Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ

ĐỀ ÁN 1:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Kiên
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Nhung
Nguyễn Châu Phương Ngọc

2140392
2142196

Nguyễn Thị Nhàn

2151455

Nguyễn Huỳnh Ngọc Diệp
Đỗ Viết Phi

2151346
2144851

TP. HCM, HK 17.1A, Tháng 11/ Năm 2017



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ

ĐỀ ÁN 1:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Kiên
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Nhung
Nguyễn Châu Phương Ngọc

2140392
2142196

Nguyễn Thị Nhàn

2151455

Nguyễn Huỳnh Ngọc Diệp
Đỗ Viết Phi

2151346
2144851


TP. HCM, HK 17.1A, Tháng 11/ Năm 2017


LỜI CAM KẾT
“Tôi đã đọc và hiểu và các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm về liêm chính học thuật.”
Ngày 20 tháng 12 năm 2017
(Họ tên và chữ ký sinh viên)

i


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

MSSV

HỌ VÀ TÊN

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

HOÀN

CHỮ

THÀNH



Phân tích tình hình xuất

2140392

Nguyễn Thị

khẩu cao su VN sang Trung

Ngọc Nhung

Quốc và toàn thế giới

100%

Tổ ng hơ ̣p và chỉnh sửa bài
2142196

Nguyễn Châu
Phương Ngọc

Phân tích thị trường Trung
Quốc và chính sách nhập

100%

khẩu
Cơ sở lý thuyết về xuất khẩu

2151455 Nguyễn Thị Nhàn

và phân tích ngành cao su


100%

Việt Nam

2151346

Nguyễn Huỳnh
Ngọc Diệp

Phân tích PEST và đề xuất
giải pháp đẩy mạnh xuất

100%

khẩu
Phân tích mặt hàng cao su

2144851 Đỗ Viết Phi

và vai trò của xuất khẩu cao

100%

su

ii


TRÍCH YẾU
Viê ̣t Nam là mô ̣t quố c gia nằ m trong vùng khí hâụ nhiê ̣t đới gió mùa, là mô ̣t

nước trước giờ lấ y nề n nông nghiê ̣p làm công cu ̣ thiế t thực nhấ t để taọ ra giá tri ̣thăng
̣
dư góp phầ n phát triể n đấ t nước. Trong những năm đầ u của thế kỉ XXI và cho đế n
tâṇ bây giờ, chính phủ và nhân dân Viê ̣t Nam đã và đang xác đinh
̣ mu ̣c tiêu chính là
phát triể n công nghiê ̣p để hiê ̣n đaị hóa đấ t nước. Nhưng không thể thiế u nề n nông
nghiê ̣p đã đươ ̣c cha ông ta duy trì và phát triể n từ ngàn đời qua, tạo ra giá trị lớn cho
nền kinh tế. Thấ y đươ ̣c những lơ ̣i ích mà ngành nông nghiê ̣p mang laị vì có sư ̣ hâ ̣u
thuẫn của thiên thời, điạ lơ ̣i, nhân hòa. Chính phủ Viê ̣t Nam đã đẩ y manh
̣ xuấ t khẩ u
nông sản của Viê ̣t Nam sang các thị trường nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Bên
cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng thấ y đươ ̣c ngành trồng cây cao su của Viê ̣t Nam là mô ̣t
trong những ngành manh
̣ trong xuấ t khẩ u. Vì vâỵ nhóm cho ̣n đề tài xuấ t khẩ u cao su
của Viê ̣t Nam sang Trung Quốc để nghiên cứu và đưa ra giải pháp giải quyế t nhữ ng
vấ n đề khó khăn hiê ̣n nay của ngành xuấ t khẩ u nông sản Việt Nam nói chung và xuấ t
khẩ u cao su của Viê ̣t Nam nói riêng. Chúng tôi sử du ̣ng và kế t hơ ̣p nhiề u công cu ̣,
biê ̣n pháp để nghiên cứu về thi ̣trường cao su của Viê ̣t Nam, thi ̣trường nhâp̣ khẩ u cao
su của Trung Quốc, phương pháp hữu hiê ̣u nhấ t chúng tôi sử du ̣ng là dùng công cu ̣
Internet để tìm kiế m và phân tích số liê ̣u ngành cao su của Viê ̣t Nam và Trung Quốc
rồ i đưa ra kế t luâṇ thiế t thư ̣c nhấ t nhằ m giúp ngành cao su của Viê ̣t Nam phát triể n.
Bên canh
̣ đó chúng tôi cũng muố n tìm hiể u và phân tích sâu hơn về măṭ hàng cao su
– mặt hàng tiề m năng mang laị nguồ n ngoaị tê ̣dồ i dào cho Viê ̣t Nam, chúng tôi muố n
tìm hiể u thi ̣ trường nhâp̣ khẩ u của Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đế n ngành
cao su và nề n kinh tế của Viê ̣t Nam cũng như nhiề u vấ n đề gây bấ t câp,̣ ngăn cản sư ̣
cải thiê ̣n và phát triể n ngành, để từ đó chúng tôi đưa ra những đề xuấ t và giải pháp
giúp ngành cao su nói riêng và nông sản của Viê ̣t Nam nói chung phát triể n vữ ng
manh
̣ trên thi ̣ trường quố c tế .


iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tố t đề án lầ n này không chỉ có công sức và sư ̣ nghiêm túc cũng
như tính kỷ luâṭ của từng thành viên trong nhóm mà bên canh
̣ đó còn có sư ̣ giúp đỡ
của quý thầ y cô trong viê ̣c hướng dẫn thực hiện đề án. Để đạt được những kết quả
này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Quý giảng viên trường Đaị ho ̣c Hoa Sen, quý giảng viên khoa Kinh tế quản
trị đã quan tâm và taọ điề u kiê ̣n cho sinh viên thư ̣c hiê ̣n đề án, nghiên cứu và đưa đề
án chuyên ngành trở thành môn ho ̣c chính thức cho toàn thể sinh viên các ngành trong
trường, điề u này giúp chúng tôi phát huy đươ ̣c khả năng làm viê ̣c nhóm, đoàn kế t hơn
trong viê ̣c ho ̣c cũng như tính kỷ luâṭ và bản năng tư ̣ ho ̣c trong mỗ i thành viên nhóm.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Kiên
– giảng viên hướng dẫn thực hiện đề án – đã tâṇ tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi
trong suố t quá trình thư ̣c hiê ̣n đề tài này. Thầy đã nhiê ̣t tình hỗ trợ chúng tôi trong
viê ̣c lư ̣a cho ̣n đề tài cuñ g như hướng dẫn phương thức tìm kiếm thông tin, tận tình
giúp đỡ giải quyết các vấn đề và góp ý trong suố t quá trình làm đề án. Thầy cũng đã
truyề n thu ̣ kinh nghiê ̣m, kiế n thức thực tế cho chúng tôi. Đây là hành trang vô cùng
quý báu cho chúng tôi trong suố t quá trình ho ̣c tâp̣ trên ghế nhà trường cũng như sau
khi tố t nghiê ̣p ra trường và đi làm.
Đây cũng là lần đầu chúng tôi nghiên cứu đề tài nên không tránh khỏi những
sai sót, kính mong quý thầy cô góp ý để chúng tôi có thể nhận ra sai sót và cải thiện
không chỉ trong đợt nghiên cứu thứ hai mà còn trong những công việc sau này.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

iv



MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT...................................................................................................................i
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ............................................................................ ii
TRÍCH YẾU .....................................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................iv
DANH MỤC B ẢNG BIỂU ..........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
NHẬP ĐỀ ............................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU ................................................. 3
1.1.

Khái niệm xuất khẩu ......................................................................................... 3

1.2.

Nhiệm vụ của xuất khẩu ................................................................................... 3

1.3.

Vai trò của xuất khẩu ........................................................................................ 3

1.4.

Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .................................................... 4

1.4.1.


Nhân tố quốc tế ............................................................................................ 4

1.4.2.

Nhân tố quốc gia .......................................................................................... 5

1.4.3.

Nhân tố nội tại doanh nghiệp. .................................................................. 5

1.5.

Các hình thức xuất khẩu................................................................................... 6

1.5.1.

Xuất khẩu trực tiếp..................................................................................... 6

1.5.2.

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác) ................................................................... 7

1.5.3.

Gia công hàng hóa xuất khẩu ................................................................... 7

1.5.4.

Xuất khẩu tại chỗ ........................................................................................ 8


1.5.5.

Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập. ................................................... 8

1.5.6.

Buôn bán đối lưu ......................................................................................... 8

1.5.7.

Xuất khẩu theo nghị định thư .................................................................. 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT
NAM ..................................................................................................................................... 9

v


2.1.

Giới thiệu khái quát về mặt hàng cao su ....................................................... 9

2.1.1.

Cây cao su ..................................................................................................... 9

2.1.2.

Phân loại cao su .........................................................................................14


2.2.

Giới thiệu chung về ngành sản xuất cao su của Việt Nam ......................20

2.2.1.

Diện tích, sản lượng ..................................................................................20

2.2.2.

Năng suất cao su ........................................................................................22

2.2.3.

Các công ty sản xuất và xuất khẩu cao su ở Việt Nam .....................23

2.2.

Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam..................................................26

2.2.2.

Sản lượng và kim ng ạch xuất khẩu 2012 – 9/2017.............................26

2.2.3.

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu..............................................................28

2.2.4.


Mạng lưới thị trường xuất khẩu ............................................................29

2.2.5.

Chất lượng xuất khẩu...............................................................................32

2.3.

Vai trò của xuất khẩu cao su đối với Việt Nam .........................................33

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG QUỐC ...........................................................................................34
3.1.

Tổng quan thị trường Trung Quốc ..............................................................34

3.1.1.

Vị trí tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội.........................................34

3.1.2.

Thị trường cao su Trung Quốc ..............................................................36

3.2.

Chính sách của Trung Quốc về nhập khẩu cao su từ Việt Nam ............37

3.3.


Quan hệ thương mại của Việt Nam và Trung Quốc.................................39

3.4.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu 2012 – 9/2017 ....................................41

3.5.

Cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu ..............................................................42

3.6.

Phân tích thực trạng xuất khẩu ....................................................................42

3.6.1.

Trung Quốc là một thị trường tiềm năng của Việt Nam ..................42

3.6.2.

Tình trạng ép giá của doanh nghiệp Trung Quốc..............................43

3.6.3.

Chất lượng cao su chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường .............43

3.6.4.

Xuất khẩu tiểu ngạch vẫn còn chiếm phần lớn ..................................43


vi


CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC .....................................................................45
4.1.

Phân tích PEST .................................................................................................45

4.1.1.

Chính trị – Political...................................................................................45

4.1.2.

Kinh tế – Economic ...................................................................................46

4.1.3.

Xã hội – Social ............................................................................................47

4.1.4.

Công nghệ – Technology..........................................................................47

4.2.

Giải pháp ............................................................................................................48

4.2.1.


Giải pháp từ phía nhà nước ....................................................................48

4.2.2.

Giải pháp từ doanh nghiệp......................................................................49

KẾT LUẬN ...................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... a

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Bảng phân loại cao su tự nhiên .....................................................................14
Bảng 2. Bảng chỉ tiêu hóa lý của các loại cao su SVR .............................................17
Bảng 3. Diện tích, sản lượng cao su sản xuất trong giai đoạn 2005 – 2016 ........20
Bảng 4. Năng suất khai thác cao su giai đoạn 2005 – 2016 ....................................22
Bảng 5. Danh sách các công ty xuất khẩu cao su hàng đầu Việt Nam ................25
Bảng 6. Sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2012 – 9/2017 ............26
Bảng 7. Giá cao su Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 2012 – 9/2017 ........................28
Bảng 8. Danh sách các thị trường hàng đầu nhập khẩu cao su Việt Nam .........30
Bảng 9. Sản lượng cao su xuất khẩu sang các thị trường giai đoạn 2015 – 9/2017
.............................................................................................................................................30
Bảng 10. Biểu thuế nhập khẩu cao su vào Trung Quốc năm 2017 ......................39
Bảng 11. Sản lượng và giá trị cao su Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc giai
đoạn 2015 – 9/2017 ..........................................................................................................41
Bảng 12. Cơ cấu sản lượng và giá trị cao su xuất sang Trung Quốc trong tổng
xuất khẩu đi toàn thế giới ..............................................................................................41


Biểu đồ 1. Phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam ...........................................21
Biểu đồ 2. Sản lượng và giá trị cao su xuất khẩu của Việt Nam qua các năm ..27
Biểu đồ 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam giai đoạn 2015 –
9/2017 .................................................................................................................................31

viii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Cấu tạo tự nhiên của cây cao su ....................................................................10
Hình 2. Thân cây cao su ngoài tự nhiên .....................................................................11
Hình 3. Mủ cây cao su ....................................................................................................12
Hình 4. Gỗ cao su ............................................................................................................12
Hình 5. Hạt giống cây cao su.........................................................................................13
Hình 6. Rừng cây cao su phủ xanh huyện Chư Păh (Tây Nguyên) .....................13
Hình 7. Sơ đồ quy trình chế biến cao su ly tâm ........................................................15
Hình 8. Sơ đồ quy trình chế biến cao su RSS............................................................16
Hình 9. Sơ đồ quy trình chế biến cao su 3L ..............................................................18
Hình 10. Sơ đồ quy trình chế biến cao su SVR 10 ..................................................19
Hình 11. Vườn ươm cây giống cao su .........................................................................22
Hình 12. Thu hoạch mủ cao su .....................................................................................23
Hình 13. Bản đồ địa lý Trung Quốc ............................................................................34
Hình 14. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận
Bình trong chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam sau khi dự Hội nghị Cấp cao
APEC..................................................................................................................................40

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Diễn giải

Từ viết tắt
CAFTA
GDP
VRG
VRA
SVR
HS Code

ASEAN – China Free Trade Area – Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN – Trung Quốc
Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
Vietnam Rubber Group – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam
Vietnam Rubber Association – Hiệp hội Cao su Việt Nam
Standard Vietnamese Rubber – Cao su định chuẩn kỹ thuật Việt
Nam
Harmonized System Code – Mã phân loại hàng hóa

MFN

Most favoured nation – Nguyên tắc tối huệ quốc

NDT

Nhân dân tệ – Đơn vị tiền tệ Trung Quốc

CV


Constant viscosity – Độ nhớt không thay đổi

x


NHẬP ĐỀ
Ngày nay hầ u hế t hơn hai trăm quố c gia và vùng lañ h thổ đề u ít nhiề u có hoạt
động ngoaị thương. Bấ t kì quố c gia nào đó kể cả các quố c gia có tình hình đăc̣ biê ̣t
như Triề u Tiên, Iran, Irak, các nước Hồi giáo Trung Đông hiê ̣n nay nế u không có
những hoaṭ đô ̣ng ngoaị thương như mua bán hoăc̣ trao đổ i hàng hó a thì sẽ khó có thể
phát triể n đươ ̣c, Viê ̣t Nam của chúng ta cuñ g không nằm ngoài số đó. Hiện nay, Viê ̣t
Nam hiê ̣n taị vẫn còn nằ m trong số những quố c gia đang phát triển với mức thu nhâ ̣p
bình quân đầ u người còn rất thấp, nhiề u măṭ trong đó có kinh tế của Viê ̣t Nam còn
haṇ chế và yế u kém. Do đó, cần phải tích cư ̣c thư ̣c hiê ̣n mua bán trao đổ i hàng hóa
với các nước trên thế giới để phát triể n nền kinh tế. Có thể thấy, Việt Nam đang từng
bước cố gắng với việc mỗ i năm có vô số hàng hóa đươ ̣c tính bằ ng đơn vi ̣ triê ̣u tấ n
đươ ̣c xuấ t khẩ u ra nước ngoài và thu về lượng lớn ngoaị tê ̣ để phát triể n đấ t nước.
Bên canh
̣ những măṭ hàng chủ lư ̣c xuấ t khẩ u của Viê ̣t Nam như: linh kiê ̣n các thiế t bi ̣
điê ̣n tử, da giày, cà phê, hồ tiêu, dê ̣t may. Viê ̣t Nam còn giới thiê ̣u đế n với các baṇ bè
quố c tế , đăc̣ biê ̣t là Trung Quốc – một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn nhất
thế giới – măṭ hàng đăc̣ biê ̣t là cao su. Với việc xuấ t khẩ u cao su qua thi ̣trường Trung
Quốc, chúng tôi nhâṇ thấ y đây là mô ̣t thi ̣ trường tiề m năng để thu lươ ̣ng lớn ngoaị tê ̣
về cho Viê ̣t Nam để phát triển đất nước, cải thiê ̣n cuô ̣c số ng của người dân, thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác,.... Do đó, nhóm chúng tôi đã quyế t đinh
̣ thư ̣c hiê ̣n đề án này vớ i
đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuấ t khẩ u cao su Viê ̣t Nam sang thị
trường Trung Quốc”. Trước khi thư ̣c hiê ̣n đề án, nhóm chúng tôi đề ra những mu ̣c
tiêu cơ bản cầ n hướng đế n như sau:
Mu ̣c tiêu 1: Có cái nhìn tổ ng quát và khách quan đố i với sản phẩm cao su tự

nhiên cuñ g như thi ̣ trường cao su của Viê ̣t Nam.
Mu ̣c tiêu 2: Tìm hiể u và phân tích mô ̣t cách căṇ kẽ thi ̣trường tiêu thu ̣ cao su
của Viê ̣t Nam mà chúng tôi hướng tới là Trung Quốc, và những chính sách của ho ̣
trong viê ̣c nhâp̣ khẩu cao su của Viê ̣t Nam.
Mu ̣c tiêu 3: dư ̣a vào bài báo cáo để đưa ra những nhâṇ đinh
̣ về các yếu tố ảnh
hưởng đến và ngành xuấ t khẩ u cao su của Viê ̣t Nam sang Trung Quốc nói riêng, từ
đó đưa ra giải pháp thúc đẩy xuất khẩu.
1


Qua bài báo cáo này, nhóm chúng tôi đã hiể u rõ hơn về măṭ hàng cao su của
Viê ̣t Nam cũng như thi ̣trường và nề n kinh tế Trung Quốc, tiêu chuẩn nhâp̣ khẩ u măṭ
hàng cao su của Việt Nam sang Trung Quốc, từ đó đưa ra giải pháp kiến nghị để có
thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động thương mại quốc tế, là sự mua bán, trao đổi hàng
hóa và dịch vụ của một quốc gia này sang quốc gia khác. Hàng hóa xuất khẩu không
chỉ là những hàng hóa hữu hình (máy móc, đồ dùng, nguyên liệu, nông lâm sản,…)
mà còn bao gồm dịch vụ với những sản phẩm vô hình (ngân hàng, chuyển giao công
nghệ, hàng không,…).
(N. Gregory Mankiw 2014, 102)
1.2. Nhiệm vụ của xuất khẩu
Xuất khẩu thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia với
nhau, nhằm mang đến sự đa dạng ngành nghề, sản phẩm của nền kinh tế trong các

nước: nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đa dạng, nhu cầu giúp đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm cho người dân,… Trong thời kì kinh tế hiện nay,
xuất khẩu có những nhiệm vụ:
-

Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại, tạo ra

nguồn ngoại tệ dồi dào, mở rộng thị trường kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh
đó, khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và khắc phục những điểm yếu tồn đọng.
-

Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng đầu tư nước ngoài. Tạo được công ăn việc

làm, nâng cao cơ sở hạ tầng, cải thiện mức sống người dân.
Hình thành, củng cố và phát triển mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong
khu vực và toàn thế giới, tạo liên kết giữa các tổ chức quốc tế.
(Nguồn: Tổng hợp kiến thức đã học trong bộ môn Kinh tế vĩ mô)
1.3. Vai trò của xuất khẩu
- Đem lại lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp: Xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài đồng nghĩa với mở rộng thị trường tiêu thụ là lợi ích chính mà xuất khẩu mang
lại. Bên cạnh đó,còn tạo điều kiện phát triển cho sản xuất trong nước, tăng quy mô
sản xuất, đa dạng ngành hàng, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước,
các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.
3


- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và hình ảnh quốc gia trên thương trường
quốc tế: Những công ty lớn xuất khẩu những sản phẩm giá trị sang nhiều quốc gia
không những nhằm việc chiếm lĩnh thị trường mà còn nhằm khẳng định vị trí thương
hiệu của mình trên trường quốc tế. Quốc gia mà có càng nhiều thương hiệu mạnh thì

quốc gia đó càng được khẳng định thương hiệu quốc gia mình. Ví dụ cho sự đóng
góp của nhiều thương hiệu lớn được khẳng định trên tòan thế giới như: Alibaba
(Trung Quốc), Apple, Microsoft, Coca-cola (Mỹ), Toyota (Nhật Bản), Samsung (Hàn
Quốc),….
- Đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia: Xuất khẩu mang lại nguồn dự trữ ngoại
tệ cho quốc gia, ngoài ra còn là nguồn vốn cho nhập khẩu, giúp cân bằng cán cân
thương mại và đảm bảo cán cân thanh toán.
- Thúc đẩy, phát triển kinh tế quốc gia và toàn cầu: Xuất khẩu góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước
bằng việc đổi mới và nâng cao quy trình công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị,
nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp và tay nghề người lao động. Ngoài ra, xuất
khẩu góp phần giải quyết nguồn vốn, việc làm, công nghệ và sử dụng nguồn tài
nguyên đất nước một cách hiệu quả. Hơn thế nữa, việc xuất khẩu còn có ảnh hưởng
đến các hoạt động ngoại giao, giúp cho việc hợp tác giữa các nước trong khu vực hiệu
quả hơn. Hơn nữa, việc này còn có thể mở rộng các cơ sở và góp phần xúc tác các
quan hệ ngoại giao.
(Nguồn: Tổng hợp kiến thức đã học trong bộ môn Kinh tế vĩ mô )
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
1.4.1. Nhân tố quốc tế
Môi trường kinh tế: Tình trạng kinh tế ổn định, khủng hoảng hay suy thoái
tác động đến nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
trên thị trường xuất khẩu: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu
người, tình hình lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất…
Môi trường chính trị: Tình hình chính trị tác động đến hoạt động ngoại giao,
hợp tác quốc tế, chủ trương, chính sách kinh tế của nước đó đối với các nước khác.
4


Văn hóa-xã hội: Văn hóa - xã hội của thị trường xuất khẩu thay đổi ảnh hưởng

đến nhu cầu, thị hiếu, quyết định mua hàng của khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu các doanh nghiệp.
Môi trường cạnh tranh: Trên thương trường quốc tế thì mọi doanh nghiệp
nước ngoài đều như nhau, có sự cạnh tranh công bằng khi cùng tham gia vào một thị
trường nhất định. Việc cạnh tranh giữa gây ra sự khó khăn cho các doanh nghiệp
muốn thâm nhập, duy trì, chiếm lĩnh thị trường.
1.4.2. Nhân tố quốc gia
Nguồn lực lao động: Nguồn lực lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nước ta có nguồn nhân công dồi dào,
chí phí nhân công khá rẻ nên tạo điều kiện phát triển những ngành cần sử dụng nhiều
lao động như thủ công mỹ nghệ, may mặc, da giày,…
Chủ trương, chính sách của Nhà nước: Những chủ trương, chính sách của
Chính phủ tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu. Để tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện
cho doanh nghiệp thì cần có những chính sách hợp lý nhưng phải có tính chặt chẽ để
đảm bảo sự cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của nước này
với đồng tiền của nước khác. Những chính sách và biến động tỷ giá tác động đến
cung cầu ngoại tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước: Cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp về mặt tích cực thúc đấy sự thay đổi, phát triển vươn lên của các doanh nghiệp
nhưng mặt tiêu cực của nó sẽ khai tử những doanh nghiệp nhỏ yếu kém. Mức độ cạnh
tranh thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc
các sản phẩm có thể thay thế được.
1.4.3. Nhân tố nội tại doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo: Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức kiện toàn
để điều hành doanh nghiệp mang lại hiểu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, trong điều
kiện mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, bộ máy lãnh đạo không chỉ cần khả
năng hiểu biết phạm vi doanh nghiệp mà còn phải có sự hiểu biết tốt về tất cả các lĩnh
vực, có tầm nhìn rộng trong thương trường nội địa và trên thương trường quốc tế.
5



Trình độ và tay nghề của người lao động: Hiện nay, nền kinh tế các nước
phát triển trên nền tảng công nghiệp hóa, tự động hóa, máy móc công nghệ đang dần
thay thế sức lao động con người thì đòi hỏi người lao động phải có tri thức, tay nghề
cao chứ không chỉ cần sức lao động. Mặt khác, công nghệ máy móc càng hiện đại thì
trình độ của đội ngũ lao động càng phải nâng cao để có thể vận hành chúng. Lực
lượng lao động dồi dào nhưng trình độ kĩ thuật thấp, tay nghề thấp thì chắc chắn
không thể tạo ra được những sản phẩm chấp lượng cao, cạnh tranh được trên được
trên thị trường trong, ngoài nước được.
Trình độ công nghệ sản xuất và máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất sản
phẩm xuất khẩu: Để chiếm lĩnh thị trường thì hàng hóa phải đạt yêu cầu tối thiểu là
mẫu mã, chất lượng sản phẩm cao và có sự cạnh tranh về giá. Để đáp ứng được yếu
tố trên thì đầu tư công nghệ, cải tiến kỹ thuật đối với các doanh nghiệp là vô cùng
quan trọng.
Khả năng tài chính: Khả năng về tài chính trong đó nguồn vốn là sự cần thiết
trong việc đầu tư, mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến định
hướng, mục tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp gồm những yếu tố mà bản thân doanh
nghiệp có thể tự biết được, tự tìm cách khắc phục và giải quyết để thay đổi và làm tối
đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
(Nguồn: Tổng hợp kiến thức đã học trong bộ môn Kinh tế vĩ mô )
1.5. Các hình thức xuất khẩu
1.5.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là các đơn vị, doanh nghiệp nước ngoài kí hợp đồng mua
sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất trong nước mà không phải thông qua bất kì đơn vị
môi giới, trung gian nào, sau đó các đơn vị sản xuất xuất khẩu sản phẩm của mình ra
ngước ngoài. Hình thức này thường áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ
và quy mô sản xuất lớn, đã có kinh nghiệm trên thương trường, thương hiệu của họ
đã được khẳng định trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải nắm rõ được thông tin, các quy định, các chính sách…, đánh giá và nắm

rõ tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh.

6


Ưu điểm của hình thức xuất khẩu là mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp bám sát được thị hiếu của khách hàng, từ đó đưa ra những chiến
lược cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp có thể gặp rất nhiều thách
thức, rủi ro nếu doanh nghiệp không hiểu biết rõ về đặc điểm thị trường khách hàng
cũng như xu hướng thay đổi của thị trường.
1.5.2. Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)
Xuất khẩu gián tiếp là bên bán hàng sẽ ủy thác cho một công ty khác để tiến
hành xuất khẩu trên danh nghĩa của công ty nhận ủy thác. Bên bán hàng trong nước
sẽ kí hợp đồng với công ty nhận ủy thác trong nước, công ty ủy thác sẽ kí hợp đồng
xuất khẩu, thực hiện mọi thủ tục giao hàng và thanh toán với đối tác mua hàng nước
ngoài. Bên nhận ủy thác sẽ nhận được khoản phí xuất khẩu từ bên ủy thác. Hình thức
này thường áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, hạn chế nguồn lực, ít xuất khẩu hoặc
có nhiều rào cản, chưa đủ kiến thức và thông tin cần thiết về thị trường đối tác và hoạt
động xuất khẩu.
Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không cần phải bỏ nguồn
vốn lớn để sản xuất hay mua sản phẩm mà còn nhận được một khoản chi phí theo giá
trị hàng xuất khẩu. Ngoài ra, đơn vị xuất khẩu nhận ủy thác có mức độ rủi ro ít hơn,
không phải đứng ra chịu trách nhiệm cùng.
1.5.3. Gia công hàng hóa xuất khẩu
Gia công hàng xuất khẩu là hình thức doanh nghiệp trong nước sẽ nhận được
tư liệu sản xuất từ công ty nước ngoài, chủ yếu là máy móc và nguyên vật liệu để sản
xuất hàng hóa theo đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài. Hình thức gia công mang lại
nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia khi giải quyết được vấn đề việc làm cho người
lao động và nâng cao cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, mới.
Ưu điểm của hình thức này là mang lại nguồn lợi ích kinh tế cao, không cần

nguồn vốn kinh doanh, chi phí thấp, rủi ro thấp do được đảm bảo đầu ra. Tuy nhiên
đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm tay nghề, năng lực chuyên môn trong
nghiệp vụ và giám sát thi công.

7


1.5.4. Xuất khẩu tại chỗ
Hình thức xuất khẩu tại chỗ là doanh nghiệp trong nước bán sản phẩm cho
doanh nghiệp nước ngoài và được doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài chỉ định giao
hàng cho một doanh nghiệp khác trên cùng lãnh thổ quốc gia.
Ví dụ như Công ty Hoa Sen tại Hồ Chí Minh, Việt Nam bán hàng cho đối tác
Trung Quốc là Công ty A một lô hàng bao bì, và được đối tác chỉ định giao hàng cho
Công ty B tại Hà Nội, Việt Nam. Như vậy, Công ty Hoa Sen đã xuất khẩu hàng hóa
cho đối tác, nhưng được giao ngay tại lãnh thổ Việt Nam.
1.5.5. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập.
Hình này là hàng hóa tạm thời được xuất khẩu sang nước ngoài và được tái
nhập trở lại trong nước sau một thời gian nhất định (Tạm xuất tái nhập) hoặc là nhập
khẩu hàng hóa vào trong nước sau một thời gian lại xuất hàng hóa trở lại nước khác
(Tạm nhập tái xuất).
Ví dụ, Công ty Thiên Vân thực hiện thủ tục để xuất khẩu một chiếc xe ô tô
sang Pháp dự triển lãm (tạm xuất) trong khoảng thời gian ba tháng. Sau đó, nhập xe
ô tô đó trở lại Việt Nam (tái nhập).
1.5.6. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là hàng đổi hàng, người xuất khẩu cũng chính là người
nhập khẩu, người mua hàng cũng chính là người bán hàng, hàng hóa có giá trị tương
đương. Ở đây hai bên trực tiếp thực hiện giao dịch trao đổi hàng hóa với nhau mà
không dùng tiền làm trung gian.
Ví dụ, một tấn cao su đổi lấy một chiếc ô tô. Đối với hình thức mua bán này
thì một bên sẽ giao ô tô cho bên kia, rồi mua lại bán thành phẩm hoặc thành phẩm.

1.5.7. Xuất khẩu theo nghị định thư
Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức xuất khẩu hàng hóa theo kí kết của
hai chính phủ. Theo đó doanh nghiệp chỉ cần thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn
đã được kí kết. Hình thức này có ưu điểm là rủi ro rất ít vì khả năng thanh toán là
chắc chắn và giá cả hàng hóa hợp lý.
(Nguồn: Tổng hợp kiến thức đã học trong bộ môn Kinh tế quốc tế)
8


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT
KHẨU CAO SU VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu khái quát về mặt hàng cao su
2.1.1. Cây cao su
a. Nguồn gốc
Cây cao su, tên khoa học là Havea Brasiliensis. Cây có xuất xứ từ rừng cây
hoang dại nhiệt đới ở Châu Mỹ La Tinh, là loại cây lá kép, mọc thành từng chùm tụ
tán, thuộc loại thân gỗ, tán lá rộng.
Cây cao su được tìm thấy đầu tiên vào năm 1743 do hai nhà hải quân Pháp
trong chuyến du khảo. Họ thấy một giống cây kì lạ sống ở miền Nam sông Amazone,
được người thổ dân Maina dùng thứ mủ trắng, có độ mềm dẻo và đàn hồi rất cao.
Loại mủ này được lấy từ chính thân cây đó để bẫy chim và nặn thành những vật dụng
hàng ngày như chén, chậu, đồ chơi, tượng thần để thờ cúng,.…
Thấy được những giá trị thiết thực của loại cây đó, hai ông đã gửi mẫu cây
về Viện hàn lâm khoa học. Từ đây, cây cao su được trồng thí nghiệm ở nhiều nơi
khác nhau, trong đó chủ yếu ở các vùng thuộc địa. Người da trắng đã biết sử dụng
mủ của chúng để chế tạo những vật dụng chống thấm nước.
Cây cao su bắt đầu được chú ý nhiều hơn vào năm 1846, khi Charles
Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp cao su lưu hóa. Chính phát minh
đó đã giúp cây cao su và ngành cao su phát triển lên một bậc cao mới, đặt biệt khi
ứng dụng vào ngành công nghiệp ô tô. Các nước tư bản Anh, Pháp , Mỹ,… nhận thấy

được những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn của cây cao su nên đã đưa vào trồng và
nhân rộng mô hình cây cao su tại các nước thuộc địa nhằm khai thác triệt để nguồn
tài nguyên đất, khí hậu và con người.
Đến năm 1892, cây cao su được nhập từ Indonesia về đến Việt Nam và được
giao cho Trạm thực vật Ong Yêm và Bác sĩ Yersin trồng. Cây phát triển tốt tại miền
Đông Nam Kỳ, về sau đã được tăng cường trồng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều nơi
ở Việt Nam.

9


b. Đặc điểm tự nhiên
Thân: cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thân gỗ, to tròn, cao khoảng
20-30 mét. Cấu tạo thân cây quan trọng nhất là vỏ thân – là nơi sản sinh ra mủ cao
su. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt, phần nhu mô có chứa nhiều ống mủ bao gồm sơ
cấp và thứ cấp. Trong đó, ống mủ thứ cấp là nơi sản sinh và dự trữ mủ, còn ống sơ
cấp thì không. Sự phân bố các mủ ống trong vỏ không đề, các mủ ống xếp xiên từ
dưới lên theo hướng từ trái qua phải.
Lá: thuộc dạng lá kép, hình bầu dục, cuống dài, đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân
song song. Lá non có màu đỏ tím sau dần chuyển sang màu xanh nhạt rồi xanh lục và
hình thành từng lá rõ rệt, khi trưởng thành phát triển thành những tán rộng, mỗi năm
rụng lá một lần.
Hoa, quả, hạt: hoa cao su là hoa đơn, hoa đực nhiều hơn, bao xung quanh
hoa cái và thường thụ phấn chéo vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su thuộc
loại quả nang, có lớp vỏ cứng trong chứa các hạt, khi chín chúng tự nứt và có thể tách
hạt ra ngoài một cách dễ dàng. Hạt cao su có màu nâu, ở ngoài là lớp vỏ sừng, dễ mất
sức nảy mầm nếu không được bảo quản cẩn thận.
Rễ: rễ cao su gồm hai loại rễ trụ và rễ con, ăn rất sâu để giữ cho thân cây
được đứng vững, hấp thụ chất dinh dưỡng và chống lại sự khô hạn của thời tiết


Hình 1. Cấu tạo tự nhiên của cây cao su
(Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
10


Hình 2. Thân cây cao su ngoài tự nhiên
(Nguồn: Bùi Minh Đức)
c. Đặc tính sinh thái
Nhiệt độ: cây cao su được trồng chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, thời tiết mát mẻ thích hợp với nhiệt độ cao từ 24 – 30 oC. Cây cao su có
khả năng chịu hạn tốt hơn so với một số cây trồng khác như tiêu, cà phê,… vì chúng
có bộ rễ dài bám sâu vào đất nên ở những cây trưởng thành có thể chịu hạn được 3 –
5 tháng. Nếu nhiệt độ thấp hơn khoảng đó thì cây sẽ không phát triển, có thể bị khô
ngọn, mủ ít, không đông và có thể chết nếu nhiệt độ xuống quá thấp.
Lượng mưa và độ ẩm: Cây cao su cần nhiều nước, trung bình trong khoảng
1800 – 2500mm/ năm. Tính chất mưa là mưa nhiều trận vì nếu mưa to, mưa dầm sẽ
có khả năng gây ra nhiều dịch bệnh cho cây. Mưa thích hợp vào buổi chiều, nếu mưa
nhiều vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến năng suất cho mủ.
Đất đai, địa hình: cây thích hợp với đất rừng, những nơi có độ cao trên 200
mét so với mặt nước biển thì tốt; những nơi có đất tốt, tươi xốp, nhiều mùn, giàu Nitơ,
Photpho, Kali, độ pH = 5.

11


d. Công dụng
Cây cao su mang lại lợi ích kinh tế cao với công dụng chính là trồng để lấy
mủ. Mủ cao su sẽ được khai thác, sơ chế và chế biến thành nhiều thành nhiều thành
phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống với những sản phẩm sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày như nệm cao su, giày dép,… hay trong ngành công nghiệp như: sản

xuất bao tay, thảm ô tô,… và đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe ô tô
với 60 – 70% lượng cung cao su toàn cầu.

Hình 3. Mủ cây cao su
(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)
Bên cạnh đó, chúng ta có thể khai thác gỗ cao su từ những cây cao su già cỗi,
không còn cho mủ hoặc có sản lượng thấp, gỗ cao su nhẹ nhưng cứng, vân đẹp, màu
sắc tươi sáng nên khá được yêu thích để sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ
như bàn ghế, sản phẩm trang trí bằng gỗ,.…

Hình 4. Gỗ cao su
(Nguồn: Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu gỗ Việt Nam)
12


Hạt cao su không chỉ được dùng để ươm giống, mà còn có thể làm nguyên
liệu chất tẩy rửa, hoá chất sơn, phụ liệu và chế biến thức ăn gia súc. Cành lá dùng làm
củi khô để đun nấu, lá cao su khi phân hủy có thể ủ thành phân bón.

Hình 5. Hạt giống cây cao su
(Nguồn: Tạp chí Cao su Việt Nam)
Mặt khác, cây cao su còn có công dụng với yếu tố xã hội khi góp phần che
phủ rừng, chống xói mòn đất, chống lũ, bảo vệ, làm xanh sạch môi trường và có giá
trị cảnh quan sinh thái du lịch.

Hình 6. Rừng cây cao su phủ xanh huyện Chư Păh (Tây Nguyên)
(Nguồn: Bùi Minh Đức)
Cây cao su là loại có rất nhiều công dụng, không chỉ mang lại giá trị kinh tế
lớn mà loại cây này còn mang giá trị xã hội. Là cây giúp bà con nông dân làm giàu,
xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường.


13


×