TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
Soạn và làm nhạc với phần mềm Encore ( Phần 3 )
Trong bài viết trước ( Phần 2 ) Chúng tôi đang
giới thiệu đến các bạn cách soạn nhạc trên máy tính với
phần mềm Encore. Ở bài viết này chúng tôi sẽ trình bày
tiếp của bài viết trước ( phần 2 đó ) ...
4. Chọn khóa nhạc, Nhịp và Âm giai:
Khi vào Chương trình, Encore đã ngầm định sẵn cho bạn trang nhạc Piano
như sau :
-Khoá Sol cho khuông nhạc trên và khoá Fa cho khuông nhạc dưới.
-Nhịp ngầm định là C hoặc 4/4.
-Âm giai Do trưởng (hoặc La thứ) tức đầu khoá không có dấu thăng (#)
hoặc giáng (b).
Bạn có thể thay đổi các chi tiết này như sau :
+Muốn thay đổi khoá nhạc, bạn click vào chữ Notes trên thanh công cụ đến
khi có chữ Clefs rồi chọn khoá muốn thay, con trỏ chuột sẽ biến thành hình
khoá nhạc đó, bạn đưa con trỏ chuột đến khoá cần thay rồi click chồng lên đó,
tất cả các khuông nhạc sau đó đều được đổi theo ý bạn. Nếu muốn thay giữa
bài hát, bạn cứ việc đưa trỏ chuột đến vị trí cần thay rồi click vào.
+Muốn thay đổi nhịp ở vị trí nào, bạn đưa trỏ chuột đến vị trí ô nhịp đó rồi
click vào nút có hình ¾ ở thanh công cụ chuẩn hoặc mở menu Measures,
chọn Time Signature. Chú ý là bạn phải chọn từ measure hiện thời đến
measure thứ mấy hoặc đến cuối bản nhạc trong mục From measure… To…
(xem hình dưới)
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
+Muốn thay đổi Tempo, bạn click vào nút có hình nốt đen=60 hoặc mở
menu Measures, chọn Tempo để xác định độ nhanh chậm của bài hát, bạn có
thể thay đổi bằng các thao tác y như phần trên, chọn và đánh số tốc độ mới
vào khung Set All Tempos to… như hình dưới đây:
+Muốn thay đổi Âm giai bài hát, bạn click vào nút có hình các dấu ?#,b hoặc
mở menu Measures, chọn Key Signature để định lại Âm giai, tức là chọn các
dấu thăng, giảm nằm ở đầu khuông nhạc (xem hình dưới), thí dụ 1 dấu # là
Âm giai Sol trưởng (hoặc Mi thứ), 2 dấu # là Rê trưởng (hoặc Si thứ) chẳng
hạn, cách thay đổi y như phần hướng dẫn trên. Chú ý là các dấu thăng giảm
trên thanh công cụ Notes chỉ dùng cho nốt nhạc, chứ không dùng cho khoá
nhạc.
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
Trường hợp một bài hát có nhiều nhịp khác nhau và âm giai khác nhau, bạn
cũng vẫn có thể thay đổi bằng cách đưa điểm chèn vào ô nhịp (measure)
muốn đổi và chọn các lệnh trên, nhưng cần phải chú ý đến khâu From
measure... To... để định lại từ ô nhịp nào đến ô nhịp nào cho thật chính xác.
5. Sử dụng các nốt trên thanh công cụ:
Thanh chứa các nút công cụ này có rất nhiều dạng khác nhau, dùng để
ghi nhạc vào khuông. Ngoài các hình nốt nhạc ra, nó còn chứa rất nhiều
ký hiệu âm nhạc khác để bạn có thể ghi nhạc như là một nhà soạn nhạc
chuyên nghiệp.
Khi vào Encore, nó được ngầm định là thanh Notes (chứa các ký hiệu
nốt nhạc). Khi bạn click vào bên trái hoặc bên phải chữ Notes ấy, nó sẽ
chuyển sang phần công cụ khác như Clefs (khoá nhạc), Tools (dụng cụ),
Graphic (đồ hoạ) v.v…, mỗi lần click vào, nó sẽ chuyển sang phần kế
tiếp, sau một vòng xoay, nó sẽ trở lại phần Notes như lúc đầu. Bạn cũng
có thể tự mở ngay từng thanh công cụ bạn muốn bằng cách mở menu
Windows, chọn Palettes, chọn phần thanh công cụ bạn cần.
Khi click chọn một nút công cụ trên thanh như nốt nhạc chẳng hạn, thì hình
nốt ấy sẽ biến thành con trỏ chuột để bạn ghi vào khuông nhạc ngay đúng vị trí
nốt một cách dễ dàng. Trên thanh Notes, bạn có thể nhấn R để chuyển đổi qua
lại giữa nốt nhạc và dấu lặng tương đương. Muốn ghi dấu chấm (dotte) hoặc
liên ba (tuplet) thì bạn phải click luôn cả hai nút (thí dụ như nốt đen và dấu
chấm hoặc dấu móc đơn và dấu liên ba) rồi mới ghi vào khuông nhạc. Để ghi
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
mốt nốt nhạc có dấu hóa như thăng hoặc giáng chẳng hạn, bạn ghi nốt nhạc
trước, sau đó click chọn dấu hóa rồi click chồng lên nốt nhạc trên khuông.
Các ký hiệu âm nhạc khác thì sau khi click chọn nút, bạn click vào vị trí cần
đặt trên bản nhạc là xong. Nếu muốn chỉnh sửa hoặc di dời, bạn click chọn nút
mũi tên trên thanh công cụ chuẩn (hoặc nhấn chữ A trên bàn phím) rồi đưa trỏ
chuột vào ngay ký hiệu ấy rê đi nơi khác một cách dễ dàng. Muốn xóa, bạn rê
chuột xéo thành hình chữ nhật bao quanh ký hiệu ấy để chọn rồi nhấn delete.
Bạn cũng có thể click chọn nút Eraser (hình cục gôm) trên thanh công cụ
chuẩn rồi click vào ký hiệu ấy để xóa cũng được.
Thanh công cụ định dạng
Đây là thanh công cụ nằm ngang phía dưới thanh menu, chứa các nút thông
thường như New, Open, Save, Print... chẳng hạn. Ngoài ra nó còn có thêm
nhiều nút công cụ định dạng nốt nhạc, khuông nhạc, nối kết dòng nhạc, viết
tựa đề, chú thích, định dạng text v.v... nói chung là hầu hết các lệnh có trên
menu. Tuy nhiên, khi mới cài đặt chương trình, có thể thanh công cụ này chưa
xuất hiện và chưa chứa đầy đủ các nút. Để thanh công cụ này xuất hiện, bạn
mở menu Windows, click chọn Toolbars, bạn sẽ thấy thanh công cụ này có
mặt trên màn hình.
Bạn có thể tự mình hiệu chỉnh lại các nút trên thanh công cụ này bằng cách
mở menu Setup, chọn Toolbar Setup, chọn tên công cụ bạn muốn trong
khung, nhấn Add để thêm vào hoặc nhấn Remove để giấu vào hệ thống.
Sau khi hiệu chỉnh xong mọi thứ cho vừa ý, bạn mở menu Setup, click chọn
Save Preferences để lưu cấu hình này cho phiên làm việc từ nay về sau.
6. Chế độ làm việc tự động :
Khi cài đặt thì theo ngầm định, một số lệnh sẽ tự động làm việc trong Encore,
thí dụ như Auto Space (nút công cụ có hình 2 nốt đen), nút này sẽ tự động
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON
định vị trí của nốt nhạc trên khuông đúng theo trường độ của nốt nhạc, thí dụ
như 2 nốt trắng thì nằm đều nhau trong ô nhịp v.v… Nếu bạn muốn ghi vị trí
của các nốt theo ý riêng của mình thì hãy click vào nút đó để tắt đi, hoặc vào
menu Setup, click để xóa dấu kiểm trong Auto Space đi.
Ngoài ra còn có Auto Guess/Beam (nút công cụ có hình dấu ? và nốt đen),
dùng để tự động nối liền các nốt có cùng thể loại, thí dụ như 4 nốt móc đơn
nằm liền nhau sẽ được nối bằng vạch ngang đơn v.v…
Hai nút này đã được ngầm định khi vào chương trình, tức là luôn ở chế độ
mở, bạn có thể tắt chúng bằng cách click vào nút đó (nằm ở cuối thanh công
cụ) hoặc mở menu Setup, click vào để xoá dấu kiểm phiá trước đi là xong.
Như vậy! trong bài viết này ( tiếp theo của phần 2 ), chúng tôi đã giới thiệu
xong toàn bộ phần hướng dẫn cách soạn nhạc trên máy tính với phần mềm
Encore để các bạn có thể tự soạn nhạc và chép nhạc trên máy tính một cách
thành thạo. Ở bài viết sau ( Phần 4 ) Chúng tối sẽ giới thiệu đến các bạn về
các vấn đề như định dạng hay hiệu chỉnh một bài nhạc bằng phần mềm
Encore như thế nào ? Mời các bạn đón đọc . Chúc các bạn thành công !
TÀI LIỆU SOẠN NHẠC TRÊN MÁY TÍNH THUÝ SON