Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

bài thảo luận tiến trình lập kế hoạch về quản lý rừng cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.41 KB, 41 trang )

Phân tích tiến trình lập kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng

Đỗ Mạnh Hùng
0853050493


Nội dung:
• Mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ lập kế hoạch
quản lý rừng cộng đồng.
• Nội dung, trình tự các bước lập kế hoạch quản
lý rừng cộng đồng.


Phần I: Mục tiêu, nguyên tắc, căn cứ
lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
I. Mục tiêu
- Làm cơ sở cho cộng đồng tổ chức thực hiện
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được
giao;
- Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành
viên trong cộng đồng nhằm đóng góp ngày càng
tăng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương;
- Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học;
góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức
sống cho các hộ gia đình trong cộng đồng.


II. Nguyên tắc


• Phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
cấp xã và mục đích quản lý sử dụng rừng (rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ hay rừng sản xuất);
• Phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường
của địa phương và năng lực của cộng đồng;
• Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và người dân đối
với các nguồn lợi theo khả năng của rừng.


• Đảm bảo có sự tham gia của các thành viên trong
cộng đồng trong quá trình xây dựng và thực hiện
kế hoạch với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp,
kiểm lâm địa bàn, cán bộ xã và các bên liên quan.
• Đảm bảo việc sử dụng rừng ổn định, lâu dài và
bền vững.
• Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn
(sau đây gọi tắt là lập kế hoạch quản lý rừng)
được tiến hành theo định kỳ 5 năm và được cụ thể
hoá cho từng năm. Kế hoạch được lập cho từng lô
trên toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao
cho cộng đồng quản lý theo quy định của pháp
luật


III. Căn cứ lập kế hoạch
Căn cứ vào quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã;
Căn cứ vào kết quả giao rừng gắn với giao đất lâm
nghiệp cho cộng đồng, thực trạng diện tích rừng và đất
lâm nghiệp của cộng đồng được giao và kết quả thực

hiện quản lý rừng của cộng đồng trong năm trước;
Căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan đến
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng cộng đồng;
Căn cứ vào năng lực quản lý, vốn và khả năng thu hút
vốn, phong tục tập quán của cộng đồng trong bảo vệ
và phát triển rừng.


Phần II: Nội dung, trình tự các bước
lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng
Trình tự lập kế hoạch quản lý rừng được chia làm 6 bước:
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
- Bước 2: Đánh giá và cân đối nhu cầu lâm sản của
cộng đồng
- Bước 3: Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm
- Bước 4: Họp thôn thông qua bản kế hoạch
- Bước 5: Trình và ra quyết định phê duyệt quản lý rừng
cộng đồng.
- Bước 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng
cộng đồng


I. Bước 1: Công tác chuẩn bị
• Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng (gọi tắt
là Ban quản lý rừng);
• Thu thập các tài liệu thông tin đã có, liên quan
đến lập kế hoạch quản lý rừng;
• Dụng cụ văn phòng phẩm cần thiết (giấy A0,
bút viết bảng, giấy mầu, bản đồ, giấy bóng
kính…..)



1. Thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng
(gọi tắt là Ban quản lý rừng)
• Thành phần Ban quản lý rừng: Ban quản lý rừng
có 5 hoặc 7 do người dân trong thôn họp bầu ra, trong
đó gồm:
– Trưởng Ban có thể là trưởng thôn hoặc già làng
hoặc một người có uy tín, nắm rõ tài nguyên rừng
và hiểu biết về kỹ thuật;
– Một phó Ban và các thành viên là đại diện từ các
đoàn thể của thôn như Chi Bộ, Đoàn thanh niên,
Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, ….


• Nhiệm vụ của Ban quản lý rừng:
– Xây dựng kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, triển khai các bước
xây dựng và thực hiện kế hoạch;
– Phân chia các nhóm hộ và phân công nhóm hộ thực hiện kế
hoạch quản lý rừng, mỗi nhóm hộ có nhóm trưởng và nhóm phó;
– Huy động vốn, nhân lực để thực hiện kế hoạch quản lý rừng;
– Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng; khai thác rừng và
lâm sản ngoài gỗ và việc phân chia lợi ích từ rừng của cộng
đồng;
– Lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng;
– Lập báo cáo kết quả thực hiện quản lý rừng cộng đồng định kỳ
cho xã.



Trưởng Ban chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp Ban
quản lý rừng, họp dân để lập kế hoạch quản lý rừng, điều
hành việc tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức kiểm tra
các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn thôn;
• Cách tiến hành:
– Cộng đồng tổ chức họp thôn (trong lần họp thứ nhất
khi xây dựng phương án giao rừng) bầu Ban quản lý
rừng (chi tiết xem trong Bản hướng dẫn giao rừng gắn
với giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn);
– UBND xã xem xét ra quyết định công nhận thành lập
Ban quản lý rừng ngay sau khi UBND huyện ra quyết
định giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng.


2. Thu thập tài liệu thông tin và chuẩn bị
dụng cụ cần thiết
• Kết quả cần đạt được
– Các văn bản pháp luật, các hướng dẫn kỹ thuật liên
quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng;
– Tài liệu Báo cáo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
cấp xã và kết quả giao rừng và đất lâm nghiệp cho
cộng đồng (bao gồm cả bản đồ và các bảng biểu kèm
theo);
– Kết quả phân chia lô rừng/đất rừng và xác định mục
tiêu quản lý cho từng lô rừng và đất rừng;
– Số liệu điều tra đánh giá tài nguyên rừng có sự tham
gia của người dân, biểu tổng hợp và phân tích số liệu
điều tra đánh giá tài nguyên rừng.



• Chuẩn bị dụng cụ cần thiết
– Giấy A0, bảng biểu mẫu trên giấy A0, bút viết
bảng và các dụng cụ cần thiết khác.

• Cách tiến hành
– Trưởng Ban quản lý rừng phân công cho từng
thành viên trong ban thu thập tài liệu, thông tin ở
khoản 3 điểm a trên đây, mua sắm các dụng cụ,
can phóng bản đồ….

• Việc thu thập tài liệu, thông tin và chuẩn bị
dụng cụ có sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp,
kiểm lâm địa bàn và các bên liên quan.


II. Bước 2: Đánh giá và cân đối nhu
cầu lâm sản của cộng đồng
1. Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng

Mục đích và yêu cầu:
– Nhằm xác định số lượng các loại lâm sản cho từng
mục đích sử dụng của người dân trong thôn (số
lượng cây theo cỡ kính);
– Bảng kết quả đánh giá nhu cầu lâm sản cần phản
ánh đầy đủ nhu cầu của người dân trong thôn (nhu
cầu về gỗ, củi, chuồng trại…).


1. Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng
đồng

• Nội dung đánh giá;
– Nhu cầu gỗ, tre nứa làm nhà/sửa nhà;
– Nhu cầu gỗ, tre nứa làm bếp/sửa bếp;
– Nhu cầu gỗ, tre nứa làm chuồng trại;
– Nhu cầu củi đun;
– Nhu cầu gỗ, tre nứa làm đồ gia dụng;
– Nhu cầu gỗ, tre nứa làm/sửa công trình văn hóa
trong thôn;
– Nhu cầu lâm sản cho các mục đích khác;


1. Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng
đồng
• Phương pháp, dụng cụ tài liệu và thời lượng.
– Phương pháp cùng thảo luận có hình ảnh minh họa
(tính số lượng gỗ để làm một cái nhà có kích cỡ
phổ biến trong thôn và các tờ bìa hình tròn để mô
tả các cỡ kính khác nhau) dưới sự hỗ trợ của cán
bộ dự án, khuyến lâm, lâm nghiệp huyện, kiểm
lâm địa bàn...
– Kết quả thảo luận là một bảng liệt kê số lượng các
loại gỗ, tre nứa cho từng mục đích sử dụng theo cỡ
kính trên giấy A0.
– Thời lượng: Khoảng nửa buổi.


1. Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng
đồng
• Các bước tiến hành:
– Lựa chọn 3 hộ gia đình có các đặc trưng khác nhau về

quy mô nhà, bếp (to, trung bình và nhỏ), về chăn nuôi
và số người (nhiều, trung bình và ít) để tiền hành điều
tra đánh giá nhu cầu gỗ và lâm sản của từng hộ gia
đình, cụ thể tại mỗi hộ gia đình tiến hành.
– Liệt kê các sản phẩm làm từ gỗ (xem biểu 01);
– Xác định số lượng gỗ cần thiết để làm nhà mới, bằng
cách đếm số cột, kèo, rui, mè, ván bương… của căn
nhà;
– Ước tính nhu cầu sửa chữa bằng cách hỏi về độ bền của
từng chủng loại lâm sản (ví dụ: cột, ván tường, ván
sàn….);


– Tương tự như làm với nhà, cùng người dân tiếp tục xác
định số lượng gỗ cần thiết để làm bếp, chuồng trại và các
nhu cầu khác;
– Củi đun được ước tính theo bó/vác hoặc gùi (tùy theo đơn
vị đo lường của từng địa phương) sau đó được chuyển đổi
ra mét khối hoặc trọng lượng;
– Sau khi xác định được nhu cầu gỗ và lâm sản cho cả 3 hộ
gia đình có những đặc trưng khác nhau về quy mô nhà,
bếp, chuông trại… cùng người dân tính lượng gỗ trung
bình cho từng chủng loại sản phẩm;
– Ước tính số nhà được làm mới trong thôn trong một năm;
– Cộng số lượng gỗ làm mới với số gỗ sửa chữa sẽ ước tính
được tổng nhu cầu hàng năm của thôn;
– Ước tính số lượng lâm sản cho khoảng thời gian 5 năm
bằng nhân nhu cầu lâm sản của một năm với 5;
– Kết quả điều tra ghi vào biểu



2. Cân đối cung cầu lâm sản của cộng
đồng
• Mục đích:
– Nhằm phân tích nhu cầu và khả năng cung cấp lâm sản
cho cộng đồng từ đó xác định số lượng cây gỗ, tre nứa
có thể khai thác được từ các lô rừng của cộng đồng;
– Điều chỉnh nhu cầu để giảm sự mất cân bằng (trong
trường hợp cung thiếu) cho một cỡ kinh cụ thể nào đó;

• Nội dung:
– Xác định khả năng cung của từng cấp kính cho từng lô
rừng;
– Cân đối/so sách giữa cung và cầu cho từng cấp kính;
– Xác định số lượng cây gỗ và tre nứa có thể khai thác
cho từng cấp kính của lô rừng.


2. Cân đối cung cầu lâm sản của cộng
đồng
• Phương pháp, dụng cụ tài liệu và thời lượng
– Phương pháp: Người dân cùng thảo luận và tính toán
dưới sự hỗ trợ của cán bộ dự án, cán bộ khuyên nông
lâm, cán bộ lâm nghiệp xã, cán bộ kiểm lâm địa bàn….
– Dụng cụ vật liệu: Giấy A0 và bút viết; Bảng số liệu và
biểu đồ từ phần phân tích số liệu; Bảng nhu cầu lâm
sản của thôn; Phiếu mô tả lô rừng; Thông tin từ phần
xác định mục đích quản lý rừng;
– Kết quả: Bảng so sánh cung cầu lâm sản của thôn, xác
định số lượng cây gỗ, tre nứa khai thác trong 5 năm

– Thời gian: khoảng nửa buổi.


2. Cân đối cung cầu lâm sản của cộng
đồng
• Các bước tiến hành:
– Đưa số liệu từ phần đánh giá nhu cầu vào biểu 02 “Cân
đối cung cầu lâm sản”;
– Đưa số liệu về khả năng cung trong từng cấp kính vào
biểu;
– So sách nhu cầu của thôn với khả năng cung của từng
lô rừng;

• Xác định thuận lợi và khó khăn cho từng lô rừng:
- Khó khăn thường có nghĩa thiếu một sản phẩm
nào đó ví dụ “Thiếu gỗ làm nhà”;
- Thuận lợi thường có nghĩa có nghĩa khả năng
cung đủ


III. Bước 3: Lập kế hoạch 5 năm và
hàng năm







1. Nội dung lập kế hoạch

Trên toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp
giao cho cộng đồng, căn cứ vào đặc điểm hiện
trạng và mục tiêu quản lý cụ thể của từng lô, để
lập kế hoạch các biện pháp tác động sau:
Kế hoạch trồng rừng, phục hồi rừng, bảo vệ rừng
và kế hoạch sản xuất nông lâm kết hợp (nếu có);
Lập kế hoạch khai thác rừng (khai thác gỗ rừng tự
nhiên, khai thác tre nứa, khai thác gỗ rừng trồng
và tận thu, tận dụng gỗ, khai thác lâm sản ngoài
gỗ (nếu có);
Lập kế hoạch sản xuất khác (nếu có)


2. Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm
• Cơ sở để lập kế hoạch:
– Kết quả phân chia lô rừng và xác định mục đích
quản lý cho từng lô rừng;
– Kết quả tổng hợp và phân tích số liệu điều tra đánh
giá tài nguyên rừng.

• Mục đích:
– Chi tiết các biện pháp tác động cho từng lô rừng,
đất rừng của cộng đồng;
– Xác định khối lượng, tiến độ, trách nhiệm và các
nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động cho
từng lô rừng, đất rừng;


2. Lập kế hoạch 5 năm và hàng năm
• Phương pháp, tài liệu dụng cụ, thời gian và kết

quả
– Phương pháp: Người dân trong cộng đồng cùng thảo
luận xây dựng kế hoạch dưới sự hỗ trợ của cán bộ hỗ
trợ;
– Tài liệu dụng cụ: Giấy A0, các mẫu biểu, bút viết
bảng, băng keo…;
– Kết quả:
+ Các biểu mô tả các hoạt động trồng rừng, phục hồi
rừng;
+ Các biểu khai thác sử dụng gỗ rừng gỗ và rừng tre
nứa tự nhiên và rừng trồng;
– Thời lượng: một buổi


Kế hoạch trồng rừng, phục hồi rừng, bảo
vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.
– Trước tiên hướng dẫn người dân thảo luận về các
biện pháp bảo vệ rừng hiện có và các biện pháp
lâm sinh cho từng lô đất trống, lô rừng nghèo kiệt
không đủ tiêu chuẩn khai thác.
– Đối với bảo vệ rừng, thảo luận về các biện pháp
bảo vệ rừng hiện có của thôn bản (biện pháp tuần
tra bảo vệ rừng, phòng chống lửa rừng, phòng
chống trâu bò, phòng chống khai thác gỗ trái
phép….);
– Đối với lô đất trống cần áp dụng các giải pháp
trồng mới, nông lâm kết hợp;



×