Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Xây dựng thị trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 74 trang )


LỜI MỞ ĐẦU 
1.  Lý do chọn đề tài 
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, 
kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP của quốc 
gia. Thế nhưng hiện  nay ngành cà phê  Việt  Nam vẫn tồn  tại  những phương thức 
kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế 
giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá cà phê thế giới mà giá 
này được người mua là các doanh nghiệp chế biến cà phê nước ngoài “sắp đặt sẵn” 
cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nước ta. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng 
cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh 
nghiệp  kinh doanh  cà phê mà còn  của người nông dân thì việc xây dựng và phát 
triển thị trường giao sau cà phê là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu 
trong việc phòng ngừa rủi ro biến động giá. 
2.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đề tài nghiên cứu tập trung vào sản phẩm cà phê nhân thô, tìm hiểu những 
tồn tại vướng mắc trong các khâu thuộc quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tìm ra 
những giải pháp dựa trên việc ứng dụng hợp đồng giao sau để giảm thiểu tác động 
biến động giá cà phê, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người nông dân. 
3.  Phương pháp nghiên cứu 
Bằng phương pháp phân tích nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các tài liệu, 
sách báo, Internet có liên quan đến ngành sản xuất kinh doanh cà phê, các công cụ 
phái sinh, để cho thấy tổn thất của ngành kinh doanh cà phê do ảnh hưởng của biến 
động giá và tác dụng của chiến lược phòng ngừa rủi ro biến động giá thông qua hoạt 
động của thị trường giao sau. 
4.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 
Dựa trên tình hình thực tế của ngành sản xuất kinh doanh cà phê Việt Nam, 
đề  tài  đề  xuất  một  số  giải  pháp  khả  thi  trên nền  tảng  xây  dựng  và  phát  triển  thị 
trường giao sau để giảm ảnh hưởng xấu của biến động giá cà phê đến ngành này.

5.  Kết cấu của luận văn 


§  Lời mở đầu. 
§  Chương  1:  Tìm hiểu những  rủi  ro  gặp  phải do biến động giá đến sản xuất 
nông nghiệp, đồng thời tìm hiểu về vai trò của thị trường giao sau. 
§  Chương 2: Tìm hiểu thực trạng kinh doanh cà phê ở Việt Nam và khả năng 
ứng dụng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam. 
§  Chương  3:  Đề xuất các  giải  pháp  liên  quan đến  xây dựng và phát triển  thị 
trường giao sau nhằm phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phê. 
§  Kết luận

CHƯƠNG I: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ VAI TRÒ CỦA 
THỊ TRƯỜNG GIAO SAU 
1.1.  Rủi ro biến động giá cả đối với người sản xuất (nông nghiệp) 
Đối với người sản xuất, rủi ro biến động giá cả là loại rủi ro đáng lo ngại và 
ảnh hưởng nhiều nhất đến thu nhập của họ. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa xuất 
hiện khi giá sản phẩm xuống thấp hoặc giá đầu vào tăng sau khi người sản xuất đã 
quyết định đầu tư. Rủi ro do biến động giá hầu như xuất hiện ở mọi lĩnh vực kinh 
doanh bao gồm cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 
Đối với người nông dân, khi họ bắt đầu gieo trồng thì tất cả đều hy vọng đến 
khi thu hoạch sẽ có sản lượng cao, chất lượng tốt và đặc biệt là giá bán ra bằng hay 
tốt hơn thời vụ trước. Không ai muốn tiếp tục nuôi trồng các cây con mà giá cả đã 
liên tục rớt trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, sản lượng và chất lượng sản phẩm lại 
chịu  ảnh  hưởng  nhiều  bởi  biến  động  giá  theo  quan  hệ  cung  ­  cầu  cũng như  ảnh 
hưởng bởi giá cả đầu vào và các yếu tố bất lợi khác như thời tiết, sản lượng của các 
nước có diện tích canh tác lớn... Ở các nước đang phát triển, người nông dân luôn 
trong thế bị động, không biết trước đầu ra của sản phẩm, cũng như giá cả  và nhu 
cầu của thị trường, phần đông trông chờ nhiều vào sự may rủi và phụ thuộc nhiều 
vào hoạt động thu mua của các thương lái. Đa phần nông dân sản xuất và tiêu thụ 
nông  sản  theo  tập quán lâu đời. Họ  dốc  vốn,  công sức đầu  tư  trong nhiều  tháng, 
thậm chí nhiều năm để làm ra một loại hàng hóa chưa biết chắc giá cả, không rõ sẽ 
bán cho ai. Vì vậy, cả khi người nông dân đã thu hoạch xong lúa, cà phê, hạt tiêu, 

thuốc lá, ngô, đậu tương, cao su… thì cũng vẫn gặp phải rủi ro về giá nếu như lúc 
đó giá thị trường đang xuống mà chưa bán hết được hàng. 
Bên cạnh đó còn có yếu tố do con người gây nên ­ đó là tình trạng sản xuất 
theo phong trào không tính đến giá cả sẽ diễn biến như thế nào trong thời gian tới. 
Người nông dân đứng trước một mâu thuẫn là khi được mùa thì giá rớt dẫn tới lỗ, 
mất mùa thì giá cao nhưng lại không có hàng để bán. Giá đầu vào có xu hướng ngày

càng tăng trong khi giá nông sản đầu ra lên xuống thất thường. Ở trường hợp nào đi 
chăng nữa thì người nông dân luôn phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. 
Đối với các doanh nghiệp chế biến, nhà xuất khẩu nông sản cũng sẽ gặp rủi 
ro tương tự như người nông dân nếu như họ thu  mua nông sản,  thu mua nguyên 
liệu, chế biến rồi lưu kho để tiêu  thụ hoặc xuất khẩu mà không có hợp đồng mua 
trước nguyên liệu với người cung cấp với giá ấn định (vì lúc mua giá có thể đang 
lên) cũng như không có hợp đồng bán trước với người tiêu thụ với giá ấn định (vì 
lúc bán giá có  thể  đang  xuống) thì khi giá  cả mặt hàng đó biến động, có  thể đẩy 
doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ nặng nề. Nhiều doanh nghiệp vừa ký hợp đồng 
bán hàng xong, giá cả biến động tăng, tiền thu về không còn đủ để mua lại số hàng 
tương tự vừa bán dẫn đến thua lỗ. Những biến động không thể dự đoán trước của 
giá hàng hóa không những có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà còn ảnh 
hưởng đến thị phần, sức cạnh tranh và thậm chí là cả sự tồn tại của DN nếu điều đó 
xảy ra trong một thời gian dài. 
Như vậy cả nông dân, các thương lái, nhà chế biến và nhà xuất khẩu đều phải 
quan tâm đến việc quản lý rủi ro về giá đối với sản phẩm hàng hoá của mình để hạn 
chế thiệt hại đến mức tối đa và thu được lợi nhuận cao nhất. 
Chính  vì  vậy họ  cần  có  những  công  cụ phòng  ngừa  để đạt được mục  tiêu 
giảm thiểu  rủi  ro biến động  giá, một  trong những  công cụ hữu hiệu đã  được  các 
nước phát triển ứng dụng từ lâu đó là thực hiện giao dịch các hợp đồng giao sau trên 
sàn giao dịch giao sau. Chính nhờ có hợp đồng mua, bán trước với giá ấn định và 
giao hàng sau mà các bên có thể hạn chế đến mức tối đa rủi ro về biến động giá nhờ 
cơ chế hoán đổi và lựa chọn mà sàn sẽ trực tiếp điều hành. Điều này không thể có 

được trong thị trường truyền thống khi thực hiện việc giao hàng ngay theo phương 
thức mua đứt bán đoạn thì giá bán chỉ là giá cao vào thời điểm đó, nhưng sau đó các 
cơ hội giá có lợi hơn sẽ phải bỏ qua vì hàng đã bán rồi, hoặc nếu ký gửi để bán hộ 
thì người bán phải thanh toán tiền lưu kho, tiền bảo quản… và vẫn có thể bị ép giá 
do người mua cố tình gây ra. Như vậy nhờ chức năng quản lý rủi ro về giá (đây là 
chức  năng  quan  trọng  nhất  mà  thị  trường  giao  sau  thực  hiện  được)  và  nhờ  kinh

doanh tập trung có tổ chức với khối lượng giao dịch lớn thông qua các sàn giao dịch 
trên khắp thế giới mà thị trường giao sau đã mang lại lợi ích trực tiếp cho các thành 
phần tham gia cũng như góp phần bình ổn giá cả, tạo ra môi trường kinh doanh lành 
mạnh. 
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về thị trường giao sau với 
cách thức giao dịch như thế nào? Chức năng của nó trong hệ thống tài chính?... 
1.2.  Tổng quan về thị trường giao sau 
Thị trường giao sau là nơi mà hàng hóa được giao dịch tập trung tại một sàn 
giao dịch, trong đó người bán và người mua gặp nhau trên thị trường với một mức 
giá được chấp nhận và hàng hóa được chuyển giao khi đến một ngày đặc biệt được 
ấn định  trong tương lai. Tất cả  giao dịch đều được thông qua một trung gian môi 
giới của sàn với những tiêu chuẩn khắt khe về số lượng và chất lượng của hàng hóa. 
Hàng hóa ở đây bao gồm hàng hóa thông thường như lúa mì, cà phê, cao su,… và 
hàng hóa tài chính như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, vàng, ngoại tệ, đồng, bạc,… 
Thị trường giao sau rất khác biệt so với thị trường giao ngay và thị trường kì 
hạn. Trước tiên là khác biệt về ngày giao hàng, trong giao dịch giao ngay là mua đứt 
bán đoạn, còn hợp đồng giao sau là giao vào một ngày thỏa thuận trước với mức giá 
định trước. Tiếp đến là cách thức giao dịch, hợp đồng giao sau  thường được giao 
dịch trên một sàn giao dịch chính thức mang đầy đủ tính pháp lý, người bán, người 
mua cần phải thực hiện kí quỹ trên tài khoản phong tỏa để đảm bảo thực hiện nghĩa 
vụ trong giao dịch. Trên thị trường này có thể tóm gọn lại chỉ có hai chủ thể, một là 
người tham gia phòng ngừa (hegding), họ luôn muốn hàng hóa được bảo hiểm giá 
trước sự biến động khôn lường của thị trường. Hai là người đầu cơ (speculator), họ 

luôn muốn kiếm lợi nhuận dựa trên dự đoán chủ quan về giá cả thị trường, họ sẽ 
chốt lời hoặc chốt lỗ bằng cách chốt “vị thế” mua­bán trong thị trường, số tiền họ 
được hoặc mất sẽ không vượt quá giá trị kí quỹ phong tỏa. Trên thực tế, có 2% hợp 
đồng  đã  thỏa  thuận  được  chuyển  giao,  kết  thúc  “vị  thế”  mua­bán  luôn được  lựa 
chọn nhiều khi đầu tư trên thị trường hàng hóa giao sau.

Điều khác biệt tiếp theo là ở các đặc điểm của hợp đồng giao sau như: giá 
cả, trung  tâm  thanh toán bù trừ, nghiệp  vụ phòng ngừa  rủi ro biến động giá, đầu 
cơ… 
1.2.1.  Giá cả và các yếu tố quyết định 
Giá cả được quyết định bởi các điều kiện cung cầu, nếu trên thị trường có 
nhiều người mua hơn người bán, giá hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng, ngược lại 
trên thị trường mà người mua ít hơn người bán, giá  sẽ giảm. Vậy từ đâu mà hình 
thành nên các điều kiện cung cầu. 
Đó là do các lệnh đặt mua và bán khắp nơi trên thế giới đổ về và được tập 
trung tại sàn giao dịch hàng hóa. Những lệnh này khi được nhập vào sàn giao dịch 
thì sẽ trở thành các hợp đồng giao sau với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa 
bên bán và bên mua. Đối với các hợp đồng khác thì giá cả được hình thành trên mặt 
bằng chung là thỏa thuận, nhưng giao dịch giao sau thì không, nó có nhiều hệ thống 
đấu giá được kết nối với bảng điện tử của sàn, những giá này được tự do đặt theo ý 
muốn chủ quan của nhà đầu tư và được chuyển đến sàn thông qua hệ thống máy 
tính kết nối. Sự đặt giá này được đặt trong một khoản thời gian quy định, đây được 
gọi là giờ giao dịch. Theo đó sẽ có nhiều loại lệnh khác nhau được đặt tùy vào tính 
chất đầu tư của cá nhân, ví dụ như lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng lỗ… 
Chính vì cơ chế đấu giá và cơ chế vận hành của thị trường giao sau đã làm 
giá cả hàng hóa phản ánh đúng giá trị thực của nó. Mặt khác nếu lạm dụng thì sẽ 
gây ảnh hưởng lớn đến hiện tượng đầu cơ giá, tất nhiên luật định sẽ tạo nhiều cản 
trở cho các hoạt động đầu cơ giá đó, nhưng tất cả vẫn phải đảm bảo mục đích cơ 
bản của sàn giao dịch giao sau là cung cấp cho các thành viên có thể tự do mua bán 
các loại hàng hóa khác nhau vì mục đích lợi nhuận. Đồng thời sàn này được hoạt 

động vì mục đích phi lợi nhuận, nhưng mọi giao dịch thông qua sàn cần phải qua 
một trung tâm môi giới, tất nhiên nhà đầu tư phải trả một khoản phí hoa hồng nhất 
định cho trung tâm này.

Ngoài ra, tại sàn giao dịch luôn có một sự hiện diện không thể thiếu của một 
trung tâm, đó là trung tâm thanh toán bù trù. Chính trung tâm này đã điều hành hoạt 
động của sàn một cách trơn tru và hạn chế sự đầu cơ giá bất hợp pháp của nhà đầu 
tư. Vậy trung tâm này có chức năng cụ thể ra sao? Và tầm quan trọng của nó thể 
hiện như thế nào? 
1.2.2.  Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) 
Mọi nhà  đầu  tư  trên  thị  trường  hàng hóa  giao  sau cần phải hiểu rõ  cơ  chế 
hoạt động và chức năng của trung tâm thanh toán bù trừ cũng như hiểu rõ sự vận 
hành của thị trường giao dịch giao sau. 
Tại mỗi sàn giao dịch đều có một trung tâm thanh toán bù trừ của riêng mình 
để đảm bảo giao dịch được thông suốt. Mọi thành viên trên sàn luôn luôn yêu cầu 
sự rõ ràng trong giao dịch ở cuối mỗi phiên thông qua trung tâm thanh toán bù trừ, 
đồng thời các thành viên này phải thực hiện nghiệp vụ ký quỹ phong tỏa bắt buộc ở 
trung tâm thanh toán bù trừ. Đây là yếu tố quy định bắt buộc cho một giao dịch giao 
sau, khoản ký quỹ này sẽ đảm bảo các nhà đầu tư thực hiện đúng nghĩa vụ của một 
hợp đồng giao sau. 
Tùy vào  số  lượng hợp đồng giao  dịch mà sẽ  có  những quy định  cụ thể về 
lượng tiền cần ký quỹ và cuối mỗi phiên, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ thực hiện 
chốt lãi hoặc lỗ thông qua tài khoản này. Ví dụ như tại cuối phiên giao dịch, một 
quầy môi giới của một nhà đầu tư báo cáo về trung tâm thanh toán bù trừ như sau: 
tổng cộng hợp đồng mua giao sau cà phê đã kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 100 
tấn, tổng hợp đồng bán giao sau cà phê kí kết chuyển giao vào tháng 5 là 50 tấn, nhà 
đầu tư này đã có trạng thái “net long” (phòng ngừa vị thế mua) là 50 tấn. Trung tâm 
thanh toán bù trừ yêu cầu phải mở tài khoản kí quỹ là 2.000.000VNĐ cho một tấn 
thì số tiền bắt buộc kí quỹ là 100.000.000VNĐ. 
Thông qua tài khoản kí quỹ, cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán 

bù trừ sẽ thực hiện cộng tiền lãi hoặc trừ tiền lỗ vào tài khoản kí quỹ. Hiện tượng 
này diễn ra cho đến ngày kết thúc hợp đồng hoặc kết thúc trạng thái mua­bán. Nếu

nhà đầu tư lỗ trong giao dịch và số tiền kí quỹ không đủ thì trung tâm thanh toán bù 
trừ buộc nhà đầu tư phải thực hiện kí quỹ thêm theo đúng hợp đồng. Với điều này 
sẽ ràng buộc bên mua và bên bán thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và giúp họ biết trước 
khoản lãi lỗ khi đầu tư qua thông báo hằng ngày. 
1.2.3.  Ký quỹ 
Để đảm bảo các rủi ro trong giao dịch trên thị trường giao sau và tùy thuộc 
vào tính chất đầu tư, hệ thống ký quỹ sẽ có những quy định ràng buộc khác nhau. 
Chẳng hạn số tiền ký quỹ sẽ khác nhau khá lớn giữa chủ thể phòng ngừa biến động 
giá (hedging) và chủ thể đầu cơ (speculator), lúc nào chủ thể đầu cơ giá cũng luôn 
chịu  mức  ký  quỹ cao  hơn.  Số  tiền  ký  quỹ  tùy  thuộc  vào  số  lượng  hợp  đồng  và 
những quy định của sàn giao dịch giao sau. 
Tuy nhiên, chỉ có ba loại tài khoản ký quỹ : 
§  Mức ký quỹ ban đầu (Initial margin): mức ký  quỹ này do trung tâm thanh 
toán bù  trừ  tại  London quy định  dựa trên những  phân  tích lịch  sử  về  biến 
động giá cả của các hợp đồng giao sau, nó được xem xét định kỳ, phụ thuộc 
vào mức độ biến động. Mức ký quỹ ban đầu được áp dụng cho cả trạng thái 
trường/đoản trên cơ sở mỗi hợp đồng, và có thể hoàn lại dựa trên tính thanh 
khoản của các trạng thái. Mức ký quỹ thường chiếm khoảng 10­15% giá trị 
hợp đồng. 
§  Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) là số dư tối thiểu trên tài khoản ký 
quỹ để duy trì một trạng thái mở sau khi đánh giá lại hàng ngày theo giá trị 
thị trường và điều chỉnh lãi lỗ. 
§  Mức ký quỹ bổ sung (Margin call): khi số dư tối thiểu hoặc số tiền ký quỹ 
ban đầu bị thiếu hụt theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ, các nhà 
đầu  tư cần thực hiện ký quỹ  bổ sung  (margin  call), khoản ký  quỹ bổ sung 
được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá  tất  toán của ngày hôm nay và giá 
đêm hôm trước, được tính toán dựa trên mỗi trạng thái mở.


1.2.4.  Nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro biến động giá 
Giao dịch giao sau xác lập được một thị trường mà người mua người bán trao 
đổi mua bán  với những  mục đích khác nhau, nhưng  chu  vi lại  thị  trường chỉ  bao 
gồm hai chủ thể. Một là chủ thể phòng ngừa rủi ro biến động giá (hedging), một là 
chủ thể đầu cơ (speculator) trong sự biến động giá. 
Đối với chủ thể tham gia phòng ngừa, họ  thường  là những người sản xuất, 
chế biến, xuất nhập khẩu hàng hóa… khi giao dịch trên thị trường thường luôn đặt 
mình ở vị thế thích hợp  (phòng ngừa vị thế mua hoặc phòng ngừa vị thế bán) để 
phòng ngừa, bảo hiểm và hạn chế rủi ro với sự biến động  giá  không thể dự đoán 
được. Trong đó, nghiệp vụ phòng ngừa (hedge) có rất nhiều loại, có thể đơn cử một 
vài ví dụ như sau: 
§  “Long hedge” – “phòng ngừa vị thế mua”: một công ty chuyên xuất khẩu cà 
phê nhân đã ký hợp đồng chốt giá bán 100 tấn cà phê cho đối tác nước ngoài. 
Lo ngại giá cà phê trên thế giới tăng mạnh (do nhiều yếu tố quyết định như 
cung  cầu,  thời  tiết,  năng  suất…)  sẽ  làm  chi  phí  đầu  vào  tăng  mạnh,  ảnh 
hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh giá cả trên thị trường. Chính vì vậy, công 
ty quyết  định  tham gia  bảo hộ giá  trên thị  trường giao  sau.  Giả định  rằng, 
công ty muốn mua 100 tấn cà phê trong một tháng kể từ hôm nay, nhà quản 
lý sẽ đặt lệnh mua cà phê bằng hợp đồng giao sau để giảm thiểu rủi ro khi giá 
tăng lên. Theo quy định trên sàn 10 tấn là tối thiểu cho mỗi hợp đồng giao 
sau, vì vậy, công ty cần mua 10 hợp đồng giao sau. Trong bảng dưới sẽ cho 
thấy sự biến động giá cà phê và lợi nhuận đạt được của 10 hợp đồng giao sau 
này, giả định các hợp đồng này được định giá bằng VNĐ, Ft là giá giao sau 
của hàng hóa, Sn là giá giao ngay và loại trừ mọi chi phí giao dịch. 
Ngày  Vị thế  Ft (triệu đ)  Tích lũy 
15/8/2010  Mua 10 HĐ giao sau  25  Sn – 25 
15/9/2010  Bán 10 HĐ giao sau  27  27 – Sn 
Tích lũy khi đến hạn  100*(27 – 25) = 200
10 

Đến cuối tháng, giá cà phê trên thị trường giao sau tăng từ 25 triệu VNĐ mỗi 
tấn lên 27 triệu VNĐ. Công ty sẽ tiến hành  bán 10 hợp đồng giao sau này để kết 
thúc vị  thế mua vào  ngày  15/9/2010, lúc  này công  ty đã  tích lũy  được khoản  lợi 
nhuận ròng từ bảo hộ trên thị trường giao sau là 200 triệu VNĐ chỉ sau 1 tháng để 
bù vào chi phí đầu vào gia tăng khi mua giao ngay cà phê. 
§  “Short hedge” – “ phòng ngừa vị thế bán”: một chủ trang trại cà phê dự tính 
bán 50 tấn cà phê sẽ thu hoạch vào tháng sau. Người này muốn chắc chắn sẽ 
bán được giá nên đã quyết định bán chúng trên thị trường giao sau để bảo hộ 
trường  hợp giá  cà  phê  trên thế  giới  giảm  xuống.  Đối với sàn  giao  dịch  cà 
phê, giá trị nhỏ nhất cho mỗi hợp đồng giao sau cà phê được giao dịch là 10 
tấn. Vì vậy ông ta phải thực hiện bán 5 hợp đồng giao sau cà phê. Bảng dưới 
sẽ cho thấy sự biến động giá và kết quả bảo hộ giá từ hợp đồng này. Trong 
đó, cà phê được định giá bằng VND, chi phí giao dịch không đáng kể. Giá cà 
phê trong tháng ngày một tăng lên, đến 27 triệu đồng mỗi tấn, lúc này nếu để 
đến hạn ông ta sẽ bị mất khoản tiền khá lớn. Khôn ngoan hơn hết là chốt vị 
thế bán, chấm dứt hợp đồng. 
Ngày  Vị thế  Ft (triệu đ)  Tích lũy 
24/8/2010  Bán 5 HĐ giao sau  25  25­Sn 
24/9/2010  Mua 5 HĐ giao sau  27  Sn­27 
Tích lũy khi đến hạn  50*(25­ 27)= ­150.000 
1.2.5.  Nghiệp vụ đầu cơ trên thị trường giao sau 
Thị  trường  giao  sau  luôn  tồn  tại  tính  công  bằng  trong  giao  dịch,  đối  với 
những nhà kinh doanh tham gia phòng ngừa biến động giá, họ có thể bán hàng hóa 
ở mức giá tốt hơn hoặc loại bỏ vị thế trên thị trường giao sau để giao dịch hàng hóa 
trên thị trường giao ngay. Với những khoản tiền  bị mất do dự  đoán giá hàng hóa 
giao sau sẽ được chuyển tiếp cho những nhà đầu cơ, những người dám cược chiều
11 
ngược lại của  giá  hàng hóa. Họ cũng chính là thành phần không thể thiếu của thị 
trường. 
Có thể lấy một ví dụ đơn giản. Thị trường sản phẩm dầu thô giao ngay đang 

từng ngày tăng giá, cùng với các yếu tố vĩ mô khác, nhà đầu cơ dự đoán rằng trong 
một tháng tới, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng lên nên đã mua 10 hợp đồng giao sau trên 
thị trường NYMEX, mỗi hợp đồng là 1.000 barrels (barrels là đơn vị tính của dầu 
thô). Đến khi đáo hạn nhà đầu cơ này đã bị lỗ 20.000 USD, tuy nhiên, khoản lỗ này 
đã được trừ theo từng ngày giao dịch với tài khoản ký quỹ, nên có thể theo dõi sát 
tình hình biến động lỗ lãi. Ngoài ra, trong đa số trường hợp trên nhà đầu cơ thường 
cắt lỗ của hợp đồng bằng cách đóng trạng thái vị thế. 
Ngày  Vị thế  Ft  Tích lũy 
3/8/2010  Mua 10 HĐ giao sau  $36  Sn­$36 
3/9/2010  Ban 10 HĐ giao sau  $34  $34­Sn 
Tích lũy khi đến hạn  10.000*($34­$36)=­20.000 
Theo nhiều nhận định, đầu cơ trên thị trường giao sau chẳng khác nào một 
trò cờ bạc. Điều này không đúng bởi một trò cờ bạc sẽ không tạo được một giá trị 
hàng hóa cho nền kinh tế mà luôn đối diện với nhiều rủi ro. Hoạt động đầu cơ được 
luật pháp công nhận và nhà đầu cơ có thể lựa chọn chuyển giao hàng hóa khi đến 
hạn hoặc kết thúc vị thế bằng các hợp đồng ngược hợp đồng ban đầu, từ đó sẽ đánh 
giá chính xác lượng cung cầu thực sự của thị trường hàng hóa. Cũng nhờ các hoạt 
động đầu cơ (dĩ nhiên là hoạt động trong khuôn khổ quản lý của pháp luật) đã tăng 
thêm tính thanh khoản cho các hợp đồng giao dịch trên thị trường này. 
1.3.  Lợi  ích  và  rủi  ro  của  thị  trường  giao  sau  từ  những  nghiên  cứu  thực 
nghiệm trên thế giới 
Thị trường giao sau đầu tiên trên thế giới ra đời tại thành phố Chicago (Hoa 
Kỳ). Ngày nay, thị trường giao sau đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản 
ban đầu, với những lợi ích rõ ràng của mình, nó trở thành công cụ tài chính để bảo
12 
vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là một trong những công cụ đầu tư hữu 
hiệu nhất  trong ngành tài  chính.  Thị  trường giao  sau hiện nay  hoạt động liên tục 
thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Sự thay 
đổi  giá  cả  của  các  loại  hàng  hóa  chuyển  biến  từng  giây  một  và  gây ảnh  hưởng 
không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực và toàn thế giới. 

Tuy nhiên trước khi thị trường giao sau phát triển và phổ biến rộng rãi như 
hiện nay thì trước đó đã xảy ra rất nhiều tranh cãi giữa những nhà kinh tế học về lợi 
ích và rủi ro mà thị trường này mang lại. Thị trường giao sau cũng từng bị cáo buộc 
là nguyên nhân gia tăng nạn đầu cơ gây biến động giá cả khôn lường và không cần 
thiết, những người này cũng đồng thời cho rằng thị trường giao sau chỉ có lợi cho 
nhà đầu cơ thao túng giá cả và đi ngược lại lợi ích của người nông dân và người tiêu 
dùng,  các  cáo  buộc  cho  rằng  nó  không  chỉ bóp  méo  giá  cả mà  còn  tiếp  tay  cho 
những hoạt động phi pháp để làm giàu, do đó đã có một số nước trong thời kỳ đầu 
đã thực thi lệnh cấm giao dịch giao sau đối với một số loại hàng hóa nhất định, điển 
hình là Ấn Độ  trong các thập niên 50 và 60. Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho 
rằng thị trường giao sau là công cụ đắc lực trong việc kiểm soát giá cả, ổn định sản 
xuất và quyết định đầu tư trong nền kinh tế. Nếu dựa vào mức độ tranh luận giữa 
những nhà phê bình với những người ủng hộ thị trường giao sau để cân nhắc lợi ích 
và rủi ro của nó sẽ là một nhiệm vụ không dễ dàng nếu không có những bằng chứng 
thực  nghiệm.  Trong  phần  dưới  chúng  ta  sẽ  đi  tìm  hiểu  một  số  nghiên  cứu  thực 
nghiệm của các nhà kinh tế học nhằm giải đáp những câu hỏi liên quan đến lợi ích 
và rủi ro của thị trường hàng hóa giao sau. 
Học giả Pavaska (1970) cho rằng các nhà phê bình đã sai lầm khi cho rằng 
các nhà đầu cơ làm trầm trọng sự tăng giá bằng cách kiếm lợi nhuận trong thời gian 
dài trên thị trường giao sau. Ông cho rằng sự thiếu vắng cơ chế thị trường giao sau, 
mức  độ  biến  động  giá  giao  sau  tương  ứng  có  thể  khiến  các  thương  nhân  và  các 
thành phần khác lo tích trữ hàng hóa, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá cả 
hơn so với bất kỳ một tác động nào khác của những giao dịch giao sau hợp pháp.
13 
Trái với quan điểm ủng hộ việc chính phủ thực hiện cấm các giao dịch giao 
sau làm ảnh hưởng xấu đến giá giao ngay, nhà kinh tế học Naik, AS (1970), trong 
cuốn sách của mình có tên là "Ảnh hưởng của Giao dịch giao sau lên giá cả", đã cho 
thấy rõ ràng rằng sự biến động giá là cao hơn khi không có thị trường giao sau so 
với giá khi có thị trường giao sau. Cô đã dẫn chứng bằng ba cây trồng như đay, hạt 
lanh và lạc. Theo đó cô tiến hành xem xét giai đoạn 1951­1952 đến 1965­1966 và 

chia thành hai mốc quan trọng ­ (i) khi nền kinh tế không có hoặc có rất ít các giao 
dịch giao sau và (ii) khi nền kinh tế có các giao dịch giao sau hiệu quả. Cô đã tính 
toán được rằng tỷ lệ phần trăm của tần suất xuất hiện biến động giá thấp tương ứng 
với những năm mà các giao dịch giao sau có hiệu quả thì cao hơn những năm không 
có giao dịch giao sau (phụ lục III, các trang 99­105). 
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí, V. Jayashankar ­ Chủ tịch Hội đồng 
Gia vị Ấn Độ ­ đã nói rằng "giá cả hàng hóa biến động nhiều hơn khi không có thị 
trường giao sau". Để minh họa cho quan điểm của mình, ông chỉ ra rằng "sự biến 
động  của  giá bột nghệ  đã được  giới  hạn  ở  mức  thấp  nhất  theo sau  sự  tồn  tại  thị 
trường giao sau ở Sangli, Maharashtra, nơi mà biến  động giá cả cao hơn so với ở 
Chili [Nền tảng lợi ích của giao dịch hàng hóa giao sau, PTI New Delhi, ngày 12 
tháng 10 năm 1998]. 
Một giảng viên đại học tại Ấn Độ, ông Basab Dasgupta đã xây dựng một mô 
hình lý thuyết để giải quyết các vấn đề được đề cập ở trên và đưa ra câu trả lời cụ 
thể. Trước khi xây dựng các mô hình để mô tả vai trò của thị trường giao sau, ông 
cũng đã đề cập đến một số lý thuyết và kết quả thực nghiệm có ảnh hưởng đến nó. 
T.W. Schultz (1949) dựa  và 3 tiêu chí dưới đây để tìm ra tác động của giá 
nông  sản  lên  các quyết  định  sản xuất  thông qua mức độ  phân bổ và sử dụng  các 
nguồn lực. 
(1) Những cam kết về nguồn lực cho tương lai lâu dài 
(2) Những cam kết cho tương lai gần 
(3) Vị thế giao ngay chứa đựng những quyết định chỉ liên quan đến một phần 
nhỏ của cả giai đoạn sản xuất.
14 
Bằng  chứng  thực  nghiệm  của  ông  cho  thấy  rằng  thị  trường  sữa,  một  sản 
phẩm  rất dễ hư hỏng  và  không có  giá  giao  sau  thì việc phân bổ nguồn lực  trong 
nông  nghiệp  là  khá hiệu  quả.  Mặt khác,  thị trường  bông hoặc  lúa  mì là  loại  sản 
phẩm có thể để lâu và ít tốn chi phí tồn trữ với các dự báo giá giao ngay và giao sau 
phát triển cao thì việc tối ưu hóa các nguồn lực  sử dụng để  trồng 2 loại cây quan 
trọng này lại kém hiệu quả hơn. Tóm lại, ông kết  luận rằng đối  với các hàng hóa 

nông nghiệp có thể để lâu thì sự biến động giá càng cao. Ông cũng nói rằng đối với 
loại hàng hóa này, cả giá giao ngay và giá giao sau đều không có ý nghĩa đối với 
nông  dân trong  việc  lập  ra  kế hoạch sản xuất cũng như  giá  giao ngay  đối với  thị 
trường của các sản phẩm nông nghiệp dễ hư hỏng. 
Tuy nhiên khám phá của Schultz đã có một vài sai sót bởi vì trong hệ thống 
thị trường giao sau, hợp đồng được ký trước và hàng hóa được cung cấp sau vào 
một ngày cụ  thể.  Như vậy,  trong  trường hợp người bán có đầy đủ hiểu biết hoặc 
thông tin về số lượng và chất lượng hàng hóa như vậy sẽ được bán ở mức giá nào, 
dựa vào đó ông ta có thể phân bổ lại nguồn lực của mình để gia tăng sản xuất nhằm 
đáp ứng theo hợp đồng. Nghĩa là người sản xuất có thể phòng ngừa cho lượng hàng 
hóa ông ta đang sản xuất ở thời điểm t và bán giao sau tại thời điểm t +1 khỏi những 
rủi ro tổn thất giá  trị và bảo  vệ  lợi nhuận bằng  cách chuyển những rủi  ro đó  cho 
người khác. Do đó, khoản  phí ông ta phải thanh toán để ngăn chặn hàng hóa của 
mình khỏi những rủi ro phụ thuộc vào xác suất xảy ra rủi ro và đơn giá phòng ngừa. 
Masahiro Kawai (1983) trình bày một mô hình lý thuyết giải thích ảnh hưởng 
của thị trường hàng hóa giao sau lên quá trình hình thành giá và lợi ích chung của 
toàn xã hội trên nền tảng những kỳ vọng hợp lý. Ông đã tính  toán ảnh hưởng của 
giá giao ngay lên sản xuất và sau đó dẫn giải khả năng của thị trường giao sau trong 
mô hình. Ông đã chỉ ra rằng mức độ tối ưu của sản xuất chỉ phụ thuộc vào giá cả 
giao sau và hệ số chi phí. Theo ông, số lượng hợp đồng giao sau được xác định bởi 
mức tối ưu của sản xuất và đầu cơ phản ánh sự khác biệt giữa kỳ vọng chủ quan của 
nhà  sản  xuất  về  giá  giao ngay thời gian tới và giá  giao sau tương  ứng.  Kawai đã 
không xem xét đến tác động của những biến động trong kế hoạch sản xuất đến thị
15 
trường  giao sau.  Hơn nữa, những quyết  định  trong sản  xuất được thực hiện  hoàn 
hoàn toàn độc lập với những quyết định về giao dịch giao sau bất chấp rủi ro và xác 
suất của giá giao ngay. Ông cũng lập luận rằng nhà sản xuất sử dụng hợp đồng giao 
sau không chỉ để phòng ngừa rủi ro biến động giá mà còn để tìm kiếm cơ hội đầu 
cơ. 
Quay trở lại mô hình của Basab Dasgupta, biến động trong sản xuất đóng vai 

trò quan trọng trong sự hình thành sản xuất cũng như quyết định thị trường giao sau. 
Xem xét biến động trong thị trường hàng hóa giao sau  là rất quan trọng trong bối 
cảnh của hầu hết các nước đang phát triển. Sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp là 
một hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển bởi vì sự phụ thuộc vào thời tiết 
­ một yếu tố ngẫu nhiên. 
Kết quả là sự bất ổn định cao của giá các mặt hàng nông nghiệp dẫn đến thu 
nhập  nông nghiệp  không đảm bảo.  Nhiều chính  phủ đã có biện  pháp  chính  sách 
khác nhau theo thời gian để giảm biên độ biến động giá để giảm bất lợi cho người 
sản xuất và người tiêu dùng. Những biện pháp, chính sách bao gồm  can thiệp  giá 
trực tiếp như ấn định giá hỗ trợ tối thiểu, dự trù giá và kiểm soát giá cả, những hợp 
đồng giao sau trên nền tảng tương tự cũng được coi là một trong những công cụ như 
vậy. 
Lapan,  Moschini  và  Hanson  (LMH)  (1991)  đã  phân  tích  việc  sản  xuất  và 
quyết định phòng ngừa rủi ro của một công ty trên cả hai thị trường giao sau và thị 
trường quyền chọn bằng cách sử dụng mô hình tối ưu hóa kỳ vọng. Với các giả định 
rằng các hàng hóa được giả định là có đặc tính không thể dự trữ, họ đã chứng minh 
rằng giá giao sau và chênh lệch giữa nó với giá giao ngay là nguồn gốc duy nhất của 
tính không ổn định. Các tác giả cũng chỉ ra rằng đầu ra phụ thuộc vào giá giao sau 
tại thời điểm hiện tại chứ không phụ thuộc vào giá giao sau tại thời điểm kết thúc 
hợp đồng (Lapan HG, Moschini và S. Hanson năm 1991, trang 66­74). 
Cả Kawai và LMH đều  cho rằng quyết  định sản xuất không phụ thuộc vào 
giá giao sau nhưng họ hầu như đã bỏ qua các quyết định tồn trữ hàng hóa bằng cách 
giả định rằng hàng hóa không thể lưu giữ.
16 
Mô hình của Basab Dasgupta là một phần mở rộng của mô hình LMH nhưng 
phức tạp hơn nhiều. Trong mô hình này, ông không chỉ xem xét những mặt hàng có 
thể lưu trữ mà bao gồm các biến động sản xuất. Kết quả là, quyết định sản xuất của 
nhà  cung cấp  không chỉ phụ thuộc vào  giá  giao  sau  kỳ vọng mà  còn  cả các biến 
động  sản xuất  dự kiến  ảnh hưởng đến  quyết định phân bổ  nó cho  thị trường giao 
ngay và giao sau. 

Nói tóm lại, qua rất nhiều tranh luận thông qua những mô hình lý thuyết và 
bằng chứng thực nghiệm của các nhà kinh tế học, cho đến nay thị trường giao sau 
đã chứng minh được lợi ích của mình trong việc cung cấp công cụ phòng ngừa rủi 
ro biến động giá cho các nhà sản xuất, đương nhiên trong thị trường này vẫn tồn tại 
những rủi ro là sự phát triển mạnh của các nhà đầu cơ, tuy nhiên các chính phủ chỉ 
cần  kiểm  soát  hoạt  động  này  trong  khuôn  khổ  luật  pháp  cho  phép  thì  nó  không 
những không gây hại cho nền kinh tế mà còn có tác dụng làm tăng tính thanh khoản 
cho thị trường này. 
1.4.  Thực trạng ứng dụng Hợp đồng Giao sau trên thế giới 
1.4.1.  Thực trạng Giao sau trên thế giới 
Thế giới ngày nay đang bước vào nền kinh tế toàn cầu hóa. Bất kỳ sự thay 
đổi nào của tình hình kinh tế thế giới cũng đều ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc 
gia. Ngược lại,  sự chuyển biến trong nền kinh tế quốc gia  cũng tác động đến  tình 
hình kinh tế trong khu vực hay trong phạm vi thế giới. 
Toàn  cầu  hóa  mang  lại  nhiều  thuận  lợi  nhưng  đồng  thời  cũng  mang  đến 
nhiều khó khăn. Những khó khăn đó chính là rủi ro có thể nhận thấy và rủi ro tiềm 
ẩn. Các rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả quá trình sản xuất, kinh 
doanh, quản lý. Chúng hoàn toàn có thể làm cho nhà đầu tư mất sạch tiền, công ty 
phá sản và nền kinh tế của một quốc gia suy sụp. Đối mặt trước những nguy cơ đó, 
các  phái  sinh  tài  chính  như  hợp  đồng  giao  sau  (Futures),  hợp  đồng  quyền  chọn 
(Option),  hợp đồng hoán  chuyển  lãi  suất  (Swap)…  ngày  càng  được  sử  dụng một 
cách rộng rãi trên toàn thế giới như là những công cụ chủ yếu và không thể thiếu
17 
được trong việc quản lý rủi ro. Tất cả mọi người đều có thể tham gia vào thị trường 
này ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào thông qua hệ thống GLOBEX nối liền 12 
trung  tâm  tài  chính  thế  giới  (Bermuda,  Boca Raton, Chicago, Geneva, Hamburg, 
Hong Kong, London, New York, Paris, Singapore, Tokyo, Zurich). 
1.4.2.  Thành tựu của thị trường giao sau trên thế giới 
1.4.2.1.  Các sàn giao dịch giao sau 
Giao dịch giao sau xảy ra trên hơn 50 sàn giao dịch giao sau khắp thế giới. 

Do tính chất của giao dịch toàn cầu, đặc biệt là khi được tự động hóa hoàn toàn, nên 
đây chính là điều kiện liên kết các sàn giao dịch lại với nhau. Ví dụ Sàn Giao Dịch 
Chicago (CME) và Sàn Giao Dịch Tiền Tệ Quốc Tế Singapore (SIMEX) được liên 
kết chặt chẽ đến độ mà giao dịch mở một vị thế Eurodolars trên một sàn giao dịch 
này và có thể đóng vị thế lại trên một sàn giao dịch khác. Chính do sự liên kết giữa 
các sàn giao dịch ở khắp nơi trên thế giới đã ngày càng làm tăng thêm tính phổ biến 
của thị trường này. 
Theo số liệu trên tạp chí Futures Industry phát hành tháng Giêng/tháng Hai 
năm 2002, có khoảng 316 triệu hợp đồng được giao dịch tại CME trong năm 2001. 
CBOT có khối lượng giao dịch gần 210 triệu đồng. Sàn giao dịch giao sau bận rộn 
nhất trên thế giới là EUREX, là sàn giao dịch liên kết giữa Đức và Thụy Sĩ đã giao 
dịch trên 435 triệu hợp đồng. Sàn giao dịch giao sau tài chính quốc tế Luân  Đôn 
giao dịch trên 161 triệu hợp đồng. Futures Industry ước tính số lượng hợp đồng giao 
sau giao dịch trên thế giới năm 2001 là 1,8 tỷ hợp đồng trong đó 1/3 số lượng giao 
dịch này là từ Mỹ. 
1.4.2.2.  Sự phát triển của thị trường giao sau tài chính 
Vào năm 1976, thị trường tiền tệ quốc tế đã giới thiệu hợp đồng giao sau đầu 
tiên trên trái phiếu chính phủ và các công cụ tài chính ngắn hạn là trái phiếu kho bạc 
T­Bill Mỹ loại 90 ngày. Hợp đồng này đã được giao dịch rất năng động trong nhiều 
năm liền nhưng sau đó đã giảm dần do những thành công mang lại từ các hợp đồng 
giao sau Eurodollar ­ dạng giao dịch đã được phát triển mạnh mẽ trong những năm 
thập niên 1980.
18 
CBOT bắt đầu giao dịch giao sau trái phiếu T­Bond Mỹ vào năm 1977 ­ loại 
hợp đồng giao sau thành công nhất trong các thời kỳ. Chỉ trong vòng một vài năm, 
công cụ này trở thành hợp đồng giao dịch năng động nhất và vượt qua cả hợp đồng 
giao sau ngũ cốc, vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ trước đây. 
Vào  thập  niên  1980,  hợp  đồng  giao  sau  chỉ  số  chứng  khoán  đã  đạt  được 
những thành công cao độ. Công cụ này là chiếc cầu nối giữa các nhà giao dịch cổ 
phiếu tại New York và các nhà giao dịch giao sau tại Chicago. Tại Mỹ, chỉ sau một 

vài năm đã có hợp đồng giao sau chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, một chỉ 
số tên tuổi trên thị trường chứng khoán . 
Hợp đồng  giao  sau chỉ số  chứng khoán đã  thành công vang dội khắp  toàn 
cầu. Hầu hết các nước phát triển đều có sàn giao dịch giao sau riêng cho hợp đồng 
chỉ  số  chứng  khoán hoạt  động.  Một  số  nước  có  hợp  đồng  giao sau  chỉ  số  chứng 
khoán phổ biến gồm Anh, Pháp, Nhật, Đức, Tây Ban Nha và Hongkong 
1.4.3.  Thị trường giao sau ở Việt Nam 
Trong điều kiện hiện nay, các thành phần kinh tế luôn phải đối mặt với các 
rủi ro về giá cả, thông tin, thị trường (nguồn hàng, cung ­ cầu) và tỷ giá trong hoạt 
động xuất nhập khẩu. Những rủi ro này không chỉ ảnh hưởng đến những người trực 
tiếp sản xuất, kinh doanh mà ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết các 
thành phần kinh tế Việt Nam chỉ biết chấp nhận vì chưa có công cụ bảo vệ rủi ro. 
Trong những năm gần đây, khi tiếp xúc làm ăn với nước ngoài, chúng ta dần 
dần biết được những phương cách bảo hộ rủi ro trên thị trường tài chính phái sinh. 
Một số doanh nghiệp đã sử dụng công cụ này để bảo hộ cho hoạt động kinh doanh 
của mình và dựa vào thông tin, giá cả trên các thị trường này để điều tiết sản xuất, 
không còn lo bị ép giá. Việt Nam đang tổ chức các chợ đầu mối, các trung tâm giao 
dịch  và  tiến  tới  hình  thành  các  thị  trường  giao  sau  về  nông  sản.  Trong  lĩnh  vực 
ngoại  hối,  Chính phủ đã  cho  phép  sử dụng hợp đồng quyền chọn để bảo vệ  hoạt 
động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy muộn màng so với xu thế phát triển thế giới 
nhưng sự khởi đầu này cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam.
19 
Hợp đồng giao sau được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để phòng ngừa rủi ro, thu 
hút các nhà đầu cơ tham gia  và kích thích phát triển kinh tế. Là bộ phận của nền 
kinh tế thế giới, chịu rủi ro từ những biến động kinh tế toàn cầu, Việt Nam nên học 
hỏi xây dựng Sàn giao dịch giao sau phục vụ cho mục đích phòng ngừa rủi ro, tạo 
đà cho kinh tế phát triển vững bền. 
1.5.  Sự cần thiết của việc ứng dụng Thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro 
biến động giá cà phê tại Việt Nam hiện nay 
Hợp đồng giao sau là một khái niệm khá mới về mặt kinh tế lẫn trong khoa 

học pháp lý tại  Việt Nam nhưng có tiềm năng to  lớn cho nền kinh tế, đặc  biệt là 
những  giải  pháp  hiệu quả  cho  những  nhà  sản  xuất  kinh  doanh  cà  phê  Việt  Nam 
thoát khỏi tình trạng bấp bênh, rủi ro trong làm ăn nói riêng. 
Thị trường hàng hoá giao sau đã và đang tiếp tục chứng minh là một công cụ 
hữu hiệu đối với việc khắc phục những ách tắc trong lưu thông của một nền kinh tế 
vận hành theo cơ chế thị trường; góp phần làm đa dạng hoá các hình thức lưu thông 
và đóng vai trò như một công cụ bảo hiểm đối với những nhà sản xuất. 
Đối với nền kinh tế bao cấp không vận hành theo cơ chế thị trường thường 
không gặp phải những yếu tố rủi ro do thị trường mang lại. Ngược lại, nền kinh tế 
vận hành theo cơ chế thị trường thì rủi ro từ phía thị trường đối với những nhà sản 
xuất trực tiếp thường là rất lớn đặc biệt là trong điều kiện hội nhập như hiện nay. 
Điều  đáng  lưu ý  là  hợp đồng  giao sau  tạo  nên  tính  thanh  khoản đồng  thời 
tránh được rủi ro biến động giá cả cho các bên tham gia. Khác với đánh bạc và cá 
cược, phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng giao sau tuy thường được dùng để đầu cơ 
nhưng nó không chỉ tạo ra lợi ích cho chính người tham gia hợp đồng; mà cao hơn 
là nó giúp cho thị trường tài chính trở nên hoạt động hiệu quả hơn, tạo cơ hội tốt 
cho việc phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là ưu điểm nổi trội nhất của hợp đồng giao 
sau so với kỳ hạn. 
Cà phê là một mặt hàng nông sản có đầu ra khá ổn định, thế nhưng ngành cà phê 
Việt Nam lại đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự bất ổn giá cả đẩu ra. Trong khi đó,
20 
hợp đồng giao sau lại là công cụ phòng ngừa rủi ro cho hàng hóa đã được áp dụng 
và  rất thành  công  trên  thế giới như đã trình  bày ở mục  1.4.  Việc áp dụng những 
công cụ này vào thị trường cà phê sẽ là một bước tiến, thúc đẩy ngành cà phê Việt 
Nam phát triển ổn định và bền vững, giúp người nông dân trồng cà phê yên tâm sản 
xuất và đảm bảo lợi nhuận mong muốn. Với mục tiêu đó, cuối năm 2008 Trung tâm 
giao dịch  cà phê  Buôn Ma Thuột  ra đời  với rất  nhiều  kỳ vọng:  xây dựng  thương 
hiệu cho cà phê VN, gắn kết sản xuất với thị trường, khắc phục những hạn chế trong 
hoạt động kinh doanh xuất khẩu truyền thống. 
Kết luận chương I 

Chiến  lược phòng ngừa  rủi  ro biến  động  giá  bằng  việc  sử  dụng hợp  đồng 
giao sau là một công cụ hữu dụng trong ngắn hạn và trung hạn để bảo vệ thu nhập 
cho nhà sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, khu vực có 
nhiều sản phẩm có thể thực hiện tồn trữ và bán giao sau. Tuy chịu nhiều tác động 
của rủi ro (rủi ro giá cả, lãi suất, thời tiết…) nhưng nếu xây dựng được thị trường 
giao  sau  các  mặt  hàng  nông  sản  tại  Việt  Nam  thì  người  nông  dân  và  các  doanh 
nghiệp  sản  xuất nông  sản  vẫn  có  thể  đương  đầu  với  rủi  ro  và  kinh doanh  có  lợi 
nhuận.
21 
CHƯƠNG II: RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ TẠI THỊ TRƯỜNG 
CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG HỢP 
ĐỒNG GIAO SAU VÀO GIAO DỊCH CÀ PHÊ 
2.1. Rủi ro biến động giá tại thị trường cà phê Việt Nam: 
2.1.1.  Rủi ro biến động giá do giá xuất khẩu phụ thuộc vào giá thế giới 
2.1.1.1.  Tìm hiểu biến động giá cà phê trên thế giới thời gian qua 
Cây  cà  phê  lần  đầu  tiên  được phát hiện  ở  Ethiopia  cách đây  khoảng 2000 
năm, cùng với sự phát triển không biên giới của thị trường thương mại, cà phê đã có 
mặt ở hầu hết các nước châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Hai loại cà phê được giao 
dịch thương mại nhiều nhất là cà phê Arabica (gọi tắt là Arabica) và cà phê Robusta 
(gọi tắt là Robusta). 
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng sản lượng cà phê của các nước và khu vực trên thế 
giới vụ mùa 2008/2009 
Nguồn: www.ico.org 
Mặc dù cây cà phê được trồng đầu tiên ở Ethiopia nhưng từ giữa thế kỷ 19 
Brazil  đã  là nước dẫn đầu  về  sản  lượng,  hàng  năm chiếm khoảng  trên  30%  tống 
lượng xuất khẩu thế giới. Việt nam là một thị trường xuất khẩu lớn, từ thập niên 90
22 
đã  vươn  lên  là  nước  đứng  thứ  hai  thế  giới  về  sản  lượng  xuất  khẩu,  thứ  3  là 
Colombia. Hiện nay, với 2 đại diện là Brazil và Colombia, Nam Mỹ trở thành khu 
vực có thị phần cà phê lớn nhất thế giới chiếm khoảng 47% tổng sản lượng cà phê 

toàn thế giới. Tiếp đó là khu vực Châu Á và Châu Đại Dương, Mehico và các nước 
Trung Mỹ cùng chiếm 13%, khu vực Châu Phi chiếm 12%. 
Để có thể thấy rõ biến động giá cà phê thế giới thời gian qua, chúng ta cùng 
xem biểu đồ 2.2 ở dưới. 
Biểu đồ 2.2: Giá cà phê thế giới và giá cà phê robusta thế giới hàng năm 
giai đoạn 1994­2009 (US cents/lb) 
Nguồn: www.ico.org 
Từ biểu đồ ta thấy giá bình quân biến động lớn. Độ co giãn theo giá của cung 
là thấp trong ngắn hạn và tăng lên trong dài hạn. Độ co giãn theo giá của cầu cà phê 
là thấp trong ngắn hạn và dài hạn. Chính vì tính co giãn theo giá của cung cầu cà 
phê thấp trong ngắn hạn nên giá cà phê thường xuyên biến động trên thị trường thế 
giới. 
Năm 1994 đợt sương muối tại Brazil làm cung thế giới giảm sút đột ngột và 
giá  tăng  cao.  Giá  tăng  khuyến  khích  người  trồng  cà  phê  mở  rộng  diện  tích,  sản 
lượng cà phê thế giới tăng liên tục từ 94 triệu pound năm 1990 lên 129 triệu pound
23 
(đơn vị tính tương đương khoảng 0,45kg), đây cũng là nguyên nhân chính của việc 
giá cà phê thế giới giảm mạnh bắt đầu từ năm 1997. 
Sản xuất vượt tiêu dùng trong những năm 1998­2003 cộng với sự phục hồi 
của Brazil và tăng trưởng đột biến của Việt Nam làm cho giá cà phê thế giới giảm 
và lâm vào khủng hoảng. Lượng dự trữ tăng 10 triệu pound năm 1997 lên 70 triệu 
pound năm 2003. Cung cà phê toàn cầu tăng nhanh hơn cầu cà phê dẫn đến dư thừa. 
Từ nửa cuối năm 1997 giá cá phê giảm liên tục đến mức thấp nhất vào năm 2001, 
giá trung bình của cà phê rơi từ 180 USD/ pound đến dưới 40 USD/ pound. Giá cà 
phê thế giới tiếp tục thấp cho đến năm 2004 kể từ khi có được một số phục hồi về 
giá, nhưng vẫn còn  thấp hơn mức đã chứng kiến trong năm 1990. Giá  cà phê thế 
giới  giảm xuống mức  thấp  kỷ lục  trong  vòng  40 năm trước đó,  giảm xuống dưới 
mức giá thành làm cho ngành cà phê nói chung và người trồng cà phê nói riêng chịu 
thiệt hại nặng nề. 
Đến  năm 2008 thị trường cà phê  thế giới bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên  các 

nước xuất khẩu cà phê vẫn tập trung đến việc tăng sản lượng hơn là quan tâm cải 
thiện chất lượng cà phê xuất khẩu do đó giá cà phê thế giới vẫn liên tục nhảy múa 
trong niên vụ 2008/2009. 
Theo  dự  báo  mới  nhất  của  ICO,  sản  lượng  cà  phê  toàn  cầu  niên  vụ 
2010/2011 sẽ đạt mức 133­135 triệu pound; tiêu dùng cà phê năm nay sẽ phục hồi 
nhưng cũng chỉ ở mức 129 triệu pound. So với mức sụt giảm hồi đầu năm nay, hiện 
giá cà phê đang ở mức cao nhưng nhiều dự báo cho rằng đây chỉ là sự tăng giá do 
hạn chế nguồn cung trong ngắn hạn, bởi hiện mới chỉ có Braxin đang thu hoạch cà 
phê. Vào tháng 11­12, khi Côlômbia và các nước Trung Mỹ đưa hàng ra thị trường, 
Việt Nam cũng bước vào vụ thu hoạch thì giá cà phê sắp tới sẽ rất khó lường. 
Cà phê có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Biến động giá 
cà phê đã khiến cho nông dân nhiều nước điêu đứng. Biến động giá cà phê thế giới 
đã và đang tiếp tục có những ảnh hưởng tới ngành cà phê Việt Nam, một nước có 
khoảng 95% sản lượng được xuất khẩu.
24 
2.1.1.2.  Nguyên nhân gây ra bất ổn giá cà phê thế giới 
v  Nguồn cung của những nước có sản lượng lớn 
Giá cà phê thế giới phụ thuộc rất lớn vào sản lượng của những quốc gia đang 
nắm giữ tỷ trọng xuất khẩu lớn như Brazil, Colombia, Việt Nam. Nếu thời tiết tại 
các nước này diễn biến không tốt có khả năng mất mùa thì giá cà phê sẽ tăng lên và 
ngược lại. 
Mùa đông Brazil thường diễn ra trong khoảng  từ  21/6 đến 25/8 hàng năm, 
đây là thời gian lạnh nhất trong năm, biểu đồ giá cà phê luôn có tỷ lệ nghịch với hàn 
thử biểu trong giai đoạn này, chỉ với một bản báo cáo đêm qua nhiệt độ những vùng 
trồng đã xuống thấp dưới 0°C hoặc dự báo trong những ngày tới sẽ rất lạnh thì hầu 
như ngày hôm sau thế nào giá cũng tăng, hoặc ít nhất là không sụt thêm nữa. 
v  Giá trị và khối lượng cà phê giao dịch tại các sàn giao dịch trên thế giới 
Lượng cà phê giao dịch trên thế giới ước tính lớn gấp 5 lần (hoặc hơn nữa) 
lượng cà phê thực mà nông dân làm ra (sản lượng thế giới khoảng 127 triệu pound 
trong vụ 2009). Tức là cũng một bao cà phê ấy thôi, nhưng nhà đầu tư A bán cho 

nhà đầu tư B, rồi người này bán cho nhà đầu tư C đều được tính vào lượng giao dịch 
hàng ngày trên thị trường. 
Điều này có nghĩa là giá cà phê thế giới không chỉ phụ thuộc vào việc Brazil 
có bị sương giá hay Việt  Nam  có bị hạn hán không mà còn phụ thuộc vào những 
nhà  đầu  tư  lớn  dùng  cà  phê  như  một  mặt  hàng  kiểu  chứng  khoán  cho  việc  kinh 
doanh của mình. Vị thế đang phải bán ra với những lô hàng mà họ đã mua vào trước 
đó hay cần mua vào những lô hàng để có mà giao hoặc mua vào để chờ giá lên theo 
phân tích của họ đều tác động rất lớn đến giá cả. 
Giả sử một nhà đầu tư đang ở vị thế bán nhận định Mỹ có khả năng đánh Iran 
và giá dầu trong thời gian ngắn có thể tăng lên 100USD/thùng, sau khi tổng hợp và 
phân tích tình hình họ có khả năng bán mạnh số cà phê đang nắm giữ dựa trên các 
hợp đồng mua giao sau cà phê mà mình đang có để lấy tiền mua dầu vào. Động tác 
bán  cà  phê  như  thế  sẽ  ảnh  hưởng  tức  thì  lên  giá  cà  phê  và  tạo  ảnh  hưởng  dây 
chuyền.
25 
2.1.1.3. Ảnh hưởng của biến động giá cà phê thế giới đến thị trường Việt 
Nam 
Từ khoảng mười năm trở lại đây, cà phê Việt Nam có vị trí quan trọng và là 
nước cung cấp nguyên liệu cho thị trường thế giới. Đứng  sau Brazil,  VN là nước 
sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới với 15% thị phần. Trên 90% tổng sản lượng sản 
xuất ra đều được xuất khẩu, chủ yếu là cà phê robusta nhân sống (cà phê vối) và cà 
phê arabica (cà phê chè).  Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, VN đứng trên cả Brazil 
và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới. 
Bảng 2.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 
2001 đến năm 2009 
Năm 
Sản lượng xuất khẩu 
(tấn) 
Kim ngạch xuất khẩu 
(USD) 

Đơn giá XK bình quân 
(USD/tấn) 
2001  844,452  338,094,000  400.37 
2002  702,017  300,330,000  427.81 
2003  693,863  446,547,000  643.57 
2004  745,000  576,154,000  773.36 
2005  786,025  840,000,000  1,068.67 
2006  887,000  1,070,000,000  1,206.31 
2007  1,190,000  1,860,000,000  1,563.02 
2008  1,060,000  2,135,000,000  2,014.15 
2009  1,180,000  1,730,000,000  1,466.10 
Nguồn: www.agro.gov.vn, www.vicofa.org.vn và www.giacaphe.com 
Hiện nay nước cung cấp cà phê lớn nhất thế giới là Brazin mỗi năm sản xuất 
2,5 triệu tấn cà phê, trong đó 50% dùng chế biến cà phê hòa tan trong nước, một 
phần  sản lượng cà phê  hòa tan  này được xuất  khẩu. Với  hơn 100  triệu  dân, bình 
quân  mỗi  người  dân  tiêu  dùng  4­5kg  cà  phê  thì  lượng  tiêu  thụ  trong  nước  của 
Braxin đã khoảng 450.000 tấn nên họ không bị ảnh hưởng bởi giá quốc tế.

×