Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tìm hiểu về hệ thống báo cháy khu chung cư phức hợp mandarin garden hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 75 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - THÔNG TIN

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống báo cháy khu chung cƣ phức hợp
Mandarin Graden Hà Nội

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S ĐÀO XUÂN PHÚC
Sinh viên thực hiện

: ĐỖ MẠNH HÙNG

Lớp

: K16B

Khoá

: 2013-2017

Hệ

: ĐẠI HỌC

Hà Nội, tháng 05/2017


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc



VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CN ĐIỆN TỬ - THÔNG TIN

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên sinh viên: ĐỖ MẠNH HÙNG
Lớp: K16B

Khoá: 2013-2017

Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật điện tử, Truyền thông
ĐHCQ

Hệ đào tạo:

1. Tên Đề Tài : Tìm hiểu hệ thống báo cháy khu chung cƣ phức hợp Mandarin
Graden Hà Nội.
2. Nội Dung Chính:
- Tìm hiểu hệ thống báo cháy thƣờng và hệ thống báo cháy địa chỉ.
- Tìm hiểu các loại đầu báo cháy.
- Tìm hiểu hệ thống báo cháy và chữa cháy tại Mandarin Graden Hà
Nội.
3. Ngày giao: 06/02/2017
4. Ngày nộp: 18/05/2017
TRƢỞNG KHOA


GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY .......................................... 5
1.

Khái niệm ................................................................................................................ 5

2.

Chức năng ............................................................................................................... 5

3.

Quy trình hoạt động ................................................................................................ 5

4.


Nguyên lý hoạt động ............................................................................................... 5

CHƢƠNG II: PHÂN LOẠI HỆ THỐNG VÀ TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ................... 7
1. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG ................................................. 7
1.1. Hệ thống báo cháy thƣờng........................................................................................ 7
1.2. Hệ thống báo cháy địa chỉ ........................................................................................ 8
2. TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ .................................................................................. 9
2.1. Các thành phần của hệ thống .................................................................................... 9
2.2. Tích hợp với các hệ thống khác trong công trình ................................................... 25
CHƢƠNG III: HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ CHỮA CHÁY KHU PHỨC HỢP
MANDARIN GARDEN ....................................................................................... 29
1.

Hệ thống PCCC khu vực để xe dƣới hầm............................................................. 29

1.1. Hệ thống phòng cháy ............................................................................................ 29
1.2. Tủ báo cháy trung tâm : Notifire N6000 .............................................................. 29
1.3. Phần mềm đồ họa N-NSC..................................................................................... 37
1.4. Đầu báo nhiệt gia tăng địa chỉ ND-751TR-T ...................................................... 39
2.

Hệ thống PCCC các phòng kỹ thuật ở các hầm.................................................... 47

2.1 Tủ báo cháy khí: RP-2002E ................................................................................... 48
2.2. Đầu báo khói quang thƣờng .... .............................................................................. 51
3. Hệ thống PCCC khu vực thƣơng mại và trong các căn hộ ................................... 53
4. Hệ thống chữa cháy ................................................................................................... 56
4.1. Chữa cháy khí ......................................................................................................... 56
4.2. Hệ thống bơm nƣớc chữa cháy ............................................................................... 58
4.3. Tích hợp hệ thống PCCC với hệ thống BMS ......................................................... 67

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 71
SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thì nhu cầu và chất lƣợng cuộc
sống cũng tăng theo.An toàn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nhu cầu về an toàn cũng ngày càng tăng do công nghệ phát triển hay cũng do sự ý
thức đƣợc của mọi ngƣời về vấn đề này.Để bảo vệ cho cuộc sống tốt hơn, ngày nay có
nhiều kiểu bảo vệ giúp cuộc sống an toàn, điển hình nhƣ trong thời buổi công nghệ thì
luôn có những hình thức bảo vệ ngƣời sử dụng internet, tránh bị hacker xâm nhập trái
phép vào laptop cá nhân, tài khoản mạng xã hội, email, hay bị lấy cắp thông tin, tài
khoản ngân hàng.Với cuộc sống thực tại, mỗi toà nhà, mỗi khu chung cƣ, hay thậm chí
là nhà riêng đều có một hệ thống phòng cháy chữa cháy bảo vệ chúng ta cung cấp chất
lƣợng cuộc sống cao, luôn giúp chúng ta thoải mái tự tin sống và làm việc trong môi
trƣờng an toàn, giúp chúng ta phòng tránh bảo vệ khỏi nhƣng nguy cơ hiểm họa về
cháy nổ.
Nguyên nhân của các vụ cháy nổ thƣờng do sự cố về điện, thiết bị điện,sơ xuất
của con ngƣời khi sử dụng các thiết bị điện và thiết bị khác liên quan dễ gây cháy
nổ.Bên cạnh đó do quá trình đô thị hóa của nƣớc ta phát triển nhanh dân cƣ tập chung
ở đô thị ngày càng đông khiến các vụ cháy xảy ra ở đô thị cao hơn ở vùng nông
thôn.Để hạn chế cháy nổ ở Việt Nam chúng ta cần tuyên truyền phổ biến sâu rộng hơn
về luật phòng cháy chữa cháy hay trang bị thêm các thiết bị phòng cháy.Qua những
yêu cầu thực tế từ cuộc sống và từ những kiến thức đã học ở Viện Đại Học Mở Hà Nội
suốt các năm vừa qua,em quyết định chọn đề tài này,tham gia tìm hiểu về hệ thống báo

cháy của một tòa nhà chung cƣ, đƣợc áp dụng kiến thức đã học cùng những thiết
bị,môi trƣờng thực tế, giúp em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, và cũng nhƣ ý nghĩa
của công việc phòng cháy bảo vệ cuộc sống cho toàn xã hội.

1

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đào Xuân Phúc,Giảng viên khoa
Công Nghệ Điện tử Truyền thông Viện Đại Học Mở Hà Nội ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn,giới thiệu công ty thực tập và chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng nói chung, các thầy cô
trong khoa Điện tự Truyền thông nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại
cƣơng cũng nhƣ các môn chuyên ngành, giúp em có đƣợc cơ sở lý thuyết vững vàng
và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em cũng chân thần gửi lời cám ơn đến các anh chị kỹ sƣ, kỹ thuật vận hành,Ban
Quản Lý khu phức hợp Mandarin Garden Hà Nội đã tạo cơ hội điều kiện cũng nhƣ
giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện,
quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Với điều kiện thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm còn hạn chế, đồ án này không thể

tránh đƣợc những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thƣc của mình, phục vụ tốt hơn
cho công sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động
Hình 2 Sơ đồ hệ thống báo cháy thƣờng
Hình 3 Sơ đồ hệ thống báo cháy địa chỉ
Hình 4 Sơ đồ khối tủ báo cháy trung tâm
Hình 5 Cấu tạo đầu báo khói ion
Hình 6 Đầu báo khói
Hình 7 Cấu tạo đầu báo khói quang
Hình 8 Đầu báo beam dạng thu phát
Hình 9 Đầu báo beam dạng phản xạ
Hình 10 Đám cháy đƣợc phát hiện bởi đầu báo beam
Hình 11 Hoạt động của đầu báo beam phản xạ
Hình 12 Đầu báo nhiệt thermistor
Hình 13 Đầu báo nhiệt gia tăng kiểu electropneumatic
Hình 14 Đèn Exit
Hình 15 Hệ thống điều hòa khói

Hình 16 Tủ báo cháy N6000
Hình 17 Mạch tủ N6000
Hình 18 Bản tin hiển thị sự cố của tủ báo cháy
Hình 19 Bản tin khi hoạt động bình thƣờng
Hình 20 Giao diện của phần mềm quản lý
Hình 21 Đầu báo nhiệt gia tăng địa chỉ ND-751TR-T
Hình 22 Sơ đồ đi dây thiết bị ND751TR-T
Hình 23 Đầu báo khói địa chỉ ND-751-E
Hình 24 Nút báo FSM500K
Hình 25 Sơ đồ đi dây
Hình 26 Module giám sát MMX-7-E
Hình 27 Sơ đồ đi dây module giám sát
Hình 28 Khối hiển thị và giao tiếp của tủ
Hình 29 Sơ đồ nối đầu báo khói thƣờng
Hình 30 Sơ đồ kết nối nút điều khiển xả khí
Hình 31 Sơ đồ kết nối nút điều khiển xả khí mặt sau
Hình 32 SƠ ĐỒ KẾT NỐI MODULE
Hình 33 Bản vẽ sơ đồ căn hộ
Hình 34 Sơ đồ module tầng 12 trong tòa nhà
Hình 35 Tủ cấp nguồn,và hình ảnh thực tế của một tủ module.
Hình 36 Đầu báo nhiệt thƣờng 5610-P
Hình 37 Cụm bình CO2
Hình 38 Đầu van bình CO2
Hình 39 Hệ thống máy bơm chữa cháy
Hình 40 Tủ chữa cháy vách tƣờng
Hình 41 Chữa cháy màng ngăn
Hình 42 Van đo chữa cháy màng ngăn
Hình 43 Hệ thống đầu phun sprinkler
Hình 44 Đầu phun sprinkler
Hình 45 Van đo các ông của sprinkler theo khu vực

Hình 46 Các sprinkler alrm theo khu vực
3

6
7
8
11
14
15
16
16
17
18
18
21
22
24
28
31
31
35
36
38
40
41
41
42
45
46
47

49
51
52
52
53
53
54
55
56
56
57
59
60
61
62
63
64
66
67
SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CPU : Central Pocessing Unit

Bộ xử lý trung tâm


LCD: Lyquid Crystal Display

Màn hình

BMS: Building Management System

Hệ thống quản lý tòa nhà

PA: Public Address

Hệ thống âm thanh địa chỉ

CCTV : Closed Circuit Television

Hệ thống camera giám sát

CR: Control Relay

Rơ le điều khiển

PVC: Polivinynclorua

Nhựa PVC

AC: Alternating Current

Điện xoay chiều

DC: Direct Circuit


Điện một chiều

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

FP: Fire Protection

Hệ Chữa Cháy

PLC

Programmable Logic Controller

FA: Fire Alarm

Báo Cháy

4

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY
1. Khái niệm
Hệ thống PCCC chia là hai hệ thông là hệ FA (Fire Alarm - hay còn gọi là hệ báo
cháy) và hệ FP (Fire Protection - hay còn gọi là hệ chữa cháy). Hệ thống FP còn chia
làm nhiều hệ thống nữa nhƣ FH (chữa cháy vách tƣờng), SP (chữa cháy tự động
Spinkler), OF (chữa cháy xả tràn...). Các hệ thống FP điều khiển đơn giản và đều
không dùng thiết bị điện tử để điều khiển vì ngƣời ta sợ nó bị "treo". Do đó hệ thống
này không có PLC (Programmable Logic Controller), ngôn ngữ lập trình gì cả.
Hệ thống báo cháy tự động (Auto-Fire Alarm System) là hệ thống bao gồm tập
hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát hiện
ra các tín hiệu cháy đƣợc thựchiện tự động bởi các thiết bị và hoạt động liên tục trong
24/24 giờ.
2. Chức năng
Với chức năng cảnh báo sớm, hệ thống có nhiệm vụ phát hiện sớm các nguy
cơ cháy nổ tại tất cả các vị trí trong công trình. Ngoài ra hệ thống phải có khả năng
tích hợp các hệ thống kỹ thuật khác phục vụ công tác chữa cháy và thoát nạn, giúp hạn
chế tối đa thiệt hại về con ngƣời và tài sản.
3. Quy trình hoạt động
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy, báo khói là một quy trình khép kín.
Khi có hiện tƣợng về sự cháy (chẳng hạn nhƣ nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất
hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín
hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý
thông tin nhận đƣợc, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền
thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này
sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi ngƣời nhận biết khu vực đang xảy ra sự
cháy và xử lý kịp thời.
4. Nguyên lý hoạt động
Hệ thống báo cháy tự động đƣợc xây dựng trên cơ sở kỹ thuật sử lý vi điện tử và

công nghệ TMD, kết hợp với các thiết bị phát hiện nhiệt, khói, chuông báo động, nút
ấn chủ động.

5

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Hệ thống báo cháy tự động đƣợc kết nối thành một khối liên kết bằng các dây
dẫn tín hiệu,bình thƣờng hệ thống luôn ở trạng thái hoạt động kể cả khi mất điện nhờ
có nguồn điện ắc quy dự phòng.
Khi sự cố cháy nổ xảy ra hiện tƣợng kèm theo là sinh khói, nhiệt và lửa lúc này
tại các vùng đƣợc lắp đặt các bộ cảm biến cháy các đầu cảm biến khói.
Các bộ cảm biến này sẽ nhận biết đƣợc các hiện thƣợng của đám cháy và nó
sẽ truyền tín hiệu đó về trung tâm báo cháy. Khi chỉ có một tín hiệu báo cháy của một
kênh bất kỳ tác động phải đƣa ra tín hiệu „„chú ý‟‟cùng với việc đó trung tâm.

BMS

Thiết bị chữa
cháy( đầu ra)
Các
Module

Tủ trung
tâm


Đầu báo
(khói nhiệt

…)

Sự cố

Hình 1 Sơ đồ khối nguyên lý hoạt động

6

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

CHƢƠNG II: PHÂN LOẠI HỆ THỐNG VÀ TÌM HIỂU CÁC THIẾT BỊ
1. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
Hệ thống báo cháy sử dụng 2 loại điện thế khác nhau: 12V và 24V.Về mặt lý
thuyết cả hai loại này đều có tính năng kỹ thuật và công dụng nhƣ nhau. Nhƣng, so với
hệ thống báo cháy 24V thì hệ thống báo cháy 12V không mang tính chuyên nghiệp,
trung tâm 12V chủ yếu đƣợc sử dụng trong hệ thống báo trộm, ngoài ra hệ thống còn
bắt buộc phải có bàn phím lập trình.Trong khi hệ thống báo cháy 24V là một hệ thống
báo cháy chuyên nghiệp, khả năng truyền tín hiệu đi xa hơn, và không bắt buộc phải
có bàn phím lập trình. Tuy nhiên, trung tâm xử lý hệ báo cháy 12V (trung tâm Networ)
có giá thành thấp hơn so với trung tâm xử lý hệ báo cháy 24V (trung tâm Mircom,..).
Ngoài ra, hệ thống báo cháy đƣợc chia làm 2 hệ chính, gồm

Hệ thống báo cháy thƣờng
Hệ thống báo cháy địa chỉ
Tùy theo khu vực kết cấu địa hình hay nhu cầu sử dụng mà ngƣời ra sử dụng hai
loại hệ thống này, tuy nhiên với nhƣng khu vực phức tạp, rộng và nhiều chức năng
ngƣời ta thƣờng sử dụng kết hợp cả 2 loại hệ thống này tạo thành một hệ báo cháy tự
động hiệu quả.
1.1. Hệ thống báo cháy thƣờng

Hình 2 Sơ đồ hệ thống báo cháy thường

7

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Với tính năng đơn giản, giá thành không cao, hệ thống báo cháy thông thƣờng
chỉ thích hợp lắp đặt tại các công ty có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngàn m2),
số lƣợng các phòng ban không nhiều (vài chụcphòng); lắp đặt cho những nhà, xƣởng
nhỏ… Các thiết bị trong hệ thống đƣợc mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với
trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và
hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị
trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của
nhân viên giám sát.
1.2. Hệ thống báo cháy địa chỉ

Hình 3 Sơ đồ hệ thống báo cháy địa chỉ

Hệ báo cháy địa chỉ thì hoạt động linh hoạt hơn hệ thống báo cháy loại thƣờng
chúng ta sẽ biết chính xác đƣợc khu vực nào xảy ra cháy bởi vì mỗi đầu báo khói,nhiệt
hoặc nút nhấn đều mang một địa chỉ riêng.
Đối với hệ địa chỉ thì khi một ngõ vào bị tác động chúng ta có thể lập trình cho
bất kỳ thiết bị điều khiển nào hoạt động tùy theo nhu cầu có thể giám sát hoạt động
của thiết bị trên máy tính mà không cần phải đi tới tủ, phần mềm trên máy tính sẽ giúp
chúng ta kết nối trực tiếp tới tủ báo cháy và thao tác nhƣ trên tủ thật.
Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các
công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2),đƣợc chia ra làm nhiều khu
8

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị trong
hệ thống đƣợc mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín hiệu xảy
ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác. Từ đó trung tâm
có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và đƣợc hiển thị trên bảng hiển thị
phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
Một khía cạnh quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC)là phát
hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cƣ dân trong tòa nhà
và các tổ chức cứu hỏa.Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo
động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà, mục đích sử
dụng, số lƣợng, đối tƣợng cƣ ngụ, giới hạn của nội dung và nhiệm vụ các hệ thống này
có thể cung cấp một số chức năng chính: Nó cung cấp một phƣơng tiện để phát hiện
đám cháy đang bùng phát theo phƣơng pháp thủ công hoặc tự động, cảnh báo cho cƣ

dân trong tòa nhà biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.
Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC
hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác và chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển
thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn
cháy...).Ngoài ra nó còn có thể đƣợc sử dụng, để khởi động hệ thống chữa cháy.
2. TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ
2.1. Các thành phần của hệ thống
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu có 3 thành phần nhƣ sau: Trung tâm
báo cháy: Đƣợc thiết kế dạng tủ bao gồm: 1 bo mạch chính, 1 biến thế, 1 nguồn phụ.
Thiết bị đầu vào: Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa.Công tắc khẩn
(nút nhấn khẩn).
Thiết bị đầu ra: Màn hình hiển thị, chuông báo động, còi báo động, Đèn báo
động, đèn exit, mô-đun điều khiển.
2.1.1Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các thiết bị
2.1.1.1Tủ báo cháy trung tâm
 Khái niệm và chức năng

9

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Đây là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống,và quyết định chất lƣợng của
hệ thống. Là thiết bị cung cấp năng lƣợng cho các đầu báo cháy tự động,cấu hình các
khảnăng hoạt động cho hệ thống. Có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ
các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, hiển thị các thông tin về

hệ thống và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra cháy.Trong trƣờng hợp cần thiết có
thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy. Có khả năng tự kiểm tra hoạt động bình
thƣờng của hệ thống,chỉ thị sự cố của hệ thống nhƣ đứt dây, chập mạch.
Các thành phần cơ bản của một tủ báo cháy trung tâm:
- Bộ nguồn: Có tác dụng biến đổi điện áp từ xoay chiều sang điện áp một
chiều 12V hoặc 24V cung cấp cho các thiết bị của hệ thống.
- Bộ xử lý trung tâm (CPU): Là thiết bị quan trọng nhất của tủ, là khối chứa cơ sở
dữ liệu toàn bộ hệ thống; Tiếp nhận và xử lý các thông tin; Cung cấp các giaothức điều
khiển, kết nối.
- Bộ hiển thị: Dùng màn hiển thị LCD, hiển thị toàn bộ các thông tin hệ
thống nhƣ: thông tin báo cháy, thông tin sự cố…, các nút ấn cho phép ngƣời sử
dụng giao tiếp với tủ báo cháy.
- Bộ cảnh báo: Sử dụng các đèn Led, còi chíp cảnh báo trực tiếp tại tủ.
- Card Loop: Tủ báo cháy trung tâm sử dụng các Card loop để quản lý các
thiết bị, mỗi card sẽ quản lý thiết bị ở một khu vực nhất định, từ đó sẽ dễ dàng
hơn trong công tác kiểm tra và bảo trì.

10

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Bộ Hiển Thị

Bộ Xử Lý Trung Tâm


-Màn hình

-Hệ vi xử lý

-Còi chịp, đèn
báo

-card loop

Bộ Nguồn
Biến Thế

Ắc Quy

Hình 4 Sơ đồ khối tủ báo cháy trung tâm
 Nguyên lý hoạt động của từng khối trong tủ

Bộ nguồn
-Biến thế: biến đổi dòng xoay chiều 220V thành một chiều 24V cấp cho các hệ
thống tại tủ, các thiết bị trên loop bao gồm đầu báo,module.
-Ắc quy: là nguồn dự phòng ,cung cấp nguồn cho các thiết bị trên tủ trong trƣờng
hợp mất điện giữ cho hệ thông luôn luôn hoạt động, đƣợc nối cùng biến thế và luôn
đƣợc sạc đầy.
Bộ xử lý trung tâm
-Quản lý các đầu báo qua các cardloop,khi có tín hiệu truyền về từ các đầu báo
qua các module về tủ, vi xử lý tiếp nhận, xác định vị trí qua cardloop, truyền tín cho
bộ hiển thị và truyền về BMS.
-Hoạt động bằng bộ vi xử lý thông minh.
-Lƣu trữ toàn bộ cơ sở dữ liệu của hệ thống.
-Tiếp nhận và xử lý toàn bộ thông tin hệ thống.

11

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

-Cung cấp các kết nối chuẩn RS-232 cho kết nối máy tính, đồ họa, RS-485 cho
kết nối mạng giữa các tủ.
-Cấp trực tiếp tiếp điểm dạng “C” cho sự kiện: Alarm. Trouble, Supervision.
Bộ hiện thị
- Khi có tín hiệu sự cố,báo cháy từ các đầu báo qua bộ xử lý của tủ ,tủ sẽ phát tín
hiệu cảnh báo trên màn hình và còi đèn và gửi thông tin về BMS.
- Màn hình LCD hiển thị toàn bộ thông tin của hệ thống.
Còi chịp phát ra tín hiệu ngay khi có sự cố.
-Khi có cháy thật phát tín hiệu bất sáng các đèn exit còi báo động, và phát tín
hiệu tới các hệ thống liên động khác.
2.1.1.2. Đầu báo cháy
 Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ

Là các thiết bị nhạy cảm với sản phẩm của sự cháy nhƣ: sự phát sinh khói,gia
tăng nhiệt độ, phát sáng của tia lửa. Chúng có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền
thông tin đó về tủ điều khiển trung tâm.
 Phân loại

Dựa vào tính năng: có thể phân chia đầu báo cháy thành hai loại:
Đầu báo thƣờng: là loại đơn giản chỉ có chức năng phát hiện đám cháy, không có
khả năng xác định các thông số nhƣ : độ bẩn của cảm biến,vị trí… Vì thế các đầu báo

thƣờng đƣợc sử dụnh theo dạng ghép kênh, khi có 1 đầu báo cháy sẽ cho biết kênh nào
đó bị cháy chứ không xác định chính xác vị trí có cháy.
Đầu báo địa chỉ: ngoài chức năng cảnh báo cháy, các đầu báo địa chỉ còn có khả
năng định vị vị trí, tự động đo đƣợc một số thông số nhƣ độ bẩn cảm biến, tình trạng
thiết bị rồi gửi về tủ trung tâm nhờ có bộ nhớ EPROM thông minh tích hợp trong đầu
báo. Vì thế đầu báo địa chỉ giúp xác định chính xác vị trí có cháy hỗ trợ tối đa con
ngƣời trong công tác phát hiện sớm đám cháy và xử lý kịp thời.
Dựa vào cảm biến: có thể chia thành các loại sau

12

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Đầu báo khói: sử dụng cảm biến phân tích, xác định khói trong thành phần không
khí để đứa ra cảnh báo cháy.
Đầu báo nhiệt: Sử dụng cảm biến về sự gia tăng nhiệt độ để phát hiện có cháy.
Đầu báo tia lửa: Sử dụng cảm biến phát hồng ngoại của ngọn lửa để phát hiện
đám cháy.
a. Đầu báo khói
Dựa vào những tính chất vật lý của khói do đám cháy gây ra ngƣời ta chế tạo
hai loại đầu báo cơ bản phát hiện khói: Đầu báo khói Ion (Ionization Smoke Detector)
và đầu báo khói quang (Photoelectric Smoke Detector).
 Đầu báo khói Ion (Ionization Smoke Detector)
Đầu báo khói Ion sử dụng một buồng Ion để phát hiện khói. Buồng bao gồm
hai bản cực trái dấu và một nguồn phát xạ(Figure 1).

Nguồn phát xạ (thƣờng dùng Americium 241) phát ra các phần tử, các phần tử
này va chạm với các phân tử khôngkhí giữa hai bản cực và làm thay đổi lớp electron
của các phân tử khí. Một số phân tử khí bị mất một số electron và trở thành ion mang
điện tích dƣơng (cation), một số khác hấp thu thêm một vài electron trở thành ion âm
(anion). Trong điều kiện bình thƣờng số cation cân bằng với số electron. Một dòng
cation bị thu hút chuyển động về phía bản cực âm, trong khi đó các anion lại bị hút
chuyển động về phía bản cực dƣơng.
Sự chuyển động của các dòng ion này hình thành một dòng điện nhỏ, sử dụng
một mạch điện tử nhỏ để đo đƣợc dòng điện này. Lúc này ta có thông số của đầu báo
trong điều kiện bình thƣờng (Figure 2).
Các sản phẩm của đám cháy (khói và bụi) là có kích thƣớc lớn hơn kích
thƣớc của phân tử khí ion hóa. Khi chúng xâm nhập vào buồng ion của đầu báo, chúng
sẽ va chạm với các phân tử khí ion hóa và kết hợp với nhau (Figure 3). Khi kết hợp,
một số trở nên mang điện dƣơng,một số khác là mang điện âm tùy thuộc tính chất
phân tử khí ion hóa mà chúng vừa kết hợp. Các phần này tiếp tục di chuyển trong
buồng ion và kết hợp với những phân tử khí ion hóa khác, chúng hình thành nên trung
tâm tiền kết nối thu hút các ion khác xung quanh mình.Kết quả là số ion phân tử khí
trong buồng ion chuyển động về phía các bản cực bị giảm đi. Sự suy giảm số ion này
13

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm dòng điện hình thành trong buồng ion lúc ban
đầu.Khi dòng điện bị suy giảm một lƣợng đã xác định trƣớc, một ngƣỡng sẽ bị phá vỡ
và tín hiệu cảnh báo cháy sẽ đƣợc đƣa ra.

Ảnh hƣởng của độ ẩm, bụi bẩn không khí và áp suất khí quyển: Sự thay đổi về độ
ẩm hoặc áp suất khí quyển sẽ ảnh hƣởng tới buồng ion tƣơng tự nhƣ hiệu ứng khi các
sản phẩm cháy xâm nhập.Và nhƣ vậy khả năng đầu báo báo cháygiả là khá cao.Để
khắc phục nhƣợc điểm này, ngƣời ta đã thiết kế đầu báo có cấu tạo buồng “ion kép”.

Hình 5 Cấu tạo đầu báo khói ion
Lúc này đầu báo sử dụng hai buồng ion, một là buồng ion cảm biến đƣợc để hở
với môi trƣờng không yếu tố khác nhƣ khói, bụi…tất cả mọi thứ bị hòa lẫn trong
không khí.Buồng ion còn lại đƣợc gọi là buồng ion tham chiếu, nó đƣợc đóng kín với
các yếu tố bên ngoài và chỉ chịu ảnh hƣởng của độ ẩm, áp suất khí quyển.Bởi vì với
cấu tạo đặc biệt đó, chỉ các phần tử có kích thƣớc nhỏ mới có thể xâm nhập.Các phần
tử nhƣ bụi bẩn, khói, sản phẩm cháy là có kích thƣớc lớn và khó có thể thâm nhập.
Một mạch điệntủ đƣợc thiết kế để giám sát hai buồng ion, so sánh dòng điện đầu ra
giữa chúng.
Nếu độ ẩm hoặc áp suất khí quyển thay đổi ảnh hƣởng tới hai buồng ion là
nhƣ nhau, dòng điện đầu ra đo đƣợc của hai buồng vẫn ở trạng thái cân bằng và ta có
thể bỏqua chúng.Khi các sản phẩm cháy xâm nhập buồng cảm biến, dòng điện trong
14

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

buồng sẽ bị suy giảm trong khi dòng điện trong buồng tham chiếu là không đổi. Kết
quả sự mất cân bằng dòng điện sẽ đƣợc mạch điện tử phát hiện (Figure 5).
 Đầu báo khói quang học (Photoelectric Smoke Detector)
Khói đƣợc tạo ra bởi đám cháy sẽ ảnh hƣởng tới dòng hạt ánh sáng chuyển

độngqua không khí bình thƣờng. Khói có thể ngăn hoặc làm che khuất các ánh sáng.
Chúng cũng là nguyên nhân khiến tia sáng bị khúc xạ và bị lêch đƣờng truyền. Đầu
báo khói quang học đã đƣợc thiết kế dựa trên các nguyên lý về ánh sáng và ảnh hƣởng
của khói tới chúng.
Đầu báo khói quang học khúc xạ (Photoelectric Light Scattering Smoke Detector)
Đầu báo thiết kế dựa trên tính chất vật lý sự khúc xạ của ánh sáng, tức là khi ánh
sáng truyền qua một môi trƣờng không đồng nhất nó có thể bị bẻ lệch đƣờng đi. Sẽ có
một cặp thiết bị đƣợc sử dụng, một điốt có chức năng là nguồn phát ánh sáng, và một
đầu cảm biến có vai trò cảm thụ ánh sáng phát ra từ chiếc kia.Ở điều kiện bình thƣờng,
cảm biến không thể cảm thụ đƣợc ánh sáng phát ra từ điốt do miền phát của điốt
không trùng hƣớng cảm nhận của cảm biếnkhí bên ngoài (Figure 4). Buồng cảm biến
chịu ảnh hƣởng trực tiếp của môi trƣờng không khí bên ngoài: độ ẩm, áp suất khí
quyển.

Hình 6 Đầu báo khói
Khi khói xâm nhập vào khoảng giữa điốt và cảm biến, chúng tác động tới các tia
sáng phát ra từ điốt làm lệch đƣờng đi ban đầu của chúng. Và lúc này đầu cảm biến có
thể cạm thụ đƣợc ánh sáng từ điốt phát ra, tín hiệu alarm đƣợc phát ra.

15

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Đầu báo khói quang học dựa vào tính chất truyền thẳng của ánh
sáng (Photoelectric Light Obcuration Smoke Detector). Một dạng khác của đầu báo

khói quang học là đầu báo dựa trên tính chất truyền thẳng của ánh sáng. Sẽ có một
nguồn phát sáng (thƣờng là điốt và một bộ phận cảm biến ánh sáng đặt đối diện nhau
(Figure 8).Ở điều kiện bình thƣờng ánh sáng từ điốt đƣợc truyền trực tiếp cảm biến,
cƣờng độ sáng sẽ đƣợc đo và giám sát bởi một mạch điện tử.
Khi có khói xen giữa điốt và cảm biến, ánh sáng truyền từ điốt tới cảm biến sẽ bị
suy giảm do tính chất hấp thụ của khói. Điều này làm cho cƣờng độ sáng tại cảm biến
bị suy giảm (Figure9).Sự suy giảm cũng đƣợc giám sát bởi mạch điện tử, đến một
ngƣỡng nhất định sẽ có tín hiệu alarm đƣợc phát ra.

Hình 7 Cấu tạo đầu báo khói quang
 Đầu báo khói dạng Beam.

Hình 8 Đầu báo beam dạng thu phát
Đầu báo beam dạng phản xạ: gồm một đầu báo kết hợp bộ phận phát và bộ phận
thu trong cùng một vỏ và tấm phản xạ lắp đối diện với đầu báo trong khu vực cần bảo
vệ.
16

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Hình 9 Đầu báo beam dạng phản xạ
Chiều dài bảo vệ của đầu beam là khoảng cách giữa đầu thu và đầu phát, hoặc
giữa đầu báo và tấm phản xạ.
Đầu báo dạng beam hoạt động dựa trên nguyên tắc làm mờ ánh sáng (light
obscuration). Ở điều kiện môi trƣờng sạch, không có khói, chùm tia hồng ngoại từ đầu

phát (Transmiter) sẽ đến bộ phận cảm nhận ánh sáng đặt tại đầu thu (Reveiver) với
một cƣờng độ 100%. Điều đó đƣợc hiểu là độ làm mờ 0%, nói một cách khác toàn bộ
tia hồng ngoại đến đƣợc đầu thu.
Đầu báo beam đƣợc điều chỉnh độ nhạy theo mức đƣợc thiết lập sẵn, tính theo tỷ
lệ phần trăm của độ che mờ hoàn toàn chùm tia chứ KHÔNG phải theo tỷ lệ hiện diện
(nồng độ) của khói.Mức độ nhạy này, đƣợc xác định bởi nhà sản xuất, phụ thuộc vào
chiều dài bảo vệ của đầu báo. Ví dụ: Khi đặt đầu báo có độ nhạy 25%, có nghĩa là khi
25% tín hiệu của tia bị làm mờ bởi khói, đầu báo sẽ chuyển sang tình trạng báo động.
Nếu đầu thu hoàn toàn không nhận đƣợc tia hồng ngọai (đầu phát bị hƣ, hoặc đứt
dây, hoặc tia hồng ngọai bị che khuất 100%) đầu báo sẽ phát tín hiệu báo lỗi (trouble)
để tránh báo giả.
Sự thay đổi chậm của độ che mờ xảy ra, do bẩn hoặc bụi trên thấu kính của đầu
báo, sẽ đƣợc bù trừ bởi một mạch vi điều khiển với chức năng giám sát liên tục cƣờng
độ tín hiệu và định kỳ hiệu chỉnh ngƣỡng báo động và báo lỗi.Khi mạch tự bù trừ của
đầu báo đạt đến ngƣỡng giới hạn của nó, đầu báo sẽ phát tín hiệu báo lỗi, dấu hiệu yêu
cầu dịch vụ bảo trì.
Khi có cháy, khói từ đám cháy bay lên đi vào khu vực bảo vệ, cắt ngang đƣờng
hồng ngoại của đầu báo sẽ làm suy giảm tín hiệu hồng ngọai tới đầu thu. Khi độ làm
mờ đạt tới ngƣỡng báo động đƣợc đặt trƣớc, đầu báo sẽ phát một tín hiệu báo động
cháy.
17

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

Hình 10 Đám cháy được phát hiện bởi đầu báo beam


Hình 11 Hoạt động của đầu báo beam phản xạ
b. Đầu báo nhiệt
Các đầu báo nhiệt đƣợc thiết kế dựa trên nguyên lý sự gia tăng nhiệt độ
môi trƣờng nơi có đám cháy xảy ra.Khi có đám cháy nhiệt lƣợng sẽ tỏa ra và chúng
đƣợc phân tán tới các vùng không gian xung quanh qua truyền nhiệt hoặc đối lƣu
không khí.
Một cảm biến nhiệt đƣợc gắn trên đầu báo có vai trò cảm biến nhiệt độ
môi trƣờng không khí xung quanh nó. Khi cảm biến đo đƣợc nhiệt độ đạt tới một
18

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

ngƣỡng nào đó đã định trƣớc, tín hiệu alarm đƣợc phát ra.Tuy nhiên nhiệt độ không
khí trong cùng một phòng, một khu vực lại có thể không đồng đều khi có cháy xảy ra.
Gần khu vực đám cháy nhiệt lƣợng tỏa ra là lớn nhất, qua đối lƣu không khí nhiệt
lƣợng bị hấp thu một phần và vì thế nhiệt độ tại nơi lắp đầu báo có thể không đạt tới
ngƣỡng báo cháy nếu trần nhà quá cao. Khắc phục nhƣợc điểm này ngƣời ta chế tạo
loại đầu báo nhiệt gia tăng, cảm biến sẽ phát hiện nhiệt độ không khí gia tăng ví dụ từ
5 – 7 độ C trên một phút và từ đó đƣa ra tín hiệu alarm.
 Đầu báo nhiệt cố định (Fixed Temparature Detector)
Họat động của đầu báo phụ thuôc hòan tòan vào nhiệt độ của môi trƣờng chứ
không phụ thuộc vào tốc độ gia tăng nhiệt độ. Khi nhiệt độ môi trƣờng tại khu vực bảo
vệ tăng lên đạt tới một nhiệt độ nhất định, ứng với ngƣỡng đƣợc cài đặt cho đầu báo
khi sản xuất, sẽ làm cho tiếp điểm bên trong đầu báo đóng và tạo tín hiệu báo cháy gửi

trung tâm báo cháy.
Đầu báo nhiệt sử dụng thanh lƣỡng kim.Đầu báo nhiệt có một thanh lƣỡng kim,
với một đầu gắn cố định và đầu kia để tự do có thể di chuyển phụ thuộc nhiệt độ của
nó. Khi nhiệt độ tăng thì thanh lƣỡng kim bị uốn cong chạm mạch điện tín hiếu của
đầu báo và kích hoạt báo động. Thanh lƣỡng kim sẽ trở về trạng thái ban đầu khi nhiệt
độ giảm.Loại đầu báo này có thể sử dụng nhiều lần.

19

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

 Đầu báo nhiệt sử dụng chất nóng chảy eutectic
Hợp kim eutectic là một hỗn hợp của 2 hoặc nhiều kim loại có điểm tan chảy ở
nhiệt độ thấp hơn kim loại riêng lẻ.Nếu nhiệt độ của hợp kim lớn hơn hoặc bằng nhiệt
độ tan chảy nó sẽ chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
Trong đầu báo nhiệt có một lẫy kim loại đàn hồi đƣợc giữ chặt bởi hợp kim
eutectic, giúp cho 2 cực tín hiệu của đầu báo tách rời nhau (thƣờng hở). Khi nhiệt độ
môi trƣờng tăng đến nhiệt độ nóng chảy của hợp kim (đây là nhiệt độ báo động của
đầu báo, tuỳ vào loại hợp kim khi sản xuất), hợp kim sẽ tan chảy làm lẫy đàn hồi đang
bị nén bung ra và 2 cực tín hiệu của đầu báo chạm vào nhau tạo một dòng điện kích
hoạt báo động.Đầu báo nhiệt loại này không sử dụng lại đƣợc sau khi đã báo động.
 Đầu báo nhiệt kiểu dây(line-type)
Cấu tạo của thiết bị này bao gồm 2 dây dẫn điện bằng thép đƣợc cách điện riêng
biệt bởi một chất rất nhạy cảm với nhiệt độ. Hai dây này đƣợc xoắn với nhau (twisted
pair) để tạo một lực ép giữa 2 dây, sau đó bọc một lớp băng bảo vệ và ngoài cùng là

lớp vỏ phù hợp với môi trƣờng lắp đặt.Nếu một điểm nào đó của dây tiếp xúc với nhiệt
độ lớn hơn nhiệt độ quy định (đây là nhiệt độ báo động, tuỳ thuộc vào chất cách điện
khi sản xuất) lớp cách điện nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị phá hỏng làm cho 2 dây dẫn
chạm vào nhau tại điểm đó. Điều này tạo nên một tín hiệu báo cháy gửi về trung tâm
báo cháy.Một số nhà sản xuất chế tạo trung tâm điều khiển dùng riêng với Linear Heat
Detector cho phép xác định đƣợc vị trí điểm báo động của dây báo nhiệt, tức là xác
định đƣợc vị trí cháy.
20

SV: Đỗ Mạnh Hùng


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. Đào Xuân Phúc

 Đầu báo nhiệt cố định điện tử (Thermistor).
Loại này sử dụng Thermistor để phát hiện sự thay đổi nhiệt độ của môi trƣờng.
Thermistor thƣờng là điện trở nhiệt. Nó đƣợc làm bằng chất bán dẫn đa tinh thể, có hệ
số nhiệt điện trở âm, và khá lớn. Nghĩa là khi nhiệt độ tăng thì điện trở của nó sẽ giảm
khá mạnh.

Hình 12 Đầu báo nhiệt thermistor

Nhiệt độ môi trƣờng thay đổi làm cho điện trở của Thermistor thay đổi và chuyển
thành tín hiệu báo động.Sử dụng Thermistor, đầu báo nhiệt có thể đƣợc chế tạo theo
kiểu gia tăng hoặc cố định hoặc kết hợp cả hai phù hợp với nhu cầu sử dụng.Những
đầu báo loại này cũng có thể có chức năng giảm khả năng báo giả.
21


SV: Đỗ Mạnh Hùng


×