Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

10 CHUYÊN đề CLO và hợp CHẤT của CLO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.51 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
A. NỘI DUNG: (4 tiết )
− Tiết 1: Clo
− Tiết 2: Hiđroclorua- axit clohidric
- Tiết 3: Hợp chất chứa oxi của clo
- Tiết 4: Luyện tập
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
* HS trình bày được:
- Tính chất vật lí, các ứng dụng, trạng thái tự nhiên và cách điều chế clo.
- Hợp chất của clo với hiđro là hiđro clorua và dd của nó trong nước là axit clohiđric.
- Tính chất vật lí, ứng dụng của hiđro clorua và axit clohiđric.
- Cách nhận biết muối clorua.
- Công thức, cách đọc tên một số hợp chất có oxi của clo.
- Ứng dụng, tính chất, cách điều chế một số hợp chất có oxi của clo.
- Tính chất hóa học của clo và vì sao clo có những tính chất đó.
- Tính chất hóa học hiđro clorua, axit clohiđric và điều chế hiđro clorua .
- Tính chất hóa học các hợp chất: nước gia ven, kaliclorat, clorua vôi
* HS vận dụng: Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất của clo, axit clohidric,nước gia ven,
kaliclorat, clorua vôi và điều chế clo,hiđro clorua, nước gia ven, kaliclorat, clorua vôi .
Làm một số dạng BT có liên quan: nhận biết, nêu hiện tượng, tính toán hoá học.
2. Kỹ năng: Rèn cho HS các kỹ năng sau:
- Quan sát thí nghiệm, phân tích, giải thích hiện tượng quan sát được trong quá trình thí nghiệm và
viết phản ứng minh họa.
- Viết và cân bằng phương trình phản ứng của clo và các hợp chất của clo.
- Tính số oxi hóa của clo trong các hợp chất.
- Phân tích và giải các bài toán hóa học trong SGK hoặc các bài toán cùng dạng.
3. Thái độ- GDMT :
-Tính chăm chỉ, cần cù; Tính cẩn trọng khi làm việc với hóa chất độc hại.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường


4. Định hướng các năng lực cần hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực làm việc độc lập
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống


- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
II. CHUẨN BỊ
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Một số thí nghiệm minh họa cho tính chất của clo và axit clohidric.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Phát hiện giải quyết vấn đề
- Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm
C. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nội
dung

Loại
câu
hỏi/bài
tập

Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

(Mô tả yêu cầu cần
đạt)

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

Viết
được
phương phản ứng
minh họa tính
chất hóa học của
clo, HCl, nước
Javen, kaliclorat,
clorua vôi .
Viết
được
phương phản ứng
điều chế clo, HCl,

nước
Javen,
kaliclorat, clorua
vôi ( trong CN và
trong PTN).

- Vận dụng viết
phương trình hoá
học dạng sơ đồ
- Phân biệt các chất
trong nhiều chất
riêng biệt ( từ 3 - 4
chất )
- Viết được các
phản ứng chứng
minh các tính chất:
Tính oxi hoá, tính
khử, tính axit ...

- Viết phương
trình hoá học
dạng chữ ( chưa
biết các chất)
- Nhận biết các
hợp chất của clo
( từ 5 chất trở lên)

- Tính được lượng - Xác định được
các chất trong bài tên nguyên tố trong
tập 2 chất tác phản ứng với Clo,

dụng với nhau.
axit HCl .
- Giải bài tập hỗn
hợp các chất tác
dụng với clo , HCl (
giải hệ 2 pt 2 ẩn)

- Tính toán lượng
chất tạo thành
trong phản ứng
điều chế có liên
quan hiệu suất
phản ứng.
- Bài tập hỗn hợp
các hợp chất của
clo hoặc kim loại
tác dụng với
halogen hoặc axit
clohidric ( có sử
dụng pp bảo toàn
e hoặc giải hệ pt
có 3 ẩn).

- Nêu được tính
chất vật lý, tính
chất hóa học của
clo, HCl, nước
Javen, kaliclorat,
Câu
clorua vôi .

hỏi/bài - Biết nhận biết
tập
khí clo, HCl,
định tính muối clorua bằng
các tính chất và
phản ứng đặc
trưng.
Clo và
hợp
chất
của
clo

Bài tập
định
lượng

Bài tập
thực
hành/thí
nghiệm

- Mô tả và nhận -Giải thích được - Giải thích được
biết được các hiện các hiện tượng thí một số hiện tượng
tượng thí nghiệm nghiệm
TN liên quan đến
thực tiễn.

D: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP MINH HỌA THEO CÁC CẤP ĐỘ MÔ TẢ



1) Mức độ nhận biết
Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?
®pdd
B. 2NaCl + 2H2O 
→ H2 + 2NaOH + Cl2
m.n

®pnc
A. 2NaCl 
→ 2Na + Cl2
o

t
C. MnO2 + 4HClđặc 
→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

Bài 2: Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy
clorua vôi gọi là muối gì?
A. Muối trung hoà

B. Muối kép

C. Muối của 2 axit

D. Muối hỗn tạp

Bài 3: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dd HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl.
Có thể dùng dd nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất?

A. Dd NaOH

B. Dd AgNO3

C. Dd NaCl

D. Dd KMnO4

Bài 4: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm?
o

B. Cl2 + H2O → HCl + HClO

t
A. H2 + Cl2 
→ 2HCl

C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

to

→ NaHSO4 + HCl
D. NaOH+ H2SO4 
(r¾
n)

(®Æ
c)

Bài 5: Clo không phản ứng với chất nào sau đây?

A. NaOH
B. NaCl
C. Ca(OH)2
D. NaBr
Bài 6: Đốt nóng đỏ một sợi dây đồng rồi đưa vào bình khí Cl2 thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dây đồng không cháy

B. Dây đồng cháy yếu rồi tắt ngay

C. Dây đồng cháy mạnh, có khói màu nâu và màu trắng. D. Dây đồng cháy âm ỉ rất lâu
Bài 7: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2
B. N2 và O2
Bài 8: Chỉ ra nội dung sai :

C. Cl2 và O2

A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục.

D. SO2 và O2

B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.

C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương.
Bài 9: Từ bột Fe và một hoá chất X có thể điều chế trực tiếp được FeCl3. Vậy X là :
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch CuCl2.
C. Khí clo.
Bài 10: Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clo :


D. Cả A, B, C đều được.

A. Xử lí nước sinh hoạt.

B. Sản xuất nhiều hoá chất hữu cơ

C. Sản xuất NaCl, KCl trong công nghiệp.
Bài 11: Điều chế khí hiđro clorua bằng cách :

D. Dùng để tẩy trắng, sản xuất chất tẩy trắng.

A. cho tinh thể NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng.
B. cho dung dịch NaCl tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng.


C. cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng.
D. cho tinh thể NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4 và đun nóng.
Bài 12: Các ứng dụng của nước Gia-ven, clorua vôi, kali clorat... đều dựa trên cơ sở :
A. tính oxi hoá mạnh.

B. tính tẩy trắng.

C. tính sát trùng.

D. tính khử mạnh.

2. Mức độ thông hiểu
2.1. Bài tập tự luận
Bài 1: Viết phương trình mà trong đó:
1. Clo thể hiện tính oxi-hóa .

2. Clo vừa thể hiện tính oxi-hóa vừa thể hiện tính khử.
3. HCl thể hiện tính oxihoa.
4. HCl thể hiện tính khử
5. HCl thể hiện tính axit.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng điều chế:
1. Khí clo từ: dung dịch NaCl ; từ HCl và KMnO4
2. Khí HCl từ: NaCl và H2SO4 đặc ; H2 và Cl2
3. Nước Javen, Kaliclorat, clorua vôi từ Clo và các chất cần thiết

Bài 3: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất trong nhóm A lần lượt tác dụng với các chất
trong nhóm B.
a) A: HCl, Cl2
B: KOH đặc (to), dung dịch AgNO3 , Fe, dung dịch KBr
b) A: HCl, Cl2

B: KOH (to thường), CaCO3 , MgO , Ag

Bài 4: Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (t o) ; Fe (to) ;
H2O ; KOH ; KBr; Au (tO) ; NaI ; dung dịch SO2
Bài 5: Đốt nhôm trong bình khí Clo thì thu được 26,7g nhôm clorua. Hỏi có bao nhiêu gam khí Clo đã
tham gia phản ứng.
Bài 6: Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch
NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng (thể tích dd thay đổi không
đáng kể).
Bài 7: Tính thể tích khí Clo thu được (đkc) khi cho 15,8g KMnO4 tác dụng với axit HCl đậm đặc
( H=100%). Nếu hiệu suất phản ứng là 60% thì thu dược bao nhiếu lít khí Clo
Bài 8: Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X 2 (đktc) thì thu được 88,8g
muối halogenua.

a) Viết PTPƯ dạng tổng quát.
b) Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.
c) Tính giá trị m.
2.2. Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: Cho 13,05 gam MnO2 tác dụng với dung dich HCl đặc dư khí thoat ra được hấp thụ hết vào 400 ml
dung dịch NaOH 1M ở nhiệt độ thường . Nồng độ mol/l của muối tạo thành là
A. 0,357 M

B. 0,375 M

C. 0,537 M

D. 0,25M

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp hai muối các bonnat của hai kim loại kiềm thổ kế tiếp nhau
trong bảng HTTH bằng dung dịch HCl dư thì thấy có 2,24 l CO2 ở đktc thoát ra. Hai muối đã cho là của
hai kim loại A. Be và Mg
B. Mg và Ca
C. Ca và Sr
D. Sr và Ba
Bài 3: Cho 6,96 gam hỗn hợp sắt và đồng tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,016 l H2 ở đktc .
Phần trăm khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là: A. 55,17
B. 72,41
C. 44,83
D.57,12
Bài 4. Cho 8,7 g MnO2 tác dụng với HCl đậm dặc sinh ra V lít khi clo (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85 %.
V có giá trị là:
A. 2 lit
B. 1,82 lít
C. 2,905 lít

D. 1,904 lít


Bài 5. Cho luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại hoá trị I sinh ra 23,4 gam muối. Kim loại hoá
trị I là muối nào sau đây:
A. NaCl
B.KCl
C.LiCl
D.Kết quả khác
Bài 6. Cần bao nhiêu gam NaCl cho tác dụng với H2SO4 đặc để điều chế được 50 g dung dịch HCl 14,6
%?
A. 18,1 g
B. 17,1 g
C. 11,7 g
D. 16,1 g
Bài 7. Sục khí clo vào dung dich NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 g NaCl . Xác
định số mol hỗn hợp NaBr và NaI có trong dung dịch ban đầu :
A. 0,1 mol

B. 0,15 mol

C. 0,25 mol

D. 0,02 mol

Bài 8. Cho một lượng dư KMnO4 vào 25 ml dung dịch HCl 8M . Thể tích khí clo ( đktc) sinh ra là :
A. 1,34 lít

B. 1,45 lít


C. 1,44 lít

D. 1,4 lít

3. Mức độ vận dụng thấp:
3.1. Bài tập tự luận:
Bài 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl
b) MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH)2 →Clorua vôi
c) NaCl → Cl2 →KClO3  KCl → Cl2 → HCl Cl2  FeCl3
Bài 2: Dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết các dung dịch sau đây:
a) BaCl2, HCl, H2SO4, NaCl

b) HCl, KClO 3, NaCl, MgCl2

Bài 3: Có bốn chất bột màu trắng tương ứng nhau là : NaCl, AlCl 3, MgCO3, BaCO3. Chỉ được dùng nước cùng
các thiết bị cần thiết (lò nung, bình điện phân v.v...) Hãy trình bày cách nhận biết từng chất trên.
Bài 4: Cho 2,96 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với khí Clo thu được 9,35g hỗn
hợp muối clorua.

a) Tính thể tích khí Clo (đktc) đã phản ứng.
b) Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp X
Bài 5: Để phản ứng hết 8,3gam hỗn hợp Nhôm và Sắt thì cần 6,72 lít khí Clo (đktc).
a) Tính khối lượng muối thu được.
b) Tính % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 2,76g hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 7,3% ( d =
1,05g/ml) thu được 1,68 lít khí (đkc).
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dung dịch HCl đã phản ứng.
Bài 7: Cho 8,7g hỗn hợp gồm Al, Ca vào dung dịch HCl 0,5M dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung

dịch tăng thêm 8,1g.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Nếu trung hòa axit dư cần vừa đủ 300ml dung dịch KOH 0,2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã
dùng.
Bài 8: Có 26,6 g hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500 (g) dung dịch.
Cho dung dịch tác dụng với AgNO 3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 g kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong
dung dịch đầu.
Bài 9: Để hòa tan 4,8 (g) kim loại R hóa trị II phải dùng 200 (ml) dung dịch HCl 2(M). Tìm R.


Bài 10: Hòa tan 21,2 (g) muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2 (M) thu được 23,4 (g) muối. Xác
định tên R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
Bài 11: Cho 15,8 gam hỗn hợp Al và MgSO3 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl aM (ax đủ), thu được
dung dịch X và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ lệ số mol là: nSO2 : nH2 = 1 : 3
a. Tính % khối lượng Al, MgSO3 trong hỗn hợp đầu. Tìm a
b. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch X (Coi thể tích dung dịch không thay đổi)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2
đậm đặc và đun nóng ở 100˚C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỷ lệ thể tích
khí clo đi qua dung dịch KOH thứ nhất/ dung dịch thứ 2 là:
A. 1/3
B. 2/4
C. 4/4
D. 5/3
Bài 2: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. dung dịch H2SO4 đậm đặc . B. Na2SO4 khan.

C. dung dịch NaOH đặc.

D. CaO .


Bài 3: Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung
dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là:
A. KMnO4.
B. MnO2.
C. CaOCl2.
D. K2Cr2O7.
Bài 4: Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác
dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là
A. Flo.
B. Clo.
C. Iot.
D. Brom.
Bài 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là
A. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

B. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.

C. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
D. FeS, BaSO4, KOH.
Bài 6: Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,48M.

B. 0,24M.

C. 0,4M.

D. 0,2M


Bài 7: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2
và KOH tương ứng là
A. 0,03 mol và 0,08 mol.

B. 0,03 mol và 0,04 mol.

C. 0,015 mol và 0,08 mol.

D. 0,015 mol và 0,04 mol.

Bài 8: Cho hỗn hợp MgO và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí (đktc) và
38 gam muối. Thành phần phần trăm của MgO và MgCO3 là:
A. 27,3% và 72,7%. B. 25% và 75%.

C. 13,7% và 86,3%. D. 55,5% và 44,5%.

4. Mức độ vận dụng cao:
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau :
0

t
KClO 3 →
A+B

A + MnO2 + H 2SO4 → C + D + E + F
pnc
A §

→ G+ C
0


t
G + H 2O → L + M vµC + L →
KClO 3 + A + F


Bài 2: Hỗn hợp A gồm KClO3, Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl nặng 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn
A ta thu được chất rắn B gồm CaCl 2, KCl và 17,472lit O2 . Cho chất rắn B tác dụng với 360ml dung dịch
22
K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong dung dịch D nhiều gấp
3
lần lượng KCl có trong A.
a) Tính khối lượng kết tủa A.
b) Tính % khối lượng của KClO3 trong A.
Bài 3: Cho 10,3g hỗn hợp X gồm Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2g chất
không tan.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Nếu cho 10,3g X nung nóng rồi tác dụng hết với khí Clo. Tính thể tích Cl2(đktc) tối thiểu cần dùng.
Bài 4: Hòa tan 29,4g hỗn hợp gồm Cu, Al, Mg vào 500ml dung dịch HCl ( d = 1,12g/ml) dư. Sau phản
ứng thu được 11,2 lít khí (đktc), dung dịch A và 19,2g chất không tan.
a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO 3dư thu được 200,9g kết tủa. Tính C% dung
dịch HCl đã dùng.
Bài 5: Chia 35 (g) hỗn hợp X chứa Fe, Cu, Al thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: cho tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư thu 6,72 (l) khí (đkc).
Phần II: cho tác dụng vừa đủ 10,64 (l) khí clo (đkc).
Tính % khối lượng từng chất trong X.
Bài 6: Từ một tấn muối ăn có chứa 10,5% tạp chất, người ta điều chế được 1250 lit dung dịch HCl 37%
(D = 1,19 g/ml) bằng cách cho lượng muối ăn trên tác dụng với axit sunfuric đậm đặc và đun nóng. Tính
hiệu suất của quá trình điều chế trên.

Bài 7: Hòa tan hoàn toàn 21,3g hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn bằng lượng axit HCl vừa đủ thu được 10,08 lít
H2 ( đktc) và dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan. Tính m ?.
Bài 8: Cho 25,3 (g) hỗn hợp A gồm Al, Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl 2,75 (M) thu
được m (g) hỗn hợp muối X và V (ml) khí (đkc). Xác định m (g) và V (ml).
Bài 9: Một muối được tạo bởi kim loại M hóa trị II và phi kim hóa trị I. Hòa tan m gam muối này vào
nước và chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:
- Phần I: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 có dư thì được 5,74 gam kết tủa trắng.
- Phần II : Nhúng một thanh sắt vào dung dịch muối, sau một thời gian phản ứng kết thúc khối lượng
thanh sắt tăng lên 0,16 gam.
a) Tìm công thức phân tử của muối.
b) Xác định trị số của m.
Bài 10: Hỗn hợp A gồm: NaOH, Na2CO3 và Na2SO4. Lấy 1 gam A hòa tan vào nước rồi thêm dung dịch
BaCl2 cho đến dư, thu được kết tủa B và dung dịch C. Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C cho đến
khi được dung dịch trung tính, cần dùng 24 ml dung dịch HCl 0,25M. Mặt khác, 2 gam A tác dụng với
dung dịch HCl dư, sinh ra được 0,224 lit khí (đktc).
a) Xác định thành phần phần trăm từng chất trong hỗn hợp A.
b) Tính thể tích dun dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với 0,5 gam A.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M tác dụng với kết tủa B.
Đáp số: a) Thành phần của A: 53% Na2CO3 ; 24% NaOH; 23% Na2SO4.


b) 16ml dung dịch HCl.
c) 20ml dung dịch HCl 0,5M.
E. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tiết 1: CLO
1. Hoạt động 1: Tính chất vật lí ( 3 phút)
- Mục tiêu: HS biết các tính chất vật lí của clo, đặc biệt là tính độc.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS


Nội dung kiến thức

Bước 1: GV cho HS quan sát lọ đựng khí I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
clo, yêu cầu HS quan sát và đọc SGK đưa
- Đk thường: chất khí, màu vàng lục, mùi xốc.
ra NX về tính chất vật lí của clo.
Bước 2: GV gọi HS trả lời sau đó GV kết - Khí clo nặng hơn không khí.
luận. GV nhấn mạnh tính độc của clo.

- tso = -33,6oC, tnco = -101,0oC.
- Tính tan: clo tan vừa phải trong nước, tan nhiều trong
dung môi hữu cơ.
- Clo rất độc.

2, Hoạt động 2: Tính chất hóa học ( 20 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu clo là phi kim hoạt động mạnh, chất oxi hóa mạnh. HS giải thích được vì sao clo lại
có tính chất như vậy và viết được các phương trình phản ứng minh họa.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại:

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

+ Cấu hình electron nguyên tử của clo:

+ Cấu hình electron nguyên tử của clo: 1s22s22p63s23p5


+ Công thức phân tử clo:

+ Công thức phân tử clo: Cl2

+ Độ âm điện:

+ Độ âm điện: 3,16..

+ Các số oxi hóa:

+ Các số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.

GV yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học * Nhận xét:
của clo? giải thích?
+ Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử clo dễ thu
- GVgọi HS trả lời sau đó nhấn mạnh lại. thêm 1 electron để trở thành anion Cl- có cấu hình bền
GV dẫn dắt các phản ứng để minh họa cho vững giống của khí hiếm.
NX trên.
X
+
1e →
X...3s23p5

...3s23p6

+ Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hóa mạnh.
Bước 2: GV làm thí nghiệm clo tác dụng Trong 1 số phản ứng clo thể hiện tính khử.
với sắt, clo tác dụng với Na (nhôm). Hoặc
cho HS quan sát movie thí nghiệm sắt tác 1. Tác dụng với kim loại.

dụng với clo. GV yêu cầu HS quan sát


hiện tượng và viết phương trình phản ứng.

Clo phản ứng với hầu hết kim loại.

- GV lưu ý: Sắt bị oxihóa lên số oxi hóa Phản ứng xảy ra nhanh, toả nhiều nhiệt, phát sáng.
cao nhất +3. Trong quá trình tiến hành thí
Clo đóng vai trò là chất oxi hóa.
nghiệm phải đặc biệt cẩn trọng.
Bước 3: GV hướng dẫn HS viết phương Ptpư:
+3 −1
0
trình phản ứng cho clo tác dụng với hiđro,
0
3
+
2

2
Fe
Cl3
Cl
Fe
2
GV lưu ý điều kiện phản ứng: chiếu sáng
mạnh, nCl2:nH2 = 1:1 thì tạo hỗn hợp nổ
+3 −1
0

0
3 Cl 2 + 2 Al → 2 Al Cl3
mạnh.

GV đưa thêm VD clo phản ứng với phi
kim khác:
0

0

+2 −1

Cl 2 + S → S Cl 2

0

+1

0

−1

Cl 2 + 2 Na → 2 Na Cl
2. Tác dụng với hiđro

ĐK: ánh sáng hoặc nhiệt độ và n Cl2:nH2 = 1:1 thì tạo hỗn
GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa các
hợp nổ mạnh.
chất và vai trò của clo trong phản ứng.
0


+1

0

−1

Bước 4: GV yêu cầu HS viết ptpư của Cl 2 Cl 2 (k)+ 2 H 2 (k) → 2 H Cl (k) ΔH = -184,6KJ
với H2O và với dung dịch NaOH, xác định
số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau Clo đóng vai trò là chất oxi hóa.
phản ứng, vai trò của Cl2 trong các phản
ứng từ đó đưa ra nhận xét.
3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
Bước 5: GV hướng dẫn HS viết phương
+1 −1
0
trình phản ứng thế khi cho clo tác dụng
+1
↔ H Cl +
H Cl O
với muối bromua và muối iotua, từ đó so Cl 2 + H 2 O
sánh tính phi kim, tính oxi hóa của clo với
+1 −1
0
+1
brom và iot.
Cl 2 + 2 NaOH → Na Cl + Na Cl O + H 2 O
Bước 6: GV hướng dẫn HS viết phương
Nguyên tố clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. Đó là
trình phản ứng của Cl2 với SO2, chú ý

những phản ứng tự oxi hóa – khử.
phản ứng có H2O tham gia làm môi
trường.
4. Tác dụng với muối của các halogen khác
0

+1

−1

Cl 2 + 2 Na Br
0



+1

−1

Cl 2 + 2 Na I



−1

0

Na Cl + Br2
−1


0

Na Cl + I 2

CM: clo có tính oxi hóa mạnh hơn của brom và iot.
5. Tác dụng với chất khử khác
0

Cl 2 + 2 H 2 O +
0

+1

+4

SO2

0

+3



−1

−1

Cl 2 + 2 Fe Cl 2 → 2 Fe Cl3
Clo là chất oxi hóa.
3, Hoạt động 3: Ứng dụng ( 3 phút)

- Mục tiêu: HS biết những ứng dụng và vai trò quan trọng của clo trong cuộc sống.
- Cách tiến hành:

+6

2 H Cl + H 2 S O4


Hoạt động của GV- HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV chiếu hoặc treo tranh vẽ mô tả III. ỨNG DỤNG
những ứng dụng của clo. GV yêu cầu HS quan
sát, đọc SGK, liên hệ thực tế nêu những ứng - Sát trùng nước sinh hoạt.
dụng của clo.
- Nguyên liệu SX hóa chất vô cơ và hữu cơ: dung
môi, thuốc BVTV, chất dẻo, nhựa tổng hợp, cao su,
Bước 2: GV lắng nghe HS trả lời, kết luận lại.
da giả,...
4, Hoạt động 4: Trạng thái tự nhiên ( 3 phút)
- Mục tiêu: HS biết trạng thái tự nhiên của clo.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS
Bước 1: GV nêu vấn đề:

Nội dung kiến thức
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN

+ Tại sao nguyên tử khối các chất khác đều xấp xỉ là - Clo đứng thứ 11 về trữ lượng trong vỏ trái đất,

số nguyên còn nguyên tử khối của clo là 35,5?
đứng thứ nhất trong các halogen.
+ Tại sao clo chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn Clo

hai
đồng
vị
bền
(
35
37
chất?
17 Cl (75,77%) và 17 Cl ( 24,23%) .→ M = 35,5.
Bước 2: GV yêu cầu HS giải quyết vấn đề dựa vào - Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất do nó hoạt
SGK và kiến thức về nguyên tử, đồng vì đã học.
động hóa học mạnh: muối ăn (NaCl) – nước
biển đại dương và muối mỏ. Kali clorua trong
GV lắng nghe HS trả lời sau đó nhận xét.
hợp chất: cacnalit và xinvinit.
Bước 3: GV nêu câu hỏi:
+ Nêu tính phổ biến của clo trong tự nhiên?
+ Clo tồn tại chủ yếu trong hợp chất nào? Tìm thấy ở
đâu?
GV kết luận lại
5, Hoạt động 5: Điều chế (12 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu nguyên tắc, phương pháp và viết được phương trình hóa học điều chế clo trong công
nghiệp và phòng thí nghiệm; Rèn cho HS kỹ năng thực hành: quan sát, tiến hành, giải thích hiện tượng thí
nghiệm.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS


Nội dung kiến thức

Bước 1: GV yêu cầu HS nêu nguyên tắc và phương V. ĐIỀU CHẾ
pháp điều chế clo trong PTN?
Nguyên tắc: Oxi hóa Cl- thành Cl2.
GV yêu cầu HS viết và cân bằng phương trình phản
ứng theo phương pháp thăng bằng electron, xác định 1. Trong PTN:
vai trò các chất tham gia phản ứng.
* Hóa chất: Axit HCl đặc; KMnO4, MnO2,
KClO3,..
- GV lắng nghe HS trả lời.
Bước 2: GV biểu diện thí nghiệm như hình 5.3 (trang * Tiến hành: Cho axit HCl đặc tác dụng với
KMnO4 hoặc MnO2, KClO3,..
124 – SGK).


GV nêu các câu hỏi

* Phương trình phản ứng:

+ Cần phải tiến hành thí nghiệm ntn để đảm bào an MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
toàn?
KMnO4 +16HCl →2KCl+ 2MnCl2 + 5Cl2+
+ Vì sao phải dẫn khí lần lượt qua các bình đựng dd 8H2O
NaCl, H2SO4đ. Nếu làm ngược lại có được không?
KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O
+ Vì sao lại không thu khí clo bằng phương pháp dời
* TN kiểm chứng:
nước?

Bước 3: GV yêu cầu HS nêu phương pháp điều chế 2. Trong công nghiệp
clo trong CN?
- GV hỏi: vì sao lại điện phân có màng ngăn?

* PP: Điện phân dd NaCl bão hòa có màng
ngăn.

- GV nghe HS trả lời sau đó kết luận lại.

* Phương trình:
2NaCl+2H2O→H2 +Cl2 + 2NaOH

V, TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ ( 4 phút)
* GV hướng dẫn HS rút ra các kết luận:
- Clo là phi kim hoạt động mạnh
- Tính chất hóa học đặc trưng của clo là tính oxi hóa, clo có thể oxi hóa được nhiều đơn chất và hợp chất.
- Trong 1 số phản ứng clo có thể thể hiện tính khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh.
HS làm bài tập:
1. Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (to) ; Fe (to) ; H2O ;
KOH ; KBr; Au (tO) ; NaI ; dung dịch SO2
2. Cho 8,7 g MnO2 tác dụng với HCl đậm dặc sinh ra V lít khi clo (đktc). Hiệu suất phản ứng là 85 %. V
có giá trị là:
A. 2 lit
B. 1,82 lít
C. 2,905 lít
D. 1,904 lít

Tiết 2: HIĐROCLORUA- AXIT CLOHIĐRIC
1, Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ ( 10 phút)
GV gọi 2 HS thực hiện

Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất trong nhóm A lần lượt tác dụng với các chất trong
nhóm B.
a) A: dd HCl, khí Cl2
B: KOH đặc (to), dung dịch AgNO3 , Fe, dung dịch KBr
b) A:dd HCl, khí Cl2

B: KOH (to thường), CaCO3 , MgO , Ag

2, Hoạt động 1: Tính chất vật lí ( 7 phút)
- Mục tiêu: HS biết tính chất vật lí của hiđro clorua và axit clohiđric. So sánh tính chất của 2 chất.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài dạy


Bước 1: GV : tiến hành TN thử tính tan của khí HCl sau
đó thử màu giấy quì của dung dịch tạo thành

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Yêu cầu trả lời các câu hỏi:

- Là chất khí không màu, mùi xốc, năng
hơn không khí, độc

Vì sao nước phun vào bình ? Màu giấy quì thay đổi như
thế nào ? Rút ra kết luận gì ?

- Tan nhiều trong nước tạo dung dịch

axit, đó là axit clohiđric (HCl)

Bước 2: GV : cho HS xem bình đựng dung dịch HCl đặc,
quan sát GV mở nút bình.

- Dung dịch HCl đặc là chất lỏng không
màu “bốc khói” trong không khí ẩm

GV giải thích hiện tượng “bốc khói” khi mở nắp bình đựng
axit clohiđric đặc

- Nồng độ dung dịch HCl đặc nhất 37%

GV : Nếu mở nắp lọ đựng axit clohiđric đặc trong không
khí khô thì có hiện tượng “bốc khói” như trên không ?

- Dung dịch HCl đẳng phí có nồng độ
20,2%, sôi ở 1100C

GV yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí, kết hợp với sách giáo
khoa trả lời về màu sắc, mùi, tính độc, nặng hơn hay nhẹ
hơn không khí?
HS : đọc sách giáo khoa, trao đổi nhóm, cử đại diện trả lời
câu hỏi
GV yêu cầu HS : Nêu nhận xét
GV nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.
3, Hoạt động 2: Tính chất hóa học ( 10 phút)
- Mục tiêu: HS hiểu tính chất hóa học của hiđro clorua và axit clohiđric. Viết được phương trình phản ứng
hóa học minh họa.
- Cách tiến hành:

Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài dạy

Bước 1: GV : yêu cầu HS đọc sách giáo II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
khoa tìm hiểu thông tin về tính chất hoá
- Khí HCl khô không làm quì tím đổi màu, không tác
học của khí HCl
dụng được với CaCO3, tác dụng rất khó khăn với kim loại
Bước 2: GV : Yêu cầu HS nhận xét về
tính axit của dd HCl , pt minh hoạ đã chữa - Axit HCl là một axit mạnh : làm quì tím hoá đỏ, tác
dụng với bazơ, oxit bazơ, muối, kim loại đứng trước
ở phần KTBC
hiđro.
GV : Trong các phản ứng đã có phản ứng
nào là phản ứng oxi hoá khử ?
GV : Làm thí nghiệm kiểm chứng
Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét số oxi
hoá của clo trong phân tử HCl, dự đoán - Tính khử
ngoài tính chất axit, axit HCl còn thể hiện
Vd: K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl
tính chất hoá học nào khác ?
2CrCl3 + 7H2O
GV : Theo em, khí HCl có thể hiện tính
MnO2 +4HCl→MnCl2 + Cl2 +2H2O
khử không ?
Đối với HS yếu có thể gợi ý phần điều chế Kết luận về tính chất hoá hoc của axit clohiđric
khí Clo trong PTN

+



GV lắng nghe HS trả lời sau đó kết luận
lại.

Tính axit, tính oxi hoá
H – Cl
Tính khử

4, Hoạt động 3: Điều chế ( 8 phút)
- Mục tiêu: HS biết phương pháp điều chế khí hiđro clorua và axit clohiđric trong PTN và trong CN.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài dạy

Bước 1:

III. ĐIỀU CHẾ

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

1. Trong phòng thí nghiệm
- t0 thường hoặc t0 ≤ 2500C

- Phương pháp điều chế khí hiđro clorua trong
PTN.
NaCl + H2SO4→ NaHSO4 + HCl
- Điều kiện về trạng thaí các chất tham gia - t ≥ 4000C :
phản ứng

NaCl + H2SO4→ Na2SO4 + HCl
- Cách thu khí HCl (dựa vào tinh tan của khí
2. Trong công nghiệp
HCl, tỉ khối của HCl đốivới không khí).
a, Phương pháp sunfat
GV gọi HS trả lời, GV lắng nghe, nhận xét.
b, Phương pháp tổng hợp từ H2 và Cl2.
GV tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. Thử dd
H2 + Cl2 → 2HCl.
bằng quỳ tím.
Bước 2: GV yêu cầu HS đọc SGK nêu phương - Khí H2, Cl2 được dẫn cùng chiều, chỉ trôn lẫn
nước khi phản ứng và lấy dư H2 (tránh nổ). Phản
pháp sản xuất HCl.
ứng giữa H2 và Cl2 toả nhiều nhiệt, khi tỉ lệ số mol
GV treo sơ đồ hình 5.6 yêu cầu HS quan sát và H2 và Cl2 1:1, phản ứng diễn ra mạnh nhất, có thể
phân tích sơ đồ tổng hợp axit HCl, rút ra cc gây nổ
nhận xét.
- Hấp thụ khí HCl theo phương pháp ngược dòng.
c. Clo hóa các chất hữu cơ.
5, Hoạt động 4: ( 5 phút)
- Mục tiêu: HS biết tính tan, ứng dụng các muối clorua và cách nhận biết ion clorua.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV- HS

Nội dung bài dạy

Bước 1: GV yêu cầu HS dùng bảng tính tan, xem IV. MUỐI CỦA AXIT CLO HIĐRIC. NHẬN
BIẾT ION CLORUA.
sách giáo khoa để:
Rút ra nhận xét về tính tan của các muối clorua?


1. Muối của axit clohiđric

Nu ứng dụng của muối clorua?

2. Nhận biết ion clorua

Bước 2: GV yêu cầu dựa vào bảng tính tan của
muối clorua, dự đoán hoá chất dùng nhận biết ion
clorua?

(SGK – 129)

GV.


GV yêu cầu đại diện HS làm thí nghiệm kiểm
chứng. Các HS khác quan sát TN, nêu hiện
tượng, viết phương trình phản ứng minh hoa.
V, TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ (5 phút)
* Tổng kết : GV yêu cầu Hs thực hiện các bài tập
Bài 1. Có 26,6 g hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500 (g) dung dịch.
Cho dung dịch tác dụng với AgNO 3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 g kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong
dung dịch đầu.
Bài 2. Cần bao nhiêu gam NaCl cho tác dụng với H2SO4 đặc để điều chế được 50 g dung dịch HCl 14,6
%?
A. 18,1 g
B. 17,1 g
C. 11,7 g
D. 16,1 g

* BTVN :
1. Chia 35 (g) hỗn hợp X chứa Fe, Cu, Al thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: cho tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư thu 6,72 (l) khí (đkc).
Phần II: cho tác dụng vừa đủ 10,64 (l) khí clo (đkc).
Tính % khối lượng từng chất trong X.
2. Hòa tan 21,2 (g) muối R2CO3 vào một lượng dung dịch HCl 2 (M) thu được 23,4 (g) muối. Xác định tên
R và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Tiết 3 : HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
1, Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ ( 10 phút)
GV gọi 2 HS thực hiện
Bài 1: Viết phương trình mà trong đó:
1. Clo thể hiện tính oxi hóa .
2. Clo vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
3. HCl thể hiện tính oxihoa.
4. HCl thể hiện tính khử
5. HCl thể hiện tính axit.
Bài 2: Viết ptpư theo sơ đồ sau: HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl
2, Hoạt động 1: Sơ lược về các oxit và các axit có oxi của clo ( 10 phút)
- Mục tiêu: Công thức, cách đọc tên các oxit và axit của clo; Xác định số oxi hóa của clo trong các hợp
chất và sự biến đổi tính chất hóa học của các chất trong dãy axit của clo.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV - HS

Nội dung kiến thức

Bước 1:GV giới thiệu công thức I. SƠ LƯỢC VỀ CÁC OXIT VÀ AXIT CÓ OXI CỦA CLO
oxit (Không điều chế được oxit
Tên gọi
Tên gọi

của clo bằng phản ứng trực tiếp) Các oxit Các axit
và axit có oxi của clo.
axit
muối
GV yêu cầu HS xác định số oxi
hóa của clo trong các hợp chất
trên. Gv hỏi: vì sao clo lại có số

Cl2O

HClO

Axit hipoclorơ

Muối


oxi hóa dương trong hợp chất với
oxi.
Bước 2: GV giải thích các số oxi
hóa dương của clo bằng cách chữa
bài làm câu 2 của HS.

Hipoclorit
Cl2O3

HClO2

Axit clorơ


Clorit

Cl2O5

HClO3

Axit cloric

Clorat

Cl2O7

HClO4

Axit pecloric

Peclorat

Bước 3: GV giới thiệu tên gọi các * Giải thích số oxi hóa dương của clo:
axit có oxi của clo.
* Sự biến đổi tính chất các axit có oxi của clo:
Bước 4: GV yêu cầu HS nêu sự
biến đổi tính axit, tính bền và tính + Tính axit, tính bền các axit:
oxi hóa của dãy axit trên?
HClO < HClO2 <
HClO3 <
HClO4
GV hỏi vì sao lại có sự biến đổi
Yếu
TB

mạnh
mạnh nhất
như vậy?
+ Tính oxi hóa
Các muối của các axit trên có
những tính chất điều chế và ứng HClO > HClO2 > HClO3
> HClO4
dụng ra sao?
* Giải thích sự biến đổi:
+ Do độ bền liên kết O – H giảm do đó ion H+ dễ bị phân li (ion
H+ gây nên tính axit).
+ Độ bền của các ion ClO-, ClO2-, ClO3-, ClO4- tăng khi độ dài
liên kết O – Cl giảm.
3, Hoạt động 2: Nước Javel, Clorua vôi, Muối clorat ( 23 phút)
- Mục tiêu: HS biết:+ Công thức, cách đọc tên nước Gia – ven; Clorua vôi; Muối clorat.
+ Biết tính chất ứng dụng, tính chất, cách điều chế nước Gia – ven; Clorua vôi; Muối clorat.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV - HS

Nội dung kiến thức

Bước 1: GV dẫn dắt: các muối của các axit II. NƯỚC GIA – VEN, CLORUA VÔI, KALI
trên có những tính chất điều chế và ứng CLORAT.
dụng ra sao?
1. Nước Gia – ven
Bước 2: GV yêu cầu HS nhắc lại cách điều
chế clo trong CN. GV đặt vấn đề: nếu * Điều chế:
không có màng ngăn thì những phản ứng PP: Điện phân dd NaCl có màng ngăn.
nào xảy ra? Từ đó HS nêu phương pháp
phân

NaCl + H2O điêi

→ NaOH + Cl2 + H2
điều chế
Bước 3: GV yêu cầu HS nêu các tính chất Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
của nước Gia – ven? Vì sao nước Gia – ven
* Tính chất của nước Gia – ven
có các tính chất đó?
+ Tác dụng với CO2 trong không khí vì là muối của axit
Bước 4: GV (treo ảnh) yêu cầu HS dựa vào
rất yếu:
kiến thức thực tế nêu ứng dụng của nước
Gia – ven? Nhờ đâu mà nước Gia – ven có NaClO + CO2 + H2O→ NaHCO3 + HClO
những ứng dụng như vậy?
+ Tính oxi hóa mạnh do giải phóng ra HClO – có tính
Bước 5: GV yêu cầu HS nêu cách điều chế oxi hóa mạnh.
clorua vôi? GV bổ sung thêm cách 2 điều
* Ứng dụng: Sát trùng bệnh viện, tẩy uế nhà VS, khu
chế clorua vôi.


GV viết CTCT của clorua vôi. Giới thiệu vực ô nhiễm, tẩy trắng.
đây là muối hỗn tạp.
2. Clorua vôi
* Điều chế:
Bước 6: GV yêu cầu HS nêu tính chất và từ
+ Khí clo tác dụng với dd sữa vôi (huyền phù đặc của
tính chất đó hãy nêu ứng dụng.
Ca(OH)2) ở 30oC.
GV lắng nghe, nhận xét rồi bổ sung thêm

Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
ứng dụng của Clorua vôi.
(sữa vôi)
+ Khí clo tác dụng với Ca(OH)2 ở dạng rắn.
Cl-1
Ca(OH)2 (rắn) + Cl2 → Ca

+ H2O
O – Cl+1

* Tính chất: Chất bột màu trắng, mùi xốc.
+ Tính oxi hóa mạnh:
CaOCl2 + 2HCl →CaCl2 + Cl2 + HClO
Bước 7: GV treo ảnh những ứng dụng của
kali clorat. GV nêu câu hỏi: Pháo hoa, thuốc
nổ, diêm có thành phần chính là hợp chất
nào? Làm cách nào để điều chế được nó?
Nó có tính chất như thế nào mà lại được sử
dụng rộng rãi như vậy?

+ Tác dụng với CO2
2CaOCl2+CO2+H2O→CaCO3+CaCl2 + 2HClO
* Ưu điểm: rẻ tiền, dễ vận chuyển và bảo quản, hàm
lượng HClO cao hơn.
* Ứng dụng:

Bước 8: GV yêu cầu HS nêu phương pháp Sát trùng, tẩy uế, tẩy trắng. Tinh chế dầu mỏ.
điều chế KClO3 (HS lên bảng viết phương
3. Muối clorat
trình). GV bổ sung thêm PP ở bài tập 5.

Bước 9: GV yêu cầu HS nêu tính chất hóa Quan trọng nhất là Kali clorat
học của kali clorat?
* Ứng dụng: Làm pháo hoa, SX diêm, làm thuốc nổ,
GV bổ sung: Bị nhiệt phân, phản ứng xảy ra điều chế Clo trong PTN.
khi quỵet diêm vào vỏ bao diêm, tạo hỗn
* Điều chế:
hợp nổ (pháo hoa trên mặt bàn)
to
Cl2 + KOH →
KClO3 + KCl + H2O
GV kết luận lại.
Điện phân dd KCl
* Tính chất
+ T/c vật lí: Chất rắn, kết tinh, không màu.
Ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng.
+ Tính chất hóa học:
- Bị nhiệt phân
o

t
2KClO3 →
2KCl + 3O2

- Tính oxi hóa mạnh


6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl
Tạo hỗn hợp nổ mạnh với đường, lưu huỳnh, cacbon.
V, TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ ( 2 phút)
* Tổng kết: GV yêu cầu viết các phương trình hóa học hoàn thành sơ đồ biến hóa

MnO2 → Cl2 → HCl → Cl2 → CaCl2 → Ca(OH)2 →Clorua vôi
* BTVN:
Bài 1: Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2
đậm đặc và đun nóng ở 100˚C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỷ lệ thể tích
khí clo đi qua dung dịch KOH thứ nhất/ dung dịch thứ 2 là:
A. 1/3

B. 2/4

C. 4/4

D. 5/3

Bài 2: Hoàn thành các pthh sau: NaCl → Cl2 →KClO3  KCl → Cl2 → HCl Cl2  FeCl3

Tiết 4: LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2, Hoạt động 1: Lý thuyết ( 15 phút)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về clo và hợp chất
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Bước 1: GV nêu câu hỏi 1:

Nội dung kiến thức
A.Kiến thức cần nắm vững.

Viết cấu hình electron nguyên tử clo, 1.Clo
viết Cte và CTCT phân tử clo, cho biết
a) Cl : Cl => Cl-Cl
các mức oxyhoá phổ biến của clo?

Cho ví dụ. Số oxyhoá nào ứng với -1, 0, +1, +3, +5, +7.
trạng thái nguyên tử clo kích thích?
VD: HClO4, KClO3...
Câu hỏi 2. Nêu tính chất hoá học cơ
bản của clo và viết phương trình phản b) Clo vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử:
ứng chứng minh.
Fe0 + Cl20  Fe+3Cl3-1
Tổng quát : n Cl2 + 2M  2MCl n
(Với n là hóa trị cao của kim loại M)
T/d với hiđrô :PTPƯ:
T/d với nước và dung dịch kiềm:
2) Hợp chất của clo:
+ Hiđro clorua, axit clohiđric


Bước 2: GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả
lời câu hỏi:
Nêu tên các hợp chất của clo đã học.
Nêu tính chất của từng loại hợp chất
đó?

+ Oxit, axit có oxi
+ Nước Gia – ven
+ Clorua vôi
+ Kali clorat.

GV gọi HS trả lời sau đó KL lại.

3) Điều chế Clo:


Bước 3: GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả
lời câu hỏi:

Nguyên tắc điều chế Clo là Oxi hóa ion Cl - trong hợp chất
thành Cl2

Nêu nguyên tắc và phương pháp điều
chế clo trong PTN?

a. Trong phòng TN: 2Cl-  Cl2 + 2e
b. Trong công nghiệp

HS trả lời

đpddmn
2NaCl + 2H2O 

2NaOH + H2+Cl2

3, Hoạt động 2: Bài tập ( 25 phút)
- Mục tiêu: Rèn cho HS kỹ năng: Giải thích tính chất hóa học của clo và hợp chất dựa vào những kiến
thức đã học, viết các phương trình phản ứng chứng minh tính chất của clo và hợp chất.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Bước 1: GV yêu cầu HS suy nghĩ,
hoàn thành sơ đồ phản ứng.

Nội dung kiến thức
B. Bài tập
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa:

KMnO4
MnO2

HCl
Cl2

KClO3

NaClO

HClO

H2SO4

Bước 2: GV gọi 3 HS lên bảng trình
bày.( mỗi HS viết 4 pt)

FeCl3

GV nhận xét bài làm của HS.

CaOCl2

Br2
CaCl2

KClO3
Bước 3: GV yêu cầu cả lớp làm bài
tập 5 – SGK.


Bài 2 ( BT 5- SGK)

GV gợi ý, hướng dẫn áp dụng
phương pháp bảo toàn electron.

Mg + Cl2 → MgCl2

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2 Mg + O2 → 2MgO

4Al + 3O2 → 2Al2O3

Các phương trình hóa học xảy ra:

Khối lượng hỗn hợp sau phản ứng tăng bằng khối lượng của
oxi và clo tham gia phản ứng. 37,05 – (4,80 +8,10) = 24,15 (g).
Gọi số mol O2 và Cl2 trong hỗn hợp là x và y (mol).
Tổng số mol e nhường: 0,2*2 + 0,3*3 = 1,3 mol.


Tổng số mol e nhận: 4x + 2y = 1,3 mol
Khối lượng O2 và Cl2 tham gia phản ứng = 24,15 gam, ta có.
32 x + 71 y = 24,15
Giải hệ ta có: x = 0,2, y = 0,25
% m : %O2 = (32*0,2)*100/24,15 = 26,5% ; %Cl2 = 73,5%.
% thể tích : %O2 = 44,44%
Bước 4:

%Cl2 = 55,56%


Bài 3: Tính thể tích khí Clo thu được (đkc) khi cho 15,8g
KMnO4 tác dụng với axit HCl đậm đặc ( H=100%). Nếu hiệu
suất phản ứng là 60% thì thu dược bao nhiêu lít khí Clo

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm
bt 3.
HS lên trình bày.
GV chữa bài, kết luận.

V, TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
Bài 1: Hoàn thành các ptpư theo sơ đồ:
KMnO4  Cl2  KClO3  KCl  Cl2  HCl  FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3
Bài 2: Hoàn thành sơ đồ biến hóa sau :
0

t
KClO 3 →
A+B

A + MnO2 + H 2SO4 → C + D + E + F
pnc
A §

→ G+ C
0

t
G + H 2O → L + M vµC + L →
KClO 3 + A + F

Bài 3: Cho 15,8 gam hỗn hợp Al và MgSO3 tác dụng với 400 ml dung dịch HCl aM (ax đủ), thu được
dung dịch X và 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ lệ số mol là: nSO2 : nH2 = 1 : 3

a. Tính % khối lượng Al, MgSO3 trong hỗn hợp đầu. Tìm a
b. Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch X (Coi thể tích dung dịch không thay đổi)



×