Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chương - Ứng Dụng Di Truyền Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.69 KB, 3 trang )

GỢI Ý ÔN TẬP CHƯƠNG
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG
1/ Lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) có ý nghĩa:
A giống tạo ra sẽ có kiểu gen đồng hợp tử về các gen mong muốn.
B tạo các giống thuần chủng.
C tạo ra những giống mới mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo được.
D nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.
2/ Bằng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp gây đa bội thể có thể tạo ra dạng đa bội thể
nào sau đây?
A thể tam nhiễm.
B thể một nhiễm.
C thể tứ bội (thể song nhị bội).
D thể không nhiễm.
3/ Để tạo ra những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt. Ta áp dụng phương pháp
đột biến nào dưới đây?
A Đột biến lệch bội.
B Đột biến gen.
C Thể ba nhiễm.
D Đột biến đa bội.
4/ Trong kỹ thuật cấy chuyển gen, plasmit được dùng làm:
A tế bào nhận. B enzym cắt. C thể truyền. D tế bào cho.
5/ Phương pháp tạo thể đa bội phù hợp nhất với loại đối tượng:
A vật nuôi sinh sản.
B cây trồng lấy hạt.
C vật nuôi lấy sữa.
D cây trồng để thu hoạch thân, lá, quả, củ.
6/ Ưu thế lai được hiểu là:
A Lai hai dòng thuần chủng cho ưu thế lai cao.
B Một số tổ hợp lai giữa bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao.
C Không dùng con lai có ưu thế lai cao làm giống.
D Lai hai dòng thuần chủng do cách ly sinh thái cho ưu thế lai cao.


7/ Người ta không dùng con lai F
1
làm giống vì:
A đời sau có sự phân tính, tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng.
B đời sau có sự phân tính, tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp tăng.
C đời sau có sự phân tính, tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm.
D đời sau có sự phân tính, tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp giảm.
8/ Kỹ thuật lai tế bào cho phép lai giữa:
A tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
B hai tế bào sinh dục khác loài.
C hai tế bào sinh dưỡng khác loài.
D cả A và B.
9/ Tác dụng gây đột biến của hoá chất cônsisin:
A ngăn cản sự phân chia của tế bào.
B ngăn cản sự phân chia của NST trong nguyên phân.
C ngăn cản sự hình thành thoi phân bào (thoi vô sắc).
D ngăn cản sự phân chia của NST trong giảm phân.
10/ Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự phối bắt buộc hay giao phối cận huyết nhằm
mục đích:
A tạo dòng thuần đồng hợp tử về các gen đang quan tâm.
B kiểm tra độ thuần chuẩn của giống.
C tạo giống mới.
D tạo ưu thế lai.
11/ Ưu thế lai là:
A làm thay đổi tần số alen của quần thể.
B con lai F
1
có sức sống hơn hẳn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.
C con lai F
1

dùng làm giống tốt hơn bố mẹ.
D số gen lặn có hại ngày càng giảm trong quần thể.
12/ Dùng plasmit để chuyển một đoạn gen từ tế bào cho sang tế bào nhận thuộc:
A Kỹ thuật di truyền.
B Lai cải tiến.
C Lai kinh tế và tạo giống mới.
D Gây đột biến nhân tạo.
13/ Nhằm duy trì và củng có ưu thế, người ta sử dụng phương pháp:
A Cho F
1
tự thụ phấn.
B Hình thức sinh sản dinh dưỡng.
C Lai luân phiên F
1
với bố mẹ.
D Lai hữu tính F
1
.
14/ Lai xa là hình thức:
A Lai khác loài. B Lai khác giống. C Lai kinh tế. D Lai khác thứ.
15/ Trong lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F
1
, sau đó giảm dần quá các thế hệ là do:
A F
1
có tỷ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B Các đột biến có hại xuất hiện ngày càng nhiều.
C F
1
có tỷ lệ dị hợp cao nhất, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

D F
1
có tỷ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
16/ Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại phù hợp với loại đối tượng nào?
A Noãn. B Hạt khô ở thực vật. C Hạt phấn. D Đỉnh sinh trưởng.
17/ Nội dung nào sau đây không phải là kết quả của hiện tượng tự thụ phấn hoặc giao phối cận
huyết đem lại?
A Tạo ưu thế lai.
B Hiện tượng thoái hoá giống.
C Tạo các cá thể thuần chủng.
D Tỷ lệ cá thể dị hợp giảm dần.
18/ Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống có
năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt?
A Đột biến gen. B Thể ba nhiễm. C Đột biến đa bội. D Đột biến dị bội.
19/ Khó khăn của lai xa là:
A Cơ thể lai xa bất thụ.
B Sự khác biệt trong bộ NST, hình thái cơ thể, tập quán sinh sản.
C Khó thực hiện việc giao phối.
D Tất cả đúng.
20/ Phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lý hoá có hiệu quả hạn chế ở đối tượng nào?
A Cây trồng. B Gia súc, gia cầm. C Cây còn non. D Vi sinh vật.
21/ Đặc điểm nào không phải là chọn lọc hàng loạt.
A Mất nhiều thời gian.
B Theo dõi chặt chẽ trên kiểu hình và kiểu gen.
C Đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao.
D Lâu có kết quả.
22/ Trong chọn giống thực vật, việc tiến hành lai giữa giống cây trồng với loài hoang dại nhằm mục
đích:
A Khắc phục tính bất thụ trong lai xa.
B Đưa vào cơ thể lai gen thể hiện năng suất của loài hoang dại.

C Nhằm tạo ra giống mới.
D Đưa vào cơ thể lai các gen có giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường từ loài
hoang dại.
23/ Restrictaza và ligaza được sử dụng trong kỹ thuật cấy gen nhằm mục đích:
A Nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit.
B Cắt ADN của tế bào cho và ADN plasmit.
C Cắt, nối ADN của tế bào cho với ADN plasmit ở những điểm xác định.
D Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
24/ Nuôi cấy hạt phấn (đơn bội) sau đó tiến hành lưỡng bội hoá có ý nghĩa:
A giống tạo ra sẽ có kiểu gen đồng hợp tử về các gen mong muốn.
B nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt.
C tạo ưu thế lai.
D tạo ra những giống mới mà bằng cách tạo giống thông thường không thể tạo được.
25/ Trong chọn giống hiện đại, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhất để chọn lọc là:
A Đột biến gen.
B Đột biến nhiễm sắc thể.
C Biến dị tổ hợp.
D Thường biến.
¤ Đáp án của chương - ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VÀO CHỌN GIỐNG:
1C 2C 3D 4C 5D 6B 7C 8C 9C 10A 11B
12A 13B 14A 15D 16C 17A 18C 19B 20B 21B 22D
23C 24A 25A

×