Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tìm hiểu về Lịch sử Quốc Ca Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.63 KB, 33 trang )

Đại học Nội Vụ Hà Nội- Khoa Quản Trị Văn Phòng 2015

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
B. NỘI DUNG......................................................................................................2
Chương 1. Lịch Sử Quốc Ca Việt Nam..............................................................2
I.

Quá trình thay đổi và Lịch sử Quốc Ca Việt Nam....................................2

II. Sự ra đời của Tiến Quân Ca của Tác giả Văn Cao......................................4
III.Đôi nét về Tác giả và Tác phẩm:..............................................................10
1. Tác giả:......................................................................................................10
2. Tác phẩm:..................................................................................................12
IV.Ý nghĩa của Quốc Ca Việt Nam................................................................15
V.Đôi nét suy ngẫm về Sử dụng Quốc ca hiện nay:......................................17
Chương 2. Quy định hiện hành về Chào cờ, Hát Quốc ca, Hát Quốc tế ca. 19
I. Chào cờ.......................................................................................................19
1. Nghi lễ chào cờ:.........................................................................................19
2. Các hình thức nghi lễ trong chào cờ:.........................................................20
3. Các tư thế của cờ:......................................................................................21
4. Các hình thức rước cờ:..............................................................................22
5. Nghiêm túc thực hiện nghi lễ chào cờ trong các sự kiện quan trọng.........23
II. Hát Quốc Ca..............................................................................................24
III. Quốc Tế Ca..............................................................................................26
1. Khái niệm..................................................................................................26
2. Nội dung Quốc Tế Ca:..............................................................................26
3. Quy định Hát Quốc tế ca:..........................................................................29
KẾT LUẬN........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................32


Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B


A. MỞ ĐẦU
Nghi Thức Nhà Nước là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý
nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước và tập quán truyền
thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia và thực hiện.
Bao gồm 5 nội dung: + Biểu tượng quốc gia + Kỹ năng giao tiếp thi cử, lời ăn
tiếng nói, trang phục công sở + Công tác lễ tân, tiếp khách + Công tác tổ chức
hội nghị + Công tác trong vấn đề hình thức, nội thất .
Trong đó Biểu tượng quốc gia là khái niệm dùng để chỉ các yếu tố cấu
thành mang tính chất tượng trưng cho một quốc gia bao gồm: quốc kỳ, quốc ca,
quốc hiệu, quốc huy. Biểu tượng Quốc Gia có 3 đặc điểm chính: - Là sự kết tinh
các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia được khái quát hóa thông
qua các phương tiện thể hiện như âm nhạc, hội họa hay ngôn ngữ.
Quốc Ca là một trong những biểu tượng quan trọng của Quốc gia .Là bài
hát được thừa nhận chính thức của một quốc gia. Mang âm hưởng hào hùng và
khí thế. Là ca khúc được hát vào những dịp những nghi thức quan trọng, là ca
khúc toàn dân Việt Nam thuộc và tự hòa khi cất lên tiếng hát.
Với đề tài nghiên cứu Tìm hiểu về Lịch sử Quốc Ca Việt Nam,chúng ta sẽ
hiểu thêm về Ca khúc hào hùng này cũng như hoàn cảnh ra đời của ca khúc
.Ngoài ra còn tìm hiểu thêm về các quy định hiện hành của Chào cờ, hát Quốc
Ca, và sử dụng Quốc tế ca.

B. NỘI DUNG
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 1



Chương 1. Lịch Sử Quốc Ca Việt Nam
Quốc ca Việt Nam là bài Tiến Quân Ca do Văn Cao sáng tác, bắt nguồn
từ lúc phong trào Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc
ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước Việt Nam sau
khi Quốc hội Việt Nam họp và chính thức thống nhất năm 1976. Bài quốc ca
đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh
dũng chiến đấu bảo vệ quê hương
I. Quá trình thay đổi và Lịch sử Quốc Ca Việt Nam
Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, chính quyền Nhật tuyên bố "trao trả độc
lập" cho Việt Nam. Chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập, tuyên bố độc
lập trên danh nghĩa, và đổi quốc kỳ ra cờ Quẻ Ly nhưng vẫn giữ quốc ca là
bài Đăng đàn cung.
Đồng thời, tại Nam kỳ, sau khi Nhật đảo chính Pháp thì tại đây dấy
lên Đoàn Thanh niên Tiền phong, quy tụ thanh niên yêu nước muốn giành độc
lập thật sự. Nhiều người từng là sinh viên tại Viện đại học Hà Nội, là đại học
duy nhất cho toàn cõi Đông Dương khi đó. Tại đây, họ đã quen với bài Sinh viên
hành khúc hay Tiếng gọi sinh viên, bài nhạc tranh đấu của Tổng hội sinh viên.
Bài nhạc có lời (cả tiếng Pháp tên Marche des étudiants và tiếng Việt) do một
nhóm sinh viên soạn, gồm Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng,
Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị, và nhạc do Lưu Hữu Phước soạn. Do đó,
phong trào Thanh niên Tiền phong lấy bài Tiếng gọi sinh viên, đổi chữ "sinh
viên" thành "thanh niên," và dùng làm đoàn ca. Đoàn kỳ là cờ vàng sao đỏ.
Đoàn Thanh niên Tiền phong sau đó gia nhập Việt Minh để chống Pháp dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, khi
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì bài Tiến quân ca được chọn làm
quốc ca Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này được ghi vào hiến pháp ngày 9
tháng 11 năm 1946.
Trong khi đó, năm 1946, tại Nam kỳ, Pháp thành lập Nam Kỳ quốc
Chính phủ Nam kỳ Cộng hòa quốc được thành lập ngày 23 tháng 6
do Nguyễn Văn Thinh lãnh đạo. Chính phủ này dùng quốc ca là một bài hát

Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 2


của giáo sư Võ Văn Lúa, lời dựa trên đoạn đầu Chinh phụ ngâm khúc. Chính
phủ này tồn tại hai năm.
Năm 1948, chính phủ Quốc gia Việt Nam ra đời, với Bảo Đại làm quốc
trưởng và tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ này sau đó đã
chọn bài Tiếng gọi thanh niên, đồng thời thay chữ "thanh niên" bằng chữ "công
dân", thành bài Tiếng gọi công dân, làm quốc ca.
Năm 1954, hiệp định Genève chia đất nước ra hai vùng tập kết quân sự.
Tại miền Bắc, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp tục dùng bài Tiến
quân ca làm quốc ca. Tại miền Nam, chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo
Đại làm quốc trưởng tiếp tục sử dụng bài Tiếng gọi công dân.
Năm 1956, Quốc Hội Lập Hiến tại miền Nam lập nên chế độ cộng hòa,
hiến pháp 1956 thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, bài Tiếng gọi công dân vẫn
giữ làm quốc ca.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập. Năm
1969, mặt trận thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam để đối chọi với Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ
này sử dụng quốc ca là bài Giải phóng miền Nam, cũng của Lưu Hữu Phước viết
dưới bút hiệu Huỳnh Minh Siêng, khi đó là Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ,
bài Giải phóng miền Nam trở thành quốc ca cho cả miền Nam trong nước
Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cho tới khi hai miền thống nhất ngày 2 tháng
7 năm 1976 thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và quốc ca
là Tiến quân ca.

Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B


Page 3


II. Sự ra đời của Tiến Quân Ca của Tác giả Văn Cao
Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga
Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết
những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề
nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác
một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.
Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn
Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau:
“…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những
con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi
chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên
ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị
cho họ có thể hát được…”
Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca
khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng
Long thành cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng
núi xa”… Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca.
Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng,
giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được
in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 4


chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc

động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh.
Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài
Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng
Với tất cả lòng nhiệt huyết của chàng trai trẻ yêu nước, trên căn gác nhỏ
ở phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, Văn Cao thấy mình như đang “sống ở một
khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc”, ông đã viết nên những giai điệu và ca
từ của Tiến quân ca.
Ông Ph.D - người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, ông Vũ Quý người đầu tiên được biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi - người đầu tiên
xướng âm ca khúc, đã vô cùng xúc động. Họ như được tiếp thêm lòng tin và ý
chí.
Văn Cao đã kể lại những kỷ niệm của buổi hôm đó: “Bài Tiến quân ca đã
nổ như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Chung quanh tôi, hàng ngàn giọng
hát cất vang lên theo những đoạn sôi nổi. Ở những cánh tay áo mọi người,
những băng cờ đỏ sao vàng đã thay những băng vàng của chính phủ Trần Trọng
Kim. Trong một lúc, những tờ bướm in Tiến quân ca được phát cho từng người
trong hàng ngũ các công chức dự mít-tinh. Tôi đã đứng lẫn vào đám đông quần
chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe giọng hát quen thuộc của bạn tôi, anh
Ph.D. qua loa phóng thanh. Anh là người đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia và
xuống cướp loa phóng thanh hát. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn
hàng vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu
tiên, và cũng là một lần duy nhất”.Bài hát Tiến quân ca của Văn Cao đã ra đời
như thế, trong thời đại lịch sử đánh dấu một “buổi bình minh mới” của dân tộc,
đất nước.
Đích thân Bác Hồ chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân chọn Quốc ca cho nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa vào ngày 16/8/1945, trong dịp Đại hội Quốc dân đồng bào
họp ở Tân Trào chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa. Giữa 3 ca khúc: Tiến quân ca,
Chiến sĩ Việt Minh (sau đổi thành chiến sĩ Việt Nam) của nhạc sĩ Văn Cao và ca
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B


Page 5


khúc Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi; Bác Hồ đã chọn Tiến quân ca. “Bác
nói rằng, lời bài Diệt phát xít ngắn gọn, dễ hát, dễ phổ cập, tuy nhiên chế độ
phát xít đã tan rã, nếu lấy bài Diệt phát xít làm quốc ca sẽ không hợp thời. Bác
nói, bác thích bài Chiến sĩ Việt Minh nhất, đặc biệt là đoạn cuối:…Hận thù bao
năm căm lòng đất nước tan tác /Xương máu đang khơi ngòi/Tiếng than nơi
nơi/Tháng năm dần trôi/Thề phục quốc. Tiến lên Việt Nam!/Lập quyền dân. Tiến
lên Việt Nam!... Nhưng Bác không chọn ca khúc này làm Quốc ca vì cho rằng
lời dài, khó hát. Bác còn nói vui rằng, nếu chọn ca khúc này làm Quốc ca để hát
chào cờ thì nhân dân…đứng mỏi chân. Theo Bác, đưa Tiến quân ca trở thành
Quốc ca là phù hợp nhất. Ca khúc thể hiện được ý chí, khát vọng của dân tộc lại
gắn gọn, dễ thuộc lời, đầy đủ về ý nghĩa, giai điệu lại hùng tráng…”, nhà thơ,
họa sĩ Văn Thao kể.
Dù không được chọn làm Quốc ca nhưng sau đó, Diệt phát xít và Chiến sĩ
Việt Minh đều được yêu thích và phổ biến rộng rãi trong công chúng.
Con trai trưởng của cố nhạc sĩ tài hoa Văn Cao vẫn còn nhớ sự xúc động
thật sự xen lẫn niềm hạnh phúc trên gương mặt người cha của mình khi Tiến
quân ca vang lên mọi ngóc ngách đường phố cùng lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới.
Ông nhớ lại, ngày 2/9/1945, ca khúc Tiến quân ca chính thức được cử
hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi ban nhạc
Giải phóng quân do nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, cùng
với nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên trao đổi với Văn Cao
thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê
đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" giúp cho bản nhạc hào sảng
hơn.
Từ khi được đích thân Bác Hồ chọn cho đến năm 1955, Quốc ca giữ
nguyên lời của bài Tiến quân ca. Sau năm 1955, Quốc hội mời nhạc sĩ Văn Cao

tham gia sửa chữa một số chỗ về phần lời và trở thành bài Quốc ca như hiện nay.
Tuy nhiên, lúc sinh thời nhiều lần Văn Cao đã cảm thấy luyến tiếc vì một số chữ
bị sửa đã làm vơi đi khí thế hào hùng của ca khúc.
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 6


Ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân
ca làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17/8/1945, trong
cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, Tiến quân ca lần đầu tiên
đã được cất lên trước đông đảo quần chúng nhân dân. Hai ngày sau, cũng tại
Quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong khí thế long trời lở đất của
cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, dưới cờ đỏ sao vàng,
dàn đồng ca Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát vang Tiến quân ca.
Đặc biệt, ngày 2/9/1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành bởi Ban
nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ
Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất
sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở
chữ “Đoàn” và nốt mi ở giữa chữ “xác” làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn trọng
thể trong Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1945, lần đầu tiên, Tiến quân ca được cất lên
trong hoạt động đối ngoại của nước ta do đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì lúc
tổ chức lễ đón phái đoàn Mỹ do Đại tá Patti dẫn đầu tại trung tâm Hà Nội Ngày
2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên
ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết
định chọn Tiến quân ca làm Quốc ca. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến hôm
nay và về sau, Tiến quân ca vẫn là Quốc ca Việt Nam.
Tại Quốc hội khóa 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất
trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm Quốc ca việt nam chính thức.

Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 101944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "...19-8 là ngày khởi
nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang
cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng
hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu
nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông
chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 7


ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền
(Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin
chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn
chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám
và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó
trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm
và một thời gian dài trăn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu
quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhớ. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà ông
Văn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự
tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo
Độc lập...
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca.
Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là
bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời
tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca. Văn Cao đã luyến tiếc
vì một số chữ sửa đã làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc.
Sau năm 1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, ngày 2 tháng 7

năm 1976, hai miền Nam Bắc thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và quốc ca là Tiến quân ca. Năm 1981, Việt Nam tổ chức sẽ thay đổi quốc
ca. Một cuộc thi được mở ra nhưng sau hơn một năm, cuộc thi này không được
nhắc tới nữa và cũng không có tuyên bố chính thức gì về kết quả. Tiến quân ca
vẫn là quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay.

Lời bài hát Quốc Ca Việt Nam:
Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 8


Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan

Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.

Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 9


III.Đôi nét về Tác giả và Tác phẩm:
1) Tác giả:
Văn Cao (15 / 11/ 1923 – 10 / 7 / 1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi
tiếng. Ông là tác giả của "Tiến quân ca",quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng
là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là
một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong,
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 10


Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc lãng mạn "Bến
xuân", "Suối mơ", "Thiên Thai", "Trương Chi",... ghi dấu ấn trong lịch sử tân
nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết "Tiến quân ca",
"Trường ca Sông Lô", "Tiến về Hà Nội",... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của
dòng nhạc kháng chiến. Sau vụ việc Nhân Văn - Giai Phẩm, Văn Cao phải đi
học tập chính trị. Trừ "Tiến quân ca", ca khúc của ông cũng giống như các nhạc
phẩm tiền chiến khác, không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên

1980, những nhạc phẩm này mới được biểu diễn trở lại. Năm 1996, một năm sau
khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu
tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng
chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng
nhất. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Nam Định.
Nhạc sĩ Văn Cao đã sống những năm cuối đời tại một căn gác nhỏ trên
phố Yết Kiêu, Hà Nội. Tại đây, người thân của ông vẫn đang lưu giữ những kỷ
vật về người nhạc sĩ tài hoa, trong đó có bài “Tiến quân ca” được cất giữ như
một báu vật của gia đình. Trong cuốn hồi ký Tại sao tôi viết Tiến quân ca, nhạc
sĩ Văn Cao cũng đã kể rằng: “Tin từ Nam Định lên, cho biết mẹ tôi và các em tôi
đang đói. Họ đang tìm mọi cách để sống qua ngày, như mọi người đang chờ đợi
một cái chết thật chậm, tự ăn mình như ngọn nến. Tiếng kêu cứu của mẹ tôi, các
em, các cháu tôi vọng cả căn gác, cả giấc ngủ chiều hôm. Tất cả đang chờ đợi tôi
tìm cách giúp đỡ. Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ
trang nào. Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết
những con đường ở phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi
đi…”.Chính hoàn cảnh đói khổ của người thân, của những sinh mạng leo lắt mà
ông từng chứng kiến, cứ miên man như thế, một giai điệu trong ông bỗng dâng
trào và hòa quyện cùng lời ca như bật ra:“Đoàn quân Việt Minh đi (sau này đổi
là Đoàn quân Việt Nam đi)…
Cũng theo nhà thơ, họa sĩ Văn Thao, người cha của ông có khả năng tiên
đoán, đi trước thời đại ngay từ khi đặt bút viết Tiến quân ca. Năm 1944, thời
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 11


điểm đó chỉ có lá cờ búa liềm, mãi đến năm 1945- Cách mạng tháng 8 thành
công ra đời Quốc dân đồng bào mới chọn lá cờ đỏ sao vàng làm Quốc kỳ. Vậy

mà Văn Cao đã viết: “Đoàn quân Việt Minh đi/Sao vàng phấp phới/Dắt giống
nòi quê hương qua nơi lầm than…”. sử đúng đắn của ca khúc và có niềm tin vào
ca khúc được lòng dân yêu mến. “Ông có lòng tin. Không chỉ dự cảm về thành
công của Cách mạng, cố nhạc sĩ tài hoa còn khẳng định giá trị lịch “đứa con tinh
thần” của mình đã sống được gần 40 năm, nó đã khẳng định được sức sống, giá
trị lịch sử của nó. Đã là lịch sử thì làm sao xóa được…”, Văn Thao nhớ lại lời
khẳng định của người cha kính yêu ở những năm 80- khi lần đầu tiên Quốc ca
đứng trước nguy cơ bị thay thế.

2) Tác phẩm:
Sau buổi nói chuyện với Vũ Quý, Văn Cao đã tìm thấy con đường đi mới
cho mình, con đường của cách mạng. Lúc đó, ông rất háo hức muốn được nhận
“một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang”, nhưng nhiệm vụ mà ông
được giao là sáng tác nghệ thuật.
Khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát cổ vũ tinh thần cho
quân đội cách mạng. Trước đây, Văn Cao đã sáng tác nhiều những bài hát thể
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 12


hiện lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng…,
nhưng chưa từng viết một bài ca cách mạng.
Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: “Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được
gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết
chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo
thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta trong khóa
quân chính đầu tiên ấy để biết họ hát như thế nào”.
Tham gia Việt Minh, nhiệm vụ của Văn Cao là viết một ca khúc để cổ vũ
tinh thần cho đội quân cách mạng. Và “Tiến quân ca” đã ra đời vào năm 1944 và

được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in
báo. Ngày 13/8/1945 trước khi Tổng khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính
thức chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhạc sĩ Văn Thao - Con trai cả của cố nhạc sĩ Văn Cao kể lại: “Ông đã
nhìn thấy năm đó là năm nạn đói người chết rất nhiều, hàng ngày những xe bò đi
thu nhặt xác chết và ông có một cảm xúc, một sự khơi dậy trong tình cảm, lòng
căm thù vì sao mà lại có những cái cảnh này xảy ra trên đất nước mình. Vì thế,
ông nghĩ là phải có một bài hát nào đó thúc giục chúng ta đứng lên”.
70 năm trước, ngày 17/8/1945, Tiến quân ca được cất lên giữa biển người
cùng lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn lần đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà hát lớn khi
diễn ra cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, để rồi và 2 ngày sau đó (ngày Tổng khởi
nghĩa ở Hà Nội), Tiến quân ca cùng cả rừng cờ đỏ xuống đường vào cái ngày đã
đi vào lịch sử với tên gọi “Cách mạng tháng Tám”..Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca
cùng cờ đỏ sao vàng hãnh diện tung bay trong ngày Bác Hồ bố cáo trước toàn
thể quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn một
năm sau, trong Điều 3 của bản Hiến pháp đầu tiên đã quy định Cờ của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh và Quốc ca là bài
Tiến quân ca.
Và sau khi đất nước được thống nhất, mặc dù trong các bản Hiến pháp
năm 1959 và 1980 chỉ quy định rõ Quốc kỳ mà không quy định rõ về Quốc ca,
nhưng trong phiên họp Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất vào
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 13


năm 1976, nhạc và lời của bài Tiến quân ca vẫn được Quốc hội quyết định là
Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
70 năm kể từ ngày nước Việt Nam có Quốc ca và Quốc kỳ, bài Tiến quân
ca và lá cờ đỏ sao vàng đã đi cùng với dặm đường trường chinh dân tộc Việt

Nam. Và gần đây, dù có một vài ý kiến đề nghị thay đổi lời của bài Quốc ca,
nhưng lời của bài Tiến quân ca thúc giục người Việt Nam tiến lên vì Tổ quốc và
lá cờ đỏ sao vàng “in máu chiến thắng mang hồn nước” vẫn tiếp tục được quy
định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giống như bản Hiến pháp hiện
hành.

IV.Ý nghĩa của Quốc Ca Việt Nam
Mùa thu cách mạng tháng 8 này, bài Quốc ca Việt Nam (Tiến quân
ca) do nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) sáng tác tròn 70 năm ra đời. Trải qua bao
thăng trầm của lịch sử, bài hát Tiến quân ca đã đi cùng năm tháng. Hàng triệu
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 14


triệu con tim mỗi khi cất cao lời bài hát, ngẩng cao đầu hướng nhìn lá cờ đỏ sao
vàng tung bay đều rất đỗi tự hào về đất nước và dân tộc mình.
Quốc gia nào cũng có quốc ca, người dân nước nào cũng có quyền tự hào
về bản quốc ca của đất nước mình. Có những bài quốc ca được biết đến rộng rãi
trên thế giới bởi bối cảnh ra đời đặc biệt gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc ấy; lại có những bài quốc ca được biết đến nhiều vì nó rất hay cả về
nhạc và lời. Quốc ca Việt Nam được xếp vào hàng những bài Quốc ca hay nhất
trên thế giới vì cả hai yếu tố: bối cảnh lịch sử ra đời và âm điệu cũng như lời ca.
70 năm trước, Đoàn quân Việt Nam đi. Chung lòng cứu quốc…, trong
đêm trước của cuộc Cách mạng Tháng Tám thay đổi vận mệnh của cả dân tộc.
Đoàn quân đó là cả dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, nghe theo lời
kêu gọi của Bác Hồ, băng qua muôn trùng thử thách, đau thương, quả cảm đi
suốt cuộc trường chinh đầy máu lửa trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, thống nhất
non sông về một mối.

Đối với công dân của bất kỳ quốc gia nào, bài ca đầu tiên cần biết hát nhất
là Quốc ca. Quốc ca là bài ca vĩ đại và thiêng liêng của mỗi dân tộc. Với mỗi
người con nước Việt, đó chính là bài Tiến quân ca của Văn Cao đã được long
trọng ghi trong Hiến pháp là Quốc ca Việt Nam.
Tính từ tháng 8/1945 đến nay, Quốc ca Việt Nam đã tròn 70 năm, bằng
tuổi của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Trong chặng đường 70 năm đó, Tiến quân ca đã hòa nhịp trong
mỗi bước đi đầy gian lao mà vô cùng oanh liệt của đất nước.
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc…
Quốc ca mang hồn thiêng sông núi, là tiếng đồng vọng của lịch sử, là lời
hiệu triệu xốc tới, là mạch đập của đất nước và dân tộc, trở thành mạch đập trái
tim ta khi lồng ngực ta vang lên lời Quốc ca.
Và hôm nay, Đoàn quân Việt Nam đi…, cả dân tộc Việt Nam đang xốc lại
đội ngũ trong một cuộc hành trình mới khi mà hội nhập quốc tế và thời đại toàn
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 15


cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng với những cơ hội lớn và thách thức
không hề nhỏ. Đó là cuộc kiến tạo vĩ đại xác lập tầm vóc mới, vị thế mới của
nước Việt Nam trong thế giới hiện đại, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Hát Quốc ca - một việc không khó, nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc, có sức
lay động nhận thức, cỗ vũ tinh thần to lớn. Đó là tiếng lòng, là nhịp đập của con
tim yêu Tổ quốc.
Vì thế, bằng tất cả tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc, bằng ý chí và
khát vọng vươn tới, mỗi con dân nước Việt, đứng dưới cờ đỏ sao vàng, hãy cất
lên Tiến quân ca - Quốc ca của Tổ quốc vinh quang- lời hiệu triệu cho một cuộc

trường chinh mới của toàn dân tộc, từ sâu thẳm trái tim mình.
Đoàn quân Việt Nam đi…
…Nước non Việt Nam ta vững bền./.

V.Đôi nét suy ngẫm về Sử dụng Quốc ca hiện nay:
Chào cờ, hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng, hun đúc tinh thần yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, bồi đắp lý tưởng cách mạng. Cảm phục biết bao các
chiến sỹ cộng sản hiên ngang chào cờ và hát quốc ca trong ngục tù để có thêm
sức mạnh và khí tiết đương đầu với đòn tra tấn tàn bạo của quân thù. Lòng ta
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 16


rưng rưng khi thấy vận động viên Việt Nam đoạt huy chương vàng tại các cuộc
thi đấu quốc tế miệng hát Quốc ca mà nước mắt chảy tràn trên má khi lá cờ Tổ
quốc được kéo lên.
Mùa hè năm ngoái, khi Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép Giàn
khoan Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta, ca sĩ Minh Quân và ca sĩ
Nguyễn Ngọc Anh đã thực hiện dự án âm nhạc MV Quốc ca với sự tham gia
của 1.300 người, trong đó có khoảng hơn 300 nghệ sĩ nổi tiếng, gây niềm xúc
động sâu sắc trong lòng công chúng.
Cũng năm ngoái, khi học sinh Thủ đô thi hát Quốc ca, cô giáo Nguyễn
Thị Nhiếp- Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa đã bày tỏ:
“Đây không phải là cuộc thi hát hay mà là cuộc thi biểu hiện lòng yêu nước qua
một bài hát thiêng liêng của cả dân tộc. Tôi đã từng ước ao được đưa học sinh
của mình đi thăm Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Đường
Chín, Thành cổ Quảng Trị… Các con sẽ cất lên bài hát Quốc ca giữa hàng vạn
cuộc đời mãi mãi tuổi 20, quên mình vì ngày hôm nay. Các con sẽ hiểu hát Quốc
ca thiêng liêng đến nhường nào”.

Lâu nay, có một điều cứ trăn trở trong suy nghĩ của tôi cũng như của
nhiều người: Quốc ca thiêng liêng như vậy, nhưng tại sao ở nước ta, việc hát
Quốc ca lại chưa trở thành nền nếp, đặc biệt là chưa trở thành một nhu cầu tự
thân của mỗi người. Ở nhiều nơi, trong lễ chào cờ, không hát Quốc ca mà thay
bằng việc mở băng ghi âm. Như vậy, Quốc ca thiêng liêng mà chỉ nghe, chứ
không hát. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng nhiều người chỉ biết giai điệu, biết đấy
là bài Quốc ca nhưng không thuộc lời, không thể hát.
Quốc ca phải được hát lên bằng lời, vì mỗi khi cất tiếng hát thì từng câu,
từng chữ, từng nốt nhạc của bài Quốc ca sẽ ngấm vào dòng máu của mỗi công
dân, tạo nên xúc cảm đặc biệt, làm bừng lên lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Không ít nơi, có hát Quốc ca trong lễ chào cờ
nhưng nhiều người hát sai lời, sai nhạc. Tính trang nghiêm và ý nghĩa của lễ
chào cờ Tổ quốc vì thế mà bị giảm đi.
Có không ít thanh niên Việt Nam hát rất thành thạo và hào hứng các bài
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 17


hát tiếng nước ngoài, nhưng không thể hát trọn bài ca thiêng liêng nhất của đất
nước mình. Trong khi đó, huấn luyện viên của tuyển nữ Việt Nam là một người
Nhật Bản- ông Norimatsu Takashi- đã sánh vai cùng ban huấn luyện và các học
trò hát vang Quốc ca Việt Nam trước khi diễn ra trận đấu tranh hạng 3-4 Giải vô
địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2015 giữa nữ Việt Nam và U20 Australia. Hình
ảnh đó khiến không ít người Việt Nam cảm thấy xúc động.
Chúng ta cũng đã từng chứng kiến tại lễ khai mạc một Đại hội thể thao
lớn, hay một cuộc thi đấu bóng đá quốc tế, trên khán đài sân vận động Mỹ Đình,
hàng vạn người hát Quốc ca để thể hiện lòng yêu nước, cỗ vũ cầu thủ đội nhà thi
đấu, nhưng hát lỗ chỗ, kẻ trước người sau, khi trên khán đài đã hát xong mà
dưới sân đội quân nhạc mới thổi đến phần cuối của bản nhạc. Nếu so sánh với

việc hát Quốc ca trên các sân vận động lớn của thế giới, thì chúng ta thấy họ hát
Quốc ca với một chất lượng khác hẳn, mặc dù về lòng yêu nước thì người Việt
Nam ta không hề thua kém một quốc gia nào. Đó là điều rất đáng suy ngẫm.

Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 18


Chương 2. Quy định hiện hành về Chào cờ, Hát Quốc ca, Hát Quốc tế ca
I. Chào cờ
Chào cờ là nghi lễ quan trọng, thể hiện tính trang nghiêm, hùng dũng của
tổ chức hay cá nhân. Chào cờ có tác dụng giáo dục con người biết tôn trọng yêu
mến Tổ quốc, nguyện đi theo lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, xây dựng quê hương
giàu mạnh, văn minh. Tất cả các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện chào quốc
kỳ vào sáng thứ 2 và hạ quốc kỳ hàng tuần vào chiều thứ 7.
Khi hành lễ phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, nơi nào có đồng phục thì phải
mặc đồng phục. Người được chọn kéo cờ trong buổi lễ phải là một người có
đóng góp lớn, phải được hướng dẫn động tác kéo cờ sao cho khi bài quốc ca kết
thúc thì việc kéo lên hoặc hạ quốc kỳ cũng vứa xong. Trong buổi lễ không được
đi lại lộn xộn, ai có mặt ở nơi làm lễ phải đứng nghiêm cho đến khi làm lễ xong.
Và được thực hiện trình tự như sau:

1. Nghi lễ chào cờ:
- Sau khi ổn định, người điều khiển hô to: “Nghiêm ! Chào cờ ! Chào”
(chỉ thực hiện động tác theo Nghi thức khi mặc đồng phục hoặc có đeo
huy hiệu).
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 19



- Người điều khiển hô : “Quốc ca”
(Tất cả hội viên - thanh niên bỏ tay xuống và cùng hát Quốc ca).
* Ghi chú:
- Người điều khiển đọc lời mặc niệm trước khi hô khẩu hiệu tùy tính chất
của buổi lễ.
- Phút sinh hoạt truyền thống (có thể thay thế cho phút mặc niệm): thực
hiện sau khi hô khẩu hiệu.
- Chào cờ được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, cần chú ý việc
rước cờ Tổ quốc đến vị trí sân lễ: cờ cầm tay có cán, cờ kéo lên cột cờ, cờ
đã treo sẵn.
- Tổ chức hướng dẫn lễ rước cờ, cầm cờ, kéo cờ (thống nhất và thực hành
cụ thể).
2. Các hình thức nghi lễ trong chào cờ:
a. Nghi lễ chào cờ trong hội trường, sân khấu ngoài trời
- Nếu đã có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ chào
cờ như hướng dẫn ở trên (không thực hiện nghi lễ rước cờ).
- Nếu không có sẵn cờ nước, cờ mang biểu trưng Hội: thực hiện nghi lễ
rước cờ trước rồi thực hiện nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên.
b. Nghi lễ chào cờ trong đội hình chữ U
- Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên
trong chi hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ.
- Chỉ huy sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình so
cự ly, sau đó bước xuống 2/3 đội hình, quay đằng sau hướng về phía cờ và
điều khiển phần nghi lễ chào cờ như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ
rước cờ hướng dẫn ở mục sau.
c. Nghi lễ chào cờ trong đội hình hàng dọc hoặc nhiều đơn vị, chi hội
- Trước khi tiến hành nghi lễ chào cờ cần có sự phân công các thành viên
trong chi hội tham gia thực hiện các nội dung trong đội hình cờ (nếu có).

- Chỉ huy sau khi triển khai đội hình xong, di chuyển ra giữa đội hình, sau
đó quay đằng sau hướng về phía cờ và điều khiển phần nghi lễ chào cờ
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 20


như hướng dẫn ở trên cùng với nghi lễ rước cờ hướng dẫn ở mục sau.

3. Các tư thế của cờ:
- Tư thế nghiêm: người trong tư thế nghiêm, tay phải nắm cán cờ, khoảng
ngang thắt lưng, lòng bàn tay áp sát vào thắt lưng. Tay trái, chân, người
trong tư thế nghiêm.
- Tư thế nghỉ: chân trái khụy, tay phải (tay cầm cờ) đưa ra trước, hơi
chếch về phải khoảng 45 độ.
- Tư thế vác cờ: cờ đặt trên vai phải, phần cờ tính từ đỉnh cờ đến hết cờ
nằm sau lưng người vác cờ, lá cờ được buông ngược xuống đất. Phần cán
cờ còn lại, tính từ đót cờ lên đến mí cờ nằm phía trước, trên vai phải. Tay
phải gần thẳng, nắm sát đót cờ, tay trái tạo thành góc vuông trước mặt
nắm cán cờ. Thân cờ hơi chúi xuống đất (so với vai khoảng 15 đến 30 độ).
- Tư thế chào cờ: tay phải nắm đót cờ, lòng nắm tay áp sát thắt lưng, vai
phải thẳng. Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt nắm thân cờ, nắm bàn
tay ngửa. Tư thế nghiêm. Đỉnh cờ hướng về trước, thân cờ so với thân
mình khoảng 45 độ, hướng lên.
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 21


- Chuyển từ tư thế nghiêm lên tư thế chào cờ :

+ Cờ trong tư thế nghiêm, dùng tay phải đưa thẳng cờ ra trước mặt (thế cờ
đứng), tay phải ngang vai.
+ Tay trái nắm cán cờ, phía trên tay phải.
+ Rút tay phải xuống nắm lấy đót cờ, rút tay phải áp sát vào thắt lưng.
+ Tay trái tạo thành góc vuông trước mặt (theo tư thế cờ chào).
- Chuyển từ tư thế chào cờ sang tư thế vác cờ:
+ Tay phải đẩy đót cờ ra trước bụng và đẩy dần cờ lên trên ngang vai, theo
hướng qua trái, tay phải thẳng.
+ Tay trái thẳng, đánh ngược qua phải, đưa cờ lên vai, trở về tư thế góc
vuông trước mặt.
- Chuyển từ vác cờ sang tư thế chào cờ : ngược lại với tư thế từ chào cờ
sang vác cờ .
- Chuyển từ tư thế vác cờ về tư thế nghiêm: nếu đang từ vác cờ phải
chuyển qua tư thế chào cờ, rồi về tư thế nghiêm.
- Chuyển từ tư thế chào cờ về tư thế nghiêm:
+ Cả 2 tay đồng thời đưa thẳng ra trước, tạo thân cờ đứng trước mặt.
+ Tay phải đưa lên trên nắm cán cờ phía trên tay trái.
+ Tay trái buông ra về tư thế nghiêm, tay phải rút cờ về tư thế nghiêm.
4. Các hình thức rước cờ:
a. Rước cờ (cờ khiêng): số lượng người khiêng cờ là 4 hoặc 6 hội viên
tuỳ kích thước cờ, số lượng hội viên và tính chất buổi lễ.
- Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ.
- Đội cờ đi đều, song song nhau ra giữa đội hình, các thành viên trong đội cờ
làm động tác quay bên phải (trái) đối diện với đội hình chào cờ.
- Người điều khiển hô: Chào cờ, chào.
- Những thành viên hàng phía trước thực hiện động tác ngồi trên gót hoặc đứng,
tuy nhiên cờ phải được để trên vai của những người đứng trước. Những thành
viên phía sau bước lên 1 bước và thực hiện động tác đưa thẳng tay qua khỏi đầu,
mặt được che khuất bởi cờ.
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B


Page 22


- Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo theo đúng hướng dẫn.
- Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, đội cờ di chuyển vào trong theo
đúng động tác cá nhân trong nghi thức.
* Lưu ý: Phải quy định đội cờ xếp đội hình sau khi chào cờ xong, như phía sau
lùi 1 bước, phía trước đứng lên, quay bên phải (trái), các thành viên phía sau
sang phải(trái) 1 bước, cờ được đưa ngang vai đi đều vào trong
b. Rước cờ (có cán cờ):
- Người điều khiển hô: Nghiêm, rước cờ.
- Người cầm cờ di chuyển ra vị trí trong tư thế vác cờ, khi ra đến vị trí, người
cầm cờ chuyển qua tư thế giương cờ.
- Người điều khiển hô: Chào cờ, chào.
- Sau đó, trình tự buổi lễ tiếp theo đúng hướng dẫn.
- Kết thúc buổi lễ, người điều khiển hô: Thôi, người cầm cờ chuyển về tư thế
vác cờ và di chuyển ra ngoài đội hình.
* Lưu ý:
- Trường hợp chỉ có 1 cờ nước: thực hiện như hướng dẫn trên.
- Trường hợp có cờ nước và cờ mang biểu trưng Hội: cờ nước luôn đi trước, cờ
mang biểu trưng Hội đi sau.
- Khi vào đến giữa đội hình 2 cờ cùng thực hiện động tác quay bên Phải (trái),
người cầm cờ nước bước lên phía trên 1 bước, đồng thời chuyển 2 cờ sang tư thế
chào cờ.
5) Nghiêm túc thực hiện nghi lễ chào cờ trong các sự kiện quan trọng
Thực hiện Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức ngày kỷ
niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua;
nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; trong đó có quy định về việc
đại biểu, người tham dự lễ chào cờ phải hát Quốc ca, Ban Tuyên giáo Thành ủy

đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị-xã hội chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ
thống thực hiện nghiêm việc hát Quốc ca trong lễ chào cờ theo quy định; hát
Quốc ca và Quốc tế ca khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các sinh hoạt của
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 23


Đảng như: mít-tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng, đại hội Đảng, trao Huy hiệu
Đảng, kết nạp Đảng…
Khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các sinh hoạt mang tính thường
xuyên có thể hát Quốc ca, Quốc tế ca kết hợp cùng với bài hát được ghi âm sẵn
(có lời hoặc không lời). Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền về mục đích, ý
nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca; đồng thời tổ chức học hát Quốc ca,
Quốc tế ca (đối với đảng viên) cho cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên, học
sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân bảo đảm đúng lời và nhạc.
Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, THPT,
trung tâm giáo dục thường xuyên, THCS, tiểu học và các cơ sở giáo dục đào tạo
khác, trong lễ chào cờ đầu tuần và các buổi lễ kỷ niệm, yêu cầu tất cả giáo viên,
cán bộ, nhân viên và học sinh, sinh viên thực hiện hát Quốc ca (có hoặc không
có nhạc đệm) để trở thành nền nếp trong hệ thống giáo dục. Khuyến khích các
cơ quan, đơn vị căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức nghi thức chào cờ vào mỗi
sáng thứ hai hằng tuần. Các cơ quan báo, đài thành phố tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc, hát Quốc
ca; kịp thời phản ánh kết quả triển khai thực hiện nội dung công tác này trên địa
bàn thành phố.
II. Hát Quốc Ca
Quốc ca là bài hát chính thức được thừa nhận là bài hát chính thức của
một quốc gia.

Theo quy định tại Điều 143 Hiến pháp nươc cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992: ”Quốc ca nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
nhạc và lời của bài Tiến quân ca”. Về việc sử dụng Quốc ca hiện nay vẫn theo
các quy định tại điều lệ số 975/TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21 thang 7
năm 1956 và thông báo của Chính phủ số 31-TB ngày 15 tháng 02 năm 1993 về
việc treo treo Quốc kì, Chào cờ và hát quốc ca với những nội dung sau:
1. Quốc ca có thể hát bằng lời hoặc cử bằng nhạc khi:
a. Làm lễ chào cờ.
b. Khai mạc và bế mạc những buổi họp long trọng do chính quyền hoặc
Nguyễn Trà My _ Lớp Liên thông chính quy QTVP_K14B

Page 24


×