Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tìm hiểu Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong một Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.63 KB, 18 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài viết do em tự tìm hiểu và hoàn thành. Những
nội dung thông tin và số liệu trong đề tài hoàn toàn dựa vào thực tế và đúng
nguồn trích dẫn. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
Ths. Nguyễn Tiến Thành - Giảng viên học phần Quản trị học, đã chỉ dạy giúp
em hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công
ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit) đã tạo điều kiện
cho em được tìm hiểu, thu thập tài liệu một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát em đã nhận được sự giúp đỡ của Công ty đã
đóng góp ý kiến, giúp em có thêm kiến thức để hoàn chỉnh nội dung và hình
thức. Tuy nhiên, do trình độ của mình còn nhiều hạn chế thiếu sót nhất định,
mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..............................................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................1
4. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................1
6. Kết cấu đề tài...................................................................................................................................1



Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ..................................................................................................2
1.1Khái niệm quản trị..........................................................................................................................2
1.2.Kĩ năng của các cấp quản trị........................................................................................................3
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản trị........................................................................................3
1.3.1. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao.................................................................................3
1.3.2 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp trung gian.......................................................................4
1.3.3. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cơ sở..............................................................................4
1.4. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị..............................................................................................5

Chương 2. THỰC TÊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ
TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN MB (MCREDIT).......................................................................7
2.1Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB
(Mcredit)..............................................................................................................................................7
2.2 Sơ đồ tổ chức................................................................................................................................8
2.3. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành
viên MB (Mcredit)...............................................................................................................................9


Chương 3.GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN MB (MCREDIT).................................................11
3.1 Cải tiến cấp quản trị đồng nghĩa với cải tiến mối quan hệ giữa các cấp quản trị.....................11
3.2. Vận dụng mô hình quản trị phù hợp để nâng cao mối quan hệ giữa các cấp quản trị............11

KẾT LUẬN.......................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................14



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nghiên cứu, tìm hiểu Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong một
Công ty
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đưa ra các giải pháp để mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong
công ty phối hợp chặt chẽ với nhau hơn, tạo sự phối hợp đồng bộ để hoàn thành
tốt công việc và đạt hiệu quả cao.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB
(Mcredit)
+ Thời gian: 2016-2017
4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chủ yếu là xây dựng mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong
công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có được nội dung sâu sắc, phân tích, đánh giá khách quan, đề tài cần
sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu
6. Kết cấu đề tài
Gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phục lục, nội dung đề tài
gồm:
Chương 1: Tổng quan về quản trị và mối quan hệ giữa các cấp quản trị
Chương 2: Thực tế về mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty
Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit)
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ giữa các cấp quản trị

trong Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit)
1


Chương 1.TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm quản trị
Có một số cách hiểu về quản trị như sau:
Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng quản
trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường (Lý
thuyết Quản trị kinh doanh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân-NXB Thống kê 1994)
Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện nhằm phối
hợp các hoạt động của người khác nhằm đạt được kết quả mong muốn mà một
người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được (Quản trị học căn bản, James
H.Donnelly; J. Gibson – NXB Thống Kê 2001).
Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục
đích (đảm bảo hoàn thành công việc) thông qua sự nỗ lực của những người khác
(Quản trị DNTM. GS.TS. Phạm Vũ Luận – NXB Thống Kê 2004).
Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra bằng việc phối
hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp; theo quan điểm hệ thống, quản
trị còn là việc thực hiện những hoạt động trong mỗi tổ chức một cách có ý thức
và liên tục. Quản trị trong một doanh nghiệp tồn tại trong một hệ thống bao gồm
các khâu, các phần, các bộ phận có mối liên hệ khăng khít với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nhau phát triển.
Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra phương thức
thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các
nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà quản
trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu tố
đầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động

của một tổ chức, một doanh nghiệp.
Xét về mặt bản chất, quản trị là một hoạt động chủ quan, có ý thức, có tổ
chức của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan
nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các
2


hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên sự tổng hợp năng lực của nhiều cá nhân.
Qua sự nghiên cứu và tìm hiểu có thể kêt luận Khái niệm quản trị: Quản
trị là nghệ thuật đạt được mục tiêu của tổ chức bằng cách phối hợp, liên kết năng
lực của các chủ thể trong quá trình quản lý
1.2.Kĩ năng của các cấp quản trị
Tương ứng với mỗi cấp quản trị thì kĩ năng của các cấp khác nhau. Nếu
như ở quản trị cấp cao đòi hỏi khả năng tư duy thì quản trị cấp trung cần kĩ năng
nhân sự để tìm người thực hiện. Quản trị cấp cơ sở là cấp thấp nhất thực hiện
quyết định điều kiện cần và đủ là có là kĩ năng kĩ thuật , trình độ chuyên môn .
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của các cấp quản trị
1.3.1. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao
Quản trị cấp cao là quản trị chung tất cả các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp đại diện của cấp này tương đương với Chủ tịch, Tổng giám đốc,
Giám đốc
Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cao là :
Hoạch định các mục tiêu, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, cảm nhận
những vấn đề khó khăn lớn và những nguyên nhân của chúng để tìm biện pháp
giải quyết.
Xác định kết quả cuối cùng mong muốn, phê duyệt những đường lối, các
chính sách lớn trong doanh nghiệp.
Phê duyệt cơ cấu tổ chức, các kế họach chương trình hành động lớn nhằm
đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Xác định các nguồn nhân sự cần thiết và cung cấp kinh phí hoạt động theo

yêu cầu công việc.
Lựa chọn các quản trị viên chấp hành, giao trách nhiệm, ủy quyền.
Phối hợp mọi hoạt động của ban tham mưu và chức năng điều hành.
Phê duyệt chương trình kế họach nhân sự bao gồm: tuyển dụng, mức
lương, thăng cấp, đề bạt, kỷ luật.
Dự liệu các biện pháp kiểm soát như báo cáo, kiểm tra, đánh giá hiệu quả
của tổ chức. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ảnh hưởng tốt xấu của các
3


quyết định.
1.3.2 Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp trung gian
Quản trị cấp trung gian là một khái niệm rộng dùng để chỉ những cấp chỉ
huy trung gian, đứng trên những nhà quản trị cấp cơ sở và dưới các nhà quản trị
cấp cao. Với cương vị này, họ vừa quản trị các nhà quản trị cấp cơ sở thuộc
quyền vừa đồng thời điều khiển các nhân viên khác. Ở cấp giữa có thể có nhiều
cấp, điều này phụ thuộc vào loại hình tổ chức của doanh nghiệp, người làm quản
trị ở cấp này là các trưởng, phó phòng; ban; các quản đốc, phó quản đốc các
phân xưởng...
Tổ chức quản trị các hoạt động chức năng, nghiệp vụ trong phạm vi
nhiệm vụ quyền hạn được phân công nhằm thực hiện các chiến lược của doanh
nghiệp.
Nắm vững những mục tiêu của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận,
cảm nhận những khó khăn chính của bộ phận và những nguyên nhân trong phạm
vi hoạt động của mình.
Nắm vững trách nhiệm và phạm vi quyền hạn được giao, xác định các
hoạt động cần thiết phải thực hiện để đạt được kết quả, đề nghị những vấn đề
liên quan đến bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ.
Đề nghị những chương trình kế hoạch hành động của bộ phận và mô hình
tổ chức thích hợp nhất để thực hiện công việc.

Lựa chọn nhân viên, giao công việc theo chức năng cho các thành viên,
xây dựng tinh thần đồng đội và lòng trung thành, phê chuẩn các thủ tục làm việc
trong phạm vi bộ phận trên cơ sở đường lối chung của doanh nghiệp.
Thường xuyên xét lại tính hiệu quả trong công tác của bộ phạn để kịp thời
uốn nắn những sai sót. - Báo cáo kết quả đạt được của bộ phận lên cấp trên theo
đúng sự ủy quyền.
1.3.3. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị cấp cơ sở
Quản trị cấp cơ sở là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong hệ
thống cấp bậc của quản trị trong cùng tổ chức. Người quản trị cấp này là đốc
công, nhóm trưởng, tổ chức trưởng, là những người không còn cấp quản trị nào
4


bên dưới.
Quản trị quá trình làm việc, các hoạt động cụ thể hàng ngày của công
nhân, nhân viên trong tổ, nhóm. Với tư cách là nhà quản trị nhiệm vụ, họ là
những người hướng dẫn, đốc thúc, điều khiển công nhân trong các công việc
hàng ngày để đưa đến sự hoàn thành mục tiêu chung trong doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường là người trực tiếp tham gia các công
viêc sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên khác dưới quyền họ.
Quản trị theo chức năng trong doanh nghiệp: chức năng thường là nhóm
các hoạt động có tính chất tương tự nhau, liên quan đến nhau trong một bộ phận
nhất định trong một tổ chức. Các chức năng chủ yếu trong quản trị kinh
doanh gồm có:
Chức năng quản trị cung ứng.
Chức năng quản trị nhân sự.
Chức năng quản trị tài chính - kế toán.
Chức năng quản trị tác nghiệp.
Chức năng quản trị Marketing...
Người quản trị chức năng là người quản trị trực tiếp các hoạt động cụ thể

của từng chức năng trong một tổ chức. Họ có thể là những người quản trị các
phòng hay các bộ phận chức năng. Đó cũng chính là những người làm các công
việc mang tính chuyên môn hóa
1.4. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị
Trong bất kì một cơ quan tổ chức nào mối quan hệ giữa các cấp quản trị
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Mối quan hệ này được thể hiện rõ
qua:
Trưởng bộ phận, trưởng nhóm cấp dưới phải phục tùng nghiêm chỉnh mọi
quyết định của cấp trên, trước hết là trưởng phòng trực tiếp.
Trưởng các bộ phận có toàn quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm
vi đơn vị của mình và chịu trách nhiệm trước tổng Giám đốc về các mặt do mình
phụ trách.
Thủ trưởng mỗi cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoạt
5


động của từng cấp đã được quy định về: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối
quan hệ công tác.
Tất cả các cấp phó là người giúp việc cho cấp trưởng ở từng cấp tương
đương và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cấp trên trực tiếp của mình.
Mọi người trong từng bộ phận là những người thừa hành của thủ trưởng
cấp trên trước hết là thủ trưởng cấp trung ương và phải phục tùng nghiêm chỉnh
mệnh lệnh của thủ trưởng.
Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc là thủ trưởng cấp trên và là thủ trưởng cấp
cao nhất trong doanh nghiệp và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt hoạt
động kinh doanh, kinh tế, chính trị, xã hội trong doanh nghiệp trước tập thể,
những người lao động và chủ sở hữu của doanh nghiệp. Mọi người trong doanh
nghiệp phải phục tùng nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh của Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc.


6


Chương 2. THỰC TÊ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CẤP QUẢN TRỊ
TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN MB (MCREDIT)
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Tài chính trách nhiệm
hữu hạn một thành viên MB (Mcredit)
Tên công ty: Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên
MB (Mcredit)
Công ty Tài chính TNHH MTV MB (Mcredit) thành lập theo Giấy phép
thành lập và hoạt động số 27/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 04/02/2016.
Với lợi thế là Công ty thành viên 100% vốn của Tập đoàn MB - với
nguồn lực tài chính mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả, uy tín cao trong nước và khu
vực, kết hợp với hệ thống mạng lưới rộng khắp trên cả nước, các sản phẩm đa
dạng, là điều kiện thuận lợi cho Mcredit trong việc phát triển quy mô, bán chéo
sản phẩm mang lại nhiều thuận tiện và lợi ích toàn diện cho khách hàng.
Ngày 21/11/2016, Ngân hàng TMCP Quân đội ký kết Hợp đồng liên
doanh và Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần Mcredit với đối tác Shinsei Bank
(Nhật Bản) nhằm gia tăng tiềm lực tài chính vầ uy tín của Mcredit trên thị
trường tài chính tiêu dùng Việt Nam
Hiện Mcredit tập trung phát triển hai mảng hoạt động chính: Cho vay tiền
mặt và Cho vay trả góp, hướng tới phân khúc khách hàng có thu nhập khiêm
tốn, với lợi thế sản phẩm vượt trội, thủ tục xét duyệt nhanh gọn, dịch vụ chăm
sóc hậu mãi tận tâm, lãi suất cạnh tranh và mạng lưới rộng khắp
Mcredit có chính sách thu hút và phát triển đội ngũ nhân sự năng động,
chuyên nghiệp và liên tục được đào tạo bài bản, có đạo đức nghề nghiệp tốt và
tinh thần trách nhiệm cao nhất đối với khách hàng
Thông tin tham khảo: MB là Tập đoàn tài chính đa năng, có mạng lưới

trải rộng hơn 250 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm cùng 2 chi
nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia, các công ty thành viên thuộc các lĩnh
vực chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ, quản lý và khai thác tài sản. Trải qua
7


22 năm xây dựng và trưởng thành, MB đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường
tài chính với tốc độ tăng trưởng vững vàng và mạnh mẽ. MB với hệ thống các
công ty thành viên trong các lĩnh vực Chứng khoán, Quản lý Quỹ, Quản lý nợ và
khai thác tài sản, Bảo hiểm và Bất động ản sẽ phối hợp chặt chẽ trong công tác
bán chéo sản phẩm với Mcredit, góp phần giúp Mcredit gia tăng thị phần, tăng
lợi nhuận và nâng cao hình ảnh vị thế của Mcredit trên thị trường tài chính ngân
hàng. Shinsei Bank là Tập đoàn tài chính của Nhật Bản, hoạt động trong các lĩnh
vực ngân hàng, đầu tư, bảo hiểm. Shinsei Bank có hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt
động tài chính tiêu dùng thông qua công ty con là Công ty Tài chính Shinsei
(SF) – Top 3 Công ty cho vay tiền mặt tài chính tiêu dùng và thuộc nhóm các
công ty hàng đầu tại thị trường Nhật Bản về các giải pháp công nghệ trong cho
vay tiêu dùng
2.2 Sơ đồ tổ chức

8


2.3. Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong Công ty Tài chính trách
nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit)
Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit) là
công ty có quy mô lớn và hệ quản lí của công ty là theo chiều dọc và phân tầng
thành nhiều cấp.
Quản trị cấp cao trong công ty đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị
kiêm Tổng Giám đốc là người có quyền hành cao nhất , là người chịu trách

nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động sản xuất, kĩ thuật kinh doanh và đời sống
của doanh nghiệp. Tổng giám đốc là người đưa ra các quyết định mang tầm
chiến lược và các quyết định này cấp dưới bắt buộc làm theo.
Quản trị cấp trung trong công ty là : Giám đốc nhân sự, Giám đốc tài
chính kế toán, Giám đốc khối hành, Giám đốc kinh doanh
Trưởng của khối văn phòng các phòng ban trong công ty chịu trách nhiệm
quản lý tất cả các nhân sự trong công ty mình và là người truyền đạt thông tin
quản lý, quyết định của quản trị cấp cao và đó là Tổng Giám đốc.
Các trưởng phòng trong công ty là những người có trình độ chuyên môn
cũng như nghiệp vụ để có thể hiểu được công việc để tham gia đóng góp ý kiến
với Tổng Giám đốc và trực tiếp điều hành cấp dưới mình; Hiểu được chiến lược
công ty và biết cách xây dựng chiến lược bộ phận; Hiểu được văn hóa công ty
và biết cách xây dựng văn hóa bộ phận; Hiểu được hệ thống quản lý công ty và
biết cách xây dựng hệ thống quản lý bộ phận;
Biết làm “cầu nối” giữa quản trị cấp cao và nhân viên của bộ phận mình;
Biết truyền tải một cách hiệu quả những ý tưởng của Sếp lớn cho nhân viên;
Biết triển khai thực hiện tốt mọi chỉ đạo công việc của Sếp lớn; Biết thay Sếp
lớn “chăm sóc” nhân viên trong bộ phận của mình;
Biết cách tuyển và dụng nhân viên; Biết cách phân công, phân nhiệm cho
đội ngũ; Biết cách phối kết hợp giữa các nhân viên trong bộ phận và giữa bộ
phận mình với các bộ phận khác trong công ty; Biết cách giải quyết mọi vấn đề
nội bộ của bộ phận mình dựa trên tầm nhìn toàn cục của công ty (chứ không
phải dựa trên lợi ích cục bộ của bộ phận mình);...
9


Quản trị cấp cơ sở: Phó trưởng phòng các bộ phận nhỏ của công ty đứng
sau trưởng phòng là người trực tiếp thúc đẩy công việc trong phòng mình của
công ty. Tất cả mọi thông tin của nhân viên thuộc bộ phận quản lí đều gửi báo
cáo đầu tiên cho các phó phòng. Báo cáo hàng ngày của các bộ phận được gửi

trực tiếp từ cấp phó phòng, trưởng phòng, Giám đốc, Tổng giám đốc để quản trị
nắm được tình hình công việc trong công ty.

10


Chương 3.GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
CẤP QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY TÀI CHÍNH TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN MỘT THÀNH VIÊN MB (MCREDIT)
3.1 Cải tiến cấp quản trị đồng nghĩa với cải tiến mối quan hệ giữa các
cấp quản trị
Trong công ty việc phân tầng cấp quản trị còn chưa hợp lý đặc biệt là cấp
cơ sở. Trong cấp này ta nên bỏ bớt các cấp không cần thiết ví dụ như trong một
phòng kinh doanh nhỏ có 4 thành viên thì có đến 2 thành viên là phó nên việc
quản lý và hỗ trợ nhau trở lên khó khăn hơn.
Quản trị cấp cao thực hiện quản lí theo chế độc độc tài. Quản trị cấp trung
và cấp cơ sở không thể hiện tiếng nói của mình được nên có nhiều vấn đề xảy ra
mâu thuẫn giữa các cấp. Biện pháp ở đây chính là Quản trị cấp cao nên tham
khảo thêm ý kiến của quản trị cấp trung nhằm đưa ra những quyết định sáng
suốt hơn nữa nhất là trong cơ chế như hiện nay.
3.2. Vận dụng mô hình quản trị phù hợp để nâng cao mối quan hệ
giữa các cấp quản trị
Mỗi công ty trước khi thành lập đều đã xác định được cơ cấu tổ chức phù
hợp với ngành nghề đang hoạt động của mình. Và khi chính là thành viên trong
công ty ta hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm trong cách quản trị và mối quan
hệ trong các cấp quản trị của công ty. Nắm vững được điều này tôi có tham khảo
và có một giải pháp xây dựng lại mô hình công ty theo mô hình ma trận sẽ là
một trong số những phương án có thể có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường
hiện nay
Mô hình ma trận dựa trên cơ sở hai dạng phân công theo chiều ngang như

trong mô hình chức năng. Trong thiết kế mô hình ma trận các hoạt động trên trục
dọc được nhóm theo chức năng để các nhiệm vụ có liên quan vào một chức năng
như sản xuất; nghiên cứu và triển khai công nghệ. Trong chức năng theo mô
hình phân cấp dọc dựa trên cơ sở phân cấp theo sản phẩm hoặc theo dự án.
Mô hình này cũng là một dạng đặc biệt của phân cấp dọc. Mặc đủ cơ cấu
ma trận là rộng với số cấp ít và các nhân viên trong mô hình ma trận có hai trừ
11


trường: một thủ trường theo chức năng. người lãnh đạo chức năng đó là một thủ
trưởng dự án. người có trách nhiệm quản lý các dự án riêng biệt đó. Các nhân
viên làm việc theo nhóm dự án với các chuyên gia từ các bộ phận chức năng
khác và báo cáo cho quản trị cấp cơ sở phụ trách trực tiếp dự án trong nhóm dự
án được gọi là quản trị viên trực thuộc dự án và có trách nhiệm quản lý phối hợp
và thông tin giữa các bộ phận chức năng và dự án.
Cuối cùng giá trị do hoạt động của mo hình ma trận không chỉ cho phép
quyền tự chủ đó khuyến khích nhân viên mà còn giúp cho quân trị viên cấp cao
chủ động tập trung vào vấn đề của mình để nâng cao năng lực hiệu quả của công
ty

12


KẾT LUẬN
Trong gần một năm hoạt động trải qua nhiều khó khăn thử thách, Công ty
Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên MB (Mcredit) đã đi vào ổn định
và phát triển mạnh mẽ hơn và có tên tuổi trong lĩnh vực tài chính. Tiến bước hơn
trong nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đã ngày càng khẳng định mình.
Để đạt được những thành tựu như hiện nay bên cạnh việc chú ý đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng , trang thiết bị hiện đại công ty đã tập chung hơn vào xây

dựng môi trường làm việc và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty .
Có thể nói các cấp quản trị trong Công ty đã được tổ chức chặt chẽ, gọn
nhẹ cùng một đội ngũ nhân viên có năng lực và khả năng thích ứng cao đã hỗ trợ
đắc lực để Công ty phát triển như ngày hôm nay. Tuy trong thời điểm như hiện
nay trong cơ cấu tổ chức còn một số những hạn chế nhưng cũng góp phần
không nhỏ đưa Công ty vượt đứng vững đến thời điểm hiện tại và ngày càng
vươn xa hơn trong tương lai. Với mong muốn công ty sẽ ngày càng lớn mạnh
trong thời gian sắp tới công ty sẽ có nhiều cải thiện hơn trong quản lí đặc biệt là
khắc phục những nhược điểm còn tồn tại và phát huy những ưu điểm nhiều hơn.
Mối quan hệ giữa các cấp quản trị trong công ty sẽ ngày càng được phối hợp
nhịp nhàng đưa công ty phát triển hơn trong những năm tiếp theo.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Quản trị học. Nguyễn Hải Sản. Nhà xuất bản Thống kê-2003
2.Sách quản trị doanh nghiệp trường Kinh tế quốc dân- PGS.TS Ngô Kim
Thanh-PGS. TS Lê Văn Tâm
3.Tài liệu về hồ sơ nhân sự Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một
thành viên MB (Mcredit)

14



×