Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm SINH học và một số BIỆN PHÁP kỹ THUẬT NHÂN GIỐNG, gây TRỒNG cây sơn TRA (docynia indica (wall ) decne ) tại VÙNG tây bắc VIỆT NAM tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.04 KB, 23 trang )

1
PHẦN A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne.) hay còn gọi là Táo mèo, là loài cây lâm sản
ngoài gỗ bản địa cho quả vùng Tây Bắc, phân bố tự nhiên trên vùng đồi núi có độ cao trên 1.000 m
của vùng Tây Bắc. Quả Sơn tra có vị chua, chát, ngọt, thơm rất đặc trưng, được sử dụng rộng rãi trong
chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y, có tác dụng chữa một số bệnh về đường tiêu
hóa. Theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, đến năm 2015, chỉ tính riêng diện tích trồng mới theo các
chương trình dự án tại tỉnh Sơn La khoảng hơn 5.000 ha. Việc phát triển cây bản địa như Sơn tra
hoàn toàn phù hợp và là một hướng đi đúng cho vùng cao Tây Bắc, không chỉ có tác dụng phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân từ việc thu hoạch quả.
Nhưng hiện nay việc phát triển cây Sơn tra mới chú trọng theo hướng đa mục đích, chưa phù hợp với
mục đích lấy quả.
Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây
trồng cây Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne.) tại vùng Tây Bắc Việt Nam” được thực hiện
với các mục tiêu sau:
(i) Xác định được một số cơ sở khoa học để phát triển loài Sơn tra ở vùng Tây Bắc.
(ii) Góp phần hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Sơn tra theo hướng
lấy quả ở vùng Tây Bắc Việt Nam.
2. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Mặc dù Sơn tra đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa vào là 1/40 giống cây trồng lâm
nghiệp chính, và cũng là một trong hai cây lâm sản ngoài gỗ chủ lực trồng rừng sản xuất cho vùng
Tây Bắc, nhưng hiện nay các nghiên cứu loài Sơn tra còn rất hạn chế. Nhiều tác giả hiện mới tập
trung nghiên cứu nhiều vào thành phần hóa học, đặc tính dược lý của quả Sơn tra, chưa có nghiên cứu
về đặc điểm sinh thái làm cơ sở xác định vùng trồng thích hợp, chưa có nghiên cứu khảo nghiệm
hậu thế cây trội, kỹ thuật trồng xen, vì thế việc thực hiện đề tài là cần thiết.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung sự hiểu biết về đặc điểm hình thái, sinh
thái, đặc tính sinh học của cây Sơn tra, bổ sung luận cứ khoa học cho đề xuất các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, phát triển cây Sơn tra tại vùng Tây Bắc Việt
Nam.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


Đề tài đã nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm phân bố, sinh thái, hình thái, vật hậu, các cơ
sở khoa học kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài Sơn tra. Các đóng góp mới của luận án là:
(i) Đã xác định được các đặc điểm sinh học loài Sơn tra;
(ii) Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng cây Sơn tra với mục
đích lấy quả ở Tây Bắc.
Luận án dài 127 trang, gồm có: Mở đầu (5 trang)
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (16 trang)
Chương 2. Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu (21 trang)
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (74 trang)
Kết luận tồn tại và kiến nghị (3 trang)
Luận án gồm có 36 bảng biểu, 25 hình ảnh, biểu đồ.
Luận án có 72 tài liệu tham khảo (37 tiếng Việt, 29 tiếng nước ngoài và 7 Website).


2
PHẦN B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, hình thái, sinh thái
Phân loại, tên gọi
Sơn tra có tên khoa học là Docynia indica Wall. (Decne.) được mô tả khoa học lần đầu tiên
bởi nhà thực vật học người Ý Nathaniel Wallich (Wall.) năm 1831, đặt tên khoa học là Pyrus
indica, thuộc chi Pyrus, họ Hoa Hồng (Rosaceae), sau đó được nhà thực vật học Spach (1834) phân
loại xếp sang chi Cydonia với danh pháp là Cydonia indica (B.G. Schubert et al, 1964). Năm 1874,
nhà thực vật học Joseph Decaisne (Decne.) đã xếp Sơn tra vào chi Docynia, với danh pháp khoa học
đầy đủ là Docynia indica Wall. (Decne.), và danh pháp đó được sử dụng phổ biến hiện nay (Joseph
Decaisne el all, 1876).
Hình thái
B.G. Schubert et al (1964) nêu thông tin một chi liên quan chặt chẽ với chi Docynia là chi
Chaenomeles (chi Mộc qua) đặc điểm khác biệt giữa 2 chi này là số lượng chỉ nhị trong hoa của

Docynia từ 30 – 50, trong chi Chaenomeles là 40 – 60 chỉ nhị.
Amal Bhusan Chaudhuri (1993); HOOKER, J.D. (1878); Peter Hanelt et al (2001); T. K. Bose
et al (1998) mô tả Sơn tra là cây gỗ nhỡ, cao đến 20 m. Vỏ cây màu nâu hoặc xám, có đốm trắng.
Cành non, lá non và cụm hoa có phủ một lớp lông tơ dày đặc. Lá cây non xẻ thùy và gần như nhẵn.
Lá trưởng thành hình trứng hay hình mũi mác, dài 5-10 cm, nhọn, một phần hoặc toàn bộ mép lá có
đường răng cưa nhỏ. Quả có màu xanh khi chín có màu xanh vàng, khi chín màu vàng lục có đốm
đỏ, đường kính khoảng 4 cm. Các nghiên cứu trên là nguồn dẫn liệu quan trọng để so sánh với kết
quả nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Sơn tra của luận án.
Phân bố
Các tác giả Amal Bhusan Chaudhuri (1993), Peter Hanelt et al (2001), Manju Sundryal, R.C.
Sundrial (2003), đều mô tả Sơn tra là loài cây ưa sáng, phân bố tự nhiên ở dãy núi Himalaya và một
số vùng Châu Á, gồm các khu vực: Nepal, Sikim, Bhutal; Assam, Manipur, một phần phía Bắc của
Myanmar, Thailand, Việt Nam, Tây Nam Trung Quốc, mọc trên độ cao từ 1.500 - 3.000 m, đây là
thông tin quan trọng để so sánh với độ cao phân bố của Sơn tra tại Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về chọn giống, nhân giống, gây trồng
Joseph D. Postman (1994) nghiên cứu chọn gốc ghép cho 3 giống của loài Lê Pyrus
communis (Beurre Bosc, Bartlett, Passe Crassane) đã thử nghiệm trên gốc ghép cây Sơn tra.
P. Wangpakapattanawong, S. Elliott (2008) trong quá trình điều tra nghiên cứu phương pháp
phục hồi rừng ở Chiang Mai – Thailand đã thấy Sơn tra được trồng xen với Thông ba lá (Pinus
kesiya), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Mai anh đào (Prunus cerasoides D.Don).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các công bố trước đây trên thế giới về Sơn tra không nhiều, các
nội dung nghiên cứu tập trung ở phân loại, hình thái, giá trị sử dụng, các nghiên cứu về nhân giống
và kỹ thuật gây trồng có ít tài liệu đề cập, đây là khoảng trống khoa học cần được nghiên cứu hoàn
thiện.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu phân loại, hình thái, sinh thái
Tên gọi, phân loại
Trong các tài liệu thực vật rừng Việt Nam, Sơn tra còn được gọi dưới một số tên khác như



3
Táo mèo, Táo rừng, Chi tô dì (tiếng Mông), Mắc cắm (tiếng Thái), Mắc sắm chá (tiếng Tày), nhưng
đều ghi danh pháp khoa học là Docynia indica Wall. (Decne), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), bộ
Hoa hồng (Rosales).
Hình thái
Đặc điểm hình thái của Sơn tra được tìm thấy ở nhiều tài liệu Đông y và thực vật rừng của
Việt Nam, điển hình là công bố của các tác giả Võ Văn Chi (1999), Phạm Hoàng Hộ (1993), Đỗ Tất
Lợi (1962). Các tài liệu này mới chỉ mô tả về đặc điểm hình thái, vật hậu một cách chung nhất, chưa
thấy sự nghiên cứu so sánh về những đặc điểm giống và khác nhau giữa các vùng, hoặc khi mọc ở
các độ cao khác nhau trong cùng một vùng, đây là những vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn rõ
ràng hơn về sự đa dạng di truyền của cây Sơn tra.
Để giúp phân biệt với một số loài có cùng tên gọi tác giả Đỗ Tất Lợi (1962) trong công trình
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, đã mô tả 4 loài cây mang tên Sơn tra: (i) Bắc sơn tra
(Crataegus pinnatifida Bunge); (ii) Nam sơn tra hay Dã sơn tra (Crateagus cuneata Sieb.et Zucc),
hai loài Bắc sơn tra và Nam sơn tra không có phân bố tại Việt Nam; (iii) cây Chua chát, còn gọi là
Sán sá, có tên khoa học là Malus doumeri Bois (Chev.) hay Docynia doumeri Bois (Schneid); (iv)
Sơn tra (Docynia indica Wall.) được gọi dưới tên “Táo mèo”. Hai tác giả Võ Văn Chi (1999), Phạm
Hoàng Hộ (1993), mô tả còn 1 loài khác có đặc điểm hình thái giống với Sơn tra là Táo mèo
Delavay, có tên khoa học là Docynia delavayi (Franch) Schneid, phân bố ở Vân Nam - Trung Quốc,
tên địa phương gọi là Di y.
Chọn giống, nhân giống, gây trồng
Các kết quả về chọn giống đã được thực hiện ở 3 tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Yên Bái)
có Sơn tra phân bố tập trung, là thành tựu bước đầu rất có ý nghĩa cho công tác nhân giống, trồng
rừng loài cây này ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây mới chỉ bước đầu đánh giá ưu điểm của cây mẹ được
chọn, để đảm bảo chất lượng nguồn giống cần có các nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế cây trội.
Các nghiên cứu về nhân giống Sơn tra từ hạt chưa có nhiều, thông tin chủ yếu được đề cập ở
tài liệu của một số dự án trồng rừng. Ấn phẩm “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” của Dự án Hỗ trợ
chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (Dự án LSNG) là một trong những công bố đầu tiên đề
cập đến kỹ thuật nhân giống Sơn tra, tuy nhiên tài liệu này mới chỉ mô tả sơ bộ biện pháp thu hái,
xử lý hạt giống, gieo ươm. Dự án KFW7 (2010) đã tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn sản xuất cây con

Sơn tra để biên soạn hướng dẫn quy trình nhân giống gây trồng cây Sơn tra, tuy nhiên do phần lớn
các tài liệu được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, thiếu đánh giá tính hiệu quả như giảm kích
thước bầu, tăng mật độ bầu, để giảm giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn cây con
xuất vườn. Đây là những nội dung cần nghiên cứu bổ sung làm cơ sở đưa ra biện pháp kỹ thuật
nhân giống Sơn tra phù hợp nhất.
Các nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp vô tính loài Sơn tra tại Việt Nam mới bắt đầu
được thực hiện khoảng 10 năm trở lại đây. Vũ Văn Thuận (2006) bước đầu nghiên cứu nhân giống
sinh dưỡng bằng phương pháp ghép, tác giả đã thử nghiệm 4 phương pháp ghép là ghép yên ngựa,
ghép chẻ bên, ghép mắt nhỏ có gỗ và ghép cửa sổ, thời điểm ghép đầu vụ Xuân. không có số liệu
định lượng để đánh giá so sánh sinh trưởng chồi ghép của từng công thức thí nghiệm mà chỉ đánh
giá chồi ghép sinh trưởng tốt hoặc xấu, đây là hạn chế cần nghiên cứu bổ sung. Năm 2012, trong
khuôn khổ Dự án AFLI, Trung tâm Nông lâm Thế giới (ICRAF) phối hợp với Trung tâm Khoa học
Lâm nghiệp Tây Bắc áp dụng phương pháp ghép áp cành bánh tẻ, không bố trí thí nghiệm, để sản


4
xuất cây giống và xây dựng tài liệu kỹ thuật ghép Sơn tra cho dự án (Hà Văn Tiệp, Bùi Chính
Nghĩa, 2014).
Ngoài ra nghiên cứu ghép cải tạo Sơn tra được thực hiện bởi ICRAF Việt Nam trong khuôn
khổ dự án AFLI từ năm 2014. Thử nghiệm đã sử dụng cây gốc ghép trên lâm phần Sơn tra tuổi 4 tại
bản Hua Xa, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong
thực tiễn sản xuất để cải tạo các lâm phần Sơn tra già cỗi, chất lượng quả không cao. Tuy nhiên,
theo kết quả điều tra sơ bộ tháng 6/2015, tỷ lệ cây gốc ghép bị chết lên đến 63,4% (19/30 cây bị
chết), thử nghiệm đã dừng trong năm 2015. Do vậy đây là mô hình cần tiếp tục theo dõi nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của gốc ghép, chồi ghép, làm cơ sở thiết kế
lại thí nghiệm ghép đổi tán mới và đề xuất biện pháp kỹ thuật ghép đổi tán phù hợp.
Biện pháp kỹ thuật gây trồng Sơn tra chủ yếu được đề cập trong tài liệu các dự án, điển hình
là Dự án KFW7 (2010) và Dự án LSNG (Triệu Văn Hùng và Cs, 2007). Thông tin được các tác giả
tổng kết, đưa ra ở mức độ khác nhau, đồng thời cũng nhận định một số điều kiện gây trồng và đề
xuất biện pháp kỹ thuật phục vụ trồng rừng thâm canh. Tuy nhiên, theo Hoàng Thị Lụa (2014), kỹ

thuật trồng Sơn tra được cung cấp từ các cơ quan địa phương hoặc từ dự án cho trồng rừng, nhưng
thực tế cây Sơn tra có vẻ như được trồng tự phát mà không có mật độ thích hợp hoặc đồng đều.
Nghiên cứu trồng rừng dòng vô tính, tác giả Vũ Văn Thuận (2006) đã xây dựng mô hình trồng
thử nghiệm Sơn tra từ 3 loại nguồn giống là cây hạt, cây hom, và cây ghép triển khai tại Trạm Thực
nghiệm Lâm sinh Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Đây là mô hình cần thời gian theo
dõi dài, tuy vậy đề tài có thời gian thực hiện chỉ 2 năm (2005 - 2006) nên kết quả chưa phản ánh
được ưu nhược điểm của 2 dòng cây vô tính so với cây hạt. Vì vậy, tiếp tục theo dõi sinh trưởng và
năng suất quả của cây trong mô hình này là rất cần thiết để xác định được loại nguồn giống Sơn tra
(cây hạt, hom, ghép) phù hợp cho trồng rừng năng suất và chất lượng cao.
1.3. Nhận định chung
Điểm lại các nghiên cứu về loài Sơn tra trên thế giới và Việt Nam cho thấy, các nghiên cứu
về cây Sơn tra hiện nay chưa nhiều và còn một số tồn tại sau:
- Đặc điểm sinh học loài Sơn tra được đề cập trong một số tài liệu hệ thực vật rừng và đông
y, các tác giả có đưa ra thông tin đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, nhưng còn khác nhau giữa
các tài liệu và chưa có các nghiên cứu cụ thể, so sánh giữa các vùng phân bố, chưa có nghiên cứu đa
dạng di truyền loài, đây là vấn đề cần nghiên cứu bổ sung;
- Vấn đề chọn giống, nhân giống đã đạt được một số thành tựu: Đã có tập đoàn cây trội được
công nhận tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Yên Bái. Đây là nguồn vật liệu tốt cho nhân giống,
nhưng để đảm bảo chất lượng nguồn giống cần phải khảo nghiệm hậu thế các cây trội; nhân giống
hữu tính chủ yếu được các dự án trồng rừng đúc rút kinh nghiệm xây dựng hướng dẫn kỹ thuật,
chưa đề xuất trên cơ sở bố trí thí nghiệm; nhân giống vô tính đã được một số tác giả thực hiện
nhưng kết quả nghiên cứu còn hạn chế, chưa phản ánh được đặc điểm sinh trưởng, phát triển trong
giai đoạn vườn ươm cũng như sau khi trồng.
- Kỹ thuật gây trồng chủ yếu được đúc rút theo kiến thức, kinh nghiệm sản xuất thực tiễn,
trên cơ sở trồng rừng phòng hộ, chưa phù hợp với biện pháp kỹ thuật trồng rừng cho mục đích lấy
quả, hay canh tác theo phương thức nông lâm kết hợp.
Trên đây là những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung, góp phần hoàn thiện biện
pháp kỹ thuật trồng Sơn tra, đồng thời cũng là những vấn đề sẽ được nghiên cứu sâu hơn của luận
án.



5
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
(1) Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Sơn tra
- Đặc điểm phân bố, sinh thái.
- Đặc điểm hình thái, vật hậu.
- Đặc điểm đa dạng di truyền DNA.
(2) Đánh giá đặc điểm rừng trồng Sơn tra
- Đặc điểm vùng trồng Sơn tra.
- Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Sơn tra.
(3) Nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế và kỹ thuật nhân giống Sơn tra
- Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội.
- Kỹ thuật nhân giống từ hạt.
- Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép.
(4) Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng Sơn tra
- Ảnh hưởng của phương thức trồng xen ngô tới sinh tỷ lệ sống và sinh trưởng của Sơn tra
ghép.
- Ảnh hưởng của phương thức trồng xen cỏ chăn nuôi tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của Sơn
tra ghép.
- Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng và năng suất quả Sơn tra.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học
Đặc điểm phân bố, sinh thái
Để nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài Sơn tra, đề tài sử dụng phương pháp điều tra
tuyến và phương pháp điều tra OTC. Điều tra theo tuyến được tiến hành trước khi lập OTC. Trên
tuyến điều tra, tiến hành thu thập các thông tin về dạng sinh cảnh, số lượng, tình hình sinh trưởng
của các cá thể hoặc quần thể Sơn tra gặp, làm cơ sở định vị các OTC. Từ kết quả điều tra tuyến lập
các OTC điển hình, tạm thời trên các lâm phần Sơn tra tự nhiên thuần loài và hỗn loài. Số lượng
OTC khác nhau dựa trên đặc điểm phân bố của Sơn tra trên từng TQT. Những TQT Sơn tra phân bố

thưa, không tập trung, lập tối thiểu 3 OTC tại 3 vị trí chân, sườn, đỉnh. Kết quả đã lập được 37 OTC
tại 3 TVST thuộc 7 TQT nghiên cứu. Diện tích OTC là 2.000 m2 (40 x 50 m). Trong OTC thu thập
các số liệu sinh trưởng của Sơn tra và yếu tố hoàn cảnh:
- Đường kính thân cây (D1,3) đo bằng thước đo vanh, độ chính xác đo đến mm;
- Chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng thước Blume – Leiss, với những cây có chiều cao < 5m
sử dụng thước sào, độ chính xác đo đến dm;
- Đường kính tán (Dt) đo hình chiếu vuông góc của tán cây trên mặt đất cải bằng theo 2
chiều Đông Tây và Nam Bắc bằng thước dây với độ chính xác đến cm, rồi lấy trị số bình quân.
- Vị trí (tọa độ): Vị trí OTC được xác định bằng máy định vị toàn cầu GPS, theo hệ tọa độ địa
lý WGS84.
- Khí hậu: Kế thừa số liệu khí hậu tại Bản đồ khí hậu Thế giới của tổ chức World Clim
(Mỹ). Độ phân giải bản đồ 1 km2, gồm 5 loại bản đồ: nhiệt độ tối thấp theo tháng (Tmin), nhiệt độ
tối cao theo tháng (Tmax), nhiệt độ trung bình tháng (Tavg), lượng mưa theo tháng (Prec) và bản đồ
tổng lượng ánh sáng theo tháng (Srad). Các đặc trưng khí hậu nơi Sơn tra phân bố lấy số liệu bình
quân theo tọa độ của 37 OTC, trong thời gian 5 năm (2012 – 2016).


6
- Độ cao: Xác định độ cao của OTC bằng máy GPS.
- Độ dốc: Độ dốc của OTC được đo bằng địa bàn cầm tay.
- Định loại đất: Nơi và thời gian lấy mẫu đất tiến hành đồng thời với điều tra đặc điểm hình
thái, vật hậu tại 3 địa điểm (xã Co Mạ - Thuận Châu; xã Trung Thu – Tủa Chùa; xã Ngọc Chiến –
Mường La). Tại mỗi địa điểm trên từng OTC, đào 1 phẫu diện đất. Phẫu diện được đào ở dưới tán
Sơn tra nơi chưa bị đào xới. Kích thước mỗi phẫu diện rộng 0,7 – 0,9 m, dài 1,2 – 1,5 m, độ sâu tùy
theo độ dày tầng đất, nếu là mẫu chất dày thì độ sâu từ 0,9 - 1,2 m (Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế,
Vũ Tấn Phương, 2005) [Error! Reference source not found.]. Mặt quan trắc của phẫu diện mô tả tập
trung vào các đặc điểm: Độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, màu sắc, độ ẩm, độ chặt,...
Phương pháp lấy mẫu đất theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7538-4:2007, hướng dẫn quy
trình điều tra các vùng tự nhiên, bán tự nhiên và vùng đất canh tác. Mẫu đất được lấy từ các phẫu
diện theo 3 độ sâu thống nhất 0 – 5 cm, 5 – 20 cm, 20 – 50 cm. Mỗi địa điểm lấy 9 mẫu trộn ở 3 vị

trí chân, sườn, đỉnh, theo 3 tầng đất, phân tích tại Viện Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc.
Đặc điểm hình thái, vật hậu
- Quan sát, mô tả thân, lá, hoa, quả theo phương pháp hình thái so sánh (phương pháp chuyên
gia) thường dùng trong nghiên cứu về phân loại thực vật.
- Kích thước thân cây gồm các tiêu chí chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính ngang ngực
(D1.3), đường kính tán (Dt), được tính toán dựa trên kết quả điều tra đặc điểm phân bố theo phương
pháp OTC.
- Đặc điểm vật hậu: Sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn (cây trung bình), theo dõi 15 cây tại
3 TQT Sơn tra ở 3 địa điểm (Xã Co Mạ - Thuận Châu (TVST Thượng nguồn sông Mã); xã Trung
Thu - Tủa Chùa (TVST Thượng nguồn sông Đà); xã Ngọc Chiến - Mường La (TVST Khối núi
Hoàng Liên Sơn)), theo dõi, quan sát các tiêu chí: Thời kỳ thay đổi lá; thời kỳ ra chồi, ra hoa, nở
hoa, kết quả; thời kỳ quả chín, quả rụng. Thời gian theo dõi 1 năm (từ tháng 1/2015 – 1/2016), định
kỳ theo dõi 15 ngày 1 lần.
- Đặc điểm kích thước lá, hoa, quả được tiến hành đồng thời với nghiên cứu đặc điểm vật hậu.
Mỗi khu vực sử dụng 5 cây trung bình đã được chọn của TQT, thu thập các số liệu về kích thước lá,
nụ, hoa, quả, mỗi bộ phận thu 150 mẫu (30 mẫu/cây tiêu chuẩn), mô tả màu sắc, hình thái. Thời
điểm thu số liệu hoa tháng 2, số liệu lá, quả tháng 9.
- Tương quan giữa năng suất quả và kích thước cây: Lựa chọn ngẫu nhiên 100 cây Sơn tra tự
nhiên ở 5 cấp kính (Cấp I: 7 – 11,9 cm; Cấp II: 12 – 18,9 cm; Cấp III: 19 – 24,9 cm; Cấp IV:25 –
31,9 cm; Cấp V:32 – 36,9 cm; > 37 cm). Mỗi cấp D chọn ngẫu nhiên 20 cây (100 cây/5 cấp), tại 5
TQT Sơn tra phân bố tự nhiên là Thuận Châu, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường La, Trạm Tấu, thu và
cân toàn bộ số quả trên cây. Thời điểm thu tháng 9/2016, số liệu sử dụng để xác định mối quan hệ
giữa năng suất quả với các tiêu chí hình thái cây, thân cây.
Đặc điểm đa dạng di truyền DNA
DNA tổng số từ 35 mẫu lá Sơn tra được tách chiết theo phương pháp miêu tả bởi Doyle
(1987) tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ). Sau đó được
tinh sạch bằng bộ kít (genome DNA purification kit, # KO512) của hãng Fermentas. Hàm lượng và
độ sạch của DNA tổng số được đo trên máy quang phổ hấp phụ và kiểm tra trên gel agarose 0,9%.
Phản ứng PCR – ISSR được thực hiện trên máy PCR – Thermal Cycler, mỗi phản ứng có thể
tích 25µl: Bao gồm dung dịch đệm PCR 1X; 2,5mM MgCl2; 2mM dNTPs; 200nM mồi; 1,125 đơn

vị Taq polymerase và 10 - 20ng DNA khuôn, chu trình nhiệt phản ứng: bước 1: 94oC – 4 phút; bước


7
2: 94oC – 1 phút; bước 3: 49 - 53 oC – 1 phút; bước 4: 72oC – 1 phút; từ bước 2 đến bước 4 lặp lại 35
chu kỳ; bước 5: 72oC – 10 phút; bước 6: giữ sản phẩm ở 4oC. Điện di sản phẩm PCR trên gel
agarose 1,5% và chụp ảnh trên máy soi gel.
2.3.2. Đánh giá đặc điểm rừng trồng Sơn tra
Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Sơn tra và một số yếu tố hoàn cảnh điều tra bằng phương
pháp OTC. Diện tích mỗi ô 1.000 m2. Tổng số 57 OTC điều tra từ tuổi 1 – 7, tại 3 huyện Thuận
Châu, Tuần Giáo, Mường La. Các tiêu chí đánh giá sinh trưởng gồm: đường kính gốc (D0), chiều
cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt). Các yếu tố hoàn cảnh xác định theo OTC gồm vị trí, độ
cao tuyệt đối, độ dốc.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội và kỹ thuật nhân
giống
Khảo nghiệm hậu thế các gia đình cây trội
Phương pháp lấy giống và khảo nghiệm hậu thế các cây trội được thực hiện theo hướng dẫn
được quy định trong Quy phạm Kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN 15-93) (Bộ
Lâm nghiệp, 1993). Cây mẹ lấy giống là 59 cây trội được chọn lọc trên các rừng giống chuyển hóa,
và cây trội đã có tại địa điểm 4 xã: Ngọc Chiến – Mường La, Làng Chếu – Bắc Yên (tỉnh Sơn La),
Nậm Khắt – Mù Cang Chải, Xà Hồ - Trạm Tấu (tỉnh Yên Bái), Y Tý – Bát Xát (tỉnh Lào Cai). Mẫu
đối chứng là hạt tách từ quả hỗn hợp thu tại Thuận Châu - Sơn La. Địa điểm trồng khảo nghiệm tại
Trạm Thực nghiệm Lâm sinh Chiềng Bôm (Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc), ở xã
Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La. Thời điểm trồng tháng 7/2015, bố trí theo khối ngẫu nhiên
không đầy đủ, 6 lần lặp (6 khối), trên mỗi khối trồng 60 ô (mỗi ô 1 gia đình, mỗi gia đình trồng 3
cây). Thu thập số liệu định kỳ 1 lần/năm vào tháng 12 hàng năm. Các số liệu sinh trưởng gồm
đường kính gốc D0, chiều cao vút ngọn Hvn, đường kính tán Dt.
Phẩm chất hạt giống
Xử lý hạt gieo ươm thực hiện dựa trên Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Sơn tra (Dự án KFW7,
2010).

Phương pháp đánh giá đặc điểm phẩm chất hạt giống áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành 04TCN-33-2001 “Hạt giống cây trồng lâm nghiệp – Phương pháp kiểm nghiệm” (Bộ Nông nghiệp và
PTNT, 2001), gồm các tiêu chí độ thuần hạt, khối lượng 1.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm.
Thí nghiệm che sáng
Thí nghiệm được bố trí một nhân tố theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 công thức và 3 lần lặp
lại (3 khối), mỗi lần lặp 90 cây (CT1: Che sáng 25%; CT2: Che sáng 50%; CT3: Che sáng 75%;
CT4: Không che).
Thí nghiệm thành phần ruột bầu
Thí nghiệm bao gồm 3 công thức và 3 lần lặp, mỗi lần lặp 90 cây, được bố trí theo phương
pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ, trên luống ươm nền cứng, che sáng 50% trong suốt quá trình thí
nghiệm (CT1: 70 % đất tầng B + 30 % phân chuồng hoai; CT2: 80 % đất tầng B + 20 % phân
chuồng hoai; CT3: 90 % đất tầng B + 10 % phân chuồng hoai).
Thí nghiệm cách thức xếp bầu
Thí nghiệm được bố trí gồm 3 công thức và 3 lần lặp, mỗi lần lặp 90 cây, theo khối ngẫu
nhiên đầy đủ, trên luống ươm nền cứng, thành phần ruột bầu 80% đất rừng tầng B + 20% phân
chuồng, che sáng 50% trong suốt quá trình thí nghiệm (CT1: xếp kín không để cách hàng; CT2: xếp
1 hàng bầu để cách lại 1 hàng; CT3: xếp 2 hàng bầu để cách lại 1 hàng).


8
Các tiêu chí thu thập số liệu của 3 thí nghiệm gồm tỷ lệ sống, đường kính gốc (D00), chiều cao
vút ngọn (Hvn), mỗi công thức đo 30 cây/lần lặp, định kỳ thu số liệu 2, 4, 6 tháng.
Thí nghiệm phương pháp ghép và loại cành ghép tại vườn ươm
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí 2 nhân tố (phương pháp ghép và loại cành ghép),
với 6 công thức, 3 lần lặp, theo khối ngẫu nhiên đầy đủ. Nhân tố A là phương pháp ghép, nhân tố B
là loại cành ghép (CT1: ghép áp cành bánh tẻ - ký hiệu a1b1; CT2: ghép áp chồi - a1b2; CT3: ghép
áp cành hóa gỗ hoàn toàn - a1b3; CT4: ghép nêm cành bánh tẻ - a2b1; CT5: ghép nêm chồi - a2b2; CT6: ghép nêm cành hóa gỗ hoàn toàn - a2b3). Tỷ lệ sống của cành ghép thu thập sau 15, 30 và 60
ngày; đường kính chồi (Dc), chiều cao chồi ghép (Hc), đo tại phần mới sinh trưởng của chồi ghép
sau 3 và 5 tháng tuổi.
Theo dõi đánh giá tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi ghép Sơn tra ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên

Dựa trên thử nghiệm “ghép cải tạo Sơn tra” được thực hiện bởi ICRAF Việt Nam từ tháng
11/2014 (ICRAF, 2015) [Error! Reference source not found.], đã dừng theo dõi trong năm 2015, đề
tài luận án đánh giá lại tỷ lệ sống và tiếp tục theo dõi sinh trưởng của chồi ghép, làm cơ sở thiết kế
bổ sung thí nghiệm ghép đổi tán mới và đề xuất phương pháp ghép đổi tán phù hợp. Các cành ghép
được đánh dấu theo phương pháp ghép (ghép áp, ghép nêm và ghép vỏ), loại cành gốc ghép (1cm,
3cm và 5cm). Các tiêu chí tiếp tục theo dõi gồm tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính (Dc) và chiều
cao chồi ghép (Hc) sau 1 và 2 năm tuổi, từ tháng 1/2016 – 1/2017.
Thí nghiệm ghép đổi tán ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Bố trí thí nghiệm gồm 2 công thức (CT1: ghép áp; CT2: ghép nêm), lặp lại 3 lần (3 khối thí
nghiệm/3 hộ gia đình). Các khối thí nghiệm bố trí trên lâm phần Sơn tra tuổi 2 ở bản Co Mạ, xã Co
Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Mỗi lần lặp ghép 80 cành/20 cây gốc ghép cho 2 công thức
(40 cành ghép/công thức), thực hiện ghép trên mỗi cây gốc ghép 2 cành ghép áp, 2 cành ghép nêm
(tương đương 4 cành ghép/cây). Các số liệu thu thập gồm tỷ lệ sống theo dõi sau 1 tháng và sau 1
năm, sinh trưởng đường kính chồi (Dc), chiều cao chồi (Hc) sau 1 năm.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng
Thí nghiệm trồng xen ngô
Thí nghiệm thiết kế theo khối hệ thống đầy đủ với 3 công thức và 3 lần lặp. Diện tích 1 lần lặp
thí nghiệm là 1.800m2. Mỗi lần lặp trên nương 1 hộ tại bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2013 - 12/2016.
CT1: Sơn tra trồng xen ngô. Trồng 4 hàng Sơn tra (2 hàng trên, 2 hàng dưới theo đường đồng
mức), mỗi hàng trồng 6 cây, cây cách cây 5m, hàng cách hàng 5m. Khoảng cách giữa 2 hàng trên
và 2 hàng dưới cách nhau 10 m để trồng ngô. Diện tích ô 900 m2 (30 x 30 m).
CT2: Sơn tra trồng thuần. Trồng 6 hàng Sơn tra theo đường đồng mức, mỗi hàng 4 cây, không
trồng Ngô. Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 5 m. Diện tích ô 600 m2. (30 x 20 m)
CT3: Trồng ngô thuần. Diện tích ô 300 m2 (30 x 10 m).
Các tiêu chí đánh giá gồm: tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn cây
Sơn tra thu định kỳ 3 tháng 1 lần.
Thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi
Thí nghiệm thiết kế kiểu khối đầy đủ hệ thống với 3 công thức và 3 lần lặp (CT1: Sơn tra xen
cỏ Mulato; CT2: Sơn tra xen cỏ Ghine; CT3: Sơn tra thuần). Các tiêu chí tỷ lệ sống, sinh trưởng

đường kính gốc và chiều cao vút ngọn thu định kỳ 3 tháng 1 lần. Các số liệu sinh trưởng và năng


9
suất của 2 loài trồng xen gồm cỏ Mulato và cỏ Ghine, do giới hạn nghiên cứu nên không trình bày
trong luận án.
Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng và năng suất quả Sơn tra
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng và năng suất
quả Sơn tra được bố trí theo dõi trên mô hình rừng trồng Sơn tra từ 3 nguồn vật liệu giống (cây hạt,
hom, ghép), của đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Sơn La năm 2006 của Trung tâm Khoa học Lâm
nghiệp Tây Bắc, trồng ở Trạm Thực nghiệm Lâm sinh xã Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La. Đề
tài luận án tiếp tục theo dõi mỗi loại nguồn giống 30 cây, lựa chọn theo phương pháp bốc thăm
ngẫu nhiên. Các tiêu chí theo dõi thu thập số liệu gồm đường kính D1.3, chiều cao Hvn, năng suất
quả thu định kỳ 1 lần/năm. Thời gian theo dõi trong 3 năm từ tháng 1/2012 – 12/2014.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được tính toán và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel, SPSS theo phương
pháp thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp của Vũ Tiến Hinh (1995), Nguyễn Hải Tuất
(1982), Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), và Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học loài Sơn tra
3.1.1. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Đặc điểm phân bố
Kết quả điều tra tuyến bước đầu nhận thấy Sơn tra mọc ở độ cao từ 1.078 – 2.077 m, tại các
dãy núi dọc 2 bên sông Đà là dãy núi Hoàng Liên Sơn và dãy núi sông Mã, phân bố tập trung thành
những TQT nhỏ nằm gọn trong vùng sinh thái lâm nghiệp Tây Bắc, theo 3 TVST chính: (i) TVST
Thượng nguồn sông Mã (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La); (ii) TVST Thượng nguồn sông Đà có
các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, (Điện Biên), huyện Sìn Hồ (Lai Châu); (iii) TVST Khối núi
Hoàng Liên Sơn gồm các huyện Mường La, Bắc Yên (Sơn La), huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu
(Yên Bái), huyện Bát Xát (Lào Cai).
Đặc điểm sinh thái

- Độ cao: Kết quả điều tra tuyến và OTC cho thấy, tại khu vực nghiên cứu Sơn tra có độ cao
phân bố rộng từ 1.078 – 2.077 m so với mặt nước biển. Kết quả phân tích phương sai cho thấy độ
cao tuyệt đối chưa ảnh hưởng đến đường kính D1.3 (Sig.F > 0,05) nhưng có ảnh hưởng đến sinh
trưởng chiều cao Hvn (Sig.F < 0,05).
- Độ dốc: Tại khu vực điều tra Sơn tra phân bố từ độ dốc 9o đến 47o. Độ dốc của các OTC tính
theo TVST biến động từ 9 – 40o tại TVST Thượng nguồn sông Đà, từ 15 – 47o tại Khối núi Hoàng
Liên Sơn và từ 28 – 33o tại Thượng nguồn sông Mã. Sơn tra hoàn toàn thích nghi và sinh trưởng tốt
ở những nơi có độ dốc từ < 470, độ dốc càng thấp cây sinh trưởng càng tốt và phù hợp nhất ở độ dốc
từ < 240.
- Khí hậu: Sơn tra phân bố ở những nơi có biên độ nhiệt khá rộng, từ 3,10C - 33,40C. Nhiệt độ
trung bình năm từ 26,7 – 27,30C. Lượng mưa bình quân năm biến động từ 1.631 – 2.000 mm/năm.
Lượng bức xạ mặt trời bình quân ngày tại các điểm đặt OTC biến động từ 14.395 – 15.146
Kj/m2/ngày.
- Đặc điểm về đất: Độ chua của đất dưới tán Sơn tra thuộc loại từ chua đến chua mạnh. Hàm
lượng mùn từ nghèo mùn đến trung bình; hàm lượng đạm từ mức khá đến giàu đạm; hàm lượng kali
từ mức nghèo đến trung bình; hàm lượng lân đạt mức giàu.


10
3.1.2. Đặc điểm hình thái, vật hậu
Hình thái thân cây: Là cây gỗ nhỏ đến nhỡ, đường kính D1.3 của Sơn tra tại khu vực nghiên
cứu biến động từ 8 – 53 cm cm, chiều cao của cây Sơn tra tại khu vực nghiên cứu biến động từ 4 –
15 m. Kết quả so sánh kích thước thân cây cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa 3 TVST. Đường
kính D1.3 lớn nhất là TVST Thượng nguồn sông Đà là 24,0 cm, tiếp đến TVST Khối núi Hoàng
Liên Sơn với 19,4 cm, và thấp nhất là TVST Thượng nguồn sông Mã với 15,2 cm. Sinh trưởng
chiều cao Hvn bình quân của OTC điều tra tính theo TVST có sự khác nhau rõ, cao nhất ở TVST
Thượng nguồn sông Đà (10,6m), khác biệt rõ rệt với TVST Khối núi Hoàng Liên Sơn (6,99m) và
TVST Thượng nguồn sông Mã (6,57m).
Hình thái tán: Tán có dạng hình tháp khi còn nhỏ, hình trứng hoặc elip khi trưởng thành.
Đường kính tán cây Sơn tra biến động từ 2,8 – 8,0 m. Đường kính tán bình quân OTC có trị số lớn

nhất thuộc về TVST Thượng nguồn sông Đà (5,6 m) khác biệt rõ rệt với TVST Khối núi Hoàng
Liên Sơn (4,7 m), TVST Thượng nguồn sông Mã ở vị trí thứ hai với Dt bình quân OTC là 5,1 m.
Hình thái lá: Lá Sơn tra có hình bầu dục hoặc thuôn dài, mép nguyên, mặt trên xanh nhạt, mặt
dưới xanh thẫm phủ nhiều lông. Chiều dài lá Sơn tra biến động từ 5,3 – 10,5 cm, chiều rộng lá từ
2,3 – 5,5 cm, chiều dài cuống lá bình quân từ 0,4 – 2,4 cm. Kích thước lá có sự khác nhau nhưng
hình thái lá không có sự khác biệt giữa các TQT.
Hình thái hoa: Hoa thuộc loại hoa đều, lưỡng tính, hoa tự hình bông, mọc thành cụm ở đầu
cành, nách lá. Hoa mẫu 5, cánh đài 5 màu xanh nhạt, nhỏ, mép có mũi nhọn nhỏ, cánh tràng 5 màu
trắng, cuống hoa dài 1,5 cm và có lông. Nhị 23 – 53 chỉ nhị, bầu hạ 5 ô, mỗi ô có 3 – 10 noãn, xếp
theo chiều dọc của bầu, vòi nhụy 5, đính liền ở gốc, có lông. Đế hoa hình chuông có lông tơ mịn
màu trắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy kích thước hoa và số lượng chỉ nhị có sự khác biệt giữa các
TQT.
Hình thái quả: Quả dạng quả hạch, hình thái dạng quả táo (hình cầu hoặc hơi bẹt), quả non có
màu xanh, khi chín có màu vàng nhạt, có xen những mảng hồng. Mỗi quả chia làm 5 ô, mỗi ô chứa
5 – 8 hạt, trên quả non có dấu vết của vòi nhụy, quả có từ 25 – 40 hạt. Đường kính quả Sơn tra biến
động từ 29 – 46 mm, chiều dài quả biến động từ 20 – 51 mm, tỷ lệ đường kính/chiều dài biến động
từ 0,79 – 1,8 và các tiêu chí này có sự khác biệt giữa các địa điểm.
Tương quan giữa năng suất quả với tiêu chí hình thái cây: Kết quả phân tích tương quan giữa
cho thấy, năng suất quả quan hệ rất chặt với đường kính D1.3 có tương quan chặt với năng suất quả,
có thể sử dụng tiêu chí này để dự đoán năng suất quả thông qua phương trình: Y=1.223*D1.3+7.3.
Đặc điểm vật hậu: Sinh trưởng của Sơn tra đầy đủ các pha trong một năm, thể hiện ở sự rụng
lá ở cây cuối tháng 11,12 của năm trước và bắt đầu nảy chồi và hình thành lá vào tháng 1 và tháng 2
năm sau, các tháng tiếp theo lá cây tăng kích thước cho đến tháng 8 lá đạt kích thước tối đa. Cùng
với sự sinh trưởng của lá thì các pha sinh sản cây Sơn tra bắt đầu hình thành nụ và hoa từ cuối tháng
1 – 2, hình thành quả vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đến tháng 7 quả đạt kích thước tối đa và bắt
đầu chín, đến tháng 9 thì chín hoàn toàn và rụng nhiều.
Đặc điểm đa dạng di truyền: Loài Sơn tra vùng Tây Bắc Việt Nam có đặc điểm đa dạng di
truyền cao, đây là cơ sở tốt cho việc chọn giống theo hướng lấy quả. Đặc điểm sinh trưởng, hình
thái có sự khác biệt giữa các TQT, nhưng không phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm di truyền của
TQT, có những TQT xa nhau về địa lý nhưng lại có hệ số tương đồng di truyền cao, trong khi trong

cùng TQT có những cá thể có hệ số tương đồng di truyền thấp so với cá thể khác.


11
3.2. Đặc điểm sinh trưởng rừng trồng Sơn tra
3.2.1. Sinh trưởng theo địa điểm nghiên cứu
- Đường kính D0: Kết quả nghiên cứu cho thấy chênh lệch đường kính D0 bình quân rừng
trồng Sơn tra tại 3 điểm nghiên cứu (Thuận Châu, Tuần Giáo và Mường La) từ tuổi 1 - 7 tăng bình
quân khoảng 1,92 cm/tuổi và thứ tự cao thấp có sự thay đổi giữa các địa điểm theo tuổi. Tại tuổi 1 –
3, thứ tự từ cao xuống thấp là Thuận Châu → Tuần Giáo → Mường La. Ở các tuổi từ 4 – 7, có xu
hướng ngược lại thứ tự cao xuống thấp là Mường La → Tuần Giáo → Thuận Châu.
- Chiều cao Hvn: Sinh trưởng chiều cao Hvn bình quân của cả 3 địa điểm cho thấy có sự
tương đồng với sinh trưởng đường kính, chênh lệch lớn nhất ở 2 độ tuổi 3 và 4 với mức 1,83 m, ở
các độ tuổi 5 – 7 ổn định hơn ở mức 0,32 m/tuổi.
- Đường kính tán Dt: đường kính tán bình quân rừng trồng Sơn tra ở độ tuổi 1, 2 tại 3 địa
điểm có sự chênh lệch không lớn, đạt tương ứng 0,18 cm và 0,46m. Sự thay đổi lớn nhất ở tuổi 3, 4
với mức chênh lệch khoảng 1,2 m/tuổi, ở các tuổi 5 – 7 đường kính tán ổn định hơn ở mức chênh
lệch 0,21 m/tuổi. Kết quả này tương đồng với sinh trưởng đường kính gốc D0 và chiều cao Hvn.
Quá trình điều tra cho thấy, để cây con sinh trưởng tốt trong 1 – 2 năm đầu sau khi trồng.
Ngoài lập địa tốt còn cần phải trồng đúng thời vụ để cây ổn định hệ rễ trong mùa mưa, nếu trồng
muộn thời vụ cây vừa trồng sẽ gặp mùa khô hoặc sự khác biệt thời vụ trồng giữa các năm trồng sẽ
cho kết quả sinh trưởng khác nhau. Một lý do khác, cây con khỏe mạnh hoặc điều kiện lập địa phù
hợp cũng sẽ sinh trưởng tốt hơn. Các sự khác biệt này có tác động tới sinh trưởng của Sơn tra sau
khi trồng. Do vậy, để cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt ngoài chọn lập địa phù hợp cần chú ý tới
chất lượng cây con và thời vụ trồng rừng.
3.2.2. Sinh trưởng theo độ cao
Địa điểm của các lâm phần rừng trồng Sơn tra đa phần đều nằm trong vùng phân bố, nên độ
cao có sự tương đồng với các lâm phần tự nhiên. Độ cao 57 OTC điều tra ở 3 địa điểm (Thuận
Châu, Tuần Giáo, Mường La) biến động từ 1.064 – 1.426 m. Dựa trên kết quả điều tra và cơ sở chia
đai cao trong nội dung nghiên cứu đặc điểm sinh thái, đề tài luận án chia thành 3 đai cao để so sánh

sinh trưởng của rừng trồng Sơn tra theo độ cao (đai 1: < 1.200 m; đai 2: 1.200 – 1.400 m; đai 3 >
1.400 m) cho thấy:
- Sinh trưởng đường kính gốc D0 tuy không có sự khác biệt nhiều giữa 3 đai cao nhưng nhìn
chung ở đai cao lớn hơn đường kính gốc bình quân có trội hơn. Tại tuổi 4 đường kính gốc D0 bình
quân của 2 đai cao 1 và 2 tương đương nhau, đều đạt 9,4 cm. Ở tuổi 5 đường kính gốc D0 bình quân
của đai cao 2 đạt 11,8 cm, vượt hơn so với 10,3 cm của đai cao 1 (Phụ biểu 16b). Sự vượt trội
đường kính gốc thấy rõ hơn tại tuổi 6 khi có ở cả 3 đai cao, đai cao 1 đạt bình quân 11,2 cm, trong
khi tiêu chí này ở 2 đai cao 2, 3 đạt tương ứng 13,7 cm và 13,9 cm.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao Hvn cũng tương đồng với kết quả so sánh đường
kính D0, sự chênh lệch về chiều cao vút ngọn Hvn giữa 3 đai cao cũng không nhiều, tuy nhiên có xu
hướng ngược lại, độ cao lớn hơn chiều cao Hvn bình quân lại thấp hơn. Tại tuổi 2 Hvn bình quân của
đai cao 1 thấp hơn đai cao 2, đạt tương ứng 1,4 m so với 1,79 m, ở các tuổi 4, 5, 6, Hvn bình quân
của đai 1 đều chênh cao hơn đai 2, 3.
- Đường kính tán (Dt) bình quân ở 7 độ tuổi điều tra cho thấy ổn định và chênh lệch không
lớn ở các tuổi 4 – 7, cho thấy ở tuổi 4 sinh trưởng chiều rộng tán của sơn tra đã chậm lại, bình quân
từ 2,71 – 3,58 m. Đường kính Dt vượt trội hơn ở tuổi 4, 5, 6 lớn nhất đều thuộc về đai cao 2 so với
đai cao 1.


12
Kết quả so sánh giữa đường kính D0, chiều cao Hvn và Dt theo đai cao chỉ ra rằng, ở khoảng
độ cao 1.200 – 1.400 m, đường kính gốc và đường kính tán cây Sơn tra có chênh lệch lớn hơn so
với độ cao < 1.200 m, yếu tố này thuận lợi hơn cho mục đích trồng lấy quả. Độ cao 1.200 – 1.400 m
cũng là khoảng độ cao Sơn tra phân bố tự nhiên nhiều nhất trong vùng Tây Bắc. Từ độ cao 1.400 m
trở lên, các lâm phần rừng trồng Sơn tra rất ít, cũng do đặc điểm lập địa của Tây Bắc không có
nhiều vùng đất ở độ cao này có thuận lợi cho quá trình vận chuyển, chăm sóc Sơn tra.
3.2.3. Sinh trưởng theo độ dốc
Kết quả tổng hợp theo 3 độ dốc (cấp 1: từ 10 - 140; cấp 2: từ 15 – 240; cấp 3 từ 25 - 350), tập
trung nhiều nhất ở độ dốc cấp 2 (từ 15 – 24 độ) có 41/57 OTC điều tra, số lượng này ở độ dốc cấp 1
(10 – 14 độ) là 11 OTC và độ dốc cấp 3 (25 – 35 độ) chỉ có 5 OTC.

- Đường kính D1.3: Sự chênh lệch về đường kính D0 giữa 3 cấp độ dốc có sự thay đổi khác
nhau giữa các tuổi điều tra. Tại các OTC tuổi 1, đường kính D0 bình quân tương đương nhau ở 2
cấp độ dốc 1 và 2, đạt tương ứng 0,87 cm và 0,86 cm, tại tuổi 2 con số tương ứng là 1,69 cm và
1,57 cm. Ở các tuổi 3 - 7 có sự thay đổi về thứ tự cao thấp giữa 3 cấp độ dốc, nhưng đường kính D0
bình quân của độ dốc thấp có ưu thế hơn độ dốc cao thể hiện rõ ở tuổi 7.
- Chiều cao Hvn: Kết quả phân tích chiều cao Hvn bình quân OTC theo 3 cấp độ dốc có sự
tương đồng với đường kính D0. Hai cấp độ dốc 1, 2 có Hvn bình quân tương đương nhau ở độ tuổi 1,
2, đạt tương ứng 0,55m, 0,53m ở tuổi 1 và 1,40m, 1,38m ở tuổi 2 (Phụ biểu 16c). Ưu thế độ dốc
thấp tới sinh trưởng chiều cao thể hiện ở các tuổi 3, 4, 7 (Hình 3.16), độ dốc cấp 1 đạt chiều cao Hvn
bình quân tương ứng với 3 độ tuổi là 3,02m, 4,96 cm, 5,69 cm, trong khi độ dốc cấp 2 đạt tương
ứng 2,53 cm, 4,88 cm, 5,32m, con số tương ứng với độ dốc cấp 3 là 1,99m, 4,19m và 5,39m.
- Đường kính tán Dt: Kết quả nghiên cứu cho thấy đường kính tán Dt Sơn tra bình quân có
xu hướng ngược lại với đường kính gốc D0 và chiều cao Hvn, độ dốc thấp tán cây hẹp hơn độ dốc
cao (Hình 3.18). Độ dốc cấp 1 có Dt bình quân lớn hơn độ dốc cấp 2 ở các tuổi 1, 2, 3, đạt tương
ứng 0,18m, 0,51m, 0,97m, trong khi con số tương ứng ở độ dốc cấp 2 là 0,18m, 0,45m và 1,59m. Ở
các tuổi 4, 7 có sự thay đổi, độ dốc cao cây có tán rộng hơn, kết quả Dt bình quân tương ứng ở độ
dốc cấp 1 (2,42m, 3,44m) thấp hơn độ dốc cấp 2 (2,85m, 3,59m) và độ dốc cấp 3 (2,85m, 3,62m).
Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố và đặc điểm rừng trồng Sơn tra, bước đầu có thể đưa
ra một số nhận định về đặc điểm sinh thái loài Sơn tra phân bố ở vùng núi cao Tây Bắc, làm cơ sở
phân vùng thích nghi, quy hoạch vùng trồng phù hợp và đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc
Sơn tra:
(i) Độ cao: Độ cao thuận lợi nhất (H1) từ 1.200 – 1.400 m; Độ cao tương đối thuận lợi (H2)
từ 1.400 – 1.600 m; Độ cao ít thuận lợi (H3) từ 1.000 – 1.200 m, 1.600 – 2.100 m; Độ cao không
thuận lợi (H4) < 1.000 m và > 2.100 m.
(ii) Độ dốc: Độ dốc thuận lợi nhất (G1) < 240; Độ dốc thuận lợi trung bình (G2) từ 25 – 340;
Độ dốc ít thuận lợi (G3) từ 35 – 470; Độ dốc không thuận lợi (G4) > 470.
(iii) Lượng mưa: Lượng mưa thuận lợi (R1) từ 1.700 – 2.000 mm/năm; Lượng mưa ít thuận
lợi (R2) < 1.700 mm/năm và > 2.000 mm/năm.
(iv) Dinh dưỡng trong đất: Độ chua của đất dưới tán Sơn tra thuộc loại từ chua đến chua
mạnh. Hàm lượng mùn từ nghèo mùn đến trung bình; hàm lượng đạm từ mức khá đến giàu đạm;

hàm lượng kali từ mức nghèo đến trung bình; hàm lượng lân đạt mức giàu.
(v) Sơn tra sinh trưởng mạnh trong độ tuổi từ 3 – 4, giai đoạn này cần bổ sung phân bón để
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây.


13
3.3. Nghiên cứu khảo nghiệm hậu thế các cây trội và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống

3.3.1. Khảo nghiệm hậu thế các cây trội
Khảo nghiệm hậu thế 59 gia đình cây trội được thực hiện ở Trung tâm Khoa học Lâm
nghiệp Tây Bắc, thuộc địa phận xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả tỷ lệ
sống và sinh trưởng của 59 gia đình tuổi 2 cụ thể:
- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của 59 gia đình biến động từ 80 – 100%, bình quân đạt 86,8%. Cao
nhất là các gia đình MCC12, ML10, thấp nhất là gia đình MCC05 đạt 80%, còn lại đa phần đạt tỷ lệ
sống 83,33% (15/18 cây), tất cả các gia đình đều cao hơn mẫu hỗn hợp (72,22%).
- Đường kính gốc D0: Đường kính D0 bình quân của 59 gia đình biến động từ 1,36 – 2,62
cm, trung bình là 2,04 cm. Gia đình có đường kính D0 lớn nhất (2,62 cm) là gia đình BY06, các gia
đình MCC08 có đường kính D0 nhỏ nhất (1,36 cm). Hệ số biến động từ 24,75 – 69,35%, cho thấy
sinh trưởng đường kính D0 của 59 gia đình giai đoạn 2 tuổi có biến động lớn. Kết quả kiểm định
chưa có sự khác biệt về đường kính trung bình giữa 59 gia đình.
- Chiều cao Hvn: Biến động về sinh trưởng chiều cao Hvn giữa các gia đình khá lớn từ 1,38 –
2,55 m, bình quân là 2,09 m, với hệ số biến động từ 16 – 66,33%, kết quả này có sự tương đồng với
đường kính D0. Chiều cao Hvn lớn nhất thuộc về gia đình TT12 (2,55 m), thấp nhất vẫn là gia đình
MCC08. Kết quả kiểm tra sai khác Hvn trung bình của 59 gia đình cũng chưa có sự khác biệt với
Sig.F = 0,52.
- Đường kính tán: Cũng tương tự đường kính D0 và chiều cao Hvn, đường kính tán Dt trung
bình của 59 gia đình cũng chưa có sự khác biệt ở thời điểm 2 tuổi (Sig.F >0,05), biến động từ 0,74 –
1,58 m, bình quân là 1,24 m, hệ số biến động từ 24,26 – 68,66%.
Nảm gia đình cây trội có sinh trưởng tốt nhất là MCC10, ML02, TT12, BX05, BY06, có độ
vượt so với trị số trung bình của thí nghiệm là 121,1% về đường kính D0, 115,7% về chiều cao Hvn,

121,6% về đường kính tán, độ vượt so với mẫu hỗn hợp (đối chứng) là 111,9% về chiều cao,
107,4% về chiều cao Hvn và 116,6% về đường kính tán Dt.
Năm gia đình sinh trưởng kém nhất (MCC08, ML12, MCC02, ML07, TT05) có trị số sinh
trưởng thấp hơn trị số trung bình của thí nghiệm, bằng 80,1% về đường kính gốc D0, 76,9% về
chiều cao Hvn, 73,6% về đường kính tán Dt và thấp hơn nhiều so với mẫu hỗn hợp, tương ứng
74,1%, 71,4%, 70,6%.
Kết quả khảo nghiệm hậu thế gia đình 59 cây trội bước đầu cho thấy cây thích nghi được với
điều kiện lập địa vùng trồng, khỏe mạnh, không sâu bệnh, đa phần các gia đình có ưu thế trội về
sinh trưởng so với mẫu hỗn hợp đối chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo xác định chính xác ưu thế trội về
phẩm chất và năng suất quả, cần tiếp tục theo dõi đến khi các gia đình đạt tuổi thành thục sinh sản.
3.3.2. Kỹ thuật nhân giống từ hạt
Phẩm chất hạt giống
- Độ thuần của hạt: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ độ sạch của hạt thu từ 3 địa điểm
nghiên cứu dao động từ 97,1 - 98,8%, tỷ lệ độ sạch bình quân cao nhất là lô hạt giống thu hái từ
huyện Mường La, đạt 98,8%, xếp thứ 2 là lô hạt giống thu hái từ huyện Tủa Chùa đạt 98,5%, thấp
nhất là lô hạt giống thu hái từ huyện Thuận Châu chỉ đạt 97,1%. Kết quả kiểm tra sự sai khác độ
thuần hạt giống theo tiêu chuẩn khi bình phương cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ độ
sạch hạt giống giữa 3 địa điểm thu hái (Sig > 0,05).
* Khối lượng 1.000 hạt: Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng bình quân 1.000 hạt lớn
nhất là lô hạt thu hái từ huyện Thuận Châu (24,29 gr/1.000 hạt), cao thứ hai là hạt thu hái từ huyện


14
Tủa Chùa (20,38 gr/1.000 hạt), thấp nhất là lô hạt thu hái từ huyện Mường La (15,2 gr/1.000 hạt).
Kết quả kiểm tra sự sai khác khối lượng trung bình của 1.000 hạt cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về
khối lượng 1.000 hạt giống giữa 3 địa điểm thu hái.
* Tỷ lệ nảy mầm: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ này mầm cho thấy, tỷ lệ nảy mầm của 12 tổ
hạt giống Sơn tra từ 3 lô hạt dao động từ 69 – 97%, tỷ lệ nảy mầm bình quân đạt cao nhất là lô hạt
thu hái từ huyện Mường La, đạt đến 95,25%, xếp thứ 2 là lô hạt thu hái từ huyện Thuận Châu, đạt
79,3% và thấp nhất là lô hạt thu hái từ huyện Tủa Chùa (71,8%). Thời gian nảy mầm từ khi gieo hạt

vào giá thể đến khi xuất hiện cây mầm đầu tiên là 22 ngày, kéo dài đến 45 ngày thì nảy mầm hết.
Lô hạt có tỷ lệ nảy mầm tốt nhất là lô hạt thu hái từ TQT Mường La.
Ảnh hưởng của che sáng tới sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cây con Sơn tra tại thí nghiệm che sáng sau 6 tháng tuổi biến
động từ 83,33 – 92,22%. Tỷ lệ sống cao nhất ở công thức CT1 (che sáng 25%) đạt 90%, tiếp đến là
công thức CT2 (che sáng 50%) và CT3 (che sáng 75%) cùng đạt 88,89% và thấp nhất là CT4
(không che sáng). Tại 3 thời điểm 2, 4, 6 tháng, chưa có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các công
thức thí nghiệm (Sig. > 0,05).
- Sinh trưởng đường kính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng đường kính cổ rễ bình
quân của cây con Sơn tra trong thí nghiệm có quan hệ nghịch biến với mức độ che sáng trong thí
nghiệm. Mức độ che sáng tăng lên thì sinh trưởng đường kính bình quân càng giảm. Kết quả phân
tích phương sai một nhân tố có Sig.F đều < 0,05 ở cả 2 thời điểm 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi, có
nghĩa có sự khác biệt rõ rệt về đường kính cổ rễ bình quân giữa các công thức thí nghiệm, hay yếu
tố che sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm. Đại
lượng đường kính cổ rễ bình quân theo thứ tự từ nhỏ đến lớn lần lượt là che sáng 75%, 50%, 25%
và lớn nhất là không che sáng ở cả 2 thời điểm 4 tháng và 6 tháng tuổi. Bước đầu đánh giá mức độ
che sáng có ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính của cây Sơn tra và Sơn tra là loài ưa sáng giai
đoạn vườn ươm.
- Sinh trưởng chiều cao: Sinh trưởng chiều cao có sự khác biệt với sinh trưởng đường kính,
chiều cao bình quân tỷ lệ nghịch với mức độ che sáng ở thời điểm 6 tháng tuổi. Tại thời điểm 2
tháng tuổi, chiều cao bình quân lớn nhất là CT2 đạt 5,84 cm, xếp thứ 2 là CT3 (5,49cm), thứ 3 là
CT1 (4,54cm), thứ 4 là CT5 (4,71cm). Đến thời điểm 4 tháng tuổi, các công thức có mức độ che
sáng thấp như CT4 không che sáng từ vị trí thấp nhất vượt lên xếp thứ 2 (16,6 cm), CT1 che sáng
25% xếp thứ 3 (14,6 cm), các công thức che sáng nhiều có xu hướng sinh trưởng chiều cao chậm
lại. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, Sơn tra là loài cây ưa sáng trong giai đoạn vườn ươm.
Từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra một số nhận định:
- Mức độ che sáng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn vườn
ươm.
- Tỷ lệ sống cao ở mức độ che sáng 25% và 50%, cây con chết nhiều từ thời kỳ từ khi cấy đến
2 tháng tuổi.

- Sinh trưởng đường kính và chiều cao sau 6 tháng tuổi tốt nhất ở công thức không che sáng.
- Nhân giống cây Sơn tra từ hạt cần che sáng ở mức độ 50%, trong 2 tháng đầu sau khi cấy.
Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cây Sơn tra trong thí nghiệm thành phần ruột bầu dao động từ
91,1 – 96,7%, cao nhất là CT1 đạt 96,7%, xếp thứ 2 là CT2 94,4% và thấp nhất là CT3 chỉ đạt
91,1%, và không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các công thức thí nghiệm. Số cây chết tập


15
trung trong khoảng thời gian sau khi cấy đến 2 tháng tuổi, đây là giai đoạn cây còn non, sức chống
chịu chưa cao có thể là nguyên nhân gây chết chính.
- Sinh trưởng đường kính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng đường kính bình quân
của cây con Sơn tra trong thí nghiệm có quan hệ tỷ lệ thuận với lượng phân bón trong thí nghiệm.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố có Sig.F đều < 0,05 ở cả 2 thời điểm 4 tháng tuổi và 6
tháng tuổi, có nghĩa yếu tố thành phần ruột bầu có ảnh hưởng tới sinh trưởng đường kính của cây
Sơn tra giai đoạn vườn ươm. Đường kính cổ rễ bình quân lớn nhất là CT1, thứ 2 là CT2 và thấp
nhất là CT3.
- Sinh trưởng chiều cao: Kết quả sinh trưởng chiều cao có sự tương đồng với sinh trưởng
đường kính, chiều cao bình quân lớn nhất là CT1 tại 3 thời điểm 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi.
Kết quả phân tích phương sai chiều cao bình quân có Sig.F đều < 0,05 ở cả 3 thời điểm, có nghĩa
thành phần ruột bầu có ảnh hưởng tới sinh trưởng chiều cao của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm.
Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận định, thành phần ruột bầu không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
nhưng có ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm. Do vậy, có thể trộn thành
phần ruột bầu với tỷ lệ 80% đất + 20% phân chuồng thay cho tỷ lệ 70% đất + 30% phân chuồng, để
giảm giá thành sản xuất mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của Sơn tra.
Ảnh hưởng của cách thức xếp bầu đến sinh trưởng của cây Sơn tra giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ sống: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống cây Sơn tra trong thí nghiệm cách thức
xếp bầu dao động từ 94,4 – 98,8%, và không có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ sống giữa các công thức
thí nghiệm.
- Sinh trưởng đường kính: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đường kính cổ rễ bình quân của cây

con Sơn tra trong thí nghiệm có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức xếp bầu, thể hiện ở kết quả
phân tích phương sai một nhân tố có Sig.F đều < 0,05 ở cả 2 thời điểm 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi.
Đường kính cổ rễ bình quân của CT2 không khác biệt rõ với CT3 và cùng lớn hơn CT1.
- Sinh trưởng chiều cao: Kết quả phân tích phương sai có Sig.F đều < 0,05 ở cả 3 thời điểm 2
tháng, 4 tháng và 6 tháng tuổi, có nghĩa có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng bình quân giữa 3 công
thức thí nghiệm. Chiều cao bình quân có trị số lớn nhất là CT2, cao thứ 2 là CT3 và thấp nhất là
CT1.
Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận định:
- Cách thức xếp bầu theo thí nghiệm không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng đến
sinh trưởng của Sơn tra giai đoạn vườn ươm.
- Sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân 6 tháng tuổi tốt nhất ở cách thức xếp bầu
hàng cách hàng.
- Cách thức xếp bầu hàng cách hàng và che sáng 50% 2 tháng đầu là phù hợp nhất với cây
Sơn tra giai đoạn vườn ươm.
3.3.3. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép
Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cành
ghép Sơn tra giai đoạn vườn ươm
- Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cành ghép Sơn tra giai đoạn vườn ươm biến động từ 50 – 72% và
có sự khác biệt rõ giữa 6 công thức thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ sống của cành
ghép phụ thuộc vào phương pháp ghép và loại cành ghép, trong đó tỷ lệ sống cao nhất là công thức
ghép áp cành hóa gỗ hoàn toàn (CT3). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm công thức phương
pháp ghép áp (CT1, CT2, CT3) có tỷ lệ sống cao hơn hẳn nhóm công thức phương pháp ghép nêm


16
(CT4, CT5, CT6). Trong cùng phương pháp ghép, loại cành ghép hóa gỗ hoàn toàn cho tỷ lệ sống
cao hơn cành bánh tẻ và cành mang chồi. Kết quả này phù hợp với thực tiễn, cành càng non càng dễ
bị mất nước, héo và ngược lại.
- Sinh trưởng của chồi ghép: Tác động tổng hợp của 2 nhân tố phương pháp ghép và cành
ghép không ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng của chồi Sơn tra giai đoạn dưới 5 tháng tuổi. Kết quả

kiểm tra sự khác biệt giữa 6 công thức thí nghiệm bằng phân tích phương sai 2 nhân tố cho cả 2 tiêu
chí đường kính bình quân và chiều cao bình quân chồi đều có Sig.> 0,05. Tuy nhiên, phương pháp
ghép có ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của chồi Sơn tra giai đoạn vườn
ươm. Trong khi nhân tố cành ghép không ảnh hưởng rõ đến đường kính chồi nhưng có ảnh hưởng
rõ đến sinh trưởng chiều cao của chồi ở giai đoạn 5 tháng tuổi (Bảng 3.21).
Bảng 3.21. Kết quả phân tích ảnh hưởng tổng hợp phương pháp ghép và
loại cành ghép đến sinh trưởng của chồi ghép Sơn tra
Đường kính chồi
Chiều cao chồi
Bậc
Nguồn biến động
tự do
F
Sig.F
F
Sig.F
3 tháng tuổi
Mô hình hiệu chỉnh
7
2,57
0,09
3,00
0,06
Hằng số
1
4.243
0,00
2.872
0,00
Khối thí nghiệm

2
2,33
0,15
1,73
0,23
Phương pháp ghép
1
11,11
0,01
10,62
0,01
Cành ghép
2
1,00
0,40
2,90
0,10
PP ghép * cành ghép
2
0,11
0,90
0,54
0,60
5 tháng tuổi
Mô hình hiệu chỉnh
7
2,99
0,06
9,98
0,00

Hằng số
1
5.298
0,00
5.594
0,00
Khối thí nghiệm
2
5,03
0,03
1,14
0,36
Phương pháp ghép
1
10,31
0,01
52,49
0,00
Cành ghép
2
0,22
0,81
6,00
0,02
PP ghép * cành ghép
2
0,07
0,93
1,56
0,26

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đường kính bình quân của chồi Sơn tra thời điểm 3 tháng
và 5 tháng sau khi ghép có sự chênh lệch không lớn giữa 6 công thức thí nghiệm, tăng tương ứng từ
0,34 – 0,35 cm, lên đến 0,51 – 0,57 cm. Chiều cao bình quân chồi đạt từ 15,32 – 19,35 cm thời
điểm 3 tháng, tăng lên 52,02 – 70,01 cm thời điểm 5 tháng.
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới tỷ lệ sống và
sinh trưởng của cành ghép Sơn tra, có thể đưa ra một số nhận định làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện kỹ
thuật ghép loài Sơn tra:
(i) Sơn tra là loài dễ nhân giống bằng phương pháp ghép đoạn cành, có thể sử dụng nhiều
phương pháp ghép và loại cành ghép cho tỷ lệ sống cành ghép đạt từ 50% trở lên. Sinh trưởng
đường kính chồi sau 5 tháng có thể đạt bình quân từ 0,5 cm, chiều cao đạt từ 52 cm.
(ii) Tỷ lệ sống của cành ghép phụ thuộc vào hai nhân tố phương pháp ghép và loại cành ghép.
Tỷ lệ sống của cành ghép ở 6 công thức thí nghiệm đạt từ 50% đến 72%, cao nhất là phương pháp
ghép áp cành hóa gỗ hoàn toàn với 72%, thấp nhất là phương pháp ghép nêm cành mang chồi chỉ
đạt 50%.


17
(iii) Sinh trưởng chồi Sơn tra ở 6 công thức thí nghiệm sau 5 tháng tuổi có đường kính bình
quân từ 0,51 – 0,57 cm, chiều cao bình quân từ 52,02 – 70,01 cm. Ảnh hưởng tổng hợp hai nhân tố
phương pháp ghép và loại cành ghép tác động tới sinh trưởng chồi đã tạo sự khác biệt không rõ giữa
các công thức thí nghiệm, nhưng sinh trưởng chồi bình quân theo từng nhân tố lại có sự khác biệt
rõ. Phương pháp ghép nêm cho sinh trưởng vượt trội so với phương pháp ghép áp. Loại cành ghép
chồi có sinh trưởng chiều cao chồi bình quân lớn hơn hẳn so với loại cành bánh tẻ và cành hóa gỗ
hoàn toàn, nhưng không có sự khác biệt về đường kính chồi bình quân.
Đánh giá thí nghiệm ghép đổi tán tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
- Tỷ lệ sống gốc ghép và cành ghép: Kết quả điều tra cho thấy, sau 1 năm số lượng cây gốc
ghép còn sống là 11/30 cây tham gia thí nghiệm, tỷ lệ sống chỉ đạt 36,6%. Kết quả điều tra về tỷ lệ
sống của cành ghép của thí nghiệm ghép đổi tán trong khuôn khổ dự án AFLI triển khai tại bản Hua
Xa A, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho thấy từ tháng thứ 3 trở đi, cành ghép vẫn
tiếp tục chết chỉ còn 36 cành (12,9%) sau 1 năm, so với 151 cành (54,3%) tại tháng thứ 3, cụ thể:

Kết quả phân tích tỷ lệ sống của cành ghép theo phương pháp ghép cho thấy sau 1 năm, phương
pháp ghép nêm có tỷ lệ sống cao nhất là 15,32%, tiếp đến phương pháp áp (13,95%) và thấp nhất là
phương pháp ghép vỏ (7,35%). Kết quả phân tích tỷ lệ sống của cành ghép theo kích thước của gốc
ghép tại vị trí cắt cho thấy có xu hướng đường kính gốc ghép càng tăng thì tỷ lệ sống của cành ghép
càng giảm. Tỷ lệ sống cành ghép chỉ đạt cao nhất ở cành gốc ghép 1cm là 17% và giảm xuống còn
8% ở cành gốc ghép có đường kính 5 cm.
- Sinh trưởng chồi ghép 1 năm tuổi: Đường kính bình quân chồi ghép sau 1 năm tuổi có sự
khác biệt rõ giữa 3 phương pháp ghép (Sig. = 0,00), lớn nhất là phương pháp ghép vỏ (2,6 cm), tiếp
đến phương pháp ghép nêm (1,09 cm) và nhỏ nhất là phương pháp ghép áp (0,45 cm). Sinh trưởng
chiều cao của chồi ghép cũng tương đồng với sinh trưởng đường kính. Ở phương pháp ghép vỏ,
chiều cao bình quân đạt cao nhất với 1,72 m sau 1 năm tuổi, tiếp đến phương pháp ghép nêm đạt
chiều cao tương ứng là 1,4 m và thấp nhất là phương pháp ghép áp chỉ đạt 0,89 m. Kết quả kiểm
định giả thiết có Sig. = 0,03 > 0,05, có nghĩa có sự khác biệt rõ về sinh trưởng chiều cao chồi ghép
giữa 3 phương pháp ghép.
- Sinh trưởng của chồi ghép 2 năm tuổi: Sau 24 tháng tuổi phương pháp ghép áp có đường
kính và chiều cao chồi (3,03 cm; 2,12 m) vượt lên so với phương pháp ghép nêm (2,81 cm; 1,95 m),
cao nhất vẫn là phương pháp ghép vỏ đạt 4,98 cm và 2,88 m. Quá trình nghiên cứu cho thấy,
nguyên nhân của sự thay đổi này là do yếu tố loại cành gốc ghép. Khi cắt tán tại vị trí > 1,2 m cây
gốc ghép sẽ tạo ra 2 loại cành gốc ghép là cành mọc thẳng (thân chính và cành vượt) và cành mọc
ngang. Cành thẳng sau khi được ghép, cành ghép có xu hướng mọc thẳng và sinh trưởng vượt trội
trong tuổi đầu tiên, cành ngang chủ yếu kích thước nhỏ sau khi ghép vẫn giữ đặc điểm mọc ngang,
nên tốc độ sinh trưởng chậm hơn cành mọc thẳng. Đặc điểm này thể hiện ở kết quả nghiên cứu cho
thấy sự vượt trội về đường kính và chiều cao chồi của cành thẳng so với cành ngang.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, thí nghiệm ghép đổi tán ở xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo,
tỉnh Điện Biên có tỷ lệ sống thấp, tỷ lệ sống của cây gốc ghép chỉ đạt 36,6% sau 1 năm, tỷ lệ sống
của cành ghép chỉ đạt 12,9% sau 2 năm. Phương pháp ghép áp cho tỷ lệ sống cao hơn phương pháp
ghép nêm và ghép vỏ. Cành gốc ghép có kích thước càng lớn thì tỷ lệ sống càng giảm. Cành ghép
có đường kính gốc ghép càng lớn thì sinh trưởng càng nhanh. Bước đầu nhận định phương pháp
ghép phù hợp là ghép áp cành gốc ghép có đường kính 1 cm.



18
Thí nghiệm ảnh hưởng của phương pháp ghép đổi tán đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cành
ghép tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
- Tỷ lệ sống: Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sống của cành ghép Sơn tra ở thí nghiệm ghép
đổi tán tại xã Co Mạ có sự tương đồng với thí nghiệm ghép đổi tán tại xã Tỏa Tình khi cành ghép
chết tập trung nhiều từ tháng thứ 2 – 5 sau ghép. Cao nhất là phương pháp ghép áp có tỷ lệ sống sau
1 tháng từ 87,5 – 92,5%, sau 1 năm tỷ lệ sống còn từ 57,5 – 62,5%. Phương pháp ghép nêm có tỷ lệ
sống sau 1 tháng từ 72,5 – 87,5%, sau 1 năm chỉ còn từ 20 – 22,5%.
- Sinh trưởng của cành ghép: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng đường kính Dc của
chồi ghép Sơn tra sau 1 năm tuổi tại thí nghiệm ghép đổi tán ở xã Co Mạ ở phương thức ghép áp
trung bình đạt 1,28 cm, với độ lệch chuẩn S = 0,49 cm. Ở phương pháp ghép nêm, tiêu chí này có
kết quả trung bình chỉ đạt 0,72 cm với độ lệch chuẩn 0,33 cm, thấp hơn so với phương pháp ghép
áp. Kết quả kiểm định giả thiết có Sig. = 0 < 0,05, có nghĩa có sự khác biệt rõ về sinh trưởng đường
kính chồi ghép giữa 2 phương pháp. Sinh trưởng chiều cao có sự tương đồng với sinh trưởng đường
kính, cao nhất là phương pháp ghép áp đạt trung bình 150,86 cm, độ lệch chuẩn 40,11 cm, cao hơn
phương pháp ghép nêm với chiều cao trung bình chồi ghép chỉ đạt 108,12 cm, độ lệch chuẩn 33,85
cm. Phương pháp ghép cho sinh trưởng chiều cao chồi tốt nhất là phương pháp ghép áp.
3.4. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng
3.4.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen Ngô đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Sơn tra
ghép
Bảng 3.29. Sinh trưởng cây Sơn tra ghép 3 năm tuổi tại thí nghiệm trồng xen ngô ở xã Co Mạ
- Thuận Châu - Sơn La
Trồng thuần
Bình
quân

S

S%


Trồng xen ngô
Bình
quân
S
S%

Sig.

1 năm tuổi (8/2014)
Đường kính gốc D0 (cm) 2,01
0,64
31,76
1,64
0,50
30,74 0,10
Chiều cao Hvn (cm)
105,00 40,23 38,32
83,69 32,94 39,36 0,04
2 năm tuổi (8/2015)
Đường kính gốc D0 (cm) 4,46
1,26
28,17
3,72
0,96
25,72 0,05
Chiều cao Hvn (cm)
181,90 43,65 23,99
164,75 50,55 30,68 0,17
3 năm tuổi (8/2016)

Đường kính gốc D0 (cm) 6,92
1,88
27,21
6,37
1,79
28,14 0,34
Chiều cao Hvn (cm)
216,30 56,05 25,91
212,88 56,56 26,57 1,00
Phương thức trồng Sơn tra xen ngô theo thiết kế và thời gian nghiên cứu của thí nghiệm (3
năm tuổi) chưa ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao của Sơn tra.
Tuy nhiên, việc trồng xen cây Sơn tra với ngô giúp giải quyết vấn đề lương thực cho người dân mà
vẫn có thêm thu nhập từ trồng Sơn tra và giúp bảo vệ đất, đây là mô hình canh tác bền vững hơn
trồng thuần loài cần nhân rộng.
3.4.2. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen cỏ chăn nuôi đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của
Sơn tra ghép
Từ kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy phương thức trồng cỏ theo băng xen giữa 2 hàng
Sơn tra và trồng Sơn tra thuần chịu ảnh hưởng đồng đều tác động của các yếu tố ngoại cảnh tới tỷ lệ
sống của Sơn tra. Sơn tra trồng xen cỏ chăn nuôi theo thiết kế thí nghiệm, chưa ảnh hưởng rõ đến tỷ


19
lệ sống và sinh trưởng từ 1 – 3 năm tuổi. Sơn tra ghép có thể trồng xen cỏ chăn nuôi, là mô hình
canh tác bền vững hơn Sơn tra trồng thuần, giải quyết được nhu cầu cỏ chăn nuôi gia súc cho nông
hộ.
Bảng 3.32. Sinh trưởng cây Sơn tra ghép 3 năm tuổi tại thí nghiệm trồng xen cỏ chăn nuôi ở
xã Co Mạ - Thuận Châu – Sơn La
Đường kính D0 (cm)
Bình
quân

S
S%

Chiều cao Hvn (cm)
Bình
quân
S
S%

Tuổi 1 (8/2014)
Trồng thuần
3,1
0,42
13,55
212,05
34,83
16,43
Xen cỏ Mulato
2,89
0,78
26,99
205,32
58,88
28,68
Xen cỏ Ghine
2,88
0,57
19,79
207,32
42,02

20,27
Sig.
0,79
0,44
Tuổi 2 (8/2015)
Trồng thuần
5,4
0,77
14,26
302,57
40,28
13,31
Xen cỏ Mulato
4,93
1,21
24,54
283,86
53,09
18,70
Xen cỏ Ghine
5,58
0,71
12,72
298,16
36,43
12,22
Sig.
0,32
0,09
Tuổi 3 (8/2016)

Trồng thuần
8,49
1,25
14,72
387,62
45,81
11,82
Xen cỏ Mulato
7,56
1,51
19,97
368,18
71,7
19,47
Xen cỏ Ghine
8,45
0,74
8,76
399,42
36,52
9,14
Sig.
0,43
0,05
3.4.3. Ảnh hưởng của phương pháp nhân giống đến sinh trưởng và năng suất quả Sơn tra
Bảng 3.33. Sinh trưởng và năng suất quả của ba loại vật liệu giống
Cây
Cây
Cây
Sai tiêu

Mức ý
hạt
hom
ghép
chuẩn (S) nghĩa (Sig.)
2012
Chiều cao (m)
4.6
4.6
6.6
0.5
0.00
Đường kính gốc (cm)
8.6
5.5
10.9
1.2
0.00
Đường kính tán (m)
2.9
2.7
4.1
0.3
0.00
Sản lượng(kg)
4.1
4.1
5.7
> 0,05
2013

Chiều cao (m)
4.8
4.9
6.8
0.4
0.00
Đường kính gốc (cm)
9.3
6.1
11.7
1.2
0.00
Đường kính tán (m)
3.2
2.9
4.3
0.3
0.00
Sản lượng(kg)
11.0
8.4
15.2
2.6
0.00
2014
Chiều cao(m)
5.0
5.0
7.0
0.4

0.00
Đường kính gốc (cm)
9.9
6.9
12.4
1.2
0.00
Đường kính tán (m)
3.4
3.1
4.4
0.3
0.00
Sản lượng(kg)
30.7
28.9
38.7
2.6
0.00
Cây có nguồn gốc từ hạt, cây ghép và cây hom sinh trưởng tốt ở vùng nghiên cứu, với tỷ lệ
sống đạt trên 90% khi đến 8 tuổi. Cây ghép sinh trưởng tốt hơn cây hạt và cây hom, và năng suất
quả cao hơn ở tuổi 7 và 8. Từ kết quả nghiên cứu có thể nhận định trồng rừng Sơn Tra từ cây ghép
có thể là triển vọng thương mại tốt cho nông dân trong các điều kiện lập địa tương tự.


20
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm phân bố, sinh thái
Quần thể loài Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne.) tại Việt Nam phân bố thành những
TQT nhỏ nằm gọn trong vùng sinh thái lâm nghiệp Tây Bắc, có các đặc điểm lập địa: độ cao từ

1.078 – 2.077 m, độ dốc từ 9 – 470; lượng mưa bình quân năm từ 1.725 – 1.796 mm/năm; đặc điểm
đất có độ chua từ chua đến chua mạnh, hàm lượng mùn từ nghèo mùn đến trung bình, hàm lượng
đạm từ mức khá đến giàu đạm, hàm lượng kali từ mức nghèo đến trung bình, hàm lượng lân ở mức
giàu.
2. Đặc điểm hình thái, đa dạng di truyền
Đường kính D1.3 của Sơn tra tại khu vực nghiên cứu biến động từ 8 – 53 cm cm; Chiều cao
của cây Sơn tra tại khu vực nghiên cứu biến động từ 4 – 15 m; chiều dài lá Sơn tra biến động từ 5,3
– 10,5 cm, chiều rộng lá từ 2,3 – 5,5 cm; số lượng chỉ nhị từ 23 – 53 chỉ nhị; chiều rộng hoa biến
động từ 2,2 – 3,5 cm, chiều dài hoa từ 2,0 – 3,0 cm; đường kính quả từ 2,9 – 4,6 cm chiều dài quả
từ 2,0 – 5,1 cm.
Đặc điểm sinh trưởng, hình thái có sự khác biệt giữa các TQT, nhưng không phụ thuộc hoàn
toàn vào đặc điểm di truyền của TQT, có những TQT xa nhau về địa lý nhưng lại có hệ số tương
đồng di truyền cao, trong khi trong cùng TQT có những cá thể có hệ số tương đồng di truyền thấp
so với cá thể khác.
Đường kính D1.3 có tương quan chặt với năng suất quả, có thể sử dụng tiêu chí này để dự đoán
năng suất quả và so sánh mức độ phù hợp với các điều kiện lập địa.
3. Đặc điểm vật hậu
Sinh trưởng của Sơn tra đầy đủ các pha trong một năm, rụng lá ở cây cuối tháng 11,12 của
năm trước và bắt đầu nảy chồi và hình thành lá vào tháng 1 và tháng 2 năm sau, các tháng tiếp theo
lá cây tăng kích thước cho đến tháng 8 lá đạt kích thước tối đa; các pha sinh sản cây Sơn tra bắt đầu
hình thành nụ và hoa từ cuối tháng 1 – 2, hình thành quả vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đến tháng
7 quả đạt kích thước tối đa và bắt đầu chín đến tháng 9 thì chín hoàn toàn và rụng nhiều.
4. Kỹ thuật nhân giống
Nhân giống cây Sơn tra từ hạt phù hợp với thành phần hỗn hợp ruột bầu 80% đất + 20% phân
chuồng, xếp bầu 2 hàng chừa lại 1 hàng và che sáng 50% trong 2 tháng đầu sau khi cấy.
Sơn tra là loài dễ nhân giống bằng phương pháp ghép tại vườn ươm, có thể sử dụng nhiều
phương pháp ghép và loại cành ghép. Phương pháp ghép phù hợp nhất với cây bầu Sơn tra 1 năm
tuổi là phương pháp ghép nêm cành hóa gỗ hoàn toàn.
5. Kỹ thuật gây trồng
Trồng cây ghép Sơn tra hoàn toàn phù hợp và triển vọng với vùng cao Tây Bắc, có thể trồng

xen ngô hoặc cỏ chăn nuôi giúp giải quyết vấn đề lương thực và thức ăn cho gia súc, là mô hình
canh tác bền vững cần nhân rộng.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở để tác giả xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống, gây trồng Sơn tra.
KIẾN NGHỊ
Các kết luận nghiên cứu của luận án có thể áp dụng thực hiện tại các địa điểm có điều kiện
tương đồng với điều kiện của thí nghiệm.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề tồn tại của đề tài nêu trên.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ ĐỨC TOÀN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG, GÂY TRỒNG CÂY SƠN TRA (Docynia
indica (Wall.) Decne.) TẠI VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 9620205

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2018



Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Tiến Hinh
2. PGS.TS. Đỗ Anh Tuân
TS. Phí Hồng Hải

Chủ tịch hội đồng:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam
Vào hồi ....... giờ, ngày ....... tháng ....... năm ..............

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam


NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
1. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Liễu, Đinh Thị Phòng, Phí Hồng Hải, La Ánh Dương, Vũ Đức
Toàn, Delia Catacutan, Đàm Việt Bắc (2016), “Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Sơn
tra (Docynia indica (Wall.) Decne) bằng chỉ thị ISSR”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Số 4/2016, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
2. Vũ Đức Toàn, Đỗ Anh Tuân (2017), Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới
tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra (Docynia indica Wall.) giai đoạn vườn ươm, Tạp chí
Khoa học Lâm nghiệp Số 3/2017, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

....




×