Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Trung tâm văn hoá thông tin thể thao huyện chí linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 55 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau gần 2 tháng thực tập tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao
Thị xã Chí Linh, bên cạnh sự cố gắng của bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các Thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Văn hóa
thông tin và xã hội đã tận tình dìu dắt, giảng dạy lớp Đại học liên thông Quản lý
Văn hóa 15A chúng em trong thời gian qua. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn cô Lê
Thị Thanh Huyền trưởng khoa Văn hóa Thông tin & Xã hội , cô Trần Thị
Phương Thúy, Lê Thị Hiền, Bùi Thị Ánh Vân, thầy Nghiêm Xuân Mừng… giáo
viên chuyên ngành quản lý văn hóa đã tạo điều kiện cho em có kỳ thực tập thực
tế hết sức quan trọng này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn các cán bộ tại Trung tâm Văn hóa - Thông
tin - Thể thao Thị xã Chí Linh đã chỉ bảo, giúp đỡ, tận tình cho em trong quá
trình thực tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chú Giám đốc Quán
Dương Hưng và chị Nguyễn Ngọc Anh chuyên viên tại trung tâm Văn hóa Thông tin - thể thao đã tạo điều kiện, nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn cho em
trong thời gian thực tập tại trung tâm. Đồng thời em cảm ơn tới gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Trong quá trình thực tập, khảo sát và nghiên cứu em gặp khá nhiều khó
khăn, mặt khác do kiến thức, trình độ nghiên cứu còn hạn chế và những nguyên
nhân khác nên dù cố gắng song báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những
hạn chế thiếu sót. Vì thế, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô
trong Hội đồng bảo vệ đề tài, các thầy cô trong trường cũng như các bạn đọc.
Những ý kiến đóng góp của mọi người sẽ giúp bài báo cáo thực tập của em được
hoàn thiện và qua đó em có thêm những nguồn tư liệu mới trên con đường học
tập cũng như nghiên cứu sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CẢM ƠN..........................................................................1
MỤC LỤC...............................................................................2


MỞ ĐẦU................................................................................1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HOÁ - THÔNG TIN - THỂ
THAO THỊ XÃ CHÍ LINH..........................................................2
1.1. Sự hình thành và phát triển..........................................................................................2
1.1.1. Đặc điểm tình hình....................................................................................................2
1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển...............................................................................2
1.1.3. Mục tiêu phát triển Văn hóa - Thông tin - Thể thao..................................................2
1.1.4. Những đặc điểm chính của đơn vị............................................................................3
1.1.5. Quan điểm về phát triển Văn hóa - Thông tin - Thể thao.........................................3
1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ..........................................................................4
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ của Văn hóa - Thông tin - Thể thao.................4
1.2.2. Chức năng.................................................................................................................9
1.2.3. Nhiệm vụ....................................................................................................................9

PHẦN II: NHỮNG NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM VĂN
HOÁ - THÔNG TIN - THỂ THAO THỊ XÃ CHÍ LINH.....................11
2.1. Tham gia thực hiện công tác thông tin tuyên truyền và chuẩn bị cho tổ chức các
hoạt động...........................................................................................................................11
2.2. Tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục thể thao............................................11
2.3. . Hoạt động văn hóa, văn nghệ..................................................................................12

PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN............................................13
ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU LỄ HỘI CÔN SƠN - KIẾP BẠC THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG"...............................................................13
MỞ ĐẦU..............................................................................13
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................13
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................................14
4. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................14
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................15
6. Đóng góp của đề tài......................................................................................................15

7. Cấu trúc của đề tài........................................................................................................15

Chương 1............................................................................16
KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC.........................16
1.1. Nguồn gốc di tích........................................................................................................16


1.2. Kiến trúc di tích...........................................................................................................18
1.2.1. Khu vực chùa Côn Sơn...........................................................................................18
1.2.2. Khu vực đền Kiếp Bạc.............................................................................................22
1.3. Các nhân vật được phụng thờ tại di tích...................................................................25
Tiểu kết..............................................................................................................................28

Chương 2............................................................................29
THỰC TRẠNG LỄ HỘI CÔN SƠN KIẾP BẠC..............................29
2.1. Công tác chuẩn bị lễ hội.............................................................................................29
2.1.1. Chuẩn bị nhân lực...................................................................................................29
2.1.2. Chuẩn bị lễ vật dâng cúng......................................................................................29
2.1.2. Chuẩn bị cơ sở vật chất..........................................................................................30
2.2. Các nghi thức (tế, lễ , rước).......................................................................................31
2.3. Các hoạt động văn nghệ vui chơi giải trí...................................................................38
Tiểu kết..............................................................................................................................40

Chương 3............................................................................41
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIA TRỊ LỄ HỘI CÔN SƠN - KIẾP
BẠC....................................................................................41
3.1. Đánh giá thực trạng lễ hội.........................................................................................41
3.1.1. Những ưu điểm......................................................................................................41
3.1.2. Những hạn chế tồn đọng........................................................................................42
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc..............................43

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức.........................................................................43
3.2.2. Hoàn thiện nội dung chương trình tổ chức lễ hội..................................................44
3.2.3. Chú trọng bảo tồn giá trị của lễ hội........................................................................45
3.2.4. Công tác nghiên cứu tuyên truyền của lễ hội........................................................45
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ cảnh quan di tích và lễ hội............................46
3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa...............................................................................47
Tiểu kết..............................................................................................................................48

KẾT LUẬN...........................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................50
PHỤ LỤC.............................................................................51


MỞ ĐẦU
Tỉnh Hải Dương nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ, Việt Nam, Chí Linh là một thị xã ở phía đông bắc tỉnh Hải
Dương, nằm giữa miền rừng núi phía đông bắc Bắc Bộ và miền đồng bằng của
châu thổ sông Hồng.bên cạnh sự phát triển của kinh tế – xã hội việc phát triển
văn hoa là rất cần thiết.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao Thị xã Chí Linh ngay từ khi
thành lập đã đề ra mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ, phương châm hoạt động.
Một mặt thúc đẩy, nâng cao văn hoá đối với các hoạt động văn hoá nhằm thiết
thực phục vụ đời sống của nhân dân Thị xã đồng thời tuyên truyền nâng cao
cảnh giác với các hoạt động văn hoá không lành mạnh, thiếu văn minh, góp
phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế – xã hội của một Thị xã Chí Linh. Đặc
biệt là nơi quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn Thị xã
Qua thời gian thực tập tại trung tâm bản thân em đã thu được một số kết
quả và được trình bày trong báo cáo nhưng chắc chắn không tránh khỏi những
sai xót và một số đề xuất có thể chưa khả thi song mong muốn của em là trung
tâm ngày càng phát triển để có thể đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của

Thị xã Chí Linh.

1


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HOÁ - THÔNG TIN - THỂ
THAO THỊ XÃ CHÍ LINH
1.1. Sự hình thành và phát triển
1.1.1. Đặc điểm tình hình
Tên đơn vị: Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao thị xã Chí Linh.
- Trụ sở: Phường Cộng Hòa - Thị xã Chí Chí Linh - Hải Dương.
- Tổng số cán bộ cơ quan: 14 đồng chí.
- Biên chế được giao: 11 đồng chí.
- Biên chế có mặt: 09 đồng chí.
- Vắng: 01. Đ/c: Phạm Thị Phương (nghỉ chế độ thai sản).
- Hợp đồng: 04 đồng chí.
1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển
+ Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao huyện Chí Linh được thành lập
theo Quyết định số 3485/ 2004/ QĐ - UBND ngày 03/9/2004 của UBND tỉnh Hải
Dương về việc thành lập Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao huyện Chí
Linh.
+ Tháng 5/2005 Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao huyện Chí
Linh bắt đầu đi vào hoạt động (Từ 12/02/2010 là Trung tâm Văn hoá - Thông tin
- Thể thao thị xã Chí Linh).
1.1.3. Mục tiêu phát triển Văn hóa - Thông tin - Thể thao
- Phát triển sự nghiệp VH-TT để từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ
văn hoá và đời sống tinh thần trong nhân dân. Phục vụ tốt các nhiệm vụ phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng con người Thị xã Chí Linh
có sức khoẻ trí tụê và văn hoá gia đình no ấm, bình đẳng ,tiến bộ và hạnh phúc.
- Phấn đấu tham gia hầu hết các cuộc thi văn hoá thông tin thể thao do

tỉnh tổ chức với chất lượng cao. Đến năm 2005 các hoạt động VH-TT-TT phải
tương đương với các thị xã trên toàn quốc.
- Từng bước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đủ điều kiện đáp ứng các
hoạt động văn hoá - thể thao trên địa bàn, tiến tới dăng cai tổ chức một số giải
2


thi đấu cấp tỉnh và đón các hoạt động văn hoá - thể thao cấp Quốc gia.
1.1.4. Những đặc điểm chính của đơn vị
+ Trung tâm VHTT - TT thị xã Chí Linh trụ sở tại KĐT Trường LinhPhường Cộng Hòa - Thị xã Chí Linh, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị
xã Chí Linh. Tham mưu giúp UBND Thị xã thực hiện chức năng về việc quản lý
và tổ chức các hoạt động Văn hóa - Thông tin - Thể thao, phát triển phong trào
Văn hóa – Thể thao quần chúng và chú trọng xây dựng một số môn thể thao
thành tích cao tham gia thi đấu các giải thể thao do Tỉnh và Trung ương tổ chức.
+ Trung tâm VHTT - TT thị xã hiện có: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc
và 12 cán bộ (trong đó có 03 cán bộ hợp đồng dài hạn, 01 hợp đồng ngắn hạn)
phụ trách các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm.
1.1.5. Quan điểm về phát triển Văn hóa - Thông tin - Thể thao
- Phát triển văn hoá thông tin – thể thao là nhiệm vụ của các cấp, cấp
nghành của toàn dân. Các hoạt động văn hoá thông tin phải tương ứng và gắn bó
với sự phát triển của kinh tế – xã hội
- Sự nghiệp văn hoá - thể thao có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội,
góp phần nâng cao chất lượng con người, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã
hội, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần phong phú, thúc đẩy kinh tế – xã hội
phát triển.
- Các hoạt động văn hoá - thể thao phẩi giữ gìn và phat huy được bản sắc
văn hoá dân tộc, tiếp thu được những tinh hoa văn hoá của thời đại mở rộng các
hoạt động giao lưu văn hoá - thể thao với các địa phương trong và ngoài nước
- Xã hội hoá các hoạt động VH – TDTT, khuyến khích các tầng lớp nhân
dân, các địa phương, đơn vị tham gia các hoạt động VHTT- TT hoặc đầu tư cơ

sở vật chất vào sự nghiệp văn hoá quần chúng đi đôi với việc coi trọng phát triển
và bội dưỡng những lĩnh vực văn hoá thể thao truyền thống và thế mạnh của địa
phương.

3


1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ của Văn hóa - Thông tin - Thể
thao
Sơ đồ bộ máy tổ chức của TTTTVH-TT Thị xã Chí Linh
Lãnh đạo trung
tâm

Ban hành chính

Hội đồng trung tâm

Ban thanh tra

tổng hợp

Tổ chức thư viện
tổng hợp

Ban thông tin cổ

Ban văn hóa - văn

động


nghệ

Ban thể thao

:Đường lãnh đạo
:Đường phối hợp

* Bộ máy quản lý điều hành của trung tâm gồm có 2 phó giám đốc, ngoài
ra còn chia ra làm 5 phòng ban khác và phối hợp với hai phòng ban.
Ban hành chính tổng hợp
TTVHTT- TT được thành lập ban hành chính tổng hợp với cơ cấu tổ chức
: 2 nhân viên
Ban thông tin cổ động
* Cơ cấu tổ chức: 3 nhân viên
* Nhiệm vụ :
- Thực hiện các nghiệp vụ thông tin cổ động theo kế hoạch và phục vụ
chính trị của địa phương
4


- Hướng dẫn nghiệp vụ và cung cấp nội dung chương trình thông tin cho
các cơ sở
- Được tham gia các hội nghị và sự kiện do thị xã và các nghành tổ chức
với tư cách là biên tập viên chương trinh thông tin để cập nhật thông tin cố định
và lưu động thuộc trung tâm quản lý
Ban văn hóa - văn nghệ
* Cơ cấu tổ chức: 3 nhân viên
* Nhiệm vụ:
- Xây dưng kế hoạch chỉ đạo các hoạt động phong trào văn nghệ quần

chúng hướng dẫn nghiệp vụ cho phong trào văn nghệ quần chúng không ngưng
nâng cao trình độ nghệ thuật, mở rộng quy
- Trực tiếp tổ chức các cuộc thi, hội thi hội điễn văn nghệ quần chúng của
thị xã
- Xây dựng và tập luyện các chương trình văn nghệ tham dự hội thi hội
diễn do tỉnh tổ chức
- Trực tiếp phụ trách hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chiếu
phim
- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo nghệ thuật quần chúng
- Biên tập các tài liệu nghiệp vụ âm nhạc múa, hội hoạ và các loịa hình
nghệ thuật khác bằng các hình thức ấn phẩm, băng đĩa , mô hình nghệ thuật
- Phụ trách các lớp nghiệp dư về amm nhạc, hội hoạ và các lớp nghiệp vụ
văn nghệ khác
Ban tổ chức thư viện tổng hợp
* Tổ chức biên chế 2 nhân viên
- Chủ nhiệm thư viện
- Nhân viên nghiệp vụ
* Nhiệm vụ
- Trực tiếp quản lý vốn sách báo tư liệu ấn phẩm của thư viện tổng hợp
- Chủđộng đề xuất kế hoạch đầu năm tăng lưọng sách bảo đảm cho cho
thư viện có đầy đủ các loại tài liệu nghiên cứu tham khảo đáp ứng nhu cầu độc
5


giả về các nguồn tri thức nhất là tri thức hiện đại
- Phục vụ đọc giả tại thư viện
- Hướng dẫn nghiệp vụ thư viện, quản lý sách báo cho các thư viện và tủ
sách cơ sở chủ động nắm vững quy sách báo của các thư viện cơ sở trên địa bàn
- Luân chuyển sách báo đến một số điểm đọc tại các vùng sâu vùng xa các
đơn vị vũ trang

- Giới thiệu sách báo phục vụ công tác tuyên truyền của địa phương
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sách báo
Trong tổ chức thư viện tổng hợp thì khâu xủ lý thông tin tài liệu là công
đoạn rất quan trọng nhằm biến đổi thông tin thu thập được các dạng thể hịên
mới của thông tin phù hợp với nhu cầu của người dùng tin
* Các khâu xử lý sách
- Tài liêu nhập về tư các nguồn bổ sung thì công việc của cán bộ thư viện
phải xử lý theo các quy trình
- Kiểm tra hoá đơn chứng tư so sánh với các biên lai nếu không phù hợp
thì lập biên bản xã định
- Đóng dấu thư viện: Dấu thư viện được đóng ở trang 1 và trang 17
- Dán nhãn bảo quản
- Viết số ký hiệu vào nhan để biết tên tài liệu nhập về khi nào và lấy số ký
hiệu
- Váo sổ đăng ký cá biệt đây là công đoạn không thể thiếu ở bất cứ thư
viện nào vì qua số đăng ký cá biệt ta có thể biết được có bao nhiêu tài liệu trong
kho và có những loại nào tạo điều kiện cho ta quản lý tốt tài liêu hiện có
- Phân loại tài liệu:Đây là khâu quan trọng đòi hỏi ngườn cán bộ phải có
trình độ và kinh nghiệm thì mới phân loại được
* Xử lý báo tạp chí:Báo chí nhập về được vào số, đóng dấu gián nhãn và
sắp xếp theo tên tài liệu

6


Phiếu yêu cầu

Phiếu yêu cầu sách

Họ tên:


Họ và tên:

Số thẻ:

Số thẻ:

Tên báo, tạp chí(ghi rõ năm xuất bản, số tập, cuốn
phần)

Tên sách:
Ký hiệu:

Ký hiệu:

* Lưu trữ và bảo quản:
Lưu trữ và bảo quản là một khâu trong thư viện, lưu trữ tài liệu để phục
vụ người dùng tin khi họ yêu cầu bảo quản tài liệu giúp tăng tuổi thọ của tài liệu,
duy trì nguồn lực thông tin
- Lưu trữ tài liệu trong kho là cách lưu trữ truyền thống trong nhiều tường
hợp bạn đọc cần có những thông tin băng giấy(tài liệu gốc) nhằm phục vụ bạn
đọc tại chỗ hoặc mang tài liệu về nhà đọc.
+ Ưu điểm: Lưu trữ được tài liệu gốc, tài liệu nguyên bản.
+ Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích sắp xếp, phải sử dụng các phương tiện
để bảo quản chống mối mọt.
- Bảo quản bằng các phương pháp:
+ Chống ẩm: tài liệu xếp cao, nhiệt đọ thích hợp.
+ Chống nấm mốc: thường xuyên vệ sinh giữ đọ ẩm ở mức độ tối ưu nhất
cho kho sách
+ Chống côn trùng: khử mùi tài liệu trước khi nhập vào kho và khử trùng

định kì
+ Chống cháy: dùng các dụng cụ cứu hoả
* Việc tìm tin dược tiến hành các bước sau:
- Bạn đọc tìm tài liệu qua công cụ tra cứu
- Viết vào phiếu yêu cầu
- Thủ thư xác định nội dung
- Tìm và chuyển tài liệu cho người sử dụng
- Người dùng tin đánh giá kết quả
7


Nếu tài liệu chưa phù hợp thì tiến hành đưa lại cho thủ thư để tìm lại. Đây
là cách tìm tài liệu được lưu trữ và bảo quản trong kho
+Ưu điểm: Người dùng tin tiếp cận được tài liệu gốc
+ Nhược điểm: nếu có nhiều người sử dụng cùng một lúc một tài liệu thì
sẽ không đáp ứng được nhu cầu, bởi tài liệu không đủ cung cấp
Người dùng tin tìm tài liệu

Viết vào phiếu yêu cầu

Thủ thư xác định yêu cầu

Tiến hành tìm trong kho

Chuyển tài liệu cho kho

Người dùng tin đánh giá kết quả

Sơ đồ tìm tài liệu của thư viện


* Công tác cấp phát báo tạp chí của thư viện trung tâm ngày cang tăng
qua các tháng, qúy, năm…(xem bang thống kê cấp phát báo tạp chí)
Ban thể dục thể thao
* Tổ chức biên chế: 2 nhân viên do phó giám đốc TDTT phụ trách
* Nhiệm vụ:
- Đề xuất kế hoạch chương trình hoạt động thể dục thể thao và tổ chức
thực hiện kế hoạch, chương trình đó
- Tổ chức bồi dương chuyên môn nghiệp vụ về thể dục thể thao cho đội
8


ngũ công tác viên và cơ sở
- Trực tiếp tổ chức các giải thể thao của thị xã, huấn luyện các đội thể dục
thể thao tham dự thi đấu tại các giải do tỉnh tổ chức
- Tổ chức các giải thi đấu giữa Thị xã Chí Linh với các địa phương các
nghành trong tỉng để nâng cao chuyên môn
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT của trung tâm
- Trực tiếp tyham gia các chương trình huấn luyện tổ chức quản lý nghiệp
vụ về thể dục thể thao đối với khu vui chơi giải trí
1.2.2. Chức năng
- Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao thị xã Chí Linh là đơn vị sự
nghiệp có thu, trực thuộc UBND thị xã Chí Linh, thực hiện việc hướng dẫn, tổ
chức các hoạt động về Văn hoá - Thông tin, thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Chí
Linh.
- Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao chịu sự quản lý trực tiếp, toàn
diện của UBND thị xã Chí Linh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch tỉnh Hải Dương.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, thể
thao của Thị xã Chí Linh
- Bằng các hoạt động văn nghệ, thông tin cổ động và thể thao đáp ứng đầy

đủ các yêu cầu chính trị của Thị xã Chí Linh.
- Nghiên cứu, thể nghiệm vụ văn hoá thông tin, thể thao, chỉ đạo hưóng
dẫn nghiệp vụ cho các nhà văn hoá thông tin, các câu lạc bộ văn hoá thể thao
quần chúng các đội thông tin cổ động trên địa bàn thị xã.
1.2.3. Nhiệm vụ
- Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động Văn hoá - Thông tin, thể dục thể thao
trên địa bàn thị xã.
- Tổ chức, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về Văn hoá Thông tin và thể dục thể thao cho các nhà văn hoá, Câu lạc bộ ở xã, phường,
thôn, khu dân cư và các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn thị xã.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng các lớp năng khiếu, nghiệp dư về Văn
9


hoá - thông tin, thể dục thể thao của thị xã hoặc của tỉnh đặt tại địa phương.
- Tổ chức tập huấn các đội đại diện tham dự các hội thi, hội diễn và thi
đấu các giải thể thao của tỉnh hoặc của Trung ương tổ chức, khi được uỷ quyền.
- Tổ chức các hoạt động của thư viện thị xã, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt
động thư viện trên địa bàn thị xã.
- Biên soạn các chương trình, tài liệu huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu
nghiên cứu tham khảo về văn hoá thông tin, thể dục thể thao.
- Cung cấp các nội dung tuyên truyền cổ động chương trình biểu diễn
nghệ thuật quần chúng, các câu lạc bộ nhóm sở thích, biên tập và phổ biến các
tác phẩm văn hoá nghệ thuật.
- Tổ chức khai thác các vốn văn hoá, nghệ thuật dân gian truyền thống của
địa phương để kế thừa và phát huy nhằm giữ gìn và phát triển vốn văn hoá mang
đậm bản sắc văn hoá của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá thông tin, vui chơi giải trí tại các trung
tâm văn hoá thông tin thể thao,tổ chức các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, liên
hoan và hội diễn văn nghệ quần chúng. Hội thi thông tin cổ động: các giải thể
dục thể thao, tổ chức các lễ hội truyền thống và hiện đại của thị xã. Tổ chức các

hoạt động thông tin cổ động phục vụ chính trị bằng các loại hình trực quan, lưu
động, tuyên truyền miệng, triển lãm…

10


PHẦN II: NHỮNG NHIỆM VỤ ĐÃ THỰC HIỆN TẠI TRUNG TÂM VĂN
HOÁ - THÔNG TIN - THỂ THAO THỊ XÃ CHÍ LINH
2.1. Tham gia thực hiện công tác thông tin tuyên truyền và chuẩn bị
cho tổ chức các hoạt động
- Tuyên truyền về lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017: 10 băngzol qua
đường, 250 cờ Hồng kỳ, 03 bảng điện tử
- Tuyên truyền kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Đảng Bộ thị xã Chí Linh
(03/03/1946 - 03/03/2017): 09 băngzol qua đường, 160 cờ hồng kỳ, 03 bảng
điện tử.
- Tuyên truyền kỷ niệm ngày giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế lao
động 1/5: 18 băngzol qua đường, 170 cờ hồng kỳ.
- Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ thị xã Chí Linh lần thứ XXII - Nhiệm kỳ
2015 - 2020: 155 băngzol, 283 pano nhỏ, 1550 cờ hồng kỳ, nhân dân treo cờ tổ
quốc đạt 85%; 03 bảng điện tử; pano to từ 42 m2 - 98 m2 = 7 cụm.
- Tuyên truyền lễ hội đền Sinh - Đền Hóa: 250 cờ hồng kỳ, 09 băngzol, 02
bảng điện tử
- Tuyên truyền kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7): 150 cờ hồng kỳ,
02 bảng điện tử, 08 băngzol.
- Tuyên truyền kỷ niệm ngày thành lập ngành Văn hóa - Thông tin (28/8):
150 cờ hồng kỳ, 08 băngzol.
- Tuyên truyền ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Ước
tính khoảng 250 cờ hồng kỳ, 15 băngzol, 03 bảng điện tử, 55 pano nhỏ.
2.2. Tham gia tổ chức hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
a. Hoạt động Văn hóa - Thể thao cấp Thị xã

THÁNG 5:
- Tuyên truyền kỷ niệm 127 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 - 19/5/2017).
- Mở lớp tập huấn hát chèo Thị xã Chí Linh năm 2017.
- Tổ chức giải bóng bàn thị xã Chí Linh.
THÁNG 6:
11


- Tổ chức thi đấu giải Bóng bàn trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng.
- Tổ chức thi đấu giải cầu lông trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng.
- Tổ chức VĐV Pencatsilat Trẻ - Thiếu niên chuẩn bị tham gia giải cấp
tỉnh.
- Tập huấn đội tuyển Súng hơi Thiếu niên; Cầu lông trẻ - TN - NĐ chuẩn
bị tham gia cấp tỉnh.
b. Hoạt động Văn hóa - Thể thao cấp tỉnh
THÁNG 5:
- Tham gia thi đấu giải đua thuyền chải tỉnh Hải Dương đạt giải hai giải
ba toàn tỉnh (Cự ly 500m và 200m).
- Tham gia giải bóng bàn cán bộ lãnh đạo - Cán bộ quản lý cấp tỉnh.
- Tham gia giải Bóng bàn cúp phát thanh truyền hình tỉnh Hải Dương Năm 2017 (Từ ngày 18 - 20/6/2017) đạt giải nhất toàn đoàn.
THÁNG 6:
- Tham gia giải Pencatsilat Trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng.
- Tham gia giải Bóng bàn Trẻ - Thiếu niên - Nhi đồng cúp truyền hình.
- Tham gia giải sung hơi Thiếu niên.
2.3. . Hoạt động văn hóa, văn nghệ
Tổ chức giao lưu văn nghệ Mừng Đảng, Mừng Xuân phục vụ bắn pháo
hoa đêm giao thừa tại Quảng trường Sao Đỏ.
- Tham gia hội thi bánh Chưng, bánh Giày tỉnh Hải Dương lần thứ VIII Năm 2017 (Ngày 04 - 05/3) tại sân chùa Côn Sơn đạt giải nhất bánh Giày và
được tuyển chọn tham gia hội thi giã bánh Giày toàn quốc tại đền Hùng - Phú

Thọ (Từ ngày 25/4 - 28/4/2017) đạt giải nhất Toàn quốc. Được Sở Văn hóa, Thể
thao & Du lịch tỉnh Hải Dương tặng giấy khen là đơn vị có phong trào tích cực
tham gia hội thi bánh chưng, bánh giày tỉnh Hải Dương.
- Tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017).
- Tham gia Liên hoan tuyên truyền cổ động tỉnh Hải Dương năm 2017.

12


PHẦN III: CHUYÊN ĐỀ TỰ CHỌN
ĐỀ TÀI: "TÌM HIỂU LỄ HỘI CÔN SƠN - KIẾP BẠC THỊ XÃ CHÍ
LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG"
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, bắt
nguồn và phát triển từ thực tiễn hoạt động của đời sống xã hội, sự giao lưu, tiếp
biến văn hoá của cộng đồng, nhằm thỏa mãn những khát vọng, những ước muốn
tâm linh vừa linh thiêng, vừa trần tục của mọi người dân, du khách thập phương
không chỉ trong nước mà còn du khách quốc tế. Ngày nay, người dân đã có khả
năng và điều kiện làm chủ bản thân thì niềm tin vào sự linh thiêng của thần
thánh đã chuyển hóa và dần nhường chỗ cho những tình cảm thiêng liêng, tín
ngưỡng tâm linh nhớ về cội nguồn, lòng tôn kính và biết ơn tổ tiên, tình yêu và
niềm tự hào về quê hương đất nước trở thành cảm hứng chủ đạo của lễ hội
truyền thống.
Vấn đề đặt ra là công tác tổ chức, tín ngưỡng tâm linh trong lễ hội đã phù
hợp với truyền thống văn hóa dân tộc chưa, phong tục tập quán địa phương cũng
như giữ gìn, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống và giải quyết tốt
những vấn đề phát sinh trong khi lễ hội diễn ra chưa. Do đó, cần phải nghiên
cứu, tìm hiểu về công tác tổ chức và lễ hội để góp phần làm phong phú thêm kho

di sản văn hóa Việt Nam hiện nay.
Bản thân tôi rất tự hào là một người con sinh ra và lớn lên ngay chính
vùng đất địa linh nhân kiệt, linh thiêng, một vùng văn hóa lịch sử lâu đời, một
khu danh thắng nổi tiếng của miền đất xứ Đông . Hơn nữa, là một người đang
theo học tập về chuyên ngành quản lý văn hóa nên tôi nhận thấy vấn đề nghiên
cứu và tìm hiểu về lễ hội truyền thống ở địa phương mình là một việc làm cần
thiết để góp phần nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội cũng như bảo lưu và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với những lý do trên tôi quyết
định chọn đề tài “Tìm hiểu lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc Thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương” làm báo cáo thực tập của mình.
13


2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc Thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
2.2 Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc Thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương năm 2016
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu quá trình hình thành, những đặc điểm, diễn trình lễ hội, giá
trị của lễ hội
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát
huy giá trị lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
4. Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay Ban quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thực hiện công tác
nghiên cứu, tuyên truyền phát huy tác dụng di tích. Tiến hành sưu tầm, dịch thuật
các văn bản chữ Hán: văn bia, hoành phi, câu đối, thần tích, thần sắc... Phối hợp với
Bảo tàng Hải Dương, Viện khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, tổ
chức các đợt nghiên cứu khai quật khảo cổ học trong khu vực di tích, phát hiện
nhiều vật quý và giải mã nhiều vấn đề khoa học, lịch sử, văn hóa liên quan đến

danh nhân, di tích.
Hoàn thành một số công trình nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, giới thiệu
di tích: Tìm hiểu dòng họ Nguyễn Trãi sau vụ án Lệ Chi Viên năm 1442, Đàn
Mông Sơn Thí Thực trong lễ hội chùa Côn Sơn, Di sản văn hóa Hán Nôm Côn Sơn
- Kiếp Bạc - Phượng Sơn, Sưu tầm xây dựng hồ sơ hệ thống di tích ở Côn Sơn Kiếp Bạc, Điều tra văn hóa phi vật thể khu di tích Kiếp Bạc, Phục dựng nghi lễ
rước nước, lễ mộc dục ( tắm tượng ) chùa Côn Sơn, Thường xuyên bổ sung tư liệu,
chỉnh lý nội dung hai nhà trưng bày và tổ chức triển lãm ảnh ngoài trời tuyên
truyền, quảng bá di tích, Tổ chức các hội thảo khoa học: "Nguyễn Trãi với Côn
Sơn" ( 2002 ), "Bảo tồn lễ hội Kiếp Bạc" ( 2006 ), "Đệ tam tổ Huyền Quang và lễ
hội chùa Côn Sơn" ( 2009 ), "Phương án bài trí nội thất và thiết kế nhà trưng bày ở
đền Kiếp Bạc" ( 2013 )...Biên tập tài liệu thuyết minh tại các di tích, nghiên cứu
sưu tầm xuất bản sách: "Di sản Hán Nôm Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Sơn",
14


"Côn Sơn - Kiếp Bạc di tích và danh thắng", xây dựng trang báo điện tử
consonkiepbac.org.vn...
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp sau: Quan sát Phỏng vấn, Nghiên cứu tài
liệu, Phân tích.
6. Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về tư liệu nghiên cứu: Đề tài góp phần là một nguồn tư liệu,
dẫn chứng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc nói chung và văn hóa
lễ hội nói riêng. Đồng thời, làm phong phú và đa dạng thêm cho kho tàng tư liệu
văn hóa dân tộc về các lễ hội.
- Đề xuất các giải pháp đề xuất trong nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu
quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội trong thời gian tới.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài có bố
cục gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc
Chương 2: Thực trạng lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Côn Sơn - Kiếp
Bạc

15


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ DI TÍCH CÔN SƠN - KIẾP BẠC
1.1. Nguồn gốc di tích
Côn Sơn - Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của quốc
gia; thời Trần thuộc huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, thời Lê đổi thành huyện
Phượng Nhỡn, thuộc thừa tuyên Bắc Giang, sau là trấn Kinh Bắc. Khu di tích
Côn Sơn - Kiếp Bạc nay thuộc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, phía Bắc giáp
huyện Cẩm Lý (tỉnh Bắc Giang), phía nam giáp 2 phường Cộng Hòa và Văn An
(thị xã Chí Linh), phía đông giáp xã Bắc An và xã Hoàng Hoa Thám (thị xã Chí
Linh), phía tây giáp huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang).
(Theo " Giáo trình tài liệu thuyết minh khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc "
viết: "Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí ghép rằng: "Côn Sơn,
Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi
sông kỳ hình kỳ dạng, long bàn hổ cứ, như muôn quân nghìn tướng chầu về, ở
đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời, khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm
cả núi Kỳ lân liền kề, đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là
sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng và
núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một quần đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục
đầu giang...) [ 9, Tr. 1 ]
Chí Linh là vùng đất lịch sử còn mãi âm vang những chiến công lừng lẫy
trong ba lần quân dân nhà Trần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ
XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân

Minh ở thế kỷ XV, bên cạnh đó còn là vùng danh sơn huyền thoại, với những
thắng cảnh tuyệt vời, những di tích cổ kính, gắn liền với thân thế, sự nghiệp của
Trần Hưng Đạo và Nguyễn Trãi, hai vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đã làm rạng
rỡ cho non sông đất nước, cùng với nhiều danh nhân văn hóa của dân tộc: Trần
Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, Trần Nguyên Đán. Nếu như khu di tích
lịch sử Kiếp Bạc là một trung tâm nội đạo thờ Đức thánh Trần thì khu di tích
Côn Sơn là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm
Đại Việt mà Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIV. Côn
16


Sơn còn là nơi thờ quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và Anh hùng dân tộc
Nguyễn Trãi không chỉ là nhà tư tưởng, nhà chính trị, quân sự, ngoại giao thiên
tài, mà còn là nhà danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại cho dân tộc nhiều
thành tựu trên các lĩnh vực khoa học, văn học, địa lý, lịch sử, quân sự... với
những tác phẩm tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Dư
địa chí, Quốc âm thi tập, Văn bia Vĩnh Lăng... Năm 1980, nhân kỷ niệm 600
năm ngày sinh Nguyễn Trãi, UNESCO vinh danh ông là Danh nhân Văn hoá thế
giới.
Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những khu di tích tiêu biểu kết tinh tư
tưởng tam giáo đồng nguyên: Phật giáo - Đạo giáo - Nho giáo cùng hòa đồng,
mục đích là quy tụ nhân tâm, lấy thần quyền phục vụ cho vương quyền, củng cố
tư tưởng độc lập tự chủ của dân tộc. Đặc biệt cứ hằng năm, Côn Sơn - Kiếp Bạc
có hai kỳ lễ hội truyền thống là lễ hội mùa xuân, kỷ niệm ngày viên tịch (23
tháng Giêng năm 1334) của thiền sư Huyền Quang tôn giả - vị tổ thứ ba của
thiền phái Phật giáo Trúc Lâm ở thế kỷ XIV. Lễ hội mùa thu, kỷ niệm ngày mất
của hai vị anh hùng dân tộc là đức Thánh Trần Hưng Đạo (ngày 20 tháng 8 âm
lịch), và danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (16 tháng 8 âm lịch). Lễ hội
Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành tập tục văn hóa không thể thiếu trong đời sống
tâm linh của cộng đồng dân tộc. Cứ đến ngày quốc lễ, hàng chục vạn đồng bào

khắp mọi miền của tổ quốc và nhiều kiều bào sống ở nước ngoài lại hành hương
về Côn Sơn - Kiếp Bạc, lễ hội có nhiều nghi thức, nghi lễ, trò chơi dân gian vô
cùng đặc sắc, phong phú và ấn tượng đầy ý nghĩa.
Với giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu nói trên , khu di tích Côn Sơn - Kiếp
Bạc đã hội tụ đầy đủ mọi điều kiện để xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.Vào
ngày 18/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-TTg
phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Tháng
5/2012, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận "Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là Di tích Lịch sử và Kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt", cùng với
sự tiếp tục quan tâm của Nhà nước, các cấp chính quyền và các bộ, các ngành
17


liên quan, Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành một thương
hiệu của văn hóa du lịch cả nước. Thương hiệu đó sẽ góp phần quan trọng vào
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hải Dương. Đặc biệt
những giá trị lịch sử, văn hóa của Côn Sơn - Kiếp Bạc, với danh thơm sự nghiệp
của các bậc vĩ nhân đã rọi hào quang vào lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự linh
thiêng của đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng non sông đất
nước.
1.2. Kiến trúc di tích
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - một khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là
một danh thắng nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của đông đảo du khách gần
xa.
Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: chùa Côn Sơn và đền Kiếp
Bạc.
1.2.1. Khu vực chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là chùa Kỳ Lân, chùa Hun), tọa lạc ở chân núi
Kỳ Lân (núi Hun). Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự. Tương truyền, năm
Hưng Long thứ 12 (1304), nhà sư Pháp Loa đã cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ

ở chân núi Kỳ Lân, giao Huyền Quang trụ trì. Đến năm Khai Hựu thứ nhất
(1329), chùa được trùng tu, mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, một
trong các trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Đến thời Lê, chùa tiếp tục được
trùng tu, mở rộng lớn với 83 gian tòa ngang dãy dọc, gạch đỏ, ngói để men màu
và 385 pho tượng. Tuy nhiên, trải qua biến thiên của lịch sử, chùa đã bị thu nhỏ
lại với kiến trúc hiện nay hình chữ công ( 工 ), gồm 3 toà: Tiền đường, Thiêu
hương và Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, trong đó có những bức tượng
Phật cao 3m, mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Theo văn bia chùa và các tư liệu lịch sử ghi chép thì vào thời Trần chùa
Côn Sơn có kiến trúc nội công ngoại quốc. Quy mô di tích khá lớn với đầy đủ
các công trình kiến trúc đồ sộ và hoành tráng từ Hồ Bán Nguyệt lên đến đỉnh núi
Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc như: Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, hai
18


dãy tiền hành lang, hậu hành lang, Cửu phẩm liên hoa, các tòa tháp và Am Bạch
Vân. Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ cây Đại 600 tuổi, 4 nhà bia,
đáng chú ý là bia "Thanh Hư Động" dựng từ thời Long Khánh (1373 - 1377) còn
lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng "Côn Sơn thiện tư
bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích vào
ngày 15/2/1965.
Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam
quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3
gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ
khác…Tả, hữu hậu hành lang: hai dãy tả, hữu hậu hành lang dài 75,13m, rộng
3,86m, mỗi bên gồm 29 gian. Và Thanh Hư động nằm ở phía Tây Bắc núi Côn
Sơn. Đây là một thung lũng, được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc,
giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi
tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại
Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối

Côn Sơn…
Đền thờ Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn
viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực
Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái, thân
mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống
Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền. Đền thờ Nguyễn Trãi là công
trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc
theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những
người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao
động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu
du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Tiếp theo đó là Đền
thờ Trần Nguyên Đán được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm
bái đường và hậu cung. Kiến trúc bái đường gồm 2 tầng, 8 mái. Hậu cung là nơi
đặt tượng Trần Nguyên Đán, được đúc bằng đồng. Cạnh đền thờ là dấu tích nền
nhà cũ của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, hiện được bảo tồn nguyên trạng.
19


Núi Ngũ Nhạc là dãy núi xoải dài từ Bắc xuống Nam, với chiều dài hơn
4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất khoảng 238m, nằm về phía Đông Bắc của
dãy Côn Sơn. Các ngôi đền/miếu ở đây đều được xây dựng lộ thiên, bằng các
khối đá xanh... và Bàn cờ tiên đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng.
Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả - tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc
Lâm, đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn cờ Tiên. Hiện nay, tại khu
vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái. Còn
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, dưới chân Ðăng Minh Bảo Tháp. Tương
truyền, vào một đêm rằm tháng bảy, thiền sư Huyền Quang mơ thấy một viên
ngọc sáng lấp lánh nằm trên sườn núi Kỳ Lân. Trời sáng, thiền sư cùng các tăng
ni lên sườn núi xem xét, khi phát quang bụi sim, mua, thấy một giếng nước
trong vắt, uống thử thấy nước ngọt, mát, người khoan khoái. Khi về chùa, thiền

sư đã làm lễ tạ thần linh vì ban cho chùa nguồn nước quý và xin được khơi sâu,
kè bờ. Từ đó giếng được gọi là giếng Ngọc và các sư trong chùa thường lấy
nước giếng để cúng lễ. Đã có thời gian giếng bị cỏ cây che lấp. Năm 1995, giếng
đã được đầu tư khơi lại, kè đá, xây bờ, lát sân để tạo cảnh quan chung cho khu
du lịch và cũng là để du khách khi về thăm Côn Sơn có dịp uống ngụm nước
giếng thiêng.
Đăng Minh bảo tháp là giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc, là
Đăng Minh bảo tháp - tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc
Lâm. Sau khi Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), tháp mộ của
ông được dựng ở vị trí này. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền
tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được
ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật. Đặc biệt là Hồ Côn Sơn có diện
tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn mét khối nước, bao quanh hồ là hệ
thống đường dạo, cây cảnh và suối Côn Sơn bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn
và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh, thác kế tiếp
nhau, rồi đổ vào hồ Côn Sơn.
Ngoài hệ thống tượng Phật đã có từ xa xưa, trong những năm qua, hệ
thống tượng Phật trong chùa Côn Sơn không ngừng được tu tạo từ nguồn kinh
20


phí xã hội hóa do nhân dân, phật tử cung tiến. Kỳ Lễ hội mùa thu Côn Sơn Kiếp Bạc năm 2014, tại di tích Côn Sơn đã diễn ra đại lễ đúc 18 pho tượng La
Hán với sự tham gia của trên 1.000 tăng ni, phật tử, nhân dân địa phương. Theo
văn bia chùa Côn Sơn xưa, trong chùa có 18 pho La Hán do phật tử và nhân dân
cung tiến. Các pho tượng được đúc có trọng lượng từ 500-1.000 kg bằng đồng.
Sau quá trình đúc, tạo tác, tháng 2-2015, các pho tượng đã được chuyển về đặt
tại hai dãy hành lang chùa Côn Sơn để làm lễ an vị. Hệ thống tượng La Hán
hoàn thiện đã góp phần làm cho hệ thống tượng phật chùa Côn Sơn thêm uy
nghi, hoành tráng. Đặc biệt vào vào năm 2015, khi công trình tòa Cửu phẩm liên
hoa chùa Côn Sơn được khởi công xây dựng, Ban Quản lý di tích Côn Sơn Kiếp Bạc tiếp tục kêu gọi các tăng ni, phật tử, nhân dân công đức đúc 216 pho

tượng Phật trên tòa Cửu phẩm liên hoa. Kết quả, các tăng ni, phật tử, nhân dân
đã phát tâm công đức hơn 1 tỷ đồng đúc hoàn chỉnh hệ thống tượng. Công trình
đã được khánh thành vào đúng dịp khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm
nay.
Đồng thời Thực hiện việc tôn tạo theo Quy hoạch tổng thể bảo tồn khu di
tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí
Linh, sau Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc, tại khu di tích Côn Sơn sẽ tiếp
tục khởi công xây dựng pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát trên núi phía sau chùa
với chiều cao khoảng 10m. Dự kiến sau này tại chùa Côn Sơn sẽ còn tiếp tục
xây dựng 4 pho Tứ trấn Thiên vương hộ thế.
Cửu Phẩm Liên Hoa là một trong những tinh hoa của kiến trúc nghệ thuật
Phật giáo. Đây là biểu tượng tối cao của thế giới Cực Lạc, thế giới của cõi Niết
Bàn, nơi Đức Phật A Di Đà thường trụ. Ngài ngự ở hàng cao nhất của Cửu
Phẩm, dùng ánh sáng vô lượng, công lực vô biên phổ chiếu cứu độ chúng sinh,
tiếp dẫn thế gian về cõi Tây Phương Cực Lạc.Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa chùa
Côn Sơn là công trình kiến trúc nghệ thuật Phật giáo đặc sắc lần đầu tiên được
phục dựng thành công. Công trình này góp phần hoàn chỉnh hệ thống thờ tự đã
bị tàn phá trong chiến tranh; phục hồi các nghi thức, lễ nghi tôn giáo cổ truyền
do các Thánh Tổ ở các thời kỳ dày công khai sáng, xây dựng... góp phần bảo
21


tồn, phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc.
1.2.2. Khu vực đền Kiếp Bạc
Năm 2014, với sự đóng góp công đức của nhân dân, đền Kiếp Bạc được
đại trùng tu quy mô lớn. Theo văn bia, đây là đợt đại trùng tu lần thứ tư trong
lịch sử, thể hiện sự tri ân của thế hệ chúng ta với Đức Thánh Trần. Các công
trình kiến trúc trở nên hoàn chỉnh, bố cục cân đối, lấy núi Tráng Rồng khởi điểm
(dương) phát triển ra đê sông Lục Đầu (âm), bố cục theo luật đối xứng tuân thủ
nguyên tắc âm dương ngũ hành, bát phương ngũ sắc, mang phong cách cung

đình gồm: Thần đạo, nghi môn, Tả hữu thành các, giếng mắt rồng, nhà Bạc, tả
hữu giải vũ, đền chính.
Đền Kiếp Bạc tức đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trần
Hưng Đạo vương từ), còn được biết đến với các tên gọi khác, như đền Kiếp, đền
Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng
Kiếp Bạc, trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Đền quay về hướng
Tây Nam, nhìn ra sông Lục Đầu, Các công trình kiến trúc trở nên hoàn chỉnh, bố
cục cân đối, lấy núi Tráng Rồng khởi điểm (dương) phát triển ra đê sông Lục
Đầu (âm), bố cục theo luật đối xứng tuân thủ nguyên tắc âm dương ngũ hành,
bát phương ngũ sắc, mang phong cách cung đình gồm: Thần đạo, nghi môn, Tả
hữu thành các, giếng mắt rồng,tắc môn, nhà Bạc, tả hữu giải vũ, đền chính.Đền
chính được dựng theo dạng “tiền nhất, hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu
cung.
Nghi môn là công trình kiến trúc đồ sộ hoành tráng, thiết kế kiểu cổng
thành dạng bức cuốn thư với ba cửa vòm và hai trụ biểu lớn. Đây là bức tranh
sinh động hội tụ đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên,
con người nơi đất thánh. Qua nghi môn là tả hữu Thành các. Công trình được
xây dựng thời Nguyễn, có ý nghĩa là nơi dừng chân, tu chỉnh khăn áo của các
đoàn rước trong các ngày trọng hội. Trong sân là giếng mắt Rồng. Giếng nằm ở
trung tâm thung lũng dãy núi Rồng do mạch nước ngầm từ núi chảy ra. Tường
truyền, giếng xây dựng từ thời Trần, gắn với tên tuổi của danh tướng Yết Kiêu 22


×