Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bai 35 Hoocmon thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.01 KB, 14 trang )

Tiết
36

Ngày soạn: 19/03/2018.

Tên bài dạy :
Bài 35: HOOCMÔN THỰC VẬT
A. MỤC TIÊU
I. Chuẩn:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm hoocmôn thực vật.
- Phân biệt được hai nhóm hoocmôn thực vật.
- Kể tên được 5 loại hooc môn thực vật, trình bày được nơi tổng hợp và tác dụng sinh lý của mỗi
loại hoocmôn.
- Trình bày được mối tương quan giữa các loại hoocmôn thực vật
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh...
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng về vai trò điều hòa sinh trưởng của các hoocmôn thực vật, từ đó biết cách vận
dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong thực tế. Đồng thời ứng dụng các
hoocmôn trong sản xuất, bảo quản thực phẩm.
II. Mỡ rộng & nâng cao:
- Phân biệt được các nhóm hoocmon thực vật
B. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp quan sát tranh - tìm tòi bộ phận.
- Phương pháp hỏi đáp - tìm tòi.
C. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên:
- Hình ảnh thí nghiệm auxin làm cong bao lá mầm
- Hình ảnh về ứng dụng của các hoocmon thực vật
- Hình: Sự cân bằng giũa hoocmon sinh trưởng và ức chế sinh trưởng thong quá trình phát triển cá


thể


 Học sinh:
- Học bài cũ – chuẩn bị bài mới.
D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
I. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA SĨ SỐ:
II. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy cho biết thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp và nêu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của thực vật?
III. NỘI DUNG BÀI MỚI:
1. Đặt vấn đề:

Ở bài trước, các em đã học về sinh trưởng và phát triển ở thực vật, quá trình sinh trưởng và
phát triển ở thực vật chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như nước, nhiệt độ, ánh sáng, phân bón và
đặc biệt là hoocmôn thực vật. Vậy hoocmôn thực vật gồm những loại nào? Chúng tác động lên sinh
trưởng và phát triển như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài 35.
HOOCMÔN THỰC VẬT
2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm I. Khái niệm
hoocmon thực vật
GV: Chiếu hình Hướng sáng của cây.
Hỏi: Cơ chế của hiện tượng hướng
sáng?
HS: Do sự phân bố auxin không đều
Mọi cây đều có tính hướng sáng dương,

mà auxin là nguyên nhân gây ra hiện
tượng này. Tuy nhiên, Frits Went đã làm
một thí nghiệm, đó là thí nghiệm làm
cong bao lá mầm ở trong tối.
GV chiếu hình Thí nghiệm auxin làm
cong bao lá mầm Ở trong tối, vì sao bao


lá mầm có thể cong về một phía? Các
em hãy theo dõi thí nghiệm sau:
+ Đầu tiên Went đã cắt đỉnh bao lá mầm
có chứa auxin rồi đặt lên miếng thạch
chưa có auxin, sau đó, auxin di chuyển
từ đỉnh bao lá mầm xuống miếng thạch.
+ Tiếp theo, chọn 5 cây khác đã cắt
đỉnh. Cây 1 không đặt thạch; cây 2 đặt
một miếng thạch không có auxin; cây 3
đặt miếng thạch có auxin ở giữa thân;
cây 4 và 5 đặt miếng thạch có chứa
auxin lệch về bên phải và bên trái.
+ Đặt các cây trong tối, sau một thời
gian thì cây 1 và cây 2 không có hiện
tượng gì, cây 3 cao lên một chút, cây 4
và 5 thân cây cao lên và nghiêng về
phía không có miếng thạch.
GV: Em có nhận xét gì về tác động
của auxin?
HS: Auxin kích thích sự sinh trưởng
của đỉnh.
GV: Như vậy, auxin có mặt ở đỉnh bao

lá mầm đã di chuyển xuống miếng
thạch rồi xuống thân làm cho thân cong
về một phía. Đây là hiện tượng cong
bao lá mầm của cây trong tối nhờ auxin,
một loại hoocmôn thực vật. Vậy
hoocmôn thực vật là gì?
- Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các
chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra với
một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều


tiết hoạt động sống của cây.
GV: Auxin được tạo ra ở đỉnh thân và - Đặc điểm:
đỉnh cành, di chuyển hướng gốc, từ đỉnh
thân, cành auxin di chuyển xuống phía
dưới và từ đỉnh rễ, auxin di chuyển về
gốc cây. Điều này nói lên đặc điểm gì
của hoocmôn thực vật?.
+ Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản
ứng ở một nơi khác.
- Cứ 10000 bao lá mầm lúa mì thì tách
ra được 1mg auxin, 1kg dứa tươi tách
được 6mg auxin. Đây là đặc điểm gì
của hoocmôn thực vật?

+ Với nồng độ rất thấp gây ra những biến
đổi mạnh trong cơ thể.

Ở động vật thì hoocmôn của loài này
thông thường không sử dụng được cho

loài khác, nhưng ở thực vật thì hoocmôn
của loài này có thể sử dụng cho loài
khác. Đây là đặc điểm gì?

+ Tính chuyên hóa thấp hơn rất nhiều so
với hoocmôn động vật bậc cao.

GV: Căn cứ vào tác dụng sinh lý, người
ta chia hoocmôn thực vật thành mấy
nhóm?
- Phân loại:
+ Hoocmôn kích thích
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhóm

+ Hoocmôn ức chế
II. Hoocmôn kích thích sinh trưởng

hoocmôn kích thích sinh trưởng

Đáp án bảng 1

Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt các


hình ảnh kết hợp với phân tích và các
câu hỏi định hướng của GV từ đó hoàn
thành bảng 1
GV phân tích:
1 Auxin được tổng hợp trong mô phân
sinh đỉnh thân, trong các là còn non của

chồi đỉnh. Sau đó di chuyển trong cây
theo chiều hướng gốc, nhưng không
theo chiều ngược lại, vì vậy càng xa
đỉnh ngọn hàm lượng auxin càng giảm.
Auxin là hợp chất ít bền vững và
thường bị phân giải ( bị oxy hóa hoặc bị
quang oxy hóa)
Tác động sinh lý:
- Kích thích giản nở tế bào: auxin gây ra
sự giảm độ pH trong thành tế bào, làm
hoạt hóa enzim phân hủy các liên kết
hidro giũa các sợi xenlulose làm cho
chúng lỏng lẽo, tạo điều kiện cho thành
tế bào giãn ra dưới áp suất thẩm thấu
của không bào trung tâm.
- Kích thích hình thành rễ : Auxin kích
thích hình thành rễ đặc biệt là rễ bất
định trên cành chiết, cành giâm hay
nuôi cấy mô
- Kích thích sự hình thành và sinh
trưởng quả, tạo quả không hạt: Phôi là
nguồn auxin nội sinh quan trọng,
khuếch tán vào bầu và kích thích bầu
phát triển thành quả. Nếu xử lý auxin


ngoại sinh kích thích bầu phát triển
thành quả thì quả được tạo ra nhưng
không có hạt ( vì không có sự thụ tinh
xảy ra)

- Kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả: auxin
có tác dụng như là chất ức chế sự hình
thành tầng rời ở cuống lá, hoa quả. Vì
vậy nếu xữ lý auxin ngoại sinh sẽ ngăn
chặn sự xuất hiện của tầng rời làm giảm
sự rụng lá, hoa...
- auxin ảnh hưởng mạnh đến ưu thế
đỉnh
- Auxin có vai trò quan trọng trong các
cử động sinh trưởng, tính hướng sáng
của thực vật.
2. Giberelin
Giberelin được tổng hợp trong phôi
đang sinh trưởng, trong lá, rễ hoặc các
cơ quan đang sinh trưởng như quả, hạt
chồi. Ánh sáng kích thích sự tổng hợp
giberelin.
Tác động sinh lý:
- Kích thích phân chia tế bào, kích thích
kéo dài lóng, thân dài ra.
- Kích thích sự nảy mầm của hạt,củ...
GA hoạt hóa sinh trưởng của phôi làm
yếu các lớp nội nhũ cản trở sự sinh
trưởng phôi, tăng chất dinh dưỡng dự
trữ trong nội nhũ.
- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt.
Khi xữ lý GA cho bầy nhụy không thụ


tinh sẽ thu được quả đơn tính. Đối với

cây đơn tính ( Bầu bí) GA điều chỉnh sự
phân hóa giới đực, làm tăng hoa đực
trên cây.
- Ảnh hưởng lên quang hợp, hô hấp và
trao đổi nước.
3. Xitokinin
Xitokinin được tổng hợp trong mô phân
sinh rễ hoặc một số cơ quan còn non
như chồi lá non, quả non. Trong cây
xitokinin bị phân giải nhờ enzim và sản
phẩm cuối cùng là ure.
Tác dụng sinh lý:
- Kích thích sự phân chia tế bào, nhưng
tác động này chỉ thể hiện hiện có sự
phối hợp của auxin. Vì vậy, xitokin còn
được gọi là hoocmon hoạt hóa phân
chia tế bào hay hoocmon hóa trẻ.
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh
trưởng của chồi bên.
- Kìm hãm sự phân hủy diệp lục, protein
và axit nucleic do đó kéo dài tuổi thọ
của lá.
- Kích thích nảy mầm của hạt và chồi
ngủ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhóm

III. Hoocmon ức chế sinh trưởng

hoocmôn ức chế sinh trưởng


Đáp án Bảng 2

Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt các
hình ảnh kết hợp với phân tích và các
câu hỏi định hướng của GV từ đó hoàn
thành bảng 2


1. Axit abxixic (ABA)
- Được tổng hợp chủ yếu ở trong lá,
bao đầu rễ, lạp thể chứa tinh bột. ABA
vận chuyển cả trong mạch gỗ và mạch
rây.
Tác dụng sinh lý:
- Ức chế sinh trưởng của cây, tác động
đối kháng với AIA và GA. Nó còn hoạt
động như một chức ức chế, đặc biệt khi
cây có stress. Trong điều kiện khô hạn,
sự gia tăng nồng độ ABA trong mô lá
gây sự đóng mở khí khổng, hạn chế mất
nước.
- ABA kích thích sự hình thành tầng rời.
- Kích thích trạng thái ngủ của hạt, nó
ngăn cản sự tổng hợp protein và nucleic
cần thiết cho sự phát triển của phôi.
2 . Etilen
Etilen là một chất khí, nó được tổng hợp
trong hầu hết các phần khác nhau của
mô thực vật
Tác dụng sinh lý:

- Thúc đẩy quả trình chín của quả
- Gây rụng lá và quả - Etilen cũng kích
thích hình thành tầng rời
- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây
non,mầm thân củ
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự cân bằng
hoocmon thực vật
GV: Mọi hoạt động sinh trưởng của cây
đều được điều chỉnh bởi tác động tổng

IV. Sự cân bằng hoocmôn thực vật


hợp của các hoocmôn thực vật. Vậy
trong mỗi giai đoạn sống của cây, nồng
độ của các hoocmôn thay đổi như thế Cân bằng hoocmôn là tương quan giữa các
nào? Chúng ta cùng tìm hiểu IV. Sự cân nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm
bằng hoocmôn thực vật

chất ức chế sinh trưởng (cân bằng chung)

GV: Các em hiểu như thế nào về cân và giữa các hoocmôn (cân bằng riêng) ảnh
bằng hoocmôn?

hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của
cây.

GV: Sự rụng lá có sự tham gia của 2
loại hoocmôn là etilen và auxin, nếu
hàm lượng auxin lớn sẽ ngăn chặn sự

xuất hiện tầng rời thì lá không bị rụng,
ngược lại, nếu hàm lượng etilen lớn hơn
thì kích thích sự xuất hiện tầng rời dẫn - Cân bằng chung :
đến rụng lá. Đây là loại cân bằng nào?

+ khi các hoocmôn kích thích chiếm ưu thế

HS: Đây là sự tương quan giữa

(ở giai đoạn non) cây sinh trưởng sinh

hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế

dưỡng mạnh.

nên nó thuộc cân bằng chung.

+ khi hoocmôn ức chế chiếm ưu thế, cây
sinh trưởng sinh sản mạnh.

GV: Trong nuôi cấy mô, người ta sử
dụng hai loại hoocmôn là auxin và


xitôkinin. Nếu auxin có hàm lượng lớn
hơn thì rễ được hình thành trước, ngược
lại, nếu hàm lượng xitôkinin lớn hơn thì
chồi được hình thành trước. Đây là loại
cân bằng nào?
HS: Đây là sự cân bằng riêng giữa hai

loại hoocmôn kích thích sinh trưởng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của
hoocmôn thực vật.

V. Ứng dụng trong nông nghiệp

GV: Với khả năng gây ra những tác
động sinh lý như trên thì hoocmôn thực
vật có những ứng dụng gì? Chúng ta đi
vào tìm hiểu mục V. Ứng dụng trong
nông nghiệp.
GV: Các em hãy nêu những nguyên 1. Nguyên tắc khi sử dụng hoocmôn
tắc khi sử dụng hoocmôn thực vật?
thực vật:
- Sử dụng với nồng độ thích hợp.
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa
các hoocmôn thực vật.
- Trong trồng trọt phải quan tâm phối hợp
các hoocmôn thực vật với nhu cầu dinh
dưỡng của cây
GV: Hãy nêu một vài ứng dụng của
hoocmôn thực vật trong nông nghiệp?
HS:
Auxin: kích thích ra rễ ở cành giâm,
chiết; kích thích đậu quả, tạo quả không
hạt...
Gibêrelin: kích thích ra hoa, tạo quả
không hạt.

2. Ứng dụng:



Êtilen: kích thích ra quả trái vụ, làm quả
xanh nhanh chín...
GV: Tại sao trong sản xuất, người ta
không phun trực tiếp chất kích thích
sinh trưởng (ví dụ: auxin) lên các loại
rau?
HS: Vì không có enzim phân hủy nên
nếu phun trực tiếp thì sẽ gây độc cho
con người và động vật.
IV. CỦNG CỐ:
Câu 1. Hãy ghép tên hoocmôn với ứng dụng của nó
Hoocmôn
1.Auxin
2.Gibêrelin
3.Xitôkinin
4.Êtilen
5. Axit abxixic
Đáp án: 1d 2a

Ứng dụng
a. Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ, tăng chiều cao của cây,
tạo quả không hạt.
b. Thúc quả xanh chóng chín và cảm ứng ra hoa ở cây Dứa
c. Kích thích trạng thái ngủ nghỉ hạt, củ khoai tây, ngăn cản nảy mầm
sớm.
d. Kích thích ra rễ của cành giâm (chiết) và kích thích thụ tinh tạo hạt
e. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật (nhân giống vô tính) và kích thích
sinh trưởng của chồi non

3e
4b
5c

Câu 2. Một cây lùn sản xuất không đủ lượng chất điều hòa sinh trưởng. Hooc môn thực vật nào có
vai trò điều chỉnh giúp cây sinh trưởng bình thường?
Đáp án: Gibêrelin
Câu 3. Hooc môn thực vật nào làm chậm sự già cỗi của cây?
Đáp án: Auxin
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI


Học bài và trả lời câu hỏi 1 → 4 ở SGK trang 135.
Chuẩn bị bài mới “Phát triển ở thực vật có hoa”

VI. RÚT KINH NGHIỆM

GV HD

Sinh viên thực tập


PHỤ LỤC
BẢNG 1: Hoocmon kích thích sinh trưởng
Hoocmôn

Nơi tổng hợp

Tác dụng sinh lý


Ứng dụng

kích thích
Auxin

Tế bào đang phân - Kéo dài tế bào Kích thích thân, rễ kéo - Kích thích ra rễ
chia ở mô phân sinh dài

trong giâm, chiết

chồi ngọn

- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên

cành

- Gây hiện tượng ứng động

- Ngăn chặn sự

- Phát triển quả, tạo quả không hạt

rụng quả trước khi

- Ức chế sự rụng lá, quả, kích thích ra rễ

thu hoạch
- Điều chỉnh quá
trình phát sinh hình
thái trong nuôi cây


Gibêrelin

Xitôkinin

mô…
Các cơ quan đang - Kích thích phân chia tế bào  thân mọc - Kích thích ra hoa
sinh trưởng như lá dài ra, lóng vươn dài

tạo quả không hạt.

non, quả non, hạt - Phá vỡ trạng thái ngủ, nghỉ của hạt

- Điều khiển số

đang

nảy

lượng hoa đực, hoa

phôi

đang

mầm, - Kích thích ra hoa, tọa quả không hạt

sinh - Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao cái theo ý muốn.

trưởng.

đổi nitơ
Các tế bào đang - Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ

- Nuôi cấy tế bào

phân chia trong rễ, - Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh và mô thực vật
lá non, quả non

trưởng chồi bên

- Làm chậm sự hóa

- Kìm hãm hóa già

già của rau.

- Kích thích nảy mầm, nở hoa

- Điều khiển sự ra
hoa của cây…


Bảng 2: Hoocmon ức chế sinh trưởng
Hoocmôn ức Nơi tổng hợp
chế
Axit abxixic

Tác dụng sinh lý

Ứng dụng


Chủ yếu ở lá, tích - Ức chế sinh trưởng mạnh

-Bảo quản nông

lũy trong các cơ - Gây rụng lá, quả

sản

quan già, cơ quan - Kích thích đóng khí khổng trong điều
đang ngủ, nghỉ hoặc kiện khô hạn.
sắp rụng.
- Kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
Các mô của quả - Thúc đẩy quá trình chín của quả.

Etilen

chín, lá già

- Thúc đẩy quả

- Ức chế quá trình sinh trưởng của cây xanh nhanh chín.
non, mầm thân củ

- Điều chỉnh ra hóa

- Gây rụng lá, quả.

trái vụ ở Dứa.


Chất

làm Tổng hợp nhân tạo

Ức chế sinh trưởng nhưng không làm thay -Ứng dụng trồng

chậm

sinh

đổi đặc tính sinh sản  làm thấp cây cứng cây cảnh

trưởng
Chất diệt cỏ

Tổng hợp nhân tạo

cây, chống lốp, đổ...
Phá hoại màng tế bào và màng sinh chất, - Diệt cỏ dại
ức chế quang hợp, ngừng trệ quá trình
phân bào…



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×