Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm bột puerarin triết suất từ củ sắn dây việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 73 trang )

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Hà Nội, 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CHO SẢN PHẨM BỘT
PUERARIN SẢN XUẤT TỪ CỦ SẮN DÂY VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUẾ

NGƢỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HUẾ

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CHO SẢN PHẨM BỘT
PUERARIN SẢN XUẤT TỪ CỦ SẮN DÂY VIỆT NAM



NGƢỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ HUẾ
CHUYÊN NGÀNH

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA

: 2014 – 2016

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐẠO

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................vii
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ............................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................vii
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN HÓA ................................ 1
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng .............................................................................. 1
1.1.3. Phân loại tiêu chuẩn chất lượng................................................................ 2
1.2. TIÊU CHUẨN CƠ SỞ ............................................................................. 4
1.2.1. Tiêu chuẩn cơ sở ....................................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở .......................................................... 5

1.2.3. Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở................................................... 5
1.2.4. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở ............................................................ 5
1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG NƢỚC VÀ THẾ
GIỚI ................................................................................................................... 6
1.3.1. Hoạt động tiêu chuẩn hóa trên thế giới .................................................... 6
1.3.2. Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam ..................................................... 8
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỘT PUERARIN CHIẾT SUẤT TỪ CÂY SẮN
DÂY VIỆT NAM ............................................................................................ 11
1.4.1. Giới thiệu về cây sắn dây ....................................................................... 11
1.4.2. Giới thiệu về Puerarin ............................................................................ 12
1.4.3. Tình hình nghiên cứu puerarin trong nước và trên thế giới ................... 13
1.4.4. Một số sản phẩm bào chế từ bột Puerarin .............................................. 15
CHƢƠNG II: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 17
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................................ 17
i


2.1.1. Bột Puerarin ............................................................................................ 17
2.1.2. Thực phẩm bổ sung dạng viên Kudzu của hãng Puritan’s Pride – Mỹ. . 19
2.1.3. Puerarin ................................................................................................... 19
2.1.4. Các hóa chất khác ................................................................................... 20
2.2. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ ...................................................................... 20
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 20
2.3.1. Phương pháp đánh giá cảm quan ............................................................ 20
2.3.2. Phương pháp xác định độ ẩm ................................................................. 22
2.3.3. Phương pháp xác định hàm lượng tro..................................................... 23
2.3.4. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC - Thin Layer Clormatography) .. 24
2.3.5. Định lượng Puerarin bằng phương pháp so màu ở bước sóng 250 nm .. 25
2.3.6. Phương pháp xác định hàm lượng Vi sinh vật ....................................... 27
2.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC–High Pressure Liquid

Chromatography) ............................................................................................. 28
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 32
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU CẢM QUAN CỦA BỘT
PUERARIN ...................................................................................................... 33
3.1.1. Kết quả đánh giá cảm quan màu sắc của bột puerarin ........................... 33
3.1.2. Kết quả đánh giá cảm quan mùi của bột puerarin.................................. 35
3.1.3. Kết quả đánh giá cảm quan vị của bột puerarin ..................................... 36
3.1.4. Kết quả đánh giá trạng thái của bột puerarin ......................................... 37
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU CHẤT LƢỢNG CHỦ YẾU ....... 38
3.2.1 Kết quả xác định độ ẩm trong bột Puerarin chiết xuất từ cây sắn dây
Việt Nam .......................................................................................................... 38
3.2.2. Kết quả xác định hàm lượng tro của bột Puerrin chiết suất từ cây sắn
dây Việt Nam ................................................................................................... 39
3.2.3. Kết quả xác định hàm lượng protein hòa tan, chất tan và chất không hòa
tan trong nước trong bột puerarin chiết suất từ cây sắn dây ............................ 40
3.2.4. Kết quả xác định hàm lượng Puerarin chiết xuất từ củ sắn dây Việt Nam42
ii


3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU HÀM LƢỢNG VI SINH VẬT 48
3.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHỈ TIÊU HÀM LƢỢNG KIM LOẠI
NẶNG VÀ ĐỘC TỐ CÓ TRONG BỘT PUERARIN ................................ 49
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 57
1. Kết luận ...................................................................................................... 57
2. Kiến nghị .................................................................................................... 57
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 58
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 59

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Văn Đạo. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Huế

iv


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Đạo
– trường khoa Đào tạo sau Đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội, thầy đã định
hướng nghiên cứu, hướng dẫn thí nghiệm, tạo mọi điều kiện về vật tư, hóa
chất, thiết bị nghiên cứu, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa đào tạo Sau
đại học – Viện Đại học Mở Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt trình học tập ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, cùng tập thể lớp Cao học SH14 –
K2 và tất cả bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Huế


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1

: Ảnh chụp vườn sắn dây tại xã Thượng Quận, Hải Dương

Hình 2

: Công thức cấu tạo và cấu trúc không gian của Puerarin

Hình 3

: Một số sản phẩm được bào chế từ bột Puerarin

Hình 4

: Bột Puerarin được chiết suất từ cây sắn dây Việt Nam

Hình 5

: Thực phẩm chức năng Puerarin Kudzu của Mỹ

Hình 6

: Puerarin

Hình 7


: Sơ đồ phân tách hỗn hợp các chất trên phiến kính có một lớp mỏng chất
hấp phụ

Hình 8

: Sơ đồ vận hành của hệ thống HPLC

Hình 9

: Hình ảnh màu sắc của sản phẩm bột puerarin

Hình 10 : Hình ảnh quét quang phổ của sản phẩm thuốc Puerarin Kudzu Mỹ
Hình 11 : Hình ảnh biểu diễn đỉnh quang phổ của sản phẩm thuốc Puerarin Kudzu
Mỹ
Hình 12 : Hình ảnh quét quang phổ Puerarin từ cây sắn dây Việt Nam
Hình 13 : Hình ảnh biểu diễn đỉnh quang phổ của Puerarin từ cây sắn dây Việt
Nam
Hình 14 : Đồ thị biểu diễn đường chuẩn Puerarin
Hình 15 : Sắc ký do TLC phân tích dưới ánh sáng UV và hiện màu ở 110oC

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

: Nồng độ Puerarin trong các mẫu

Bảng 2


: Operation gradient:

Bảng 3

: Đánh giá cảm quan mùi với sản phẩm bột Puerarin

Bảng 4

: Đánh giá cảm quan vị với sản phẩm bột Puerarin

Bảng 5

: Đánh giá cảm quan trạng thái với sản phẩm bột Puerarin

Bảng 6

: Tóm tắt 04 chỉ tiêu trạng thái, màu sắc, mùi, vị của bột puerarin

Bảng 7

: Xác định độ ẩm của sản phẩm bột puerarin

Bảng 8

: Xác định hàm lượng tro của sản phẩm bột puerarin

Bảng 9

: Tổng hợp kết quả các chỉ tiêu độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng protein,

hàm lượng chất tan và chất không hòa tan của sản phẩm bột Puerarin

Bảng 10 : Kết quả xác định hàm lượng Vi sinh vật trong bột Puerarin
Bảng 11 : Đánh giá chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm bột puerarin
Bảng 12 : Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong bột Puerarin
Bảng 13 : Đánh giá chỉ tiêu kim loại nặng trong bột puerarin

vii


DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TCVN (TCQG)

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

: Tiêu chuẩn Ngành

BKHCN

: Bộ Khoa học và Công nghệ

ISO

: International

IEC

: International Electrotechnical Commission


ITU

: International Telecommunication Union

TCCS

: Tiêu chuẩn cơ sở

QH11

: Quốc hội khóa 11

TT – BKHCN

: Thông tư Bộ khoa học và Công nghệ

NĐ – CP

: Nghị định – Chính phủ

38/2012/NĐ – CP

: Số 38 năm 2012 Nghị định – Chính phủ

68/2006/QH11

: Nghị quyết số 68 năm 2006 Quốc hội khóa XI

21/2007/TT- BKHCN


: Số 21 năm 2007 Thông tư Bộ Khoa Học và Công

Organization for Standardization

Nghệ
TLC

: Thin Layer Clormatography – Sắc Ký lớp mỏng

HPLC

: High Pressure Liquid Chromatography

CFU

: Colony forming unit

VILAS

: Vietnam Laboratory Accerditation Scheme

AOAC

: Association of Official Analytical Chemists

viii


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối
trong xã hội, nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát
triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công
nghệ tiên tiến. Ở Việt Nam, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả
nước nói chung và các khu vực đô thị nói riêng trong thời gian qua đang tạo
nhiều lo lắng cho người dân. Có thể nói, những yêu cầu và lộ trình thực hiện
an toàn thực phẩm mà chiến lược đưa ra là vô cùng cần thiết vào thời điểm
này, không chỉ đối với người tiêu dùng Việt Nam mà còn đối với cả doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp thực
phẩm sản xuất thực phẩm xuất khẩu Việt Nam.
Chính vì vậy, để đảm bảo chất lượng hàng nông thủy sản, thực phẩm
Việt Nam tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu không bị nhiễm vi sinh vật,
không chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngoài danh mục cho phép, hay bị nhiểm
hóa chất quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của
người tiêu dùng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, các doanh
nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, ngành hay tiêu chuẩn
do chính cơ sở mình sản xuất ra công bố để các nhà quản lý, người tiêu dùng
biết được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng như thế nào?
Có hợp vệ sinh an toàn hay không? Và thời gian bảo quản, lưu thông được
bao lâu và phải tồn trữ trong những điểu kiện như thế nào? Vì vậy, việc hiểu
và biết các tiêu chuẩn là không thể thiếu đối với các nhà sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng và tất nhiên cả các nhà quản lý cũng cần phải biết thấu đáo
các vấn đề đó.
Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình, môi trường do người đứng đầu cơ sở xây dựng và công bố để áp dụng
trong các hoạt động của cơ sở. Các cơ sở sản xuất có trách nhiệm tổ chức áp

dụng tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất, công bố tiêu chuẩn và cam kết sản
KHÓA LUẬN THẠC SĨ

vii


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

phẩm do mình sản xuất đạt tiêu chuẩn đã đặt ra. Công bố tiêu chuẩn cơ sở là việc
cơ sở sản xuất, kinh doanh thông báo về tiêu chuẩn áp dụng hoặc các đặc tính cơ
bản của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường. Việc xây dựng tiêu
chuẩn thực phẩm dựa trên hai nguyên tắc chính: Căn cứ vào các nghiên cứu cơ
bản nghiên cứu sâu về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, căn cứ vào tình hình
thực tiễn sản xuất và công nghệ sản xuất để đưa ra các chỉ tiêu yêu cầu đối với
từng mặt hàng hoặc nhóm mặt hàng.
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc xây tiêu chuẩn cơ
sở cho sản phẩm mà chúng tôi đang dự định đưa vào sản xuất để có thể cung
cấp ra thị trường là rất cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề xuất đề tài
luận văn: “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CHO SẢN PHẨM BỘT
PUERARIN SẢN XUẤT TỪ CỦ SẮN DÂY VIỆT NAM”.
Nhằm mong muốn sản xuất ra sản phẩm bột puerarin đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm với người tiêu dùng và quản lý chất lượng của sản
phẩm.
Mục tiêu đề tài:
+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm bột puerarin sản xuất từ cây
sắn dây Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu:
+ Yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm bột puerarin

Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm; các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của
sản phẩm; các chỉ tiêu vi sinh vật ; hàm lượng kim loại nặng; hàm lượng hóa
chất không mong muốn.
+ Thành phần cấu tạo
+ Thời hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản
+ Quy trình sản xuất

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

viii


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN HÓA
1.1.1. Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tuân theo Nghị quyết
68/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội khóa XI ban hành về luật tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(68/2006/QH11, 2006). Tiêu chuẩn hóa do một tổ chức công bố dưới dạng
văn bản để tự nguyện áp dụng.
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lƣợng
Chất lượng thực phẩm là tổng thể các thuộc tính của một sản phẩm thực
phẩm có thể xác định được và cần thiết cho sự kiểm soát của nhà nước, bao

gồm: các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm
chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh về hoá học, vật lý, vi sinh vật, thành phần
nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; … (Công bố tiêu chuẩn
chất lượng sản phẩm thực phẩm, 2012).
Tiêu chuẩn chất lượng là văn bản kỹ thuật quy định các đặc tính, yêu
cầu kỹ thuật đối với sản phẩm, phương pháp thử các đặc tính, yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm, các yêu cầu về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
sản phẩm, các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác
có liên quan đến chất lượng sản phẩm (Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm thực phẩm, 2012).
Chỉ tiêu đánh giá chất lượng chủ yếu là mức hoặc định lượng các chất
quyết định giá trị dinh dưỡng và tính chất đặc thù của sản phẩm để nhận biết,

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

1


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

phân loại và phân biệt với thực phẩm cùng loại (Công bố tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm thực phẩm, 2012).
1.1.3. Phân loại tiêu chuẩn chất lƣợng
Tuỳ theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức công bố (ban
hành) tiêu chuẩn mà người ta chia tiêu chuẩn thành các cấp sau đây:
Cấp quốc tế: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn có phạm vi hoạt
động toàn cầu công bố: Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO); Uỷ ban Kỹ
thuật Điện Quốc tế (IEC); Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), ...

Cấp khu vực: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực công
bố: tiêu chuẩn Châu Âu (EN), tiêu chuẩn điện Châu Âu (ENELEC)...
Cấp quốc gia: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia công bố:
Đức (DIN), Mỹ (ANSI), Anh (BSI), Việt Nam (TCVN).
Tại Việt Nam nhằm nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nhà sản xuất mà còn là một trong
những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được
lưu thông trên thị trường (Đỗ Phú Đức, 2012).
Tiêu chuẩn chất lượng được chia làm 3 loại:
- Tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn quốc gia
- Tiêu chuẩn Ngành
- Tiêu chuẩn cơ sở
Phân biệt tiêu chuẩn như sau:
a. Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hay tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) là tiêu
chuẩn chung áp dụng cho quốc gia đó, do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam thuộc cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cán bộ, ngành và tổ
chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (Đỗ Phú Đức, 2012).
Tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ,
tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

2


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực
như thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây
dựng, hóa

chất, dầu

khí, khoáng

sản, nông

nghiệp, môi

trường, an

toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin... (Đỗ Phú Đức, 2012)
Tiêu chuẩn Việt Nam là tiêu chuẩn cao nhất và phạm vi ứng dụng rộng
nhất cho các sản phẩm có xuất xứ Việt Nam và các sản phẩm của nước ngoài
đăng ký chất lượng tại Việt Nam. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) do Nhà nước
ủy quyền cho Bộ khoa học và Công nghệ, là cơ quan có chức năng quản lý
Nhà nước có thẩm quyền ban hành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.
Mẫu trình bày văn bản quản lý nhà nước do Bộ ban hành ngày 31/11/2002
thuộc tiêu chuẩn này và được áp dụng trong tất cả các cơ quan nhà nước (Đỗ
Phú Đức, 2012).
Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
thẩm định, công bố trên cơ sở các dự thảo do các Bộ, ngành hay các tổ chức,
cá nhân đề nghị (Đỗ Phú Đức, 2012).
b. Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn ngành (TCN) là Tiêu chuẩn dùng cho những đối tượng tiêu
chuẩn hoá mang đặc điểm riêng của từng ngành. Ngành ở đây là ngành dọc,
được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về một hoặc một số lĩnh vực chuyên

môn trong phạm vi cả nước. Hoặc Tiêu chuẩn ngành là tiêu chuẩn do các tổ
chức tiêu chuẩn Ngành, Hội hoặc liên kết nhiều Công ty công bố. Ví dụ:
ngành chế tạo ô tô, hội thử nghiệm vật liệu, ngành thực phẩm, ngành y tế
... Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên TCQG, chỉ áp dụng cho từng ngành
nghề nhất định và được Nhà nước thông qua (Đỗ Phú Đức, 2012).
Tiêu chuẩn ngành có hiệu lực thi hành đối với các cơ quan, đơn vị do
Bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, Tổng cục
khác hoặc các địa phương quản lý, nhưng có sử dụng các văn bản chuyên
môn thuộc phạm vi phải áp dụng tiêu chuẩn ngành. Ví dụ: các văn bản chuyên

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

3


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

môn về lĩnh vực tài chính được sử dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước
thuộc nhiều ngành khác nhau đều phải tuân theo các mẫu văn bản do Bộ Tài
chính ban hành (Đỗ Phú Đức, 2012).
Cơ quan quản lý ngành là Bộ, cơ quan ngang Bộ, hoặc Tổng cục. Thẩm
quyền ban hành tiêu chuẩn ngành là thủ trưởng ngành tức Bộ trưởng hoặc
Cục trưởng (Đỗ Phú Đức, 2012).
Hiện tại, văn bản chuyên môn của nhiều ngành như Tài chính, Ngân hàng,
Thống kê, Thực phẩm, Y tế, Giáo dục, Toà án, Kiểm sát... đã được tiêu chuẩn
hoá và áp dụng thống nhất trong cả nước. Tuy nhiên, tính chuẩn mực của các
mẫu văn bản được ban hành nhìn chung còn có những hạn chế nhất định, cần
được tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện (Đỗ Phú Đức, 2012).

c. Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở nói chung thường không được thấp hơn tiêu chuẩn
Quốc gia (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN) (Đỗ Phú Đức, 2012).
1.2.

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

1.2.1. Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng của một sản
phẩm (có tên sản phẩm, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn
cảm quan, tiêu chuẩn vệ sinh …) do doanh nghiệp, thương nhân, nhà sản xuất
tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng
(21/2007/TT-BKHCN, 2007).
Tiêu chuẩn cơ sở nói chung thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN). Cơ sở xây dựng TCCS đối với sản
phẩm thực phẩm, y dược, hóa mỹ phẩm, … nói riêng thường dựa trên kết hợp
nội dung trong tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), tiêu chuẩn ngành (TCN) và quy
định vệ sinh, an toàn của ngành Thực phẩm và ngành Y tế. Tiêu chuẩn cơ sở
(TCCS) do thủ trưởng các đơn vị cơ sở xây dựng, công bố và áp dụng
(21/2007/TT-BKHCN, 2007).

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

4


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


Mục đích của xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm nhằm nâng cao
uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh
nghiệp, nhà sản xuất mà còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ
để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường
(21/2007/TT-BKHCN, 2007).
Tiêu chuẩn cơ sở thường không được thấp hơn tiêu chuẩn Việt Nam
(TCVN) và tiêu chuẩn ngành (TCN).
1.2.2. Yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của
pháp luật hiện hành.
Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học
và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở
(21/2007/TT-BKHCN, 2007) (38/2012/NĐ-CP, 2012).
1.2.3. Phƣơng thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ
bản sau:
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu
vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở.
- Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực
nghiệm.
- Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài
tương ứng được sử dụng để xây dựng, sửa đổi, bổ sung thành tiêu chuẩn cơ sở
(21/2007/TT-BKHCN, 2007) (38/2012/NĐ-CP, 2012).
1.2.4. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở
Viện An toàn Thực phẩm thuộc Công ty cổ phần chứng nhận và Giám
định Vinacert đã căn cứ trên Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày
28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng

KHÓA LUẬN THẠC SĨ


5


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiêu chuẩn và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho sản phẩm
thực phẩm (Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm,
2014) (21/2007/TT-BKHCN, 2007) (38/2012/NĐ-CP, 2012).
Mẫu Tiêu chuẩn cơ sở được thiết kế dựa trên sự tham khảo mẫu bản
thông tin chi tiết về sản phẩm của Viện An toàn Thực phẩm theo mẫu số 03a,
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP (38/2012/NĐ-CP, 2012) (Hướng dẫn xây dựng
tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm thực phẩm, 2014).
1.3. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN HÓA TRONG NƢỚC VÀ
THẾ GIỚI
1.3.1. Hoạt động tiêu chuẩn hóa trên thế giới
Tiêu chuẩn hóa đã có từ rất lâu, Tiêu chuẩn được bắt đầu từ việc quy
định về hình dáng đồ vật, những đơn vị đo lường phục vụ cho giao lưu, buôn
bán, trao đổi hàng hóa.
Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XVIII là một sự kiện quan
trọng tạo điều kiện cho tiêu chuẩn hóa phát triển lên một bước có tổ chức và
hệ thống. Sự phân bố lao động cùng với việc sử dụng máy móc trong sản
xuất, đòi hỏi việc chuyên môn hóa trong sản xuất. Muốn tiến hành tổ chức
chuyên môn hóa thì phải tiêu chuẩn hóa sản phẩm. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
trong xí nghiệp mang lại khả năng hợp lý hóa quá trình sản xuất và mang lại
lợi nhuận cao. Do công nghiệp phát triển, sự trao đổi hàng hóa ngày càng mở

rộng, hoạt động tiêu chuẩn hóa được mở rộng từ phạm vi xí nghiệp, công ty
sang phạm vi quốc gia (Đỗ Phú Đức, 2012).
Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc (ITU) được thành lập
đầu tiên vào năm 1865 (với tên gọi tiền thân là Liên minh Điện báo quốc tế). Các
hoạt động của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc ngành Công nghệ Viễn
thông và Thông tin gồm có điều phối các quốc gia trên toàn cầu trong việc chia

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

6


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

sẻ và sử dụng các tài nguyên Viễn thông như tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ
tinh, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các nước đang phát triển và
xây dựng các tiêu chuẩn chung trên thế giới về kết nối các hệ thống liên lạc. ITU
cũng đang tham gia nghiên cứu và tìm giải pháp cho các thách thức chung trên
toàn cầu trong thời đại hiện nay như biến đổi khí hậu và bảo mật, an toàn thông
tin (Đỗ Phú Đức, 2012).
Sau đó Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) thành lập từ năm 1906, là
một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. IEC là một tổ chức hàng đầu thế
giới chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các công
nghệ điện, điện tử và công nghệ liên quan. Những công nghệ này được gọi
chung là “kỹ thuật điện”. Được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, Có
trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đến 2013 hoạt động ở 164 quốc gia thành viên trên
thế giới. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã đưa ra các tiêu
chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Là ba tiêu chuẩn

quốc tế hóa có mối quan hệ mật thiết kết hợp hỗ trợ nhằm đưa ra những “tiêu
chuẩn toàn cầu cho một xã hội thông tin toàn cầu” (Đỗ Phú Đức, 2012).
Ngay sau khi thành lập tổ chức ISO lần đầu tiên được tổ chức vào 14
tháng 10 năm 1970 thống nhất là ngày Tiêu chuẩn Thế giới và được mở rộng
ra cho cả các thành viên của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên
minh Viễn thống quốc tế (ITU). Từ đó tới nay, gần 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ là thành viên của ISO, IEC, ITU tham gia (Ngày Tiêu chuẩn thế giới
14/10, 2010). Tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế thế giới một mặt nhằm tôn vinh
lợi ích to lớn của hoạt động tiêu chuẩn hoá trong đời sống kinh tế – xã hội
trên toàn cầu, mặt khác nhằm khích lệ, lôi cuốn mọi quốc gia, mọi vùng lãnh
thổ và mọi tổ chức, cá nhân tham gia tích cực hơn vào hoạt động tiêu chuẩn
hoá. Mỗi năm, ba tổ chức tiêu chuẩn hoá hàng đầu thế giới ISO, IEC và ITU
đều thống nhất đưa ra một chủ đề với các mục tiêu khác nhau (Đỗ Phú Đức,
2012) (Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10, 2010).

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

7


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Ngày nay, tiêu chuẩn hóa đã trở thành hoạt động liên quan đến thực
tiễn và các vấn đề tiềm ẩn mang ý nghĩa định hướng phát triển tương lai.
Công tác tiêu chuẩn hóa được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn giúp mọi loại hình sản xuất
kinh doanh của từng tổ chức, doanh nghiệp riêng lẻ vào nề nếp, tạo tiền đề
cho sự phát triển hài hòa, hợp tác, giao lưu, thương mại ở khu vực và quốc tế.

Tiêu chuẩn hóa là phương tiện hiệu quả để phát triển công nghiệp, nền kinh tế
nói riêng mà còn là trong phạm vi từng nước và toàn thế giới nói chung (Ngày
Tiêu chuẩn thế giới 14/10, 2010).
Tiêu chuẩn được coi là ngôn ngữ chung để xóa bỏ giào cản khắt khe và
tạo điều kiện cho hàng hóa được hội nhập trên toàn cầu.
1.3.2. Hoạt động tiêu chuẩn hóa ở Việt Nam
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do
hóa thương mại và sự cạnh tranh gay gắt, tiêu chuẩn kỹ thuật được khẳng
định vai trò làm cơ sở khoa học của mình. Tiêu chuẩn kỹ thuật vừa mở rộng
đối tượng (không chỉ sản phẩm hàng hóa – dịch vụ mà còn là quá trình, môi
trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội), phong phú về
nội dung (không chỉ là những đặc tính kỹ thuật thông thường mà còn phải đáp
ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khỏe con người, quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi
trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên...). Tiêu chuẩn kỹ thuật là cơ
sở quan trọng nhất để xử lý các rào cản kỹ thuật (TBT) trong việc thực thi các
hiệp định quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ quy tắc ứng xử của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Do tầm quan trọng của nó, hầu hết các nước
trên thế giới đều có tổ chức chuyên trách về hoạt động tiêu chuẩn hóa. Ba tổ
chức tiêu chuẩn hoá quốc tế hàng đầu hiện nay gồm Tổ chức tiêu chuẩn hóa
Quốc tế (ISO); Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC); Liên minh Viễn thông

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

8


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


Quốc tế (ITU) (Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14/10, 2010) (Quá trình phát triển
Từ Thời kỳ 1958 đến nay, n.d.).
Ngày 4/4/1962, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết 43 thành lập
Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là
Bộ Khoa học và Công nghệ). Đó là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia đầu tiên ở
Việt Nam (Quá trình phát triển Từ Thời kỳ 1958 đến nay, n.d.).
Từ năm 1963 đến 1986 (thời kỳ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp), hơn 7000 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và hàng nghìn Tiêu chuẩn
ngành (TCN), Tiêu chuẩn địa phương (TCV), Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) đã
được ban hành. Do đặc điểm của nền kinh tế lúc đó, các TCN, TCV là bắt
buộc áp dụng và một tỷ lệ đáng kể các TCVN cũng bắt buộc áp dụng (Quá
trình phát triển Từ Thời kỳ 1958 đến nay, n.d.).
Từ sau năm 1986 lại đây, theo đường lối đổi mới hoạt động Tiêu chuẩn
hóa đã có bước chuyển biến cơ bản: xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật theo thông
lệ Quốc tế; hầu hết các tiêu chuẩn kỹ thuật không bắt buộc áp dụng nhưng là
cơ sở quan trọng cho nhiều lựa chọn từ sản xuất – kinh doanh tới thỏa thuận
và hợp tác trong thương mại, đầu tư... (Quá trình phát triển Từ Thời kỳ 1958
đến nay, n.d.)
Ngày 24/12/1999, Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh chất lượng hàng
hóa quy định hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm ba cấp: Tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN), Tiêu chuẩn Ngành (TCN) và Tiêu chuẩn Cơ sở (TCCS).
TCVN do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành. TCN do
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì xây dựng, ban hành và quy định áp dụng.
TCCS do các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh xây dựng, ban hành và áp
dụng (Quá trình phát triển Từ Thời kỳ 1958 đến nay, n.d.).
Thế kỷ 21 các hoạt động tiếp theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định
số 179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004 hướng dẫn thực hiện chi tiết Pháp lệnh
chất lượng hàng hóa. Nghị định 179/2004/NĐ-CP đã hướng dẫn việc áp dụng


KHÓA LUẬN THẠC SĨ

9


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

tiêu chuẩn chất lượng: TCVN và TCN là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng,
TCVN và TCN chỉ bắt buộc áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa nằm trong
danh mục phải áp dụng tiêu chuẩn và danh mục phải chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn (Quá trình phát triển Từ Thời kỳ 1958 đến nay, n.d.).
Tháng 6/2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật, Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Cùng với duy trì, phát triển việc xây dựng các
tiêu chuẩn gồm: Tiêu chuẩn quốc gia – TCVN và Tiêu chuẩn cơ sở – TCCS,
sẽ xây dựng, áp dụng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật gồm: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia – QCVN và Quy chuẩn kỹ thuật địa phương – QCĐP. Tiêu chuẩn là
quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh
giá, sản phẩm – hàng hóa – dịch vụ... nhưng không bắt buộc áp dụng. Còn
quy chuẩn kỹ thuật quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu
quản lý mà sản phẩm – hàng hóa – dịch vụ … phải tuân thủ, bắt buộc áp
dụng. Tuy tiêu chuẩn không bắt buộc áp dụng nhưng nó là cơ sở khoa học
phải được tuân thủ trong xây dựng và công bố các quy chuẩn kỹ thuật (Hoạt
động quản lý chất lượng, 2015) (Quá trình phát triển Từ Thời kỳ 1958 đến
nay, n.d.).
Trong giai đoạn 2010 - 2015 dự kiến tiến hành xây dựng mới 4.000 tiêu
chuẩn quốc gia (TCVN), bảo đảm tính đồng bộ các TCVN cho các sản phẩm
hàng hóa chủ lực của nền kinh tế; mục tiêu 45% TCVN của hệ thống tiêu

chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực. Bên cạnh
đó tiến hành quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với 100% các
nhóm sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn, vệ sinh, ô nhiễm môi
trường. 40 000 doanh nghiệp được hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ
cải tiến năng suất và chất lượng. Và điều quan trọng nhất trong giai đoạn này
là phấn đấu góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các yếu tố tổng

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

10


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

hợp trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên 30% vào năm
2015 (Hoạt động quản lý chất lượng, 2015).
Trong giai đoạn 2016-2020, xây dựng mới thêm 2.000 TCVN; 60%
TCVN của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và tiêu
chuẩn khu vực. 100% phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ
lực đạt trình độ quốc tế. Giai đoạn này sẽ nâng tỷ trọng đóng góp của năng
suất các yếu tố tổng hợp trong tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)
lên 35% vào năm 2020 (Hoạt động quản lý chất lượng, 2015).
1.4. TỔNG QUAN VỀ BỘT PUERARIN CHIẾT SUẤT TỪ CÂY SẮN
DÂY VIỆT NAM
1.4.1. Giới thiệu về cây sắn dây
Sắn dây (danh pháp khoa học: Pueraria thomsoni; tên đồng
nghĩa: Pueraria lobata) (Cát căn - Pueraria thomsonii, 2012). Trong y học cổ

truyền Trung Quốc cây sắn dây được gọi là Gegen (tên Trung Quốc). Nhật
Bản cây sắn dây được gọi là Kudzu (Sắn dây - Cát căn - Kudzu - pois patate,
2012). Tại Việt Nam, cây sắn dây còn có tên gọi khác là Cát căn, Cam cát
căn, Phấn cát căn, Bạch cát là một loài dây leo nhiệt đới mọc nhiều nơi trên
trái đất (Sắn dây, 2007).

Hình 1.4.1: Ảnh chụp vƣờn sắn dây tại xã Thƣợng Quận, Hải Dƣơng
KHÓA LUẬN THẠC SĨ

11


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Trên thế giới, từ 2000 năm trước, sắn dây đã có một vị trí quan trọng
trong bài thuốc cổ truyền Đông Y ở Trung Quốc, Nhật Bản. Sắn dây được biết
đến với nhiều công dụng như: được dùng chữa cảm mạo phát nóng không ra
mồ hôi, miệng khô, họng khát, cảm sốt đau các cơ bắp, còn dùng trị đi lỵ ra
máu, điều trị tiêu chảy, sởi phát ban, mụn nhọt, điếc và các bệnh tim mạch (Đỗ
Tất Lợi, 2004) (Những hiểu biết và tác dụng của sắn dây trong Đông Y Cổ
truyền, 2013). Bột sắn dây được dùng để uống giải nhiệt, làm mát cơ thể, hoặc
dùng trong việc chế thuốc viên, lá sắn dây dùng chữa rắn cắn (Sắn dây, 2007)
(Sắn dây - Cát căn - Kudzu - pois patate, 2012). Củ sắn dây có thể chế biến
chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường để pha nước uống, nấu chè (Sắn dây,
2007). Rễ khô của Pueraria lobata (Wild.) Ohwi, đã được sử dụng rộng rãi ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ (Zhen, Lâm, & Zhong, 2013).
Rễ củ - Radix Puerariae thường gọi là Cát căn. Trong rễ củ có chứa
thành


phần

như

isoflavon: puerarin

C21

H20

O9, daidzein C15H10O4, daidzin C21H20O9, tinh bột (C6H5OH)n (Sắn dây,
2007). Từ cây sắn dây, lấy củ (rễ) tách, chiết được các chất chuyển hóa trung
gian phong phú nhất, puerarin được phân lập vào cuối năm 1950 (Zhou,
Zhang, & Peng, 2014). Năm 1987, các nhà nghiên cứu Nhật, bằng S.K.C.A.
đã phát hiện thêm các chất pueraria 1-6 glycosid (PG) và puerarol (Cát căn Pueraria thomsonii, 2012).
1.4.2. Giới thiệu về Puerarin
Puerarin là thành phần hoạt tính sinh học được phân lập từ rễ của
Pueraria lobata (Willd) tên gọi là cây sắn dây.
Puerarin chứa liên kết glucosid (glucones) dưới dạng như: Daidzein 8C-glucoside, công thức C21H20O9 và trọng lượng phân tử là: 41.37 trong thực
vật và thực phẩm (Puerarin, 2005). Cấu trúc hoá học của chúng được thể hiện
ở hình sau:

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

12


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Công thức cấu tạo

Cấu trúc không gian

8-(β-D-Glucopyranosyl-7-hydroxy-3- (4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran4-one
Hình 1.4.2: Công thức cấu tạo và cấu trúc không gian của Puerarin
Puerarin chiết xuất từ củ, rễ sắn dây chứa các tính chất được mọi người
biết đến, sử dụng rộng rãi trong điều trị tim mạch và bệnh mạch máu não, tiểu
đường và các biến chứng tiểu đường, loãng xương, ung thư…. Như giãn
mạch, bảo vệ tim mạch, neuroprotection, chống oxy hóa, chống ung thư,
antiinflammation, giảm đau, thúc đẩy sự hình thành xương, ức chế uống rượu,
và suy giảm đề kháng insulin (Wei, Chen, & Xu, 2014).
1.4.3. Tình hình nghiên cứu puerarin trong nƣớc và trên thế giới
a. Tình hình nghiên cứu puerarin trên thế giới
Những công trình nghiên cứu đã chứng minh công dụng đa dạng về
tinh chất Puerarin trong củ sắn cụ thể như:
David H. Overstreet cùng các cộng sự của ông đã nghiên cứu và thí
nghiệm trên chuột hanster, cao sắn dây có tác dụng chống nghiện rượu. Trên
chuột cống trắng, hạ thấp lượng rượu trong máu NPI-031G (puerarin) làm
giảm hiệu ứng anxiogenic và cai rượu (Kushner, et al., 2013) (Overstreet, et
al., 2003).
Puerarin là một flavonoid tự nhiên được phân lập từ rễ kudzu, nghiên
cứu này đánh giá hiệu quả và cơ chế puerarin vào động mạch chủ ở chuột bị
bệnh tiểu đường (Li, et al., 2016). Tác dụng chống bệnh tiểu đường của
KHÓA LUẬN THẠC SĨ

13



×