Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Khái quát về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, chi nhánh Trung Hoà - Nhân Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.03 KB, 19 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng diễn ra mạnh mẽ.Nền kinh tế thế giới đã có sự liên rất chặt chẽ bới
các chủ thể.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài trong sự liên kết đó,
đang trong tiến trình thực hiện công nghiệp ho á, hiện đại hoá đất nước
nhằm phát triển nềm kinh tế và hội nhập với các nước trong khu vực và
thế giới.Giai đoạn này đòi hỏi phải chú trọng đến lĩnh vực đầu tư với
những dự án có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn.
Là một mắt xích rất quan trọng của nền kinh tế, các ngân hàng
thương mại cũng phảI hoà mình vào công cuộc chuyển đổi chung của cả
nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.
Lần đầu tiếp xúc với một chi nhánh Ngân hàng, bản thân em nhận
thấy có rất nhiều điều cần phải học tập nhằm nâng cao kiến thức hiểu
biết để phục vụ cho quá trình làm việc sau này.
Báo cáo thực tập tổng hợp giúp em hiểu thêm về cơ cấu tổ chức bộ
máy của một chi nhánh Ngân hàng Habubank
Kết cấu báo cáo gồm 3 phần:
. Phần 1. Khái quát về ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, chi
nhánh Trung Hoà - Nhân Chính
. Phần 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHTMCP
Nhà Hà Nội, chi nhánh Trung Hoà - Nhân Chính
. Phần 3 .Lựa chọn đề tài nghiên cứu chuyên đề thực tập tốt
nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo TS. Hoàng
Xuân Quế, cán bộ hướng dẫn Đỗ Ngọc Sơn đã giúp em hoàn thành
báo cáo này.
1
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NHÀ HÀ NỘI, CHI NHÁNH TRUNG HOÀ – NHÂN CHÍNH
1.1 Lịch sử phát triển của chi nhánh Trung Hoà - Nhân chính
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được


thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ
trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân
Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng,
Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99
năm.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho
phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm
tiền gửi, tiết kiệm, vay và tiếp nhận, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán
ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chiến lược kinh
doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại
nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các cá
nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ
và phát triển nhà. Thêm vào đó, cơ cấu cổ đông cũng được mở rộng một cách
rõ rệt với nhiều cá nhân và doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân tham gia đầu
tư đóng góp phát triển.
Tới nay, qua hơn 18 năm hoạt động, Habubank đã có số vốn điều lệ
là 2.000 tỷ đồng với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam xếp loại A và được công nhận là ngân hàng phát
triển toàn diện với hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Habubank luôn giữ
vững niềm tin của khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ và phong
cách nhiệt tình, chuyên nghiệp của tất cả nhân viên.
2
Chi nhánh Trung Hoà – Nhân Chính là một chi nhánh cấp 1 vừa được
thành lập trong năm 2007 nhằm mục tiêu mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt
động của Habubank. Nhận thấy khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính là một
khu đô thị mới xây dựng, nhiều khu chung cư cao tầng và có các trung tâm
thương mại lớn, Habubank đã nhận thấy tiềm năng về tiết kiệm cũng như nhu

cầu tín dụng chi nhánh đã được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 2007 .
1.2 Mô hình, tổ chức của chi nhánh Habubank Trung Hoà –
Nhân Chính
Habubank hiện có mô hình tổ chức báo cáo ít tầng nhằm giảm thiểu
tính quan liêu trong hệ thống cũng như nâng cao tính năng động của tổ chức.
Ðặc điểm nổi bật của mô hình Habubank là tập trung vào khách hàng, đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp và quản lý rủi ro hiệu quả.
Rủi ro là một phần gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Kiểm tra và quản lý rủi ro sao cho cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi
nhuận trước hết đòi hỏi một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán
trong toàn hệ thống. Do đó, cơ cấu Habubank hoàn toàn được tổ chức theo
chiến lược phát triển do Hội đồng Quản trị đề ra và liên quan chặt chẽ đến
quản lý rủi ro. Đồng thời tính linh hoạt và giảm thiểu quan liêu cũng luôn
được đề cao giúp Ngân hàng dễ thích ứng và thay đổi khi môi trường kinh
doanh biến chuyển.
Hiện tại, Habubank có 01 Hội sở và 24 chi nhánh, phòng giao dịch với
sản phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp (tài trợ
thương mại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá
nhân (huy động, cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác
trên thị trường chứng khoán.
Chi nhánh Habubank Trung Hòa – Nhân Chính là chi nhánh cấp 1 : là
đơn vị phụ thuộc của Habubank, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, có
3
nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Habubanktheo phân cấp ủy quyền của
Tổng giám đốc Habubank.
Điều hành hoật động của Chi nhánh cấp 1 là Giám đốc ; giúp việc cho
giám đốc có từ 01 đến 02 phó giám đốc. Giám đốc là người chịu trách nhiệm
về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.
Chi nhánh cấp 1 bao gồm chi nhánh cấp 2 trực thuộc, phòng giao dịch,
quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch…

Hoạt động của chi nhánh cấp 1 :
Chi nhánh cấp 1 được mở tài khoản và quan hệ giao dịch với chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tại nơi đặt trụ sở chính.
Chi nhánh cấp 1 thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh do tổng giám đốc
ngân hàng quy định trong phạm vi nghiệp vụ được NHNN cho phép thực
hiện.
Chi nhánh cấp 1 chịu sự quản lý của Tổng giám đốc Ngân hàng, chịu
sự thnah tra, kiểm tra và giám sát của NHNN.
Chi nhánh cấp 1 có trách nhiệm thực hiện tốt chế độ thông tin – báo cáo
theo quy định của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động chi nhánh cần đảm bảo thực hiện tốt các
nguyên tắc : thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của chi
nhánh lên ban điều hành, đề xuất các hướng giải quyết vấn đề phát sinh; đảm
bảo các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của
NHNN và quy định của Habubank; bảo vệ an toàn tài sản, cơ sở vật chất,
phương tiện làm việc.
Đứng đầu chi nhánh là giám đốc chi nhánh, tại chi nhánh chưa có phó
giám đốc.
Chi nhánh gồm có 3 phòng chính đó là phòng phát triển kinh doanh,
phòng kế toán và phòng quỹ.
Phòng phát triển kinh doanh gồm có 2 phòng phụ thuộc : phòng tín dụng
( 6 người) và phòng thanh toán quốc tế ( 3 người ).
4
Phòng kế toán có 5 người
Phòng quỹ có 2 người
1.3 Cơ cấu, quản lý của chi nhánh Habubank Trung Hoà – Nhân
Chính
1.3.1 Chức năng của Habubank
Sứ mệnh
Cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất

lượng cao và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối
tượng khách hàng.
Mục tiêu chiến lược
1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ;
Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển
chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
Giám đốc chi
nhánh
Phòng phát triển
kinh doanh
Phòng Kế toán Phòng ngân quỹ
Phòng tín dụng
Phòng thanh toán
quốc tế
5
3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với
Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có
chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá
nhân lựa chọn;
4. Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm
nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá
doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh
hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;
5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
1.3.2 Chức năng của chi nhánh.
Nhằm thực hiện được chức năng của Habubank chi nhánh đang thực
hiện các chức năng cơ bản của 1 chi nhánh trực thựôc.
Ngân hàng chi nhánh la một trung gian tài chính. với hoạt động chủ yếu

là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư, tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổ chức
trong nền kinh tế : (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là
chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những
người cần bổ sung vốn ; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư vốn trong chi
tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá,
dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Mục tiêu chính của chi nhánh là tiếp
xúc với 2 đối tượng trên ở khu vực đô thị Trung Hoà – Nhân Chính và các đối
tượng có tiềm năng ngoài khu vực.
Tạo phương tiện thanh toán. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua
ngân hàng đang ngày càng phát triển, các khách hàng nhận thấy nếu họ có số
dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hoá và
các dịch vụ theo yêu cầu. Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi
thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hoá
và dịch vụ. Do đó việc cho vay ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán.
Trung gian thanh toán. Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh
toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện
6
và tiết kiệm chi phí,ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh
toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp
các mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi
khách hàng cần . Ngân hàng thực hiện thanh toán bù trừ khi khách hàng cần.
Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ thông qua các trung tâm thanh
toán.
Giám đốc chi nhánh có các nhiệm vụ :
Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch của chi nhánh mình phụ trách theo
đúng các quy định nghiệp vụ thanh toán quốc tế :
Chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại của khách hàng cũng như các
vấn đề phát sinhliên quan đến giao dịch thanh toán quốc tếcủa chi nhánh;
Phối hợp với phòng thanh toán quốc tế Hội sở để giải quyết khiếu nại
của khách hàng ;

Hỗ trợ chỉ đạo bộ phận thanh toán không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh toán quốc tể trong đó có việc báo cáo gửi phòng thanh toán quốc
tế và ngân hàng Nhà nước theo đúng quy định.
Chức năng của các phòng ban.
- Phòng phát triển kinh doanh :
+ Phòng thanh toán quốc tế :
• Hàng ngày nhận bảng tỷ giá từ phòng ngoại hối để chào giá
cho khách hàng là các công ty có nhu cầu mua,bán ngoại tệ.
• Trưởng phòng kinh doanh,, phòng thanh toán quốc tế và các
phòng giao dịch phải ký xác nhận : đảm bảo điều kiện quản lý ngoại hối ; tỷ
giá ngoại hối trước khi chuyển cho phòng ngoại hối ký xác nhận tỷ giá và
trình Tổng giám đốc.
• Đối với các phòng kinh doanh và các phòng giao dịch : sau
khi ký hợp đồng phải được chuyển cho phòng ngoại hối lưu trữ.
+ Phòng tín dụng :
Cho vay :
7

×