Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Xây dựng ứng dụng chợ công nghệ trực tuyến đáp ứng nhu cầu thương mại hóa sáng chế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 81 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ Công nghệ thông tin này, tôi xin trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Lãnh đạo Viện Đại học Mở Hà Nội, Khoa Đào tạo
Sau Đại học, quý thầy, cô khoa Công nghệ thông tin; các đồng nghiệp tại Cục Sở
hữu trí tuệ, Tập đoàn FPT, các bạn học viên lớp cao học Công nghệ thông tin khóa
02 và sự hướng dẫn của Thầy GS.TS Thái Thanh Sơn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn bố mẹ tôi, người đã sinh thành, chịu
nhiều vất vả để nuôi dưỡng tôi nên người và đặc biệt là vợ, con tôi đã luôn động
viên, giúp đỡ và cổ vũ tôi về tất cả mọi mặt để tôi cố gắng, phấn đấu hoàn thành
luận văn Thạc sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Phạm Việt Hà


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 9
5. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 9
5.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống: ...................................................... 9
5.2. Nội dung và cấu trúc của đề tài: .......................................................... 10
CHƯƠNG 1:CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI VIỆC THƯƠNG
MẠI HÓA SÁNG CHẾ VÀ THỊ TRƯỜNG SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ..... 11
1.1. Tổng quan về sáng chế và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam ........................... 11
1.1.1. Khái niệm về sáng chế...................................................................... 11
1.1.2. Lợi ích kinh tế của sáng chế ............................................................. 13


1.1.3. Phân biệt Sáng chế với Phát minh .................................................... 16
1.2. Các quy định pháp luật về bảo hộ bằng độc quyền Sáng chế ..................... 17
1.2.1. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế ........................................................ 18
1.2.2. Thời hạn bảo hộ ............................................................................... 18
1.2.3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.............. 19
1.2.4. Tính thống nhất của đơn yêu cầu bảo hộ:.......................................... 20
1.2.5. Bộc lộ bản mô tả sáng chế: ............................................................... 20
1.3. Quy định pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT ................................. 20
1.4. Thị trường Sáng chế tại Việt Nam ............................................................. 21
1.5. Tóm tắt chương 01 .................................................................................... 24
CHƯƠNG 2 ......................................................................................................... 25
NGHIÊN CỨU VỀ E-MARKETING VÀ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC THƯƠNG
MẠI HÓA SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM ........................................................... 25
2.1. Các khái niệm cơ bản về Marketing .......................................................... 25
2.1.1 Marketing là gì? ................................................................................ 25
2.1.2 Nội dung cơ bản của Marketing......................................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc của Marketing ................................................................ 27
2.1.4 Quy trình marketing .......................................................................... 29
2.2. Philip Kotler và Marketing 4P ................................................................... 30
1


2.2.1 Theo 4P Marketing -Tiếp cận 4P: ...................................................... 31
2.3. Bob Lautenborn và trường phái Marketing 4C ......................................... 34
2.3.1. Marketing 4C ứng dụng trong truyền thông văn hóa......................... 34
2.3.2. Tính phù hợp của Marketing 4C với yêu cầu của đề tài .................... 38
2.3.3. Phân tích: SWOT ........................................................................... 39
2.4. E-Marketing là gì? .................................................................................... 41
2.4.1. Khái niệm:........................................................................................ 41
2.4.2. Giới thiệu về E-Marketing, E-Commerce và E-Business .................. 41

2.4.3. Các hình thức của E-marketing......................................................... 41
2.4.4. Ứng dụng Marketing Online để triển khai Marketing 4C .................. 43
2.5. Tóm tắt chương 02 .................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG WEBSITE MINH HỌA ............... 47
3.1. Phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp và yêu cầu chức năng của hệ thống47
3.1.1. Thực tế về thương mại hóa Sáng chế tại Việt Nam ........................... 47
3.1.2. Đề xuất giải pháp và các yêu cầu chức năng của hệ thống: ............... 48
3.2. Công nghệ sử dụng và các sơ đồ thiết kế hệ thống .................................... 49
3.2.1. Giới thiệu về công nghệ.................................................................... 49
3.2.2. Các sơ đồ phân cấp chức năng .......................................................... 52
3.2.3. Các sơ đồ luồng dữ liệu .................................................................... 54
3.2.4. Sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ............................................................ 549
3.3. Các giao diện chính của website minh họa ................................................ 61
3.3.1 Giao diện người dùng: ....................................................................... 61
3.3.2. Giao diện quản trị ............................................................................. 71
3.3.3. Các tính năng sẽ tiếp tục nâng cấp trong giai đoạn tiếp theo ............. 74
3.4. Tóm tắt chương 03 .................................................................................... 75
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 79

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Bộ KHCN
NOIP
WTO
TPP
WIPO


Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

Ministry of Science and

Bộ Khoa học và Công nghệ

Technology
National Office of Intellectual
Property
World Trade Organization

Cục Sở hữu trí tuệ
Tổ chức thương mại thế giới

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định đối tác xuyên Thái bình

Agreement

dương

World Intellectual Property

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Organization


EPO

European Patent Office

Cơ quan Sáng chế châu âu

JPO

Japan Patent Office
United States Patent and

Cơ quan sáng chế Nhật Bản
Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu

Trademark Office's

Hoa Kỳ

SHTT

Intellectual Property

Sở hữu trí tuệ

SHCN

Industrial property

Sở hữu công nghiệp


BQTG

Copyright

Bản quyền tác giả

Patent

Sáng chế

Industrial Designs

Kiểu dáng công nghiệp

Trademark

Nhãn hiệu

Useful solution

Giải pháp hữu ích

BMTM

Trade Secrets

Bí mật thương mại

NQTM


Franchising

Nhượng quyền thương mại

Li-Xăng

License

Chuyển quyền sử dụng

USPTO

SC
KDCN
NH
GPHI

3


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Mô hình 4P và 4C - Dựa theo Philip Kotler và Lauterborn..............27
Hình 2.2. Mối quan hệ giữa các nguyên tắc trong marketing.......................... 29
Hình 2.3. Mô hình Marketing 7P - từ Tầm nhìn đến thực tiễn Quản trị…………….33

Hình 2.4. Ứng dụng mô hình Marketing 4C cho bảo tàng hiện đại………………36
Hình 3.0. Mô hình hoạt động của công nghệ ASP.Net………………………..50
Hình 3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng mức 0…..……………………………….52
Hình 3.2. Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh……………………………….55

Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh……………………………………….56
Hình 3.4. Sơ đồ cơ sở dữ liệu quan hệ…………………………………………60
Hình 3.5. Giao diện trang chủ……………………………………………….....61
Hình 3.6. Giao diện trang giới thiệu……………………………………………62
Hình 3.7. Giao diện trang công nghệ mới………………………………….......63
Hình 3.8. Giao diện bài viết trong mục công nghệ mới…………………….....63
Hình 3.9. Giao diện trang công nghệ Việt Nam……………………………….64
Hình 3.10. Giao diện trang công nghệ miễn phí………………………………64
Hình 3.11. Giao diện trang chợ công nghệ………………………………….…65
Hình 3.12. Giao diện trang tìm kiếm trong chợ công nghệ……………………66
Hình 3.13. Giao diện trang thông tin của 1 sáng chế trong chợ công nghệ…....66
Hình 3.14. Giao diện trang gửi thông tin cần mua/bán 1 sáng chế…………….67
Hình 3.15. Giao diện trang chia sẻ thông 1 sáng chế trong facebook………….68
Hình 3.16. Giao diện trang liên hệ……………………………………………..69
Hình 3.17. Giao diện trang Diễn đàn công nghệ………………………….……70
Hình 3.18. Giao diện trang quản lý tin bài, sáng chế…………………………..71
Hình 3.19. Giao diện trang quản lý biên tập tin bài, sáng chế………………….72
Hình 3.20. Giao diện trang phân loại sáng chế…………………………………72
Hình 3.21. Giao diện trang quản lý danh mục………………………………….73
Hình 3.22. Giao diện trang quản lý user……………………………………….73
4


Hình 3.23. Giao diện trang quản lý thông tin liên hệ…………………………..74
Hình 3.24. Giao diện trang quản lý quảng cáo…………………………………74
Hình 3.27. Giao diện các trang quản lý mail liên hệ………………….. ………74nh
02: Mối quan hệ giữa các nguyên tắc trong marketing

5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập sâu, rộng vào các tổ
chức thương mại như WTO, các hiệp định đối tác như TPP… thì việc phải tuân thủ
theo luật chơi chung của các tổ chức này là vấn đề bắt buộc mà trong đó Sở hữu trí tuệ
là một trong những điểm nóng đang rất được các nước phát triển quan tâm. Nếu như
trước kia ta có thể sao chép, sử dụng bất hợp pháp các Sáng chế công nghệ thì hiện tại
và tương lai nếu ta muốn tham gia và phát triển lâu dài với các nước trong các tổ chức
trên thì ta buộc phải tuân theo quy định chung của sân chơi này.
Với những cam kết nghiêm ngặt về quyền sở hữu trí tuệ trong TPP, các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ lưỡng những
cam kết này là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong "cuộc
chơi lớn". Với TPP, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề hết sức quan trọng, vậy nên
Hiệp định đã dành hẳn một chương riêng với 83 điều để điều chỉnh các vấn đề liên
quan tới sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các đối tượng khác của
quyền sở hữu trí tuệ và cả việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn
đề khác về quyền sở hữu trí tuệ mà các thành viên đồng ý hợp tác. Theo đó, những
cam kết nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt tình trạng
hàng nhái, hàng giả vi phạm bản quyền chưa được xử lý triệt để trên thị trường nội địa
trong thời gian qua. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ đem đến nhiều thách thức cho doanh
nghiệp Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến là, khi làn sóng đầu tư từ nước ngoài vào Việt
Nam có thể sẽ làm "bùng nổ" các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Trong khi hệ thống
thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiện nay của nước ta còn yếu kém, như: nhiều trường
hợp tranh chấp giữa các doanh nghiệp về Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp
không có tòa án chuyên ngành để thụ lý, giải quyết; các tổ chức giám định gần như
chưa đủ khả năng để giám định các vi phạm về sở hữu trí tuệ... Điều đáng nói hơn là,
thực tế cho thấy, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ và vừa, tiềm lực về tài chính
hạn chế, nên thường bỏ qua những yêu cầu tuân thủ về sở hữu trí tuệ, như: sử dụng
phần mềm lậu, không có bản quyền. Vì vậy, khi TPP có hiệu lực, sức ép phải tuân thủ

các quy định về sở hữu trí tuệ sẽ vô cùng lớn cho các doanh nghiệp. Thậm chí, còn có
6


thể phá sản, bởi việc mua quyền sở hữu trí tuệ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng lên
và giảm sức cạnh tranh.
Tuy nhiên, việc tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ trong TPP là việc làm
không thể trốn tránh, bởi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể bị trả về nếu không
đáp ứng được các quy định về sở hữu trí tuệ mà TPP đưa ra.
Bên cạnh đó, trong tình hình bùng nổ về Khoa học và Công nghệ hiện nay, số
lượng các Sáng chế công nghệ trên thế giới đang tăng lên từng ngày. Cùng với hàng
triệu sáng chế được đăng ký mới mỗi năm, thì cũng có hàng triệu sáng chế hết thời
hạn bảo hộ và có thể sử dụng miễn phí hoàn toàn. Trên thế giới có rất nhiều các Cơ sở
dữ liệu (CSDL) lưu trữ các Sáng chế như vậy, có thể liệt kê một số CSDL lớn như:
ROMARIN của WIPO (tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới), CSDL sáng chế của Châu Âu
(EPO), USPTO (Cơ quan sáng chế Hoa Kỳ), IPDL (Cơ quan sáng chế Nhật Bản JPO)
và Iplib của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP)…
Tại Việt Nam, từ lâu đã có nhu cầu mua bán, chuyển giao sáng chế và thực sự
đã hình thành thị trường mua bán Sáng chế. Gần đây Quốc hội đã thông qua luật Khoa
học công nghệ sửa đổi, luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc
đẩy mạnh giao dịch thương mại đối với các sản phẩm nghiên cứu, sáng chế, các giải
pháp công nghệ hữu ích đặt nền móng cho sự hình thành nên thị trường Khoa học
công nghệ.
Sự khác biệt cơ bản giữa mô hình “Chợ Công nghệ” và các dạng website thực
hiện thương mại điện tử thông thường là ở chỗ: Hàng hóa trong chợ công nghệ là một
dạng hàng hóa tri thức, người có nhu cầu sản phẩm rất khó biết đến sự tồn tại của các
sản phẩm, vì vậy trong mô hình phải chú ý thực hiện tương tác thân thiện và thuận
tiện giữa phía người có nhu cầu và phía quản trị. Mặt khác công tác hậu mãi – tiếp tục
hỗ trợ người mua sản phẩm sau khi hoàn thành mua bán – rất quan trọng.
Mô hình này có thể mở rộng cho hàng loạt vấn đề tương tự như: Các bảo tang

công nghệ theo chủ đề, thư viện điện tử có hỗ trợ tra cứu v..v..

7


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu và định hướng phát triển của hệ thống là xây dựng một website
thương mại điện tử nhằm kết nối các địa chỉ cung và cầu về các dữ liệu Sáng chế một
cách đầy đủ, chính xác và thuận tiện:
(i) Về khía cạnh xã hội, website sẽ giúp thúc đẩy cho việc áp dụng rộng rãi các
sự sáng tạo trong nghiên cứu Khoa học và công nghệ của nước nhà và qua đó , trực
tiếp thúc đẩy việc nghiên cứu sáng tạo;
(ii) Về khía cạnh kinh doanh, website đóng vai trò một siêu thị, với chức năng
E.Advertising – giới thiệu và cung cấp đầy đủ thông tin về các Sáng chế công nghệ
cho người có nhu cầu – đồng thời cũng làm chức năng trung gian giữa bên có nhu cầu
mua và bên có nhu cầu bán các Sáng chế đó.
Website còn có chức năng rất quan trọng là hỗ trợ thẩm định, đảm bảo độ tin
cậy về các sản phẩm cho khách hàng, chống lừa đảo công nghệ.
(iii) Bước đầu thử nghiệm hoạt động, website tập trung giới thiệu và cung cấp
các sáng chế hiện đã được sử dụng miễn phí để khách hàng và những người quan tâm
làm quen với công cụ và phương thức giao dịch..
(iv) Bước phát triển quan trọng tiếp theo, website sẽ phát triển để thực sự trở
thành một siêu thị có tín nhiệm, giới thiệu các sáng ché công nghệ mới và làm cầu nối
giao dịch giữa các chủ văn bằng sáng chế đang còn hiệu lực bảo hộ với các doanh
nghiệp cần áp dụng các sáng chế này vào công việc kinh doanh, sản xuất, nghiên cứu
và phát triển.
Theo quy định chung của các quốc gia tham gia công ước Paris, thỏa ước
Madrid và đặc biệt là hiệp định Trips về các khía cạnh liên quan đến thương mại của
Sở hữu trí tuệ mà Việt Nam cũng là một thành viên tích cực thì các Sáng chế sau khi
hết thời gian được pháp luật bảo hộ độc quyền (thông thường là 20 năm) thì sẽ được

công khai và được sử dụng miễn phí hoàn toàn. Nắm bắt được nhu cầu về khai thác
các sáng chế này phục vụ cho việc:
(i) Nghiên cứu và phát triển sáng chế mới (tránh trùng lặp khi nghiên cứu cái
đã có sẵn mà có thể kế thừa những Sáng chế này);
(ii) Nghiên cứu cài tiến, nâng cấp dựa trên những Sáng chế đã có (Giải pháp
hữu ích);
8


(iii) Nhu cầu cần áp dụng các Sáng chế này vào việc kinh doanh, sản xuất, học
tập, nghiên cứu, giảng dạy…

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là nghiên cứu xây dựng ứng dụng chợ công nghệ trực tuyến dạng
website thương mại điện tử - có thêm một vài chức năng E.Marketing riêng biệt - đáp
ứng nhu cầu Thương mại hóa các Sáng chế.
Phạm vi nghiên cứu là thương mại hóa các Sáng chế, Giải pháp hữu ích đã hết
thời hạn bảo hộ và còn thời hạn bảo hộ tại Việt Nam và trên thế giới.

4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về Sáng chế, Marketing, công nghệ web…
- SWOT: Khảo sát tình hình về khả năng và nhu cầu thực tế chủ quan, khách
quan, thuận lợi và khó khăn
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng thử nghiệm.

5. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi mua và bán các Sáng chế công nghệ hiện nay,
tác giả đề xuất hệ thống Website thương mại điện tử “Chợ công nghệ trực tuyến
FreeTech” hay “Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến FreeTech” là một website thương
mại điện tử nhằm kết nối các địa chỉ cung và cầu về các dữ liệu Sáng chế công nghệ

một cách chính xác và thuận tiện.

5.1. Các chức năng cơ bản của hệ thống:
-

Cập nhật dữ liệu về các Sáng chế;

-

Phân loại dữ liệu Sáng chế;

-

Tra cứu các Sáng chế theo nhiều tiêu chí khác nhau;

-

Quản lý tài khoản khách hàng;

-

Thanh toán phí online;

-

Diễn đàn, mạng xã hội trao đổi thông tin;

-

Báo cáo, thống kê về tất cả các sáng chế, người dùng, các hoạt động giao dịch

trên website, phí thanh toán của khách hàng….

9


5.2. Nội dung và cấu trúc của đề tài:
Mở đầu:
Lý do chọn đề tài và bố cục của luận văn
Chương 1: Các quy định pháp luật liên quan tới việc thương mại hóa Sáng chế và
thị trường Sáng chế tại Việt Nam
Chương 2: Nghiên cứu về E-Marketing và ứng dụng vào việc thương mại hóa
Sáng chế tại Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu xây dựng website minh họa
Kết luận
Tài liệu tham khảo

10


CHƯƠNG 1
CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN TỚI VIỆC THƯƠNG MẠI
HÓA SÁNG CHẾ VÀ THỊ TRƯỜNG SÁNG CHẾ TẠI VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về sáng chế và bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Như vậy, sáng
chế là sản phẩm của hoạt động lao động trí tuệ của con người để giải quyết một vấn đề
kỹ thuật cụ thể và phục vụ một yêu cầu cụ thể của đời sống con người. Do đó, sáng
chế có thể được sử dụng trực tiếp trong hoạt động thương mại và vì vậy nó được bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong xã hội hiện đại, chúng ta có thể bắt gặp sáng chế hiện diện ở khắp mọi
nơi. Nó có thể tồn tại dưới dạng một viên thuốc uống hàng ngày, một icon trên điện
thoại di động, nằm trong cái điều khiển Ti Vi mà chúng ta dùng hàng ngày hay thậm
chí là chiếc áo ta mặc.
Sáng chế là sản phẩm của hoạt động trí tuệ, thuộc nhóm các sản phẩm sáng tạo
khoa học, kỹ thuật, do đó là một dạng tài sản trí tuệ. Theo nguồn gốc phát sinh, có thể
phân chia các tài sản trí tuệ thành các nhóm sau đây:
(i) Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo khoa học kỹ thuật: là các đối tượng
có bản chất khoa học/kỹ thuật, gồm: các thông tin - bí quyết kỹ thuật (know-how), các
sáng chế, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các bản vẽ, bản thiết kế, công thức, dữ liệu
tính toán, dữ liệu thử nghiệm, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu, công trình nghiên
cứu, sách giáo khoa, đồ án quy hoạch, sơ đồ bố trí/sắp xếp; giống cây trồng…;
(ii) Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo văn học, nghệ thuật, gồm: các tác
phẩm văn học/âm nhạc/hội hoạ/mỹ thuật ứng dụng/sân khấu/điện ảnh; các tài sản trí
tuệ là các sản phẩm liên quan: các cuộc biểu diễn, trình diễn, các sản phẩm ghi âm/ghi
hình…;

11


(iii) Các tài sản trí tuệ là sản phẩm sáng tạo kinh doanh, thương mại; bí mật
thương mại, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, tên miền…
Vì vậy, sáng chế có đầy đủ các đặc tính của tài sản trí tuệ, đó là:
(i) Đặc tính vô hình: sáng chế tồn tại dưới dạng thông tin, tri thức (không có
bản chất vật chất), do đó không thể nhận biết được sự tồn tại của sáng chế bằng giác
quan của con người mà chỉ bằng nhận thức (thông qua quá trình tự nhận thức hoặc
truyền thụ);
(ii) Đặc tính xác định được: mặc dù tồn tại vô hình nhưng con người vẫn có
khả năng nhận biết và xác định được sáng chế. Sở dĩ như vậy vì sáng chế luôn được
thể hiện dưới một hình thức vật chất xác định (mô tả, liệt kê, công thức, hình vẽ...),

dưới dạng nhất định (sản phẩm hoặc quy trình). Đồng thời, mỗi sáng chế là một đối
tượng tồn tại độc lập, có nội dung/bản chất xác định, có chức năng/cách thức thực
hiện/kết quả thực hiện xác định, thậm chí có giá trị xác định;
(iii) Đặc tính sáng tạo, đổi mới: mỗi sáng chế là một sản phẩm của hoạt động
sáng tạo trí tuệ, là một thực thể hoàn toàn mới hoặc là một thực thể đã biết nhưng
được bổ sung cái mới trên cơ sở nền tảng thông tin, tri thức được tích lũy từ trước;
(iv) Đặc tính kiểm soát được: do sáng chế có khả năng được vật chất hóa nên
trở thành đối tượng chịu sự tác động có chủ đích của con người, như điều khiển, sản
xuất, khai thác/sử dụng, duy trì, cất giữ, phát triển, mua bán, trao đổi, cho thuê, góp
vốn..., nhằm mang lại kết quả nhất định, trong đó quan trọng nhất là tạo ra giá trị;
(v) Đặc tính sinh lợi: do có bản chất tài sản, các sáng chế đều có khả năng sinh
lợi (tạo ra giá trị), nghĩa là khi được khai thác, sử dụng, bán, cho thuê, trao đổi… sáng
chế có khả năng mang lại thu nhập bằng tiền hoặc bằng tài sản khác cho người kiểm
soát sáng chế đó.
Với những đặc tính nêu trên, đặc biệt là đặc tính “kiểm soát được” và “sinh
lợi”, sáng chế không chỉ là một loại tài sản mà còn có đầy đủ các thuộc tính của hàng
hóa (Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo Karl
Marx, “hàng hóa” là đồ vật có hình dạng xác định, có khả năng thỏa mãn nhu cầu
của con người nhờ có các thuộc tính: hữu ích; có giá trị kinh tế; và độ khan hiếm.
12


Ngày nay, phù hợp với sự thay đổi và phát triển nhận thức trong đời sống kinh tế, khái
niệm “hàng hóa” được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là “tất cả những gì có khả năng
trao đổi, mua bán trên thị trường"). Vì vậy, khái niệm “giá trị của sáng chế” cũng
không nằm ngoài nội hàm khái niệm “giá trị của hàng hóa”
Tại Việt Nam hiện nay, sáng chế được bảo hộ được giới hạn trong hai dạng
thức chủ yếu là (i) dạng sản phẩm và (ii) dạng quy trình.
Sáng chế dưới dạng sản phẩm có thể là máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi
tiết máy, vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, vi sinh vật ...

Sáng chế dưới dạng quy trình có thể là cách thức (bước, trình tự...) giải quyết
một vấn đề kỹ thuật nào đó, ví dụ cách thức để quay phát một đoạn video trên Smart
Phone; phương pháp xác định vị trí sự cố điện khi xảy ra đứt cáp ngầm hay quy trình
tinh luyện và hoàn nguyên thép trong lò cao, công thức pha chế ...
Tuy sáng chế rất đa dạng, phong phú và hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời
sống con người nhưng tựu chung lại, nó luôn nhằm tới ba mục đích chính như sau:
(i) Làm cho sản phẩm ứng dụng sáng chế có chức năng, công dụng hoàn toàn
mới, ví dụ thuốc penicilin có tác dụng kháng sinh là chưa từng được loài người biết
đến trước đó.
(ii) Làm cho sản phẩm ứng dụng sáng chế trở nên vượt trội so với các sản
phẩm cùng loại về mặt tính năng, công dụng, hiệu quả, ví dụ sáng chế về công nghệ
nén ảnh/video theo chuẩn mới làm cho dung lượng file trở nên nhỏ hơn, tốn ít bộ nhớ
hơn và hình ảnh đẹp hơn;
(iii) Giảm chi phí hoặc thời gian, công sức để làm ra một sản phẩm vcó chất
lượng tương đương, ví dụ sáng chế thay đổi quy trình luyện thép, bổ sung phụ gia có
sẵn trên địa bàn làm giảm chi phí và thời gian luyện thép

1.1.2. Lợi ích kinh tế của sáng chế
Khả năng mang lại lợi ích kinh tế của sáng chế không chỉ là thuộc tính vốn có
của loại tài sản này mà còn là thực tế không thể phủ nhận trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh trên bình diện vi mô và vĩ mô. Có nhiều ví dụ trong thực tế minh chứng
sáng chế có khả năng mang lại lợi ích kinh tế to lớn không chỉ cho doanh nghiệp mà
13


còn cho cả nền kinh tế quốc gia. Chẳng hạn, sáng chế máy dệt tự động của Sakichi
Toyota (Nhật Bản) đã được chuyển giao cho Platt Brothers&Co. với giá tương đương
25 triệu USD; sáng chế thuốc kháng sinh azythromycin (tên biệt dược: Zithromax) của
Công ty Pliva (Croatia) được chuyển giao cho hãng Pfizer (Hoa Kỳ) và trở thành
thuốc kháng sinh bán chạy nhất thế giới hiện nay với doanh số trên 1 tỷ USD/năm;

sáng chế kỹ thuật tái kết hợp ADN của Cohen-Boyer (Hoa Kỳ) là đối tượng chuyển
giao của hơn 300 thỏa thuận li-xăng với tổng lợi nhuận hàng trăm triệu USD; sáng chế
vắc-xin viêm màng não B của Viện Nghiên cứu Finlay (Cu Ba) được chuyển giao cho
hãng SmithKlineBeecham (Anh) để lưu thông trên toàn thế giới với mức phí li-xăng
hàng năm góp phần giúp Cu Ba từng bước trang trải được các khoản nợ nước ngoài
của mình; sáng chế vi mạch điện tử của Jack S. Kilby thuộc hãng Texas Instruments
Inc. (Hoa Kỳ) không chỉ làm cho hãng này trở thành hãng dẫn đầu trên thị trường vi
mạch thế giới mà còn tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt về nghiên cứu và phát triển trong
ngành công nghiệp máy tính ở Hoa Kỳ và góp phần tạo ra nền tảng phát triển ngành
công nghệ thông tin hiện nay của thế giới…
Hiện nay, theo Lindsay Moore và Lesley Craig, ngay cả khi tỷ suất đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) có xu hướng giảm trên quy mô toàn cầu do
tình hình suy thoái kinh tế, các quốc gia phát triển vẫn dành trên 1 tỷ USD/ngày để chi
phí cho việc tạo ra tài sản trí tuệ, trong đó đặc biệt là sáng chế, với kỳ vọng về khả
năng mang lại lợi ích kinh tế lớn lao trong tương lai của loại tài sản này. Cũng theo
các tác giả này, hiện nay có khoảng hơn 7 triệu bằng độc quyền sáng chế đang có hiệu
lực trên toàn cầu, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 12% đến 14% mỗi năm; thu nhập
từ hoạt động chuyển giao sáng chế có xu hướng tăng từ 25% đến 35% mỗi năm, tạo ra
thu nhập trên 150 tỷ USD/năm tính trên toàn thế giới.
Mặc dù sáng chế được thừa nhận là một công cụ hữu hiệu nhằm thúc đẩy hoạt
động sáng tạo, cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, mang lại những lợi ích kinh tế to
lớn trên cả bình diện vi mô và vĩ mô được phản ảnh phần nào bởi những số liệu thống
kê trên đây, thực tế đến nay có rất ít công trình nghiên cứu dựa trên thông tin khảo sát
về giá trị kinh tế của sáng chế đối với các quốc gia. Báo cáo về giá trị của sáng chế
trên cơ sở kết quả khảo sát thuộc một dự án nghiên cứu của Ủy ban Châu Âu năm
14


1997 (gọi là khảo sát PatVal-EU) là một trong số ít công trình nghiên cứu như vậy.
Đối tượng khảo sát PatVal-EU là các tác giả sáng chế (inventors) của các bằng độc

quyền sáng chế châu Âu thuộc sáu nước sau đây: Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hà
Lan và Italia. Kết quả khảo sát được tổng hợp từ năm 2003-2004, theo đó giá trị trung
bình của sáng chế thuộc các nước trên là 6,358 triệu Euro, trong đó có 7,2% sáng chế
có giá trị trên 10 triệu Euro, 16,8% sáng chế có giá trị trên 3 triệu Euro và 15,4% sáng
chế có giá trị từ 1-3 triệu Euro. Các sáng chế có giá trị trên 10 triệu Euro chủ yếu
thuộc năm lĩnh vực công nghệ vĩ mô sau đây: hóa học và dược phẩm (11,71%), công
nghệ chế biến (6,75%), điện (6,22%), cơ khí (6,10%) và thiết bị (5,60%). Tây Ban
Nha, Anh và Hà Lan là ba nước có nhiều sáng chế có giá trị nhất: 12,79% sáng chế có
giá trị trên 10 triệu Euro thuộc về Tây Ban Nha, 11,12% thuộc về Anh và 8,86% thuộc
về Hà Lan, tiếp theo là Italia (7,68%), Pháp (5,58%) và Đức (5,19%). Cũng theo kết
quả khảo sát nói trên, đối với những sáng chế có giá trị trên 10 triệu Euro, chủ sở hữu
sáng chế chủ yếu là các phòng thí nghiệm thuộc chính phủ (government laboratories) chiếm 10,00%, các viện nghiên cứu tư nhân phi lợi nhuận (private non-profit research
institutes) - chiếm 9,25%, các công ty lớn (large companies) - chiếm 7,51%, còn lại là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trường đại học, cá nhân…
Thực tiễn cho thấy rằng với khả năng với tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế,
giá trị của sáng chế đã được các chủ thể liên quan khai thác theo nhiều góc độc khác
nhau. Chẳng hạn, đối với chủ sở hữu sáng chế, tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tư vốn,
sáng chế ngày càng có xu hướng được sử dụng như là một công cụ tài chính hoặc tài
sản tài chính; đối với nhà phân tích tài chính và nhà đầu tư, sáng chế ngày càng được
thừa nhận là yếu tố quyết định giá trị của một doanh nghiệp và là một chỉ số về tiềm
năng công nghệ của doanh nghiệp đó; đối với nhà đầu tư tư nhân và các tổ chức công,
sáng chế là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư hoặc đo lường khả năng sử dụng
vốn đầu tư; còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sáng chế ngày càng được coi là
công cụ thu hút và củng cố nguồn lực tài chính. Thực tiễn hoạt cũng cho thấy rằng nếu
giá trị kinh tế của sáng chế không được xác định đầy đủ thì không thể xây dựng và
thực hiện chiến lược sử dụng/khai thác sáng chế với hiệu quả tối ưu và không thể thu
được lợi ích kinh tế tối đa do sáng chế mang lại. Đồng thời, việc không nhận thức đầy

15



đủ ý nghĩa của việc định giá sáng chế còn có thể tạo ra nguy cơ thiếu hụt các chính
sách vĩ mô thúc đẩy hoạt động quản lý và quản trị sáng chế.

1.1.3. Phân biệt Sáng chế với Phát minh
Có một khái niệm rất gần và dễ nhầm lẫn với khái niệm Sáng chế, đó là khái
niệm "Phát minh".
Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa Việt Nam, Phát minh là "Sự phát hiện
một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại khách quan của tự nhiên mà con
người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của
con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát
minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh
thường gắn liền với những nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học
ứng dụng. Phát minh phản ánh các mối quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và
những tính chất của các hiện tượng trong thế giới hiện thực”
Phát minh có thể là việc Newton tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn, Anhxtanh
tìm ra định luật tương đối hoặc Stefane Hopkine tìm ra lý thuyết về vụ nổ lớn (Big
Bang).
So sánh giữa sáng chế và phát minh, điểm khác biệt cơ bản giữa hai đối tượng
ở chỗ: phát minh là việc khám phá ra một quy luật của tự nhiên; còn sáng chế là sự
ứng dụng quy luật tự nhiên đã biết để giải quyết một vấn đề cụ thể của đời sống con
người. Hệ quả là, phát minh không có tiềm năng thương mại hóa một cách trực tiếp.
Muốn thương mại hóa thì nó phải được thể hiện dưới dạng sáng chế. Đó là một trong
những lý do vì sao pháp luật về sở hữu trí tuệ chỉ đặt vấn đề bảo hộ sáng chế mà
không bảo hộ đối với phát minh.
Một trong những ví dụ điển hình về sự liên quan từ phát minh đi đến sáng chế
là việc phát hiện ra sóng radio là phát minh, sau đó việc tạo ra chiếc radio là một sáng
chế vĩ đại của loài người. Trên thực tế thì việc để sản xuất ra được 1 chiếc radio là kết
quả của hàng trăm sáng chế khác nhau kết hợp lại với nhau.


16


1.2. Các quy định pháp luật về bảo hộ bằng độc quyền Sáng chế
"Quyền sở hữu trí tuệ" có thể hiểu là thành quả của hoạt động sáng tạo trí óc
của con người và sáng chế, với tính đặc thù của nó, luôn được coi là một trong những
tài sản trí tuệ quan trọng nhất và chiếm vị trí trung tâm của mọi hệ thống bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ.
Có thể nói hoat động sáng tạo luôn gắn liền với đời sống của con người. Chính
sự sáng tạo đã làm cho con người trở thành một sinh vật xã hội có đẳng cấp vượt trội
so với tất cả các sinh vật khác trên trái đất này. Khi một người tạo nên sự sáng tạo, họ
có thể đơn giản là hiến dâng miễn phí cho xã hội. Tuy nhiên, nếu để tạo ra sáng chế
mất nhiều thời gian, công sức, trí tuệ và tiền bạc, đồng thời sáng chế lại có thể tạo nên
ưu thế vượt trội trên thị trường thì việc đòi hỏi chủ sở hữu sáng chế phải "hiến dâng
miễn phí" cho xã hội rõ ràng là một yêu cầu không hợp lý và không thực tế.
Trước khi có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền buộc phải
tự bảo vệ công sức của mình bằng cách che dấu, không công khai giải pháp kỹ thuật
của mình. Điều này chúng ta thấy rõ tại các nước Phương Đông, khi người ta có xu
hướng khoác cho những giải pháp kỹ thuật những bức phủ huyền bí. Hậu quả là, nếu
chủ sở hữu sáng chế, vì một lý do nào đó, không truyền được thông tin về kỹ thuật, kỹ
thuật ấy sẽ bị thất truyền và nhân loại vĩnh viễn mất đi tri thức.
Ví dụ, hàng ngàn năm trước, người Trung Quốc đã tạo ra nhiều loại gốm với
men rất đặc biệt. Tuy nhiên, không ít loại gốm đã hoàn toàn thất truyền, không thể tái
tạo lại được nữa.
Không những vậy, việc "bế quan tỏa cảng" đối với tri thức khiến cho chủ sở
hữu tri thức đó bị "ngủ quên" trên chiến thắng, chỉ biết bảo vệ và khai thác thành quả
sáng tạo của mình ngày hôm nay mà không có động lực để tiếp tục sáng tạo, tìm kiếm
những tri thức mới.
Hệ thông bảo hộ quyền SHTT giải quyết được vấn đề đó. Nó cân bằng được
quyền lợi của chủ sở hữu sáng chế và quyền lợi của cộng đồng bằng cách đánh đổi:

Chủ sở hữu phải bộc lộ sáng chế của mình đến mức một người có hiểu biết
trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và lặp lại được giải pháp kỹ
17


thuật đó. Ngược lại, nhà nước đảm bảo cho họ quyền độc quyền khai thác sáng chế
trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy, cả hai phía, cộng đồng và chủ thể quyền cùng được lợi: Cộng đồng sẽ
được biết đến một giải pháp kỹ thuật tiên tiến; đổi lại chủ sở hữu sáng chế thu được
tiền từ sáng chế đó trong một thời gian đủ dài để bù đắp công sức tạo ra sáng chế,
đồng thời tái sản xuất mở rộng để tạo ra sáng chế mới. Hệ quả là, thay vì dấu kín sáng
chế và đóng băng sự sáng tạo, sáng chế được bộc lộ làm giàu kho tri thức nhân loại và
sự sáng tạo được khuyến khích khi nó được trả công xứng đáng.
Như vậy, hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ được thiết lập dựa trên sự cân bằng về
quyền lợi giữa các bên. Và chúng ta sẽ thấy cụ thể hơn về cơ chế đó, như sau:

1.2.1. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế
Sáng chế chỉ được bảo hộ nếu nó “xứng đáng” với việc bảo hộ đó. Theo quy
định của pháp luật SHTT VN, để được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế nếu nó
phải đồng thời đáp ứng 3 yêu cầu về
(i) Tính mới
(ii) Tính sáng tạo và
(iii) Khả năng áp dụng công nghiệp.
Tuy nhiên, xét rằng Việt Nam đang ở một trình độ kỹ thuật thấp nên pháp luật
Sở hữu trí tuệ của Việt Nam đồng thời bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích đối
với những loại hình sáng chế chỉ đáp ứng về tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp
nhưng không phải là những hiểu biết thông thường.

1.2.2. Thời hạn bảo hộ
Cùng với việc tham gia các điều ước quốc trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, pháp

luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ quy định thời gian bảo hộ sáng chế tương thích
với các hệ thống bảo hộ khác trên thế giới. Theo đó, sáng chế được bảo hộ trong thời
hạn 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Riêng đối với giải pháp hữu ích, luật chỉ bảo hộ trong
thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

18


1.2.3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được bảo hộ với danh nghĩa sáng
chế. Với mục đích cân bằng lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích của chủ sở hữu
sáng chế, pháp luật Việt Nam loại trừ việc bảo hộ sáng chế đối với các đối tượng sau
đây:
- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch
và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc
tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng
trưng;
- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị
tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật, giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động
vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật

và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

19


1.2.4. Tính thống nhất của đơn yêu cầu bảo hộ:
- Mỗi đơn đăng ký có thể yêu cầu cấp một Bằng độc quyền sáng chế hoặc một
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho một nhóm sáng chế có mối liên hệ chặt chẽ về
kỹ thuật nhằm thực hiện một ý đồ sáng tạo chung duy nhất.
- Ví dụ, các đối tượng có thể được đưa vào một đơn đăng ký bao gồm một sản
phẩm, một quy trình để sản xuất sản phẩm đó, thiết bị để thực hiện quy trình đó, …

1.2.5. Bộc lộ bản mô tả sáng chế:
- Bản mô tả phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của giải pháp kỹ thuật (sáng
chế) đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật
tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó.
- Luật SHTT không yêu cầu bộc lộ phương án tốt nhất nhưng để mở rộng tối đa
phạm vi xin bảo hộ và tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung bản mô tả trong quá trình nộp
đơn, tốt nhất là bộc lộ đầy đủ các thông tin liên quan đến giải pháp yêu cầu được bảo
hộ.

1.3. Quy định pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT
“Thương mại hóa quyền SHTT” là việc tạo ra lợi nhuận từ chính việc khai thác
giá trị của quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối tượng của quyền SHTT đang được
bảo hộ. Thương mại hóa chính là mục đích cuối cùng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, do đó, tất cả hệ thống quy định pháp luật xoay quanh và phục vụ cho mục đích đó.
Hệ thống Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có 3 khía cạnh chính, gồm:
(i)


Đăng ký xác lập quyền;

(ii)

Khai thác quyền (tự sử dụng, cho phép sử dụng quyền dưới hình thức
chuyển nhượng, li-xăng); và

(iii)

Ngăn chặn xâm phạm quyền (ngăn chặn bên thứ ba sử dụng trái phép
quyền sở hữu trí tuệ).

Các khía cạnh này bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau với mục
đích chung là giúp chủ sở hữu quyền SHTT khai thác tốt nhất tài sản trí tuệ của mình.
Việc đăng ký giúp xác định rõ phạm vi quyền được bảo hộ; trên cơ sở đó phát sinh
20


quyền ngăn chặn bên thứ ba sử dụng quyền. Điều đó giúp chủ sở hữu khai thác tốt
nhất quyền độc quyền được hưởng.
Như vậy, có thể nói toàn bộ hệ thống pháp luật về SHTT đều có liên quan đến
việc thương mại hóa quyền SHTT, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Quy định trực tiếp về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ có thể tìm thấy tập
trung tại Điều 123 Luật SHTT, theo đó, chủ sở hữu quyền SHTT nói chung, trong đó
có chủ sở hữu sáng chế có quyền tài sản sau đây:
a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo
quy định tại Điều 124 Luật SHTT;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định;
c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm chuyển nhượng quyền sở hữu
và chuyển giao quyền sử dụng.

Để tạo điều kiện cho Chủ sở hữu sáng chế thực hiện các quyền tài sản nêu trên,
pháp luật Việt Nam có hàng loạt các quy định phụ trợ như chuyển giao, chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ (Điều 141-144 Luật sở hữu trí tuệ và Thông tư
01/2007/TT-BKHCN); nhượng quyền thương mại (Điều 284 đến Điều 291 của Luật
Thương mại 2005; Nghị định 35/2006/NĐ-CP); tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
đối với tài sản cố định vô hình (Bộ tiêu chuẩn VAS 04 của Bộ Tài chính). Đây là
những quy định mang tính nền tảng cực kỳ quan trọng cho hoạt động thương mại hóa
sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, cần thẳng thắn thừa nhận rằng cho đến nay, pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam mới chú trọng đến việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hành lang
pháp lý cho việc thương mại hóa về quyền sở hữu trí tuệ mới dừng lại ở các quy định
mang tính cơ bản, và vẫn thiếu một số quy định chuyên ngành để hỗ trợ việc thương
mại hóa một cách hiệu quả, ví dụ vẫn thiếu vắng hành lang pháp lý cho việc định giá,
góp vốn và hạch toán giá trị sáng chế trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

1.4. Thị trường Sáng chế tại Việt Nam
Thương mại hóa quyền SHTT nói chung và sáng chế nói riêng là một đòi hỏi
tất yếu của việc phát triển kinh tế và hội nhập của các quốc gia trên thế giới và Việt
21


Nam không phải là một ngoại lệ. Để thương mại hóa quyền SHTT thành công trước
hết hệ thống pháp luật quốc gia cần phải hoàn thiện, sau đó là việc thiết lập 1 môi
trường kết nối giữ nhà sáng chế với người sử dụng sáng chế.
Thương mại hóa sáng chế được thể hiện dưới các góc độ:
(i) ứng dụng sáng chế để sản xuất, kinh doanh sản phẩm
(ii) chuyển giao/nhận chuyển giao quyền sở hữu và/hoặc quyền sử dụng sáng
chế thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ;
Qua khảo sát của tác giả và tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh
vực SHTT, việc ứng dụng sáng chế của các chủ thể nước ngoài tại Việt Nam là rất

mạnh mẽ, sôi động và hiệu quả, đặc biệt là trong các lĩnh vực dược phẩm, thuốc bảo
vệ thực vật, điện tử viễn thông. Có thể nói, với việc ứng dụng sáng chế, các doanh
nghiệp nước ngoài đang độc chiếm thị phần nhiều sản phẩm, ví dụ như biệt dược,
thuốc bảo vệ thực vật đặc trị. Có những nhóm sản phẩm ứng dụng sáng chế đạt giá trị
cực kỳ lớn như nhóm sản phẩm máy điện thoại thông minh đã được một số tập đoàn
lớn như Samsung, LG sản xuất với giá trị lên tới hơn 20 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc
ứng dụng sáng chế vào sản xuất, kinh doanh của các chủ thể Việt Nam lại khá hạn
chế.
Các trường Đại học, Viện nghiên cứu là nơi tập trung các hoạt động nghiên
cứu, phát triển công nghệ và lưu giữ hầu hết các kết quả nghiên cứu, sáng chế. Mặc dù
không ít viện, trường đã đạt được nhiều thành công trong việc chuyển giao công nghệ,
thương mại hóa các sáng chế nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, con số này
chưa tương xứng với tiềm năng, cụ thể:
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là trường Đại học đi đầu trong
việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, sáng chế. Trường đã ký kết nhiều hợp đồng
chuyển giao công nghệ với nhiều tập đoàn, công ty lớn trong nước cũng như thế giới
như Tập đoàn SUN MicroSystems, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, doanh số trong chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh
doanh của trường đạt gần 450 tỷ đồng.
- Với nhiều sáng chế, công nghệ mới được các đơn vị sử dụng đáng giá cao
như thiết bị xay xát lúa gạo; thiết bị xử lý rác thải; hệ thống lọc nước biển cho hải đảo;
22


thiết bị tự động hóa khai thác dầu khí;…. Trường Đại học Bách khoa TPHCM cũng là
một trong số ít các trường thành công trong việc thương mại hóa tài sản trí tuệ. Giá trị
các hợp đồng chuyển giao công nghệ mà trường đã ký năm 2007 là khoảng 60 tỷ
đồng, năm 2008 gần 70 tỷ đồng, năm 2009 là hơn 63 tỷ đồng, năm 2010 là 67 tỷ đồng.
Riêng năm 2012, trường có 113 đề tài khoa học các cấp được duyệt với tổng kinh phí
hơn 10 tỷ đồng, thực hiện nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với tổng doanh thu

trên 90 tỷ đồng.
- Ở mức thành công khiêm tốn hơn, Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ
Nha Trang đạt được nhiều thành tựu trong chuyển giao công nghệ. Với đề tài “Nghiên
cứu công nghệ và thiết bị sản xuất fucoidan từ một số loài rong nâu Việt Nam” đã cho
ra đời sản phẩm fucoidan, phục vụ công tác chữa bệnh hiệu quả với chi phí rẻ tại Việt
Nam. Đồng thời, nghiên cứu còn tạo điều kiện cho nhiều địa phương trong đó có tỉnh
Khánh Hòa phát triển mạnh lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
- Bên cạnh đó, nhiều Viện nghiên cứu ngành kỹ thuật cũng đã thành công trong
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Theo ước tính của Viện Máy và Dụng cụ công
nghiệp, các sản phẩm cơ khí mới của Viện đã có thể góp phần giúp tiết kiệm được mỗi
năm hơn 10 triệu USD do thay thế hàng nhập khẩu. Từ năm 2005, một số sản phẩm
công nghệ cao còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Mặc dù việc chuyển giao công nghệ tại các trường đại học và viện nghiên cứu
thời gian qua đã có những kết quả rất đáng ghi nhận, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, xét về tổng thể
mức đóng góp các hoạt động KH&CN và chuyển giao công nghệ tại các trường đại
học, viện nghiên cứu ở Việt Nam đối với nhu cầu xã hội còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng là đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.Một số liệu của
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, nguồn thu từ hoạt động KH&CN trong tổng nguồn
tài chính của 40 trường đại học trong cả nước từ 2006-2008 chỉ đạt gần 4%. So với
Nghị quyết của Chính phủ thì con số này mới chỉ đạt 26% so với kỳ vọng. Đặc biệt,
trong tỷ lệ này, nguồn thu từ các hoạt động triển khai, chuyển giao kết quả nghiên cứu
khoa học chỉ chiếm gần 0,4%. Trường Đại học Bách khoa là trường mạnh về chuyển
23


giao công nghệ nhưng nguồn thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ của nhà trường
cũng chỉ chiếm khoảng 2%.
Để các tài sản trí tuệ được thương mại hóa một cách rộng rãi, các tài sản trí tuệ
cần được đăng ký xác lập quyền và duy trì hiệu lực văn bằng. Thế nhưng, thực tế cho

thấy, việc đăng ký xác lập quyền SHTT và duy trì hiệu lực văn bằng tại các viện,
trường rất khiêm tốn. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, trong giai đoạn
2003 -6/2012 trong tổng số 600 đơn từ trường đại học, viện nghiên cứu chỉ có 91 văn
bằng được cấp, trong đó chỉ còn 38 văn bằng đang còn hiệu lực. Đặc biệt, các viện
nghiên cứu hầu như không nộp phí duy trì hiệu lực. Năm 2009 chỉ có 1 trong tổng số
8 văn bằng được cấp còn hiệu lực; năm 2010 cũng chỉ có 1 trong tổng số 12 văn bằng
còn hiệu lực do nộp phí duy trì.Chất lượng của các văn bằng bảo hộ của các chủ thể
Việt Nam cũng là vấn đề cần bàn. Hầu hết các sáng chế của Việt Nam có hàm lượng
sáng tạo thấp, chỉ đạt mức “giải pháp hữu ích”. Đây cũng là một trong những lý do
Việt Nam có lượng đơn sáng chế được nộp và bảo hộ tại nước ngoài rất thấp, hầu như
không đáng kể.
Một vấn đề nữa cần bàn, đó là sáng chế của Việt Nam thường được nghiên cứu
bằng kinh phí nhà nước, với rất nhiều bất cập trong việc xét duyệt và giải ngân đề án
nghiên cứu. Hậu quả là, nhiều sáng chế không gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh,
xa rời cuộc sống và vì vậy, rất khó cho quá trình thương mại hóa.Thực trạng nêu trên
là những trở ngại lớn cho việc thương mại hóa sáng chế, giải pháp hữu ích từ khối
trường, viện cho doanh nghiệp.
1.5. Tóm tắt chương 01
Ở chương này tác giả đã làm rõ các nội dung sau:
(i) Các khái niệm cơ bản về Sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng,
phân biệt sáng chế với phát minh.
(ii) Các quy định pháp luật liên quan tới việc thương mại hóa và bảo hộ sáng
chế tại Việt Nam.
(iii) Cuối cùng là hiện trạng về thị trường sáng chế tại Việt Nam, cơ hội cũng
như thách thức về việc thương mại hóa thị trường này trong hiện tại và tương lai.
24


×