa mãn các yếu tố thuộc
phạm vi áp dụng thì các Công ước trên vẫn được áp dụng.
1.3.2. Luật trong nước
1.3.2.1. Bộ luật Dân sự:
22


Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hợp đồng trong đó có hợp đồng vận
chuyển tài sản. Các chế định của bộ luật có khả năng áp dụng vào hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường biển chủ yếu là quy định về “hợp đồng vận chuyển
tài sản” và “trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Bộ luật coi hợp đồng vận chuyển tài sản là một loại hợp đồng dịch vụ thông
dụng, trong đó bên vận chuyển hành động vì mục đích lợi nhuận. Bộ luật cũng
đề cập ở mức khái quát về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận
chuyển, về bồi thường trong vận chuyển chậm, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng... Trong đó, chế định bồi
thường thiệt hại có nguyên tắc bồi thường đầy đủ và kịp thời là một nguyên tắc
đúng đắn. Tuy nhiên, bộ luật cũng thừa nhận rằng trong một số trường hợp “bất
khả kháng”, bên vận chuyển có thể được miễn trách nhiệm nếu thiệt hại phát
sinh. Điều này được thừa nhận bởi cả Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các Công
ước quốc tế bằng cách quy định rõ những trường hợp miễn trách của người
chuyên chở. Dù không nêu rõ trong hợp đồng hay trong luật hàng hải, nhưng các

nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự hầu như đều được các bên tuân thủ. Chẳng
hạn, các bên giao kết hợp đồng hoàn toàn có quyền tự do giao kết và thỏa thuận,
đó cũng là nguyên tắc nổi bật trong Bộ luật Dân sự.
Bộ luật Dân sự cũng ghi nhận vai trò của chứng từ vận chuyển (vận đơn
hoặc chứng từ tương đương khác) là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.
Yếu tố nước ngoài trong Bộ luật Dân sự tuy có sự khác biệt so với các Công
ước quốc tế điều chỉnh vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhưng nó
cũng được xác nhận là có tính đúng đắn.
Như vậy, mặc dù không quy định cụ thể có khả năng áp dụng trực tiếp vào
hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nhưng những nguyên
tắc được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự đã được Luật Hàng hải Việt Nam thừa
23


nhận và áp dụng.
1.3.2.2. Bộ luật Hàng hải:
Bộ luật Hàng hải đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1990 đã tạo
hành lang pháp lý cho các hoạt động hàng hải và cũng khuyến khích phát triển
kinh tế ngoại thương. Vì vậy mà tàu biển các nước đến hoạt động tại Việt Nam
hoặc tàu Việt Nam ra nước ngoài cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bộ luật
được ban hành vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, do đó cũng còn nhiều
hạn chế, không phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy Bộ luật
Hàng hải năm 2005 đã ra đời. Sau 10 năm thực hiện, bộ luật này sẽ được thay
thế bởi Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/7/2017, là đạo luật duy nhất về chuyên ngành của Việt Nam hiện nay được
gọi là bộ luật. Bộ luật đã bao quát được đầy đủ mọi khía cạnh của hoạt động
hàng hải nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói
riêng. Tuy nhiên, đó mới chỉ là ở mức bộ luật. Rất cần phải có những văn bản
hướng dẫn cụ thể về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Với những quy định của mình, Bộ luật Hàng hải năm 2005 và Bộ luật Hàng

hải năm 2015 đã giúp các doanh nghiệp vận tải biển, các doanh nghiệp có nhu
cầu vận chuyển hàng hoá ký kết, thực hiện hợp đồng hạn chế những rủi ro về
mặt pháp lý.
Bộ luật Hàng hải 2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa Bộ luật Hàng hải
năm 2005, có sửa đổi bổ xung cho phù hợp với thực tiễn. Hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển được quy định tại chương VII. Trong đó quy định hợp
đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo
chuyến:
- Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê
24


vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo
chuyến.
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển
không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ
thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của
hàng hoá để vận chuyển. Chứng từ vận chuyển - thường là vận đơn thường có in
sẵn các nội dung theo mẫu do người vận chuyển phát hành. Các bên không được
tự do thỏa thuận về các điều khoản của vận đơn và cũng không có sự thỏa thuận
về trách nhiệm của mỗi bên. Nói như vậy để thấy rằng, việc quy định quyền và
nghĩa vụ, chế độ trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm hay luật áp dụng hoàn toàn là
do bên vận chuyển đơn phương áp dụng. Tất nhiên bên vận chuyển cũng vẫn
phải tham khảo các Công ước quốc tế. Nhưng mỗi Công ước đều có chế định
bảo vệ quyền lợi của các bên khác nhau. Chẳng hạn: Quy tắc Hague thiên về bảo
vệ quyền lợi của chủ tàu (chặng đường thuộc phạm vi trách nhiệm của chủ tàu
thì ngắn mà giới hạn trách nhiệm cũng thấp); Quy tắc Hamburg lại nghiêng về
bảo vệ quyền lợi của người gửi hàng - tương tự như Bộ luật Hàng hải năm 2005;

Quy tắc Hague - Visby thì hài hòa hơn ở chỗ đã nâng cao giới hạn trách nhiệm
của người vận chuyển... Như vậy có thể thấy, nguyên tắc tự do thỏa thuận tạo
nên sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng này.
Thêm nữa, chế định giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ khác nhau. Với
hợp đồng vận chuyển theo chuyến, cơ quan giải quyết tranh chấp là do các bên
thống nhất lựa chọn (trọng tài hoặc tòa án). Do đó, khi tranh chấp không giải
quyết được bằng thương lượng, hòa giải thì một trong hai bên kiện ra cơ quan
giải quyết tranh chấp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan này được
mặc nhiên thừa nhận với bị đơn. Còn với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ,
25


×