Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Phẩm chất đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng đối với sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.06 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----- o0o -----

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Phẩm chất đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng
đối với sinh viên hiện nay, liên hệ đối với nhà quản trị nhân lực
Giáo viên hướng dẫn

:

Nhóm thực hiện

: 10

Lớp HP

: 1759HCMI0111

HÀ NỘI - 2017

Mục lục
LỜI MỞ
ĐẦU...........................................................................................
...........3
I. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức...............................3
1


1.



Quan

điểm

về

vai

trò



sức

mạnh

của

đạo

đức.................................................3
2.

Quan

điểm

về


chuẩn

mực

đạo

đức

cách

mạng...................................................4
3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
mới...................................10
II. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh...............13
1.

Học

tập



làm

theo



tưởng


đạo

đức

Hồ

Chí

Minh.......................................13
2. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh................................14
III. Vận dụng những phẩm chất đạo đức cơ bản theo tư
tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên cũng như sinh viên
quản trị nhân
lực……………………………………....................................................
............19
KẾT
LUẬN............................................................................................
.............22
TÀI

LIỆU

THAM

KHẢO.................................................................................23

2



LỜI MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một người cộng sản coi trọng đạo đức và là tấm
gương mẫu mực về đạo đức. Người đã từng nói: “Cũng như sông
thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cậy héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng
cho loài người đã là một công việc to tát, mà tự mình không có
đạo đức… thì còn làm nổi việc gì”. Đạo đức cách mạng do Hồ
Chí Minh đề xướng về lý luận là đạo đức mang bản chất của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động kết hợp nhuần nhuyễn và
sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
ta và những tinh hoa đạo đức của loài người. Đạo đức đó không
phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó
không phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của
Đảng, của dân tộc, của loài người. Đạo đức cách mạng thể hiện
ở chỗ biết đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên
trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục
vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương
mẫu trong mọi việc, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn
cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên
trên hết. Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành
3


một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng lắng nghe ý kiến của
quần chúng. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải
đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh luôn
khẳng định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng trong xây

dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Đạo đức cách mạng là một
bộ phận hợp thành quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, của
văn hoá Hồ Chí Minh – di sản vô giá cho chúng ta hôm nay và
các thế hệ mai sau.
I. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo dức:
Hồ Chí Minh có 2 quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức

 Đạo đức là gốc của người cách mạng :
Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng,
đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc
của cây, như ngọn nguồn của sông suối.
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”

- (Hồ Chí Minh toàn

tập.tập 5.tr 252. 253)
Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề
:
“Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành
được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” - (Hồ Chí Minh toàn tâp.t
9.tr293)
4



Muốn cho dân tin, dân phục không phải cứ viết lên trán chữ
cộng sản mà được nhân dân yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến
những người có tư cách đạo đức.
“Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là
một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có
căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (Hồ Chí Minh toàn tập.t 5.tr 252.253)
Hồ Chí Minh yêu cầu đối với Đảng cầm quyền thì phải là Đảng
đạo đức, Đảng văn minh. Di chúc Bác dặn mỗi cán bộ, đảng
viên của Đảng phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng,
phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh quan hệ đức với tài thống
nhất với nhau, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên,
phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là biểu hiện của đức trong
hành động.

 Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẩn của chủ nghĩa
xã hội :
Theo Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa xã hội hấp dẫn chưa phải ở lý
tưởng cao quý, ở mức sống vật chất đầy đủ, ở tự do tư tưởng
mà trước hết ở giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất đạo đức
của những người cộng sản ưu tú.
Chủ nghĩa xã hội trở thành nhân tố quyết định vận mệnh loài
người không chỉ do chiến lược, sách lược cách mạng vô sản mà
còn do phẩm chất đạo đức của người Cộng sản. Phẩm chất đạo
đức cao quý là sức mạnh tạo nên sự hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội. Sức mạnh đó là chủ nghĩa nhân đạo Cộng sản.

5



Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức trong sáng, vĩ đại cổ vũ nhân
dân ta và nhân loại đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
1.2 Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng :
Bốn chuẩn mực đạo đức:
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Yêu thương con người.
- Tinh thần quốc tế trong sáng

 Trung với nước, hiếu với dân :
Trung hiếu là mệnh đề có trong truyền thống dân tộc Việt Nam
và các nước phương Đông (trung với vua, hiếu với cha mẹ). Hồ
Chí Minh đã đưa vào khái niệm trung, hiếu một nội dung mới là
trung với nước, hiếu với dân.
Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm mà
mỗi người Việt Nam phải có. Trung với nước phải gắn với hiếu
với dân.
Trung với nước:
 Là trung thành với con đường đi lên của đất nước
 Là suốt đời hy sinh phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng
 Ví dụ: hiện nay Đảng và nhân dân ta đang xây quyết tâm xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì vậy những cán bộ đảng
viên cần giữ vững lập trường, tư tưởng không nghe kẻ xấu xíu
giục mà có những tư tưởng muốn đưa nước ta phát triển theo
1 con đường khác như đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
6


Hiếu với dân:

 Là thương dân
 Tin dân
 Hết lòng phục vụ nhân dân.
 Ví dụ: khi người dân đến các bệnh viện thăm, khám thì đội
ngũ bác sĩ phải hết lòng phục vụ, không đưa ra các yêu cầu,
hách sách như muốn khám bệnh trước cần phải có tiền lót
tay, muốn tiên không đau cũng phải đưa tiền cho bác sĩ…
Đối với cán bộ công chức Nhà nước hiếu với dân là:
+ Nắm vững dân tính
+ Hiểu rõ dân tài
+ Cải thiện dân sinh.
+ Nâng cao dân trí.

 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư :
Đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của con
người. Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là
biểu hiện của phẩm chất trung với nước, hiếu với dân.
Hồ Chí Minh chỉ rõ ngày xưa bọn phong kiến nêu ra cần kiệm
liêm chính nhưng không bao giờ thực hiện mà bắt nhân dân
tuân theo để phụng sự cho quyền lợi của chúng. Nay ta đề ra
cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho
nhân dân noi theo để đem lại hạnh phúc cho dân.
Cần, kiệm, liêm, chính được Hồ Chí Minh sử dụng là mệnh đề có
trong đạo đức truyền thống của dân tộc và các nước phương
7


Đông nhưng với nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu của cách
mạng
Cần:

Là cần cù, siêng năng, chăm chỉ. Nhưng là siêng năng chăm chỉ
phải có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao trong lao động.
Cần trong đạo đức Hồ Chí Minh lan tỏa đến các lĩnh vực khác
của xã hội, nó phục vụ cho mục tiêu, chính trị, kinh tế và văn
hóa của cách mạng. Ai đã cần trong đạo đức thì sẻ cần trong lao
động, học tập. Ví dụ: thi tham gia học tập, cần sắp xếp kế
hoạch học tập hợp lý, không chỉ học tập trong nhà trường mà
còn có sắp xếp thời gian biểu để tham gia các hoạt động xã hội
như đi tình nguyện…
Kiệm:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh kiệm là phải tiết kiệm thời gian, của
cải, công sức của dân, của nước. Ví dụ: khi dân đến các cơ quan
nhà nước để làm các thủ tục hành chính, cần phải báo rõ cho họ
biết ngày nào được nhận lại giấy tờ, để nhân dân đến lấy, tránh
tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần đến các cơ quan, giúp
tiết kiệm thời gian, công sức. Các cơ quan cũng cần hoàn thành
các thủ tục cho dân một cách nhanh chóng, trong thời gian sớm
nhất.
Kiệm còn là không được xa xỉ, hoang phí, phô trương hình thức.
Ví dụ: khi Hồ Chí Minh yêu cầu kiệm phải đi liền với cần, bởi cần
mà không kiệm cũng giống như thùng không đáy.
Liêm:
Là trong sạch, không tham lam. Là tôn trọng của công, của
dân, của nước.
8


Chữ liêm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trái ngược với các ham
muốn tầm thường của chủ nghĩa cá nhân. Chỉ có chữ ham mà
Hồ Chí Minh muốn ai cũng phải có là ham học, ham làm, ham

tiến bộ. Liên hệ thực tế hiện nay, ta thấy có một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên tham nhũng, tham địa vị, tiền tài.
Việc nhận đút lót, hối lộ, dùng của công vào việc tư đang trở
thành một trong những quốc nạn. Vì vậy, thực hành liêm khiết
theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc cần hơn bao giờ
hết. Người đã chỉ ra rằng: “Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên
truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống, từ
dưới lên trên”. Nghĩa là, cán bộ phải gương mẫu thực hành liêm
khiết trong cuộc sống, trong thi hành công vụ. “Quan tham vì
dân dại”, nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì quan dù
không liêm cũng phải hóa ra liêm.Nhân dân phải biết kiểm soát
cán bộ, giúp cán bộ thực hiện liêm. Pháp luật phải nghiêm khắc,
thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, không phân biệt kẻ đó có chức
tước, địa vị to hay nhỏ.
Chính:
Là thẳng thắn, đúng đắn. Chính qui định tư cách con người, tư
cách người cách mạng. Chính đối lập với gian tà, xảo trá.
Hồ Chí Minh yêu cầu tư cách người cách mạng :
 Đối với mình : không tự cao, tự đại, phải khiêm tốn học hỏi,
phát triển cái hay, sửa chữa cái dở.
 Đối với người : không xu nịnh người trên, không ghét người
dưới, thật thà không dối trá.
 Đối với việc : phải để việc công trên việc tư, việc thiện thì nhỏ
mấy cũng phải làm, việc ác nhỏ mấy cũng phải trách.
9


Theo Hồ Chí Minh thì cần, kiệm, liêm, chính quan hệ chặt chẽ
với nhau, là nền tảng, gốc rễ của đạo đức mới, là thước đo đạo
đức của mỗi người và nền văn minh của mỗi dân tộc. Hồ Chí

Minh cũng chỉ ra cần, kiệm, liêm, chính cũng là qui luật vận
động nội tại, khách quan để đi đến một xã hội văn minh

 Chí công vô tư :
 Là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị
 Là vì dân, vì nước, lo cho dân trước, lo cho nước trước
Theo Hồ Chí Minh thực chất của chí công vô tư là chủ nghĩa tập
thể, là nối tiếp của cần, kiệm, liêm, chính.Hồ Chí Minh cho rằng
chí công vô tư là phải nêu cao chủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ
nghĩa cá nhân.
 Chủ nghĩa tập thể đối lập với chủ nghĩa cá nhân.
 Chủ nghĩa cá nhân là lối sống ích kỷ, thu vén cho riêng mình,
chỉ thấy công lao của mình. Nó là vết tích của xã hội cũ, đồng
minh của đế quốc, là thứ vi trùng độc ác. Chủ nghĩa cá nhân
đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm, là kẻ thù gian xảo, quỷ quyệt.
Hồ Chí Minh kết luận: chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu
không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách
mạng nhưng Hồ Chí Minh yêu cầu phải tôn trọng lợi ích cá nhân,
tôn trọng nhu cầu, đời sống riêng chính đáng của mỗi người.ví
dụ: Chí công vô tư ở người giảng viên là tích cực giảng dạy,
truyền thụ những kiến thức cơ bản cho người học, giúp ích cho
xã hội, không mong người khác ca ngợi mình.

 Thương yêu con người, sống có nghĩa, có tình:
10


Thương yêu con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của
con người mới.

Theo Hồ Chí Minh người cách mạng là người giàu tình cảm cách
mạng, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng.Vì yêu
thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận hy sinh,
gian khổ để đem lại độc lập, tự do, cơm áo, ấm no hạnh phúc
cho nhân dân.
 Là tình cảm dành cho những người nghèo khổ bị áp bức, bị
bóc lột. Đó là tất cả những người lao động, không phân biệt
màu da, tiếng nói, dân tộc.
 Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập
trường của giai cấp công nhân và thể hiện trong quan hệ
hằng ngày của con người.
 Yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm
khắc với bản thân mình nhưng lại phải rộng rãi, bao dung, độ
lượng, vị tha với người khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng
những quyền của con người, nâng nhân phẩm, giá trị con
người lên kể cả những người có lỗi lầm nhưng biết sửa chữa,
ăn năn,hối cải.

 Tinh thần quốc tế trong sáng:
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh tinh thần quốc tế là phẩm chất
quan trọng nhất của đạo đức cộng sản. Nó bắt nguồn từ bản
chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn
vượt khỏi phạm vi quốc gia, dân tộc. Hồ Chí Minh là người đặt
nền tảng vun đắp cho mối quan hệ đó :
Quan san muôn dặm một nhà
11


Bốn phương vô sản đều là anh em.
Tinh thần quốc tế là chủ nghĩa quốc tế vô sản

 Tôn trọng, yêu thương, hiểu biết và đoàn kết với giai cấp công
nhân và các dân tộc, nhân dân lao động và loài người tiến bộ
trên toàn thế giới.
 Chống lại âm mưu chia rẽ, hằn thù, chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi, chủ nghĩa sô vanh, bá quyền, bành trướng.
Trong thời kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây
dựng và phát triển đất nước chính là mở rộng tình đoàn kết
quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội
nhập.
Muốn như vậy, trước hết bản thân chúng ta phải không ngừng
nâng cao trình độ ngoại ngữ. Vì muốn học hỏi, giao lưu và hợp
tác với nước bạn nhất thiết phải có tiếng nói chung.
Chúng ta phải nghiên cứu phong tục, tập quán và luật pháp của
các nước bạn vì hiểu bạn mới chơi với bạn được lâu dài. Tiếp thu
có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại.
1.3 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
mới :
Ba nguyên tắc để rèn luyện, xây dựng đạo đức mới :
+ Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức
+ Phải tu dưỡng, rèn luyện suốt đời
+ Xây dựng đạo đức mới phải đi đôi với cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghĩa cá nhân, thói phi đạo đức.

 Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức :
12


 Nói đi đôi với làm: là nguyên tắc quan trọng bậc nhất để xây
dựng đạo đức mới.
+ Nói: suy nghĩ

+ Làm: hành động
+ Nói phải đi đôi với làm: suy nghĩ phải đi liền với hành
động
Nói đi đôi với làm là đặc trưng nói lên bản chất của tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh. Nó là cơ sở để phân biệt đạo đức cách mạng
với đạo đức của các giai cấp bóc lột.
Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ ra căn bệnh quan liêu, coi thường
quần chúng của một số cán bộ “vác mặt làm quan cách mạng”
nói mà không làm, “miệng thì nói dân chủ nhưng làm việc theo
lối “quan” chủ, miệng thì nói “phụng sự quần chúng” nhưng họ
làm trái ngược với lợi ích quần chúng, làm tổn hại uy tín của
Đảng và Chính phủ trước nhân dân” - (Hồ Chí Minh toàn tập.
t6.tr292)
- Nêu gương về đạo đức, đạo làm gương :
Đạo làm gương là nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc và
phương Đông.
+ Nói đi đôi với làm phải đi liền với nêu gương đạo đức. Để
xây dựng nền đạo đức mới phải đặc biệt chú trọng đạo làm
gương, xây dựng gương người tốt, việc tốt:
“Lấy gương người tốt, việc tốt đề hàng ngày giáo dục lẫn
nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” - (Hồ
Chí Minh toàn tập.t12.tr558)
13


+ Đạo làm gương phải được quán triệt ở tất cả mọi người,
trong mọi lĩnh vực, trong Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội.
Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực trên tất cả các lĩnh vực. Hồ
Chí Minh đào tạo các thế hệ cách mạng không chỉ bằng tư

tưởng cách mạng tiên phong mà còn bằng chính tấm gương
đạo đức cao đẹp của mình để mọi người noi theo.

 Xây đi đôi với chống :
Trong rèn luyện đạo đức, xây phải đi đôi với chống vì trong đời
sống hàng ngày giữa cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, đạo
đức và vô đạo đức thường đan xen nhau. Do đó phải kết hợp
chặt chẽ xây và chống trong đó :
 Xây đi đôi với chống
 Muốn xây phải chống
 Chống nhằm mục đích xây
Xây: là giáo dục những chuẩn mực đạo đức mới, trong đó tự rèn
luyện là yêu cầu hết sức cần thiết của mỗi người.Trong tự rèn
luyện, Hồ Chí Minh yêu cầu phải chiến thắng kẻ thù ngay trong
mỗi người.
Chống: là loại bỏ dần cái sai, cái lạc hậu, vô đạo đức trong đời
sống hàng ngày.
Hồ Chí Minh coi nhiệm vụ xây và chống trong rèn luyện đạo đức
cũng là “cuộc chiến đấu khổng lồ” giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa
cách mạng và phản cách mạng. Để giành thắng lợi trong cuộc
chiến đấu đó phải hình thành được phong trào quần chúng rộng
rãi để tiến hành cuộc đấu tranh thì cái mới, cái tiến bộ mới có
thể chiến thắng.
14


 Tu dưỡng đạo đức suốt đời :
Đạo đức cách mạng chỉ có thể hình thành trên cơ sở tự giác tu
dưỡng của mỗi người, phải làm thế nào để mỗi người tự nhận
thấy việc trau dồi tu dưỡng đạo đức cách mạng là công việc

sung sướng, vẻ vang nhất.
Hồ Chí Minh nhắc lại luận điểm “chính tâm tu thân” của Khổng
Tử và chỉ rõ “chính tâm tu thân” là cải tạo. Cải tạo cũng phải
trường kỳ gian khổ vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân
mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ,
đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không
phải là một công việc dễ dàng. Dù khó khăn, gian khổ nhưng
muốn cải tạo thì nhất định thành công” - (Hồ Chí Minh toàn
tập.t7.tr148)
Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành
động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ
có trong hành động đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá
trị của mình vì vậy phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức suốt đời
cũng như việc “rửa mặt hàng ngày”.
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố,
cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”.
II. Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh
2.1. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là
vô cùng quan trọng vì đối với mỗi sinh viên, họ chính là những
15


con người được đào tạo bài bản để đóng góp cho đất nước của
chúng ta khi họ ra trường hay nói cách khác sinh viên chính là
“người chủ tương lai của nước nhà” ; là cầu nối giữa các thế hệ
và sinh viên là “người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên

già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên
trong tương lai”. Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo
cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh quan tâm từ rất sớm.
Sinh viên là những con người được đào tạo trong các trường đại
học và có tài năng tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là
người vô dụng, cho nên việc tu dưỡng đạo đức cho sinh viên là
vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hồ Chí Minh không chỉ là nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một
tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư
tưởng và tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh
liệt và cổ vũ lớn lao với nhân dân ta và nhân dân thế giới. Để có
đủ tài đức để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước thanh
niên cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh.
Không chỉ như vậy mà còn phải kiên trì tu dưỡng theo các phẩm
chất đạo đưc Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã sớm xác định phẩm
chất đạo đức tối cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn
luyện. Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (75-1958), những phẩm chất đạo đức đó được Người tóm tắt trong
“sáu cái yêu: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội,
yêu lao động, yêu khoa học và kỷ luật”.
Theo Người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên
phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận
16


tụy, thật thà và chính trực. Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình,
“không phải hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà ơhair tự hỏi
mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích
nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà đã hi sinh

phấn đấu chừng nào”. Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý
luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng háo danh, hám lợi.
“Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói
xem khinh lao động nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng,
xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối,
khoe khoang”.
Vì vậy học tập tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn
quyết tâm vượt qua mọi thử thách gian nguy để đạt được mục
đích trong cuộc sống. Cod được đức tính như vậy sinh viên có
thể vượt qua các khó khăn thử thách gặp được trong cuộc sống
và sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu
quả thì sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình, luôn
luôn cố gắng phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn
yêu quê hương đất nước, giàu lòng nhân ái và tích cực làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cuộc sống.
2.2 Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
-Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay:
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa
tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ,vui sau
thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư.
17


Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế, một nền đạo đức mới đã và đang hình thành
cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan
trọng của công cuộc đổi phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức

vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, như: yêu
nước, thương người, sống nghĩa tình trịn vẹn, cần, kiêm, liêm,
chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới, những nội dung
mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại. Nhờ đó, phần lớn sinh
viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được nối sống tình nghĩa, trong
sạch, lành mạnh; khiêm tốn luôn cần cù và sáng tạo trong học
tập; sống bản lĩnh, có ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động,
nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn, thách thức, dám
chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân
dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội
nhập quốc tế, do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo
danh lợi bất chấp đạo lý, đã dẫn đến những tiêu cực trong xã
hội ngày càng phổ biến,..đã tác động không nhỏ đến đời sống
đạo đức công dân, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn
đấu của sinh viên, thanh niên trí thức. Hậu quả là đã có một bộ
phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng
phấn đấu, không có chí lập thân, lập ngiệp; chạy theo lối sống
thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm thiếu trách nhiệm, thờ ơ với
gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách; thiếu trung
thực gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy trường,
mua bằng cấp... Đây là những biểu hiện không thể coi thường.
Kết quả điều tra 600 sinh viên của 5 trường đại học ở Hà Nội năm 2006
cho thấy có 69,7% sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên hiện nay có biểu hiện
18


chạy theo lối sống thực dụng; 31,2% cho rằng sinh viên hiện nay chưa có khát
vọng cao về lập thân, lập nghiệp vì tương lai; 21,8% cho là sinh viên có biểu

hiện mờ nhạt về hoài bào và lý tường...
Theo báo cáo của TS.Phạm Thị Kim Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho
thấy: năm 2007, cuộc điều tra khảo sát từ 30 trường ĐH-CĐ) trong cả nước của
Vụ Văn hóa (Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương) phối hợp với Vụ Công tác HSSV (Bộ Giáo dục Đào tạo) nói lên con số đáng lo ngại 51,4% sinh viên cho rằng
“sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá phổ biến”.
Những năm gần đây, số vụ sinh viên phạm pháp hoặc bị kỷ luật mỗi năm một
tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GD&ĐT, giai đoạn từ năm 2003 2007, số sinh viên phạm tội hình sự là 27 sinh viên, bị bắt giữ liên quan
đến vụ việc khác là 77 sinh viên, 126 sinh viên bị buộc thôi học
và 2.533 sinh viên vi phạm quy chế nhà trường.
Nhữmg ví dụ trên đây chỉ là một trong nhiều các con số
thống kê về tình trạng suy thoái đạo đức của sinh viên hiện nay.
Những con số này vẫn đang có chiều hướng ra tăng từng ngày
từng giờ gây tâm lý lo lắng cho toàn xã hội bởi sinh viên là tầng
lớp trí thức của xã hội, tương lai của đất nước có một phần
không nhỏ phụ thuộc vài tầng lớp sinh viên.Vấn đề đặt ra là cần
xây dựng cho sinh viên một chuẩn mực đạo đức phù hợp trong
giai đoạn hiện nay.
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của
nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh
niên trí thức nói riêng cần phải học tạp và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới dây là một số nội dung cơ bản:

19


Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh
cho sự nghiệp giả phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là

tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết
giành cho được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “đồng bào
ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, để nước
ta “sánh vai với cường quốc năm châu”.
Tấm gương vì nước, vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của
Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa
nhận và kính phục. Họ đã dùng những lời lẽ đẹp đẽ và trang
trọng để ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhà cách mạng triệt
để”, “ nhà hoạt động quốc tế thần thoại”, “một nhân vật nổi bật
nhất trong thời đại của chúng ta”, “một tấm gương sáng chói
những phẩm chất cách mạng và nhân đạo cao cả. Hiếm có một
nhà lãnh đạo nào tròng những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng
suốt bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một
cách phi thường như vậy”; một con người “mà cái chết là mầm
sống của sự sống và là nguồn cổ vũ đời đời bất diệt”...
Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng
trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường.
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức
truyền thống trong quan hệ “đối với mình”, được Chủ tịch Hồ
Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triểm phù hợp với yêu cầu
20


của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo
đức cách mạng. Người là một tấm gương chuẩn mực về “caanf,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Vì vậy Người thường dạy cho

cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ít
lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng
và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống
trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
luôn vì nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư.
Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa
hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ, suốt
đời giữ nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc
khổ, cần lao và đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc cho dân.
Chính vì vậy mà vị tổng thống anh hùng của nước Cộng hòa
Chilê – X.Agienđê nói về đức tính vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là: “ Nếu như muốn tìm một sự tiêu biểu cho tất cả cuộc
đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đó là đức tính vô cùng giản dị
và sự khiêm tốn phi thường”.
Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân và
hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan
dung và nhân hậu với con người.
Hồ Chí Minh có tình yêu thương bao la với đối con người. Tình
thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí
tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ, đảng viên, việc gì có
lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức
tránh; phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân;
heeta lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Người thường xuyên đi
xuống cơ sở để tìm hiểu, “lắng nghe ý kiến của đảng viên, của
nhân dân, của những người không quan trọng”. Hồ Chí Minh
21


không bao giờ đặt mình cao hơn nhân dân, chỉ quan niệm suốt
đời mình là công bộc của nhân dân, ‘như một người lính vâng

mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”.
Người nói “mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi khổ đau
riêng và gộp cả những nỗi khổ đau riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Không chỉ vậy lòng nhân
ái, khoan dung, nhân hậu của Hồ Chí Minh bắt ngồn từ đại nghĩa
của dân tộc, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc
xây dựng và tái tạo lương tri. ở Hồ Chí Minh thương người là một
tình cảm to lớn. Khi làm cách mạng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề tự
do hạnh phúc đi đôi. Đó chính là biểu hện chủ nghĩa nhân văn
cộng sản, vừa thánh thện, vừa gần gũi, đã làm súc động trái tim
nhân loại và Người đã được tôn như “một ông thánh cộng sản”,
“một con người của huyền thoại”.
Bốn là, học tập tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to
lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được
mục đích sống.
Cuộc đời cách mạng của Hồ chí Minh là một chuỗi các năm
tháng vô cùng gian khổ. Hai lần ngồi tù, một lần nhận án tử
hình, có giai đoạn hoạt động rất sôi nổi, được đánh giá rất cao,
có giai đoạn bị hiểu nhầm, nghi kỵ, không được giao nhiệm
vụ.... Song, nhờ ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh
đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian
nguy, kiên trì mục đích sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan
điểm cách mạng của mình. Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất
khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh.
Trong tình hình hiện nay, để phong trào “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của sinh viên có hiệu quả, dòi
22


hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và

việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên; sự nêu gương của mọi
người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng
viên, của thầy, cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự
hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một
trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt
kết quả như mong muốn.
III. Vận dụng những phấm chất đạo đức cơ bản theo tư tưởng HCM vào
xây dựng đạo đức cho sinh viên cũng như sinh viên quản trị nhân
lực
Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập thế giới, có các dòng tư tưởng đạo đức, văn
hóa khác nhau du nhập vào Việt Nam vì vậy rất cần mỗi cá nhân phải có lập
trường vừng vàng và sáng suốt. Sinh viên là tầng lớp trí thức trẻ do vậy họ dễ
dàng tiếp xúc với những luồng văn hóa và lối sống du nhập từ bên ngoài.
Đối với em là một sinh viên trường Đại Học Thương Mại em nhận thấy sinh
viên cần:
- Sinh viên có lối sống lành mạnh, văn minh, trung thực, nhân nghĩa, cần,
kiệm liêm, chính là phải có lối sống giản dị, không xa hoa, lãng phí, đua đòi.
- Có quan niệm đúng đắn về tình yêu. Biết cảm thông chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu
những văn hoá lành mạnh, tiến bộ của nhân loại và thời đại.
- Biết tôn trọng kỷ cương pháp luật, tận tâm học tập, ra sức rèn luyện, không
ngại khó, ngại khổ, chủ động sáng tạo, phải vững vàng trước mọi cám dỗ,
phải dũng cảm đấu tranh quyết liệt chống mọi biểu hiện sai trái trong lối sống,
nhân cách của sinh viên.
Trường đại học Thương Mại cũng đã có những hoạt động sôi nỏi để hướng
sinh viên học tập rèn luyện đạo đức Hồ Chí Minh: Đó là cuộc thi các olympic
môn triết học Mác-Lênin cuộc thi đã thu hút được đông đào sinh viên toàn
23



trường tích cực tham gia. Cuộc vận động 2 không: “ Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cuộc vận động cũng đã thu hút
được đông đảo cán bộ giáo viên và sinh viên tham gia.
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa
tập thể, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ, vô ngã vị tha, chí công vô tư. Dưới ngọn cờ tư tưởng
ấy, trong từng giai đoạn cách mạng, thế hệ trẻ Việt Nam có
những cách áp dụng và học tập khác nhau. Cụ thể, trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế, một nền đạo đức mới đã và đang được hình thành trong mỗi
người dân Việt Nam nói chung và trong mỗi nhà quản trị ở các
công ty nói riêng, trong đó tiêu biểu nhất là nhà quản trị nhân
lực. Như đã biết, nhân sự là một trong những bộ phận không thể
thiếu của một tổ chức, doanh nghiệp. Đây là bộ phận sẽ lên kế
hoạch cũng như chiến lược tuyển người, giữ người và tạo môi
trường làm việc chuyên nghiệp…Do đó người đứng đầu bộ phận
này, hay gọi cách khác là những nhà quản trị nhân lực cần có
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, học tập từ tư tưởng Hồ Chí
Minh như sau:
Thứ nhất, nhà quản trị nhân lực phải có những đức tính:
cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Người lãnh đạo ở đây
cần phải siêng năng, lao động có kế hoạch, có hiệu quả với tinh
thần chủ động, sáng tạo cao. Đồng thời cũng phải biết tiết kiệm
thời gian, công sức, sử dụng tài sản chung của công ty trong
công tác tuyển dụng, đãi ngộ nhân lực một cách tiết kiệm, công
khai minh bạch, không lợi dụng chúng vào mục đích cá nhân.
Không tham lam, tranh giành quyền lực, chia bè kéo cánh trong
24



công ty, không tự cao, tự đại; thẳng thắn nhận sai, sửa chữa cái
dở; không nịnh bợ người trên, không khinh người dưới…Và đặc
biệt để có thể dẫn dắt một tập thể, nhà quản trị nhất định phải
công bằng, không thiên tư, luôn nêu cao chủ nghĩa tập thể, đặt
lợi ích công việc chung lên hàng đầu, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Bởi chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm
như: quan liêu, tham ô, lang phí, trục lợi cá nhân, độc đoán
chuyên quyền…Những thực tế này không còn xa lạ gì khi nó
vẫn đang tồn tại trong nội bộ các tổ chức doanh nghiệp.
Thứ hai, người đứng đầu bộ phận nhân sự cần có niềm tin
vào nhân viên, hiểu về tổ chức của mình (tổ chức của mình là
gì, sẽ như thế nào trong tương lai, có những thuận lợi và khó
khăn gì ở hiện tại, giá trị tốt để phát triển hay những giá trị
thiếu hụt để bù đắp); xây dựng khối đoàn kết nôị bộ, văn hóa
công sở vững mạnh, năng động, trẻ trung phù hợp với định
hướng phát triển của doanh nghiệp. Chức vụ càng cao càng cần
phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp dưới, nói được tiếng nói
này với ban lãnh đạo để có những chính sách đối nội hợp lý, kịp
thời. Không ngừng học hỏi, tiếp thu cái mới, nâng cao kiến thức
chuyên môn, liên môn bởi bộ phận nhân sự có nhiệm vụ tuyển
dụng nhân lực cho công ty nên cần am hiểu, có kinh nghiệm thì
mới lựa chọn được nguồn nhân lực phù hợp. Từ đó, không chỉ
làm dày hơn vốn kiến thức vừa có một cáu nhìn tổng thể, bao
quát để định hướng phát triển doanh nghiệp.
Thứ ba, một nhà quản trị nhân lực xuất sắc là người có khả
năng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài; đề bạt, cất nhắc họ vào
những vị trí, lĩnh vực phù hợp với năng lực, đam mê để có thể
phát huy hết nội tại bản thân. Thậm chí nhà quản trị cấp cao có
thể trao quyền cho giám đốc nhân sự tự quyết định, phân công

25


×