Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CƠ CẦU TỔ CHỨC TẠI HUYỆN ỦY THANH SƠN – PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.16 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG........................................................................1
1.1. Khái quát chung về quản trị học...................................................................1
1.2. Bản chất của quản trị học................................................................................2
1.3. Chức năng và vai trò của quản trị học.........................................................2
1.3.1. Chức năng của quản trị học.........................................................................2
1.3.2. Vai trò của quản trị.......................................................................................... 3
1.4. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................... 3
1.4.1. Khái niệm............................................................................................................. 3
1.4.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức.............................................................................3
1.4.3. Mô hình cơ cấu tổ chức..................................................................................4
PHẦN 2: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI HUYỆN ỦY THANH SƠN –
PHÚ THỌ...................................................................................................................7
2.1. Giới thiệu chung về Thanh Sơn và Huyện ủy Thanh Sơn – Phú Thọ7
2.1.1. Vài nét sơ lược về huyện Thanh Sơn..........................................................7
2.1.2. Giới thiệu về Huyện ủy Thanh Sơn.............................................................7
2.2. Thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy Thanh Sơn – Phú
Thọ......................................................................................................................................... 9
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Thanh Sơn.................................................9
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban theo mô hình
cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Thanh Sơn.............................................................9
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CƠ
CẦU TỔ CHỨC TẠI HUYỆN ỦY THANH SƠN – PHÚ THỌ.........................13
3.1. Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy Thanh Sơn - Phú Thọ 13
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy
ThanhSơn – Phú Thọ................................................................................................... 13


PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Khái quát chung về quản trị học
Khái niệm


Thuật ngữ quản trị có nghĩa là một phương thức hoạt động hướng đến
mục tiêu được hoàn thành với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người
khác. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết
hợp với nhau để cùng hoàn thiện mục tiêu. Trong bộ tư bản, Mác có đưa ra một
hình ảnh về hoạt động quản trị, đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc,
người này không chơi một thứ nhạc cụ nào mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công
tạo nên bản giao hưởng.
Ngày nay, về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau,
sau đây là một vài cách hiểu:
- Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối
hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một
người hoạt động riêng rẽ không thể nào làm được.Với cách hiểu này, hoạt động
quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau tạo thành tổ chức.
- Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm
thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động của
môi trường. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình trong đó chủ thể quản
trị là tác nhân tạo ra các hoạt động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác
động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả
chủ thể quản trị và đối tượng quả trị, được xác định trước khi thực hiện tác động
quản trị.
- Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công
việc và những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả
mọi tài nguyên để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Tuy nhiên theo các thuyết quản trị hiện đại thì “ Quản trị là quá trình làm
việc với những người khác và thông qua những người khác để thực hiện những
mục tiêu chung của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.

1



1.2. Bản chất của quản trị học
Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức là tìm ra phương thức
thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các
nguồn lực ít nhất. Nói chung quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà quản
trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất quản trị là quản trị các yếu tố đầu
vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của
một tổ chức, một doanh nghiệp.
1.3. Chức năng và vai trò của quản trị học
1.3.1. Chức năng của quản trị học
Chức năng của quản trị là những nhóm công việc chung, tổng quát mà
nhà quản trị ở cấp bậc nào cũng thực hiện. Nói cụ thể hơn, chức năng quản trị
được hiểu là một loại hoạt động quản trị, được tách riêng trong quá trình phân
công và chuyên môn hóa lao động quản trị, thể hiện phương hướng hay giai
đoạn tiến hành mục tiêu chung của tổ chức. Hiện nay có nhiều cách phân loại
các chức năng quản trị, nhưng nhìn chung, các nhà khoa học đã tương đối có sự
thống nhất về bốn chức năng quản trị đó là: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm
tra.
- Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị.
Hoạt động này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây
dựng và lựa chọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lập
một hệ thống các kế hoạch để phối hợp các hoạt động của tổ chức. Đồng thời
đưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch của tổ chức.
- Chức năng tổ chức: chủ yếu là thiết kế cơ cấu tổ chức, bao gồm xác định
những việc phải làm, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ
phận và xác lập hệ thống quyền hành trong tổ chức.
- Chức năng lãnh đạo: là chức năng thể hiện sự kích thích, động viên, chỉ
huy, phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung
đột trong tập thể nhằm đưa tổ chức đi theo đúng quỹ đạo dự kiến của tổ chức.
- Chức năng kiểm tra: để đảm bảo công việc thực hiện như kế hoạch dự

2


kiến, nhà quản trị cần theo dõi toàn bộ hoạt động của các thành viê, bộ phận và
cả tổ chức. Hoạt động kiểm tra thường là việc thu thập thông tin về kết quả thực
hiện thực tế, so sánh kết quả thực hiện thực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến
hành các điều chỉnh nếu có sai lệch, nhằm đưa tổ chức đi đúng quỹ đạo đến mục
tiêu.
1.3.2. Vai trò của quản trị
Quản trị quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Không có các hoạt
động quản trị mọi người trong tập thể sẽ không biết phải làm gì, lúc nào và công
việc sẽ diễn ra một cách lộn xộn.
Quản trị giúp tổ chức hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra bằng
cách hoạch định công việc, hướng mọi người phối hợp hoạt động, cùng hướng
về mục tiêu chung.
Quản trị còn giúp tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình hoạt động, tạo
ra hệ thống, quy trình phối hợp hợp lí nhằm đạt tối đa hiệu suất, giúp tổ chức sử
dụng tốt nguồn lực để duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu với chi phí thấp.
1.4. Cơ cấu tổ chức
1.4.1. Khái niệm
Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao
gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc cụ thể. Sự phân chia
công việc bao gồm nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ
phải cùng nhau làm việc như thế nào.
1.4.2. Vai trò của cơ cấu tổ chức
Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lí cho từng
công việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạ
giá thành sản phẩm
Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách
thức thể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc,

sơ đồ tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức.
Khi một cơ cấu tổ chức đã hoàn chỉnh, sẽ là cho nhân viên hiểu rõ những
kì vọng của tổ chức đối với họ thông qua quy tắc, quy trình làm việc. Ngoài ra,
3


cơ cấu tổ chức còn góp phần xác định quy chế thu thập, xử lí thông tin để ra
quyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức.
1.4.3. Mô hình cơ cấu tổ chức
Mô hình cơ cấu trực tiếp:
- Đặc điểm: Quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện
theo đường thẳng, từ trên xuống. Quyền hành được phân định rõ ràng với một
cấp trên trực tiếp.
- Ưu điểm: Tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng nên trách nhiệm rõ ràng.
Cấp trên phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cấp dưới. Có sự thống
nhất, tập trung cao.
- Nhược điểm: Đòi hỏi những người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện,
tổng hợp. Điều này khó đáp ứng khi quy mô của tổ chức tăng lên và số lượng
các vấn đề chuyên môn lớn. Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ
cao về từng mặt do khi cần phối hợp hợp tác công việc giữa hai đơn vị hay hai
cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì việc báo cáo thông tin phải
đi theo đường vòng theo các kênh đã định. Mô hình này thường phù hợp với
những tổ chức có quy mô nhỏ. Khi tổ chức phát triển rộng lớn hơn thì mô hình
này không còn thích hợp.
Mô hình cơ cấu chức năng
- Đặc điểm: Việc quản trị được thực hiện theo chức năng, không theo
tuyến, mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp.
- Ưu điểm: Người lãnh đạo của tổ chức được sự giúp đỡ của các chuyên
gia nên giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt hơn. Không đòi hỏi người lãnh đạo
phải có kiến thức toàn diện chuyên sâu về nhiều lĩnh vực.

- Nhược điểm: Trách nhiệm không rõ ràng. Khi khối lượng các vấn đề
chuyên môn tăng lên thì sự phối hợp hoạt động của người lãnh đạo tổ chức với
những người lãnh đạo tổ chức với những người lãnh đạo chức năng ngày càng
khó khăn.
Mô hình cơ cấu trực tuyến- chức năng
- Đặc điểm: Người lãnh đạo tổ chức được sự giúp đỡ của các phòng, ban
4


chức năng. Những người lãnh đạo tuyến chịu trách nhiệm về các đơn vị mình
phụ trách. Những lãnh đạo chức năng không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực
tuyến.
- Ưu điểm: Lợi dụng được ưu điểm của hai kiểu cơ cấu trực tuyến và
chức năng.
- Nhược điểm: Người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối
quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. Ngoài ra nếu có nhiều
bộ phận chức năng thường dẫn đến phải họp hành nhiều gây lãng phí thời gian.
Vì thế cần tránh lập ra quá nhiều phòng ban.
Mô hình cơ cấu tổ chức ma trận
- Đặc điểm: Mô hình này chủ yếu là kết hợp các đơn vị chức năng với các
đơn vị thành lập theo sản phẩm ( hay theo khách hàng ). Chẳng hạn, một công ty
đầu tư có hai dự án theo hai loại sản phẩm A và B hoàn toàn khác nhau. Thay vì
tổ chức mỗi dự án có đầy đủ các bộ phận để thực hiện các công việc như: nghiên
cứu Marketing, lập luận chứng kinh tế- kỹ thuật… thì có thể sử dụng các đơn vị
chức năng có sẵn trong công ty để thực hiện các công việc trên cho tất cả các dự
án.
- Ưu điểm: Đây là hình thức tổ chức linh động, sử dụng nhân lực có hiệu
quả, việc hình thành và giải thể dễ dàng, nhanh chóng.
- Nhược điểm: Dễ xảy ra tranh chấp ảnh hưởng giữa người lãnh đạo và
các bộ phận. Đòi hỏi nhà quản trị phải có ảnh hưởng lớn. Phạm vi sử dụng còn

hạn chế vì đòi hỏi một trình độ nhất định.
Cơ cấu tổ chức theo địa lí
- Đặc điểm: Mô hình này phân chia hoạt động theo từng khu vực địa lí
nhằm khai thác những ưu thế trong các hoạt động của địa phương. Mặt khác, có
thể sử dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi rộng, được gộp
theo nhóm và giao cho một nhà quản trị lãnh đạo tại từng khu vực.
- Ưu điểm: Tận dụng các thị trường và những ưu điểm của địa phương,
tăng sự kết hợp theo vùng.
- Nhược điểm: Cần nhiều người làm công việc quản lí từng khu vực. Cơ
5


chế kiểm soát phức tạp, nhất là ở cấp cao nhất.
Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
- Đặc điểm: Mô hình này lấy cơ sở là các dãy sản phẩm để thành lập các
bộ phận hoạt động. Bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên
nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó.
- Ưu điểm: Có thể phát triển tốt sản phẩm với tầm nhìn khá tổng quát về
thị trường của riêng từng sản phẩm.
- Nhược điểm: Khả năng hợp tác các bộ phận kém, dễ dẫn tới tính cục bộ
giữa các bộ phận, từ đó ít quan tâm đến phát triển toàn diện của tổ chức. Cơ cấu
này cũng đòi hỏi trình độ quản lí khác nhau với từng dãy sản phẩm nên chi phí
quản lí cao. Việc phát triển và đào tạo nhân sự trong tổ chức cũng hạn chế.
Kết luận
Có nhiều loại cơ cấu tổ chức khác nhau, mỗi cơ cấu có những ưu nhược
điểm riêng và phù hợp trong những trường hợp nhất định, gồm 6 mô hình cơ bản
sau: trực tuyến, chức năng, trực tuyến- chức năng, ma trận, tổ chức theo địa lí và
tổ chức theo sản phẩm. Để chọn lựa một cơ cấu tổ chức hợp lí cần tuân thủ
nguyên tắc tổ chức, chú ý các yếu tố ảnh hưởng và đặc biệt phải bảo đảm thực
hiện chính xác quy trình xây dựng cơ cấu tổ chức.


6


PHẦN 2: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI HUYỆN ỦY THANH SƠN
– PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu chung về Thanh Sơn và Huyện ủy Thanh Sơn – Phú
Thọ
2.1.1. Vài nét sơ lược về huyện Thanh Sơn
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm phía Nam của tỉnh Phú Thọ, sau khi
điều chỉnh địa giới hành chính, huyện có 62.110,04 ha diện tích đất tự nhiên,
phía đông giáp huyện Thanh Thủy và Kỳ Sơn. Phía tây giáp các huyện Yên Lập
và Tân Sơn. Phía bắc giáp huyện Tam Nông. Phía nam giáp các huyện và thành
phố của tỉnh Hòa Bình như Đà Bắc, Hòa Bình.
Huyện có 23 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm một thị trấn là thị trấn
Thanh Sơn và 22 xã: Cự Đồng, Cự Thắng, Địch Quả , Đông Cửu, Thượng Cửu,
Khả Cửu, Giáp Lai, Hương Cần, Lương Nha, Sơn Hùng, Tân Lập, Tân Minh,
Tất Thắng, Thạch Khoán, Thắng Sơn, Thục Luyện, Tinh Nhuệ, Văn Miếu, Võ
Miếu, Yên Lãng, Yên Lương, Yên Sơn.
Đảng bộ huyện có truyền thống đoàn kết, Nhân dân cần cù sáng tạo trong
lao động, đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, ý thức tốt, tiên phong trong các
phong trào. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện và cấp ủy cơ sở, với sự nỗ lực của các tầng lớp Nhân
dân trong huyện, kinh tế - xã hội của huyện liên tục có những bước phát triển rõ
rệt, đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Nhân dân tin
tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2.1.2. Giới thiệu về Huyện ủy Thanh Sơn
Địa chỉ: Thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại: 02103873218 – Fax: 02103874224
Email:

THƯỜNG TRỰC HUYỆN ỦY
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện:
Phan Trọng Tấn
Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung; Chủ trì các hội nghị thường vụ ; Chỉ
7


đạo tổ chức thực hiện tổng kết các mặt công tác trọng yếu ở huyện. Trực tiếp
nắm bắt các vấn đề quan trọng về quốc phòng an ninh. Phụ trách công tác đối
ngoại, nắm và chỉ đạo các công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy: Nguyễn Quang Sỹ
Lĩnh vực phụ trách: Công tác xây dựng Đảng, đoàn thể.
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Văn Mạnh
Lĩnh vực phụ trách: Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của UBND
huyện.
Huyện ủy Thanh Sơn gồm 3 lãnh đạo và 5 phòng ban tham mưu giúp
việc.
Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Thanh Sơn bao gồm:
Lãnh đạo: 01 Bí thư
01 Phó Bí thư Thường trực
01 Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện.
Các phòng ban giúp việc:
Ban Tổ chức: Trưởng ban: Đinh Thị Hường
HUV – Phó Trưởng ban Thường trực: Nguyễn Công Chiến
Phó trưởng ban: Phí Đình Hưng
Ủy ban kiểm tra: UVBTV – Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Long
HUV – Phó chủ nhiệm Thường trực: Trần Văn Hoan
Phó chủ nhiệm: Đinh Thị Thanh
Ban tuyên giáo: UVBTV – Trưởng ban: Hà Quang Hào
HUV – Phó trưởng ban Thường trực: Tạ Văn Thịnh

Phó trưởng ban: Trần Thị Quy
Ban Dân vận: UVBTV – Trưởng ban: Lương Thị Thanh Nhàn
Phó trưởng ban: Trần Danh Tùng
Phó trưởng ban: Ngô Đức Thiện
Văn phòng: HUV – Chánh văn phòng: Nguyễn Quang Hải
Phó chánh văn phòng: Nguyễn Trọng Quang
Phó chánh văn phòng: Hà Thị Thanh
8


2.2. Thực trạng mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy Thanh Sơn –
Phú Thọ
2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Thanh Sơn
Mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy Thanh Sơn là mô hình cơ cấu tổ
chức trực tuyến. Quan hệ giữa các nhân viên trong Huyện ủy được thực hiện
theo đường thẳng, từ trên xuống. Quyền hành được phân định rõ ràng. Mỗi
phòng, ban tại Huyện ủy được chỉ rõ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban theo mô
hình cơ cấu tổ chức của Huyện ủy Thanh Sơn
Ban Thường vụ
Tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của
Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ban thường vụ
tỉnh ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương,
chính sách của Trung ương, Tỉnh, Huyện.
Quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các cuộc hội nghị của Ban chấp
hành Đảng bộ.
Tổ chức chỉ đạo phối hợp giữa các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
về mặt công tác trên bản địa.
Quyết định những vấn đề chủ trương, tổ chức cán bộ theo đúng quy chế
đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, quy định phân cấp cán bộ. Báo cáo tình hình các mặt

của Đảng bộ lên Tỉnh ủy
Xây dựng chương trình công tác năm, xem xét và quyết định kết nạp
Đảng viên.
Thường trực Huyện ủy Thanh Sơn
Điều hành bộ máy Đảng, giải quyết công việc cụ thể về công tác Đảng
viên.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực thi chỉ thị, Nghị quyết của cấp ủy, Ban
Thường vụ.
Giải quyết công việc hàng ngày của Đảng bộ.
Quyết định triệu tập chuẩn bị nội dung các kì họp của Ban Thường vụ.
9


Bí thư Huyện ủy
Giữ vai trò trung tâm đoàn kết trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của cấp trên, Nghị quyết của
Đại hội Đảng bộ và Ban chấp hành, Ban Thường vụ.
Kiểm tra thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành, Ban Thường vụ.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy
Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban Thường vụ và đồng chí Bí
thư trong việc điều hành hàng ngày theo quyết định của ban thường vụ.
Tổ chức kiểm tra thực hiện các Nghị quyết cuả Ban chấp hành, ban
thường vụ.
Trực tiếp phụ trách Văn phòng Huyện ủy, Phụ trách khối Đảng, khối Dân
vận. Tham gia thường vụ Đảng ủy công an huyện.
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện
Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành, Ban thường vụ về công tác chính
quyền.
Quán triệt các nghị quyết của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, cụ thể hóa
thành các kế hoạch, đề án, triển khai thực hiện, phát huy kết quả chức năng quản

lí nhà nước trên địa bàn huyện.
Cùng các ủy viên Ban Chấp hành chăm lo văn kiện toàn bộ bộ máy
chính quyền các cấp trong huyện.
Ban tổ chức Huyện ủy
Ban tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu của huyện ủy, trực tiếp và
thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện ủy về công tác xây dựng
Đảng gồm: tổ chức, cán bộ, đảng viên,bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính
trị trong huyện.
Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng
viên, bảo vệ chính trị nội bộ của huyện ủy.
Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện ủy
giao:
Cụ thể hóa và triển khai các văn bản của cấp trên, của huyện ủy và ban
10


thường vụ huyện ủy về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng
viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
Tham mưu, giải quyết các vấn đề đảng tịch. Quản lí hồ sơ cán bộ, công
chức diện Ban thường vụ, Huyện ủy quản lí; Quản lí hồ sơ cán bộ, công chức,
viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.
Được cử cán bộ, công chức dự các phiên họp bàn về công tác xây dựng
Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ
chính trị nội bộ của các ban đảng.
Là cơ quan thường trực về công tác thi đua và khen thưởng của huyện ủy.
Thống kê cơ bản về công tác xây dựng chi bộ, đảng bộ.
Ủy ban kiểm tra
Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác
kiểm tra, giám sát nhiệm kì, hàng tháng, sáu tháng; sơ kết, tổng kết công tác
kiểm tra giám sát theo quy định.

Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm
tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng
viên.
Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp
hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ đảng…
Giải quyết tố cáo tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc diện Huyện
ủy quản lí.
Thông qua giải quyết tố cáo, bảo vệ tổ chức cá nhân làm đúng, xử lí
nghiêm những tổ chức, cá nhân có sai phạm.
Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và công tác tài chính của Văn
phòng Huyện ủy.
Ban Dân vận
Ban dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ
huyện mà trực tiếp là Ban thường vụ Huyện ủy về công tác vận động quần
chúng của Đảng; có trách nhiệm giúp ban thường vụ huyện ủy chỉ đạo, thực hiện
các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy và Huyện ủy về công tác
11


dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc và người Hoa trên địa bàn huyện.
Ban Tuyên giáo
Theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân và
dư luận xã hội.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục theo sự chỉ đạo của
cấp ủy và hướng dẫn của Ban tuyên giáo tỉnh ủy, thường trực huyện ủy.
Giúp cấp ủy kiểm tra thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế , dân
số, kế hoạch hóa gia đình, bảo về và chăm sóc trẻ em, các hoạt động khoa học –
công nghệ và môi trường trên địa bàn huyện.
Xây dựng kế hoạch sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ huyện.

Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo với Thường trực huyện ủy, Ban
tuyên giáo tỉnh ủy về những nội dung công tác thuộc nhiệm vụ ban tuyên giáo
đảm nhận.
Văn phòng Huyện ủy
Văn phòng huyện ủy là cơ quan thuộc hệ thống các ban đảng, có chức
năng tham mưu giúp huyện ủy mà trực tiếp là Ban Thường vụ, thường trực
huyện ủy tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện ủy, phối hợp, điều hòa
hoạt động của các ban đảng phục vụ cho hoạt động chung cuả cấp ủy.
Làm công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo của cấp ủy.
Xử lí đơn thư giúp Thường trực huyện ủy.
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ trong hệ thống các cơ quan Đảng và
đoàn thể chính trị - xã hội theo quy định hiện hành.
Đảm bảo các điều kiện vật chất phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy.
Quản lí tài chính, tài sản của Đảng hiệu quả và đúng pháp luật.
Tổ chức bảo vệ an toàn trụ sở Huyện ủy.
Tổ chức đón tiếp, phục vụ các đoàn khách đến làm việc với Huyện ủy.

12


PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH
CƠ CẦU TỔ CHỨC TẠI HUYỆN ỦY THANH SƠN – PHÚ THỌ
3.1. Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy Thanh Sơn - Phú Thọ
Đặc điểm:
Mô hình cơ cấu tổ chức Huyện ủy Thanh Sơn là mô hình cơ cấu trực
tuyến và có đặc điểm như:
- Các cấp quản lí bên dưới có cùng một thủ trưởng.
- Mối quan hệ chỉ đạo theo chiều dọc.
- Thủ trưởng mỗi cấp trong Huyện ủy tự mình điều hành.
- Thông tin quản lí trong Huyện ủy chỉ truyền dẫn theo chiều từ trên

xuống và qua từng cấp.
Ưu điểm:
- Hiệu lực điều hành của lãnh đạo luôn được đảm bảo.
- Thông tin, mệnh lệnh được chuyền theo chiều dọc của cơ cấu nên ít có
sai xót hoặc bỏ qua thông tin.
- Phân công các cán bộ quản lí cấp cao phù hợp với trình độ nghiệp vụ
hiện tại của Huyện ủy
- Thủ trưởng có điều kiện đi sâu vào nghiệp vụ.
Nhược điểm:
- Thủ trưởng các cơ quan dễ gây ra tính cục bộ, thiếu sự nhìn nhận một
cách toàn diện.
- Dễ hình thành phong cách lãnh đạo độc đoán.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức tại Huyện ủy
ThanhSơn – Phú Thọ
Phát huy thế lực về tài nguyên, nhân sự, kỹ thuật, chuyên môn.
Phân chia công việc, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp, bộ
phận, cá nhân.
Sắp xếp, bố trí nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ trong các phòng ban.
Tối ưu hóa bộ máy tổ chức quản lí, giảm nhẹ áp lực của Lãnh đạo huyện
ủy, xây dựng thêm các ngành chức năng.
Tăng cường kiểm tra, thực hiện các quyết định của lãnh đạo.
13



×