Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Xây dựng module quản lý dược vật tư y tế trong hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 71 trang )


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN HOÀNG

XÂY DỰNG MODULE QUẢN LÝ DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ BỆNH VIỆN

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - Năm 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN HOÀNG

XÂY DỰNG MODULE QUẢN LÝ DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TỔNG THỂ BỆNH VIỆN

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Đức Tuấn

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội - Năm 2016




VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
(Danh sách các sinh viên trong phần này sắp xếp theo qui tắc tên)
Họ và tên: Nguyễn Hoàng

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 21/09/1993

Nơi sinh: Hà Nội

Chuyên ngành: Công nghệ thông tin

Mã số: 52480201

Lớp hành chính: 0011B6
1. TÊN ĐỀ TÀI
Xây dựng module quản lý thuốc – vật tư y tế trong mô hình quản lý
tổng thể bệnh viện
2. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

Xây dựng module quản lý thuốc – vật tư y tế trong mô hình quản lý
tổng thể bệnh viện
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 11/01/2016

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 10/05/2016
5. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
6. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày… tháng… năm 2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án tốt nghiệp là kết quả của một khóa học và là thành quả lao động
của em. Để có thể thực hiện và hoàn thành đồ án này, em đã nhận được sự
hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô và các bạn trong Khoa
Công Nghệ Thông Tin – Viện Đại học Mở Hà Nội. Em xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc tới các thầy, các cô trong Khoa, những người đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm
quý báu cho em trong suốt bốn năm học tại Viện Đại học Mở Hà Nội để em
có thể tự tin khi thực hiện đồ án này.
Đặc biệt, em xin cám ơn thầy Nguyễn Đức Tuấn, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo động viên và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này. Trong thời gian làm đồ án cùng thầy, em không những học hỏi được
những kiến thức mà còn học được khả năng làm việc nghiêm túc, độc lập và
có trách nhiệm với công việc của mình.
Mặc dù, em đã cố gắng hoàn thiện đồ án trong phạm vi và khả năng

cho phép, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót. Em xin kính
mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy, cô và các bạn.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 1
KHẢO SÁT SƠ BỘ HỆ THỐNG ................................................................ 1
1.1. Giới thiệu ............................................................................................... 1
1.2. Mô tả khái quát ....................................................................................... 1
1.2.1. Yêu cầu bài toán ............................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu ......................................................................................... 1
1.2.3. Đối tượng sử dụng hướng tới ......................................................... 2
1.2.4. Ngôn ngữ lập trình sử dụng ............................................................ 2
1.2.5. Chức năng cơ bản ........................................................................... 2
1.2.6. Phân loại chức năng cụ thể: ............................................................ 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 5
CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG ............................................................................ 5
2.1. Tổng quan về AngularJs ......................................................................... 5
2.1.1. Giới thiệu........................................................................................ 5
2.1.2. Các tính năng cốt lõi quan trọng trong AngularJS ........................... 5
2.1.3. Ưu điểm.......................................................................................... 6
2.1.4. Nhược điểm .................................................................................... 6
2.2. Tổng quan về Sql sever .......................................................................... 6
2.2.1. Sql là gì .......................................................................................... 6
2.2.2. Lịch sử phát triển ............................................................................ 6
2.2.3. Đặc điểm của SQL .......................................................................... 7

2.3. Lý do lựa chọn công nghệ....................................................................... 8
2.3.1. AngularJs........................................................................................ 8


2.3.2. Sql sever ......................................................................................... 9
Chương 3 ..................................................................................................... 10
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..................................................... 10
3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống ............................................... 10
3.1.1. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức ......................................................... 10
3.1.2. Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh ....................................................... 11
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ....................................................... 11
3.1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh ............................................... 12
3.2. Mô hình E-R......................................................................................... 14
4.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu ........................................................................... 15
4.1.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu logic........................................................... 15
4.1.2. Sơ đồ thực thể liên kết ( vẽ bằng Diagram) ................................... 18
4.1.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý .......................................................... 19
CHƯƠNG 5 ................................................................................................ 41
THIẾT KẾ GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH ........................................... 41
5.1. Giao diện danh mục .............................................................................. 41
5.2. Giao diện các phiếu làm việc ................................................................ 46
CHƯƠNG 6 ................................................................................................ 57
KẾT LUẬN ................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 58


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Họ và tên: Nguyễn Hoàng
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin


Khóa: 2011 - 2015

Cán bộ hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đức Tuấn
Tên đề tài: Xây dựng module quản lý thuốc – vật tư y tế trong mô hình quản
lý tổng thể bệnh viện
Tóm tắt: Chương trình xây dựng giúp nhân viên trong bệnh viện, các
kho thuốc, quầy bán thuốc quản lý thuốc – vật tư y tế một cách dễ dàng nhanh
chóng và thuận tiện, chương trình cũng cho phép nhân viên tổng hợp báo cáo
cuối kỳ một cách nhanh chóng và hiệu quả thông qua hệ thống báo cáo được
xây dựng bằng công nghệ DevExpress. Công nghệ sử dụng trong đề tài là
MVC5 + AngularJs.


DANH MỤC CÁC BẢNG

BảNG 4.1. CSDL “DMNHACUNGCAP”.................................................... 19
BảNG 4.2. CSDL “DMVATTU” ................................................................. 20
BảNG 4.3. CSDL “DMDONVI” .................................................................. 21
BảNG 4.4. CSDL “DMKHO” ...................................................................... 21
BảNG 4.5. CSDL “DMNGUOIDUNG” ....................................................... 22
BảNG 4.6. CSDL “DMPHANLOAIVATTU” ............................................. 22
BảNG 4.7. CSDL “DMNHOMVATTU” ..................................................... 23
BảNG 4.8. CSDL “DMNGUONNHAP” ...................................................... 23
BảNG 4.9. CSDL “DMCACHDUNGTHUOC” ........................................... 24
BảNG 4.10. CSDL “DMHANGSANXUAT” ............................................... 24
BảNG 4.11. CSDL “PHIEUNHAPVATTU_DK” ........................................ 25
BảNG 4.12. CSDL “PHIEUNHAPVATTUCHITIET_DK” ......................... 26
BảNG 4.13. CSDL “PHIEUNHAPVATTUKHOSANGKHO_DK”............. 27
BảNG 4.14. CSDL “PHIEUNHAPVATTUKHOSANGKHOCHITIET” ..... 28



BảNG 4.15. CSDL “PHIEUXUATBANLE_DK” ........................................ 29
BảNG 4.16. CSDL “PHIEUXUATBANLECHITIET_DK” ......................... 30
BảNG 4.17. CSDL “PHIEUXUATKHOSANGKHO_DK”.......................... 31
BảNG 4.18. CSDL “PHIEUXUATKHOSANGKHOCHITIET_DK”........... 32
BảNG 4.19. CSDL “PHIEUXUATSUDUNG_DK” ..................................... 33
BảNG 4.20. CSDL “PHIEUXUATSUDUNGCHITIET_DK” ...................... 34
BảNG 4.21. CSDL “PHIEUYEUCAUXUATVATTU_DK” ........................ 35
BảNG 4.22. CSDL “PHIEUYEUCAUXUATVATTUCHITIET_DK”......... 36
BảNG 4.23. CSDL “PHIEUTRALAIVATTU_DK” .................................... 37
BảNG 4.24. CSDL “PHIEUTRALAIVATTUCHITIET_DK” ..................... 38


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Sơ đồ phân rã chức năng ............................................................... 10
Hình 3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh ...................................................... 11
Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ...................................................... 11
Hình 3.4. Quản lý hệ thống ......................................................................... 12
Hình 3.5. Quản lý nghiệp vụ........................................................................ 12
Hình 3.6. Quản lý danh mục ........................................................................ 13
Hình 3.7. Quản lý báo cáo ........................................................................... 13
Hình 4.1. Sơ đồ thực thể liên kết (Diagram) ................................................ 18
Hình 4.2. Đầu ra “Phiếu nhập kho” ............................................................. 39
Hình 4.3. Đầu ra “Phiếu xuất bán lẻ”........................................................... 39
Hình 4.4. Đầu ra “Phiếu xuất sử dụng”........................................................ 40
Hình 4.5. Đầu ra “Phiếu yêu cầu xuất vật tư” .............................................. 40
Hình 4.6. Đầu ra “Báo cáo tồn kho” ............................................................ 40
Hình 5.1. Giao diện đăng nhập cho mỗi danh mục ...................................... 41
Hình 5.2. Giao diện danh mục vật tư ............................................................ 41
Hình 5.3. Giao diện danh mục đơn vị tính ................................................... 42

Hình 5.4. Giao diện danh mục nguồn nhập .................................................. 42
Hình 5.5. Giao diện danh mục nhóm vật tư ................................................. 43


Hình 5.6. Giao diện danh mục phân loại vật tư ............................................ 43
Hình 5.7. Giao diện danh mục kho .............................................................. 44
Hình 5.8. Giao diện danh mục khoa ............................................................ 44
Hình 5.9. Giao diện danh mục cách dùng thuốc........................................... 45
Hình 5.10. Giao diện phiếu nhập vật tư ....................................................... 46
Hình 5.11. Giao diện trả lại nhà cung cấp .................................................... 47
Hình 5.12. Giao diện phiếu yêu cầu xuất vật tư ........................................... 48
Hình 5.13. Giao diện phiếu xuất sử dụng..................................................... 49
Hình 5.14. Giao diện phiếu nhập khách hàng trả lại .................................... 50
Hình 5.15. Giao diện phiếu xuất bán lẻ........................................................ 51
Hình 5.16. Giao diện phiếu xuất luân chuyển .............................................. 53
Hình 5.17. Giao diện phiếu xuất kho sang kho ............................................ 54
Hình 5.18. Giao diện phiếu nhập kho khác về ............................................. 55
Hình 5.19. Giao diện phiếu kiểm kê ............................................................ 56
Hình 5.20. Giao diện phiếu kiểm kê bằng tay .............................................. 56


DANH MỤC VIẾT TẮT

1

Tên viết
Tên đầy đủ
tắt
MVC
Model – View – Controller


2

HTML

3

PHP

4

API

5

DOM

Document Object Model

6

CSDL

Cơ sở dử liệu

7

SQL

Structured Query Language


8

DLL

Dynamic Link Library

9

HTTP

HyperText Transfer Protocol

10

ANSI

11

ISO

12

IBM

13

NCC

Nhà cung cấp


14

STT

Số thứ tự

STT

Dịch ra tiếng việt (Nếu
là tiếng nước ngoài)

HyperText Markup

Ngôn ngữ đánh dấu siêu

Language

văn bản

Personal Hompe Page
Application Programming

Giao diện lập trình ứng

Interface

dụng

Ngôn ngữ truy vấn

mang tính cấu trúc
Thư viện liên kết động
Giao thức truyền tải siêu
văn bản

American National

Viện Tiêu chuẩn Quốc

Standards Institute

gia Hoa Kỳ

International Organization

Tổ chức tiêu chuẩn hoá

for Standardization

quốc tế

International Business
Machines


1
Chương 1
KHẢO SÁT SƠ BỘ HỆ THỐNG
1.
1.1.


Giới thiệu
Sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của kỹ thuật máy tính đã tạo cho

tin học những ứng dụng rộng rãi hơn trong hầu hết mọi lĩnh vực hiện nay.
Công tác quản lý là một công việc vô cùng quan trọng không thể thiếu trong
bất kỳ một tổ chức hay cộng đồng nào, trước kia việc quản lý chỉ thực hiện
bằng giấy tờ, sổ sách, như vậy rất tốn công sức và thời gian hơn nữa hiệu quả
công việc lại không cao. Vì vậy việc đưa tin học vào quản lý là rất cần thiết
và đáng quan tâm.
Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang là một trong nhưng bệnh viện lớn của
quận Long Biên. Do đó yêu cầu ứng dụng cơ sở dữ liệu để quản lý là việc hết
sức thiết thực.
Vì vậy trong khóa tốt nghiệp này, em muốn đưa ra một cách tiếp cận và
giải quyết vấn đề này với mục tiêu tự động hóa các công việc, xử lý dữ liệu
giảm thiểu nhiệm vụ của con người trong hệ thống và thống nhất các chức
năng thành một thể thống nhất, có tổ chức chặt chẽ. Nếu xây dựng tốt sẽ giảm
nhẹ gánh nặng cho người quản lý, tính năng thuận tiện cho người sử dụng.
1.2.

Mô tả khái quát
Chương trình xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý thuốc – vật tư

y tế trong bệnh viện.
1.2.1. Yêu cầu bài toán
Xây dựng chương trình quản lý thuốc – vật tư y tế theo đúng qui trình
trong bệnh viện.
1.2.2. Mục tiêu



2
Với thực trạng hiện nay đó là công tác quản lý chủ yếu trên giấy tờ,
nhưng thực tế khối lượng công việc ngày một lớn, phần mềm quản lý thuốcvật tư y tế ra đời nhằm mục đích giải quyết những vướng mắc trên, giúp cho
công việc quản lý trở lên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn bằng việc tự
động hóa quá trình quản lý các yếu tố liên quan như thuốc, hóa đơn, các
phiếu,…Do vậy mục tiêu hướng đến của đề tài là:
Nhanh chóng, hiệu quả: Hầu hết các công việc được thực hiện trên máy
tính với các thao tác đơn giản. Mọi yêu cầu sẽ được thực hiện nhanh chóng,
không mất nhiều thời gian chờ đợi như trước đây.
Chính xác và đầy đủ: Các yêu cầu đảm bảo tính khách quan và chính
xác gần như 100% không có sự sai lệch khi áp dụng công việc quản lý băng
giấy tờ một cách thủ công như trước kia.
Quản lý dễ dàng: Người làm công tác quản lý có thể tra cứu một cách
dễ dàng tất cả các thông tin trong kho dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả
và trả kết quả hoàn toàn chính xác.
Giảm tải: Tránh cho sự giải quyết một lúc nhiều công việc.
1.2.3. Đối tượng sử dụng hướng tới
Người quản lý và nhân viên sử dụng chương trình.
1.2.4. Ngôn ngữ lập trình sử dụng
Sử dụng MVC 5 + AngularJs để xây dựng chương trình.
1.2.5. Chức năng cơ bản
Chức năng thêm sửa xóa thay đổi nội các danh mục liên quan.
Chức năng nhập thuốc
Chức năng xuất thuốc


3
Chức năng luân chuyển thuốc giữa các kho thuốc
Chức năng xem báo cáo tổng kết
Chức năng kiểm kê

1.2.6. Phân loại chức năng cụ thể:
Quản trị (Admin)
Người quản trị hay admin là người làm chủ ứng dụng, họ có quyền
kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Mỗi admin sẽ được cấp một tài khoản,
password và quyền admin. Để thực hiện chức năng của mình họ phải đăng
nhập vào hệ thống bằng tài khoản mà họ đăng ký.
Quản trị viên click vào link đăng nhập, form đăng nhập sẽ hiển thị yêu
cầu.
Nhấn nút đăng nhập để gửi lên server
Khi đó hệ thống sẽ kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu vừa gửi vào, nếu
như không hợp lệ thì sẽ thông báo và yêu cầu nhập lại, nếu hợp lệ người quản
trị viên sẽ đăng nhập vào hệ thống.
Quản lý chức năng
Thực hiện các chức năng quản lý do administrator phân quyền.
Đăng xuất
Thực hiện chức năng thoát khỏi hệ thống: quản trị viên click vào link
thoát hoặc logout, hệ thống thực hiện đăng xuất
Admin bao gồm các chức năng sau:
Chức năng quản tài khoản


4
Nhân viên (Staff)
Là người dưới quyền administrator và cũng có những chức năng nhất
định
Thay đổi thông tin tài khoản cá nhân
Cập nhật danh mục (thêm, sửa, xóa)
Xử lý nhập thuốc (lập phiếu nhập thuốc)
Xử lý xuất thuốc (lập phiếu xuất)
Xử lý trả thuốc (lập phiếu trả)

Xem báo cáo, kiểm kê, tổng hợp báo cáo
1.3.

Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp phân tích thiết kế hệ thống để thực hiện đề
tài.
Khảo sát thị trường


5
Chương 2
CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG
2. 2
2.1.

Tổng quan về AngularJs

2.1.1. Giới thiệu
• AngularJs là một framwork phát triển dựa trên Javascript để tạo các ứng
dụng web phong phú.
• AngularJS được bắt đầu từ năm 2009, do lập trình viên Misko Hevery tại
Google viết ra. Với AngularJS Misko đã rút ngắn số dòng code từ 17000
dòng xuống còn chỉ khoảng 1500. Với thành công đó, đội ngũ của dự án
Google quyết định phát triển AngularJs theo hướng mã nguồn mở.
• AngularJs thường dùng để phát triển frontend (giao diện khách hàng)
thông qua các API gọi data, sử dụng mô hình MVC rất mạnh mẽ.
• Mã nguồn AngularJs tự động fix với các trình duyệt khác nhau nên
không cần phải quá lo về vấn đề tương thích trình duyệt.
• AngularJs là mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí và được phát triển bởi
hàng ngàn các lập trình viên trên thế giới.

2.1.2. Các tính năng cốt lõi quan trọng trong AngularJS
• Data-binding: Tự động đồng bộ dữ liệu giữa model và view
• Scope: Đây là đối tượng kết nối controller và view
• Controller: Đây là nhưng hàm script xử lý kết hợp với bộ điều khiển
scope
• Service: AngularJS sử dụng các API được xây dựng từ các web
service(PHP, ASP) để thao tác với DataBase
• Filters: Bộ lọc lọc ra các thành phần trả về mảng mới


6
• Directives: Đánh dấu vào các yếu tố của DOM, nghĩa là sẽ tạo ra các thẻ
HTML tùy chỉnh
• Routing: Chuyển đổi giữa các action trong controller
2.1.3. Ưu điểm
• AngularJS cho phép tạo ra các ứng dụng một các đơn giản, code sạch
• AngularJS sử dụng databinding giống .NET với tính năng liên kết với
HTML nên giúp người dùng cảm thấy dễ chịu
• AngularJS có thể chạy trên hầu hết các trình duyệt điện thoại thông minh
2.1.4. Nhược điểm
• Không an toàn: Được phát triển từ Javascript nên nó không an toàn, phía
máy chủ phải thường xuyên xác nhận để hệ thống chạy trơn tru
• Phụ thuộc: Nếu người dùng vô hiệu hóa Javascript thì chương trình sẽ
không hoạt động
2.2.

Tổng quan về Sql sever

2.2.1. Sql là gì
• SQL là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản lý

dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ
bậc cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual basic, Visual C, Oracle,…
• Trong Oracle tất cả các chương trình và người sử dụng phải sử dụng
SQL để truy cập vào dữ liệu trong CSDL của Oracle. Các chương trình
dùng Oracle cho phép người sử dụng truy nhập tới CSDL mà không cần
sử dụng trực tiếp SQL, nhưng khi chạy phải sử dụng SQL
2.2.2. Lịch sử phát triển
• SQL được phát triển từ ngôn ngữ SEQUEL2 bởi IBM theo mô hình
Codd tại trung tâm nghiên cứu của IBM ở California vào những năm 70
cho hệ thống QTCSDL lớn.


7
• SQL được viện tiêu chuẩn quốc gia mỹ (ANSI) và tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế (ISO) chấp nhận một ngôn ngữ chuẩn cho CSDL quan hệ.
2.2.3. Đặc điểm của SQL
• SQL là ngôn ngữ tựa tiếng anh
• SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, nó không yêu cầu ta cách thức truy cập
như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL đều dễ sử dụng mà ít khả
năng mắc lỗi.
• SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp dữ liệu như
chèn, cập nhật, xóa các hàng trong một quan hệ, tạo sửa đổi, thêm và xóa
các đối tượng trong cơ sở dữ liệu.


8

2.3.

Lý do lựa chọn công nghệ


2.3.1. AngularJs
• Mô hình MVC hoàn chỉnh: AngularJS cài đặt MVC cũng bằng cách phân
chia ứng dụng ra thành các thành phần MVC, nhưng làm toàn bộ việc còn
lại giúp bạn. AngularJS quản lý các thành phần cho bạn và hoạt động như
một đường ống kết nối chúng lại với nhau cho bạn.
• Một giao diện người dùng kiêu khai báo: AngularJS sử dụng HTML để
định nghĩa giao diện người dùng của ứng dụng. HTML là một ngôn ngữ
khai báo nhiều tính trực quan và ít tính phức tạp hơn định nghĩa các thủ
tục giao diện trong JavaScript.
• Linh động với bộ lọc: Bộ lọc lọc dữ liệu trước khi chúng tiếp cận bộ hiển
thị và có thể bao gồm những thứ đơn giản như định dạng lại dấu thập
phân trong một số, đảo lại thứ tự của mảng, lọc lại một mảng dựa trên một
tham số, hoặc thực hiện phân trang. Bộ lọc được thiết kế để trở thành các
hàm độc lập chạy riêng rẽ với ứng dụng, tương tự như bộ chỉ thị, nhưng
chỉ tập trung vào việc chuyển đổi định dạng dữ liệu.Các bộ lọc rất hữu
dụng và khả thi cho việc tạo ra một bảng HTML có thể sắp xếp được khi
chỉ sử dụng bộ lọc mà không cần phải viết một dòng JavaScript nào.
• Viết ít mã hơn: bạn không phải viết các kết nối MVC của mình. Bộ hiển
thị được định nghĩa sử dụng HTML, nó sẽ gọn gàng và rõ hơn. Mô hình
dữ liệu đơn giản hơn để viết mà không cần các hàm get và set.
• Sẵn sàng kiểm thử đơn vị: Toàn bộ AngularJS được liên kết với nhau
thông qua cái gọi là bộ xả phụ thuộc (Dependency Injection). Đó là cách
mà nó sử dụng để quản lý bộ điều khiển và đối tượng phạm vi. Bởi vì tất
cả các bộ điều khiển phụ thuộc vào bộ xả phụ thuộc để truyền thông tin,
các kiểm thử đơn vị của AnguarJS có thể chiếm đoạt bộ xả phụ thuộc để
thực hiện kiểm thử đơn vị bằng cách tiêm dữ liệu mẫu vào bộ điều khiển


9

và xem kết quả cũng như hành vi đầu ra. Thực tế, AngularJS sẵn sàng có
một bộ cung cấp HTTP mẫu để tiêm phản hồi máy chủ giả vào bộ điều
khiển.
2.3.2. Sql sever
• Mã hóa trong suốt và hiệu quả: khả năng mã hóa được mở rộng ra cho
toàn bộ CSDL, dữ liệu và các tập tin nhật kí cũng như cung cấp khả năng
mã hóa trong suốt cho phép ứng dụng có thể mã hóa và tìm kiếm dữ liệu
mã hóa mà không cần phải thiết kế lại ứng dụng. Ngoài ra khả năng sao
lưu dữ liệu mã hóa cũng được cải thiện đáng kể nhằm đảm bảo dữ liệu
của doan nghiệp không lọt ra ngoài cũng như đảm bảo dữ liệu được sao
lưu và phục hồi bởi người được phép.
• Khả năng giám sát thông minh: khả năng giám sát dữ liệu được bổ sung
thông qua các DDL. Với khả năng này cho phép quản trị CSDL thực
hiện những giám sát hiệu quả hơn trên dữ liệu.
• Tính năng ổn định cao: cung cấp khả năng cắm nóng CPU mà không cần
khởi động lại cũng là một tính năng giúp giảm thiểu thời gian ngừng
hoạt động hệ thống.
• Lập trình dễ dàng và hiệu quả: các lập trình viên có thể chuyển đổi qua
lại giữa ngôn ngữ ứng dụng như C#,VB.NET và ngôn ngữ truy vấn SQL,
nhờ vậy các nhà lập trình có thể thực hiện truy vấn CSDL ngay trong các
dòng lệnh của ngôn ngữ lập trình ứng dụng.
• Lưu trữ được nhiều loại dữ liệu.
• Khả năng thao tác song hành trên các bảng dữ liệu phân vùng.
• Tăng tốc khả năng truy vẫn dữ liệu.


10

Chương 3
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.
3.1.

Sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống

Qua khảo sát và phân tích hệ thống, ta có sơ đồ phân cấp chức năng của hệ
thống

Hình 3.1 Sơ đồ phân rã chức năng
3.1.1. Sơ đồ luồng dữ liệu các mức
Dòng dữ liệu:
Là dòng chuyển dời thông tin vào hoặc ra khỏi một tiến trình, một chức
năng, một kho dữ liệu hoặc một đối tượng nào đó. Các thành phần của dòng
dữ liệu bao gồm đường biểu diễn dòng, mũi tên chỉ hướng dịch chuyển thông
tin và tên của dòng. Cần chú ý rằng tên phải chỉ ra thông tin dịch chuyển chứ
không phải mang giá trị thông tin


11
3.1.2. Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh

Hình 3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh


12
3.1.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
a) Quản lý hệ thống


Hình 3.4. Quản lý hệ thống
b) Quản lý nghiệp vụ

Hình 3.5. Quản lý nghiệp vụ


×