Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Tìm hiểu về công tác hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.46 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy (cô)
thuộc Trung tâm Thông tin – Thư viện của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã
tạo điều kiện để tôi có được tài liệu tham khảo. Và đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành tới giảng viên Nguyễn Hữu Danh bởi thầy đã hướng dẫn giúp
đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu tôi đã gặp khá nhiều khó
khăn, mặt khác do trình độ nghiên cứu còn hạn chế cùng những nguyên nhân
khác nên dù cố gắng song đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong trường cũng như các
bạn đọc.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp tôi nhận ra những hạn chế
và qua đó tôi có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học tập cũng như
nghiên cứu sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử
dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2017

1


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT
1


2
3

Chữ cái viết tắt
LNTT
CNTT
CNTT – VT

Ý nghĩa
Lợi nhuận trước thuế
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin viễn thông


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................1
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................1
MỤC LỤC...........................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1.Lí do lựa chọn đề tài.......................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu..........................................................................................................2
3.Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài.................................2
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................2
5.Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng......................3
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài............................................................................3
7.Cấu trúc của đề tài...........................................................................................................3


NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................................5
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA...................................5
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT................................................................................5
1.1Lý luận chung về Hoạch định chiến lược.....................................................................5
1.1.1Khái niệm về hoạch định, chiến lược và hoạch định chiến lược...............................5
1.1.2Ý nghĩa của hoạch định..............................................................................................5
1.1.3Các căn cứ hoạch định...............................................................................................6
1.1.4Phân loại hoạch định..................................................................................................6
1.1.5Các hình thức hoạch định...........................................................................................7
1.1.6Nguyên tắc hoạch định...............................................................................................7
1.2Khái quát về tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần FPT.....................................8
1.2.1Lịch sử hình thành......................................................................................................8
1.2.2Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................11
1.2.3Chức năng nhiệm vụ................................................................................................12
1.2.4Văn hóa của FPT......................................................................................................13
Tiểu kết:...........................................................................................................................13

CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN FPT GIAI ĐOẠN 2017 – 2019.....................................................14
2.1 Các loại hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT........................................14
2.2Căn cứ hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2019......16
2.2.1Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần
FPT...................................................................................................................................16
2.2.1.1Môi trường vĩ mỗ..................................................................................................16
2.2.1.2Môi trường vi mô..................................................................................................19
2.2.1.3Các yếu tố bên trong của tổ chức..........................................................................19
2.2.1.4Kết quả thực hiện các định hướng chiến lược của năm 2016...............................21



2.2.2Phân tích Swot Công ty cổ phần FPT......................................................................22
2.3Các mục tiêu chiến lược trong hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai
đoạn 2017 – 2019.............................................................................................................23
2.3.1Vươn tới tập đoàn toàn cầu......................................................................................24
2.3.2Tiên phong trong thế giới số....................................................................................24
2.3.3Nâng cao đẳng cấp...................................................................................................24
2.3.4Định hướng phát triển bền vững..............................................................................24
2.4Các giải pháp cụ thể trong hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai đoạn
2017 – 2019......................................................................................................................25
2.4.1Các hành động chiến lược........................................................................................25
2.4.1.1Hành động chiến lược để vươn tới tập đoàn toàn cầu...........................................25
2.4.1.2Hành động chiến lược để đưa FPT tiên phong trong thế giới số..........................25
2.4.1.3Hành động chiến lược để giúp FPT nâng cao đẳng cấp........................................26
2.4.2Các giải pháp cụ thể.................................................................................................26
2.4.2.1Các giải pháp về nhân lực.....................................................................................26
2.4.2.2Các giải pháp về Marketing..................................................................................27
2.4.2.3Các giải pháp về tài chính kế toán........................................................................27
2.4.2.4Các giải pháp về R&D..........................................................................................27
2.4.2.5Các giải pháp về hệ thống thông tin......................................................................27
2.4.2.6Các giải pháp về tổ chức lãnh đạo........................................................................28
Tiểu kết:...........................................................................................................................28

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NÂNG CAO.........29
CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
FPT GIAI ĐOẠN 2017 - 2019.........................................................................29
3.1 Nhận xét về công tác hoạch định chiến lược tại Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2017
– 2019...............................................................................................................................29
3.1.1Ưu điểm....................................................................................................................29
3.1.2Nhược điểm..............................................................................................................30
3.2 Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược tại Công ty cổ

phần FPT..........................................................................................................................31
3.2.1Các giải pháp về xây dựng chiến lược.....................................................................31
3.2.2Các giải pháp về con người......................................................................................32
Tiểu kết:...........................................................................................................................32

PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................34


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Quản trị là một trong các hoạt động mà bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào
nếu muốn hoạt động được thì đều cần phải có. Đây là hoạt động tất yếu để các
nhà lãnh đạo có thể dẫn dắt cơ quan, tổ chức mình đi đúng hướng nhằm đạt
được tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược mà cơ quan, tổ chức hướng đến. Quản trị
có bốn chức năng cơ bản là: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Hoạch
định là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình quản trị, vì yêu cầu
của quản trị là phải thực hiện đúng ngay từ đầu. Công tác hoạch định đặc biệt là
hoạch định chiến lược có vai trò vô cùng to lớn trong quản trị văn phòng. Hoạch
định cho biết hướng đi trong tương lai của cơ quan, tổ chức nên nó trở thành
nền tảng của quản lý, giúp nhà quản lý có tư duy hệ thống để tiên liệu các tình
huống quản lý. Không chỉ vậy, hoạch định còn giúp cho tổ chức có thể thích
nghi được với những thay đổi của môi trường bên ngoài tác động vào tổ chức,
chuẩn bị sẵn sàng các phương án hành động để giải quyết các khó khăn, vướng
mắc sẽ xảy ra trong tương lai. Đồng thời, hoạch định còn là cách tốt nhất để
giúp tổ chức tập trung nguồn lực và hoạt động vào các mục tiêu và chính sách
đã đặt ra qua đó giúp tổ chức hoạt động một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó
công tác hoạch định còn cung cấp các tiêu chuẩn để tiến hành các hoạt động
kiểm tra, giám sát, là căn cứ để đánh giá đội ngũ nhân viên trong cơ quan, tổ
chức.

Với tầm quan trọng vô cùng đặc biệt của công tác hoạch định, tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác hoạch định chiến lược của
Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2019” để giúp các bạn có cái nhìn rõ
hơn về công tác hoạch định chiến lược trong thực tế của một cơ quan, doanh
nghiệp. Thông qua việc tìm hiểu công tác hoạch định chiến lược tại Công ty cổ
phần FPT tôi có đưa ra nhận xét về hoạt động này trên hai mặt là ưu điểm và
nhược điểm, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch
định chiến lược tại Công ty cổ phần FPT. Đây có thể là cơ sở để các cơ quan,
doanh nghiệp khác trong thực tế xem xét và áp dụng cho cơ quan, doanh nghiệp
1


của mình để công tác hoạch định thật sự đạt hiệu quả cao nhất qua đó giúp cơ
quan, doanh nghiệp phát triển hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Sách, giáo trình:
- Grunig, Rudolf (2009), Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB
Khoa học và Kỹ thuật.
- Nguyễn Hải Sản (1998), Quản trị học, NXB Thống kê.
- Mike Harvey (1996), Cao Xuân Đỗ dịch, Quản trị hành chính văn
phòng, NXB Thống kê.
Đề tài nghiên cứu:
- Nguyễn Vạn An, Nguyễn Mạnh Hoài Bắc, Lương Thế Đạt, Nguyễn
Thị Nam Giao, Huỳnh Thị Như Hiếu, Lê Thị Mậu Huyền và Lê Thanh Hồng
Ngọc, Hoạch định chiến lược Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
đến năm 2020.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Công tác hoạch định chiến lược của Công ty cổ
phần FPT giai đoạn 2017 – 2019.
Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Giải đoạn 2017 – 2019.
- Không gian: Công ty cổ phần FPT về công tác hoạch định chiến lược.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
- Đối với sinh viên: Giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế bên cạnh lý
thuyết học được từ sách vở về công tác hoạch định chiến lược, qua đó nắm
vững, hiểu và củng cố vững chắc hơn nền tảng lý thuyết, đồng thời so sánh
được giữa lý thuyết và thực tiễn của công tác hoạch định có gì giống và khác
nhau. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này còn tạo điều kiện cho các sinh viên tiếp
theo có thêm tư liệu và có thể nghiên cứu kỹ hơn, sâu hơn về vấn đề này, từ đó
phát triển hơn nữa kiến thức về công tác hoạch định chiến lược tại một cơ quan,
doanh nghiệp.
- Đối với nhà trường: Cung cấp thêm tư liệu cần thiết về công tác hoạch
định trong quản trị văn phòng cho các môn học có liên quan như: Quản trị học,
kỹ năng hoạch định trong quản trị văn phòng,…
- Đối với Công ty cổ phần FPT: Từ việc tìm hiểu và nhận xét những ưu
2


điểm, nhược điểm của công tác này để cung cấp thêm các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược của Công ty, giúp công ty thực
hiện tốt hơn công tác này.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái quát về tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần
FPT.
- Tìm hiểu về công tác hoạch định chiến lược tại Công ty cổ phần FPT
về các loại hoạch định, căn cứ hoạch định, các mục tiêu chiến lược trong hoạch
định và các giải pháp cụ thể.
- Nhận xét ưu nhược điểm về công tác hoạch định chiến lược của Công
ty và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến

lược của Công ty.
5. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu được sử
dụng
Đề tài có sử dụng phương pháp luận nghiên cứu suy vật biện chứng và
lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, kế thừa các thông tin, tài liệu
có sẵn.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài này sẽ đóng góp vào hệ thống lý thuyết của môn
học, đưa môn học đi sát với thực tiễn để củng cố vững chắc nền tảng lý thuyết
của môn Kỹ năng hoạch định trong công tác quản trị văn phòng.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến
lược tại Công ty cổ phần FPT qua đó phân tích những ưu điểm, nhược điểm của
công tác này và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa cho công tác hoạch
định chiến lược tại công ty, từ đó giúp công ty đạt được hiệu quả hoạt động tốt
nhất.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được chia
làm ba chương như sau:
3


Chương 1: Lý luận chung về hoạch định chiến lược và khái quát về tổ
chức và hoạt động của Công ty cổ phần FPT
Chương 2: Công tác hoạch định chiến lược tại Công ty cổ phần FPT
Chương 3: Nhận xét và đề xuất kiến nghị nâng cao công tác hoạch
định chiến lược tại Công ty cổ phần FPT


4


NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ
KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
1.1 Lý luận chung về Hoạch định chiến lược
1.1.1 Khái niệm về hoạch định, chiến lược và hoạch định chiến lược
Hoạch định là chức năng đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình quản
trị bởi nó giúp nhà quản trị định hướng chính xác đường đi trong tương lai của
tổ chức, tránh những sai lầm không nên có.
“Hoạch định được hiểu là một quá trình ấn định những mục tiêu và
xác định biện pháp, phương án tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó
trong khoảng thời gian nhất định.”
Theo Jonhson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến
lược là việc xác định phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài
hạn; ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn
lực trong một môi trường mang tính cạnh tranh, nhằm thỏa mãn tốt nhất
nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được kỳ vọng của các tác nhân có
liên quan đến tổ chức”.
Hoạch định chiến lược là một loại hoạch định, có vai trò quan trọng cho
tổ chức, “là quá trình đưa ra các quyết định dài hạn, xác định con đường
phát triển của tổ chức trong những khoảng thời gian nhất định trong tương
lai nhằm liên kết các nỗ lực của con người và các nguồn lực khác hướng tới
mục tiêu.”
1.1.2 Ý nghĩa của hoạch định
Hoạch định là công tác không thể thiếu ở bất kỳ cơ quan, tổ chức nào bởi
những ý nghĩa mà nó đem lại cho cơ quan, tổ chức là vô cùng to lớn.
- Hoạch định là nền tảng của quản lý, tạo cho nhà quản lý hình thành tư

duy hệ thống để tiên liệu các tình huống quản lý. Giúp tổ chức có được sự chủ
động, tránh những tổn thất không đáng có.
- Hoạch định tạo sự chủ động cho tổ chức, sẵn sàng ứng phó với những
5


thay đổi của môi trường bên ngoài. Hoạch định giúp tổ chức xác định những
tình huống có thể xảy ra khi thực hiện và đưa ra các biện pháp hiệu quả nhất để
ứng phó với các tình huống bất ngờ.
- Hoạch định còn giúp tổ chức tập trung các nguồn lực, hoạt động vào
thực hiện mục tiêu và chính sách đã đặt ra, tránh lãng phí, hoạt động kém hiệu
quả.
- Hoạch định còn là cơ sở để tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra,
giám sát.
1.1.3 Các căn cứ hoạch định
Muốn hoạch định đạt kết quả tốt nhất cần căn cứ vào các yếu tố sau để
hoạch định:
- Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và
cơ quan để từ đó đưa ra các phương hướng, chính sách, kế hoạch phát triển cho
tổ chức mà không vi phạm pháp luật.
- Căn cứ vào chương trình, kế hoạch dài hạn của cơ quan để triển khai
các hoạt động nhỏ hơn nhằm thực hiện tốt chương trình, kế hoạch dài hạn của
cơ quan.
- Căn cứ vào yêu cầu thực tế đặt ra trong từng giai đoạn lịch sử tương
ứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan.
- Căn cứ vào các nguồn lực thực tế của cơ quan như nhân lực, vật lực và
tài lực để hoạch định cho chính xác, đảm bảo tính khả thi, tránh lãng phí.
- Căn cứ vào các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội,…
1.1.4 Phân loại hoạch định

• Hoạch định mục tiêu là trạng thái mong đợi, có thể có và cần phải có
đối với một tổ chức hoặc cá nhân tại một thời điểm nhất định.
• Hoạch định chiến lược là quá trình đưa ra những quyết định dài hạn,
xác định con đường phát triển của tổ chức trong những khoảng thời gian nhất
định trong tương lai nhằm liên kết các nỗ lực của con người với các nguồn lực
khác hướng tới mục tiêu.
6


• Hoạch định chiến thuật bao gồm hệ thống các kế hoạch quý, năm và
các chính sách, dự án, chế độ, quy định.
• Hoạch định tác nghiệp gồm các kế hoạch ngày, tuần, tháng và các
chương trình hành động cụ thể.
• Hoạch định thời gian là các hoạt động được sắp xếp theo trình tự thời
gian cụ thể.
1.1.5 Các hình thức hoạch định
Có 3 hình thức hoạch định, mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm
nhất định, nhà quản trị cần biết nên lựa chọn hình thức nào để hoạch định cho
phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức.
Thứ nhất, hoạch định từ trên xuống dưới: cấp quản trị cao nhất sẽ hoạch
định, đưa ra kế hoạch trước, sau đó đến các cấp tiếp theo.
Thứ hai, hoạch định từ dưới lên trên: từ cấp nhỏ nhất xây dựng kế hoạch
và trình lên cho cấp trên để tiếp tục xây dựng kế hoạch.
Thứ ba, hoạch định theo quy trình hai xuống một lên: Cấp trên xây dựng
kế hoạch cho cấp mình và hướng dẫn cấp dưới lập kế hoạch. Cấp dưới sau khi
xây dựng kế hoạch sẽ gửi lại cho cấp trên xem xét quyết định. Sau đó cấp trên
gửi lại cho cấp dưới để tổ chức thực hiện kế hoạch.
1.1.6 Nguyên tắc hoạch định
Hoạch định muốn đạt hiểu quả cao cần đảm bảo nguyên tắc: 5W, 1H, 2C
và 5M

- Why: mục tiêu yêu cầu.
- What: nội dung công việc.
- Who: đối tượng.
- When, Where: thời gian, địa điểm.
- How: cách thức thực hiện.
- Control: phương pháp kiểm soát.
- Check: phương pháp kiểm tra.
- Man: nguồn nhân lực.
- Money: tài lực.
7


- Material: nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
- Machine: máy móc/công nghệ.
- Method: Phương pháp làm việc.
1.2 Khái quát về tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần FPT
1.2.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần FPT (hay FPT) là một tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam
được thành lập vào ngày 13/9/1988 bởi ông Trương Gia Bình. FPT đặt trụ sở
chính tại Tòa nhà FPT, lô B2 Phố Duy Tân, Đường Phạm Hùng, quận Cầu
Giấy, Hà Nội.
Ban đầu FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực
phẩm. Sau đó chuyển sang hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là công
nghệ thông tin và viễn thông. “FPT đã cung cấp dịch vụ tới 63/63 tỉnh thành tại
Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt động trên thị trường toàn cầu với sự
hiện diện tại 21 quốc gia.” [TL1]
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, FPT đã trải qua
những dấu mốc hết sức quan trọng:
Năm 1988 – Bước những bước đi đầu tiên với 13 thành viên

“Tháng 6/1986, trong quá trình làm việc tại Viện Cơ học, trực thuộc Viện
Khoa học Việt Nam, ông Trương Gia Bình quyết định thành lập Nhóm Trao đổi
Nhiệt và Chất.
Mùa hè năm 1988, ông quyết tâm thành lập một công ty trực thuộc một
cơ quan nhà nước cấp bộ hoặc ngang bộ, có chức năng kinh doanh, xuất nhập
khẩu và chuyển giao công nghệ.
Ngày 13/9/1988, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã
ký quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên gọi đầu tiên của
FPT) và giao cho ông Trương Gia Bình làm Giám đốc. Một công ty mới ra đời,
không vốn liếng, không tài sản, không tiền mặt…, chỉ có 13 nhà khoa học trẻ
tuổi, đầy hoài bão, tin tưởng vào bàn tay và trí óc của mình, dám đương đầu với
mọi thách thức, quyết làm nên nghiệp lớn.” [TL3]
8


Năm 1990 – Lựa chọn con đường tin học
“Hợp đồng cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm
1989 đặt nền móng cho hướng kinh doanh tin học của FPT. Tháng 10/1990,
công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (tên viết tắt là
FPT). Hợp đồng phần mềm thương mại đầu tiên của FPT được ký vào cuối năm
1990. Sau ngành hàng không, FPT lần lượt tham gia vào các dự án tin học hóa
hầu hết các bộ ngành trọng điểm của Việt Nam.” [TL3]
Năm 1994 – Bước chân vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu mang sản
phẩm công nghệ mới vào Việt Nam
“Sau khi Mỹ bãi bỏ chính sách cấm vận năm 1994, một loạt hãng máy
tính vào Việt Nam, FPT đã nhanh chóng tiếp cận và thuyết phục họ lựa chọn
FPT là đại lý chính thức tại Việt Nam.
Hiện nay, FPT đã trở thành nhà phân phối của trên 30 hãng công nghệ lớn
và giữ vị trí nhà phân phối số 1 tại Việt Nam với mạng lưới 1.500 đại lý phân
phối tại 63/63 tỉnh thành.” [TL3]

Năm 1997 – Tham gia vào lĩnh vực Internet, tạo bước phát triển dột
phá cho lĩnh vực này ở Việt Nam
“Năm 1997, Việt Nam kết nối hạ tầng với mạng Internet toàn cầu và FPT
được lựa chọn là nhà cung cấp thiết bị, đồng thời là Nhà cung cấp kết nối (ISP).
Là ISP duy nhất không thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, FPT đã là
chất xúc tác để Internet Việt Nam phát triển như vũ bão.
Hiên nay, FPT là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – internet
hàng đầu Việt Nam với hạ tầng internet phủ rộng tới 59/63 tỉnh thành.” [TL3]
Năm 1999 – Tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là
xuất khẩu phần mềm
“Hội nghị Diên hồng FPT năm 1998 đã hoạch định chiến lược cho 10
năm tới, lấy xuất khẩu phần mềm làm mũi nhọn và quyết thắp sáng tên tuổi Việt
Nam trên bản đồ trí tuệ thế giới.
Hơn 15 năm sau, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt
Nam và thuộc danh sách 100 Nhà cung cấp Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100
9


Global Outsourcing) do IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 19 quốc gia
trên toàn cầu.” [TL3]
Năm 2000 – Nhận chứng chỉ ISO 9001, đặt nền móng cho Hệ thống
quản trị toàn diện FPT
“Năm 2000, FPT đã trở thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á
được cấp chứng nhận ISO 9001:1994.
Năm 2004, FPT là công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM 5 mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển
phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp.
Năm 2005, FPT xây dựng hệ thống quản trị toàn diện của FPT và là công
ty duy nhất đăng ký bảo hộ hệ thống này.
Đến nay, FPT có hầu hết các chứng chỉ cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt
động, kinh doanh của mình.” [TL3]

Năm 2001 – Ra mắt VNExpress – Một trong những báo điện tử đầu
tiên tại Việt Nam
Năm 2006 – Thành lập trường Đại học FPT
“Năm 1999, FPT bước chân vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm. Bài toán
khó đặt ra không chỉ là tiếp cận thị trường mà còn là vấn đề nhân lực. Để giải
bài toán về nhân lực cho xuất khẩu phần mềm, FPT đã quyết định liên kết với
Aptech, Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo CNTT hàng đầu thế giới, thành lập 02
trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech đầu tiên tại Hà Nội và
Tp.HCM.
Hàng chục nghìn lập trình viên được cung cấp cho thị trường nhân lực
nhưng vẫn là con số nhỏ bé so với nhu cầu nhân lực CNTT, trong khi số sinh
viên tốt nghiệp đại học về tin học thiếu về số lượng và kém về chất lượng, đặc
biệt là ngoại ngữ. Nhằm giải quyết bài toán nhân lực cho chính mình cũng như
cho ngành CNTT Việt Nam. Tháng 09/2006, Đại học FPT ra đời và cũng là
trường đại học đầu tiên của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động.”
[TL3]
Năm 2012 – Đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT và Thương mại điện tử
10


“Tháng 2/2012, FPT quyết định đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT với
mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào năm 2014. Chuỗi bán lẻ FPT Shop đã có mặt ở
63/63 tỉnh thành tại Việt Nam với số lượng cửa hàng không ngừng tăng nhanh
qua các năm.
Ra mắt vào tháng 3 năm 2012, với mô hình B2B2C, Sendo.vn của FPT là
sàn thương mại điện tử đầu tiên kết hợp với các nhà cung cấp logistic và ngân
hàng để mang lại cho khách hàng trải nghiệm giao dịch đảm bảo trọn gói. Năm
2014, FPT hoàn tất việc mua lại 123mua.vn. FPT đặt mục tiêu đưa Sendo.vn
thành trang thương mại điện tử có nhiều giao dịch nhất thông qua việc cung cấp
các dịch vụ có chất lượng vượt trội với mô hình mua bán đảm bảo.” [TL3]

Năm 2014 – Tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực Công
nghệ thông tin của Việt Nam tại thị trường nước ngoài
“Tháng 6/2014, FPT hoàn tất thương vụ M&A đầu tiên thông qua việc
mua công ty RWE IT Slovakia, đơn vị thành viên của RWE, tập đoàn năng
lượng hàng đầu châu Âu. Đây là thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đầu tiên
tại thị trường nước ngoài của FPT nói riêng và trong ngành công nghệ thông tin
Việt Nam nói chung.
Thương vụ này cũng khẳng định sự sẵn sàng của FPT trong các dự án
quy mô và đẳng cấp trên sân chơi toàn cầu.” [TL3]
Năm 2015 – Doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp Giấy phép
Viễn thông tại Myanmar
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần FPT là Ông
Trương Gia Bình và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc FPT là
ông Bùi Quang Ngọc. FPT hiện có 8 công ty thành viên và 3 công ty liên kết.
• Công ty thành viên bao gồm:
- Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software)
- Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System)
- Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
- Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)
11


- Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)
- Công ty Cổ phần Thương mại FPT (FPT Trading Group)
- Công ty Cổ phần Bán lẻ FPT (FPT Retail)
- Công ty Đầu tư FPT (FPT Investment)”
• Công ty liên kết gồm:
- “Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities)
- Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital)

- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong” [TL5]
• Ngoài ra còn có FPT Software tại nước ngoài:
- “Công ty TNHH Phần mềm FPT Malaysia tại Kuala Lumpur,
Malaysia.
- Công ty Phần mềm FPT Software Europe tại Paris, Pháp.
- Công ty TNHH Phần mềm FPT Australasia (FPT Australasia Pty Ltd)
đặt tại New South Wales.
- Công ty TNHH Phần mềm FPT USA (FPT USA Corp Ltd) đặt tại San
Mateo, California.
- Công ty Phần mềm FPT Software Japan tại Tokyo, Osaka, Nagoya.”
[TL2]
• Và Trung tâm FPT là Phòng nghiên cứu không gian FSpace thuộc
Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT.
1.2.3 Chức năng nhiệm vụ
“Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn nỗ lực với mục tiêu cao nhất
là mang lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua những dịch vụ, sản phẩm và
giải pháp công nghệ tối ưu nhất. Đồng thời, FPT không ngừng nghiên cứu và
tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới góp phần khẳng định vị thế của
Việt Nam trên trên bản đồ công nghệ thế giới.” [TL1]
Các lĩnh vực kinh doanh chính của FPT bao gồm:
- “Công nghệ: bao gồm Phát triển phần mềm; Tích hợp hệ thống; và
Dịch vụ CNTT
- Viễn thông: bao gồm Dịch vụ viễn thông và Nội dung số
12


- Phân phối - bán lẻ các sản phẩm công nghệ: bao gồm Phân phối các
sản phẩm công nghệ và Bán lẻ các sản phẩm công nghệ.
- Giáo dục: bao gồm trường THPT FPT và Đại học FPT” [TL2]
FPT luôn mong muốn trở thành một tổ chức giàu mạnh bằng sự nỗ lực

lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, khiến cho khách hàng
hài lòng, góp phần phát triển đất nước, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho từng
thành viên cả về vật chất và tinh thần.
1.2.4 Văn hóa của FPT
FPT luôn xây dựng và hoạt động dựa trên nền văn hóa “Tôn – Đổi –
Đồng” và “Chí – Gương – Sáng”.
• Tôn – Đổi – Đồng: là những giá trị mà tất cả thành viên của FPT đều
chia sẻ với nhau.
- Tôn trọng là tôn trọng cá nhân bao gồm nói thẳng, lắng nghe và bao
dung.
- Đổi mới là tinh thần đổi mới bao gồm học hành, sáng tạo và STCo (Sự
hài hước, hóm hỉnh).
- Đồng đội là tinh thần đồng đội bao gồm đồng tâm, tập thể, chân tình.
• Chí – Gương – Sáng: là những giá trị cần có của lãnh đạo FPT.
- Chí công là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin
trong nhân viên và để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo.
- Gương mẫu là lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần
FPT, về giá trị của ba chữ 'Tôn Đổi Đồng'
- Sáng suốt là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.
Tiểu kết:
Chương 1 đã đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất về hoạch định chiến
lược để qua đó làm cơ sở lý thuyết cho chương 2. Đồng thời Chương 1 cũng tìm
hiểu khái quát về tổ chức, hoạt động của Công ty Cổ phần FPT để giúp bạn đọc có
cái nhìn tổng quan nhất về Công ty về lĩnh vực mà Công ty đang hoạt động và
hướng tới trong tương lai. Trên cơ sở đó Chương 2 sẽ đi sâu tìm hiểu công tác hoạch
định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai đoạn 2017 – 2019.
13


CHƯƠNG 2. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN FPT GIAI ĐOẠN 2017 – 2019
2.1 Các loại hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT
Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạch định, bao gồm:
• Theo thời gian:
-

Hoạch định ngắn hạn

-

Hoạch định trung hạn

-

Hoạch định dài hạn

• Theo lĩnh vực kinh doanh:
-

Hoạch định tài chính

-

Hoạch định nhân sự

-

Hoạch định vật tư

-


Hoạch định sản xuất

-

Hoạch định tiêu thụ

• Theo cấp độ hoạch định:
-

Hoạch định vĩ mô

-

Hoạch định vi mô

• Theo mức độ hoạt động:
-

Hoạch định chiến lược

-

Hoạch định chiến thuật

-

Hoạch định tác nghiệp

Khi hoạch định chiến lược Công ty cổ phần FPT đặt ra các loại chiến

lược sau:
• Chiến lược kinh doanh: là chiến lược dài hạn, định hướng con đường
kinh doanh của Công ty trong khoảng thời gian nhất định để nhằm đạt được
mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của công ty.
Trong chiến lược kinh doanh có thể kể đến một số chiến lược như:
-

Chiến lược về giá cả: xác định giá cả cho các sản phẩm mới, điều

chỉnh lại giá cả phù hợp với giá thị trường, làm giá,… các chiến lược giá cả phù
hợp, đúng đắn sẽ giúp Công ty thu hút được khách hàng, tăng lợi nhuận,…
14


-

Chiến lược về sản phẩm: phát triển sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm,

nâng cao chất lượng sản phẩm,… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thu
hút các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng cho công ty.
-

Chiến lược phân phối: bán lẻ, bán sỉ. FPT vẫn đang thực hiện chiến

lược này không chỉ trong nước mà còn cả ngoài nước. Với chuỗi cửa hàng FPT
shops đã nâng cao khả năng kinh doanh, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.
-

Chiến lược yểm trợ: quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền,… là các


chiến lược được FPT sử dụng để quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của
mình tới khách hàng, đối tác.
Các chiến lược trên góp phần rất lớn để gia tăng khả năng cạnh tranh của
Công ty cổ phần FPT trước các đối thủ lớn mạnh cả trong và ngoài nước.
• Chiến lược phát triển: là chiến lược dài hạn của công ty, xác định con
đường phát triển lâu dài của công ty trong một khoảng thời gian nhất định trong
tương lại để nhằm liên kết các nỗ lực con người và các nguồn lực khác hướng
tới mục tiêu. Chiến lược phát triển giúp cho Công ty cổ phần FPT dần thực hiện
được bức tranh toàn cảnh của mình, đưa công ty ngày một phát triển, mở rộng
quy mô ra toàn thế giới.
Chiến lược phát triển của công ty tập trung làm rõ các nội dung sau:
- Những cơ hội và thách thức trong từng giai đoạn phát triển của công
ty. Những định hướng chiến lược cho công ty và từng thành viên để có thể khai
thác được những cơ hội của môi trường, hóa giải được những thách thức, và tận
dụng được những năng lực của công ty.
- Xác định tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển phù hợp với sự
thay đổi của môi trường.
- Xác định năng lực cốt lõi của công ty và từng đơn vị thành viên để qua
đó có thể xây dựng và phát triển những năng lực cốt lõi tạo thành năng lực cạnh
tranh bền vững từ đó đảm bảo sự cạnh tranh thắng lợi và sự phát triển bền vững
của công ty cũng như từng đơn vị thành viên.
- Sự phù hợp giữa chiến lược phát triển của công ty và chiến lược của
các đơn vị thành viên. Cần làm gì để tạo ra một sự cộng hưởng trong toàn Công
15


ty, giữa các đơn vị trực thuộc? Làm gì và làm thế nào để có thể bảo đảm tính
năng động, nhạy bén, và phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng đồng thời
phải bảo đảm tính hiệu suất trong hoạt động kinh doanh để có thể thực sự thỏa
mãn lợi ích của các nhân vật hữu quan?

• Chiến lược Marketing (Chiến lược tiếp thị) là con đường mà công ty
dự định đi để đạt được mục tiêu như khối lượng sản phẩm, thị phần,… Chiến
lược này tập trung làm rõ các điểm sau:
-

Xác định thị trường của Công ty.

-

Xác định khách hàng mà Công ty hướng tới.

-

Sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được định vị như thế nào, tại sao

khách hàng phải lựa chọn sản phẩm này (định hướng chiến lược cạnh tranh)
-

Công ty sẽ thực hiện những thay đổi gì liên quan đến giá cả, sản phẩm,

kênh, truyền thông,…
• Chiến lược nhân sự: là các chiến lược dài hạn của công ty nhằm thực
hiện quản trị nhân sự một cách tốt nhất để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
trong công ty. “Là một hệ thống các chính sách và hoạt động nguồn nhân lực
được thiết kế cho các nhóm nguồn nhân lực hoặc nhóm công việc cụ thể trong
doanh nghiệp nhằm đáp ứng và thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như
hiệu quả hoạt động ở cấp độ công việc và tổ chức.” [TL10] Chiến lược nhân sự
phải đáp ứng các yêu cầu của chiến lược kinh doanh. Mỗi chiến lược kinh
doanh sẽ hướng tới việc tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định và có những
yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, hành vi (động lực, mức độ tham gia), thái

độ (hài lòng, cam kết) đối với mỗi nhóm nhân lực trong công ty.
2.2 Căn cứ hoạch định chiến lược của Công ty cổ phần FPT giai đoạn
2017 – 2019
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược của
Công ty cổ phần FPT
2.2.1.1 Môi trường vĩ mỗ
• Về pháp luật, chính trị
Chính trị của Việt Nam trong những năm gần đây có sự ổn định, tạo điều
16


kiện cho các cơ quan, tổ chức trong đó có Công ty cổ phần FPT ổn định hoạt
động và hướng tới sự phát triển. Bên cạnh đó, nhà nước còn quyết tâm thúc đẩy
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động nhằm
nâng cao hiệu quả làm việc, cải thiện chất lượng. Nhờ vào sự quan tâm của nhà
nước mà hành lang pháp lý cho lĩnh vực này được tạo điều kiện hơn, qua đó
giúp Công ty có cơ hội được phát triển, nâng tầm và vươn ra thế giới. “Quyết
tâm của Chính phủ được thể hiện qua Nghị quyết 16/NĐ-CP ngày 08/6/2012
ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13-NQ ngày
16/01/2012 của Ban Bí thư TW Đảng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ
nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020, đã xác định Công nghệ thông tin là hạ tầng của hạ tầng, điều này sẽ
hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng, phát triển và quản lý các cơ sở hạ tầng khác
của quốc gia đồng thời mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp trong đó có FPT
tham gia phát triển các dự án Công nghệ thông tin lớn.” [TL12]
• Về văn hóa – xã hội
Dân số Việt Nam đông và trẻ khiến cho lực lượng lao động xã hội tăng
cao tạo cơ hội cho việc tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn
cao, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động trong
môi trường đòi hỏi cao về sự sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén.

Hơn nữa, ngày nay nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin, internet rất phổ
biến, tạo ra một thị trường đầy tiềm năng cho Công ty khi hoạt động trong lĩnh
vực này. “Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các nhu cầu sử dụng sản
phẩm Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đặc biệt là xu hướng Smart
phone và dịch vụ Internet tốc độ cao. Lĩnh vực Dịch vụ kết nối Internet băng
rộng và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet. Tốc độ truy cập tăng và giá
cước trở nên hợp lý hơn so với mặt bằng thu nhập sẽ tiếp tục là những động lực
quan trọng để nhiều người dân tiếp cận được với dịch vụ internet băng thông
rộng. Bên cạnh đó, tỷ lệ thâm nhập dịch vụ internet băng thông rộng tại các
nước láng giềng và các thị trường viễn thông chưa phát triển như Lào,
Campuchia, Myanmar,… còn thấp là cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông
17


năng động và có sẵn hạ tầng như FPT.” [TL12]
• Về kinh tế
Mặc dù năm 2016 nền kinh tế Việt Nam có sự sụt giảm song đây vẫn là
một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới. Ngân hàng Phát
triển châu Á dự báo trong năm 2017 nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ
tăng 6,3 %. Đây là cơ hội tốt để Công ty cổ phần FPT tận dụng để phát triển
hoạt động của mình khi giá cổ phiếu sẽ tăng lên. Song hiện tượng nợ công tăng
cao, sự gia tăng nợ xấu ở các tổ chức tín dụng cũng khó có thể tránh khỏi, điều
này cũng ảnh hưởng tới kinh tế của Công ty. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam
vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau khủng hoảng năm 2011 và những lợi ích dự
đoán sẽ thu được khi gia nhập TPP cũng có nguy cơ bị đóng cửa cũng ảnh
hưởng lớn tới nền kinh tế của Việt Nam qua đó tác động tới kinh tế của Công ty.
• Về công nghệ
“Trên phương diện quốc tế, ngành công nghệ thông tin đang chuyển mình
mạnh mẽ sang một giai đoạn mới với công nghệ thông minh hơn bằng kết nối di
động (Mobility), điện toán đám mây (Cloud Computing) và xử lý các hệ dữ liệu

lớn (Big data). Đặc biệt là sự hình thành các hệ sinh thái (Eco-system) bao gồm
nhiều nhà công nghệ, sản xuất, dịch vụ và khách hàng cùng kết nối cộng sinh.
Sự chuyển dịch về công nghệ sẽ tạo ra các cơ hội mới cho các công ty tin học
trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, mở ra cơ hội rút ngắn lộ trình phát
triển để cạnh tranh trong các làn sóng công nghệ mới cho những công ty
như FPT.” [TL12]
Với sự phát triển đột phá của công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 sẽ mang đến cơ hội phát triển vượt trội không chỉ cho FPT mà còn cho tất
cả các doanh nghiệp, tổ chức và cho cả Việt Nam. FPT đã đang hợp tác với
những tập đoàn công nghệ dẫn dắt cuộc cách mạng số và ngày càng tham gia
sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, đặc biệt là trong mảng công nghệ
S.M.A.C và IoT.
Việt Nam đang triển khai và áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực
18


truyền thông, phần mềm, cơ sở hạ tầng,… Điều kiện tốt giúp FPT có cơ hội đầu
tư, phát triển, có nhiều khách hàng, đối tác.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
• Sản phẩm và dịch vụ thay thế: “Các hãng viễn thông tung ra nhiều gói
cước 3G Internet, 4G đặc biệt là các gói dung lượng không giới hạn của
Vinaphone, Mobifone, Viettel có khả năng thay thế dịch vụ ADSL
đối với nhóm khách hàng cá nhân. Tuy nhiên cước phí cao và băng thông thấp
của 3G Internet sẽ là rào cản lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh của nó với
ADSL.” [TL12]
• Nhà cung ứng: FPT hiện dùng chung đường truyền với VNPT song
đây cũng đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Công ty.
• Khách hàng: “Khách hàng của công ty là các cá nhân, hộ gia đình,
doanh nghiệp. Hiện nay, FPT đã có mặt tại 63/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc
với hàng triệu người sử dụng.” [TL12]

• Các công ty mới nhập cuộc: “Thị trường cung cấp dịch vụ Internet
ngoài các công ty truyền thống như FPT, VNPT, VDC, Viettel, còn có các công
ty mới gia nhập như CMC, NETN@M.” [TL12]
• Đối thủ cạnh tranh: “Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với công ty
gồm có các tập đoàn viễn thông lớn như VDC, VNPT, Viettel, SPT…” [TL12]
2.2.1.3 Các yếu tố bên trong của tổ chức
• Nguồn nhân lực:
-

Đội ngũ lãnh đạo: dày dặn kinh nghiệm và có uy tín cao.

-

Nhân viên: khoảng 15000 nhân viên, năng động, sáng tạo, được làm

việc trong môi trường đầy chuyên nghiệp, thoải mái, không gò bó giúp nhân
viên phát huy được khả năng, sở trường của bản thân, qua đó nâng cao hiệu suất
làm việc. Hơn nữa, nhân viên còn được đào tạo tập trung, nhất quán vào phát
triển chuyên môn cũng như phát triển kỹ năng cá nhân.
-

Hệ thống quản trị mở, tạo ra nhiều thách thức và cũng có rất nhiều cơ

hội kèm theo đó là sự đầu tư đúng mức về văn hóa doanh nghiệp đã biến FPT
thành nơi thu hút tài năng.
19


Đây chính là những thuận lợi đảm bảo nguồn nhân lực cho các hoạt động
của Công ty.

• Văn hóa của tổ chức và lãnh đạo
FPT luôn xây dựng và hoạt động dựa trên nền văn hóa “Tôn – Đổi –
Đồng” và “Chí – Gương – Sáng”.
Tôn – Đổi – Đồng: là những giá trị mà tất cả thành viên của FPT đều
chia sẻ với nhau.
- Tôn trọng là tôn trọng cá nhân bao gồm nói thẳng, lắng nghe và bao
dung.
- Đổi mới là tinh thần đổi mới bao gồm học hành, sáng tạo và STCo (Sự
hài hước, hóm hỉnh).
- Đồng đội là tinh thần đồng đội bao gồm đồng tâm, tập thể, chân tình.
Chí – Gương – Sáng: là những giá trị cần có của lãnh đạo FPT.
- Chí công là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin
trong nhân viên và để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo.
- Gương mẫu là lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần
FPT, về giá trị của ba chữ 'Tôn Đổi Đồng'
- Sáng suốt là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.
Chính những nét văn hóa đặc biệt này đã tạo nên sự vững chắc, gắn bó
giữa lãnh đạo với nhân viên, sự đoàn kết giữa các nhân viên với nhau qua đó
giúp công ty ngày một phát triển mạnh mẽ.
• Tài chính – kế toán:
“Năm 2016, doanh thu kinh doanh hợp nhất đạt 40.545 tỷ đồng, tăng
1,4% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất đạt 3.014 tỷ
đồng, tăng 5,7% so với năm trước. Tuy vậy, các chỉ tiêu doanh thu và LNTT chỉ
đạt tương ứng 89% và 96% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do đối tác Microsoft
đột ngột dừng kinh doanh đối với dòng sản phẩm Lumia khiến việc tiêu thụ gặp
khó khăn và công ty buộc phải bán lỗ hàng tồn kho. Thị trường toàn cầu tiếp tục
là một hướng đi chiến lược đúng đắn khi ghi nhận doanh thu đạt 6.121 tỷ đồng,
tăng 26% và LNTT đạt 935 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2015.” [TL6]
20



×